1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thất bại đau đớn nhất của Hoa Kỳ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Bat_Lo_Quan, 08/01/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Trận chiến đẫm máu nhất của Mỹ trong Thế chiến 2 - Kỳ 1

    Cõ lẽ nhiều người chưa từng nghe về trận chiến Hurtgen Forest. Nằm giữa sông Ruhr và thành phố Aachen ở Tây Đức, Hurtgen từng là một trong những chiến trường khốc liệt nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, và trận chiến này vẫn đang giữ kỷ lục là cuộc giao tranh trên bộ dài nhất trong lịch sử quân sự Mỹ. Hurtgen Forest cũng nổi tiếng về mặt địa hình hiểm trở, vì có nhiều hẻm sâu, đèo dốc và đường hẹp. Trong trận chiến này, điều kiện địa hình đã không cho phép sử dụng sức mạnh không quân và thiết giáp, và gần như vô hiệu hóa lợi thế về quân số đông gấp 5 lần đối phương của các lực lượng Mỹ.
    LẠC QUAN THÁI QUÁ

    Tháng 9/1944, quân Đồng minh đang giành thế áp đảo trên chiến trường. Các lực lượng đồng minh đã đổ bộ thành công vào bãi biển Normandy, Paris được giải phóng, và những người lính Mỹ hy vọng sẽ có mặt ở nhà cùng với gia đình trong lễ Giáng sinh. Tuy nhiên, Đức quốc xã lại có những ý tưởng khác.

    [​IMG]
    Một nhóm lính Mỹ chuẩn bị trinh sát rừng Hurtgen.

    Sự lạc quan về việc chiến tranh sẽ kết thúc vào lễ Giáng Sinh đã lan tỏa trong quân đội Mỹ từ những tuần đầu tiên của tháng 9, khi lực lượng Đồng minh đang tiến ào ào như thác lũ như thể sắp quét sạch phe Trục (các quốc gia chiến đấu chống lại lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2) khỏi mặt đất. Trên mặt trận Thái Bình Dương, Đại tướng Douglas MacArthur cùng người đảm nhận hướng phản công trên biển phối hợp với ông là Đô đốc Chester Nimitz, đã tiêu diệt gần hết Hải quân Nhật, tái chiếm hầu hết những hòn đảo nằm trong tay đối phương.

    Ở phía Đông châu Âu, Hồng quân Liên Xô sau những trận phá vòng vây ở Moskva, Leningrad, và Stalingrad đã liên tiếp giáng cho các lực lượng của Đức quốc xã những đòn choáng váng với cái giá khủng khiếp cho quân Đức. Ở phía Tây, sau khi đã tháo chạy khỏi Rome, quân Đức vẫn phải tiếp tục rút lui lên miền Bắc. Sau khoảng thời gian tiến quân chậm chạp trong những khu rừng của vùng Normandy kể từ cuộc đổ bộ ngày 6/6, thì lúc này liên quân Anh, Mỹ và Pháp đang tự do đột phá thần tốc tiến gần đến biên giới nước Đức. Những đoàn xe tăng, cùng với bộ binh cơ giới, được pháo binh và không quân yểm trợ với số lượng lớn đã đánh tan tác nhiều đơn vị Đức tinh nhuệ, tiêu diệt và phá hủy số lượng lớn thiết giáp và đạn dược, giết và làm bị thương hàng chục ngàn binh sĩ, bắt sống hàng trăm nghìn tù binh. Chỉ có một câu hỏi được đặt ra ở biên giới Đức là có cần phải dừng chiến dịch này lại vài tuần để tiếp tế nhiên liệu, đạn dược trước khi ra đòn kết liễu đối thủ hay không ?

    [​IMG]
    Bản đồ khu vực rừng Hurtgen và các mũi tấn công của quân đội Mỹ .

    Trong khi đó, lực lượng của Quân đoàn số 1 Mỹ đã bắt đầu thăm dò hệ thống phòng thủ của địch ở Aachen từ ngày 6/9. Tướng Courtney Hodges, Tư lệnh Quân đoàn 1, đã dành ra gần 4 tiếng đồng hồ trong 2 ngày tạm nghỉ để Hầu tước xứ Queensberry vẽ chân dung cho tạp chí Life, vì ông dự đoán rằng đối phương sắp hoàn toàn sụp đổ. Theo thiếu tá William Sylvan, trợ lý của Hodges: "Vị tướng quân tiên đoán nếu có được 10 ngày trời đẹp thì cuộc chiến sẽ kết thúc ngay mà chẳng cần phải e ngại gì đến sự chống trả của đối phương".
    Cảm giác sắp đến hồi kết cũng lan tỏa sang nhiều binh sĩ. Mike Cohen, một trung đội trưởng thuộc tiểu đoàn 12 công binh chiến đấu, sư đoàn 8 bộ binh nhớ lại những ngày đầu tiên của tháng 9: "Chúng tôi đã tiến đến Rennes rồi ngoặt về hướng Brest. Đó là một trận đánh tàn khốc. Thành phố được phòng thủ rất chặt với binh lính tinh nhuệ, tường đá hoa cương, hỏa lực mạnh. Nhưng một khi đã vượt qua được nó thì coi như chiến tranh kết thúc”.

    Tuy nhiên, các Tư lệnh quân đội Mỹ, những nhà chiến lược và chiến thuật tài ba, đã bỏ sót một số yếu tố trong tính toán của mình khi cho rằng chiến tranh sắp kết thúc. Chỉ 2 ngày trước lời tiên đoán của Hodges, Sylva đã chép trong nhật ký sau cuộc họp với Đại tướng Dwight D. Eisenhower, Tổng tư lệnh quân Đồng minh, và tướng Omar Bradley, chỉ huy Cụm tập đoàn quân 12, đơn vị chủ quản lực lượng của Tướng Hodges rằng: "Cả Tổng Tư lệnh cùng tướng Bradley đều rất lo lắng về vấn đề tiếp tế đang ngày càng trở nên quan trọng hơn". Theo Sylvan, thủ trưởng của mình được lệnh phải “co” cả Quân đoàn 7 lẫn Quân đoàn 19 lại. Việc này khiến cho vị tướng này chẳng hài lòng chút nào vì nghĩ mình bị cắt đường quân lương trong khi quân Đức đang tháo chạy. Theo ông ta, cuộc tấn công “không nên dừng lại dù chỉ 1 phút".

    Ngăn giữa Quân đoàn 1 và sông Rhine chính là phòng tuyến Siegfried (người Đức gọi là Trường thành phía Tây). Đó là dải hệ thống công sự mà có những chỗ chỉ có một tuyến mỏng duy nhất và ở những nơi khác, nhất là ở khu vực trước mặt tập đoàn quân của Hodges, là hệ thống đồn lũy song song. Chỉ cần một đòn đánh chớp nhoáng là có thể tiến ra sông Rhine. Dù các sách vở đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của địa hình nơi đây thì các chiến lược gia Mỹ vẫn tin tưởng với nhân lực, vật lực hiện có, họ sẽ dễ dàng khắc phục được.

    Ngày 10/9, trong cơn tuyệt vọng cố trì hoãn sự truy kích, tàn quân Đức đã phá hủy các cây cầu trên sông Our và sông Sauer, trên đường từ Luxembourg tới Berlin. Cũng ngày hôm đó, Tướng Hodges lên tiếng khẳng định họ chỉ cần “10 ngày trời đẹp” là có thể chạm tay vào chiến thắng. Chốt tại biên giới là sư đoàn 5 thiết giáp, đơn vị kỳ cựu đã từng chiến đấu ở Pháp. Nhật ký hành quân của Tiểu đoàn pháo binh thiết giáp 71 thuộc sư đoàn trên đã viết trong ngày 10/9: "Các cầu trên sông Sauer và sông Mersch đã bị đánh sập khi các đơn vị tiến vào thành phố. Tiểu đoàn đã xin cho không thám bằng máy bay L-5 Piper Cub (máy bay do phi công lục quân lái thường làm nhiệm vụ quan sát, chỉ điểm mục tiêu hỗ trợ pháo binh) và pháo kích cấp tập 8 đợt. Nhiều bộ binh địch cùng ngựa đã bị tiêu diệt và đánh tan. Nhiều xe ngựa cùng ô tô và pháo địch đã bị phá hủy. Trong ngày Không quân cũng tổ chức tấn công quân đoàn phát xít Đức đang rút chạy về phía Đông hướng về 'đất mẹ'".

    Trận chiến đẫm máu nhất của Mỹ trong Thế chiến 2 - Kỳ 2

    Không như người Pháp quá tin tưởng vào phòng tuyến Maginot, các tướng lĩnh Đức đều hiểu vai trò bảo vệ của phòng tuyến Siegfried chỉ nhằm trì hoãn cuộc tiến công cho đến khi lực lượng dự bị được huy động tới.

    [​IMG]

    Thế trận phòng thủ của quân Đức

    Sự yếu kém của đối phương khiến quân Mỹ mong muốn tiến đến sông Rhine ngày càng tăng. Quân Đồng minh nhận thức rõ điều đang cản bước tiến của mình chính là phòng tuyến Siegfried.

    Hệ thống công sự của nó chạy qua thành phố Aachen và bao bọc 1 số thị trấn lớn như Stolberg, Düren, Eschweiler, Schmidt - cùng các làng mạc, thôn xóm nhỏ với các nhánh sông và rừng cây rậm rạp.

    Chỗ mạnh nhất trên Trường thành phía Tây gồm 2 tuyến phòng ngự. Tuyến Scharnhorst gần chỗ quân Đồng minh và tuyến Schill thì lùi sâu hơn về phía sau vài km.



    [​IMG]
    Một đơn vị lính Đức hành quân trong rừng Hurtgen.
    Các kỹ sư Đức đã thiết kế và bố trí khéo léo hơn 3.000 lô cốt, hầm hào, đài quan sát dựa trên những thuận lợi về địa hình như ao hồ, sông suối, đồi núi, rừng cây và các chướng ngại vật thiên nhiên khác.

    Trong các pháo đài lớn có cả chỗ cho lính đồn trú, kho vũ khí đạn dược, những lối vào và lỗ châu mai bí mật.

    Mật độ các công trình phòng ngự cho thấy vùng Aachen cùng những khu vực xung quanh đóng vai trò là “cánh cửa” trên con đường ngắn nhất đến Berlin từ phía tây.

    Những boong ke lớn, đa phần có hình dạng tròn, nên có thể khiến cho đạn pháo nhắm vào nó trượt đi. Những công trình ấy có cốt thép và được bao phủ bằng lớp bê tông dày 25 - 30 cm. Tường bê tông của những lỗ châu mai dày đến 3 m.

    Các kỹ sư Đức cũng khéo léo đắp đất che chắn xung quanh lỗ châu mai khiến cho đạn 155 mm dẫu có bắn vào cũng phải bật ra. Đại liên trên các boong ke khống chế hoàn toàn những khu vực trống trải.

    Xe tăng thì bị những hào rộng 2,5 m sâu 6 m ngăn cản. Những con hào này lại được lô cốt và các dãy ụ bê tông kiên cố cao 1,8 m gọi là "răng rồng" bảo vệ. Đường thì đầy hố bom khiến xe cộ không thể đi lại.

