1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thất bại đau đớn nhất của Hoa Kỳ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Bat_Lo_Quan, 08/01/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Chiến dịch Mậu Thân và sự thất bại của tình báo Mỹ
    TP - Ðể bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám, thống nhất đất nước..., quân và dân Việt Nam đã thực hiện những chiến dịch mang tính bước ngoặt, trong đó có chiến dịch Mậu Thân. Trước Xuân 1968, tình báo Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã có thông tin ban đầu về chiến dịch Mậu Thân, nhưng họ không thể hiểu hết ý chí quyết chiến quyết thắng, đỉnh cao trí tuệ, sức mạnh sáng tạo… của quân và dân Việt Nam.
    [​IMG] Trong đợt tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, quân giải phóng chiếm lĩnh nhiều cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu
    Cuối năm 1967, các báo cáo tình báo bắt đầu xuất hiện trên bàn của lãnh đạo Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam. Theo đó, có khoảng 130.000 quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), 160.000 quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam và 33.000 quân hỗ trợ ở miền nam Việt Nam.

    Tin tình báo không thực chất

    Cuối năm 1967, tình báo của liên minh (Việt Nam Cộng hòa, Mỹ, Hàn Quốc, New Zealand, Úc) tiếp tục phân tích dữ liệu hé lộ có sự thay đổi lớn trong việc lập kế hoạch chiến lược của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giữa tháng 12/1967, dữ liệu này thuyết phục được nhiều nhân vật ở Washington và Sài Gòn tin rằng, có chuyện gì đó quan trọng đang diễn ra. Từ tháng 10 đến tháng 12/1967, các đơn vị tình báo liên minh quan sát dấu hiệu Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung quân, tăng cường di chuyển xe tải dọc đường mòn Hồ Chí Minh…

    Trước những báo cáo như vậy, ngày 20/12/1967, tướng Mỹ William Westmoreland gửi điện về Washington cho rằng, những người cộng sản có thể sẽ có “một nỗ lực tăng cường trên phạm vi toàn quốc, có lẽ là một nỗ lực tối đa, trong một giai đoạn tương đối ngắn”.

    Tuy nhiên, khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 nổ ra, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa vẫn bị bất ngờ. Phía Quân lực Việt Nam Cộng hòa đổ lỗi cho tình báo Mỹ. Nhiều sĩ quan cho rằng, tin tình báo không thực chất, chỉ tập trung tìm hiểu năng lực quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam, mà không đoán được ý định của họ.

    Tóm lại, trước đó, Mỹ tin rằng, một cuộc tấn công quy mô lớn như vậy là điên rồ, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam chắc chắn sẽ không thực hiện. Các nhà phân tích thông tin tình báo của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa lầm tưởng rằng, đối phương không có đủ nguồn lực để phát động một cuộc tổng tiến công giàu tham vọng như vậy.

    Một lý do nữa khiến tình báo liên minh thất bại là sự phối hợp lỏng lẻo, bất đồng giữa các nhóm thu thập thông tin của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Các nhà phân tích của Cục Tình báo Trung ương Mỹ và của Quân lực Việt Nam Cộng hòa liên tục bất đồng ý kiến, chỉ chăm chăm cho rằng mình đúng.

    Các trận đánh nghi binh

    Từ tháng 4 đến tháng 10/1967, giới chóp bu Mỹ ở Sài Gòn đau đầu với vô số các cuộc tấn công dường như không liên quan tới nhau, do Quân đội Nhân dân Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam thực hiện ở khu vực ranh giới.

    Ngày 24/4/1967, một nhóm tuần tra, trinh sát của quân đoàn thủy quân lục chiến Mỹ tình cờ vấp phải một lực lượng lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam đang chuẩn bị tấn công đường băng và căn cứ chiến đấu ở Khe Sanh - vị trí phòng thủ phía tây của lính thủy đánh bộ tại tỉnh Quảng Trị.

    Đến khi lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam rút đi (ngày 9/5/1967), tổng cộng 155 lính thủy đánh bộ Mỹ tử trận. Sau đó, từ tháng 9 đến tháng 10/1967, các đơn vị pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam mỗi ngày bắn khoảng 100-150 phát vào tiền đồn thủy quân lục chiến ở căn cứ Cồn Tiên gần khu phi quân sự.

    Điều này dẫn tới việc tướng Westmoreland phát động chiến dịch ném bom quy mô lớn, thực hiện 4.000 chuyến bay xuất kích, thả bom vào các vị trí của pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam ngay phía bắc khu phi quân sự. Sau này nhìn lại, phía Mỹ mới thấy đây là chiến thuật nghi binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam để chuẩn bị cho một chiến dịch quan trọng.

    Ngày 27/10/1967, một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công tiểu đoàn Quân lực Việt Nam Cộng hòa ở Sông Bé. Hai ngày sau, một trung đoàn khác của Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công tiền đồn của lực lượng đặc biệt Mỹ ở Lộc Ninh. Lần tấn công này khởi đầu một trận đánh kéo dài 10 ngày, với sự tham chiến của Sư đoàn số 18 rất thiện chiến của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Sư đoàn Bộ binh số 1 của Mỹ.

    Trận đánh ác liệt nhất bắt đầu vào đầu tháng 11/1967, tại tỉnh Kon Tum. Lần này, Quân đội Nhân dân Việt Nam cử 4 trung đoàn thuộc Sư đoàn số 1, Mỹ cử Sư đoàn bộ binh số 4 và Lữ đoàn không vận 173. Các đơn vị bộ binh và không vận của Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng tham gia trận đánh kéo dài 22 ngày này. Cuối cùng, phía Mỹ có 262 lính tử trận, phía Quân đội Nhân dân Việt Nam thiệt hại nặng nề hơn nhiều.

    Khi tướng Westmoreland hỏi các chuyên gia tình báo của mình rằng, tất cả những điều trên có nghĩa gì, không ai trả lời được. Tình báo Mỹ không hiểu tại sao Quân đội Nhân dân Việt Nam lại tổ chức các trận đánh quy mô lớn ở những khu vực hẻo lánh - nơi mà hỏa lực và ưu thế trên không của Mỹ có thể dễ dàng đẩy lui mọi cuộc tấn công.

    Theo các nhà phân tích của Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam, những trận đánh đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam không có ý nghĩa về mặt chiến thuật cũng như chiến lược.

    Sau này xét lại mới thấy, đó là bước đầu tiên trong kế hoạch hành động cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu hút sự chú ý của Mỹ vào khu vực biên giới, khiến đông đảo các lực lượng Mỹ rời khỏi khu vực thành phố và vùng đất thấp ven biển đông dân.

    Tướng Mỹ gặp may

    [​IMG]
    Ngày 1/2/1968 trên đường phố Sài Gòn, tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, bắn thẳng vào đầu tù binh quân Giải phóng dịp Tết Mậu Thân. Bức ảnh đem lại giải Pulitzer cho tác giả Eddie Adams. Ảnh: AP

    Chiến thuật nghi binh đáng kể nhất bắt đầu vào ngày 21/1/1968, tại căn cứ thủy quân lục chiến ở Khe Sanh. Khoảng 40.000 quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công, bao vây lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trong một thời gian dài.

    Tướng Westmoreland và các quan chức tình báo của Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ chắc mẩm rằng, Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung tàn phá căn cứ để giành quyền kiểm soát hai tỉnh cực bắc của miền nam Việt Nam. Hằn sâu suy nghĩ này trong đầu, tướng Westmoreland cử 250.000 quân tới Vùng chiến thuật Quân đoàn 1.
    Chỉ huy Quân đoàn 3, tướng Frederick Weyand, cực kỳ quan ngại việc triển khai quân của tướng Westmoreland. Từng là sĩ quan tình báo nên có lẽ nhờ bản năng mách bảo, tướng Weyand không tin vào hành động trên thực địa của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Tướng Weyand liên lạc tướng Westmoreland để bày tỏ mối quan ngại của mình và thúc giục ông Westmoreland thay đổi việc tái bố trí quá nhiều quân như vậy. Rất may cho phía Mỹ, tướng Westmoreland đồng ý với tướng Weyand và chỉ đạo thuộc cấp rút 15 tiểu đoàn ở gần biên giới Campuchia về ngoại ô Sài Gòn.

    Việc rút quân về ngoại ô Sài Gòn, chứ không phải nơi khác, chỉ mang tính tình cờ, nhưng sau đó 27 tiểu đoàn của phe liên minh đã đụng độ với lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thành phố và khu vực phụ cận.

    Đầu tháng 1/1968, Mỹ có 331.098 lính bộ binh và 78.013 lính thủy đánh bộ thuộc 9 sư đoàn, 1 trung đoàn thiết giáp và 2 lữ đoàn ở miền nam Việt Nam. Cùng phe còn có Lực lượng đặc nhiệm Úc số 1, Trung đoàn Thái Lan số 1, 2 sư đoàn bộ binh Hàn Quốc và 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến Hàn Quốc. Quân lực Việt Nam Cộng hòa có 350.000 binh sĩ thuộc lực lượng Lục quân, Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến.

    Ngoài ra còn có 151.000 quân thuộc lực lượng dân quân khu vực và 149.000 quân thuộc lực lượng dân quân địa phương. Dù có quân số hùng hậu như vậy lại kèm theo sự phân tích sắc sảo của tướng Weyand, nhưng lực lượng liên minh vẫn không chuẩn bị kỹ trước Tết Mậu Thân. Giới chức miền nam Việt Nam cho gần một nửa số quân nghỉ Tết.

    Ngày 28/1/1968, lính tuần tra của Quân lực Việt Nam Cộng hòa bắt được 11 cán bộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam ở thành phố Quy Nhơn. Cán bộ mang theo băng đài ghi sẵn lời kêu gọi người dân Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng đứng dậy chống lại chế độ bù nhìn.

    Chiều hôm sau, Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tướng Cao Văn Viên, chỉ đạo các chỉ huy của 4 quân đoàn ra lệnh cho binh sĩ cảnh giác cao độ. Dù vậy, không có ai, kể cả tướng Westmoreland hành động khẩn trương. Có lẽ điều tồi tệ nhất là tướng Westmoreland đã không cảnh báo đúng mức cho giới chóp bu ở Washington về các động thái của Quân đội Nhân dân Việt Nam…

    Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân có vai trò, hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam, làm phá sản chiến lược Chiến tranh Cục bộ của Mỹ, buộc Mỹ đơn phương xuống thang, ngừng ném bom miền Bắc, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán hòa bình ở Paris…

    Nhận định của giới sử học phương Tây về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 (*)
    Khi nghiên cứu cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, giới sử học phương Tây đều nhất trí nhận định tầm quan trọng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 mà họ gọi là “cuộc tiến công Tết” hay – ngắn gọn hơn – “Tết”. Chẳng hạn: Đây là “những trận đánh đẫm máu nhất của chiến tranh” (George C. Herring) (1), đây là “một trong những trận đánh có tính quyết định nhất trong lịch sử nước Mỹ” (Phillip B. Davidson) (2), đây là một trong “những trận đánh có tính quyết định nhất của thế kỷ XX” (Noble Frankland và Christopher Dowling) (3)…

    Trong các cuốn sách của họ, họ thường dành một chương để đề cập đến sự kiện lịch sử này. Một vài tác giả viết hẳn một cuốn sách, như The Tet Offensive – Intelligence Failure in War (của James J. Wirtz, xuất bản tại New York năm 1991), After Tet – The Bloodiest Year in Vietnam (của Ronald H. Spector, xuất bản tại New York năm 1993)… và nhất là cuốn sách nổi tiếng của Don Oberdorfer với nhan đề ngắn gọn mà độc đáo: TET! (do nhà xuất bản Doubleday & Company tại New York ấn hành năm 1971, dày ngót 400 trang).

    Hầu hết các nhà sử học nhất trí nhận định sự kiện này vừa là thất bại, vừa là thắng lợi của bên này hay bên kia:

    “Có lẽ chỉ có trong cuộc tiến công Tết mà bên thua hoàn toàn xét về ý nghĩa chiến thuật lại có một thắng lợi trội hơn hẳn về mặt tâm lý và, vì thế, cả về mặt chính trị nữa” (Bernard Brodie) (4).

    “Về mặt quân sự, Tết là một chiến thắng rõ ràng của Mỹ; về mặt tâm lý, đó lại là một sự đảo ngược có tính quyết định” (Michael Maclear) (5).

    Tết là “một chiến thắng quân sự của Mỹ, biến thành một thất bại chính trị và tâm lý đối với Mỹ” (Phillip B. Davidson) (6).

    “Một số người quan sát phương Tây cho rằng cuộc tiến công Tết là một thất bại [của *********]… Một số người khác lại chỉ ra tác động tâm lý của cuộc tiến công đối với dư luận công chúng ở Mỹ và ảnh hưởng to lớn đối với chính sách của Mỹ, xem đó là một chỉ dẫn cho thấy cuộc tiến công là một thành công nổi bật [của Cộng sản]” (William J. Duiker) (7).

    “Mặc dù xét về mặt kỹ thuật, cuộc tiến công Tết là một thất bại quân sự đối với Mặt trận dân tộc giải phóng, nhưng về mặt chính trị, nó được xem là một chiến thắng” (Marilyn B. Young, John J. Fitzgerald và A. Tom Grunfeld) (8).

    Cộng sản “không hoàn thành các mục tiêu quân sự của họ trong cuộc tiến công Tết… nhưng đồng thời, nhiều nhà quan sát xem cuộc tiến công Tết như là một chiến thắng tâm lý xuất sắc đối với đối phương, một thắng lợi chính trị vẻ vang đối với họ tại nước Mỹ” (nhóm tác giả The Lessons of Vietnam War) (9).

    “Cuộc tiến công Tết là một thảm họa về mặt chiến thuật đối với Cộng sản… Nhưng thảm họa về mặt chiến thuật không có nghĩa là thất bại về mặt chiến lược. Quả thật, Tết là một thắng lợi chiến lược áp đảo của Cộng sản” (James S. Olson và Randy Roberts) (10)…

    [​IMG]
    Quốc huy Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Tòa đại sứ Mỹ.

    1. CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN LÀ MỘT THẤT BẠI QUÂN SỰ CỦA CỘNG SẢN

    Theo Stanley Karnow, Cộng sản “tấn công vào các thành phố và thị xã với hi vọng rằng một bộ phận của chính quyền đô thị trong chế độ Miền Nam sẽ quay ra chống lại Mỹ. Và mưu toan của họ muốn phá vỡ những cố gắng bình định là nhằm lôi kéo các viên chức ở nông thôn về phía họ.

    Họ cũng tin rằng Miền Nam Việt Nam đã chín muồi với cách mạng, và rằng những người lính mỏi mệt của chính phủ [Sài Gòn], những nông dân bị dời chỗ ở, những giáo phái thất vọng, những thanh niên cứng đầu và những phần tử bất hạnh khác trong dân chúng Miền Nam sẽ nổi dậy chống lại chính quyền Sài Gòn và người Mỹ…

    Họ hi vọng lật đổ chế độ Sài Gòn và xúc tiến việc thành lập một chính phủ liên hiệp trung lập, do những người đại diện của ********* chi phối, chính phủ này sẽ đuổi Mỹ đi, đưa Việt Nam lên con đường tái thống nhất dưới sự kiểm soát của Cộng Sản”(11).

    Vì vậy, vẫn theo Stanley Karnow, Cộng sản “lần đầu tiên đã chuyển chiến tranh từ môi trường nông thôn đến một đấu trường mới – đó là khu vực thành thị được cho là không thể đánh chiếm được ở Miền Nam Việt Nam”. Đây là “một loại hình chiến tranh rất khác… Họ đã chiến đấu một cách ngoan cường, đôi khi mù quáng, và thường bỏ rơi các chiến thuật linh hoạt của họ để giữ những vị trí không thể giữ được. Tại nhiều nơi, họ nhanh chóng bị đè bẹp bởi sức mạnh quân sự quá mạnh của Mỹ và Nam Việt Nam”(12).

    Các nhà sử học phương Tây đều nhất trí nhận định: “Cuộc tổng tiến công thất bại với thương vong to lớn” (Phillip B. Davidson) (13). “Có người ước lượng số thương vong lên tới 40 000” (George C. Herring)(14) hay “45 000 người trong tổng số 84 000 người mà họ sử dụng trong các cuộc tiến công” (Phillip B. Davidson)(15) , tức khoảng 1/2 lực lượng tiến công (William J. Duiker)(16).

    Không chỉ bộ đội hi sinh, mà ở thành thị “cán bộ lãnh đạo chính trị xuất đầu lộ diện trong các cuộc tiến công” cũng bị tổn thất (Phillip B. Davidson)(17), trong khi đó ở nông thôn “tổ chức chính trị của Cộng sản Miền Nam bị phá vỡ bởi chương trình Phượng Hoàng của CIA” (Stanley Karnow)(18).

    “Họ không hoàn thành bất cứ mục tiêu lớn nào của họ” (James S. Olson và Randy Roberts)(19).

    Một mặt, “họ không thể thiết lập những vị trí vững chắc trong vùng đô thị” (George C. Herring)(20), “cuối cùng bị đẩy ra khỏi các thành thị lớn” (Chester L. Cooper)(21), “chính phủ [Thiệu] nắm lại quyền kiểm soát đại đa số các thành phố và thị xã (nhóm tác giả The Lessons of Vietnam War)(22). Ở nông thôn cũng vậy, “trong vòng một năm, quân đội Việt Nam cộng hòa đã chiếm lại phần lớn những khu vực bị mất vào tay lực lượng nổi dậy và lại tiếp tục các cuộc hành quân bình định” (William J. Duiker)(23).

    Mặt khác, “không chỉ cuộc tổng tiến công… gặp thất bại, mà cuộc tổng khởi nghĩa cũng không hề xảy ra” (Phillip B. Davidson)(24). “Người dân Miền Nam không chịu theo *********, ngay tại những thành thị mà ********* tạm thời cai trị” (Phillip B. Davidson)(25). “Họ không nổi dậy [chống Mỹ – Thiệu] và không đón tiếp ********* như những người đến giải phóng họ” (James S. Olson và Randy Roberts)(26). Ngược lại, theo Phillip B. Davidson, “họ ủng hộ chính phủ Nam Việt Nam”(27).

    “Quân đội Việt Nam cộng hòa không đầu hàng hay đào ngũ” (Phillip B. Davidson)(28), “chính phủ Nam Việt Nam không sụp đổ” (James S. Olson và Randy Roberts)(29).

    “Các đơn vị quân sự ********* gồm phần lớn người dân bản xứ Miền Nam đã chịu gánh nặng chính của cuộc chiến đấu và bị thương vong nặng nề nhất” (Stanley Karnow)(30).

    Do đó, “sau cuộc tiến công Tết, quân chính qui Miền Bắc Việt Nam đảm nhận một nhiệm vụ lớn hơn nhiều trong chiến đấu” (James S. Olson và Randy Roberts)(31). Vì vậy, “trong những năm sau đó, quân chính qui Miền Bắc Việt Nam ngày càng đông hơn ở nông thôn Miền Nam” (nhóm tác giả The Lessons of Vietnam War)(32).

    Là một sĩ quan quân báo cao cấp của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam, Phillip B. Davidson lập luận: Thay vì phân tán lực lượng để tiến công hàng chục thành thị khắp Miền Nam, Cộng sản sẽ có nhiều cơ may chiến thắng nếu tập trung quân số khoảng 4 hay 5 sư đoàn để mở các cuộc tiến công chủ yếu vào hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, đồng thời mở các cuộc tiến công thứ yếu vào Tây Nguyên, các tỉnh ven biển Trung Bộ và vùng xung quanh Sài Gòn để kìm chân quân Đồng minh.

    Theo Phillip B. Davidson, Quảng Trị và Thừa Thiên gần vĩ tuyến 17 nên công việc hậu cần và yểm trợ từ Miền Bắc và từ vùng giải phóng Lào sẽ dễ dàng hơn. Khi cần rút lui, quân Cộng sản cũng nhanh chóng rút về Miền Bắc hay sang Lào. Khe Sanh có nhiều đặc điểm giống Điện Biên Phủ. Nếu ngay từ đầu, Cộng sản dùng một lực lượng lớn tiến công thì có thể tràn ngập Khe Sanh một cách dễ dàng. Sau khi mở cuộc tiến công Tết, việc chiếm Khe Sanh trở nên khó khăn hơn.

    Vẫn theo Phillip B. Davidson, Cộng sản không chọn cách đánh này, vì tuy có nhiều lợi điểm, nhưng chỉ có tiến công quân sự mà không có khởi nghĩa của quần chúng (33).

    [​IMG]
    Johnson và McNamara lo lắng đối phó cuộc tổng tiến công.

    2. CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN LÀ MỘT THẮNG LỢI TÂM LÍ VÀ CHÍNH TRỊ CỦA CỘNG SẢN

    Mãi cho đến cuối năm 1967 – đầu năm 1968, các viên chức Mỹ ở Sài Gòn cũng như ở Washington đều đưa ra những lời tuyên bố lạc quan về tình hình Miền Nam Việt Nam. Tiêu biểu là tuyên bố của phó tổng thống Hubert H. Humphrey: “Chúng ta đang bắt đầu chiến thắng trong cuộc đấu tranh này. Chúng ta đang ở thế chủ động. Chúng ta đang giành được đất đai. Chúng ta đang tiến bộ vững chắc” (34).

    Do đó, khi xảy ra cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, nhất là khi các chiến sĩ biệt động Sài Gòn tiến công Tòa đại sứ Mỹ, phía Mỹ vô cùng bàng hoàng.

    Tướng David Richard Palmer cho biết: “Một sách giáo khoa về lịch sử quân sự in năm 1969 và được các học viên Học viện quân sự West Point [Mỹ] sử dụng trong việc nghiên cứu chiến tranh Việt Nam, viết: Điều đầu tiên cần nói về cuộc tổng tiến công… là tình báo của Đồng minh đã thất bại ngang với trận Trân Châu cảng năm 1941 và trận tiến công Ardennes năm 1944. Bắc Việt Nam đã giành được sự bất ngờ hoàn toàn” (35).

    Ban tư vấn về tình báo nước ngoài của tổng thống Mỹ (PFIAB) nhận định: “Mặc dù đã được cảnh báo, nhưng [Mỹ] đã không lường trước được một cách đầy đủ tính cách mãnh liệt, sự phối hợp và thời điểm của cuộc tiến công của đối phương. Đại sứ Bunker và tướng Westmoreland thừa nhận điều đó”.

    Theo PFIAB, “yếu tố quan trọng nhất là thời điểm: có ít viên chức Mỹ và Việt Nam [cộng hòa] tin rằng đối phương sẽ tiến công trong dịp Tết… Yếu tố bất ngờ lớn thứ hai là số lượng các cuộc tiến công được mở ra cùng một lúc… Quan trọng hơn là không đoán được tính chất của các mục tiêu [bị tiến công]” (36).

    Người Mỹ đầu tiên bị bất ngờ là Ellsworth Bunker, vì chính tòa đại sứ của ông ta bị tiến công rất sớm. Ông tâm sự: “Những báo cáo của tướng Westmoreland gửi cho tôi đều viết: về mặt quân sự, Mỹ đang kiểm soát tình hình”. Vì vậy, khi các cuộc tiến công nổ ra, ông cảm thấy “kinh ngạc vì có nhiều người xâm nhập vào thành phố như vậy, kinh ngạc vì họ lọt được vào bên trong khuôn viên Tòa đại sứ” (37).

    Khi tin tức bay về Washington, “cuộc tiến công Tết khiến Johnson sửng sốt. Cả tin vào phần lớn các báo cáo cho rằng Cộng sản đã bị làm suy yếu, ông ta không bao giờ tưởng tượng rằng họ lại có thể đột kích vào Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn hay tiến công các thành thị ở Miền Nam” (38).

    Báo chí – bao gồm báo viết, báo nói và nhất là báo hình – đã đưa chiến tranh Việt Nam đến tận nhà người dân Mỹ. George C. Herring nhận định: “Trong chừng mức Bắc Việt Nam có ý định tiến công Tết để gây ảnh hưởng đối với nước Mỹ thì họ đã thành công, vì cuộc tiến công đã tạo ra những làn sóng chấn động ngay lập tức trong toàn nước Mỹ. Những bài tường thuật trên truyền hình về các trận đánh đẫm máu ở Sài Gòn và Huế chế giễu các báo cáo đầy lạc quan của Johnson và Westmoreland hồi cuối năm [1967], làm tăng thêm sự thiếu niềm tin, và những nhà báo công khai nhạo báng điều mà Westmoreland tự cho là chiến thắng” (39).

    Các tác giả cuốn The Lessons of Vietnam War cũng xác nhận “Tác động lớn nhất của Tết… được cảm nhận ở nước Mỹ. Tin tức về các trận đánh trên đài truyền hình đã vẽ nên một bức tranh khác xa những báo cáo tô màu hồng của các người phát ngôn của chính phủ.

    Đa số người Mỹ không bao giờ nghĩ rằng những người Cộng sản ở Nam Việt Nam lại đủ mạnh và cả gan tiến công các thành thị hay đột kích Tòa đại sứ Mỹ” (40). “Tính chất dũng cảm táo bạo của cuộc tiến công Tết đã phủ nhận hình ảnh một đối phương kiệt sức và sắp bị đánh bại”(41) như chính quyền Johnson rêu rao, do đó “sau Tết, niềm tin của công chúng [Mỹ] đối với sự lãnh đạo của tổng thống Johnson bị xói mòn nghiêm trọng”(42).

    Cho đến cuối năm 1967, lực lượng quân sự Đồng minh có 1 343 800 quân (gồm 485 600 quân Mỹ, 798 800 quân Nguyễn Văn Thiệu, 47 830 quân Hàn Quốc, 6 820 quân Australia, 2 200 quân Thái Lan, 2 020 quân Philippines và 530 quân New Zealand)(43), tất cả đều được trang bị với vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Mỹ vẫn thường tuyên bố: cả chiến lược “tìm và diệt” lẫn chương trình bình định của họ đã và đang thành công.

    Chester L. Cooper viết: Với cuộc tiến công Tết, “một điều hiện ra rõ ràng: bất chấp những chương trình bình định đầy tham vọng và những luận điệu lạc quan về sự tiến bộ, Cộng sản dường như vẫn kiểm soát được nông thôn Việt Nam nên có thể đi lại tùy theo ý muốn của họ. Rõ ràng là các nỗ lực [của Mỹ] trong 2 hay 3 năm qua nhằm củng cố vùng thôn quê chống lại Cộng sản tiến công hay xâm nhập trở thành vô ích”(44).

    Nhận định của Chester L. Cooper tương tự với ý kiến của Ban tư vấn về tình báo nước ngoài của tổng thống Mỹ (PFIAB): “Tại sao 84 000 bộ đội ********* và Bắc Việt Nam di chuyển ngang qua vùng nông thôn để áp sát các thành thị mà nông dân [Nam] Việt Nam không báo cho chính quyền Sài Gòn hay quân Đồng minh hay biết? Thế thì chương trình bình định nông thôn đã tranh thủ được con tim và khối óc của người dân đến đâu? Ở nông thôn, Việt Nam cộng hòa hay ********* kiểm soát nhiều đất đai hơn, tranh thủ được nhiều người dân hơn?”(45).

    Chester L. Cooper viết tiếp: “Ngay cả đô thị, nơi mà cho đến nay vẫn được xem là nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền [Thiệu], vẫn có thể bị tấn công như thường”(46).

    Báo chí Mỹ lúc đó phản ánh suy nghĩ của đa số người Mỹ về cuộc chiến tranh mà chính phủ của họ đang tiến hành ở Việt Nam:

    “Nhân dân Mỹ sẽ phải sẵn sàng để thừa nhận viễn cảnh theo đó toàn bộ nỗ lực [của Mỹ] ở Việt Nam có thể sẽ thất bại” (Báo Wall Street Journal)(47).