    Binh sĩ Mỹ xung quanh một chiếc xe tăng tham gia tấn công vào rừng Hurtgen.

    Hệ thống phòng thủ trên gây ấn tượng mạnh đối với các chuyên gia tình báo và chiến lược, nhưng các chuyến thám sát đã cho thấy rằng quân đội phát xít hiện đang choáng váng và rơi vào tình trạng vô tổ chức nên đã để nhiều nơi trên phòng tuyến Siegfried không có người bảo vệ hoặc có nhưng ở mức tối thiểu.

    Khi hệ thống công sự này được xây dựng năm 1938, bộ máy tuyên truyền của Adolf Hitler đã huênh hoang rằng Trường thành phía tây là bất khả xâm phạm, điều này làm cho giới lãnh đạo quân sự Anh quốc tin tưởng.

    Chính vì tin nó là thứ bất khả xâm phạm nên người Anh đã phải nhượng bộ Hitler trong hội nghị Munich năm 1938.

    Không như người Pháp quá tin tưởng vào phòng tuyến Maginot, các tướng lĩnh Đức đều hiểu vai trò bảo vệ của phòng tuyến Siegfried chỉ nhằm trì hoãn cuộc tiến công cho đến khi lực lượng dự bị được huy động tới.

    Nhu cầu nhân lực cho các mặt trận Nga, Italy và Pháp đã lấy đi cả lính phòng thủ trong các boong ke và lực lượng dự bị để bọc lót cho hệ thống phòng ngự trên.

    Với giới chỉ huy chóp bu Mỹ thì báo cáo từ những chuyến trinh sát đầu tiên của tháng 9 đã cho thấy phòng tuyến Siegfried chỉ tồn tại cho có mà thôi.

    Mục tiêu chính của Tập đoàn quân số 1 là kiểm soát sông Ruhr, vốn là dòng suối bắt nguồn từ dãy Ardennes, uốn khúc chảy qua thị trấn Monschau nằm gần biên giới Bỉ, nhận thêm nước từ những nhánh sông nhỏ khi qua thành phố Düren rồi uốn cong lên hướng tây bắc nhập vào sông Meuse của Hà Lan.

    Qua khỏi sông Ruhr về phía Đức là một vùng đồng bằng trải rộng cho đến chướng ngại thiên nhiên cuối cùng bảo vệ cho nước Đức là sông Rhine.

    Rất ít trong số những vị tư lệnh “đầy thông thái” của Mỹ để ý đến tầm quan trọng của nhóm các con đập, đặc biệt các đập Schwammenauel và Urft. Nếu quân Đức cho tháo nước mấy con đập này thì sẽ gây ra lũ lụt nghiêm trọng và làm trở ngại đến cuộc tiến công.

    Các tướng lĩnh, từ Eisenhower cho đến Bradley, Hodges, Joe Collins, Leonard Gerow về cơ bản đều bỏ qua mối nguy này mà chỉ tập trung vào việc chiếm đất. Việc Sylvan không hề đề cập đến mấy cái đập trong những ghi chép tỉ mỉ của mình là một minh chứng cho điều đó.

    Định tung ra đòn kết liễu Đức quốc xã, giới chỉ huy chóp bu quân sự Mỹ với chiến lược không rõ ràng kết hợp với các sai lầm chiến thuật, coi thường những nguyên tắc quân sự cơ bản, thiếu hiểu biết về tình hình, lại tỏ ra cực kỳ kiêu ngạo, những tưởng hứa hẹn một chiến thắng chóng vánh đã phải chuốc lấy những tổn thất nặng nề.

    Việc ganh đua xem ai chiếm được nhiều đất, giết được nhiều địch, kiếm được nhiều huân chương vốn là việc vẫn thường xảy ra trong các đơn vị quân đội. Tuy nhiên, đôi khi sự hăng hái quá mức đã lấn át cả óc phán đoán và đưa đến những hậu quả tai hại.

    Trung tâm của cái thảm họa ấy diễn ra tại vùng đất dày đặc cây linh sam (cây thông) cao chót vót có tên là rừng Hurtgen.

    Thực ra trên khu vực rộng 70 dặm vuông này có đến mấy khu rừng - Hurtgen, Wenau, Roetgen, Monschau và những khoảnh rừng nhỏ nữa - nhưng người Mỹ đã gộp tất cả chúng lại dưới cái tên Hurtgen.

    Harry Kemp, chỉ huy một đại đội hỏa lực thuộc Sư đoàn 28 từng tham chiến trong khu rừng nói: “Nếu nhìn từ vùng ngoại ô Đông Nam Aachen sang - thì sẽ thấy nó giống như một đại dương màu xanh đen nhấp nhô trải dài ngút tầm mắt”.

    Lịch sử quân sự Mỹ viết về giai đoạn quân Mỹ đối mặt với rừng Hurtgen như sau: “Khi bước vào rừng, bạn chỉ muốn kiếm vật gì đó để đánh dấu lối đi ra.

    Trong thứ bóng tối hắc ám bao quanh bởi những những cây thông khổng lồ, ánh sáng Mặt trời rất hiếm khi len nổi qua các kẽ lá đan xen nhau chằng chịt.

    Trên tấm thảm lá thông này, máu của lính Mỹ chưa bao giờ đổ nhiều như thế. Trong chiến dịch kéo dài năm tháng này, 7 sư đoàn bộ binh, thiết giáp cùng nhiều đơn vị khác đã bị tổn thất nặng nề”.

    Trận chiến đẫm máu nhất của Mỹ trong Thế chiến 2 - Kỳ 3

    Các cuộc tấn công đầu tiên của quân đội Mỹ trong giai đoạn đầu diễn ra vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10, tập trung vào khu làng Schmidt, nơi mà các lực lượng Mỹ đã tìm cách tiếp cận theo những con phố hẹp và nguy hiểm Kall Trail.

    [​IMG]

    Cuộc tiến công bắt đầu

    Việc lên kế hoạch chiến lược, chiến thuật về cơ bản đều chú trọng đến việc bảo vệ sườn cho đơn vị khi tiến quân. Bên sườn phải của trục tiến đến sông Ruhr, thông qua hành lang Stolberg buộc phải đi qua rừng Hurtgen.

    Xuyên qua khu rừng có hai sống núi bị chia cắt bởi những hẻm núi sâu của sông Kall chạy từ đông sang tây hướng đến sông Ruhr. Do cây cối đã bị đốn sạch nên cả 2 sống núi đều thành những điểm quan sát và trận địa pháo cực tốt.

    Ngày 14/9, các lực lượng Mỹ bắt đầu hành quân, mục tiêu ban đầu của các cấp chỉ huy Mỹ là cầm chân quân đội Đức trong khu vực này để ngăn họ tăng viện cho các đơn vị tiền tuyến ở phía bắc trong trận Aachen.

    Đó là nơi quân Đồng minh đang chiến đấu trong các chiến hào nằm giữa các thị trấn và làng mạc được bố phòng gắn liền với các công sự chiến trường, bẫy xe tăng và bãi mìn.

    Mục tiêu thứ hai có lẽ là để thọc sườn quân Đức, đồng thời giúp bộ binh tiến vào điểm thấp nhất ở trên các trung tâm công nghiệp của Thung lũng Ruhr - một khu vực đô thị ở Nordrhein - Westfalen, Đức, được bao bọc bởi các con sông Ruhr về phía nam, sông Rhine về phía tây, và sông Lippe về phía bắc.

    Đoàn xe tải của Lữ đoàn bộ binh 16, Sư đoàn 1 quân đội Mỹ tiến vào rừng Hurtgen.

    Các cuộc tấn công đầu tiên của quân đội Mỹ trong giai đoạn đầu diễn ra vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10, tập trung vào khu làng Schmidt, nơi mà các lực lượng Mỹ đã tìm cách tiếp cận theo những con phố hẹp và nguy hiểm Kall Trail.

    Tuy nhiên, địa hình trong khu vực này là vô cùng phức tạp, việc tiếp tế và hỗ trợ bằng cơ giới rất hạn chế. Ngoài các bãi mìn, các tay súng bắn tỉa, và các cuộc oanh kích bằng pháo binh của Đức, khu rừng cũng là một cái bẫy giết người khi bộ binh tiến công.

    Trong vòng ba tuần đầu tiên của cuộc chiến, con số thương vong tăng lên đáng sợ với hơn 4.500 lính Mỹ thiệt mạng và bị thương.

    Trong cuốn sách lịch sử có tên: "8 ngôi sao tới chiến thắng" cũng đề cập đến những điều kiện tồi tệ càng ngày càng hành hạ các binh sĩ:

    "Ngày 14/9 thời tiết chẳng hề thuận lợi chút nào. Cơn mưa phùn rả rích từ chiều hôm trước mỗi giờ lại trở nên nặng hạt hơn. Dần dần mưa tăng cường độ trở thành cơn mưa 'như trút nước' và cứ thế cho đến tận trưa.

    Đến lúc đó thì mặt đất đã trở thành một đống bùn nhão, ướt nhẹp, lạnh ngắt khiến cho khu rừng càng thêm hắc ám và gây thêm nhiều khó khăn cho binh lính, những người đang căng thẳng tìm kiếm dấu vết quân thù".

    Pháo cối Đức bắn phòng thủ chống lại một cuộc tấn công của Mỹ vào ngày 22/11/1944 ở Hürtgen Forest.

    Trung úy Chester H. Jordan, trung đội trưởng chỉ huy một đơn vị tiến vào rừng Hurtgen trong trận đánh này nhớ lại lúc vượt qua biên giới ngày 14/9:

    “Chẳng có dấu hiệu gì để nhận biết ngoài một cái nhà ga với tấm biển đề chữ ‘ROTT’ treo bên trên. Chúng tôi tiến vào rừng Hurtgen, nơi đơn vị sẽ ở lại trong 2 tháng tới. Hầu hết rừng Hurtgen là đất lâm trường.

    Thông được trồng thành từng hàng cách nhau từ 2,5 - 3,5 m. Cây trong hàng được trồng rất sát với nhau nên những hàng cây trưởng thành đã tạo nên 1 bức tường hầu như bất khả xâm phạm.

    Chạy đều đặn song song với các hàng cây là những đai trắng phòng lửa - đó là những con đường đã phát quang cây cối rộng 50 - 100 m.

    Thỉnh thoảng chúng tôi cũng gặp những khu vực đã bị khai thác và cây mới được trồng lại thì vẫn còn nhỏ. Đó chính là nơi dễ thủ khó công”.

    Vấn đề địa hình phức tạp gây ra nhiều khó khăn cho người Mỹ cũng đồng thời giúp cho các lực lượng Đức quốc xã có lợi thế phòng thủ lớn.

    Ngoài ra, các công sự bê tông cốt thép mà người Đức gọi là Trường thành phía Tây, được quân Đồng minh biết đến với cái tên "Tuyến phòng thủ Siegfried", được Hitler xây dựng trong những năm 1930 như một hệ thống phòng thủ bảo vệ nước Đức, đã tạo ra các chiến sự phòng thủ kéo dài tới năm 1945.

    Sương mù, mưa và nước đá cũng giúp người Đức trong việc ngăn chặn sự yểm trợ của không quân Mỹ.

    Schmidt cuối cùng đã bị các lực lượng Mỹ kiểm soát vào đầu tháng 10, nhưng việc tiếp ứng hạn chế hoặc bị cắt đứt hoàn toàn dọc theo Kall Trail khiến quân đội Mỹ không thể duy trì khả năng kiểm soát trên.

    Đến ngày 10/11, giao tranh tiếp tục diễn ra nhưng do các tuyến đường cung ứng bị gián đoạn, những nỗ lực nhằm chiếm lại Schmidt và kiểm soát Kall Trail cuối cùng đã bị Mỹ bỏ rơi.

    Thay vì đánh giá lại giá trị quân sự của Hurtgen lúc này, các nhà hoạch định chiến lược lại mưu tính trên quy mô lớn hơn nữa. Cuộc họp của các nhà chỉ huy quân sự Mỹ diễn ra ngày 17/11 đã thông qua một kế hoạch có tên là “Chiến dịch Nữ hoàng” (Operation Queen).

    Đó là một đòn tấn công trên chính diện, quy mô rộng của các Tập đoàn quân số 1 và 9 về hướng sông Ruhr với sự yểm trợ của lực lượng không quân khổng lồ bao gồm tất cả các máy bay oanh tạc đủ kích cỡ.

    Cuộc tấn công vào rừng Hurtgen giờ đã là phần của một kế hoạch vĩ đại.

    Trận chiến đẫm máu nhất của Mỹ trong Thế chiến 2 - Kỳ cuối
    [​IMG]

    Vào đầu tháng 2/1945, quân Đồng minh đã tiến hành một cuộc tấn công cuối cùng nhằm vào khu rừng Hürtgen, vượt qua các lực lượng Đức đang bị suy yếu đáng kể do trải qua tháng chiến đấu ác liệt chống lại Quân đoàn 3 của Tướng George Patton tại Bỉ. Ruhr cuối cùng đã bị đánh chiếm cùng Kall Trail.

    Khu rừng đẫm máu

    Khi mất Schmidt, giới lãnh đạo Mỹ đã đánh giá lại chiến lược của mình và quyết định mở trực tiếp Chiến dịch Nữ hoàng.

    Giai đoạn thứ hai này là một phần của hành động lớn hơn nhằm tấn công và kiểm soát Thung lũng Ruhr, vô hiệu hóa một phần quan trọng ngành công nghiệp chiến tranh của Đức, và tạo bàn đạp để phát động các cuộc tấn công vào khu vực Rhine.

    [​IMG]
    Bản đồ các mũi tấn công giai đoạn 2 của quân đội Mỹ.

    Thoạt đầu, cuộc tiến công được dự định sẽ diễn ra sớm, thế nhưng đến vài ngày sau thời tiết vẫn chưa thuận lợi. Bầu trời u ám với các cơn mưa và tuyết rơi liên tiếp khiến cho nhiệm vụ không trợ phải hủy bỏ.

    Trong khi các chỉ huy chờ đợi thời tiết khá lên thì quân Mỹ trong rừng vẫn tiếp tục bị hành hạ. Các binh sĩ của sư đoàn 28 và tiểu đoàn xe tăng 707 nỗ lực vô vọng cố giữ cho đơn vị khỏi tan rã thì tại Tập đoàn quân số 1, Sylvan tổng kết:

    "Tình hình vẫn ít nhiều không thay đổi. Cần phải giữ cho được Vossenack: tiểu đoàn 1 trung đoàn 109 ở phía bắc cùng với tiểu đoàn 2 trung đoàn 109 và tiểu đoàn 3 trung đoàn 112 đã đạt được những bước tiến đáng kinh ngạc khi lấn sâu khoảng 1 km vào rừng Hurtgen".

    Rõ ràng là có vấn đề khi Tập đoàn quân số 1 vẫn tự tin trước một vài dấu hiệu thành tích. Trừ những người trên Bộ Tư lệnh ra thì mọi người đều đã biết rằng sư đoàn 28 đang bị bao vây.

    Lực lượng tăng viện đầu tiên, trung đoàn 12, đã bị đẩy lui với tổn thất lớn khiến cho đơn vị này không còn có thể đóng vai trò gì quan trọng trong cuộc tiến công sắp tới nữa.

    Do đó, những bước tiến ban đầu qua Hürtgen của các lực lượng Mỹ sau ngày 18/11 diễn ra rất chậm và tổn thất lớn, tương tự như giai đoạn đầu tiên của trận chiến. Con số thương vong vẫn rất cao, và việc yểm trợ thiết giáp và tiếp tế tiếp tục khó khăn.

    Mặc dù các công binh Mỹ đã phá hủy các bãi mìn để xe tăng băng qua những khu rừng rậm, nhưng số người chết vẫn tiếp tục tăng.

    Đến ngày 16/12 - ngày đầu tiên của Trận Bulge ở phía nam - những nỗ lực của quân Mỹ trong rừng Hürtgen đã khiến hơn 33.000 người chết, bị thương và mất tích.

    Xác một lính Mỹ trong trận đánh vào rừng Hurtgen.

    Vào đầu tháng 2/1945, quân Đồng minh đã tiến hành một cuộc tấn công cuối cùng nhằm vào khu rừng Hürtgen, vượt qua các lực lượng Đức đang bị suy yếu đáng kể do trải qua tháng chiến đấu ác liệt chống lại Quân đoàn 3 của Tướng George Patton tại Bỉ.

    Ruhr cuối cùng đã bị đánh chiếm cùng Kall Trail.

    Ngày nay, Trận chiến trong khu rừng Hürtgen phần lớn đã bị lu mờ bởi những thành công tuyệt vời và sự kiện đầy kịch tính của Trận Bulge.

    Các nhà sử học vẫn còn tranh luận liệu những nỗ lực quân sự trong Trận Hurtgen thực sự có ý nghĩa thực tế hay không vì nó đạt được rất ít thành công trong khi phải tổn thất rất nhiều vật lực và nhân lực.

    Trên thực tế, Trận Hürtgen đã trở thành một trong những sai lầm ngớ ngẩn quân sự lớn nhất của quân đội Mỹ. Giới lãnh đạo quân sự đã đánh giá sai lầm về các yếu tố địa hình, hỗ trợ đường không, tiếp tế hậu cần, và sử dụng thiết giáp để yểm trợ bộ binh.

    Ban đầu, họ quá tập trung vào việc chiếm các ngôi làng Schmidt và Vossenack - hai địa điểm với rất ít giá trị quân sự - trong khi hầu như không chú ý tới những mục tiêu mang tính chiến lược hơn là các đập Ruhr ở phía bắc (ít nhất là cho đến cuối cuộc chiến).

    Một vấn đề được rất nhiều nhà phân tích đề cập đến đó là sự mù mờ trong phương thức tác chiến nơi rừng rậm.

    Các khóa huấn luyện của Mỹ dạy binh sĩ cách đổ bộ lên bãi biển, chiến đấu ở sa mạc và tác chiến trong đô thị nhưng kiểu môi trường như rừng Hurtgen thì lại chẳng hề được dạy trong chương trình học.

    Những công sự thông thường không đủ bảo vệ cho binh sĩ trước đạn pháo nổ ở tầm cao. Thảm cây dày đặc khiến tầm nhìn giảm xuống chỉ vài mét và càng trở nên tệ hơn dưới sương mù, mưa và tuyết. Các vị trí quân địch được ngụy trang kín đáo đã khiến bộ binh bị bất ngờ.

    Cây rậm cũng khiến tín hiệu radio bị cản trở. Lính Mỹ phải trả giá rất đắt mới có thể học được cách chiến đấu trong rừng rậm.

    Cuối cùng, có lẽ các chỉ huy quân sự Mỹ khi đó đã đánh giá thấp tinh thần chiến đấu “trên sân nhà” của Đức quốc xã.

    Dường như giới lãnh đạo quân sự Mỹ tỏ ra tự mãn sau khi quân Đức mất tinh thần vì thất bại trong việc ngăn chặn cuộc đổ bộ vào Normandy rồi sau đó bị đánh bật trở lại Đức.

    Trận Hürtgen là một cuộc tấn công trong ngạo mạn; thời tiết, địa hình hiểm trở và lập kế hoạch chiến đấu kém. Sau khi chiến tranh kết thúc, một viên tướng của phát xít Đức nói:

    "Tôi đã tham gia vào các chiến dịch dài ở Nga cũng như các mặt trận khác và tôi cho rằng cuộc chiến ở Hürtgen là thiệt hại nặng nhất mà tôi từng chứng kiến".

    Chiến dịch Hürtgen là câu chuyện về sự yếm kém trong chỉ huy tác chiến, nhưng nó cũng cho thấy một điều không bình thường, đó là sự quyết tâm của binh sĩ cả hai phe, những người đã liều mạng vì lợi ích của đất nước.

    Bất cứ ai khi nghe thấy con số tổn thất cùng những câu chuyện đẫm máu trên đều tự hỏi tại sao người lính vẫn tiếp tục chiến đấu được.

    Hành vi của quân Đức được lý giải là bởi họ bị Đức quốc xã nhồi sọ nhiều năm nên rất khát vọng bảo vệ quê hương cũng như việc cấp trên của họ sẵn sàng bắn bỏ bất cứ người nào có ý định đầu hàng.

    Các cựu binh Mỹ khi được hỏi nguyên nhân khiến họ bám trụ thì hầu hết đều nêu lý do đầu tiên đó là “tình đồng đội”.

    Binh sĩ cùng nhau ăn, ngủ, sinh hoạt, huấn luyện và đối mặt với hiểm nguy hàng ngày đã phát triển thành mối ràng buộc chặt chẽ đến độ người này tiến lên thì người khác cũng làm theo. Nhà văn Paul Fussell đã sử dùng từ “quán tính” để chỉ rõ xung lực này.

    http://soha.vn/quan-su/tran-chien-d...ong-the-chien-2-ky-cuoi-20160107011110266.htm
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Những ngày cuối cuộc Đại Chiến: Tàu Ngầm Nhật Bản bắn chìm tàu chiến chở bom nguyên tử Mỹ
    Cuối tháng 7.1945, sau khi chở hai quả bom nguyên tử đến đảo Tinian để chuẩn bị lắp ráp và ném xuống Nhật Bản, chiến hạm USS Indianapolis của Mỹ trên đường đến Philippines đã bị tàu ngầm Nhật đánh chìm, làm hơn 900 thuỷ thủ thiệt mạng.
    [​IMG]
    Tàu Indianapolis tại Trân Châu Cảng năm 1937 - Ảnh tư liệu Hải quân Mỹ
    Theo The Kansas City Star ngày 1.8, vào ngày 30.7.2015, tại thành phố Indiana, một buổi lễ được tổ chức và kéo cờ Mỹ để tưởng nhớ thuỷ thủ tàu Indianapolis thiệt mạng. Đến sáng 31.7, khi hạ lá cờ xuống, người ta trao lá cờ này cho một cư dân ở thành phố Kansas, nơi đa số thuỷ thủ tàu Indianapolis thiệt mạng từng cư ngụ.