    “Chiến tranh [của Mỹ] ở Việt Nam là không thể thắng được. Chiến tranh ấy càng kéo dài thì người Mỹ càng chịu tổn thất và nhục nhã” (nhà báo Joseph Kraft)(48).

    “Một chiến lược tiếp tục làm như cũ là điều không thể tha thứ được” (Tuần báo Newsweek)(49).

    Các tác giả The Lessons of Vietnam War nhận định: “Tết đã làm thay đổi ý kiến của công chúng dứt khoát chống lại chiến tranh… Số người ủng hộ chiến tranh giảm mạnh từ 62% xuống còn 41%. Lần đầu tiên trong thời kỳ chiến tranh, số người chủ hòa chiếm đa số, hầu như tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 tháng (từ 23% lên 43%)”(50).

    Nhiều người trước kia là “diều hâu”, nay biến thành “bồ câu”. Dean Rusk, bộ trưởng ngoại giao Mỹ trong hai chính phủ Kennedy và Johnson, nhìn nhận: “Sau cuộc tiến công Tết, có một điều rất rõ ràng là nhiều người dân bình thường [ở Mỹ] cuối cùng đi tới kết luận rằng: nếu chúng ta [tức chính phủ Mỹ] không thể nói cho họ biết lúc nào cuộc chiến tranh này kết thúc thì chúng ta nên vứt nó đi”(51).

    [​IMG]
    Johnson với bản tuyên bố ngày 30/3/1968.

    Tại hội nghị chọn ứng cử viên của Đảng Dân chủ ra tranh cử chức tổng thống (tổ chức tại New Hampshire tháng 3-1968), thượng nghị sĩ Eugene McCarthy, một người chưa có tiếng tăm bao nhiêu, đã giành được 300 phiếu nhờ chủ trương đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam.

    “Ngày càng có nhiều người [Mỹ] tin rằng gửi quân sang Việt Nam là một sai lầm… Nhiều người [Mỹ] yêu cầu chính quyền Johnson rút khỏi Việt Nam”(52). Nhà báo nổi tiếng của hãng CBS, Walter Cronkite, đề nghị: “Cách hợp lí duy nhất để thoát ra [khỏi chiến tranh Việt Nam] là thương thuyết, không phải với tư cách những người chiến thắng, mà như những người chính trực làm điều tốt nhất họ có thể làm”(53).

    Tổng thống Johnson lâm vào cảnh bối rối khi phải đối phó cùng một lúc với diễn tiến quân sự ở Việt Nam và với tình hình chính trị ngay tại nước Mỹ trong năm bầu cử tổng thống.

    Đầu tháng 2-1968, tướng Westmoreland đề nghị ông gửi thêm 206 000 quân sang Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, tướng Earl D. Wheeler, ủng hộ đề nghị này. Bản thân Johnson cũng thấy “bác bỏ yêu cầu này có thể là nguy cơ dẫn tới thất bại trên chiến trường”(54). Nhưng muốn đáp ứng nó, Johnson phải chấp nhận gọi quân dự bị nhập ngũ, tăng thêm thuế, cắt giảm nhiều chương trình phúc lợi xã hội cho người dân Mỹ…, nghĩa là chấp nhận sự thất cử của Đảng Dân chủ.

    Sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, Johnson quyết định bác bỏ yêu cầu tăng quân của Westmoreland. Theo Chester L. Cooper, “đây là lần đầu tiên tổng thống dường như không còn tin rằng, về mặt quân sự, Mỹ đang đi đúng đường”(55). Ngày 31/3/1968, Johnson chính thức đề nghị với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến hành ngay cuộc đàm phán để thương thuyết việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. Đáp ứng điều kiện tiên quyết do đối phương đặt ra, Johnson chấp nhận ngưng ném bom Miền Bắc trong hai bước: một phần (31/3/1968) và hoàn toàn (31/10/1968).

    Các quyết định này mở đầu cho sự cáo chung của chiến lược “hai gọng kìm” (tìm – diệt và bình định) của chiến tranh cục bộ ở Nam Việt Nam. Đây là chiến thắng quan trọng nhất của cuộc tiến công Tết như William J. Duiker viết: “Tết dẫn tới một sự thay đổi quan trọng trong chiến lược chiến tranh của Mỹ”(56). Ngoài sự “phá sản hiển nhiên” của chiến lược cũ và đi tìm chiến lược mới, Phillip B. Davidson còn nói tới sự kết thúc của chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở Miền Bắc và “sự gần như diệt vong của chương trình bình định”(57) như là những kết quả khác của cuộc tiến công Tết.

    Đi đôi với sự thay đổi chiến lược là sự thay đổi nhân sự ở cấp cao. Tổng thống Johnson ký giấy cho bộ trưởng quốc phòng McNamara rời Lầu Năm Góc, cho tổng chỉ huy MACV Westmoreland rời “Lầu Năm Góc phương Đông” và sau đó tuyên bố rời Nhà Trắng khi mãn nhiệm kỳ tổng thống chứ không tìm kiếm sự tái tranh cử.

    Trong những ngày đầu xuân cách nay tròn 40 năm, bằng xương máu của chính mình, quân và dân Việt Nam đã viết nên một trang sử vẻ vang mà ngay cả giới sử học phương Tây cũng phải thừa nhận là “một bước ngoặt quan trọng trong chiến tranh Việt Nam”(58), “có tác động to lớn đối với nước Mỹ và dẫn tới một thời kỳ mới trong cuộc chiến tranh tưởng chừng như vô tận này”(59).

    http://khucquanhanh.vn/index.php?op...u-than-1968-&catid=16:tu-lieu-lich-su-van-hoa
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Vụ tập kích Sơn Tây: Thất bại lớn nhất trong lịch sử không quân Mỹ

    LTS - 45 năm sau vụ tập kích Sơn Tây để giải cứu tù binh, sự kiện này vẫn mang chứa trong lòng nó những điều bí ẩn. Người Mỹ vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác là vì sao họ lại thất bại. Bài viết sau đây của đại tá quân đội Vũ Khanh, một cộng tác viên quen thuộc của Văn nghệ Thái Nguyên, sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về sự kiện được coi là thất bại lớn nhất trong lịch sử không quân Mỹ.

    Câu chuyện về vụ tập kích Sơn Tây có thể được bắt đầu từ mùa xuân năm 1970 khi phía Mỹ tung tin rằng nhiều tù binh Mỹ bị bắt ở miền Bắc Việt Nam bị tra tấn đánh đập hoặc bị bỏ đói. Vào thời điểm đó, có khoảng 450 lính Mỹ bị bắt làm tù binh ở Đông Nam Á, trong đó khoảng 80% ở Bắc Việt Nam. Hơn một nửa trong số họ đã bị giam hơn 2.000 ngày.

    Tại Lầu Năm góc, Tổng hành dinh Bộ Quốc phòng Mỹ có một nhóm chuyên viên đặc biệt chuyên theo dõi về các trại giam tù binh Mỹ qua các bức ảnh do vệ tinh và các máy bay do thám thường xuyên cung cấp. Trại giam Sơn Tây nằm kề sông Con, cách Hà Nội 40 km về phía Tây là một địa chỉ nằm trong sự giám sát thường xuyên của nhóm này. Phía Mỹ tin rằng có ít nhất 50 tù binh bị giam giữ tại đây. Một số chuyên gia tại Washington đã đề xuất ý tưởng sử dụng lực lượng của lục quân và không quân để giải thoát cho các tù binh này. Ý tưởng này đã đến tai thiếu tướng D.D Blackburn, cố vấn đặc biệt về chống nổi dậy và các hoạt động đặc biệt của đại tướng G. Wheeler, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Blackburn ngay lập tức được giao nhiệm vụ nghiên cứu tiền khả thi của chiến dịch. Blackburn chủ trì phối hợp với 26 chuyên gia của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), Cục tình báo quốc phòng (DIA), Cục an ninh quốc gia (NSA) nghiên cứu xây dựng một kế hoạch giải thoát tù binh mang mật danh “Vòng tròn địa cực” (Polar Circle). Kế hoạch này được Hội đồng tham mưu trưởng liên quân phê chuẩn vào tháng 7/1970 và được yêu cầu giữ tuyệt mật.

    [​IMG]

    Từ “thần sấm” xuống xe trâu. Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)



    Tình báo Mỹ ước tính có khoảng 12.000 quân Bắc Việt Nam đóng xung quanh trại giam, có đơn vị chỉ cách đó vài km. Ở gần trại giam có một vài trận địa tên lửa phòng không và một trường học. Các máy bay trinh sát tầm cao SR-71 “Blackbird” và tầm thấp “Buffalo Hunter” liên tục do thám và cung cấp các bức ảnh về khu vực trại giam cho Lầu Năm góc.

    Bắt đầu từ Takhli, Thái Lan

    Theo kế hoạch, lực lượng biệt kích sẽ được chở từ căn cứ không quân Takhli, Thái Lan đến căn cứ Udorn giáp Lào vào ban đêm. Từ đây, lực lượng biệt kích sẽ lên máy bay trực thăng bay thẳng đến Sơn Tây với quãng đường đi về khoảng 1.100 km. Các máy bay sẽ phải bay ở độ cao thấp qua các vùng rừng núi hiểm trở, thời tiết thất thường. Nguyên soái Thomas Moorer, tân Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã uỷ quyền cho thiếu tướng J. Manor, tư lệnh liên đoàn tác chiến đặc biệt của không quân Mỹ chỉ huy chiến dịch và đại tá Simons được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy lực lượng biệt kích. Lực lượng biệt kích sẽ được chở bằng 1 trực thăng HH-53E và 5 trực thăng HH-53, có 2 máy bay MC-130 Combat Talon làm nhiệm vụ dẫn đường và 2 máy bay tiếp dầu HC-130; một tốp 5 máy bay A-1E bay yểm trợ và 10 máy bay F-4 làm nhiệm vụ đánh chặn nếu máy bay MiG của Bắc Việt Nam cất cánh. Ngoài ra, Manor còn sử dụng các máy bay F-105 (Wild Weasel) “chồn hoang” để nhử các trận địa tên lửa phòng không và thu hút sự chú ý vào chúng để các máy bay trực thăng rảnh tay hoạt động. Một máy bay HH-53 sẽ hạ cánh xuống bên trong trại giam, lính biệt kích từ máy bay này sẽ báo động và giải thoát họ từ các phòng giam. Các máy bay HH-53 khác sẽ hạ cánh phía bên ngoài trại giam. Một số lính biệt kích sẽ làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn khu vực xung quanh trại giam và sẵn sàng tấn công nếu lực lượng Bắc Việt Nam xuất hiện. Những lính biệt kích khác sẽ đục thủng một lỗ trên tường bao trại giam và đưa tù binh lên trực thăng. Sau khi các tù binh đã được đưa lên máy bay trực thăng, toàn bộ lực lượng sẽ bay về Udorn. Cùng lúc đó, các tàu chiến của hải quân Mỹ sẽ bắn pháo sáng lên khu vực Hải Phòng để phân tán và đánh lừa lực lượng phòng không Bắc Việt Nam. Lầu Năm góc quyết định nơi tập trung huấn luyện số biệt kích “tình nguyện” này tại căn cứ không quân Eglin. Đích thân đại tá Simons lựa chọn 103 lính biệt kích mũ nồi xanh. Trung tá Sydnor được giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng bảo đảm an ninh bên ngoài trại giam, đại uý Meadowss chỉ huy lực lượng đột kích bên trong trại giam.

    Tại Eglin, một mô hình trại giam được xây dựng có kích thước bằng một nửa kích thước thật cũng có cửa sổ, cửa ra vào và cổng. Ban ngày mô hình trại giam được cất giấu và xóa sạch mọi dấu vết đề phòng vệ tinh trinh sát Cosmos 355 của Liên Xô phát hiện. Vũ khí trang bị phục vụ cho chiến dịch được chuẩn bị chu đáo từ súng trường tiến công, lựu đạn, mìn claymore, bộc phá đến các dụng cụ đột nhập như kìm cộng lực, dao rựa, cưa xích, rìu, đèn pin cũng như kính nhìn đêm, dây thừng, bình dập cháy, vô tuyến điện... Ngoài ra, lính biệt kích còn được trang bị thuốc gây mê, thanh nẹp, thuốc ngửi, bình đựng nước, áo choàng, giày cao su, quần áo ngủ và thức ăn loãng (đề phòng trường hợp các tù binh được giải thoát không ăn được thức ăn thông thường).

    Luyện tập

    Việc luyện tập bắt đầu từ ngày 20/8 dưới sự bảo vệ nghiêm mật “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Lực lượng đột kích mặt đất đã luyện tập cách đột nhập và thoát hiểm với mô hình trại giam tù binh tới 170 lần, hầu hết vào ban đêm, hoàn thiện đến từng chi tiết nhỏ nhất. Nội dung luyện tập bao gồm nhận biết mục tiêu, trinh sát xung quanh làng, sục sạo trong nhà, ký tín hiệu bằng tay, phá hoại, sống sót trong rừng rậm, hoả lực ban đêm tự cấp cứu và cấp cứu thương binh. Lực lượng không quân tiến hành luyện tập tiếp dầu trên không, bay theo đội hình ban đêm, thả pháo sáng... thời gian luyện tập bay hơn 1.000 giờ với 268 lần cất cánh. Trong nội dung luyện tập bay theo đội hình, khó khăn nhất cần giải quyết là việc điều chỉnh tốc độ bay của phi công. Tốc độ trung bình của máy bay C-130 là 400 km/giờ ở trần bay thấp, trong khi đó phi công phải luyện tập bay ở tốc độ 170 km/giờ, với cánh phụ 700. Các máy bay trực thăng HH-53 chở lính biệt kích lại phải bay ở tốc độ lớn nhất, bay sau máy bay C-130 để sẵn sàng nhận tiếp dầu. Các máy bay A-1E chất đầy bom và tên lửa phải bay góc quặt hình chữ S ở tốc độ nhỏ nhất để giữ bay theo đội hình.

    Đến ngày 28/9/1970, cả hai đội không quân và lục quân bắt đầu hợp luyện, có sử dụng đạn vạch đường. Cuộc diễn tập thử nghiệm này thực sự được coi là một chiến dịch liên quân mang mật danh là “Bờ biển ngà” (Ivory Coast). Ngày 6/10/1970, buổi diễn tập cuối cùng được thực hiện, mọi nội dung, động tác diễn ra như thật. Nếu tất cả đều diễn ra theo kế hoạch thì chỉ mất 25 phút để giải thoát cho tù binh và sau đó bay về Udorn. Hai ngày sau, thiếu tướng Manor, Blackburn và đại tá Simons có mặt tại Nhà Trắng để báo cáo Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Nixon và Alexander Haig, sĩ quan phụ tá quân sự của Kissinger và khẳng định rằng chiến dịch đã đạt được 95-97% chắc thắng. Cũng vào lúc này, nhóm theo dõi trại giam tù binh qua các bức ảnh trinh sát đường không báo cáo về “dấu hiệu giảm hoạt động” ở trại giam Sơn Tây. Bằng chứng là cỏ đã mọc trên khu vực tù binh thường đi lại. Vào ngày 3/10, các bức ảnh do máy bay trinh sát SR-71 chụp được cho thấy, không có dấu hiệu có người ở. Một số nhà phân tích cho rằng, nếu tù binh còn ở đó thì có thể vì một lý do nào đó họ không được phép ra khỏi phòng. Sau đó ít lâu, các bức ảnh trinh sát lại cho thấy “dấu hiệu hoạt động trở lại” tại trại giam Sơn Tây.

    Ngày 12/11/1970, lực lượng biệt kích bắt đầu rời căn cứ không quân Eglin và có mặt tại Takhli, Thái Lan vào 17/11. Chiến dịch được đổi tên là “Nhân vật chủ chốt” (Kingpin). Tổng thống Nixon nghiên cứu rất kỹ và phê chuẩn kế hoạch tập kích, một bức điện mã hoá “Red rocket” (Rốc két đỏ) được gửi cho tướng Manor để thực hiện. 2 giờ chiều ngày 17/11, tướng Manor và đại tá Simons thông báo vắn tắt nhiệm vụ cho lực lượng biệt kích. Theo kế hoạch lực lượng biệt kích sẽ tập trung ở Takhli 3 ngày. Ngày 19/11, tiến hành kiểm tra vũ khí trang bị bao gồm cả thử súng, đạn, luyện tập đột nhập và thoát hiểm... Đến tận giờ phút này chỉ vài người trong số 56 lính biệt kích lục quân và 92 binh sĩ không quân biết được nơi họ sẽ đến.

    Tin dữ đồn xa

    Ở Washington bắt đầu có tin đồn khi một nguồn tin tình báo đáng tin cậy ở Hà Nội thông báo là các tù binh ở trại giam Sơn Tây đã được chuyển đi nơi khác. Các máy bay trinh sát cố gắng chụp các bức ảnh mới nhất về trại giam ngày 18/11, song không thành công. Tuy nhiên, một báo cáo khác cho rằng, trại giam này đã được bàn giao cho một cơ quan khác. Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird nghe báo cáo tóm tắt tình hình và khả năng không có tù binh nào ở trại giam. Tướng Blackburn và trung tướng D.V. Bennett giám đốc DIA khẳng định việc tiếp tục cuộc tập kích khi điều kiện thời tiết cho phép. Laird đã đồng ý và đề nghị tổng thống phê chuẩn. Bức điện đồng ý của tổng thống sau đó được gửi cho tướng Manor ở Takhli. Tướng Manor dự định thời gian tiến hành chiến dịch vào ngày 20/11. Vào thời gian này, thời tiết ở khu vực châu thổ sông Hồng khá xấu, mây u ám, tầm nhìn kém và gió thổi mạnh chỉ có ngày 20 và 21/11 là thời gian thích hợp nhất. Phó đô đốc Federic A.Bardshar đã nhận được mật điện vẻn vẹn có mấy từ khi đang ở trên tàu USS Oriscany. Kíp lái của 59 máy bay cường kích và yểm trợ được thông báo vắn tắt nhiệm vụ song không được giải thích vì sao họ lại bay ra cảng Hải Phòng ở miền Bắc để thả pháo sáng chứ không phải là ném bom. Họ được phép phóng tên lửa đất đối không Shrike hoặc đạn pháo 20mm vào các trận địa tên lửa phòng không SAM khi bị uy hiếp và hỗ trợ hoạt động tìm cứu nếu có máy bay bị nạn. Mặc dù mệnh lệnh hành quân chưa được phát ra chiều ngày 20/11, nhưng tất cả binh sĩ đã được phát thuốc ngủ và được lệnh nghỉ ngơi từ 1 đến 15 giờ chiều. Sau khi ăn chiều, toàn bộ lực lượng tập hợp nghe đại tá Simons thông báo rằng họ chuẩn bị làm nhiệm vụ giải thoát khoảng 70 tù binh Mỹ, mục tiêu nằm cách Hà Nội 40 km về phía Tây. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ, nhiều binh sĩ cảm thấy ngạc nhiên đến mức không nói được điều gì, một số người xuýt xoa. Lính biệt kích được đưa lên máy bay C-130 và bay đến Udorn, nơi máy bay trực thăng, máy bay HC-130 và MC-130 đang chờ sẵn. Các máy bay A-1E bay đến căn cứ không quân Nakhon Phanom.

    Đúng 21 giờ 10 phút, các máy bay C-130, HH-3E và 5 trực thăng HH-53 bắt đầu cất cánh. Không một tín hiệu vô tuyến được phát ra, các máy bay bay theo đội hình lầm lũi tiến về phía Bắc Việt Nam. Khi họ bay qua biên giới Lào, thì đồng loạt 116 máy bay cùng cất cánh từ 7 căn cứ ở Thái Lan và 3 tàu sân bay ở Vịnh Bắc Bộ; 5 máy bay F-105 bay đến khu vực Sơn Tây nhằm chế áp các trận địa tên lửa SAM khi cần, trong khi 4 máy bay F-4D từ Udorn làm nhiệm vụ chế áp các máy bay MiG. Khi bay qua địa phận Lào, tất cả các máy bay được tiếp dầu, mọi việc đều diễn ra theo kế hoạch đã vạch sẵn, không có một trục trặc nhỏ nào xảy ra. Các máy bay tiến vào khu vực mục tiêu ở độ cao 150m. Các máy bay C-130 làm nhiệm vụ dẫn đường cho 8 máy bay trực thăng cho đến khi các máy bay này chỉ còn cách Sơn Tây khoảng hơn 5 km. Vào lúc đó, một máy bay C-130 đi đầu lấy độ cao lên 450m, tiếp sau là hai trực thăng HH-53: Apple 4 do trung tác C. Brown và thiếu tá R. Dreibelbis và Apple 5 do thiếu tá Murphy và đại uý George điều khiển. Nhiệm vụ của trực thăng Apple 4 và 5 là thả pháo sáng và vận chuyển tù binh sau khi được giải thoát. Toàn bộ thị xã Sơn Tây sáng rực, thậm chí các trực thăng còn hạ cánh xuống địa điểm dự kiến trước ở các đảo nằm trong một hồ nước cách Sơn Tây 10 km về phía Tây, trong khi đó, máy bay C-130 bay lượn vòng thả pháo hẹn giờ xuống một trường học và sau đó là ném bom na pan. Chiếc C-130 thứ hai, tiến lên phía trước các máy bay A-1. Sau đó, các máy bay A-1 rút đi, chiếc C-130 này bắt đầu thả bom na pan đánh dấu và sau đó bay cùng đường bay với chiếc C-130 thứ nhất. Do đèn đỏ báo sai nên thiếu tá Donohue và đại uý Waldron chỉ huy trực thăng Apple 3 đã cho hạ cánh gấp. Pháo thủ trên trực thăng đã bắn đổ 2 tháp canh và phòng bảo vệ. Thiếu tá Kalen và đại tá Zehnder đã tìm được bãi đáp ở trong trại giam nơi có nhiều cây to, cao gấp 2 lần so với trí tưởng tượng của họ. Khi trực thăng bắt đầu hạ cánh, cành cây, lá và mảnh gỗ vụn bay tung toé do bị cánh quạt chặt đứt. Trực thăng chạm đất mạnh đến nỗi một pháo thủ ngồi cạnh cửa bị văng xuống đất, song rất may là mọi việc đều ổn cả; 13 lính biệt kích do đại uý Meadows chỉ huy lần lượt nhảy ra khỏi trực thăng.

    Không một tiếng trả lời

    Đại uý Meadows hét lớn “chúng tôi là người Mỹ. Các bạn hãy cúi đầu xuống. Chúng tôi đến đây để giải thoát cho các bạn”. Khi những người lính biệt kích đi từ phòng này sang phòng khác, họ chỉ thấy được không khí vắng lặng bao trùm. Lính biệt kích chia nhỏ ra và lùng sục giết hại bất kỳ ai họ gặp. Trong lúc này, chiếc trực thăng chở đại tá Simons và 24 lính biệt kích đã đáp nhầm xuống một trường học cách trại giam 450m về phía Nam. Lý do của sự trục trặc này được giải thích là có hai khu nhà trông y hệt nhau ban đêm và một con kênh trông giống như sông Con. Ngay sau khi đổ bộ, nhóm biệt kích của Simons đã chạm trán với lực lượng của đối phương hình như là người Trung Quốc hoặc Liên Xô. Do tập kích bất ngờ chỉ sau vài phút, biệt kích Mỹ đã bắn chết khoảng hơn 100 người. Simons sau đó vội vã thúc quân lên máy bay; không có trường hợp lính biệt kích nào bị thương. Cũng vào lúc này nhóm biệt kích do đại uý Meadows chỉ huy đã lùng sục và bắn chết khoảng hơn một chục người Việt Nam. Các tổ liên tục báo cáo “không có gì” (ám chỉ không có tù binh Mỹ) cho Meadows. Sau đó, Meadows đã liên lạc bằng vô tuyến với Simons tại địa điểm chỉ huy “Việc tìm kiếm đã hoàn tất. Không có gì”. Do khi đáp xuống bị trục trặc, một trực thăng HH-53 bị hỏng. Trước khi rút đại tá Sydnor cho lính biệt kích nổ tung chiếc trực thăng này. Cuộc tập kích diễn ra trong 28 phút, lính biệt kích rút về Thái Lan trong sự im lặng đầy thất vọng. Có 2 máy bay F-105 bị tên lửa SAM bắn, 1 chiếc bị trúng đạn 2 phi công thoát ra ngoài trên khu vực lãnh thổ Lào. Cuộc tập kích bị thất bại, nhiều người Mỹ gọi đây là “sư leo thang của chiến tranh”. Chỉ có một điều cho mãi đến hiện nay Mỹ vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác là tại sao tù binh Mỹ lại được chuyển đi trước cuộc tập kích. Có người cho là vì lúc đó nước sông Con lên to đe doạ trại giam nên người ta phải chuyển tù binh Mỹ đi nơi khác. Người khác lại cho rằng, Bắc Việt Nam muốn dồn tù binh vào một nơi để dễ trông nom và tiết kiệm nhân lực hoặc không muốn để tù binh biết nhiều về nơi khác. Khi nói về sự kiện này nhiều lính biệt kích Mỹ chỉ nói một câu “giá như…”

    Mặc dù mục tiêu Mỹ đặt ra thật đơn giản là nhằm giải thoát cho khoảng 50 tù binh Mỹ ở trại giam Sơn Tây, cách Hà Nội 40 km về phía Tây, song vụ tập kích Sơn Tây lại đạt kỷ lục về nhiều phương diện. Trước hết, đây là một chiến dịch quân sự được lập kế hoạch tổng thể và tỉ mỉ nhất trong lịch sử không quân Mỹ. Thứ hai, đây là một chiến dịch quân sự lớn đầu tiên do Hội đồng tham mưu liên quân chỉ huy. Thứ ba, Tổng thống Mỹ là người trực tiếp quyết định chiến dịch. Và cuối cùng nó là thất bại thảm hại nhất của không quân tính đến thời điểm đó.

    http://vannghethainguyen.vn/Default.aspx?tabid=119&&LoaiHienThi=TinTuc&NhomTin=19&ItemId=2268
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Cơn ác mộng "Điện Biên Phủ" ở Khe Sanh

    [​IMG]
    Lính thủy đánh bộ Mỹ đổ sĩ quan lực lượng đặc biệt chạy từ Làng Vây về.

    Cuối cùng miền Bắc cũng "xơi gọn" Làng Vây
    Không có tin về Khe Sanh nổ súng không có nghĩa là tin tốt. Vì quân Bắc Việt dĩ nhiên đang chuẩn bị chiến trường. Qua trận Cồn Tiên vài tháng trước, đã lộ rõ ý đồ áp dụng kinh nghiệm vây lấn ở Điện Biên Phủ. Đại bác thường được "đút" ngang hông các triền núi, khi bắn kéo ra ngoài, bắn xong vài loạt lại rút ngay vào trong hầm để tránh phản pháo. Bộ binh thì tiến dần vào cứ điểm quân đồng minh (quân của Mỹ, Sài Gòn và đồng minh của họ) bằng cách đào công sự tỏa ra như nan quạt, vừa đào vừa đánh. Lần này những chiến thuật như thế không thể gây kinh ngạc đến mức phải tự vẫn, như đại tá pháo binh Pháp Pi-rốt ở Điện Biên Phủ, nhưng vẫn được nói đến trong các báo cáo chiến sự ở Khe Sanh. Quân Mỹ sẽ dùng B52 đánh "sát sườn" căn cứ của mình, hoặc sử dụng mọi thứ hỏa lực, kể cả bom na-pan để ngăn chặn từ xa sự lan tỏa trận địa chiến hào của đối phương.