    Với nhiều người Mỹ, vụ chìm tàu Indianapolis làm chết hơn 900 thuỷ thủ là một trong những thảm kịch lớn nhất của Hải quân Mỹ về số người thiệt mạng.

    Đầu tháng 7.1945, sau khi được đại tu ở California, tuần dương hạm USS Indianapolis (đóng năm 1931) nhận một kiện hàng đặc biệt để đưa đến đảo Tinian gần đảo Guam. Kiện hàng đó là các thành phần lắp ráp nên 2 quả bom nguyên tử để chuẩn bị ném xuống Nhật Bản. Chẳng ai biết kiện hàng mật này có gì, thuỷ thủ tàu chỉ được biết sau khi được cứu sống vào đầu tháng 8.1945.

    Ngày 26.7.1945, sau khi giao hàng xong, tàu Indianapolis rời đảo Tinian để đến cảng Leyte ở Philippines. Đêm 30.7.1945, khi đang đi được nửa đường, tàu bị một tàu ngầm Nhật Bản tấn công bằng 2 quả ngư lôi. Chỉ trong vòng 12 phút, con tàu 14 năm tuổi cùng 1.200 thuỷ thủ và sĩ quan chìm ngay. Hơn 300 thuỷ thủ và sĩ quan chìm theo tàu, khoảng 900 người còn lại bám víu vào các thuyền cứu sinh, phao và những vật dụng nổi để chờ cứu hộ.

    Tuy nhiên do sự quan liêu và nhầm lẫn khi nhận thông tin mà phải đến 4 ngày sau, các tàu cứu hộ mới đến nơi. Trong thời gian này, các thuỷ thủ phải chống chọi với đói khát, sóng biển, cái nắng, mất nước và đáng sợ là cá mập bu đầy quanh họ. Sau khi được một máy bay phát hiện và báo động khẩn cấp, số thuỷ thủ được cứu sống chỉ còn 316 người.

    Năm 1975, sự kiện này đã được nhắc tới trong bộ phim “Hàm cá mập” (Jaws).

    [​IMG]
    Tàu Indianapolis tại cảng hải quân Mare Island ở California ngày 10.7.1945 sau khi được đại tu chuẩn bị nhận hàng là thành phần bom nguyên tử để mang đến đảo Tinian lắp ráp để ném xuống Nhật Bản - Ảnh tư liệu Hải quân Mỹ
    [​IMG]
    Tàu Indianapolis chuẩn bị rời đảo Tinian sau khi giao kiện hàng bom nguyên tử ngày 26.7.1945, để đến Philippines. Tuy nhiên ngày 30.7.1945 tàu bị tàu ngầm Nhật đánh chìm, hơn 900 người thiệt mạng vì chìm tàu và chết vì đói khát, vì cá mập tấn công - - Ảnh tư liệu Hải quân Mỹ
    Trong cuốn sách Out of the depths, sĩ quan Edgar Harrell kể lại những thời khắc ông và các đồng đội trên tàu Indianapolis chống chọi với tử thần ra sao khi tàu chìm. Sau khi liệt kê một số nhầm lẫn của phía Hải quân khi nhận tín hiệu cấp cứu, ông cho biết thêm đến ngày 2.8.1945, một máy bay tuần tiễu của Hải quân Mỹ khi bay ngang khu vực này lúc đang cố ổn định ăng-ten sau máy bay, lúc nhìn xuống biển đã phát hiện vụ chìm tàu.

    Ban đầu viên phi công thấy dấu tràn dầu, nghĩ rằng đang có một tàu ngầm Nhật hoạt động liền cho máy bay hạ thấp xuống chuẩn bị ném bom. Tuy nhiên khi hạ thấp độ cao, phi công thấy lố nhố người đang trôi nổi trên biển liền tức tốc báo về căn cứ. Cuộc cứu hộ liền diễn ra ngày ngày đó.

    Nhìn thấy đám cá mập đang tấn công những người sống sót, một máy bay Hải quân được điều động đến khu vực để thả bè và đồ cứu hộ đã không làm theo lệnh mà đáp xuống mặt biển. Phi hành đoàn đã đưa tối đa các thuỷ thủ lên máy bay, và một số được buộc ở hai cánh máy bay. Nhờ vậy 56 người được bốc đi, bao gồm tác giả cuốn sách là Harrell, trước khi đêm xuống.

    Các tàu cứu hộ đến hiện trường ngay trong đêm không lâu sau đó, vớt những người còn sống sót.

    Sau này khi được đưa đến Hawaii điều trị trong tháng 8.1945, các thuỷ thủ sống sót lúc đó mới biết tàu của họ đã chở hai quả bom nguyên tử

    Đến Tinian để Không quân ném xuống Hiroshima và Nagasaki, buộc Nhật Bản phải đầu hàng.

    Trong cuốn sách, ông Harrell minh oan cho thuyền trưởng chỉ huy Charles McVay III, người sau này ra toà án binh của Hải quân vào tháng 12.1945 với tội danh cẩu thả để tàu chìm khi lẽ ra phải cố tránh cú tấn công. Nhiều năm sau Thế chiến II, ông McVay nhận thư của thân nhân những người thiệt mạng rủa xả ông, khiến ông phải tự sát vào năm 1968.

    Sau nhiều cuộc vận động để xóa án oan cho McVay, tháng 10.2000 Tổng thống Bill Clinton đã ký vào một nghị quyết của Quốc hội để minh oan cho thuyền trưởng McVay.

    http://tinnong.thanhnien.com.vn/x-f...a-bom-nguyen-tu-tha-xuong-nhat-ban-54426.html
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Trận chiến quần đảo Santa Cruz - trận hải chiến lớn cuối cùng sau trận Midway, mà Hoa Kỳ bị thất bại về mặt chiến thuật

    Trận hải chiến ở quần đảo Santa Cruz vào ngày 26 tháng 10 năm 1942, là trận hải chiến thứ tư giữa các tàu sân bay tại mặt trận Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai và là trận hải chiến lớn thứ tư giữa hải quân Hoa Kỳ và hải quân Đế quốc Nhật Bản nó là một phần trong chiến dịch Guadalcanal. Về hình thức nó giống như trận hải chiến biển Coral tại Midway và trận hải chiến Đông Solomon và các tàu chiến của hai bên rất hiếm khi nhìn thấy nhau trong suốt trận chiến. Thay vào đó các cuộc tấn công trong trận hải chiến này được thực hiện bởi các tàu sân bay và máy bay của chúng.

    [​IMG]
    Cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh lên Lunga Point vào tháng 7 năm 1942

    Trong nỗ lực nghi binh lực lượng quân Đồng Minh ra khỏi Guadalcanal và các đảo lân cận và thoát ra khỏi thế bế tắc vốn đã xuất hiện từ tháng 9 năm 1942, lực lượng lục quân Đế quốc Nhật Bản đã lên kế hoạch tấn công một trận lớn vào Guadalcanal trong ngay 20-25 tháng 10. Trong một phần của cuộc tấn công này các tàu sân bay và tàu chiến của Nhật Bản đi xuống phía Nam đến khu vực gần quần đảo Solomon với hi vọng sẽ chạm trán với lực lượng hải quân của quân Đồng Minh. Vào thời điểm đó hải quân Đế quốc Nhật Bản hy vọng việc đánh bại bất kỳ lực lượng hải quân nào của quân Đồng Minh (mục tiêu chính là lực lượng Hoa Kỳ), đặc biệt là lực lượng tàu sân bay sẽ có tác động tốt đến việc tấn công trên bộ. Lực lượng hải quân của quân Đồng Minh cũng hy vọng sẽ gặp lực lượng hải quân của Nhật Bản trong cuộc chiến cũng với ý định là để thoát ra khỏi tình thế bế tắc và quyết đánh bại kẻ thù.

    Cuộc tấn công trên bộ của Nhật Bản vào Guadalcanal đã bị đánh bại bởi quân đội đồn trú mặt đất của quân Đồng Minh trong Trận chiến sân bay Henderson. Dù vậy tàu chiến và máy bay của hai bên vẫn đã chạm trán với nhau vào sáng ngày 26 tháng 10 năm 1942, ngay phía Bắc quần đảo Santa Cruz. Sau khi cho máy bay không kích qua lại nhau thì các tàu của quân Đồng Minh bị buộc phải rút khỏi chiến trận với một tàu sân bay bị đánh chìm và chiếc khác bị hư hại nặng. Thiệt hại cũng có thể xem là tương đương với lực lượng của Nhật Bản với số máy bay bị bắn hạ và phi công chết cũng như độ hư hại với hai tàu sân bay của họ. Dù vậy Nhật Bản vẫn giành chiến thắng trong chiến thuật trong việc đánh chìm các tàu, tuy nhiên lại bị thiệt hại nặng khi để mất các phi công kỳ cựu việc sẽ tạo ra lợi thế lâu dài cho quân Đồng Minh phe mà việc bị mất phi công trong các trận chiến tương đối thấp. Kết quả là các tàu sân bay của Nhật Bản không còn đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Guadalcanal mà lợi thế đã hoàn toàn nghiên về phía quân Đồng Minh.
    [​IMG]
    Ảnh đạn phòng không bắn từ USS Enterprise, chống lại máy bay Nhật Bản, trong cuộc hải chiến ngày 26 tháng 10 năm 1942.