    Trong khi dõi theo chiến sự đang tiếp diễn ác liệt trên toàn miền Nam, Oa-sinh-tơn vẫn dỏng tai chờ tiếng súng mở màn Khe Sanh. Hôm 4-2, sau khi đọc báo cáo của đại sứ Băn-cơ về việc đối phương “đang chuẩn bị tiến công cực kỳ mãnh liệt ở Vùng chiến thuật I”, một phụ tá quân sự cao cấp, tướng Gin-bớc, được Giôn-xơn tuyệt đối tin tưởng, đã tâu rằng, chắc là tại B52 và máy bay ném bom chiến thuật đã làm “xáo trộn kế hoạch tiến công của Bắc Việt Nam”, hoặc giả, Hà Nội đang chờ các chiến trường phối thuộc, tức là các thành phố ở miền Nam, tổng công kích đợt hai.

    Dường như không muốn Nhà trắng phải thất vọng, ngay hôm sau, mồng 5 tháng 2, một số đơn vị thuộc Sư đoàn 325 của miền Bắc đã tiến công cứ điểm 861 thuộc lực lượng đồn trú Khe Sanh, kết hợp với 4 giờ liền nện rốc két, cối và pháo hỏa chuẩn bị. Báo cáo cho Nhà trắng biết, thủy quân lục chiến Mỹ và B52 cũng đáp lại dữ dội. Bắt đầu từ đây, Oét-mo-len được yêu cầu gửi báo cáo chi tiết hằng ngày về Khe Sanh, gồm cả thời tiết, và tình trạng đường băng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của cầu hàng không tiếp tế cho Khe Sanh và tải thương, bao nhiêu loạt COFRAM đã được bắn. Nổi bật trong đó dĩ nhiên là con số lính Mỹ chết hoặc bị thương trong ngày ở Khe Sanh và bao nhiêu trong số thương vong này đã được sơ tán bằng trực thăng. Số liệu này của ngày 5-2 chẳng hạn, là bảy lính cổ da (LTĐB Mỹ) tử trận, 44 người khác bị thương. Những cơn buốt đầu của ông chủ Nhà trắng được thể hoành hành dữ dội hơn.

    Dịp này, Râu-xtao viết báo cáo cho Tổng thống, nhấn mạnh: “À đây rồi, chính nó (thời điểm bản lề của cuộc chiến tranh)!”. Ông ta lưu ý rằng ********* sẽ còn tổ chức những đợt tiến công mới vào các tỉnh lỵ, đô thị, vì cú sốc đầu tiên dành cho quân đội và bộ máy chính quyền Sài Gòn tuy mạnh, nhưng chưa đủ sâu. Ông tái khẳng định rằng cuộc chiến đấu trong các đô thị chính là “chiến dịch nghi binh then chốt” để hút quân dự bị đang dành để ứng cứu Khe Sanh phải trở về đánh nhau ở các thành phố (!) Cũng trong báo cáo này, Râu-xtao đề xuất với tổng thống Mỹ, vì đây là “trận đánh có ý nghĩa quyết định đối với hướng đi của châu Á trong một thời gian dài và vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới và là trận đánh chỉ được phép thắng, tổng thống cần:

    1- Điều ngay sư đoàn không vận số 81 sang Việt Nam bằng máy bay.

    2- Tăng cường lấy quân ở Việt Nam và các nơi khác nữa.

    3- Huy động lực lượng dự bị ở Hoa Kỳ ...

    Rạng sáng 7 tháng 2, căn cứ lực lượng đặc biệt (LLĐB) Làng Vây, cách Khe Sanh 5 dặm về phía bắc bị tràn ngập bởi trung đoàn 66, “hung thần” của trận thung lũng Iađrăng 1965. Tướng Giáp đã xuất chiêu với “bảo bối” mới: các xe tăng do Liên Xô sản xuất. Viên chỉ huy Khe Sanh đã từ chối ứng cứu cho hơn 500 lính mũ nồi xanh đóng ở Làng Vây, sợ mắc mưu “đánh điểm diệt viện” của QĐND Việt Nam. Nhưng các máy bay phóng pháo đã tới oanh tạc. Nếu việc xe tăng xuất hiện ở chừng mực nào đó không hẳn đã là một bất ngờ (Nhà trắng đã dự kiến sự xuất hiện của bộ đội không quân và tên lửa Việt Nam ở Vùng chiến thuật I này), thì việc xe tăng tiến vào cứ điểm Làng Vây từ ba hướng, chỉ bị phát hiện khi đã ở trong hàng rào thép gai, lại gây sửng sốt, ngờ vực. Thái độ bạc đãi (tước vũ khí, giam xuống hố) của lính thủy đánh bộ Mỹ ở Khe Sanh đối với các lính LLĐB người Thượng chạy thoát từ Làng Vây về khiến người ta nghĩ rằng đã có một sự khắc phục bài học “nội phản”, như của cứ điểm Bản Kéo ở Điện Biên Phủ. Hồ sơ rút kinh nghiệm Điện Biên Phủ ở Nhà trắng có đề cập một nguyên nhân thất bại của tập đoàn cứ điểm này là, quân Pháp đã “sống chung” với một số lượng dân thiểu số bản xứ, mà người Pháp cho rằng đã có điệp viên của ********* trà trộn vào. Trong thời gian Làng Vây bị tiến công, Khe Sanh cũng bị pháo kích, gây tổn thất cho lính thủy đánh bộ (LTĐB) Mỹ.

    Thoái chí, nhổ neo chuồn

    Sự căng thẳng “trước giờ nổ súng” mà Khe Sanh áp đặt khá lớn. Một số phụ tá quân sự và an ninh đã phải làm các động tác lên dây cót cho ông chủ Nhà trắng. Trong báo cáo 4-2-1968, tướng R.Ghin-đen-bớc tìm cách động viên tinh thần của các tư lệnh, cũng như Tổng tư lệnh (tức là tổng thống Giôn-xơn) bằng cách nêu lại một kinh nghiệm về giờ G (thời điểm đổ bộ) trong thế chiến II mà ông nghĩ là có ích cho Khe Sanh... Trong báo cáo 8-2-1968, một ngày sau khi mất Làng Vây, như là Him Lam của Điện Biên Phủ, đại sứ C.Lốt-giơ đã viết, vì quan điểm của ông có thể đã bị ai đó gièm pha “nơi trướng gấm” (Nhà trắng), ông tái khẳng định rằng không hề nghiêng ngả trong ủng hộ chủ trương giữ Khe Sanh, coi đó như một quyết định sống còn. Nhưng chỉ một tuần sau, gió xem ra đã đổi chiều. Râu-xtao viết cho tổng thống trong báo cáo 14-2-1968 về Khe Sanh như sau:

    “Tôi biết rằng Khe Sanh chiếm chỗ quá nhiều trong tâm trí của ngài, cũng như của tôi. Rất có thể đã quá muộn để làm được điều gì trong hoàn cảnh này. Nếu đúng như vậy, cần phải dẹp bỏ mọi nghi ngại sang một bên và sẵn sàng chiến đấu. Mặt khác, nếu còn có thời gian để áp dụng một ảnh hưởng hữu ích (lên tình hình), thì ta phải hành động ngay.

    Tôi vừa xem lại các ý kiến của tướng Oét-mo-len trong các điện văn gần đây. Theo đó, ông ta trình bày rằng việc chiếm đóng Khe Sanh từ ban đầu đã được biện minh bởi nhu cầu thiết lập một căn cứ hành quân nhằm tiến hành các hoạt động ngăn chặn các đường thâm nhập chính yếu từ đông Lào sang. Quan trọng hơn, việc chiếm đóng này còn ngăn chặn địch tiến về Quảng Trị, cũng như ngăn chặn chiến sự lan tới vành đai đông dân ven biển của Vùng chiến thuật I. Nhưng Oét-mo-len lại thừa nhận rằng Khe Sanh chẳng hữu hiệu mấy trong ngăn chặn thâm nhập từ Lào, và vai trò ngăn chặn (Quân giải phóng) tiếp cận Quảng Trị cũng chẳng rõ rệt lắm, cả trong quá khứ lẫn hiện tại.

    Vậy là tướng Oét-mo-len trở nên không ủng hộ mạnh mẽ cho việc phòng thủ Khe Sanh nữa, bởi vai trò hiện tại của nó trong ngăn chặn các đường thâm nhập từ Lào hay trong phòng thủ khu vực chủ yếu của các tỉnh phía Bắc (của Nam Việt Nam). Cho dù tướng Oét-mo-len có nói trong một cuộc điện thoại với tướng Uyn-lơ rằng, ông tin tưởng rằng việc giữ Khe Sanh sẽ đem lại cơ hội, vào một lúc nào đó, chống lại đòn đánh mạnh của kẻ thù. Nhưng ông đã không nhấn mạnh điều này. Ngược lại, qua các bức công điện, ông tỏ ra bị căng thẳng do những khó khăn của việc rời bỏ Khe Sanh, cùng những hậu quả tâm lý sẽ đến của cuộc rút lui này, ảnh hưởng lên Nam Việt Nam và lên công chúng Mỹ…".

    Những căng thẳng dồn nén trong chiến cuộc Xuân 1968 đã dẫn đến tuyên bố nổi tiếng của Giôn-xơn hôm 31 tháng ba, hạn chế việc ném bom tới rìa phía Bắc khu phi quân sự, bày tỏ sự sẵn lòng đàm phán của phía Mỹ, cũng như quyết định không chạy đua cho một nhiệm kỳ tổng thống nữa. Ngay hôm sau, vào ngày “nói dối”, 1-4, cuộc hành binh giải tỏa Khe Sanh bắt đầu. Hồ sơ Nhà trắng giai đoạn này cũng phản ảnh “chiến dịch nghi binh” bằng một liên đội tăng cường quân kỵ binh bay Mỹ, tiểu đoàn 3 LTĐB Mỹ và chiến đoàn 2 của Sài Gòn, được yểm trợ bởi năm tàu chiến Mỹ, đánh về phía tây bắc Đông Hà báo cáo 4-4-1968), để phân tán lực lượng “địch” đang vây ép Khe Sanh. Hồ sơ trận Khe Sanh của Nhà Trắng, hiện mới giải mật đến hôm 5-4-1968. Theo các nguồn tin khác của Mỹ, quân kỵ binh bay Mỹ đã phải nện nhau thật lực với quân Bắc Việt Nam hôm mồng 6, cũng như trận đánh tại lô cốt cũ của Pháp ở Khe Sanh kéo dài 3 ngày liền từ 4 đến 7 tháng 4. Nhìn chung, hoạt động đánh trả đầu tháng 4 của đối phương được các báo cáo trong hồ sơ Khe Sanh là “không mạnh”, để quân kỵ binh bay thuộc loại “hàng xịn” còn mã hồi cho sớm. Nhưng, vẫn theo nguồn tin Mỹ, khi Ngựa bay chính thức kết thúc hôm 15-4, tức là sau hai tuần, đã có gần 800 lính Mỹ và hơn 200 lính Sài Gòn bị loại khỏi vòng chiến đấu trong chiến dịch giải tỏa Khe Sanh này.

    Giấu đi đâu một “Điện Biên Phủ” nữa

    Tưởng như đã bưng bít xong, nhưng rồi Nhà Trắng lại chao đảo lần nữa vì Khe Sanh. Lần này, lại vẫn do lũ nhà báo giở giói ra. Ngay từ hôm 24-6 phóng viên Giôn Ca-rôn của tờ Mặt trời Baltimore đã loan tin Bộ chỉ huy Mỹ “vừa buộc phải rút bỏ Khe Sanh, một căn cứ quân sự được (Mỹ) phòng thủ với một giá đắt, do vị trí rào cản có tính sống còn của nó ở dưới khu giới tuyến”. Bộ chỉ huy Mỹ mập mờ phủ định tin này, nhưng tay phóng viên khẳng định “Các thủy quân lục chiến biết việc này, người Bắc Việt Nam biết việc này, chỉ có nhân dân Mỹ là không biết. Mặc dù Bộ chỉ huy Mỹ giải thích việc này (bỏ Khe Sanh) là do những yêu cầu về quân sự đặt ra, nhưng miền Bắc cho đây là thất bại nghiêm trọng nhất cả về chiến thuật lẫn chiến lược của Mỹ trong cuộc chiến tranh này”.

    Theo báo cáo dành cho tổng thống 25 và 26-6-1968, quân sư “quạt… máy” Râu-xtao đã phải nhanh chóng ra tay. Một là, ông ta đã mất nửa giờ thuyết phục hãng tin Mỹ tầm cỡ toàn cầu AP đừng đưa tin của Mặt trời Baltimore. Hai là, để hỗ trợ cho A-bram hiện đang rối beng lên về việc “tiêu thổ” ở Khe Sanh và trăm thứ việc khác trên toàn miền Nam, Râu-xtao đã dự thảo để MACV ra một tuyên cáo. Cốt lõi cho tuyên cáo này là, quân Mỹ phải bỏ Khe Sanh chỉ vì “địch đã thay đổi chiến thuật”. Tuy nhiên. Râu-xtao vẫn còn lo Oét-mo-len, đã nổi đóa vì bị A-bram qua mặt, cho bỏ Khe Sanh ngay sau khi người tiền nhiệm vừa rời gót, sẽ phản đối luận điệu này. May mà mọi sự êm thấm. Râu-xtao đã dàn xếp được để phát biểu của A-bram ở Việt Nam, và của Oét-mo-len ở Hô-nô-lu-lu không chống nhau. Thông báo của Bộ chỉ huy Mỹ hôm 26-6-1968 đã không dài dòng văn tự như kịch bản Râu-xtao dự thảo, chỉ gồm hai luận điểm, để khỏi hở sườn. Một là, việc căn cứ Khe Sanh “thôi không hoạt động nữa là do địch đã thay đổi chiến thuật”. Hai là, Bắc Việt Nam hiện đang tập trung ở vùng quanh Khe Sanh tới 8 (!) sư đoàn, chứ không còn là 6 sư đoàn như hồi tháng Giêng 1968.

    Tác động của Mỹ rút bỏ Khe Sanh đối với công luận được tác giả Pi-tơ Bu-sơ đánh giá như sau:

    “Tướng A-bram ra lệnh giữ bí mật chuyện đóng cửa căn cứ càng lâu càng tốt. Đến khi chuyện này buộc phải công bố chính thức, chỉ một lượng thông tin nhỏ được cung cấp. Sự kiện bỏ Khe Sanh được công luận Mỹ nhìn nhận một cách “đầy ngờ vực và hoang mang”. Lầu Năm Góc ghi nhận việc công bố quyết định bỏ Khe Sanh là “một sứ mạng khó khăn về phương diện tuyên truyền”.

    Mồng 7 tháng 7, tờ Thời báo Niu Y-oóc đưa tin từ Hồng Công, cho rằng người châu Á nhìn chung tin vào lý do Mỹ phải bỏ Khe Sanh mà đài Hà Nội đã đưa ra, và bác bỏ cách giải thích của Mỹ, theo đó việc bỏ Khe Sanh là do “tình hình về quân sự đã thay đổi”.

    Không giống như một số trận đánh khác, Khe Sanh đã chiếm được chú ý của truyền thông đại chúng và công luận ở Mỹ. 25 phần trăm thời lượng phim chiếu trên chương trình truyền hình buổi tối trong tháng 2 và tháng 3 năm 1968 tường thuật tình hình ở Khe Sanh. Riêng kênh CBS, tỷ lệ này là 50 phần trăm. Viện Gallup đưa ra số liệu, cứ 5 người thì 1 vừa chuyển từ lập trường diều hâu sang bồ câu trong khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3. Vì thế, cách tốt nhất để làm cho Khe Sanh khỏi gây ảnh hưởng xấu đối với công chúng Mỹ là bỏ căn cứ này”.

    Nhưng cho đến ngày nay, Khe Sanh vẫn là một chủ đề gây nhức nhối ở Mỹ. Và để làm dịu bớt, còn nhiều tư liệu của Mỹ dần dà sẽ được giải mật. Và người dân sẽ được thông tin đầy đủ hơn về việc Nhà Trắng và bộ sậu diều hâu ở Mỹ đã “lãnh đủ một Điện Biên Phủ” ở Khe Sanh ra sao trong chiến cuộc Xuân Mậu Thân.

    Những quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Làng Vây đêm 06.02.1968

    Có tổng cộng 24 quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Làng Vây trong thời gian diễn ra trận đánh nổi tiếng trên. Người có quân hàm cao nhất là Trung Tá Schungel, Chỉ huy trưởng Lực lượng đặc biệt (biệt kích) Vùng chiến thuật 1.

    Ông ta có mặt ở đây là để làm việc với Trung tá Shoulang - chỉ huy lực lượng biệt kích Lào vừa bị ta đánh bại tại Huội San rút về đang đóng trong Trại Làng Vây cũ, cách cứ điểm Làng Vây khoảng 1 km.

    Người thứ hai là Đại úy Willoughby - Trưởng Trại. Thực ra, có thể coi ông là cố vấn trưởng của vị chỉ huy người Việt tại Làng Vây - Trung úy Phạm Duy Quân. Cấp phó của ông là Trung úy Mile R. Willkins.

    Vị sĩ quan Hoa Kỳ thứ tư có mặt trong trại có thể trợ giúp đắc lực trong việc phòng thủ là Trung úy Longgrear chỉ huy toán Mike Force (biệt kích) tăng phái gồm chừng 200 người Thượng Hrê.

    Thoạt đầu, toán Mike Force được dùng để thám sát và làm tiền đồn bên ngoài, sau đó một số lớn được kéo vào trong trại để tăng cường phòng thủ.

    Ngoài ra còn có Trung úy công binh Thomas E. Todd đến Làng Vây với nhiệm vụ kiểm tra và sửa chữa các công trình xây dựng ở đây. Số còn lại là các hạ sĩ quan, binh sĩ trong Lực lượng đặc biệt (biệt kích) Hoa Kỳ.

    Có một hạ sĩ quan không có mặt lúc Làng Vây bị tiến công song lại bị tử thương ở đây khi đi giải cứu đồng đội ngày 07.02.1968 - đó là Trung sĩ da đen Eugene Ashley Jr.

    [​IMG]
    Mô hình xe tăng bơi PT-76 tại Tượng đài Chiến thắng Làng Vây.

    Các quân nhân Hoa Kỳ đã chiến đấu như thế nào?

    Mặc dù đích thân Đại úy Willoughby đã xin tiếp ứng 100 hỏa tiễn LAW (súng chống tăng cá nhân M72) song chưa kịp tập huấn cho lực lượng biệt kích ở đây nên rất ít người biết sử dụng.

    Vì vậy, khi thấy xe tăng ta xuất hiện Trung tá Schungel đã chủ động thành lập một toán diệt tăng cơ động bằng LAW. Ngoài Trung tá Schungel toán này còn có Trung úy Mile R. Wilkins và một số hạ sĩ quan nữa.

    Toán này đã sử dụng khá nhiều hỏa tiễn LAW để bắn vào xe tăng ta nhưng chỉ bắn cháy được 01 xe, còn lại phần thì không nổ, phần thì bắn trúng nhưng không hiệu quả.

    Bản thân Trung tá Schungel bị thương 3 lần và phải lẩn lút trong đống đổ nát các công trình đến chiều hôm sau mới được giải cứu.

    Một số hạ sĩ quan, binh sĩ đang nằm cùng các đại đội biệt kích cũng chiến đấu rất hăng hái. Đặc biệt là người sử dụng khẩu pháo không giật 106 ly ở khu vực Đại đội biệt kích 104.

    Còn lại, đại bộ phận quân nhân Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của Đại úy Willoughby chiến đấu ở xung quanh khu vực trung tâm. Khi xe tăng và bộ binh ta tràn ngập cứ điểm thì rút vào cố thủ trong hầm ngầm chỉ huy.

    Do được xây dựng rất kiên cố và có nhiều ngăn nên mặc dù bộ binh ta lùng sục kỹ song đã không phát hiện ra. Khi bộ binh ta cho nổ bộc phá cũng chỉ đánh sập các cửa hầm nên ở trong vẫn sống sót.

    Chiều hôm sau, lợi dụng khi máy bay ném bom hủy diệt căn cứ số này mới đào bới cửa hầm và chạy thoát về Làng Vây cũ.

    Sau này, Trung úy Longgrear thuật lại trường hợp “gặp Đức Chúa Trời” đại khái như sau:

    “Khi chạy ra khỏi hầm chỉ huy, cả toán bị một tổ đại liên của địch đốn ngã. Longgear vừa chạy, vừa bắn nguyên băng đạn súng M-15 gồm 18 viên vào ổ súng địch, cho đến khi ngã xuống vì cẳng chân đã bị gẫy từ trước không chịu nổi. Anh tưởng đã đến giờ tận số.

    Đúng vào giây phút thập tử nhất sinh này, quan niệm về cuộc đời của anh đột nhiên thay đổi. Tất cả hình ảnh, âm thanh dường như lắng đọng, kể cả các máy bay trên trời và các tiếng động chung quanh, như định mệnh đang chờ đón.

    Longgrear nhớ lại mình cầu nguyện “lạy Trời đừng để con chết, con chưa muốn chết”.

    Đột nhiên, anh tìm thấy một cảm giác rất yên bình không còn sợ chết nữa và thực tế cũng trở lại với tất cả sôi động của chiến trường. Longgrear vùng dậy, dùng súng như cây gậy chống chạy thoát theo những người khác.”

    Trung úy Longgrear chỉ huy toán Mike Force (băng đầu) chạy thoát khỏi "địa ngục" Làng Vây. Ảnh: Jim Morris - Cựu binh Mỹ tại Chiến trường Đông Dương.

    Tổng kết lại, trong số 24 quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Làng Vây thì có 10 tử thương (hoặc mất tích), số còn lại hầu hết bị thương

    http://soha.vn/quan-su/dung-do-xe-t...diet-my-van-trao-thuong-20151016180512131.htm
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/6...en-phu-o-khe-sanh-tiep-theo-va-het/26197.html
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Chiến dịch Linebacker II dưới con mắt của sử gia Mỹ
    QĐND - Thứ sáu, 28/12/2012 | 22:59 GMT+7
    QĐND - Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ đã được nhiều nhà sử học Mỹ nghiên cứu và biên soạn rất công phu. Năm 2009, một sử gia nổi tiếng của Mỹ cho xuất bản công trình nghiên cứu mới về cuộc chiến tranh Việt Nam. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu với độc giả một trích đoạn về chiến dịch ném bom Linebacker II vào dịp lễ Giáng sinh 1972, trích từ cuốn “VIỆT NAM-LỊCH SỬ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH KHÔNG THỂ THẮNG 1945-1975” của tác giả John Prados (VietNam, The History of an Unwinnable War, 1945-1975), xuất bản năm 2009.

    Sự chuẩn bị cho “12 ngày đêm”

    Chiến dịch ném bom mùa Giáng sinh 1972 của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng bắt đầu từ 18-12 đến 30-12. Ngày đầu tiên đã có 129 lần xuất kích của máy bay chiến lược B-52, với sự hộ tống của rất nhiều máy bay cường kích-oanh tạc và các loại máy bay chi viện A-6 của Hải quân Mỹ. Chiếc máy bay ném bom dẫn đường do phi công đại úy Hal Wilson điều khiển, báo cáo về việc họ đang gặp phải một loạt hàng rào tên lửa SAM (đất đối không) của quân đội Bắc Việt. Ngay đêm đó, máy bay B-52 của đại úy phi công Hal Wilson là một trong ba chiếc B-52 bị bắn rơi tại trận, vì Hà Nội đã chuẩn bị đối phó từ trước. Ngay từ đầu năm 1968, một lần đến thăm Sở chỉ huy của Lực lượng Phòng không, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên đoán Mỹ sẽ cho B-52 tấn công Hà Nội một ngày nào đó trong tương lai. Quân ủy Trung ương của quân đội Bắc Việt đã thông suốt dự đoán đó và đã giao nhiệm vụ cho các chuyên gia quân sự nghiên cứu cách đánh B-52. Ngay từ chiến dịch Đông-Xuân đầu năm 1972, tướng Võ Nguyên Giáp đã có chỉ thị việc chuẩn bị cụ thể và cho bộ đội bắt đầu việc huấn luyện. Ngày 24-11-1972, tướng Văn Tiến Dũng đã trình bày kế hoạch tác chiến của Lực lượng Phòng không - Không quân và ra lệnh mọi việc phải hoàn thành đúng ngày 3-12. Ngay từ ngày đó, thị trưởng Hà Nội bắt đầu cho thường dân sơ tán khỏi thành phố.

    [​IMG]
    Chuẩn bị tên lửa cho chiến dịch phòng không tháng 12-1972. Ảnh tư liệu



    Sáng ngày 18-12, trong cuộc giao ban hằng ngày của Bộ Tổng tham mưu đã báo cáo có một tình hình rất đặc biệt, báo trước sẽ có sự việc bất thường sắp xảy ra là có hiện tượng hoạt động của B-52 ngừng hẳn trên toàn miền Nam, đồng thời với việc bộ phận thu tin bắt được một bản tin vô tuyến điện của một máy bay trinh sát thời tiết của Mỹ bay qua bầu trời Hà Nội báo cáo về Sở chỉ huy tình hình thời tiết vùng trời ở đây. Lực lượng phòng không được báo động sẵn sàng chiến đấu. Chỉ sau chốc lát, 7 giờ tối hôm đó, tướng Giáp được tin báo B-52 đã cất cánh từ đảo Guam và Thái Lan. Số máy bay cất cánh từ Thái Lan được phát hiện bay dọc theo sông Mê Công ra hướng Bắc. Chưa đến một giờ sau, tướng Giáp nhận được báo cáo, một chiếc B-52 đã bị bắn hạ do một đơn vị của Trung đoàn Tên lửa 261. Cuộc ném bom đã thực sự bắt đầu.

    Trong 12 ngày đêm, Bắc Việt Nam đã thực hiện tất cả những gì họ có thể làm để chống lại quân địch-bắn hàng loạt tên lửa SAM, đưa máy bay tiêm kích vào hoạt động, thậm chí có một máy bay tiêm kích đã lao thẳng vào tấn công B-52. Theo tin phía Mỹ, đã có 15 chiếc B-52 bị bắn hạ, 9 chiếc khác bị bắn hỏng, phần lớn số này thuộc loại mới cải tiến, B-52G, mặc dù loại này được thiết kế để sử dụng trong tác chiến tấn công bằng vũ khí nguyên tử nhằm đối phó với Lực lượng Phòng không của quân đội Liên Xô, nhưng loại này lại kém hiệu quả thua loại B-52D về trang bị chống nhiễu điện tử đang sử dụng. Có 7 máy bay chiến thuật bị bắn rơi trong số 640 lần xuất kích. Thiệt hại của Mỹ về người: Có 39 phi công phải vào trại giam của Hà Nội, 35 nhân viên phi hành đoàn tử trận và mất tích. Tổng cộng có 795 lần B-52 xuất kích, đã ném xuống 15.000 tấn bom đạn, chưa kể số bom đạn các loại máy bay nhỏ hơn sử dụng. (Lưu ý các số liệu này được trích trong cuốn sách và theo nguồn của tác giả cuốn sách - người dịch)

    Tiếng nói của những người Mỹ có lương tri

    Trong số những yếu tố làm tăng thêm tình trạng phẫn nộ về mặt chính trị đối với cuộc ném bom trong mùa Giáng sinh 1972 là những lời lên án máy bay Mỹ đã giết hại thường dân và gây ra những hậu quả khác mà các quan chức Mỹ nói cho nhẹ bớt đi là “thiệt hại phụ liên đới”. Tin về Bệnh viện Bạch Mai bị bom tàn phá ở vùng ngoại ô Hà Nội và một nơi gần kề được truyền đi tràn lan. Không quân tìm cách cải chính là họ đã thực hiện các cuộc công kích rất đúng mục tiêu.

    Một số người Mỹ có thể nói thẳng ra việc này, trong đó có Barry Romo của Tổ chức Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam chống chiến tranh (VVAW). Romo đã cùng nữ danh ca Mỹ Joan Baez và cựu công tố viên Tòa Án Nuremberg xử tội phạm chiến tranh phát xít Đức khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai là Telford Taylor đã sang Việt Nam ngay lúc cuộc ném bom bắt đầu.