    Vào tháng 8 năm 1942 quân đội của quân Đồng Minh (chủ yếu là Hoa Kỳ) đã đổ bộ lên Guadalcanal, Tulagi cũng như quần đảo Florida trong quần đảo Solomon. Việc đổ bộ cho thấy việc Nhật Bản chiếm các đảo trên làm căn cứ là nguy hiểm vì nó đe dọa đến con đường vận chuyển giữa Hoa Kỳ và Úc, cũng như việc tấn công chiếm lấy các đảo xung quanh để cô lập căn cứ chính của Nhật Bản tại Rabaul trong khi vẫn cung cấp hỗ trợ cho quân Đồng Minh trong chiến dịch New Guinea. Việc đổ bộ là một phần trong chiến dịch Guadalcanal kéo dài sáu tháng.[6]

    Sau trận hải chiến Đông Solomon đã khiến cho chiếc cho chiếc tàu sân bay USS Enterprise bị hư hỏng nặng và buộc phải trở về Trân Châu Cảng tại Hawaii, để có thể sửa chữa lớn trong vòng một tháng, ba chiếc tàu sân bay còn lại của Hoa Kỳ thì ở lại Nam Thái Bình Dương. Một lực lượng bao gồm các tàu sân bay Wasp, Saratoga và Hornet cùng với những phi đội của chúng và những tàu chiến thuộc các loại như thiết giáp hạm, tuần dương hạm và khu trục hạm được đóng tại căn cứ chính nằm giữa quần đảo Solomon và quần đảo Vanuatu (hay còn gọi là quần đảo New Hebrides). Tại khu vực này các tàu sân bay được tính vào lực lượng bảo vệ con đường liên lạc giữa các căn cứ lớn của quân Đồng Minh tại New Caledonia và Espiritu Santo, hỗ trợ các lực lượng mặt đất của quân Đồng Minh chống lại các cuộc phản công của quân Nhật Bản, bảo vệ cho các tàu vận chuyển đến Guadalcanal cũng như tấn công và tiêu diệt các tàu chiến của Nhật Bản đặc biệt là tàu sân bay đến gần khu vực này

    Sự cân bằng lực lượng về hai phía

    Vùng biển xung quanh vùng mà lực lượng tàu sân bay hoạt động được hải quân Hoa Kỳ gọi là vùng "Hội tụ ngư lôi" vì mật độ hoạt động của tàu ngầm Nhật Bản tại khu vực này rất cao. Vào ngày 31 tháng 8 chiếc Saratoga đã bị trúng ngư lôi được phóng bởi tàu ngầm I-26 và phải ngừng hoạt động để sửa chữa trong ba tháng. Vào 14 tháng 9 chiếc Wasp bị trúng ba trong sáu ngư lôi được bắn bởi tàu ngầm I-19 khi đang hộ tống đoàn tàu tiếp viện lớn và đoàn tàu tiếp tế cho Guadalcanal cũng như suýt chạm trán hai tàu sân bay Shōkaku và Zuikaku (tuy nhiên đã rút lui trước hai phía khi đi vào tầm hoạt động của máy bay). Với sức nổ của ngư lôi đội sửa chữa của chiếc Wasp không thể khống chế được ngọn lửa vì thế các thủy thủ phải bỏ tàu và nó đã bị chìm sau đó. Thiết giáp hạm USS North Carolina và tàu khu trục USS O'Brien cũng bị trúng ngư lôi trong đợt tấn công đó. Chiếc O'Brien sau đó bị chìm do hư hỏng quá nặng phần mũi gần như bị phá hủy hoàn toàn không thể sửa chữa tại chỗ, nó đã gãy làm đôi khi đang trên đường từ Espiritu Santo trở về Hoa Kỳ còn chiếc North Carolina thì phải sửa chữa tại Trân Châu Cảng cho đến ngày 16 tháng 11 năm 1942. Đây có thể nói là loạt ngư lôi thành công nhất trong lịch sử chiến tranh lúc bấy giờ.

    Vào lúc tàu ngầm I-19 tấn công thì chiếc tàu sân bay USS Wasp đang chuẩn bị tiếp nhiên liệu cho máy bay nên trên bong tàu (đường băng) đầy những thùng nhiên liệu. Điều này đã dẫn đến thảm họa cho chiếc tàu sân bay này khi bị trúng ngư lôi. Một trong số ngư lôi đã phá hủy hoàn toàn hệ thống cung cấp điện cho tàu, đội sửa chữa cũng như đội phản ứng nhanh trong tình huống khẩn cấp của tàu không thể đối đầu với ngọn lửa do hàng trăm thùng nhiên liệu gây ra. Và gần đó hai tàu sân bay của Nhật Bản là Shōkaku và Zuikaku cũng sẵn sàng tham chiến (tuy nhiên sau đó lại bỏ đi không rõ nguyên do). Sau khi tất cả thủy thủ rời chiếc USS Wasp khu trục hạm Lansdowne đã bắn một quả ngư lôi đánh chìm luôn chiếc USS Wasp

    Cho dù Hoa Kỳ lúc đó chỉ còn một chiếc tàu sân bay là tàu Hornet tại Nam Thái Bình Dương quân Đồng Minh vẫn cố gắng duy trì được Ưu thế trên không của mình ở phía Nam quần đảo Solomon bởi vì căn cứ không quân của họ được đặc tại Henderson Field trên đảo Guadalcanal. Tuy nhiên các máy bay này không thể hoạt động hiệu quả trong đêm vì thế các tàu của Nhật Bản có thể gần như dễ dàng đi qua. Và vì thế một tình thế bế tắc thú vị xảy ra là quân Đồng Minh thì cung cấp quân tiếp viện và nhu yếu phẩm vào ban ngày cho Guadalcanal, còn Nhật Bản thì nhận quân tiếp viện và nhu yếu phẩm bằng tàu chiến vào ban đêm nên chẳng bên nào có đủ lợi thế cũng như binh lực để tấn công đối phương khi mà cả bên đều bằng nhau[16]. Tình huống bị gián đoạn bởi hành động của hai tàu chiến lớn của cả hai phe. Vào đêm giữa ngày 11-12 tháng 10, các tàu chiến của Hoa Kỳ đã phục kích và đánh bại tàu chiến của Nhật Bản chính là chiếc mà đã nã pháo vào Henderson Field trong trận hải chiến tại mũi Esperance, nhưng chỉ hai đêm sau lực lượng Nhật Bản gồm cả hai chiếc thiết giáp hạm Haruna và Kongō đã thành công trong việc bắn pháo vào Henderson Field phá hủy nhiều máy bay của Hoa Kỳ và gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất

    Các bước của Hoa Kỳ

    [​IMG]
    Thủ thủ của chiếc USS Wasp di tản sau khi tàu bị chìm

    Vào thời điểm đó Hoa Kỳ thực hiện hai bước đi để phá vỡ tình thế bế tắc của cuộc chiến trên Guadalcanal. Một là gấp rút sửa lại chiếc Enterprise để nó có thể quay trở lại Nam Thái Bình Dương càng sớm càng tốt. Ngày 10 tháng 10 chiếc Enterprise đã tiếp nhận phi đội mới của mình của mình. Vào ngày 16 tháng 10 nó rời Trân Châu Cảng dến ngày 23 tháng 10 nó đã về đến Nam Thái Bình Dương[18] và gia nhập cùng với chiếc Hornet cũng như toàn bộ hạm đội Nam Thái Bình Dương của quân Đồng Minh vào 24 tháng 10 ở địa điểm cách Espiritu Santo 273 hải lý (506 km) về hướng Bắc

    Thứ hai là vào ngày 18 tháng 10 đô đốc Chester Nimitz chỉ huy trưởng của quân Đồng Minh tại Thái Bình Dương đã thay thế phó đô đốc Robert L. Ghormley bằng phó đô đốc William Halsey, Jr. trong chức vị chỉ huy khu vực Nam Thái Bình Dương: vị trí chỉ huy này được quân Đồng Minh đặc ra trong chiến dịch Solomon. Nimitz cảm thấy rằng Ghormley đã trở nên quá thiển cận và bi quan để có thể lãnh đạo hiệu quả quân Đồng Minh trên Guadalcanal. Halsey thì được báo cáo như là một người có tinh thần chiến đấu can trường đáng nể phục của hải quân Hoa Kỳ với biệt danh "Bull". Sau khi nhận chức Halsey ngay lập tức lên kế hoạch để kéo hải quân Nhật ra tham chiến, ông đã viết cho Nimitz rằng: "Tôi đã bắt đầu tung các nắm đấm gần như ngay lập tức
    [​IMG]
    Đô đốc William Halsey, Jr.

    Các bước của Nhật Bản

    Đô đốc Yamamoto Isoroku đã chia hạm đội liên hợp Nhật Bản ra làm hai hạm đội và khởi hành từ Nhật Bản tiến xuống phía Nam Thái Bình Dương. Hạm đội thứ nhất được chỉ huy bởi phó đô đốc Kondo Nobutake bao gồm ba tàu sân bay là Hiyō, Ryūjō và Junyō cùng với 2 thiết giáp hạm, 5 tuần dương hạm hạng nặng, 1 tuần dương hạm hạng nhẹ, và 12 khu trục hạm. Và hạm đội thứ hai do phó đô đốc Nagumo Chūichi chỉ huy gồm có cũng ba tàu sân bay Shōkaku, Zuikaku và Zuihō cùng với hai thiết giáp hạm, 4 tuần dương hạm hạng nặng, 1 tuần dương hạm hạng nhẹ và 16 khu trục hạm.

    Cả hai hạm đội tập hợp tại điểm tập kết phía Đông quần đảo Solomon. Sau đó một phần hạm đội do Nagumo Chūichi chỉ huy sẽ trợ giúp các lực lượng mặt đất của Nhật Bản trên đảo Guadalcanal còn lại hợp nhất vào hạm đội của Kondo Nobutake và Nagumo Chūichi lên làm chỉ huy sẽ đi tuần ở phía Đông quần đảo Solomon và đánh chìm bất kỳ đội tàu sân bay nào mà họ bắt gặp. Trong trận hải chiến Đông Solomon vào ngày 23 Tháng 8 năm 1942 chiếc Ryūjō đã bị đánh chìm. Còn chiếc Hiyō thì sau khi bị tai nạn ngày 22 tháng 10 phải nằm sửa chữa tại Truk. Như vậy hạm đội từng do Kondo Nobutake chỉ huy chỉ còn một tàu sân bay là chiếc Junyō

    Hạm đội liên hợp sau khi hợp nhất, Nhật Bản cũng bắt đầu những động thái để dụ lực lượng hải quân của quân Đồng minh ra tham chiến. Với cả bốn tàu sân bay đều được trang bị phi đội riêng của mình cộng với các tàu chiến như thiết giáp hạm, tuần dương hạm và khu trục hạm, hạm đội liên hợp này của Nhật Bản được trực tiếp chỉ đạo bởi đô đốc Yamamoto Isoroku, hạm đội này đã được đánh giá rằng họ thậm chí có thể chiến thắng cả trận Midway nếu như nó được thực hiện lại. . Vào đầu tháng mười các tàu sân bay của Nhật Bản mở hàng loạt các cuộc không kích xuống Henderson Field để mở đầu cho kế hoạch các tàu chiến Nhật Bản sẽ tiến vào khu vực quần đảo Solomon từ ngày 20 đến 25 tháng 10 để hỗ trợ cho binh lính trên đảo Guadalcanal. Tuy nhiên đến ngày 16 hải quân Nhật Bản vẫn chưa chạm trán với các đội tàu sân bay của Hoa Kỳ. Đây là một sự bình yên trước cơn bão. Tuy nhiên với kế hoạch yểm trợ cho lực lượng mặt đất tại Guadalcanal các tàu chiến của Yamato bắt đầu di chuyển xuống phía Nam quần đảo Solomon và sẵn sàng đối đầu với tàu của quân Đồng Minh (chủ yếu là Mỹ), đặc biệt là các tàu sân bay vốn là lực lượng phòng thủ của đảo Guadalcanal . Ngày 22 tháng 10 các tàu của Nhật Bản quan sát thấy có các máy bay trinh sát của quân Đồng Minh trên bầu trời. Ngày 23 tháng 10 các tàu của Nhật Bản báo cáo có sự tăng cường xuất hiện của các máy bay chiến đấu đối phương. Tại Mỹ vào ngày 24 tháng 10 các phương tiện truyền thông đưa tin về việc sẽ có một cuộc hải chiến lớn tại quần đảo Solomon trong nay mai

    [​IMG]
    Đô đốc Yamamoto

    Tham chiến

    Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 10 quân đội Nhật Bản trên đảo Guadalcanal cố gắng đánh chiếm Henderson Field với một cuộc tấn công quy mô lớn chống lại quân đội Hoa Kỳ đang trấn giữ ở sân bay tại đó. Tuy nhiên cuộc tấn công này đã bị đẩy lui với số thương vong rất cao của quân đội Nhật trong trận chiến tại Henderson Field

    Với sự nhầm lẫn là quân đội Nhật đã đánh chiếm thành công Henderson Field đội tàu chiến của Nhật Bản đã đến tiếp cận đảo Guadalcanal vào sáng ngày 25 tháng 10 để cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết cho quân đội phục vụ cho các cuộc tấn công sau này. Các máy bay tại Henderson Field đã tấn công đội tàu trong suốt một ngày đánh chìm chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Yura và làm hư hại khu trục hạm Akizuki.