    Từ sân bay Phúc Yên lên xe đi về phía Nam, họ dừng xe tại làng Đức Nội. Họ được dân làng và các em học sinh ở trường địa phương ra chào đón. Những người khách Mỹ mới đến Việt Nam lần đầu rất ngạc nhiên làm sao các nông dân ở địa phương lại nhận ra số khách này không phải là người Nga. Một nông dân nói: “Người Nga có mặc quần jeans xanh và mang đàn guitar đâu?”. Phía bên kia một bức tường đá là một khoảng đất rộng ngổn ngang đường ray xe lửa đã bị bom phá nát một phần. Telford Taylor chỉ vào các hố bom, nói với Romo: "Thấy không? Thành công ném bom chính xác trúng mục tiêu đấy". Đoàn khách tiếp tục đi về phía Hà Nội, nơi cuộc thăm của họ sẽ kết thúc. Những ngày sau đó, nhiều lần họ phải chạy xuống hầm ẩn nấp khi có bom rơi, ban ngày họ đến khu Bệnh viện Bạch Mai và một số nơi bị bom tàn phá nặng nề. Nữ ca sĩ Baez dành phần lớn thời gian vừa hát vừa chơi guitar. Còn Taylor chốc chốc lại tu một ngụm rượu. Họ rời khỏi Hà Nội lúc quân Mỹ tạm ngừng ném bom trong ngày lễ Giáng sinh. Đoàn khách Mỹ lại đi qua làng Đức Nội để ra sân bay. Bây giờ thì cả làng Đức Nội đã bị xóa sổ hoàn toàn, các bức tường đá cũng biến mất, không để sót lại một thứ gì trừ cảnh đổ nát tan hoang và những xác dân làng bị tàn sát vì bom Mỹ. Cựu chiến binh Romo không nói được gì nhưng anh nhìn thấy nước mắt ứ đầy trong hai mắt của Telford Taylor.

    Nhiều tháng sau, khi trở về nước, trong các buổi nói chuyện trước công chúng, Taylor không ngớt lời tố cáo quân đội Mỹ đã có những hành động dã man tàn bạo trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông nói đến vụ Mỹ Lai và các vụ khác. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến sự vi phạm luật chiến tranh của Mỹ trong việc ném bom tàn bạo không phân biệt đối với các mục tiêu dân sự ở Bắc Việt Nam…

    Không chịu đựng nổi thiệt hại

    [​IMG]
    Quân và dân ta Hà Nội thu dọn xác B52.


    Lực lượng Bắc Việt tin tưởng rằng họ đã tiêu diệt được 31 B-52 của Mỹ. Họ coi thắng lợi của họ trong chiến dịch Linebacker II chống Mỹ là một “Điện Biên Phủ trên không”. Con số tính toán của họ về số máy bay Mỹ bị bắn hạ và tỷ lệ thiệt hại của Mỹ là khá cao, nhưng nói chung, xét về tổng thể, họ nói như thế là chính xác nếu nhìn về lâu dài: Mỹ đã tung ra khoảng 200 B-52 vào cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á và đã bị bắn rơi 15 chiếc (theo con số Mỹ công nhận, có nghĩa là bị tổn thất với tỷ lệ 7,3%). Trong chiến dịch này, Mỹ đã phải chuyển một số lớn B-52 ra khỏi nhiệm vụ tấn công hạt nhân. Tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, trong nhiều tuần lễ trước khi Mỹ bắt đầu Linebacker II, Hà Nội đã chuyển mấy trăm tên lửa SAM xuống vùng cán soong của Bắc Việt Nam (phía Bắc khu 4), số tên lửa này có thể cho di chuyển ra bảo vệ Hà Nội bất kể Liên Xô có kịp đưa thêm tên lửa mới sang không.

    Về phía Mỹ, Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược Mỹ không thể chấp nhận được việc chuyển nhiệm vụ chiến lược của các B-52 và cũng không thể chịu đựng được sự thiệt hại trong thời gian lâu hơn, dù cho tỷ lệ thiệt hại có thể thấp hơn nhiều trước khi có thể gây được tác động lớn đối với Bắc Việt trong trường hợp Mỹ sử dụng khả năng tác chiến nguyên tử của mình.

    Những sai lầm của người Mỹ
    Chiến thuật

    Máy bay chiến lược B.52 ra đời là nhằm phục vụ các cuộc chiến tranh có quy mô lớn với những đối thủ ngang ngửa của Mỹ là Liên Xô, Trung Quốc. Trong trường hợp đó, B.52 sẽ có nhiệm vụ ném bom hạt nhân để tiêu diệt đối thủ. Tuy nhiên, trước những bế tắc trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ đã quyết định sử dụng B.52 trên chiến trường Việt Nam như là một con át chủ bài khi họ cảm thấy sắp sửa thua cuộc.

    Theo chiến thuật của SAC (Bộ Chỉ huy không quân chiến lược Mỹ) trong chiến dịch Linebacker thì đội hình B.52 được bố trí theo tốp 3 chiếc hình tam giác, 1 chiếc đi đầu, hai chiếc đi sau bay so le cách chiếc đi đầu và cách nhau 2,4 km. Cách bố trí này tạo ra sức hủy diệt rất lớn của bom B.52 khi cả tốp cùng oanh tạc vào một mục tiêu. Tuy nhiên, việc bố trí này lại khiến đối phương phán đoán được hướng của các chiếc còn lại trong tốp sau khi đã phát hiện ra chiếc đi đầu để bố trí tên lửa đất đối không (SAM) tấn công, hoặc kịp trú ẩn trước khi bom của cả tốp B.52 trùm lên mục tiêu. Trước khi ném bom, các hệ thống gây nhiễu được kích hoạt và cả tốp sẽ bẻ một góc 90 độ bỏ chạy sau khi thả bom xong. Do vậy, các đơn vị SAM của ta sau khi phát hiện được vị trí của chiếc B.52 đầu tiên đã theo dõi sát điểm ngoặt 90 độ này, tính toán để phóng lên một tên lửa ngay "điểm chết" này khi chiếc B.52 đầu tiên cũng vừa lao tới.

    Trong thời gian này, các hoạt động xuất kích của tốp B.52 luôn phải tuân theo một lộ trình bay cố định. Nếu mục tiêu được lệnh oanh tạc nhiều lần thì các tốp B.52 sẽ lần lượt bay đến mục tiêu theo cùng một hướng, cùng độ cao rồi thả bom. Đây chính là sơ hở chết người của các sĩ quan chỉ huy SAC khiến cho viên đại úy không quân Schneidenman đã phẫn nộ kêu lên trong cuộc họp triển khai chiến dịch Linebacker II (ngày 17.12.1972) rằng: "Rõ ràng là chúng ta đã xuất phát theo những hướng bay, độ cao cố định và điều này không khác gì với cảnh lính Anh ra trận trong Thế chiến I - đi đều, quỳ và bắn theo hàng".

    Tuy nhiên, thực tế của chiến dịch Linebacker vẫn diễn ra đúng như kế hoạch của SAC. Tối 18.12.1972, theo kế hoạch, Mỹ sẽ sử dụng các máy bay B.52 từ đảo Guam để tấn công Hà Nội theo 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 4 giờ. Thực hiện kế hoạch này, trong đợt không kích đầu tiên, các máy bay F-111 bay vào miền Bắc ở tầm bay thấp với tốc độ siêu âm để tấn công các sân bay. Các máy bay F-4 bay trước để rải nhiễu kim loại chống ra-đa của ta, tiếp theo là các tốp B.52 rồi hơn 100 chiếc F-4 có nhiệm vụ đánh chặn MiG để bảo vệ B.52. Các tốp B.52 được bố trí bay qua mỗi mục tiêu từ 2 - 3 phút trên cùng một đường bay, cùng một tốc độ và độ cao giống nhau. Khi tốp đầu tiên xâm nhập vùng trời Hà Nội, nhiều tên lửa SAM bắn lên đã không trúng mục tiêu. Đến đêm 20.12, các phi công Mỹ đã ngạc nhiên khi thấy một số máy bay MiG của Bắc Việt Nam chỉ bay lên nhưng không gây rối hoặc tấn công mà không hề biết rằng các phi công MiG chỉ có nhiệm vụ ghi nhận các số liệu về hướng bay, tốc độ và độ cao của các tốp B.52 để báo cáo về cho các trận địa SAM. Mỹ đã mất 6 chiếc B.52 trong đêm đó.

    Mục tiêu

    Nhiệm vụ chính của các tốp B.52 trong những ngày đầu là tiêu diệt các mục tiêu chiến lược của miền Bắc như sân bay, kho quân sự... Tuy nhiên, đây lại là sai lầm nghiêm trọng với các tướng lĩnh của SAC bởi vì ưu tiên đầu tiên của các trận không kích là phải tiêu diệt được vũ khí phòng không lợi hại của đối phương, sau đó mới tính đến các mục tiêu khác. Sai lầm này đã không được các sĩ quan chỉ huy chiến dịch Linebacker phát hiện ra kể từ đêm 18.12 cho đến 25.12. Đến ngày 26.12, tới khi số B.52 bị bắn hạ đã ở mức không thể chấp nhận được thì SAC mới phát hiện được điều này và điều chỉnh mục tiêu chính của các tốp B.52 là các trận địa SAM của ta. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này quá muộn bởi lúc đó ta cũng đã bố trí lại thế trận, tăng cường các đơn vị pháo cao xạ để bảo vệ bằng được các trận địa tên lửa và các phi công B.52 Mỹ cũng không còn đủ can đảm để bay vào Hà Nội tìm diệt các trận địa SAM.

    Kinh nghiệm chiến trường

    Trong đội hình oanh kích của B.52 luôn có các máy bay F-4 đi kèm với nhiệm vụ vừa bảo vệ B.52 vừa rải nhiễu kim loại tạo thành một hành lang bảo vệ B.52. Việc gây nhiễu này về mặt lý thuyết sẽ gây khó khăn cho sự phát hiện của ra-đa và tìm diệt của SAM. Tuy nhiên, nếu ra-đa phát hiện được hành lang nhiễu do F-4 thì điều này chẳng khác gì chuyện "lạy ông tôi ở bụi này" bởi các đơn vị tên lửa mặt đất của ta sẽ chỉ có việc tính toán sao để nhằm cho chính xác mục tiêu mà thôi. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp hành lang nhiễu của F-4 đã bị gió miền Bắc thay đổi hướng nên không còn tác dụng. Trong 12 ngày đêm không kích Hà Nội, Hải Phòng, người Mỹ đã sử dụng hai loại B.52 mới nhất là B.52G và B.52D. Đây là hai loại máy bay có các hệ thống gây nhiễu (ECM) đã từng đối phó hữu hiệu với các loại SAM trước kia của Liên Xô. Tuy nhiên, các kỹ sư của Boeing đã không hề biết rằng hệ thống gây nhiễu của 2 loại B.52 tại thời điểm đó đã lạc hậu, các kỹ sư Liên Xô đã phát hiện ra bí mật trong hệ thống ECM của B.52 nên tên lửa phòng không cũng đã được cải tiến để có thể tìm diệt B.52 dễ dàng hơn. Đồng thời, hệ thống ECM của B.52 khi được kích hoạt sẽ buộc máy bay phải bay gần như theo đường thẳng với độ nghiêng cánh hạn chế từ 15 - 20 độ cho nên không gây ra nhiều khó khăn cho việc tấn công của tên lửa. Ngoài ra, SAC còn có một quy định rất chặt chẽ là các máy bay B.52 phải luôn bay theo đội hình quy định trong mọi tình huống, nếu tốp phi công nào vi phạm sẽ bị đưa ra tòa án binh. Do vậy, khi một chiếc B.52 trong đội hình bị trúng tên lửa thì trận địa SAM mặt đất vẫn có thể tìm diệt được những những chiếc còn lại.

    Sau này, nhiều chuyên gia quân sự Mỹ còn phân tích, mổ xẻ để tìm ra rất nhiều sai lầm của Mỹ trong chiến dịch Linebacker II. Tuy nhiên, có một điều mà ít người thừa nhận, đó là không ít phi công B.52 đã tìm cách thoái thác nhiệm vụ vì lý do sức khỏe, từ chối xuất kích hoặc tìm lý do để không tiếp cận, oanh kích mục tiêu trong chiến dịch lịch sử này.

    Non-SAC - US Forces in Southeast Asia in DEC 1972 consisted of:
    (Lực lượng không quân chiến thuật trong vùng Đông Nam Á thời điểm tháng 12/1972 gồm)

    Aircraft Quantity BaseSpecial Missions
    (Máy bay)
    (Số lượng) (tại căn cứ)(mục đích đặc biệt)
    F-111 48Takhli RTAFB, Thailand
    F-4 99Udorn RTAFB, Thailand
    RF-4 18 Reconnaissance (trinh sát)
    F-4C 6Korat RTAFB, ThailandIron Hand / WildWeasel (chế áp - tiêu diệt SAM)
    F-4E 24Iron Hand/Wild Weasel (chế áp - tiêu diệt SAM)
    F-105G 23Electronic Warfare and Jammers (tác chiến điện tử/gây nhiễu)
    EB-66 17
    A-7D 72
    HC-130 Air Rescue and Recovery (tìm-cứu hộ)
    EC-121Reconnaissance & Airborne GCI (trinh sát-chỉ huy trên không)
    F-4D111Ubon RTAFB, Thailand
    F-427Nam Phong, Thailand(US Marines)
    HH-53Nakhon Phanom AB, Thailand

    SAC Western Pacific / Thailand based Aircraft
    (Lực lượng không quân chiến lược Tây Thái Bình Dương/ Bố trí tại Thái Lan)
    Aircraft Quantity BaseSpecial Missions / Units
    (Máy bay)
    (Số lượng) (Nơi đóng quân)Nhiệm vụ/đơn vị đặc biệt
    B-52D54RTNAF U-Tapao, Thailand307th Strategic Wing)
    KC-135A53 (Appox)RTNAF U-Tapao, ThailandStrategic Wing - Provisional 310
    10Takhli RTAFB, ThailandSW-P 310 / AREFS-P 4101
    B-52D53Andersen AFB, Guam(43rd Strategic Wing)
    B-52G99Andersen AFB, Guam(Strategic Wing - Provisional 72)
    KC-135A59* (Appox)Kadena AB, Okinawa(376th Strategic Wing)
    KC-135A7Kadena AB, OkinawaCombat Lightning (Radio Relay)(trạm định vị - trung chuyển vô tuyến kết hợp trên tiếp dầu)
    KC-135Q5/6/12**Kadena AB, Okinawa
    Giant Bear TTF (SR-71)6Kadena AB, OkinawaSupport
    RC-135M(376th SW / 82nd Strat Recon Sq) Reconnaissance - ELINT(Trinh sát - tình báo điện tử)
    KC-135A25Clark AB, Philippines(376th SW / AREFS-P 4102)
    SR-71A4Kadena AB, OkinawaReconnaissance -Post Strike (Trinh sát kết quả oanh tạc)
    U-2 /DC-1302 / 2RTNAFU-Tapao, ThailandReconnaissance - Pre /Post Strike (Trinh sát trước&sau oanh tạc)
    *Includes the Strip Alert / Emergency Air Refueling Assets at/on Andersen AFB & NAS Agana - Guam IAP (Including Aircraft Diverted to Guam as "Christmas Help" (unofficial description) on Dec 16th, 1972)
    (Về số KC-135 tiếp dầu: số lượng ước tính, bao gồm cả các nhóm Trực chiến/Tiếp dầu khẩn cấp ở sân bay không quân Andersen và sân bay hải quân Agana, sân bay quốc tế Guam, các máy bay chuyển tới Guam như "Trợ giúp Giáng Sinh"- nhóm bổ sung cho chiến dịch LBII- vào ngày 16/12/1972)
    ** KC-135Q's Assigned 5 PCS to the 376th / 909th AREFS at Kadena, 6 TDY from the 456th BW at Beale
    AFB, California, 12 Partial Q's from the 306th BW / 306th AREFS at McCoy AFB, Florida (some McCoy
    Partial Q's (Excess of Giant Bear requirements) flew as Arc Light / Linebacker Operations, as well as being a Giant Bear Backup when required.
    *** B-52D 55-110 was lost to hostile fire in November during Linebacker I operations, the aircraft although hit by a SAM near Vinh. NVN, was able to get the crew back to Thailand before the crew bailed out

    1 số từ viết tắt trong các tài liệu liên quan:
    AFB: Air Force Base - Căn cứ không quân
    ANGB: Air National Guam Base - căn cứ quốc gia (Mỹ) tại Guam
    ANGS: Air National Guam Station - Nhà ga hàng không quốc gia Guam
    ARW: Air Refueling Wing - Phi đòan tiếp liệu (trên không)
    IAP: International Airport - Sân bay quốc tế
    JARB: Joint Air Reserve Base - Căn cứ dự trữ (hỗn hợp)
    SOW: Special Operations Wing - Phi đòan đặc nhiệm
    SW: Strategic Wing - không đòan chiến lược


    Lực lượng Hải quân tham gia gồm 6 tàu sân bay:

    USS America (CVA-66)
    USS Enterprise (CVAN-65)
    USS Midway (CVA-41)
    USS Oriskany (CVA-34)
    USS Ranger (CVA-61)
    USS Saratoga (CVA-60)

    Đây là thông tin về lực lượng Mỹ tham chiến trong Linebacker II

    - Gần 1/2 số máy bay chiến lược B52 của toàn nước Mỹ: 193/400 chiếc. Thực tế xuất kích: 633 lần chiếc.
    - Gần 1/3 số máy bay chiến thuật của toàn bộ nước Mỹ: 1.077/3.041 chiếc. Thức tế xuất kích: 3.920 lần chiếc.
    - 1/4 số tàu sân bay: 6/24 chiếc. Đi kèm là nhiều loại tàu khác: chỉ huy-dẫn đường, khu trục, tên lửa, radar, hộ vệ, cấp cứu, sửa chữa... của Hạm đội 7.

    Số liệu trên chưa tính tới 50 máy máy bay tiếp dầu trên không và một lượng lớn các máy bay phục vụ khác như: gây nhiễu điện tử, trinh sát có và không người lái, chỉ huy, dẫn đường, liên lạc, cấp cứu...
    Chỉ tính riêng Không quân chiến thuật thì trong Linebacker II Mỹ đã huy động số máy bay bằng tổng lực lượng không quân của Anh (600 chiếc) và Tây Đức (500 chiếc) là 2 nước có không quân mạnh nhất Nato hồi đó.

    Số máy bay chiến lược, chiến thuật được Mỹ sử dụng vào cuộc tập kích chiến lược này đều là những loại hiện đại nhất thời đó. Phần lớn đã được cải tiến, hoàn hảo hơn nhiều so với thời kỳ 1965-1968:
    - Máy bay ném bom chiến lược: B52 D/G.
    - Máy bay chiến thuật: F-111A, F-4D/E/J (thay cho F-4C, F-8), F-105G (thay cho F-105F), A-4E, A-6A, A-7 (thay cho A-4).
    - Máy bay gây nhiễu điện tử: EA-6A, EB-66B/C/D/E, EC-121.
    - Máy bay tiếp dầu trên không: KC-135.
    - Máy bay trinh sát có người lái tầng thấp: RF-4C, RA-5C.
    - Máy bay trinh sát không người lái tầng thấp: 147SB/SC/SK, 147SRE (bay đêm).
    - Máy bay trinh sát có người lái tầng cao: SR71.
    - Máy bay trinh sát không người lái tầng cao: BQM34A.

    Căn cứ xuất phát:
    - Máy bay B52 cất cánh từ Anderson trên đảo Guam và Utapao Thái Lan.
    - Máy bay chiến thuật cất cánh từ 6 sân bay ở Thái Lan: Udon, Ubon, Takhli, Korat, Nakhon Phanom, Nam Phong (Nậm Phong) và từ 6 tàu sân bay: Enterprise, America, Ranger, Kitty Hawk, Oriskany, Saratoga đậu rải trên một khu vực rộng gọi là Station Yankee (Trạm Yân-ki) ở biển Đông, từ Đông Thanh Hóa đến Đông Đà Nẵng.

    Mgoài ra, tất cả các căn cứ hậu cần, kỹ thuật của QĐ Mỹ tại Đông Nam Á như Clark, Subic tại Philippin, Okinaoa tại Nhật Bản đều được sử dụng để phục vụ cho trận đại oanh kích này.

    Để chỉ huy chung 2 căn cứ Anderson và Utapao, Lầu Năm góc đã cấp tốc thành lập một Bộ chỉ huy lâm thời, do tướng John Vogt làm Tư lệnh, đóng ở Utapao.

    Đây là sơ đồ đường bay của các mũi tập kích trong Linebacker II:

    [​IMG]

    Nguồn: "Điện Biên Phủ trên không" chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam của tác giả Lưu Trọng Lân - nguyên Phó Phòng Tác huấn/ Bộ Tham mưu/Quân chủng PK-KQ.

    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/6...ker-ii-duoi-con-mat-cua-su-gia-my/222357.html
    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=603.0
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Cán cân quân sự trong chiến dịch ĐBP trên không (kỳ 1)

    cuộc đọ sức suốt 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội năm 1972.
    Linebacker II là cuộc tập kích đường không chiến lược của quân đội Mỹ vào miền bắc Việt Nam, với âm mưu "đưa miền bắc Việt Nam trở về thời kì đồ đá". Đây là bước phiêu lưu quân sự lớn nhất của tập đoàn Nixon. Về mặt khoa học quốc phòng, Linebacker II còn là chiến dịch tập trung những gì tinh hoa nhất của nền công nghiệp quốc phòng Mỹ giai đoạn bấy giờ.

    Trong chiến dịch này, Mỹ đã huy động 193 B-52 (chiếm gần một nửa trong tổng số 400 B-52), 1077 máy bay chiến thuật chiến đấu hiện đại trong tổng số trên 3000 chiếc.

    Lực lượng hải quân huy động sáu tàu sân bay (trong tổng số 24 chiếc) cùng với đội tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu cấp cứu của hạm đội Thái Bình Dương. Ngoài ra, còn có một đội bay tiếp dầu trên không, trinh sát chiến thuật, trinh sát chiến lược, gây nhiễu điện tử…hùng hậu.

    Có thể nói, Mỹ đã đưa vào chiến dịch này những vũ khí hiện đại nhất thời bấy giờ vào "canh bạc cuối cùng" này. Đó là những chiến đấu cơ mới nhất, hiện đại nhất, những tổ hợp chiến đấu tinh vi, phức tạp nhất.

    Sau đây là một số loại máy bay hiện đại quân đội Mĩ sử dụng trong chiến dịch Linebacker II:

    Tiêm kích – bom F-4 Phantom II (Con ma)

    F-4 "Con ma" là máy bay tiêm kích – bom siêu âm, hai động cơ, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. F-4 là một trong những thiết kế thành công nhất của tập đoàn Mcdonell.

    Bắt đầu phục vụ Hải quân Mỹ từ năm 1961, nhưng vai trò của F-4 lúc đó lại là tấn công mặt đất hỗ trợ cho các chiến dịch của lính thủy đánh bộ (United states marine corp – USMC).

    Máy bay chiến đấu F-4 tham gia hoạt động với nhiều vai trò khác nhau ví dụ như: chiến đấu chiếm ưu thế trên không, đánh chặn trên không, hỗ trợ tấn công tầm cực ngắn, tấn công tầm xa và trinh sát chiến thuật.

    [​IMG]

    Cấu trúc thân của F-4 sử dụng nhiều hợp kim Titan, dài tới 19m, tổng trọng lượng cất cánh tối đa 27 tấn. F-4 có một thân hình khá đồ sộ, to lớn khác hẳn với những tiêm kích cùng thời. "Con ma" này đạt được tốc độ Mach 2.23 (2.370km/h) đáng nể , tốc độ lên cao 210m/s, tầm bay 2.600km và trần bay trên 18.000m.

    Buồng lái được thiết kế dành cho hai phi công (một phi công điều khiển và một phi công phụ trách vũ khí hoặc theo dõi radar). Các hệ thống điện tử trên máy bay gồm radar điều khiển hỏa lực, thiết bị hỗ trợ ném bom, thiết bị dẫn đường quán tính…

    Đối với hệ thống vũ khí của F-4 được mang trên chín giá treo, tùy vào từng nhiệm vụ khác nhau chúng có thể linh động thay đổi phù hợp. Về cơ bản, chúng trang bị các tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow (chim sẻ) và AIM-9 Sidewinder (rắn đuôi chuông), tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và các loại bom thông thường, bom dẫn đường bằng laze, bom chùm…

    Tuy nhiên, có một thiếu hụt mà trở thành điểm yếu lớn của F-4 trong thời gian tham chiến ở Đông Nam Á. Chúng không được lắp đặt pháo dùng cho không chiến tầm gần, mãi đến phiên bản F-4E ra đời điểm yếu này mới được khắc phục khi máy bay có thêm pháo M61 "Thần lửa" (có thể bắn 639 viên đạn).
    Đi vào phục vụ không lâu, F-4 bắt đầu tham gia vào cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Chúng hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu không chiến chiếm ưu thế trên không, cường kích.

    Sau này, F-4 còn được đưa vào tham gia chương trình Wild Weasel (chồn hoang). Đây là một dự án đặc biệt của quân đội Mĩ nâng cấp cải tiến máy bay thực hiện nhiệm vụ khống chế hệ thống phòng không đối phương (suppression of enemy of air defenses-SEAD).

    Vũ khí trang bị chủ yếu là tên lửa chống radar AGM-88 HARM (tên lửa có thể phát hiện, tấn công và phá hủy trạm radar, ăng ten). Cùng với các thiết bị gây nhiễu điện tử.

    Trong chiến dịch Linebacker II (1972), Không quân và Hải quân Mỹ đã huy động hàng trăm chiếc thuộc ba phiên bản F-4D/E/J tham chiến. Vai trò của F-4 trong chiến dịch là hộ tống "pháo đài bay" B-52, khống chế hệ thống phòng không của ta, đặc biệt là các trận địa tên lửa SAM.

    Tiêm kích – bom F-105G Thunderchief (Thần sấm)

    F-105 "Thần sấm" là máy bay tiêm kích – bom siêu âm của không quân Mĩ. F-105 cũng là một trong những chiến đấu cơ được quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

    F-105 được thiết kế với một chỗ ngồi duy nhất, nó có chiều dài 19,6m. Trang bị một động cơ phản lực Pratt & Whitney J75-P-19W cho phép F-105 đạt tốc độ Mach 2.08 (2208km/h), tầm bay tối đa 3.500km, trần bay trên 14.000m.

    F-105 được lắp đặt một pháo M-61 "Thần lửa" (1.208 viên đạn) cùng với đó là bom và tên lửa mang trên giá treo bên ngoài. Máy bay có khả năng sử dụng tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder (Rắn đuôi chuông) và AIM-12 Bullput cho các nhiệm vụ không chiến. Tuy nhiên, vai trò chính của "thần sấm" trong cuộc chiến tại Việt Nam lại là ném bom đánh phá. Chúng thường được các đơn vị F-4 hộ tống.

    [​IMG]

    Trong chiến dịch Linebacker II, không quân Mỹ đã đưa F-105G tham gia. Đây là phiên bản nâng cấp cải tiến của F-105 sử dụng cho mục đích áp chế hệ thống phòng không đối phương.

    F-105G được lắp đặt thiết bị tác chiến điện tử AN/ALQ-105, một số chiếc còn được trang bị tên lửa chống radar AGM-78 (tầm bắn 90km) có khả năng phát hiện, tiêu diệt các trạm radar của hệ thống tên lửa đối không.

    Các máy bay làm nhiệm vụ áp chế hệ thống phòng không luôn là những người đến sớm nhất và "ra về" muộn nhất. Đến sớm là để khống chế hệ thống phòng không hỗ trợ các máy bay ném bom vào đánh phá, và rút ra muộn nhất là để hỗ trợ việc rút lui an toàn các đơn vị ném bom. Những chiếc F-105G thường được KC-135 tiếp dầu trên không để có đủ thời gian hoạt động hỗ trợ.

    [​IMG]

    Máy bay ném bom cánh cụp – cánh xòe F-111 Aardvark (Lợn đất)

    F-111 là máy bay ném bom siêu âm của không quân Mĩ. F-111 cũng là loại máy bay mang thiết kế độc đáo cánh cụp cánh xòe đầu tiên trên thế giới.

    "Lợn đất" F-111 được thiết kế với hình dạng cánh có thể thay đổi, chính điểm đặc biệt này cho phép phi công có thể bay tầm thấp với vận tốc siêu âm và đạt tốc độ gấp hai lần vận tốc âm thanh ở tầm bay cao.
    Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay cất hạ cánh đường băng ngắn.

    [​IMG]

    Hệ thống điện tử của F-111 bao gồm: hệ thống dẫn đường, thông tin liên lạc, hệ thống áp chế hỏa lực phòng không và radar điều khiển ném bom giúp tấn công chính xác mục tiêu trong điều kiện ban đêm hoặc thời tiết xấu.

    Một điểm mới của F-111 so với các loại máy bay khác, nó được trang bị radar theo dõi địa hình cho phép máy bay bay trong khu vực thung lung, đồi núi, bất kể ngày hay đêm hay trong điều kiện thời tiết xấu ở tốc độ cao.

    Vũ khí của F-111 gồm pháo M-61 "Thần lửa" và 14.000 kg bom mang trên bốn giá treo bên ngoài cánh và hai giá treo nằm trong khoang vũ khí máy bay. F-111 mang được các loại bom thông thường và bom hạt nhân.

    F-111 trang bị hai động cơ Pratt & Whitney TF30-P-100 cho phép nó đạt tốc độ vượt âm Mach 2.5 (2.665km/h), tầm bay trên 5000km.

    Tại Việt Nam, đến tận năm 1972 loại máy bay này mới được đưa vào sử dụng. Lợi dụng ưu thế bay tốc độ cao ở tầm thấp giúp F-111 tránh được sóng radar, không quân Mĩ sử dụng nó với vai trò áp chế hệ thống tên lửa phòng không.

    Máy bay cường kích A-4 Skyhawk (Chim ưng nhà trời)

    Trong chiến dịch Linebacker II, bên cạnh các chiến đấu cơ của không quân, Hải quân Mỹ cũng được điều động tham chiến với các loại máy bay ném bom hạng nhẹ A-4, A-6 và A-7.

    Trong đó, máy bay cường kích A-4 được mệnh danh là "chim ưng nhà trời" tham gia cuộc chiến Việt Nam từ những năm đầu. Chúng được hải quân Mỹ sử dụng rộng rãi trong các phi vụ ném bom đánh phá miền Bắc Việt Nam.

    [​IMG]

    Ngoài những tính năng kỹ chiến thuật thông thường, A-4 là loại máy bay đầu tiên áp dụng kĩ thuật tự tiếp dầu trên không, nghĩa là các máy bay cùng loại A-4 có thể tiếp dầu cho nhau mà không cần máy bay chuyên dụng.

    Để thực hiện kĩ thuật này, một chiếc A-4 cải tiến trang bị hệ thống tiếp dầu gồm thùng nhiên liệu phụ và vòi bơm dầu cất cánh với tải trọng tối đa đổ đầy nhiên liệu và sẽ rời khỏi tàu sân bay trước tiên.
    Tiếp đó, các máy bay A-4 làm nhiệm vụ chiến đấu mang tối đa vũ khí và chỉ bơm một lượng nhiên liệu đủ dùng, sau khi cất cánh sẽ được tiếp dầu đầy đủ trên không.

    Tham gia Linebacker II, không quân Mỹ đã đưa phiên bản cải tiến A-4E vào tấn công đánh phá miền Bắc Việt Nam. A-4E được cải tiến nhiều về hệ thống điện tử bao gồm: radar dẫn đường Doppler, hệ thống định vị TACAN (Tactical Air Navigation – dẫn đường chiến thuật trên không), radar độ cao, máy tính điều khiển ném bom, thiết bị dẫn đường ném bom tầm thấp AJB-3A. Ngoài ra, A-4E được lắp động cơ mới Pratt & Whitney J52-P-6A.

    Trang bị vũ khí của A-4E cũng tương tự các phiên bản khác, chúng lắp đặt một pháo 20mm. Năm giá treo trên cánh có thể mang được tên lửa không đối không AIM-9 "rắn đuôi chuông", tên lửa chống radar AGM-45, tên lửa không đối đất AGM-65, AGM-12 và các loại bom thông thường, rocket

    Bên cạnh các loại chiến đấu cơ, không quân Mỹ còn huy động các loại máy bay gây nhiễu điện tử tầm xa (EA-6A, EB-66, EC-121); trinh sát tầm cao SR-71 Blackbird (chim hét) có tầm bay cao lên tới 30000m, tốc độ gấp ba lần vận tốc âm thanh; trinh sát tầm thấp RF-4, RA-5 và kể cả các loại máy bay không người lái (BQM-34A).

    Cán cân quân sự trong chiến dịch ĐBP trên không (kỳ 2)

    Trong chiến dịch Linebacker II, Mỹ đã đưa lượng lớn "pháo đài bay" B-52, được coi là "thần tượng của không lực Mỹ" có tầm bay xa, mang nhiều bom, với sức hủy diệt lớn.
    B-52 Stratofortress (Pháo đài bay) là máy bay ném bom chiến lược tầm xa của không quân Mỹ. Đi vào hoạt động năm 1955, B-52 đã trở thành niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng của siêu cường này.

    Với chiều dài gần 50m, cao 12,4m, sải cánh 56,4m, trọng lượng cất cánh tối đa trên 200 tấn. B-52 được xem là máy bay ném bom lớn nhất trên thế giới lúc đó.

    Hình dáng của B-52 khá giống với mẫu máy bay ném bom chiến lược B-47 Stratojet. Tất cả bộ phận cánh, vị trí đặt động cơ, bộ phận bánh đáp đều gợi cho người ta nhớ tới những chiếc B-47. Tuy nhiên, xét trên mọi mặt, B-52 vẫn to lớn hơn và nặng hơn "người tiền nhiệm".

    Để nâng "con quái vật" này lên bầu trời, Boeing đã trang bị cho nó 8 động cơ phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whiteney TF33-P-3/103 giúp B-52 đạt tốc độ 1.000km/h, tầm hoạt động 12.000km, trần bay 15.000m.

    [​IMG]

    B-52 được điều khiển bởi một kíp lái 6 người gồm: chỉ huy, phi công, sĩ quan phụ trách radar, sĩ quan dẫn đường, sĩ quan tác chiến điện tử và một xạ thủ súng máy ở phía đuôi máy bay.

    Mỗi chiếc B-52 có thể chứa khoảng 100 quả bom đặt trong khoang bom và giá treo trên cánh. Số lượng đó tương đương với 30 tấn. Ngoài ra, còn có tháp pháo đuôi trang bị pháo M 61 "Thần lửa" cỡ 20mm dùng để bắn máy bay hoặc tên lửa.

    Tất cả những điều trên đã làm cho B-52 trở thành "thần tượng của không lực Mỹ". Vì thế, với tham vọng đè bẹp ý chí chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Từ năm 1965, Mỹ đã đem B-52 tới Việt Nam tham chiến. Hầu hết các máy bay B-52 đều cất cánh từ hai sân bay Utapao (Thái Lan) và Anderson (Guam).

    Trong chiến dịch Linebacker II năm 1972, bên cạnh các loại máy bay chiến đấu chiến thuật thì B-52 chính là "quân át chủ bài" mà Tổng thống Nixon tung ra hòng "đưa miền bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá", tạo thế thuận lợi trên bàn đàm phán hiệp định Paris. Để thực hiện mưu đồ này, chúng đã huy động 193 chiếc B-52D/G (chiếm gần 50% số B-52 mà Mỹ có).

    Trong đó:

    - Phiên bản B-52D không có quá nhiều sự thay đổi, ngoài việc nó đã được cải tiến để mang được một lượng bom lớn hơn thông thường phục vụ cho các chiến dịch ném bom rải thảm.

    [​IMG]

    - Phiên bản B-52G có hai sự thay đổi lớn nhất là: trọng lượng tăng thêm từ 200 tấn lên 221 tấn và thay thế động cơ mới Pratt & Whiteney J57-P-43W.

    Ngoài ra, có một số điểm thay đổi là thiết kế lại phần cánh cung cấp thêm giá treo bên ngoài cho hai thùng nhiên liệu 2.650 lít; phần đầu máy bay chứa radar được mở rộng. Đối với hệ thống điện tử trên máy bay, ngoài các thiết bị tiêu chuẩn thì nó trang bị mới radar điều khiển hỏa lực AN/ASG-15, cải tiến công nghệ gây nhiễu điện tử.

    [​IMG]

    Về trang bị vũ khí, ngoài khối lượng bom thông thường, những chiếc B-52G được trang bị một động cơ phản lực Pratt & Whiteney J52, sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và mang thêm loại tên lửa hành trình không đối đất AGM-28 Hound Dog (chó săn).

    Nếu AGM-28 bay tầm cao ở tốc độ siêu âm thì tầm bắn lên tới 800km, còn bay ở tầm thấp và tốc độ cận âm thì tầm bắn giảm xuống còn trên 300km. Tên lửa AGM-28 có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân.

    Lớp hỏa mù che đậy hành tung B-52

    B-52G mang được bốn quả tên lửa "mồi bẫy" ADM-20 Quail (chim cút). Đây là loại vũ khí có khả năng đánh lừa được radar địch, thu hút tên lửa tầm nhiệt K-13 của MiG-21 về phía mình bảo vệ cho B-52G. Tên lửa sử dụng một động cơ phản lực Pratt & Whiteney J85, tầm bắn khoảng 700km, tốc độ Mach 0.9.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, những trang bị trên chưa đủ để B-52 vượt qua được lưới lửa phòng không miền Bắc hay "rồng lửa" SAM-2. Không quân Mỹ đã trang bị thêm cho "con ngáo ộp" này 16 máy gây nhiễu điện tử tích cực, hai máy gây nhiễu tiêu cực và hai máy thu tần số radar đối phương.

    Toàn bộ hệ thống máy gây nhiễu điện tử tích cực của B-52 đều do sĩ quan tác chiến điện tử phụ trách, các thiết bị này sẽ tự động thu và phân tích tần số sóng radar đối phương, sau đó sĩ quan phụ trách sẽ lựa chọn phát tần số sóng để chế áp đài radar đối phương.

    Bên cạnh đó, B-52 còn nhận được sự hỗ trợ từ các máy bay trinh sát điện tử EA-6A, EB-66, EC-121 và kể cả từ các chiến đấu cơ F-4, F-105, A-6, A-7 đều được lắp đặt thiết bị gây nhiễu điện tử tích cực.

    Ngoài ra, không quân Mỹ còn áp dụng cả phương thức gây nhiễu tiêu cực là các "quả bom" chứa hàng triệu triệu sợi kim loại màu bạc, rất mỏng, nhẹ (mỗi quả bom chứa 450 bó nhiễu). Những sợi nhiễu này còn được thả từ các tốp F-4, khi gặp sóng radar sẽ phản xạ hiển thị trên màn hình theo dõi thành các chấm nhỏ li ti che giấu mục tiêu thật. Tất cả được kỳ vọng sẽ hình thành một hành lang an toàn cho B-52 xâm nhập bầu trời thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam.

    Đắc ý với những vũ khí siêu hiện đại như vậy, không quân Mỹ hoàn toàn tự tin cho một chiến thắng. Nhưng chúng đã lầm, với ý chí quật cường, lòng quyết tâm cao độ quân dân miền bắc đã bẻ gãy chiến dịch Linebacker II làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không lẫy lừng.

    Trong 12 ngày đêm (từ 18 tới 30/12), lực lượng phòng không - không quân miền bắc đã bắn hạ 81 máy bay. Trong đó, có 34 chiếc B-52. Đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới từng bắn hạ pháo đài bay B-52.

    Cán cân quân sự trong chiến dịch ĐBP trên không (kỳ 3)

    Để đối phó với Linebacker II, quân và dân thủ đô Hà Nội đã thiết lập lưới lửa phòng không để bảo vệ Thủ đô cùng các thành phố lớn ở miền Bắc.

    Các loại pháo phòng không ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không:

    Súng máy phòng không tầm thấp (cỡ 12,7mm và 14,5mm)

    Ngay từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ cho súng máy phòng không tầm thấp DShK 12,7mm và đã lập chiến công bắn hạ nhiều máy bay quân Pháp ở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Song, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972, DShK 12,7mm lần nữa tham gia bảo vệ bầu trời Hà Nội chống lại không quân Mỹ.

    DShK 12,7mm được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1930, với mục đích tạo ra loại súng có khả năng chống thiết giáp hạng nhẹ và máy bay tầm thấp. Súng máy phòng không 12,7mm hoạt động theo cơ chế trích khí, được làm mát bằng không khí; nặng khoảng 137kg (tính cả giá đỡ ba chân), được điều khiển bởi một tổ ba người và cả ba người này sẽ phụ trách tháo lắp di chuyển từng phần súng khi cần; được lắp một hộp tiếp đạn cỡ 50 viên. Tầm bắn tối đa 2000m tuy nhiên tầm bắn hiệu quả chỉ là 1.000m. Sơ tốc đầu đạn 850 viên/phút, tốc độ bắn 600 viên/phút.

    [​IMG]
    Kết hợp với các đơn vị trang bị DShK 12,7mm lực lượng phòng không tầm thấp của ta còn được viện trợ loại súng máy phòng không ZPU-1/2/4 sử dụng cỡ nòng 14,5mm.

    Tất cả seri ZPU đều được Liên Xô phát triển trong khoảng thời gian 1945-1947, đến đầu năm 1950 chúng được đưa vào biên chế của Hồng Quân. Mặc dù ra đời từ cách đây nửa thế kỉ, nhưng tới tận ngày nay, chúng vẫn nằm trong thành phần trang bị của hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

    Các seri của ZPU bao gồm:

    -ZPU-1 được lắp một nòng cỡ 14,5mm

    -ZPU-2 được lắp hai nòng cỡ 14,5mm
    -ZPU-4 lắp bốn nòng cỡ 14,5mm

    [​IMG]

    Tất cả các series ZPU trên đều bắn loại đạn API (BS41) trọng lượng 64,4gram. Sơ tốc đầu đạn 1000m/s, tầm bắn tối đa chống máy bay 5000m, tuy nhiên thật sự hiệu quả ở cự ly 1400m. Tốc độ bắn trên lý thuyết 600 viên/phút còn thực tế chỉ là 150 viên/phút.

    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, DShK 12,7mm kết hợp với các khẩu đội ZPU-1/2/4 với nhiệm vụ chống máy bay địch bay thấp đã phát huy tác dụng bắn rơi nhiều máy bay quân địch, đặc biệt là chiến công bắn hạ 5 máy bay cánh cụp cánh xòe F-111 "con lợn đất".

    Pháo phòng không 37mm M1939 (61-K)

    M1939 (61-K) là pháo phòng không cỡ nòng 37mm được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1930 và sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

    [​IMG]
    Pháo 37mm được thiết kế chủ yếu để chống lại máy bay ném bom bổ nhào, các mục tiêu tầm thấp, tầm trung hoặc chống lại các loại xe thiết giáp hạng nhẹ. Đây là loại pháo nòng dài rãnh xoắn, được đặt trên xe kéo bốn bánh ZU-7l; có tầm bắn chống máy bay 2500m, tốc độ bắn khoảng 180 viên/phút. Khẩu đội bao gồm 8 người. Pháo được ngắm bắn bằng kính ngắm quang học.

    Ngay từ trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, quân đội ta đã được viện trợ loại vũ khí này để chống máy bay quân Pháp ở Điện Biên Phủ.

    Năm 1972, pháo 37mm tiếp tục tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ trên không với vai trò phòng không bảo vệ cầu cống, kho tàng, bến bãi,… và các trận địa tên lửa chống máy bay địch bay tầm thấp.

    Pháo phòng không 57mm AZP S-60

    57mm AZP S-60 là loại pháo phòng không tầm thấp, tầm trung do Liên Xô phát triển từ những năm 1950.
    Cũng giống như pháo 37mm, S-60 được sử dụng để chống lại các loại xe thiết giáp hạng nhẹ và bắn máy bay tầm thấp. Thông thường, 57mm S-60 được kéo bởi một xe Ural-375.

    Một sự khác biệt lớn với 37mm M1939 (61-K) trong hệ thống ngắm bắn, 57mm S-60 được triển khai cùng với hệ thống điều khiển với máy chỉ huy PUAZO-6/60 và radar SON-9/9A, hoặc tương tự pháo 57mm cũng sử dụng máy chỉ huy PUAZO-5 và radar SON-4.
    [​IMG]

    Trong tác chiến phòng không, pháo 57mm có tầm bắn 4.000m nếu dùng kính ngắm quang học và 6.000m nếu có radar dẫn đường. Trong một trung đoàn trang bị 57mm thường được bố trí thành bốn khẩu đội. Mỗi khẩu đội gồm 6 pháo, radar điều khiển hỏa lực, máy chỉ huy.

    Sau này, các chuyên gia còn cải tiến lắp pháo 57mm lên thân xe tăng T-54 để tăng khả năng cơ động. Mẫu cải tiến này được đặt tên là ZSU-57-2 (pháo 57mm hai nòng). Loại này cũng được trang bị cho quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

    Pháo 57mm AZP S-60 nằm trong thành phần lực lượng phòng không tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.

    Pháo phòng không 100mm KS-19

    100mm KS-19 là loại pháo phòng không tầm trung, tầm cao của Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

    [​IMG]

    Pháo 100mm được điều khiển bởi một tổ 15 người, khi cần thiết chúng được di chuyển bởi xe kéo bánh xích hạng trung AT-S và hạng nặng AT-T.

    Trong tác chiến chống máy bay, 100mm KS-19 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 10000m. Các loại đạn sử dụng cho KS-19 bao gồm: đạn HE (thuốc nổ mạnh), đạn HE-nổ mảnh, đạn nổ mảnh.

    KS-19 sử dụng kính ngắm quang học hoặc dùng hệ thống điều khiển bảo gồm radar SON-9A và máy chỉ huy PUAZO-6/19 tăng thêm độ chính xác. Tuy nhiên, tốc độ bắn của KS-19 khá chậm (15 viên/phút).

    Tương tự pháo 37, 57mm, KS-19 cũng được dùng để chống lại xe thiết giáp hạng nhẹ. Chúng có thể xuyên giáp dày 185mm ở khoảng cách 1000m.

    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, pháo 100mm KS-19 trang bị hạn chế trong các đơn vị pháo cao xạ.

    Trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử cuối năm 1972, lực lượng phòng không quân ta với trang bị từ súng máy phòng không 12,7mm, ZPU-1/2/4 14,5mm tới pháo 37mm, 57mm, 100mm đã tạo thành lưới lửa tầm thấp, tầm trung, tầm cao phủ khắp miền bắc. Tập trung đánh địch từ mọi hướng, bảo vệ an toàn cho các kho tàng, bến bãi, sân bay, trận địa tên lửa (át chủ bài của nhân dân ta chống "ngáo ộp" B-52)…
    Tính riêng từ ngày 18 đến 30 tháng 12, bộ đội phòng không đã bắn rơi hàng chục chiếc máy bay hiện đại của quân Mỹ, trong đó có cả loại mới nhất F-111.

    Cán cân quân sự trong chiến dịch ĐBP trên không (kỳ 4)

    Bên cạnh súng phòng không và pháo cao xạ, "én bạc" MiG-21 và "rồng lửa Thăng long" SA-2 là hai loại vũ khí chủ lực đập tan niềm tự hào của không lực Mỹ, làm nên chiến thắng vang dội địa cầu.
    Tiêm kích đánh chặn MiG-21

    MiG-21 là máy bay tiêm kích phản lực siêu âm do Liên Xô thiết kế phát triển vào những năm 1950. Vào thời điểm bấy giờ, MiG-21 là một trong những tiêm kích cơ hiện đại nhất thế giới. Chúng đã tham gia phục vụ ở gần 50 quốc gia trên thế giới, cho tới ngày nay vẫn có nhiều nước tiếp tục sử dụng MiG-21 như Việt Nam, Ấn Độ, Cu ba, Trung Quốc (biến thể J-7 do Trung Quốc tự sản xuất).

    Liên Xô viện trợ loại tiêm kích này cho Việt Nam vào năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại miền bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đang ở giai đoạn rất quyết liệt.

    Tiêm kích MiG-21 thiết kế theo kiểu cánh tam giác, có hình dáng gần giống một mũi tên, được trang bị hệ thống điện tử khá đơn giản bao gồm:

    - Thiết bị nhận diện bạn và thù (identification, friend or foe – IFF) dùng để nhận biết các loại máy bay, xe cộ thuộc quân ta hay đối phương. IFF xác định vị trí khoảng cách. MiG-21 hầu hết trang bị IFF SRZO-2 "Khrom-Nikel".

    - Thiết bị thông tin liên lạc RSIU-5, trừ một số phiên bản đời đầu như MiG-21F-13 trang bị R-802.

    - Radar cảnh báo trên MiG-21 chủ yếu là SPO-2.

    - Kính ngắm cho súng máy ASP-5 (phiên bản đời đầu MiG-21F-13, MiG-12F), PKI cho các bản tiếp sau.
    Ngoài ra, một thiết bị không thể thiếu trên máy bay chiến đấu là radar điều khiển hỏa lực. Các máy bay MiG ngoài các mẫu đời đầu, thường được trang bị radar RP-21 "Saphir". Trên lý thuyết loại radar này phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 20km và khóa mục tiêu ở cực ly 10 km. Tuy nhiên, thực tế con số này lần lượt ở mức 13 km và 7 km.

    Các phiên bản MiG-21 trang bị vũ khí chủ yếu là hai tên lửa không đối không tầm nhiệt Vympel K-13 có tầm bắn khoảng 8 km. Vũ khí phụ là pháo 23 hoặc 30 mm.

    MiG-21 sử dụng động cơ phản lực đốt nhiên liệu hai lần Tumansky R-11-300, cho phép tiêm kích này đạt tốc độ lên tới 2.500 km/h (Mach 2,5), tầm hoạt động khoảng 1.500 km, trần bay gần 20.000m.

    Không quân nhân dân Việt Nam lúc đó được viện trợ các loại MiG-21F-13/PF/PFM/MF. Trong chiến dịch Linebacker II, không quân Việt Nam đã lập nên kỳ tích bắn rơi hai pháo đài bay B-52. Một "kỷ lục" mà cho tới tận ngày nay vẫn chưa có quốc gia nào trên thế giới làm được.

    [​IMG]

    Hai người anh hùng đó là phi công Phạm Tuân lái một chiếc Mig-21MF (trang bị radar RP-22) bắn rơi B-52 vào đêm 27/12/1972. Phạm Tuân sau này đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên vũ trụ cùng với nhà du hành vũ trụ Gorbatko trên con tàu Soyuz 37.

    Người phi công thứ hai là Vũ Xuân Thiều, bắn hạ một chiếc B-52 đêm 28. Anh anh dũng hy sinh khi dùng máy bay làm "viên đạn thứ ba" đâm thẳng vào B-52, sau khi bắn hai tên lửa mà chưa tiêu diệt được địch.

    Ngoài ra, trước đó, phi công Vũ Đình Rạng từng bắn bị thương một B-52 vào ngày 20/11/1971. Tổng kết sau 12 ngày đêm, không quân MiG-21 đã xuất kích 24 lần bắn rơi 7 máy bay địch (trong đó có hai B-52)
    Hệ thống tên lửa đất đối không SA-2

    SA-2 (theo tiếng Nga gọi là C-75) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, tầm cao do Liên Xô phát triển từ những năm 50. SA-2 được triển khai chủ yếu ở các quốc gia thuộc khối Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.

    [​IMG]

    Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Việt Nam được Liên Xô viện trợ cho loại tên lửa này. Ngày 24/7/1965, bộ đội tên lửa Việt Nam đã tham gia đánh thắng trận đầu bắn rơi một chiếc F-4 trên bầu trời miền Bắc.

    Từ đó tới chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, tên lửa phòng không Việt Nam tham gia bắn hạ hàng trăm máy Mĩ.

    Hệ thống tên lửa đất đối không SA-2 bao gồm các thành phần:

    -Tên lửa V-750 là loại tên lửa hai tầng gồm một tầng phóng chứa nhiên liệu rắn và một tầng chứa nhiên liệu lỏng. Bộ phận phóng hoạt động trong khoảng 4-5 giây, động cơ chính vào khoảng 22 giây. V-750 lắp một đầu đạn 200 kg HE-phá mảnh. Khi cách mục tiêu khoảng 60m thì đầu đạn tự nổ bung ra 12.000 mảnh vụn. Tên lửa có tầm bắn 45km, độ cao bay trên 20 km.

    - Radar điều khiển hỏa lực FAN SONG, tầm phát hiện mục tiêu khoảng 60 –120km đối với phiên bản A/B và 75-145km (phiên bản E/F/D). Radar có khả năng quét theo dõi đồng thời sáu mục tiêu cùng lúc. Radar FAN SONG kết hợp với hệ thống tên lửa SA-2 và radar bắt mục tiêu SPOON REST.

    - Radar bắt mục tiêu và cảnh báo SPOON REST có tầm hoạt động khoảng 275 km.

    - Radar đo độ cao SIDE NET, độ cao tìm kiếm từ 28 - 32 km.

    - Radar cảnh báo sớm KNIFE REST, tầm hoạt động khoảng 250 km. Loại này chỉ được trang bị ở một số phiên bản đời đầu của hệ thống SA-2.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Một tiểu đoàn tên lửa SA-2 thường được bố trí theo kiểu hình hoa, 6 bệ phóng bố trí ở xung quanh các hệ thống radar điều khiển và dẫn đường.

    Một điểm đáng lưu ý nữa, có một số nguồn tin lâu nay cho rằng tên lửa SA-2 trong chiến tranh Việt Nam đã được cải tiến nối tầng nâng tầm bắn. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải, bởi tên lửa SA-2 có thể hạ mục tiêu ở độ cao trên 20.000m trong khi trần bay tối đa của B-52 chỉ là 15.000 - 17.000m (khi bay ném bom độ cao bay 10.000m). Trên thực tế, chất bộ đội ta đã cải tiến các thiết bị radar để "vạch nhiễu tìm thù" bắt B-52 đền tội.

    [​IMG]

    Trong chiến dịch cuối năm 1972, tên lửa SA-2 đã bắn rơi được 29 chiếc B-52, riêng Hà Nội bắn rơi 25 chiếc. Đây là một "cú sốc" đối với không lực Mỹ, bởi chúng coi B-52 là pháo đài bay không thể xâm phạm, được bảo vệ bởi nhiều loại máy bay gây nhiễu chủ động, bị động.

    Với ý chí kiên cường, sáng tạo, anh dũng, quân và dân Thủ đô đã hạ đo ván con "ngáo ộp" này trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Buộc đế quốc Mỹ phải quay trở lại bàn đám phán ở Paris để ký kết hiệp định lập lại hòa bình ở Việt Nam.

    Tổng hợp từ DVO
    ISKANDER thích bài này.
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Bao nhiêu B-52 bị bắn hạ:

    Trong số 81 máy bay Mỹ bị bắn rơi trong trận "Điện Biên Phủ trên không", có tới 34 pháo đài bay B52, khiến báo chí phương Tây nhận định chua cay: "Cứ với tốc độ này, chỉ 3 tháng nữa B52 sẽ bị tuyệt chủng!".