    Nhận thấy cuộc tấn công trên mặc đất của quân đội đã thất bại và việc bị mất chiếc Yura, toàn bộ hạm đội liên hợp đã di chuyển xuống phía Nam quần đảo Solomon với ý định quyết chiến với các hạm đội của quân Đồng Minh để lấy lại danh dự vào ngày 25 tháng 10. Hạm đội liên hợp đã chia thành ba nhóm: Nhóm trưởng có tàu sân bay Junyō, 2 thiết giáp hạm, 4 tuần dương hạm hạng nặng, 1 tuần dương hạm hạng nhẹ và 10 khu trục hạm được chỉ huy bởi phó đô đốc Kondo Nobutake trên chiếc tuần dương hạm hạng nặng Atago, nhóm chính gồm các tàu sân bay Shōkaku, Zuikaku và Zuihō với một tuần dương hạng nặng và 8 khu trục hạm được chỉ huy bởi phó đô đốc Nagumo Chuichi trên chiếc Shōkaku, cuối cùng là nhóm tiên phong gồm 2 thiết giáp hạm, 3 tuần dương hạm hạng nặng, 1 tuần dương hạm hạng nhẹ và 7 khu trục hạm được chỉ huy bởi phó đô đốc Abe Hiroaki trên chiếc thiết giáp hạm Hiei. Với việc chỉ huy nhóm chính Kondo Nobutake hoạt động như là chỉ huy chính của cả ba nhóm

    [​IMG]
    Phó đô đốc Kondo Nobutake.

    [​IMG]
    Đô đốc Thomas C. Kinkaid

    [​IMG]
    Bản đồ của trận chiến quần đảo Santa Cruzz ngày 26 tháng 10 năm 1942. Đường đỏ là hạm đội Nhật Bản và đường đen là hạm đội của Hoa Kỳ. Những ký hiệu vàng là những điểm xảy ra chiến sự.

    Về phía Hoa Kỳ thì có hai đội tàu sân bay Hornet và Enterprise được chỉ huy bởi chuẩn Đô đốc Thomas Kinkaid thì lại chạy lòng vòng lên phía Bắc quần đảo Solomon để tìm các hạm đội của Nhật Bản vào ngày 25 tháng 10. Hạm đội của Hoa Kỳ chia làm hai nhóm tàu sân bay và đi cách nhau khoảng 10 hải lý (19 km) mỗi tàu sân bay sẽ ở chính giữa đội hình. Hạm đội Hoa Kỳ gồm có hai tàu sân bay Hornet và Enterprise, 1 thiết giáp hạm, 6 tuần dương hạm và 14 khu trục hạm. Thủy phi cơ A U.S. loại PBY Catalina đã phát hiện ra nhóm chính của hạm đội Nhật Bản vào 11:03 sáng. Tuy nhiên khi đó hạm đội này lại cách hạm đội Hoa Kỳ khoảng 355 hải lý (657 km) vừa đúng ngoài tầm hoạt động của các phi đội Nhật Bản. Thomas Kinkaid hy vọng có thể tiến sát và thực hiện một cuộc chiến trong ngày hôm đó nên đã cho các tàu chạy hết tốc lực tiến về phía trước đến hạm đội tàu sân bay của Nhật Bản, vào 14:25 thì cho xuất kích 12 máy bay Dountless trang bị bom 225 kg đi do thám. Một giờ sau, khi nhóm phi đội đầu quay trở về thì Thomas Kinkaid ra lệnh xuất kích nhóm phi đội thứ hai gồm 6 máy bay Dountless trang bị bom 450 kg, 6 máy bay thả ngư lôi Avenger cùng 11 máy bay tiêm kích Wildcat Nhưng phó đô đốc Nagumo Chuichi cũng biết là hạm đội của họ đã bị phát hiện bởi máy bay của Hoa Kỳ nhưng lại không biết vị trí của các nhóm tàu sân bay của Hoa Kỳ nên đã quyết định quay lên phía Bắc ra khỏi tầm hoạt động của các phi đội quân Đồng Minh. Vì thế nhóm máy bay xuất kích của Hoa Kỳ đã quay trở về mà không hề mà không hề tấn công hoặc tìm thấy tàu của Nhật Bản. Việc xuất kích này làm mất 7 máy bay gồm: 1 chiếc Wildcat mất tích, 3 chiếc Dountless và 3 chiếc Avenger hết nhiên liệu phi hành đoàn của 6 chiếc này nổi lênh đênh trên mặt nước với áo phao và sau đó được hạm đội tàu sân bay của Hoa Kỳ vớt lênTối 25 tháng 10 phó đô đốc Kondo Nobutake đích thân chỉ huy việc chuẩn bị cho các phi đội trên các tàu sân bay để chuẩn bị cho việc tấn công quân Hoa Kỳ trên đảo Guadalcanal. Cách đó 160 km về phía Đông là nhóm tàu chiến của phó đô đốc Nagumo Chuichi đang ở cửa biển phía Nam và đề cao cảnh giác để chống lại sự tấn công bất ngờ từ các máy bay địch. Phó đô đốc Nagumo Chuichi đã rút ra bài học cay đắng trong trận Midway nên ông trở nên rất thận trọng trong vấn đề phòng thủ chống lại việc bị tấn công bất ngờ từ các máy bay. Để có thể chặn đứng tất cả những máy bay nào xuất hiện các thiết giáp hạm Hiei và Kirishima sẽ ở phía trước cùng với bảy tàu khu trục cách chiếc Shōkaku 96–128 km, chiếc tuần dương hạm hạng nặng Chikuma và khu trục hạm Teruzuki sẽ bọc sườn phía Đông cách chiếc Shōkaku 320 km
    Lần cập nhật cuối: 08/01/2016
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Cuộc đối đầu hạm đội tàu sân bay giữa 2 bên

    Vào 02:50 ngày 26 tháng 10 hạm đội Nhật quay đầu lại và tiến lại hạm đội Hoa Kỳ, vào khoảng 05:00 đó hai hạm đội chỉ cách nhau khoảng 200 hải lý (370 km) tuy nhiên vẫn chưa biết được địa điểm chính xác của nhau. Hai bên đều phóng các máy bay đi do thám và chuẩn bị các phi đội tấn công đối phương ngay khi các máy bay do thám tìm ra được địa điểm chính xác của đối phương. Nhóm tàu của Nagumo Chuichi đã cho xuất kích 16 thủy phi cơ (bay bọc hậu cùng với những tàu chiến tốt nhất) và 8 máy bay ném bom Kate, để do thám các khu vực phía Nam và phía Đông trước lúc bình minh Cho dù rada trang bị trên chiếc máy bay loại PBY Catalina đã bắt được tín hiệu của các tàu sân bay Nhật Bản vào 03:10 tuy nhiên các báo cáo này lại không thể đến được với Thomas Kinkaid cho đến 05:12. Hơn nữa ông tin là các tàu sân bay này đã thay đổi vị trí sau hai giờ nên quyết định không cho xuất kích để chờ các báo cáo về địa điểm của các tàu này sau đó. Vào lúc 05:00 trước khi nhận được thông báo của chiếc PBY Catalina chiếc USS Enterprise đã phóng thêm 16 chiếc SBD Dauntless chia nhau theo từng cặp để tìm vị trí của hạm đội Nhật mỗi chiếc mang một quả bom nặng 227 kg. Vào 06:45 các chiếc máy bay này phát hiện nhóm chính của hạm đội Nhật Bản do Nagumo Chuichi chỉ huy cách 320 km về phía Đông Bắc của hạm đội Hoa Kỳ. Cùng lúc đó khoảng 06:58 các máy bay trinh sát của Nhật Bản cũng phát hiện ra nhóm tàu sân bay Hornet của Hoa Kỳ. Các máy bay SBD Dauntless cố gắng tấn công nhóm tàu của Nhật nhưng Nagumo Chuichi đã dự tính trước tình huống này nên đã cho 8 chiếc tiêm kích cơ A6M Zero đánh chặn. Các máy bay ném bom SBD Dauntless không thể đánh lại các chiếc tiêm kích nêm đã rút vào đám mây gần đó. Trong khi các máy bay do thám của cả hai bên đang đánh nhau thì các hạm đội cũng đang chạy đua để có thể giành ưu thế tấn công trước đối thủ. Nhật Bản là bên cho xuất kích đợt máy bay đầu tiên từ tàu sân bay Shōkaku vào 07:10 và ngay sau đợt xuất kích đầu là đợt xuất kích thứ hai, theo chiến thuật cất cánh từng lớp của Nhật Bản và vì thế các phi đội của Nhật Bản có tiếp cận với hạm đội của Hoa Kỳ trước, đợt xuất kích này kết thúc vào lúc 07:30

    Không chiến và hoạt động của máy bay 2 phía

    Nhật Bản đã xuất kích đợt tấn công đầu tiên gồm 66 máy bay dưới sự chỉ huy của trung úy Murata Shigeharu. Vào 07:10, 4 chiếc tiêm kích A6M Zero cất cánh dưới sự chỉ huy của trung úy Miyajima Hisaishi, 20 máy bay thả ngư lôi Nakajima B5N Kate và một máy bay trinh sát Yokosuka D4Y cất cánh dưới sự chỉ huy của trung tá Murata Shigeharu. Vào 07:15 chiếc tàu sân bay Zuihō đã cho cất cánh 9 tiêm kích cơ A6M Zero và 1 chiếc Nakajima B5N (như một quan sát viên không trang bị vũ khí) dưới sự chỉ huy của trung úy Hidaka. Cuối cùng chiếc tàu sân bay Zuikaku vào 07:25 đã cho cất cánh 22 chiếc Aichi D3A (một trong số này quay lại sớm vì máy bay bị trục trặc kỹ thuật), 8 chiếc A6M Zero và 1 chiếc Nakajima B5N (làm quan sát viên) dưới sự chỉ huy của trung úy Takahashi Saddam.

    [​IMG]
    Các tiêm kích cơ và máy bay thả bom đậu thành từng lớp trên chiếc Shōkaku sẵn sàng xuất kích tấn công hạm đội Hoa Kỳ ngày 26 tháng 10 năm 1942.

    Về phía Hoa Kỳ vào khoảng 07:40 hai máy bay SBD Dauntless của trung úy Stockton Birnie Str. và phi công tiên phong Charlie Irvine thuộc phi đội VS-10 núp trong đám mây từ lúc đợt tấn công của máy bay trinh sát bị thất bại, khi thấy các chiếc A6M Zero đang bận đuổi các nhóm máy bay trinh sát khác của Hoa Kỳ đã lao ra hết tốc độ và thả hai quả bom nặng 227 kg vào tàu sân bay Zuihō khiến nó bị hư hại nặng . Các phi công nói rằng họ không thể đòi hỏi gì hơn khi mà điều kiện tấn công gần như lý tưởng là không có các máy bay địch bám đuôi và cà hai quả điều trúng mục tiêu. Một chỉ huy cấp cao của tàu sân bay Zuihō khi đó là Obayashi Sueo nói rằng một quả bom đã rơi trúng đuôi của đường băng tàu làm bong lớp lót đường băng khiến cho máy bay không thể đáp được. Cho dù tàu sân bay Zuihō không thể cho máy bay đáp xuống nhưng vẫn có thể cho cất cánh máy bay Phó đô đốc Kondo Nobutake đã ra lệnh cho nhóm tàu tiên phong của phó đô đốc Abe Hiroaki vượt lên để chiến đấu và chặn các tàu chiến của Hoa Kỳ không cho các tàu chiến của họ tiếp cận với các tàu sân bay của mình. Kondo Nobutake cũng ra lệnh cho nhóm tàu chính của mình mở hết tốc lực tiến về phía chiến sự để các phi đội trên chiếc Junyō có thể tham gia trận đánh.Nhật Bản đã cho xuất kích đợt thứ hai vào lúc 08:10. Nhóm máy bay gồm 19 máy bay Aichi D3A và 8 chiếc A6M Zero dưới sự chỉ huy của trung tá Seki Mamoru (Tuy nhiên trung úy Yama****a Toshihiro đã thay quyền chỉ huy do máy bay của trung tá Seki Mamoru gặp trục trặc phải quay lại) cất cánh từ chiếc Shōkaku. Nhóm gồm 16 máy bay Nakajima B5N Kate do trung úy Imafuku Siitiro chỉ huy cất cánh từ chiếc Zuikaku. Còn chiếc Zuihō sau khi bị tấn công việc cho xuất kích máy bay bị chậm lại nhưng vẫn cho xuất kích 4 máy bay A6M Zero và 2 chiếc Nakajima B5N gia nhập nhóm của trung úy Imafuku Siitiro[37]. Như vậy đến 09:10 đã có khoảng 110 máy bay Nhật cất cánh lên đường tấn công hạm đội Hoa Kỳ

    [​IMG]
    Chiếc TBF Avenger chuẩn bị cất cánh từ chiếc Enterprise vào ngày 26 tháng 10.

    [​IMG]
    Chiếc Shōkaku bị hư do trúng bom ngày 26 tháng 10 năm 1942

    [​IMG]
    Chiếc Chikuma đang bị tấn công ngày 26 tháng 10 năm 1942

    Đợt xuất kích đầu tiên của máy bay Hoa Kỳ chậm hơn Nhật 20 phút. Với chiến thuật là đánh tốc độ tốt hơn là dốc toàn lực tấn công trong một trận chiến, nên thay vì cho xuất kích tất cả máy bay tấn công trong một đợt lớn các máy bay Hoa Kỳ được chia thành từng nhóm nhỏ. Đợt đầu tiên tiên gồm 15 máy bay ném bom SBD Dauntless, 6 máy bay ném ngư lôi TBF Avenger và 8 máy bay tiêm kích F4F Wildcat được chỉ huy bởi trung úy R. Eation cất cánh từ chiếc Hornet khoảng 08:00. Đợt thứ hai gồm 3 chiếc SBD Dauntless, 7 chiếc TBF Avenger và 8 chiếc F4F Wildcat cất cánh từ chiếc Enterprise khoảng 08:10. Đợt thứ ba gồm 9 chiếc SBD Dauntless, 8 chiếc TBF Avenger và 7 chiếc F4F Wildcat cất cánh từ chiếc Hornet

    Vào 08:40 các máy bay của hai bên đã đối đầu với nhau. 9 chiếc A6M Zero cất cánh từ tàu Zuihō đã gây bất ngờ và tấn công phi đội cất cánh từ tàu Enterprise bằng việc bay cao phía trên và bổ nhào xuống tấn công khi phi đội của Hoa Kỳ đang bị chói mắt bởi mặt trời. Kết quả của trận không chiến này là 4 chiếc A6M Zero, 3 chiếc F4F Wildcat và 2 chiếc TBF Avenger bị bắn hạ, 2 chiếc TBF Avenger và 1 chiếc F4F Wildcat bị hư hại nặng phải trở về chiếc Enterprise. Chỉ có chiếc F4F Wildcat là trở về an toàn

    Đợt tấn công của máy bay quân Hoa Kỳ vào hạm đội Nhật

    Nhóm đầu tiên cất cánh từ tàu sân bay Hornet đã thấy bốn chiếc tàu trong nhóm tàu tiên phong của phó đô đốc Abe Hiroaki vào lúc 08:50. Tiếp tục tiến lên họ thấy một chiếc tàu sân bay và vào đội hình tấn công. 3 chiếc A6M Zero cất cánh từ chiếc Zuihō đã tấn công vào đội hình của các chiếc F4F Wildcat và kéo chúng ra khỏi đội hình của các chiếc SBD Dauntless mà lẽ ra chúng phải bảo vệ. Dù vậy các chiếc máy bay ném bom vẫn cố gắng tấn công khi không có máy bay tiêm kích bảo vệ. Hai mươi chiếc A6M Zero đã tấn công các chiếc SBD Dauntless và bắn hạ 4 chiếc, 11 chiếc SBD Dauntless còn lại cố gắng tấn công tàu sân bay Shōkaku vào lúc 09:27 đã có khoảng 3 đến 6 quả bom trúng tàu Shōkaku khiến đường băng của nó bị hư hại nghiêm trọng và tạo ra một đám cháy nghiêm trọng phía trong tàu. Chiếc cuối cùng trong số 11 chiếc SBD Dauntless sau khi bị các máy bay tiêm kích rượt đã mất vị trí của chiếc Shōkaku và thả quả bom của nó gần chiếc khu trục hạm Teruzuki gây thiệt hại nhỏ. 6 chiếc TBF Avenger sau khi bị tách ra khỏi nhóm chính do bị máy bay tiêm kích tấn công không thể xác định được vị trí của tàu sân bay của Nhật nữa nên quay trở về chiếc Hornet. trên đường quay về các chiếc máy bay này tấn công tuần dương hạm hạng nặng Tone nhưng tất cả ngư lôi điều trật.

    Các chiếc TBF Avenger cất cánh từ chiếc Enterprise lại không thể xác định được vị trí của các tàu sân bay Nhật thay vào đó lại tấn công vào chiếc tuần dương hạm hạng nặng Suzuya trong nhóm tàu tiên phong của Abe Hiroaki nhưng không ra thiệt hại gì. Cùng khoảng thời gian này nhóm máy bay thứ ba của Hoa Kỳ cất cánh từ tàu Hornet tấn công chiếc tuần dương hạm hạng nặng Chikuma cũng trong nhóm tàu của Abe Hiroaki đánh trúng mục tiêu với hai quả bom 1.000 lb (450 kg) gây hư hại nặng. 3 chiếc SBD Dauntless cất cánh từ chiếc Enterprise bay tới sau đó cũng tấn công chiếc Chikuma gây hư hại nặng hơn với một quả bom trúng đích và hai quả trượt sát sườn. sau cùng 8 chiếc TBF Avenger thuộc nhóm thứ ba cất cánh từ chiếc Enterprise xông vào tấn công chiếc Chikuma đang bốc khói và thả một ngư lôi trúng đích nữa còn lại trật mục tiêu. Chiếc Chikuma cùng hai tàu hộ tống rời khỏi chiến trường về đảo Truk để sửa chữa
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Đợt tấn công của máy bay quân Nhật vào hạm đội Hoa Kỳ

    Vào lúc 08:30 hạm đội Hoa Kỳ nhận được tín hiệu về cuộc tấn công của các phi đội máy bay Nhật Bản đang tiến tới. Chỉ huy của phi đội máy bay Nhật ra lệnh tấn công hạm đội tàu sân bay Hornet sau khi ra da của họ phát hiện ra chiếc TF-17 (hạm đội của tàu sân bay Enterprise khi đó đang xác lập đội hình hình vuông và núp trong một trận mưa lớn). Lúc 08:55 các tàu sân bay Hoa Kỳ đã phát hiện ra phi đội của Nhật đang tiến về phía mình ở khoảng cách 35 hải lý (65 km) ngay lập tức 37 chiếc F4F Wildcat đang bay tuần tra gần đó được lệnh sẵn sàng chiến đấu.

    Tuy nhiên những việc xảy ra sau đó lại không theo như ý muốn của Hoa Kỳ, Thomas C. Kinkaid không có kinh nghiệm trong việc sử dụng hệ thống vô tuyến nên kết quả là các mệnh lệnh mà phi đội tuần tra nhận được không phải là tập trung bảo vệ hạm đội chiếc Hornet mà là hạm đội chiếc Enterprise của đô đốc Frank Jack Fletcher (vốn vẫn bình an vô sự), trong khi chiếc Enterprise thì lại ra lệnh cho phi đội tập trung bảo vệ cho chiếc Hornet. Các sĩ quan chỉ huy phi đội hoạt động theo sự chỉ đạo nhiều lần cho phi đội F4F Wildcat bay sai hướng do các mệnh lệnh rối tung lên. Hệ quả của việc này là phi đội F4F Wildcat bị xé ra thành từng nhóm nhỏ chỉ có một số ít máy bay F4F Wildcat phải chiến đấu với phi đội của Nhật Bản nên bị bắn hạ là việc đương nhiên. Các phi công của các nhóm khác nhau nghe hướng dẫn của bộ chỉ huy xong thì bàn luận với nhau xem nên làm gì và phải tự quyết định hành động ra sao. Vì vậy khi địa điểm chính xác của phi đội Nhật Bản được thông báo thì hầu hết các máy bay F4F Wildcat không thể đạt đủ độ cao như mong muốn trong thời gian cần thiết. Một phần việc không thể đạt được độ cao mong muốn là do các thùng nhiên liệu ngoài của máy bay đè máy bay xuống nhưng các phi công lại không muốn liều lĩnh vứt bỏ nó vì cần nhiên liệu cho cuộc chiến sắp tới. Kết quả là các máy bay tiêm kích F4F Wildcat này chỉ nghênh chiến với phi đội Nhật khi mà họ đã đang tấn công chiếc Hornet