    Tháng 4/1972, Mỹ phát động trở lại cuộc chiến tranh phá hoại hòng bóp nghẹt miền Bắc Việt Nam. Mật danh của chiến dịch được đặt là Linebacker I. Trong cuộc chiến bằng không quân và hải quân của Mỹ được tái khởi động, Hà Nội, Hải Phòng và các đô thị lớn khác ở miền Bắc là các mục tiêu chính. Cường độ cũng như mật độ số lần đánh phá những mục tiêu này luôn ở mức cao.

    [​IMG]
    Những hố bom sau đợt rải thảm của B52.

    Những ngày cuối năm 1972, đỉnh cao của những cố gắng duy trì "thế mạnh" trên bàn thương lượng của Mỹ là "Cuộc ném bom mùa Giáng sinh" - đã được chuẩn bị kế hoạch từ trước với mật danh Linebacker II. Bắt đầu chiến dịch này, ngay đêm đầu tiên (18/12/1972), không lực Mỹ đã huy động tới 90 lần mỗi chiếc B52 và 163 lần mỗi chiếc máy bay chiến thuật, tập kích liên tiếp vào các mục tiêu trọng yếu của Hà Nội như sân bay Nội Bài, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì, ga Đông Anh... và đặc biệt là Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân, Sở chỉ huy Sư đoàn phòng không 361.

    Trong cuộc đụng độ lịch sử với B52 trên bầu trời Hà Nội, một trong những lực lượng có vai trò rất quan trọng là radar. Với những bài học kinh nghiệm đúc rút từ khắp các chiến trường, từ nhiều trận đánh với B52 trước đây, lực lượng radar đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát hiện sớm mục tiêu.

    19h10 tối 18/12/1972, Đại đội radar 45, Trung đoàn 291 thông báo sớm 35 phút trước khi B52 vào đánh phá Hà Nội. Đây là khoảng thời gian vô cùng quý giá để các Tiểu đoàn tên lửa chủ động đón hướng và quyết định thời cơ phóng đạn. Lúc 20h13, kíp chiến đấu Tiểu đoàn 59, Trung đoàn tên lửa 261 đã phóng đạn tiêu diệt mục tiêu. Chiếc B52 đầu tiên trúng đạn bùng cháy sáng rực trên bầu trời Hà Nội, như một pháo đài khổng lồ lao xuống cánh đồng Chuôm (xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Kết thúc ngày đầu tiên của "Điện Biên phủ trên không", bộ đội tên lửa đã tiêu diệt 3 máy bay B52.

    Trong giai đoạn I của chiến dịch Linebacker II, máy bay Mỹ đã liên tục đánh phá Hà Nội trong 6 ngày, 7 đêm; trút hàng ngàn tấn bom đạn xuống mảnh đất từng được mệnh danh là "Thăng Long phi chiến địa". Với hoả lực phòng không hiệu quả của Việt Nam, kẻ thù đã phải chịu những tổn thất nặng nề với 52 máy bay bị bắn rơi, trong đó có 18 chiếc B52.

    Bước vào giai đoạn II, từ đêm 26/12/1972, Mỹ huy động 105 máy bay B52 và 100 máy bay chiến thuật yểm trợ, đánh ồ ạt từ nhiều hướng vào nhiều mục tiêu khác nhau ở Hà Nội, Hải Phòng. Không chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự, chính trị, B52 còn ném bom "rải thảm" vào các khu dân cư đông đúc ở Hà Nội như Khâm Thiên, An Dương, làm chết rất nhiều người.

    Rút kinh nghiệm đợt I, chúng thay đổi thủ đoạn, chiến thuật, thay đổi đường bay, tăng cường gây nhiễu, phóng bom tạo thành những "đám mây nhiễu kim loại" bao phủ bầu trời nhằm che mắt hệ thống radar... Tuy nhiên, ngay trong đêm 26/12, đã có 18 máy bay Mỹ bị tiêu diệt, trong đó có 8 B52 (có 4 chiếc rơi tại chỗ)... Thực trạng trên khiến báo chí phương Tây nhận định chua cay: "Cứ với tốc độ này, chỉ 3 tháng nữa B52 sẽ bị tuyệt chủng!".

    [​IMG]
    Xác một B52 bị hạ gục trên bầu trời Hà Nội.

    Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Mỹ đã sử dụng 741 lượt B52 để trút xuống Hải Phòng và Hà Nội hơn 20.000 tấn bom hủy diệt các mục tiêu dân sự: bệnh viện, khu dân cư, trường học... Tội ác này đã phải trả giá đắt. Mỹ thiệt hại 81 máy bay, trong đó có 34 "pháo đài bay" B52, 5 "cánh cụp cánh xòe" F 111; 43 phi công Mỹ bị bắt sống... Nếu tiếp tục mức độ tổn thất như 12 ngày đêm cuối tháng 12 trên bầu trời Hà Nội, Mỹ sẽ hết máy bay chiến lược B52 trong vài tháng. Trầm trọng hơn là tổn thất to lớn về lực lượng phi công lái B52 - thứ còn khó thay thế hơn B52.

    Mức độ B52 bị tiêu diệt đạt 17,6% (34/193 chiếc B52 của Mỹ huy động vào chiến dịch; Mỹ có tổng số 400 B52 thời điểm đó) - vượt xa mức Nhà trắng có thể chấp nhận được, buộc Mỹ phải chấm dứt cuộc tập kích chiến lược và trở lại Hội nghị Paris... Gần 1 tháng sau, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, mở ra một giai đoạn mới cho sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

    Máy bay chiến lược B52, vốn được mệnh danh là "Siêu pháo đài bay"; cao hơn 12 mét, dài hơn 49 mét, sải cánh hơn 56 mét và nặng trên 200 tấn. Một chiếc B52 có thể mang 30 tấn bom, bay cao 20 km và liên tục 20.000 km, không cần tiếp nhiên liệu. Với những tính năng ưu việt và được đội hình máy bay tiêm kích, máy bay gây nhiễu điện tử dày đặc bảo vệ, B52 là "con quái vật" rất khó bị tiêu diệt... Song, trong 12 ngày đêm kiên cường chiến đấu, quân và dân thủ đô đã đập tan cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ. Tổng số 81 máy bay Mỹ trong đó có 34 chiếc B52, 5 chiếc F111A, 21 chiếc F4C-E... đã tan xác trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng...; hàng trăm giặc lái bị tiêu diệt hoặc bị bắt sống.

    Bốn thập niên đã trôi qua kể từ chiến dịch không kích tàn khốc của Hoa Kỳ vào Hà Nội và Hải Phòng vào tháng 12/1972 nhưng hiện vẫn còn nhiều đánh giá không đồng nhất về con số phi cơ B-52 bị bắn rơi.

    Quan điểm ai đã 'thắng' sau trận oanh tạc làm chết nhiều thường dân Bắc Việt Nam cũng vẫn còn nhiều khác biệt như trong phần tổng hợp sau:

    Nhìn từ Hà Nội
    Tại Việt Nam từ trước tới nay đã có các chi tiết khác nhau về số pháo đài bay B-52 của Hoa Kỳ bị Bắc Việt Nam bắn rơi ngay trên báo chí nhà nước.

    Một bài trên trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam về ‘ Trận Điện Biên Phủ trên không‘ hôm 14/02/2004 viết:

    "Qua 12 ngày đêm chiến đấu kiên cường (từ 18 đến 30-12-1972) quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52,"

    "Thất bại này của Mỹ không chỉ đơn thuần là thất bại quân sự, mà là thất bại chiến lược toàn diện cả về quân sự lẫn chính trị."

    "Cùng với những thắng lợi giành được trước đó, đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến lược 1972 ở miền nam, thắng lợi của trận 'Điện Biên Phủ trên không' trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng đã góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền nam Việt Nam.

    Sau bài báo đó ba năm, số 34 pháo đài bay B-52 của bị bắn hạ tiếp tục được trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam nhìn lại trận oanh kích vào Giáng Sinh trong bài có tựa đề tiếng Anh ‘The Christmas bombings of Hanoi in retrospect’.

    Nhưng trong một bài đăng năm 2012, báo Quân đội Nhân dân đã giảm con số B-52 xuống so với trước:

    "Trong 12 ngày đêm từ 18-12-1972 đến 29-12-1972, quân dân Hà Nội đã lập một kỳ tích lịch sử: bắn rơi 23 máy bay B-52, bắt sống nhiều phi công Mỹ."

    Nhận định về kết quả quân sự - chính trị của chiến dịch nhìn từ phía Hà Nội, tờ báo viết:

    "Sau sự kiện này, Tổng thống Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom trên toàn miền Bắc Việt Nam từ 30-12-1972, đi đến việc ký kết Hội nghị bốn bên về 'chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam' tại Pa-ri ngày 27-1-1973".

    Đây là quan điểm cho rằng vì 'thất bại' do số thiệt hại quá lớn, Hoa Kỳ phải ngưng không kích và chấp nhận đàm phán.

    Nhìn từ Hoa Kỳ
    Đã có rất nhiều tài liệu của các nhân vật trong chính giới Hoa Kỳ, các nhà bình luận và phân tích quân sự về chiến dịch Hoa Kỳ gọi là Linebacker II (trận Linebacker I hồi tháng 5/1972 chỉ nhằm để kiểm tra sức mạnh phòng không Bắc Việt).

    Một trong số bài viết gần đây nhất, của Rebecca Grant trên trang Airforce Magazine tháng 12/2012 mô tả:

    "Các đội bay của B-52 xuất kích cả thảy 729 lần trong đêm...Cho đến khi chiến dịch kết thúc, Bắc Việt Nam đã quỳ gối, nói như lời của Cố vấn an ninh quốc gia Henry A. Kissinger. Họ đã sẵn sàng ký vào văn bản hòa đàm gồm cả phần trao trả tù binh Mỹ,"

    Bà Rebecca Grant cũng trích sử gia không quân Walter J. Boyne nói có tám phi công Mỹ "bị giế́t khi tham chiến hoặc chết vì vết thương, 25 mất tích, 33 bị bắt làm tù binh chiến tranh, và chỉ có 26 được cứu thoát trước khi rơi bị bắt sống".

    Con số B-52 bị bắn hạ, theo nguồn tin này là 15.

    Bản thân sử gia Walter J. Boyne trong một tài liệu đăng năm 1997 nói rằng trên thực tế, hai đội bay B-52 ở Guam và U Tapao lên kế hoạch cho 741 lần xuất kích nhưng 12 chuyến phải bỏ.

    Nhìn chung, các giới ở Hoa Kỳ đến nay vẫn cho rằng Linebacker II mà Mỹ cho là chỉ có 11 ngày (the 11- Day War) đã đem lại 'thắng lợi quân sự' và đã buộc Bắc Việt quay lại bàn đàm phán vốn bị bế tắc ở Paris.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/may-bay-b52-suyt-tuyet-chung-tren-bau-troi-ha-noi-2399107.html
    http://www.bbc.com/vietnamese/mobile/vietnam/2012/12/121228_hanoi_ban_roi_bao_nhieu_b52.shtml
  7. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Bài học F-4 và thất bại cay đắng tại Việt Nam

    Thua F-4 ở radar, vũ khí nhưng MiG-21 lại có tính năng bay ngang ngửa, điều đó góp phần giúp phi công Việt Nam giành thắng lợi trên bầu trời.
    Nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh Vladimir Ilyin đã có bài viết tổng kết về cuộc đối đầu giữa tiêm kích MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam và “con ma” F-4 của Không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.
    Với tư liệu khá phong phú từ nhiều phía, tác giả phân tích kết quả không chiến giữa nhiều biến thể MiG-21 và F-4 trong chiến tranh Việt Nam và kết luận về tính ưu việt của MiG-21 cũng như chiến thắng của Không quân Nhân dân Việt Nam đối với Mỹ.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Tuy nhiên, do chỉ tập trung phân tích không chiến (hầu như không đề cập đến pháo và tên lửa phòng không), lại chủ yếu xem xét đối đầu của MiG-21 với F-4 nên bài phân tích không tránh khỏi thiếu toàn diện, khách quan trong một vài vấn đề. Dẫu vậy, với đối thủ là F-4 - máy bay tiêm kích đa năng tốt hơn cả của Mỹ ở thời gian này, bài viết cho thấy sự sáng tạo của không quân ta trong không chiến đã phát huy thế mạnh của vũ khí để thắng địch trong so sánh lực lưọng không có lợi cho ta về số lượng máy bay tham chiến.
    Dưới đây là nội dung bài viết:
    Cuộc chiến tranh trên bầu trời miền Bắc Việt Nam là cuộc xung đột trên không lớn và bi đát nhất sau năm 1945. Cả 2 phía đã có hàng chục loại máy bay tham chiến. Tuy nhiên, cũng như trong chiến tranh Triều Tiên 1951-1953, trọng trách chủ yếu của cuộc đối đầu trên không đã “nằm trên cánh” hai loại máy bay chiến đấu chủ yếu mà kết cục của các cuộc chiến đấu giữa chúng cơ bản quyết định diễn biến của cuộc chiến.
    Hai đối thủ mạnh cỡ nào?
    Về phía Mỹ, máy bay cơ bản là tiêm kích phản lực siêu thanh F-4 Phantom II. Chiếc máy bay hạng nặng 2 chỗ ngồi (khối lượng cất cánh tiêu chuẩn hơn 20 tấn) được thiết kế chế tạo thành công năm 1958 đầu tiên được dùng để đảm bảo phòng không cho các nhóm tàu sân bay Hải quân Mỹ.
    Đến đầu những năm 1960, F-4 sau khi giành nhiều kỷ lục về tốc độ, có lẽ đã là máy bay chiến đấu Mỹ nổi tiếng nhất. Ưu thế đương nhiên của F-4 là tính năng bay tuyệt vời cho thời điểm đó (tốc độ cao nhất 2.260km/h, trần bay thực tế 16.600-17.900m, bán kính bay thực không có thùng dầu phụ 2.380km), đài radar quan sát ngắm bắn RLS trên máy bay mạnh, cũng như bộ vũ khí hiếm có gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder (cơ số chuẩn 4 quả) và tên lửa đối không tầm trung dẫn đường bằng radar AIM-7 Sparrow (4 quả tên lửa treo trên giá dấu một phần trong thân máy bay).
    [​IMG]
    So với MiG-21, F-4 có tốc độ, tầm bay, có radar tầm xa, mang nhiều vũ khí mạnh mẽ.
    Không quân hải quân Mỹ tham gia chiến tranh với máy bay tiêm kích hạm F-4B, về sau tham chiến có cả F-4J đã được nâng cấp. Không quân Mỹ bước vào chiến tranh có tiêm kích F-4C. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam có bổ sung thêm F-4D cải tiến, còn vào giai đoạn kết thúc các trận đánh, Không quân Mỹ đã nhận được biến thể cải tiến nhiều hơn cả, F-4E.
    Đối thủ chính của F-4 là máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-21 cũng được nghiên cứu chế tạo thành công năm 1958. Khác với máy bay Mỹ, máy bay Liên Xô dùng cho tác chiến trên chiến tuyến không xa sân bay căn cứ thuộc “hạng cân nặng” khác (khối lượng cất cánh tiêu chuẩn của các biến thể đã được sử dụng ở Việt Nam, dưới 8 tấn) và có tầm bay nhỏ hơn, gần 1.500km.
    Tuy nhiên, về các tính năng bay còn lại (tốc độ cao nhất 2.175-2.300 Km/h, trần bay thực tế 18.000-19.000m) MiG không thua kém đối thủ Mỹ của mình. Bộ vũ khí của MiG-21 cũng yếu hơn nhiều so với máy bay Mỹ, gồm 2 (về sau tăng lên 4) tên lửa không đối không tầm trung R-3S tự dẫn hồng ngoại và pháo 23-30mm (hoặc không có).
    [​IMG]
    Tính năng bay của MiG-21 ngang ngửa F-4, nhưng radar và vũ khí đều thua kém.
    Tên lửa R-3S được cho là bản sao chép mẫu AIM-9 của Liên Xô. Đầu năm 1958 Liên Xô đã được Trung Quốc chuyển cho tên lửa của Mỹ do phi công Đài Loan bắn vào máy bay Trung Quốc nhưng không nổ, bị rơi xuống ruống lúa khi có đụng độ ở eo biển Đài Loan.
    Qua đó, có thể thấy, MiG-21 và F-4 là những máy bay rất khác nhau, được chế tạo để làm những nhiệm vụ khác nhau.
    Cuộc đọ sức giữa MiG-21 và F-4 ở Việt Nam
    Trong giai đoạn đầu năm 1965, đối thủ chủ yếu của F-4 là tiêm kích đánh chặn cận âm MiG-17 của Không quân Nhân dân Việt Nam. Tuy kém hơn về mọi mặt, nhưng phi công Việt Nam đã dùng MiG-17 rất thành công, bắn hạ không ít F-4. Phải tới cuối 1965, đầu 1966, Không quân Nhân dân Việt Nam mới bắt đầu nhận được những biến thể MiG-21F-13, MiG-21PF.
    Từ tháng 2/1966, tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-21F-13 (một số trong đó do Tiệp Khắc sản xuất) và MiG-21PFV (biến thể máy bay MiG-21PF bay mọi thời tiết, có trang bị máy ngắm bằng radar chế tạo cho “vùng khí hậu nhiệt đới” – phù hợp với Việt Nam) trở thành đối thủ chủ yếu của F-4.
    Cũng như máy bay Mỹ, MiG-21 được trang bị vũ khí - tên lửa có điều khiển R-3S có đầu tự dẫn tìm nhiệt TGS hoặc thùng phóng chứa rocket không điều khiển NAR cỡ 55 mm S-5. Bộ chỉ huy Không quân và Hải quân Mỹ tiếp tục kỳ vọng lớn vào F-4, cho rằng với vũ khí mạnh hơn, radar trên máy bay hiện đại, tính năng tốc độ và tăng tốc cao cùng với những biện pháp chiến thuật mới sẽ đảm bảo cho F-4 Phantom ưu thế đối với máy bay đối phương. Nhưng khi đối đầu với MiG-21 gọn nhẹ hơn, F-4 bắt đầu chịu thất bại liên tiếp.
    [​IMG]
    Thời kỳ đầu đụng độ, MiG-21 Việt Nam liên tiếp lập chiến công bắn hạ nhiều F-4.
    Từ tháng 5-12/1966, trong các trận không chiến, Mỹ đã mất 47 máy bay mà chỉ hạ được 12 chiếc của đối phương (Việt Nam). Đã thấy rõ là tải lên cánh cao và tốc độ góc khi bay vòng ít hơn một chút (đặc biệt ở tốc độ trung bình) (về sau người Mỹ đã thừa nhận, là về tổng thể F-4 Phantom kém MiG trong quần đảo), hạn chế quá tải khi khai thác (chỉ có 6,0 so với của MiG-21PF là 8,0) và góc tấn công cho phép, cũng như tính điều khiển kém hơn của máy bay Mỹ đã có tác động hạn chế. F-4 cũng không có ưu thế về hiệu suất nâng (tỷ lệ sức đẩy của động cơ với trọng lượng máy bay) với khối lượng cất cánh tiêu chuẩn F-4B có chỉ tỉêu này là 0,74, còn MiG-21PF là 0,79.
    Trước hết, phải kể đến hạn chế của F-4 Phantom về tính năng chống rơi xoắn không đạt yêu cầu. Tồn tại khả năng rơi vào xoắn phẳng mà phi công hạng trung thực tế không thoát ra được. Đã có tin là chỉ đến năm 1971, Mỹ đã mất 79 F-4 Phantom do rơi vào xoắn. Radar trên máy bay tiêm kích Mỹ dù có cự ly phát hiện và bao quát lớn, nhưng chống nhiễu tương đối kém. Buồng lái của phi công và hoa tiêu quá nhiều đồng hồ đo và núm chuyển mạch.
    Trong khi đó, phải thừa nhận các ưu thế của F-4 Phantom đã được thể hiện ở Việt Nam là tính năng tăng tốc tốt hơn một chút (F-4B tăng tốc từ 600 đến 1.100 Km/h trong 20 giây, còn MiG-21PF mất 27 giây), lấy độ cao nhanh hơn, quan sát từ buồng lái (cabin) tốt hơn và có người thứ hai trong kíp lái, người này quan sát tình hình trên không và kịp thời thông báo cho chỉ huy về nguy cơ từ bán cầu phía sau.
    Đối với MiG-21, phải đánh giá nhược điểm là cự ly ngắm bắn bằng radar nhỏ (không quá 10-12km đối với mục tiêu là tiêm kích), toàn bộ chu trình quan sát của radar trên máy bay mất nhiều thời gian, dấu hiệu mục tiêu trên màn hình trong buồng lái khó nhìn, tầm quan sát từ buồng lái không đủ. Để chuyển phương án dùng vũ khí, phi công phải bỏ một tay khỏi cần lái máy bay. Động cơ của máy bay tiêm kích trong một số chế độ công tác phun khói mạnh, làm lộ máy bay (khi thời tiết trong sáng có thể phát hiện MiG-21 bằng mắt thường ở cự ly 30km).
    MiG-21 Việt Nam tham chiến trận đầu ngày 23/4/1966 và kết thúc không có kết quả (dù vậy, theo tài liệu Việt Nam thì ngày 4/3/1966, tiêm kích MiG-21F13 do phi công Nguyễn Hồng Nhị điều khiển đã bắn hạ một UAV Ryan Firebee. Đây là chiến công đầu tiên của MiG-21 ở Việt Nam). Đến ngày 26/4, F-4 Phantom đã hạ được MiG-21 đầu tiên, mở “tỷ số” cho các trận huyết chiến của các máy bay tiêm kích này, cuộc đấu đã tiếp diễn trong nhiều cuộc chiến tranh cục bộ trong hơn 20 năm.
    [​IMG]
    F-4 mang 4 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 và 4 tên lửa đối không tầm trung AIM-7.
    Sự xuất hiện của các máy bay MiG mới đã buộc bộ chỉ huy Mỹ sử dụng F-4 Phantom nhiều hơn làm nhiệm vụ yểm trợ các máy bay cường kích, cuối cùng từ bỏ việc lắp bom cho các F-4 hộ tống.
    MiG-21 Việt Nam thường tấn công đối phương với tốc độ vượt âm, phóng tên lửa từ phía sau mục tiêu và nhanh chóng thoát khỏi sự truy đuổi. Người Mỹ đã khó đưa ra gì đó chống lại chiến thuật này, một chiến thuật đòi hỏi sự chuẩn bị tốt cho phi công và sĩ quan dẫn đường trên mặt đất ở sở chỉ huy. Cũng đã bắt đầu sự hoạt động đồng thời của MiG-21 với MiG-17, những chiếc tiêm kích này đẩy đối phương từ độ cao thấp lên độ cao trung bình, nơi chúng bị MiG-21 tấn công.
    Năm 1967, người Mỹ đã nâng được trình độ lái và chiến thuật cho phi công lái tiêm kích của mình lên một chút. Các biên đội chiến đấu của Không quân nhận được F-4D đã cải tiến tính đến kinh nghiệm chiến đấu. Ngày 5/6, tiêm kích F-4D mở đầu “tỷ số” chiến đấu của biến thể này bằng việc hạ MiG-17 trên bầu trời Hà Nội. Việc tăng cường chất lượng của không quân tiêm kích Mỹ đã dẫn đến việc nửa đầu năm 1967 trong các trận không chiến không quân của miền bắc Việt Nam chỉ bắn rơi được có 15 máy bay Mỹ.
    Tuy nhiên, về sau các máy bay tiêm kích Việt Nam lại tăng hiệu quả của mình lên (kinh nghiệm chiến đấu có được, cũng như việc chuyển sang các loại máy bay mới được cải tiến MiG-21PF và MiG-17F trang bị tên lửa có điều khiển R-3s đã phát huy tác dụng). Nửa đầu năm 1968, trong 40 trận không chiến các phi công Việt Nam đã tiêu diệt 25 máy bay của đối phương.
    [​IMG]
    Chiếc MiG-21 số hiệu 4324 (do nhiều phi công lái) bắn hạ tổng cộng 14 máy bay Mỹ.
    Tổng cộng trong giai đoạn một của cuộc chiến tranh trên không, từ tháng 4/1965 đến tháng 11/1968, trên bầu trời Việt Nam đã diễn ra 268 trận không chiến, trong các trận đó đã có 244 máy bay Mỹ và 85 máy bay Việt Nam bị bắn rơi. Trong số đó, 46-48 trận đánh thiệt hại là 27 F-4 và 20 MiG-21 (đây có thể là số trận không chiến có MiG-21 và F-4 tham gia).
    Tháng 5/1968, bắt đầu các cuộc đàm phán Việt - Mỹ ở Paris với kết quả là ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ 1/11/1968. Bầu trời Việt Nam trở nên tương đối yên tĩnh, các hoạt động chiến đấu chuyển sang rừng rậm nhiệt đới miền Nam. Từ tháng 12/1968 đến tháng 4/1972 chỉ xảy ra có 5 trận không chiến trên bầu trời các khu vực vĩ tuyến 17 giữa 2 miền, trong đó có 4 trận năm 1971 (phía Mỹ mất một F-4, một OV-10A còn Việt Nam là một MiG-17).
    Giai đoạn ngừng bắn này đã được cả hai phía sử dụng để tăng chất lượng của các nhóm tiêm kích. Từ năm 1968, Không quân Mỹ ở Việt Nam bắt đầu nhận được máy bay tiêm kích F-4E có tính năng cơ động tốt hơn, lắp thêm pháo và radar trên máy bay mới. Năm 1970, đơn vị З66 và 588 của Không quân Mỹ đóng ở căn cứ Đà Nẵng thực tế đã được trang bị toàn máy bay mới. Các tàu sân bay của Hải quân Mỹ tham gia vào các hoạt động tác chiến đã nhận được các máy bay tiêm kích hạm được nâng cấp F-4J.
    Còn phía Liên Xô đã chuyển cho Không quân Việt Nam máy bay tiêm kích MiG-21PFM với thùng pháo treo GP-9, và sau đó ít lâu máy bay MiG-21MFL có pháo GSh-23 lắp trong thân máy bay. Ngoài ra, Trung Quốc trong hai năm 1968-1969 đã chuyển cho Việt Nam 44 máy bay tiêm kích J-6 (phương án cấp giấy phép sản xuất của MiG-19).
    Thấy rõ không thể trong thời gian ngắn giành lấy ưu thế đối với tiêm kích của đối phương, người Mỹ tập trung những nỗ lực chính vào hoàn thiện trình độ tác chiến của các phi công của họ.
    Không quân Mỹ tổ chức các khoá huấn luyện đặc biệt đào tạo lại theo chương trình Red flag, trong đó đã luyện tập các trận không chiến với các phi đội “đối phương” được trang bị máy bay tiêm kích F-5 mô phỏng MiG-21. Đối với phi công của Không quân Hải quân theo sáng kiến của Đại uý Frank Oult năm 1969 cũng đã tổ chức “Trường vũ khí tiêm kích Hải quân”, được biết đến như trường Top Gun, ở đó trong 5 tuần lễ tiến hành huấn luyện cường độ cao các phi công trong những điều kiện gần giống nhất với chiến đấu.

    Cuộc chiến ở năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam diễn ra hết sức khốc liệt trên nhiều mặt trận, gồm cả cuộc đối đầu trên không giữa MiG-21 và F-4.
    “Ăn miếng, trả miếng”
    Trong tháng 3-4/1972, các cuộc tấn công mạnh mẽ và rất thành công của các Lực lượng vũ trang Việt Nam đã bắt đầu ở miền Nam. Cố gắng ngăn chặn sự thất bại quân sự hoàn toàn của chính phủ Sài Gòn và gây sức ép lên quá trình đàm phán ở Paris, người Mỹ tăng cường ném bom miền Bắc.

    Mùa Xuân năm 1972, Mỹ sau khi tăng lực lượng không quân đến 1.000 máy bay chiến đấu, đã tiến hành chiến dịch không quân quy mô lớn Freedom Train (9/4-7/5), trong chiến dịch, tổng cộng đã có gần 40 trận ném bom mạnh được lập kế hoạch đánh vào các đường giao thông và sân bay của Bắc Việt Nam, làm giảm đáng kể đụng độ giữa F-4 Phantom và MiG-21.
    [​IMG]
    Tiêm kích đánh chặn MiG-21bis của Không quân Nhân dân Việt Nam.
    Ngày 16/4, hai chiếc MiG-21MF chấp nhận trận chiến đấu với 12 chiếc F-4 Phantom, và cả hai máy bay Việt Nam đã bị bắn rơi.
    Ngày 27/4, biên đội F-4 gặp 2 chiếc MiG-21 và trong trận chiến sau đó đã mất một máy bay.
    Ngày 6/5, hai chiếc F-4 Phantom đã chặn hai chiếc tiêm kích MiG-21 định tấn công các máy bay ném bom A-7, một chiếc MiG bị bắn rơi.
    Cũng ngày hôm đó, biên đội F-4 vào trận chiến đấu với 4 chiếc MiG-21, trong trận này đã có 6 quả tên lửa được phóng vào một chiếc MiG, song phi công Việt Nam kinh nghiệm đã tránh được chúng. Loạt 3 quả tên lửa Mỹ tiếp theo MiG-21 bị dính đạn, nhưng phi công đã nhảy dù an toàn.
    Ngày 8/5, người Mỹ bắt đầu chiến dịch đường không Linebacker, kéo dài đến 23/10. Đỉnh cao của trận chiến trên không mùa xuân năm 1972 là ngày 10/5, khi không quân Việt Nam đã thực hiện 64 lần xuất kích, tiến hành 15 trận không chiến, trong đó đã bắn rơi 7 F-4 Phantom. Máy bay Mỹ, về phần mình, đã hạ được 2 MiG-21, 2 MiG-17 và một J-6.
    Trong một trận không chiến ngày 10/5, biên đội MiG-17 cất cánh theo báo động giải vây cho sân bay bên cạnh. Các máy bay MiG bí mật, bay ở độ cao tối thiểu đã tiến đến mục tiêu và ngay trong đợt tấn công đầu tiên đã hạ một F-4 Phantom. Cặp thứ hai của biên đội bị hút vào trận không chiến cơ động với 4 chiếc F-4, kết quả một chiếc MiG bị hạ. Tuy nhiên việc kéo các máy bay F-4 Phantom vào trận không chiến quần đảo đã tạo điều kiện cho hai phi công MiG-21 Việt Nam cất cánh từ sân bay bị phong toả, từ độ cao 2km hai chiếc MiG-21 đã tấn công 2 chiếc F-4 và bắn rơi cả 2 chỉ bằng 2 quả tên lửa R-3s.
    Ngày 11/5, hai chiếc MiG-21 làm nhiệm vụ “nhử mồi” đã đưa 4 chiếc F-4 cho 2 chiếc MiG-21 đang bay tuần tiễu ở độ cao thấp. Các máy bay này lập tức nhanh chóng tấn công các F-4 Phantom và bằng 3 quả tên lửa đã bắn rơi 2 chiếc máy bay địch.
    [​IMG]
    Cuộc chiến nửa năm đầu 1972 diễn ra hết sức khốc liệt, F-4 Mỹ bắn hạ không ít MiG-21 của ta trong tháng 4, nhưng sau đó chũng cũng chịu thiệt hại lớn trong tháng 5.
    Ngày 13/5, biên đội MiG-21 đã đánh chặn một tốp F-4 Phantom. Xông vào đội hình chiến đấu của Mỹ, 2 chiếc tiêm kích Việt Nam làm cho địch hoảng loạn: “các máy bay F-4 Phantom phá vỡ đội hình và cơ động lộn xộn. Đúng lúc đó cặp MiG thứ hai đã tấn công bằng tên lửa và bắn rơi 2 chiếc F-4”.
    Ngày 18/5, Không quân Việt Nam đã xuất kích 26 lần và tiến hành 8 trận không chiến, khiến Mỹ mất 4 F-4 Phantom. Ngày hôm đó các máy bay tiêm kích Việt Nam đã không bị tổn thất.
    Mùa Hè năm 1972, nhịp độ các trận không chiến giảm đi, các cuộc đụng độ trên không trở thành ngẫu nhiên, không thường xuyên. Ví dụ, ngày 12/6, biên đội F-4 đã có trận đánh với hai MiG-21 và bị rơi một chiếc F-4. Ngày hôm sau đã có hai trận không chiến, Mỹ đã mất hai chiếc F-4 (phía Việt Nam không có tổn thất).
    Kết quả của “cuộc tấn công đường không” do Mỹ tiến hành mùa Xuân và Hè năm 1972, đến mùa thu trên chiến trường chỉ có 187 máy bay tiêm kích của Việt Nam (MiG-17, MiG-21 và J– 6) chống lại 360 máy bay tiêm kích chiến thuật của Không quân Mỹ và 96 máy bay tiêm kích của Hải quân, phần lớn trong đó là F-4 Phantom thuộc các biến thể hiện đại nhất. Cần nhớ là trong số máy bay của Việt Nam chỉ có 71 chiếc (trong đó có 31 MiG-21) là có thể chiến đấu được.
    Cuộc đọ sức cuối cùng
    Tháng 12/1972, người Mỹ đã thực hiện chiến dịch quy mô cuối cùng Linebacker 2 nhằm giành lợi thế trong đàm phán ở Paris. Trong chiến dịch này Mỹ định tiếp tục phá huỷ cơ sở hạ tầng của Bắc Việt Nam và đánh hỏng các mục tiêu quân sự bằng các đòn đánh tập trung từ trên không có sử dụng số lượng lớn máy bay ném bom chiến lược Boeing B-52.
    Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho một đòn đánh mạnh như Linebacker-2 không thể thực hiện bí mật được, và điều này đã cho phép phía Việt Nam chuẩn bị biện pháp chống lại. Điều bất ngờ với người Mỹ là việc sử dụng MiG-21 từ các đường cất cánh được nguỵ trang, máy bay MiG được trực thăng hạng nặng Mi-6 cẩu đến đó và cất cánh có sử dụng thuốc phóng tăng tốc.
    [​IMG]
    Trực thăng hạng nặng Mi-6 cẩu MiG-21 đi sơ tán.
    Trong 12 ngày đêm của Linebacker 2 (từ 18-29/12) trong 8 trận không chiến đã có 7 máy bay Mỹ bị bắn rơi (trong đó có 4 F-4 Phantom) và Việt Nam mất 3 MiG-21. Trong các trận này MiG-21 cố ý không để bị cuốn vào quần đảo, mà sau khi đánh chặn ở tốc độ vượt âm (bất kể kết quả ra sao) nhanh chóng thoát khỏi khu vực chiến đấu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp dẫu sao cũng bị buộc phải quần đảo, máy bay tiêm kích MiG-21 vẫn giữ được ưu thế đối với các F-4E và F-4J đã cải tiến ở độ cao trung bình, chỉ bị mất đi ưu thế này ở độ cao thấp gần mặt đất.
    Theo đó, ngày 22/12, đã có 2 chiếc MiG-21 xuất kích đánh chặn máy bay Mỹ, một chiếc bị F-4 bắn rơi. Ngày 23/12, có 4 chiếc MiG xuất kích, bắn rơi một F-4. Ngày 27/12, không quân tiêm kích Việt Nam lại chiến đấu với các máy bay Mỹ, tiêu diệt 2 F-4 Phantom.
    Ngày 28/12, từ sân bay Nội Bài, biên đội 2 MiG-21 trực chiến cất cánh đánh chặn một tốp máy bay Mỹ do radar mặt đất phát hiện. Trong lúc tiếp cận máy bay địch khi đang ở độ cao thấp (300m) và được dẫn đường từ mặt đất, 2 phút sau khi cất cánh các phi công Việt Nam đã tăng tốc và chiếm lĩnh độ cao. Khi bay vòng sau đó để xếp lại đội hình, chiếc số 2 phát hiện biên đội F-4 Phantom ở cự ly gần 8km bằng mắt thường và xin số 1 tấn công. Máy bay Mỹ đã chậm phát hiện ra sự xuất hiện của đối phương và không kịp bắt đầu cơ động đối phó, kết quả một F-4 bị tên lửa bắn rơi.
    Sau khi tấn công xong số 2 bắt đầu bám theo số 1, đúng lúc đó chỉ huy cặp máy bay Việt Nam phát hiện ra 2 F-4 Phantom nữa. Bằng một động tác mạnh mẽ anh đã phá vỡ đội hình chiến đấu của bọn Mỹ và “cắt” số 2 của mình mà lúc đó anh không nhìn thấy được khỏi sự bám đuổi của bọn Mỹ. Bắt đầu hai trận đánh quần đảo riêng biệt. Chiếc MiG số 1 đã cắt được F-4 khi bổ nhào nhanh xuống thấp, còn số 2 quay vòng trong quần đảo đã bắn trúng một F-4 nữa, song khi định thoát ra khỏi trận đánh thì máy bay của anh bị trúng mảnh tên lửa Mỹ nổ cách thân máy bay mấy mét. Phi công Việt Nam đã nhảy dù thành công.
    [​IMG]
    Những phi công MiG-21 tài ba của Không quân Nhân dân Việt Nam.
    Trong các chuyến bay của máy bay ném bom hạng nặng B-52 vào Hà Nội đã mấy lần F-4 làm mục tiêu giả: biên đội F-4 đã quen bay với nhau bay theo đội hình dày đặc. Căn cứ vào tín hiệu radar của Việt Nam, chuyến bay là một mục tiêu lớn loại “may bay ném bom”. Trong lúc các máy bay đánh chặn được dẫn đường đến B-52 giả, mục tiêu bỗng biến mất trong không khí, chia thành 4 chiếc máy bay công kích lại các tiêm kích Việt Nam.
    Tổng cộng năm 1972, giữa các máy bay Mỹ và Việt Nam đã có 201 trận không chiến, trong đó phía Việt Nam mất 54 (gồm 36 MiG-21, một MiG-21US) và Mỹ mất 90 chiếc (trong đó có 74 tiêm kích F-4 và 2 máy bay trinh sát RF-4C).
    Chiến thắng cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam (theo số liệu của Mỹ là thứ 197) do F-4 giành được ngày 12/1/1973. F-4J (chỉ huy– trung uý Victor Kovaleski) cất cánh từ tàu sân bay Midway bằng tên lửa Sidewinder đã bắn rơi máy bay tiêm kích MiG-17. Thật trớ trêu, F-4J của Victor Kovaleski cũng là chiếc F-4 Phantom cuối cùng bị bắn rơi trên bầu trời Việt Nam 2 ngày sau (phi công và hoa tiêu đã nhảy dù thoát chết).
    Ngày 27/1/1973, Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam, thực tế thừa nhận thất bại của mình trong cuộc chiến tranh này.
    [​IMG]
    Anh hùng phi công Nguyễn Văn Cốc bắn hạ 9 máy bay Mỹ.
    Chiến tranh tạo ra các anh hùng của mình. Kíp lái F-4 Phantom có kết quả hơn cả ở Việt Nam là phi công C. Ritchie và hoa tiêu Bellevue bắn rơi 5 chiếc MiG (ngoài ra , Belweu còn bắn rơi một chiếc nữa với phi công khác). Người giữ kỷ lục đặc biệt trong số phi công Việt Nam là phi công Nguyễn Văn Cốc, ông đã bắn rơi 9 máy bay Mỹ với tiêm kích MiG-21.
    Phải thừa nhận rằng cuộc đấu giữa MiG với F-4 Phantom trên bầu trời Việt Nam về tổng thể kết thúc với thất bại của máy bay Mỹ: Máy bay tiêm kích F-4 trong suốt thời gian chiến sự từ 1966 đến 1972 đã bắn rơi được 54 máy bay MiG-21, cũng trong giai đoạn này “21” đã tiêu diệt 103 F-4 Phantom. Ngoài ra, việc mất một máy bay Mỹ, thông thường, dẫn đến thương vong hay bị bắt làm tù binh hai thành viên kíp lái. Thêm vào đó, F-4 Phantom gây tổn hại cho những người đóng thuế Mỹ số tiền lớn hơn giá MiG-21 mấy lần.
    Mỹ sai lầm trong cách dùng F-4?
    Về tổng thể máy bay F-4 đã phải thực hiện ở Việt Nam những nhiệm vụ không thích hợp với chúng. Nó được chế tạo là máy bay đánh chặn hạng nặng, có nhiệm vụ bảo vệ các binh đoàn tàu sân bay xung kích chống tấn công của các máy bay ném bom có tốc độ cao và các tên lửa có cánh chống tàu, nhưng F-4 Phantom được sử dụng trong trận đấu giành ưu thế trên không với máy bay MiG-21 thích hợp hơn với nhiệm vụ này.
    Vì vậy, thất bại của người Mỹ được giải thích không phải là vì sai lầm của các nhà thiết kế của hãng McDonnell– Douglas, những người đã tạo ra máy bay chiến đấu xuất sắc cho thời gian đó, mà là vì Mỹ thiếu máy bay tiêm kích chuyên dụng hạng nhẹ cho không chiến có khả năng ngang ngửa đối chọi với MiG-21. Bất kể là Không quân Mỹ đã có các máy bay tiêm kích Conver F-102 và F-106, Lockheed F-104 và Northrop F-5, nhưng những máy bay này thật sự kém MiG-21 và cả F-4 về nhiều tính năng và đã không được dùng cho các trận không chiến trên bầu trời Việt Nam.
    [​IMG]
    Những chiếc F-4 được thiết kế để tấn công máy bay ném bom tốc độ cao nhưng lại được dùng cho cuộc chiến chiếm ưu thế trên không với MiG-21 phù hơn hơn với nhiệm vụ này.
    Máy bay tiêm kích hạm siêu âm hạng nhẹ F-8 Crusader mà thoạt đầu người Mỹ đặt nhiều hi vọng (đầu cuộc chiến tranh tỷ lệ những máy bay này và F-4B trên các tàu sân bay Mỹ triển khai ở Vịnh Bắc Bộ là xấp xỉ nhau) cũng không đáp ứng các mong đợi, thua kém MiG-21 về các tính năng bay chủ yếu.
    Tuy nhiên, trong vai trò máy bay cường kích chiến thuật F-4 đã tỏ ra rất tốt. F-4 Phantom được sử dụng nhiều để đánh vào các mục tiêu đặc biệt quan trọng (cầu, nhà máy điện) và giao thông đường sắt của đối phương. Để thực hiện các nhiệm vụ này, thông thường, máy bay được trang bị bom và rocket (cỡ 70-127mm) không điều khiển. Từ tháng 4/1965, trên các tuyến đường bộ và đường sắt của Việt Nam đã áp dụng chiến thuật “săn tự do” của các cặp hoặc biên đội F-4. Các máy bay liên tục trà sát đường giao thông của đối phương, nhiều nơi đã làm tê liệt hoàn toàn vận chuyển lúc trời sáng.
    Kinh nghiệm của chiến tranh Việt Nam có ảnh hưởng to lớn đến chế tạo máy bay quân sự cả ở Mỹ, cả ở Liên Xô. Người Mỹ đã đáp trả thất bại của F-4 Phantom trong các trận không chiến bằng cách tạo ra các máy bay tiêm kích cơ động cao thế hệ thứ 4 F-15, F-16, mục tiêu là phải vượt qua MiG-21 trong chiến đấu cơ động tầm gần (ảnh hưởng của MiG lên giới quân sự Mỹ lớn tới mức khi xác định hình thù của tiêm kích hạng nặng F-15 ở cấp khá cao, đã có đề nghị nói chung bỏ tên lửa tầm trung AIM-7 Sparrow và radar lắp trên máy bay để tập trung nỗ lực tăng các tính năng cơ động).
    [​IMG]
    Thiết kế tiêm kích F-15, F-16 thành công của Mỹ sau này được rút ra từ kinh nghiệm thất bại của F-4 trước MiG-21.
    Trong khi đó “tên lính vạn năng” F-4 lại có ảnh hưởng lên suy nghĩ của các nhà lý luận hàng không Nga, điều đã thể hiện trong các biến thể của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 3.
    Tuy nhiên, sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, sự đối đầu của MiG và F-4 Phantom trên bầu trời đã không dừng lại. MiG-21 và F-4 đã chạm trán nhau trong các trận không chiến trên kênh đào Suez, trên bầu trời bán đảo Sinai, trên lưu vực sông Nil và Syria năm 1973, ở Lebanon cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, trong những năm chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988).

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/nga-noi-gi-ve-cuoc-dau-mig-21-va-f-4-o-viet-nam2-287379.html
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Trận tiêm kích Việt Nam oanh tạc tàu chiến Mỹ

    Sau trận Trân Châu Cảng, Không quân Nhân dân Việt Nam là lực lượng duy nhất trên thế giới thực hiện không kích vào chiến hạm Mỹ.


    Bí mật chuẩn bị
    Từ sau cái gọi là “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, Hải quân Mỹ liên tục triển khai tàu chiến dọc theo bờ biển miền Bắc đêm ngày pháo kích vào bờ gây nhiều thiệt hại cho quân dân ta.
    Về phía ta, hoạt động chống trả mới chỉ dùng pháo mặt đất nên đối phó với các mục tiêu di động như tàu chiến ở khoảng cách 10-15km hiệu quả rất hạn chế. Một kế hoạch sử dụng không quân tập kích chiến hạm Mỹ ở Biển Đông đã ra đời vào năm 1972.
    Để phục vụ cho kế hoạch này, lực lượng không quân ta đã tiến hành nhiều công việc chuẩn bị chu đáo và bí mật.

    [​IMG]
    Pháo hạm trên tàu tuần dương USS Oklahoma City pháo kích bờ biển miền Bắc Việt Nam.
    Cho đến lúc này, không quân ta chỉ có máy bay vận tải và tiêm kích, chưa có lực lượng máy bay ném bom. Không vì thế mà bỏ cuộc, Không quân Việt Nam sáng tạo sử dụng máy bay MiG-17 để thực hiện kế hoạch.
    Trung đoàn Không quân 923 chuẩn bị một phi đội cường kích đến khu vực Bạch Long Vĩ tập ném bom với sự giúp đỡ của các phi công Cuba – những người có nhiều kinh nghiệm ném bom thia lia ở độ cao cực thấp.
    Đại tá Lê Hải cho biết trong Hồi ký Phi công tiêm kích: “Cu Ba cử trung úy phi công Etnéttơ và một cán bộ kĩ thuật không quân giúp ta kĩ thuật đánh tàu chiến địch. Căn cứ huấn luyện phi đội bay biển tại sân bay Kiến An. Phi đội tập ném bom ở quần đảo Long Châu. Anh Lưu Huy Chao - Trung đoàn phó, ra đảo nhỏ, chỉ huy trực tiếp việc bay tập trên biển. Sau thời gian huấn luyện, đến tháng 3/1972, Trung đoàn 923 đã có 6 phi công thuần thục động tác bay cực thấp, ném bom”.
    Đồng thời với huấn luyện kỹ thuật cho phi công, những cơ sở bảo đảm khác cho trận đánh cũng được gấp rút chuẩn bị. Hệ thống thông tin và chỉ huy máy bay được tổ chức ở Quân khu 4. Không quân cũng hiệp đồng với pháo binh, hải quân để thu thập tin tình báo về hoạt động của tàu chiến Mỹ trong khu vực.
    Sân bay Gát được chọn làm nơi xuất kích. Đây là một sân bay dã chiến nằm trên làng Gát (tỉnh Quảng Bình) được xây dựng từ năm 1968 để làm sân bay cơ động cho máy bay ta phục kích đánh địch. Sân bay này được ngụy trang rất kỹ lưỡng nên tuy rất gần bờ biển, máy bay địch hàng ngày qua lại mà không phát hiện được.
    Gần đến trận đánh, Phó tư lệnh không quân Nguyễn Phúc Trạch trực tiếp vào Quảng Bình lập sở chỉ huy tiền phương. Trung Đoàn 923 lập sở chỉ huy trực tiếp ở Đồng Hới để căn cứ vào tình hình ra lệnh cho máy bay xuất kích. Thời điểm tiến hành trận đánh được chọn vào tháng 3 âm lịch năm 1972.

    [​IMG]
    Các máy bay tiêm kích MiG-17 của Trung đoàn Tiêm kích 923.
    Ngày 10/4/1972, các phi công: Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Văn Bảy (B), Lê Xuân Dị cùng với thợ máy Trung đoàn 923 mang theo bom loại 250 kg và đạn 23mm, 37mm hành quân bộ vào đến Gát an toàn. Ngay chiều tối đó, 2 máy bay MiG-17 cũng được phi công Từ Đễ và Lê Hồng Điệp lái từ sân bay Kép vào Gát an toàn, bí mật. Mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, hải quân Mỹ vẫn chưa hay biết một trận tập kích táo bạo của đối phương sắp giáng xuống.
    Chiến công tuyệt diệu
    Sáng 19/4, các tốp tàu chiến địch lại vào gần bờ biển Quảng Bình bắn phá. Lúc này thời tiết không thuận lợi, tầm nhìn hạn chế nên chỉ huy sở chưa cho máy bay xuất kích. Hoạt động và vị trí của các tàu địch liên tục được các đài quan sát của Hải quân, Pháo binh thông báo.
    Vào lúc 15h, một tốp 4 tàu địch tiến vào cách cửa Lí Hòa 15km, một tốp vào đông Quảng Trạch, cách bờ 7km, 3 tàu ở đông Lí Hòa 18km. Đài radar 403 cũng phát hiện 1 tốp 4 tàu địch đậu cách cửa Nhật Lệ 16km. Thời tiết giờ đã tốt hơn, tầm nhìn trên 10km. Thời cơ đánh địch đã đến, biên đội Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy (B) được lệnh xuất kích đánh tốp 4 tàu địch ở hướng nam 15 độ, lúc đó là 16h.
    Vì sân bay dã chiến hẹp, không cất cánh cả biên đội một lúc. Số 1 Lê Xuân Dị lên trước. Vượt qua cửa Lí Hòa, nhìn vào bờ thấy những điểm khói, số 1 phán đoán địch đang pháo kích. Nhìn thật kỹ ra ngoài phía xa phát hiện thấy 2 vệt trắng trên làn nước xanh thẳm. Số 1 báo cáo phát hiện địch và xin công kích. Chỉ huy sở tiếp tục thông báo về địch và nhắc biên đội: “Bình tĩnh, chuẩn xác, quyết tâm tiêu diệt địch”.

    [​IMG]
    Ảnh vẽ tiêm kích MiG-17 Việt Nam ném bom tàu chiến Mỹ.
    Lê Xuân Dị vòng ra biển, chọn hướng công kích tàu địch từ ngoài khơi vào bờ. Anh đổi hướng vào giữa hai thân tàu địch và bay bằng ở độ cao cách mặt nước biển 50m với tốc độ 800km/giờ. Nhìn vòng ngắm, quả trám ánh sáng dần dần chuyển động tiến gần đến điểm mớn nước trên thân tàu. Số 1 liền nhanh chóng cắt 2 quả bom loại 250 kg. Nhìn lại thấy 1 cột nước vọt lên, số 1 được dẫn về hạ cánh ở sân bay Gát lúc 16h18 phút.
    Trong khi đó số 1 công kích, số 2 Nguyễn Văn Bảy (B) làm nhiệm vụ cảnh giới trên không đề phòng tiêm kích của địch. Khi không nhìn thấy số 1, anh liền bay ra hướng biển tìm mục tiêu. Đến đông bắc cửa Dinh, vẫn không thấy tàu địch, anh bay thêm vài phút nữa, thì phát hiện 2 tàu khu trục Mĩ đang pháo kích vào bờ.
    Được lệnh của sở chỉ huy cho công kích, Nguyễn Văn Bảy bay lướt qua tàu khu trục, ép độ nghiêng vòng trở lại. Máy bay được hạ độ cao xuống 50m, tăng lực đạt tốc độ 800 km/h. Mọi việc diễn ra thuận lợi như trong những lần tập luyện, Nguyễn Văn Bảy cắt bom khi điểm ngắm trạm mớn nước thân tàu ở khoảng cách 750m rồi kéo máy bay vượt qua ăng ten của tàu. Hai trái bom trạm mớn nước thia lia đâm thủng tàu, phía gần đuôi. Một cột vừa nước, vừa khói màu da cam bao phủ tàu địch, cao đến 20m.
    Trong hồi ký của Đại tá Lê Hải có miêu tả: “Càng về sau, lửa cháy càng to trên tàu khu trục. Nhìn lại, anh thấy tàu địch bốc cháy và một quả tên lửa địch bốc cháy. Một quả tên lửa địch phóng lên, nổ trên cao khoảng 200m, tại khu tàu bị cháy. Mấy phút sau, 2 chiếc F-4 đến lượn vòng trên khu vực tàu vừa bị đánh. Nguyễn Văn Bảy về hạ cánh an toàn sau số 1 gần 2 phút. Trận đánh diễn ra từ khi cất cánh đến khi chiếc số 2 hạ cánh xong, chỉ trong 17 phút”.

    [​IMG]
    Tháp pháo tàu USS Higbee bị phá hủy sau trận không kích "vô tiền khoáng hậu" của biên đội MiG-17 Việt Nam.
    Sau trận này, Đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương phải lệnh cho các tàu lùi ra xa, tạm dừng pháo kích một thời gian để tìm cách đối phó với không quân của ta.
    Theo tài liệu từ phía Mỹ thừa nhận, chiếc MiG-17 của Lê Xuân Dị đã đánh trúng tháp pháo tàu khu trục USS Higbee, còn Nguyễn Văn Bảy (B) đánh trúng tàu tuần dương USS Oklahoma City. Hai chiếc tàu này chỉ bị hư hỏng mà không bị đánh chìm song Không quân Nhân dân Việt Nam đã lập được 1 chiến tích tuyệt vời.
    Lần đầu tiên và cũng rất hy hữu trong lịch sử quân sự thế giới, máy bay phản lực MiG-17 ném bom theo phương pháp thia lia trúng vào mục tiêu di động là tàu chiến. Đáng nói hơn, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, duy nhất Không quân Nhân dân Việt Nam đánh trúng được tàu chiến của Mỹ.

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/giai-ma-tran-tiem-kich-viet-nam-oanh-tac-tau-chien-my-251196.html
  9. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Tàu khu trục Mỹ bị tên lửa Iraq đánh bại

    Đây là sự kiện tàu chiến Hải quân Mỹ đầu tiên và duy nhất đến nay bị tấn công bởi tên lửa chống hạm kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
    Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Hải quân Mỹ gần như thống trị mọi đại dương. Họ tung hoành khắp nơi trên thế giới và luôn sẵn sàng nhúng tay vào bất kỳ khu vực nào cảm thấy “không ưa”.

    Trung Đông được xem là khu vực mà Mỹ can thiệp nhiều nhất, từ thập niên 80 trở lại đây, Mỹ đã thực hiện ít nhất 4 cuộc chiến lớn tại Trung Đông. Với sức mạnh tuyệt đối của mình, Hải quân Mỹ gần như trở thành “kẻ bất khả chiến bại” trên chiến trường.

    Tuy nhiên, họ cũng đã từng phải nếm đòn tấn công thê thảm được xem là thiệt hại lớn nhất kể từ sau chiến tranh Việt Nam. Trước khi bị Mỹ đánh bại vào năm 2003, Không quân Iraq đã từng giáng cho Hải quân Mỹ một đòn chí mạng.

    [​IMG]
    Tàu khu trục USS-Stark nghiêng hẳn về một bên sau khi hứng chịu đợt tấn công của 2 tên lửa chống hạm Exocet phóng từ máy bay Iraq.
    Trong thời gian diễn ra chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988, lúc đó, Hải quân Mỹ hoạt động với vai trò hỗ trợ cho Iraq trong cuộc chiến này. Ban đầu sự có mặt của Hải quân Mỹ chỉ với vai trò quan sát, sau khi thấy Iran giành được lợi thế trên chiến trường, Mỹ quay sang ủng hộ cho Iraq.

    [​IMG]
    Máy bay super etendard và tên lửa exocet của Iraq


    Vào thời điểm đó, tàu khu trục USS-Stark là một phần trong lực lượng của Hải quân Mỹ được triển khai tới Trung Đông giai đoạn 1984-1987. Đây là một tàu khu trục nhỏ lớp Oliver Hazard Perry được chỉ huy bởi thuyền trưởng Glenn R. Brindel.

    Ngày 17/05/1987 đã trở thành một ngày định mệnh đối với con tàu này cũng như với Hải quân Mỹ, nó đã bị tấn công bằng tên lửa chống hạm Exocet phóng từ máy bay của Không quân Iraq. Vụ tấn công đã làm 37 thủy thủ thiệt mạng cùng 21 người khác bị thương.

    Khoảng 20h ngày 17/05/1987, một chiếc máy bay Mirage-F1 của Không quân Iraq mang theo 2 tên lửa chống hạm Exocet của Pháp cất cánh từ sân bay Shaibah hướng về phía nam vào vịnh Ba Tư. Chiếc Mirage-F1 bay ở độ cao 1,5km cách mặt nước biển với vận tốc khoảng 880km/h.

    Khi đó, một máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS đang tuần tra trong khu vực đã cảnh báo cho tàu USS-Stark về sự xuất hiện của máy bay Iraq. Lúc đó, thuyền trưởng Glenn R. Brindel đã không báo động cho thủy thủ đoàn sẵn sàng chiến đấu mà ông ra lệnh cho sĩ quan thông tin gửi một tín hiệu liên lạc bằng radio đến máy bay Iraq.

    [​IMG]
    Cấu trúc thượng tầng và phần mạn trái của tàu bị hư hỏng rất nặng. Nếu tên lửa đầu tiên cũng phát nổ như tên lửa thứ 2 chắc con tàu này đã "đi gặp Long vương"
    Tin nhắn có nội dung “Gửi máy báy không xác định, đây là tàu chiến Hải quân Mỹ cách 12 dặm so với vị trí 078 của bạn, yêu cầu xác minh” tín hiệu đầu tiên không được trả lời, một tín hiệu tương tự cũng được gửi đi nhưng không thấy đáp trả.

    Đến lúc 10h10 phút, thuyền trưởng Glenn R. Brindel nhận được thông báo khẩn là tàu chiến của mình đã bị khóa vào radar điều khiển hỏa lực Cyrano IV trên chiếc F1. Chiếc máy bay của Iraq đã phóng tên lửa Exocet đầu tiên cách tàu 32 km, tên lửa thứ 2 được phóng đi cách tàu 24km.

    Chiếc F1 chao cánh và bắt đầu thoát đi, radar trên tàu khu trục Stark đã hoàn toàn thất bại trọng việc phát hiện và gây nhiễu tên lửa cho đến khi chỉ còn vài giây trước khi tên lửa lao vào tàu. Tên lửa Exocet đầu tiên đã lao vào cấu trúc thượng tầng của tàu cách mặt nước khoảng 10 mét.

    Tên lửa không phát nổ nhưng lượng nhiên liệu còn lại của tên lửa đã gây ra một đám cháy lớn lan rộng đến phòng thông tin, nhà kho và trung tâm hoạt động chiến đấu. Tên lửa thứ 2 đã lao vào mạn trái và phát nổ gây ra một lỗ thủng lớn có kích thước 4,5 mét.

    Quá bất ngờ bởi vụ tấn công, thuyền trưởng Glenn R. Brindel đã không đủ bình tĩnh để ra lệnh cho hệ thống phòng không với các tên lửa SM-2 trên tàu bắn trả. Chiếc máy bay AWACS vẫn đang hoạt động trong khu vực và nó đã báo động về sở chỉ huy ở Arab Saudi về vụ tấn công và yêu cầu điều động máy bay đánh chặn.

    [​IMG]
    May mắn là con tàu này vẫn lết về được Bahrain trước khi được đưa sang Mỹ để sửa chữa. Đây là tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ bị tấn công bởi tên lửa chống hạm từ sau Thế chiến thứ 2.

    Tuy nhiên, kiểm soát không lưu mặt đất lúc đó đã không đủ thẩm quyền để ra lệnh cho máy bay cất cánh, chiếc Mirage-F1 đã dễ dàng thoát đi mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Kết quả của cuộc tấn công thảm khốc này là 29 thủy thủ hy sinh ngay trong vụ nổ và hỏa hoạn đầu tiên, 8 người khác đã thiệt mạng bởi các vết thương quá nặng, 21 người khác bị thương ở nhiều mức độ khác nhau.

    Trong số 37 người thiệt mạng, có 2 người mất tích trên biển. Trong suốt thời gian còn lại của đêm hôm đó và ngày hôm sau, các thủy thủ đã phải chiến đấu với ngọn lửa trong gần 24 giờ đồng hồ. Thuyền trưởng Glenn R. Brindel đã ra lệnh cho các thủy thủ di chuyển hàng hóa và đồ đạc sang bên mạn phải để phần bị thủng bên mạn trái cao hơn mặt nước.

    Tàu khu trục USS-Waddell đang hoạt động gần đó đã nhận được tín hiệu cấp cứu và nhanh chóng tiến đến hỗ trợ. Khi tàu Waddell đến thì ngọn lửa trên tàu đã được kiểm soát, các thủy thủ đã giữ cho tàu không bị chìm và may mắn là phòng máy vẫn hoạt động nên tàu đã tự tiến về Bahrain dưới sự hộ tống của tàu Waddell.

    Sau đó, con tàu đã được đưa đến sửa chữa tại nhà máy đóng tàu Ingalls Shipbuilding, Mississippi, chi phí sửa chữa hết 142 triệu USD. Tàu US-Stark được đưa trở lại hoạt động vào đầu những năm 1990, con tàu ngưng hoạt động vào năm 1999 và được cho là đã bị tháo dỡ vào năm 2006.

    Lý do tàu khu trục USS-Stark bị tấn công đến nay vẫn không thực sự rõ ràng, lúc đó con tàu đang ở cách đường hải phận Iraq 32km. Trong khi đó, phía Iraq cho rằng tàu khu trục của Mỹ đã xâm nhập hải phận của họ. Còn Tổng thống Iraq lúc đó là Saddam Hussein cho rằng phi công của họ đã nhầm tàu USS-Stark của Mỹ với tàu hàng của Iran.

    Phía Mỹ lại cho rằng, phi công của Iraq đã không làm theo mệnh lệnh từ Chính phủ nhưng sau đó lại thực hiện vụ tấn công nên cần phải bị trừng phạt. Điều này đã gây nên sự tranh cãi giữa 2 nước và nguồn tin Không quân Iraq cho biết viên phi công trên sau đó đã không phải chịu bất cứ án phạt nào.

    Trong khi đó, các cuộc điều tra sau vụ tấn công cho thấy, quá trình đào đạo và vận hành chiến đấu trên tàu khu trục USS-Stark cũng như một số tàu chiến của Mỹ lúc đó quá lỏng lẻo. Hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx vẫn ở trong chế độ chờ, trong khi nó đã được cảnh báo từ trước. Tệ hơn là hệ thống phóng mồi bẫy đánh lừa tên lửa chống hạm Mark 36 SRBOC trên tàu “không mang theo đồ chơi” cho dù nó đang hoạt động trong khu vực có chiến sự.

    Đây là sự kiện tàu chiến Hải quân Mỹ đầu tiên và duy nhất đến nay bị tấn công bởi tên lửa chống hạm kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, là tổn thất lớn nhất của Hải quân Mỹ trong giai đoạn này. Vụ tấn công đã cho thấy sự nguy hiểm của tên lửa chống hạm đối với tàu chiến.

    Không biết đó có phải là một phần trong các lý do khiến Mỹ tiến hành can thiệp quân sự lật đổ chế độ ông Saddam Hunsein vào năm 2003 hay không. Nhưng vụ tấn công đã thực sự giáng cho Hải quân Mỹ một đòn chí mạng.

    http://soha.vn/quan-su/tau-khu-truc-my-tung-suyt-bi-ten-lua-iraq-danh-chim-20130916105805348.htm
  10. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Trận tấn công Trân Châu Cảng: Táo bạo, bất ngờ

    Trận Trân Châu Cảng là một đòn tấn công quân sự táo bạo bất ngờ do Hải quân Nhật Bản tiến hành vào sáng Chủ Nhật, ngày 7/2/1941, dẫn đến việc Mỹ quyết định buộc phải "nhập cuộc" Chiến tranh thế giới thứ hai.

    [​IMG]
    Tàu chiến USS Shaw nổ tung sau khi trúng bom Nhật.

    Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm 5 thiết giáp hạm Mỹ và làm hư hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và 65 quân nhân thương vong.

    Trân Châu Cảng là căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ (kể từ năm 1940). Trân Châu Cảng có điều kiện tự nhiên lí tưởng để bảo vệ hạm đội chống lại mọi sự tấn công từ bên ngoài. Việc bố phòng ở cảng hết sức cẩn mật với một hệ thống lưới thép đặc biệt chống ngư lôi và tàu ngầm.
    Do vị trí gần như ở giữa vùng Bắc Thái Bình Dương, Trân Châu Cảng vừa là căn cứ chỉ huy, căn cứ hậu cần, là cơ sở bảo duỡng, sửa chữa các chiến hạm của hạm đội Thái Bình Dương. Từ căn cứ này, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ có thể khống chế toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương bằng các lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và không quân của Hạm đội.
    Cuộc tấn công Trân Châu Cảng có nhiều mục đích. Trước tiên, người Nhật hy vọng sẽ ngăn cản được Hạm đội Thái Bình Dương can thiệp vào việc Nhật chinh phục Đông Ấn. Kế tiếp, người Nhật tranh thủ thời gian để củng cố vị thế và tăng cường sức mạnh hải quân, trước khi các tàu chiến mới của Mỹ được chế tạo theo Đạo luật Vinson-Walsh. Cuối cùng, nó được trù tính sẽ là một đòn mạnh giáng vào tinh thần của người Mỹ, có thể gây nản lòng, cho phép Nhật tiếp tục chinh phục Đông Nam Á mà không bị can thiệp.
    Diễn biến trận tấn công Trân Châu Cảng
    Ngày 26/11/1941, một Lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản gồm 6 tàu sân bay cùng một số tàu hộ tống và tàu chở dầu tiếp nhiên liệu, dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Chuichi Nagumo đã lên đường rời miền Bắc Nhật Bản đi đến một địa điểm ở phía Tây Bắc Hawaii và dự kiến tung số máy bay trên tàu (405 chiếc) để tấn công vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công dự định được chia làm hai đợt với 360 chiếc dành cho hai đợt tấn công và 48 máy bay làm nhiệm vụ phòng thủ tuần tra chiến đấu trên không.
    Đợt thứ nhất sẽ là đòn tấn công chủ lực, trong khi đợt thứ hai sẽ hoàn tất những công việc còn sót lại. Đợt thứ nhất mang theo phần lớn vũ khí, chủ yếu là ngư lôi, để tấn công các tàu chủ lực.
    Để bảo đảm bí mật, đoàn tàu của Phó Đô đốc Chuichi Nagumo được lệnh đánh chìm mọi tàu bè của các nước trung lập mà nó gặp. May mắn thay, trong suốt cuộc hành hình hơn 10 ngày, quân Nhật không gặp một tàu bè nào trên đường đi.
    Đúng 7 giờ 50 phút, trái bom đầu tiên rơi xuống Trân Châu Cảng. Thủy thủ trên các tàu chiến Mỹ tỉnh giấc do tiếng báo động, bom nổ và tiếng súng. Các kho đạn còn đang bị khóa lại, máy bay đậu sát cánh lại với nhau ngoài bãi đậu để ngăn ngừa phá hoại, các khẩu pháo phòng không có binh sĩ trực chiến.
    Hai quả ngư lôi đầu tiên đã đánh trúng thiết giáp hạm Oklahoma. Hai giây sau, thêm 2 quả nữa đập mạnh vào sườn tàu và nổ tung. Tàu không bị chìm ngay, nhưng nước vẫn vào. Vài phút sau nó lại nhận thêm một chùm bom nữa. Loạt ngư lôi tiếp theo đánh trúng chiếc USS Utah, vốn là một thiết giáp hạm đã 33 năm đi biển, nay được tháo bỏ mọi vũ khí để trở thành chiếc tàu bia dành cho huấn luyện. Tiếp đó các thiết giáp hạm West Virginia và California bắt đầu bị trúng ngư lôi (riêng thiết giáp hạm California trúng phải hai bom và hai ngư lôi). Khói đen cuồn cuộn bốc lên từ nhũng chiếc tàu bị ngư lôi đánh trúng. Người Mỹ cho rằng độ sâu của vịnh biển chỉ 10m không thể phóng ngư lôi được, cho nên họ chỉ đề phòng máy bay ném bom và tàu ngầm mà không thả lưới ngăn ngư lôi quanh các chiến hạm. Họ đã phải trả giá trước phát minh mới của người Nhật về cách dùng ngư lôi ở vùng biển nông: cho máy bay bay sát mặt biển với tốc độ chậm để phóng ra những quả ngư lôi lướt trên mặt nước với tốc độ cũng rất chậm, chỉ khoảng 30-40 hải lý/giờ.
    Tám phút sau khi bị quả ngư lôi đầu tiên đánh trúng thiết giáp hạm Oklahoma đã bị lật nhào. Hơn 400 sĩ quan và thủy thủ mắc kẹt bên trong chết chìm cùng với tàu. Tiếp theo đó, thêm một loạt bom và ngư lôi đánh trúng chiếc California khiến nó bốc cháy dữ dội và chìm tại chỗ chỉ còn nhô mấy cột buồm lên khỏi mặt nước.
    Chiếc Arizona bị ngư lôi đánh hụt, nhưng các máy bay ném bom đã ném trúng nó 5 trái bom cùng một lúc. Một trong 5 trái bom chui vào ống khói xuống bên dưới nổ ngay ở hầm chứa đạn. Chiếc tàu phát nổ long trời lở đất với một cột khói và lửa cao 300m rồi gãy làm đôi trong 9 phút. Cả hai phần tàu chúi xuống biển rồi từ từ chìm dần làm 1.102 người chết theo tàu.
    Thiết giáp hạm USS West Virginia trúng phải bảy ngư lôi, quả thứ bảy xé rách bánh lái của nó. Trong giây lát, chiếc West Virginia bốc cháy và chìm xuống biển khi vẫn giữ thăng bằng. Thiết giáp hạm USS Oklahoma trúng phải bốn ngư lôi, hai quả cuối cùng chạm đích phía trên đai giáp bảo vệ làm cho nó bị lật úp.
    Nếu như hải quân chỉ lo đối phó với tàu ngầm thì lục quân và không quân của lục quân trên đảo không hề chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công bằng không quân. Theo lệnh tướng Short, máy bay trên các sân bay đều được xếp thành từng tốp cánh sát cánh và thẳng hàng với nhau trên những bãi đậu hoàn toàn trống trải. Bố trí như vậy là để chống phá hoại máy bay, nhưng lại tạo ra điều kiện lý tưởng để không quân dịch tiêu diệt chúng. Các thủy phi cơ tại căn cứ Kaneohe của hải quân cũng xếp hàng thẳng tắp.
    Loạt bom đầu tiên đã rơi xuống sân bay Wheeler, căn cứ chính của các chiến đấu cơ. Các sĩ quan không quân Hoa Kỳ đang ngủ trong một doanh trại gần sân bay choàng tỉnh dậy, có người tưởng là động đất, người khác cho rằng máy bay của hải quân diễn tập. Nhưng khi chạy ra ngoài thì họ đã hiểu: các máy bay Nhật nối tiếp nhau bổ nhào xuống ném bom sân bay.
    Chỉ trong ít phút đầu, các căn cứ không quân của lục quân là Wheeler, Hickam, Bellows cũng như các căn cứ không quân của hải quân ở Kaneohe, đảo Ford và sân bay Ewa đều bị tàn phá khủng khiếp. Không một máy bay nào của Hải quân Mỹ có thể cất cánh vì hầu hết đã bị phá hủy. Các thủy phi cơ đã chìm hoặc cháy ngay trong nhà để máy bay. Trên tất cả các sân bay của lục quân Mỹ, cũng chỉ có 10 máy bay cất cánh. Trong trận không chiến không cân sức trên bầu trời Oahu sáng hôm đó, các máy bay này đã hạ được 11 máy bay Nhật.
    Tổn thất của hai phía
    Cuộc tấn công Trân Châu Cảng kéo dài 90 phút - với 2.386 người Mỹ bị thiệt mạng, 1.139 người khác bị thương và 18 tàu chiến bị đánh chìm, trong đó có 5 chiếc thiết giáp hạm.
    Trong số 402 máy bay Mỹ có mặt tại Hawaii, 188 chiếc bị phá hủy và 159 chiếc bị hư hỏng. Hầu như không có chiếc nào thực sự sẵn sàng để cất cánh nhằm bảo vệ căn cứ. Trong số 33 chiếc thủy phi cơ PBY ở Hawaii, 24 chiếc bị phá hủy và 6 chiếc khác bị hư hỏng nặng đến mức không thể sửa chữa.
    Về phía Nhật, 55 phi công và chín thủy thủ tàu ngầm tử trận cùng một người bị bắt làm tù binh. Trong số 414 máy bay tham gia tấn công, 29 chiếc bị mất trong trận đánh (9 chiếc trong đợt tấn công thứ nhất và 20 chiếc trong đợt thứ hai), cùng 74 chiếc khác bị hư hại do hỏa lực phòng không từ mặt đất.
    May mắn cho phía Mỹ là các tàu sân bay Hoa Kỳ đã không bị đụng đến trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Nếu không, khả năng tác chiến của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ bị tê liệt trong khoảng một năm.
    Một số hình ảnh tư liệu về trận Trân Châu Cảng
    [​IMG]
    Các phi công ném bom Nhật nhận lệnh tấn công Trân Châu cảng, Hawaii. Ảnh: Getty Images

    [​IMG]
    Kho vũ khí của tàu USS Shaw nổ tung sau khi dính bom của Nhật. Ảnh: US Navy / National Archives.

    [​IMG]
    Tàu USS West Virginia và USS Tennessee bốc cháy và chìm trong khói. Ảnh: Time.

    [​IMG]
    Tàu USS Arizona tan tành vì hai quả bom. Ảnh: UPI.

    [​IMG]
    Cảnh hoang tàn tại sân bay hải quân Trân Châu cảng sau vụ tấn công. 347 máy bay Mỹ đã bị phá hủy hoặc hư hại. Ảnh: National Archives.

    [​IMG]
    Hải quân Mỹ cứu một thủy thủ khi tàu USS Virginia trúng như lôi và chìm cạnh tàu USS Tennessee. Ảnh: Corbis.

    [​IMG]
    Ngọn lửa đã vươn lên đỉnh tàu West Virginia và đến 16h30 các binh sĩ Mỹ mới khống chế được ngọn lửa. Ảnh: National Archives.

    [​IMG]
    Ngày hôm sau, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt ký tuyên bố chiến tranh. Ảnh: Time Life Pictures / Getty.

    Ngày nay các nhà lịch sử vẫn tiếp tục tranh luận về nhiều bí ẩn của Trân Châu Cảng, đưa ra những bằng chứng và giả thuyết mới. Dưới đây chỉ là một vài trong số chúng.

    Vì sao các căn cứ của Mỹ không được cảnh báo?

    Đợt tấn công đầu tiên của máy bay Nhật nhằm vào Trân Châu Cảng vào 8h sáng giờ địa phương ngày 7/12/1941. Trong vòng vài giờ, quân Nhật cũng đánh Philippines, Wake Island, Guam cùng các mục tiêu khác ở Thái Bình Dương. Các căn cứ của Mỹ ở nơi nào cũng bị bất ngờ.

    “Sự trơ trụi của các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương vẫn tiếp tục khiến thế hệ sau này không hiểu”, nhà báo, nhà lịch sử người Anh Max Hastings viết trong cuốn sách mới về Thế chiến II “Inferno” của ông.

    Hastings phủ nhận thông tin cho rằng Tổng thống Franklin Roosevelt cho phép Trân Châu Cảng bị tấn công để Mỹ có “cớ” tham gia vào Thế chiến II. Nhưng ông cho biết dù sao cũng “rất bất thường” khi các lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ không đảm bảo được Trân Châu Cảng và các căn cứ ở Thái Bình Dương luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

    Cố giáo sư Gordon Prange của trường đại học Maryland khi còn sống cho rằng vấn đề cốt lõi là chính phủ Mỹ tự trong thâm tâm không tin những cảnh báo của chính họ về sự hiếu chiến của Nhật là sự thật.

    “Hoài nghi căn bản này là gốc rễ của toàn bộ thảm kịch”, ông Prange kết luận trong cuốn sách “At Dawn We Slept” (Tạm dịch Bình Minh mà chúng ta ngủ).

    Một ủy ban của quốc hội Mỹ đã tiến hành điều trần sâu rộng về thảm họa Trân Châu Cảng sau khi chiến tranh kết thúc. Trong số những kết luận được đưa ra có kết luận lực lượng Mỹ đã tập trung quá nhiều vào huấn luyện đến nỗi họ bị “mù” trước một cuộc tấn công có thể xảy ra và các chỉ huy quân đội Mỹ đã quá lo lắng về sự phá hoại đến nỗi họ “khóa” hết các kho đạn dược chống máy bay, thay vì phân phát nó cho các điểm bắn. Hải quân không duy trì các cuộc tuần tra bằng máy bay trên biển do thiếu thiết bị. Tuy nhiên, không một vị chỉ huy nào của Mỹ yêu cầu hàng loạt tàu trên biển tuần tra thay thế.

    Ngoài ra, hai nhà sử học Jonathan Parshall và J. Michael Wenger cho biết trên tạp chí Lịch sử Hải quân của Mỹ rằng lý do Mỹ bị bất ngờ là các chỉ huy không hiểu được một cuộc chiến với sự tham gia của tàu sân bay phát triển nhanh tới mức nào.

    Kế hoạch tấn công vào Trân Châu Cảng gồm sự tham gia của hàng trăm máy bay xuất phát từ nhiều tàu sân bay, rồi hợp thành một đàn ong tấn công. Đó là kỹ năng mà Mỹ không hề biết quân độ Nhật sở hữu.

    “Hải quân Mỹ không có chút ý niệm nào về khả năng chiến đấu của các tàu sân bay của Nhật và vì vậy không thể đánh giá chính xác các mục tiêu hoạt động”, Messrs. Parshall và Wenger cho biết.

    Vì sao quân Nhật không “thừa thắng xông lên”?

    Sau hai đợt triển khai máy bay tàn phá “Hàng tàu chiến” và các căn cứ không quân của Mỹ ở Trân Châu Cảng, phi công Nhật trở về tàu sân bay của họ trong khải hoàn. Đô đốc Chuichi Nagumo khi đó dẫn đầu nhóm thảo luận xem một cuộc tấn công nữa có khả thi hay không. Nhiều chỉ huy không quân ủng hộ tấn công tiếp, tin rằng các kho nhiên liệu, các trạm sửa chữa và các cơ sở hậu cần của Mỹ vào thời điểm đó rất dễ tấn công.

    Là một chỉ huy thận trọng, Nagumo đã quyết định không tấn công thêm nữa. Bởi các máy bay Nhật cần phải được quay trở về tàu sân bay để nạp thên đạn được, nhiên liệu vào thời điểm mà vị trí của các tàu sân bay, tàu ngầm của Mỹ vẫn chưa được rõ. Quân Nhật cũng đã có một chiến thắng “ngoạn mục”. Vậy tại sao lại liều đánh đổi chiến thắng đó?

    “Quyết định quay trở lại của Nagumo lúc đó khiến nhiều phi công Nhật thất vọng, bởi họ muốn khai thác cơ hội của họ”, Prange viết.

    Phá hủy cơ sở hạ tầng của Trân Châu Cảng có thể đã buộc được Mỹ rút lực lượng hải quân của mình về Bờ Biển Tây nước Mỹ. Trong suốt nhiều thập niên, một số nhà lịch sử cho rằng Nagumo đánh mất cơ hội có thể đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến.

    Tuy nhiên, trong cuốn sách “Inferno”, Max Hastings cho rằng nghiên cứu mới chỉ ra rằng một cuộc tấn công tiếp là không khả thi.

    “Ngày mùa đông ngắn, nên không thể xuất kích và thu hồi (một đợt máy bay nữa) và cũng có khả năng lượng bom của quân Nhật quá nhỏ để nhấn chìm được các căn cứ, trạm sửa chữa của Trân Châu Cảng”, Hastings viết.

    Quân đội Mỹ phản ứng sau Trận Trân Châu Cảng như thế nào ?

    Thực tế trong nhiều tháng sau trận Trân Châu Cảng, quân Mỹ đã gặp hết thất bại này tới thất bại khác ở Thái Bình Dương. Có những tin đồn xuất hiện rằng ngay sau trận Trân Châu Cảng một hôm, Hải quân Mỹ đã truy đuổi các đội tàu tấn công của Nhật. Nhưng tin này hoàn toàn không chính xác. Tướng Douglas MacArthur, chỉ huy quân đội Mỹ ở Philippines, đã gửi cho Roosevelt một bức điện, khẩn cầu Hải quân hỗ trợ. Ông đề nghị các tàu ngầm Mỹ tấn công vào tàu Nhật đang đổ quân tới Philippines, nhưng đề nghị này đã không có hồi đáp. MacArthur nhận được rất ít sự hỗ trợ và Philippines nhanh chóng thất thủ.

    Chiến thắng đầu tiên của Mỹ ở mặt trận Thái Bình Dương không xuất hiện cho tới tận tháng 2/1942, khi hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu tấn công các đảo Gilbert và Marshall.

    [​IMG]
    Sự kiện đã khiến nhiều người Mỹ gốc Nhật bị phân biệt đối xử. Một người gốc Nhật đã thể hiện sự phản kháng bằng cách trưng lên tấm biển đề chữ viết hoa "Tôi là người Mỹ" trước cửa hiệu của ông

    Sử dụng đòn trả đũa hèn hạ nhằm vào các công dân gốc Nhật

    Nhiều người Mỹ tin rằng không có chuyện các công dân gốc Nhật bị trả đũa sau vụ Trân Châu Cảng. Song chỉ 48 giờ sau sự kiện trên, hơn 1.000 người Mỹ gốc Nhật, gốc Đức và Italia - tất thảy bị xem là "những kẻ ngoại lai tới từ đất nước của kẻ thù", đã bị Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ. Người gốc Nhật sau đó phải chịu những sự phân biệt đối xử tệ hơn cả.

    Theo lệnh của Công tố viên trưởng Francis Biddle, tất cả người Mỹ gốc Nhật phải giao nộp cho nhà chức trách máy ảnh, thiết bị phát thanh truyền hình. Tài khoản ngân hàng của họ bị phong tỏa và họ bị giới hạn đi lại. Ngoài ra, họ còn thường xuyên bị nhà chức trách thẩm vấn hoặc giam giữ.

    Tới cuối cuộc chiến, chính quyền Mỹ đã thẩm vấn, bắt giữ hoặc hạn chế đi lại của hàng trăm ngàn người. Người Mỹ gốc Nhật chiếm đa số trong 120.000 người bị Mỹ đưa tới các trại cải tạo giam giữ. Ngay cả các nhà ngoại giao tới từ Đức, Nhật Bản và Italia cũng bị bắt giữ và giam cầm.

    http://kienthuc.net.vn/ho-so/tran-tan-cong-tran-chau-cang-tao-bao-bat-ngo-182383.html
    http://thethaovanhoa.vn/the-gioi/giai-mat-tran-chau-cang-sau-70-nam-n20111208101134249.htm

Chia sẻ trang này