    Vào lúc 09:09 các súng phòng không của chiếc Hornet và các tàu hộ tống của nó (gồm tuần dương hạm hạng nặng Northampton và Pensacola, tuần dương hạm hạnh nhẹ San Diego và Juneau cùng 6 khu trục hạm) bắt đầu bắn phòng vệ vào 20 chiếc máy bay ném ngư lôi và 16 chiếc máy bay thả bom bổ nhào không bị bám đuôi đang tiến đến tấn công chiếc tàu sân bay. Vào 09:12 một máy bay ném bom bổ nhào ném một quả bom xuyên giáp nặng 551 lb (250 kg) vào ngay chính giữa bong tàu sân bay Hornet xuyên qua ba tầng của tàu trước khi phát nổ giết chết 60 người. Ngay sau đó một quả bom nặng 534 lb (242 kg) đâm thẳng vào đường băng tàu và phát nổ tạo ra một lỗ rộng khoảng 3,4 m và giết chết 30 người. Một phút sau hay khoảng đó quả bom thứ ba đánh trúng chiếc Hornet gần ngay tại điểm mà quả bom đầu tiên rơi trúng gây hư hại nghiêm trọng nhưng không gây thương vong

    Vào 09:14 các súng phòng không của chiếc Hornet đã bắn trúng và làm hư hại nặng một máy bay ném bom bổ nhào của Nhật Bản nhưng thay vì nhảy ra ngoài phi công của máy bay này quyết định thực hiện Kamikaze đâm thẳng vào tháp điều khiển của tàu sân bay. Nhiên liệu và quả bom 60 kg của máy bay này phát nổ gây ra một đám cháy lớn bao trùm tháp điều khiển và lan xuống khoang chứa máy bay bên dưới

    Cùng lúc đó các máy bay thả ngư lôi cũng xông vào chiếc Hornet theo hai hướng khác nhau. Với việc bị thiệt hại nặng vì hệ thống phòng không của Hoa Kỳ các máy bay này vẫn thả hai ngư lôi trúng chiếc Hornet vào khoảng 09:13 và 09:17, phá hủy động cơ của tàu sân bay khiến nó ngưng hoạt động. Khi chiếc Hornet bị ngưng hoạt động và đang lướt theo quán tính một máy bay thả bom bổ nhào của phi đội Nhật Bản đang bị hư nghiêm trọng xuất hiện và đâm vào mạng phải của chiếc Hornet gây ra một vụ cháy trong khoang chứa nhiên liệu. Vào 09:20 tất cả máy bay Nhật Bản rút đi để lại chiếc Hornet bất động và cháy dữ dội. Trong đợt xuất kích đầu này phía Nhật Bản có 25 máy bay và phía Hoa Kỳ có 6 chiếc bị bắn hạ cùng với chiếc Hornet bị phá hủy gần như hoàn toàn

    Tàu sân bay Hornet bị nghiêng 10 độ và bị cháy nhiều nơi trong thân tàu sau cuộc tấn công. Với sự giúp đỡ ba tàu hộ tống phun vòi rồng ngọn lửa trong chiếc Hornet cơ bản được khống chế nhưng lại làm cho chiếc tàu sân bay này chìm thêm do nước xâm nhập. Những người bị thương được đưa ra khỏi tàu sân bay lên một chiếc khu trục hạm bằng dây nối kéo giữa hai tàu và sau đó chiếc tuần dương hạm Northampton cố kéo chiếc Hornet ra khỏi vùng chiến sự. Vào 11:23 chiếc Northampton bắc đầu kéo chiếc Hornet nhưng việc này khó khăn hơn họ nghĩ các dây cáp kim loại 1,5 inch (38 mm) đã bị đức do áp lực quá lớn từ trọng lượng của tàu sân bay, các dây cáp kim loại 2 inch (38 mm) được thay thế và việc kéo được tiếp tục lúc 13:30 chiếc Northampton kéo với tốc độ 3 hải lý. Tuy nhiên việc kéo bị gián đoạn vì đợt xuất kích thứ hai của Nhật tiến tới

    [​IMG]
    Máy bay ném bom bổ nhào đầu tiên ném bom vào chiếc Hornet (bên tay trái phía trên) vào 09:14

    [​IMG]
    Chiếc thứ hai lao vào chiếc Hornet (tay phải).

    [​IMG]
    Chiếc Hornet bị cháy sau khi bị bỏ bom.

    [​IMG]
    Một máy bay đang thả ngư lôi vào chiếc Hornet.

    [​IMG]
    Chiếc Northampton đang cố kéo chiếc Hornet.

    Tiếp tục tấn công hạm đội tàu sân bay Enterprise

    Vào lúc 09:30 tàu sân bay Enterprise tiếp nhận nhiều máy bay bị hư hại và gần hết nhiên liệu từ cả hai hạm đội cất cánh tuần tra và trinh sát trước khi trận hải chiến bắt đầu, chiếc Hornet lúc này không thể sử dụng được do hư hại qua nặng. Tuy nhiên với việc đường băng của tàu sân bay này đã quá chật cộng với việc đợt xuất kích thứ hai của Nhật Bản đang tiến đến màn hình ra đa của tàu sân bay này phát hiện ra những chiếc máy bay của Nhật Bản đầu tiên của đợt xuất kích này vào lúc 09:30, chiếc Enterprise cho ngưng việc hạ cánh vào khoảng 10:00. Những chiếc máy bay gần hết nhiên liệu đã được cho đáp xuống biển các phi công của những máy bay này sau đó được các khu trục hạm hộ tống tàu sân vớt lên. Một trong số các máy bay đáp xuống biển có một chiếc TBF Avenger cất cánh từ chiếc Enterprise bị các máy bay A6M Zero của chiếc Zuihō tấn công trước đó rớt xuống gần khu trục hạm USS Porter. Khi chiếc khu trục hạm này tiến đến để vớt các phi công thì ngư lôi của chiếc máy bay này bắt đầu tự hoạt động loạn lên chạy vòng vòng sau đó đâm vào chiếc USS Porter và phát nổ gây hư hại nặng và giết 15 người. Chỉ huy hạm đội ra lệnh bỏ tàu và chiếc khu trục hạm USS Shaw tiến đến để cứu các thủy thủ sau đó bắn chìm chiếc USS Porter với các khẩu pháo của mình

    [​IMG]
    Chiếc Shaw đang chuyển thủy thủ của chiếc Porter lên chiếc South Dakota.

    Nguồn tin khác thì cho rằng chiếc USS Porter đã bị tấn công khoảng 10:05 bởi một tàu ngầm Nhật Bản đang đi tuần trong khu vực đó là chiếc I-21 của thuyền trưởng Matsumura các khu trục hạm đã né được quả ngư lôi đầu tiên nhưng quả thứ hai trúng ngay bên trái chiếc USS Porter và chiếc USS Shaw chạy đến tiếp cứu lúc này phi đội Nhật Bản đã bắt đầu tấn công hạm đội Enterprise chiếc USS Porter chìm trong mưa đạn

    Khi phi đội xuất kích đầu của Nhật Bản quay trở về thì một trong các máy bay của họ đã phát hiện ra hạm đội của chiếc Enterprise (khi này cơn mưa đã dứt) và báo cáo với chỉ huy các hạm đội Nhật về vị trí của chiếc Enterprise

    Khi đó các phi đội trong đợt xuất kích thứ hai của Nhật Bản cũng đang tiến đến, Nhật Bản tin rằng chiếc Hornet đã bị chìm hay ít ra cũng sẽ chìm với các hư hại như thế nên tất cả các phi đội tập trung tấn công vào hạm đội chiếc Enterprise và trận chiến bắc đầu vào 10:08. Một lần nữa các máy bay tiêm kích không kịp nghênh chiến với các máy bay ném bom của Nhật Bản trước khi họ tấn công tàu sân bay. Các máy bay tiêm kích chỉ bắn hạ được 2 trong số 19 máy bay ném bom của Nhật Bản. Mặc dù chiếc Enterprise và các tàu hộ tống của nó bắn đạn phòng không dày đặc nhưng các máy bay ném bom vẫn vượt qua được tường lửa đạn và thả ba quả bom nặng 551 lb (250 kg) vào chiếc Enterprise. Một quả xuyên qua 3 m đường băng tàu sân bay rồi kẹt phía trên thang máy tuy nhiên đám cháy mà quả bom này gây ra nhanh chóng được dập tắc, quả thứ hai đâm xuyên qua 7 m của tàu sân bay rồi xuyên qua mạng tàu và phát nổ trong nước, vụ nổ này đã kéo theo quả bom bị kẹt trong thanh máy ở tầng thứ 3 phát nổ tạo ra một đám cháy lớn, gây thương vong cao và hư hại nghiêm trọng, một quả bom khác đâm vào mạn phải tàu làm bật lớp lót của đường băng khiến nó bị nghiêng về bên phải tất cả các bay trên đường băng đều bị rơi xuống biển cũng như phá hủy tất cả những khẩu súng phòng không Oerlikon phía bên mạng phải. Như kết quả bình thường của mọi trận chiến 9 trong số 19

    Các máy bay ném bom bổ nhào của Nhật Bản thực hiện các cuộc ném bom khi bổ nhào là không nguy hiểm nhưng không như máy bay Hoa Kỳ có thể lộn ngược lên theo hình chữ V một cách nhanh chóng các máy bay của Nhật Bản thì lại phải bay hình chữ L trước khi có thể lấy lại độ cao cần thiết sau mỗi cuộc tấn công bổ nhào. Chính điều này khiến các máy bay ném bom sau khi thực hiện tấn công của Nhật dễ dàng lọt vào tầm ngắm của các súng phòng không vì ở độ cao quá thấp. Vì thế tính trước, trong và sau cuộc tấn công Nhật Bản có 12 máy bay ném bom bị bắn hạ

    Hai mươi phút sau tức khoảng 10:45, 16 máy bay ném ngư lôi cất cánh từ chiếc Zuikaku tiến tới và chia ra thành các nhóm để tấn công chiếc Enterprise. Các máy bay tiêm kích của Hoa Kỳ đã bắn hạ ba trong số đó và làm hư hỏng bốn máy bay khác. Tuy nhiên khi bị hư hỏng và bị bám đuôi bốn chiếc máy bay ném ngư lôi này quyết định thực hiện kamikaze và đâm vào chiếc khu trục hạm Smith khiến nó bốc cháy, giết 57 người và phá hủy tháp điều khiển chiếc khu trục hạm này lao vào rãnh sóng của chiếc thiết giáp hạm South Dakota tạo ra khi đang di chuyển để có thể tự dập lửa vào cố gắng giành lại sự ổn định của tàu khi mà tháp điều khiển đã bị phá hủy chỉ còn buồng lái là có thể hoạt động cũng như bắn khẩu súng phòng không cuối cùng còn lại của mình vào các máy bay thả ngư lôi đang tiến đến tấn công

    [​IMG]
    Một máy bay của Nhật Bản bị bắn hạ (chính giữa hơi chếch về bên phải)


    [​IMG]
    Quả bom đâm xuyên qua mạng tàu chiếc Enterprise và phát nổ trong nước

    [​IMG]
    Chiếc SDB đậu trên sàn Enterprise đang đổ xuống biển do trấn động từ bom Nhật bản thả xuống

    [​IMG]
    Chiếc Smith bốc cháy sau khi bị 4 máy bay ném ngư lôi đâm vào.

    Các máy bay ném ngư lôi còn lại tấn công tàu sân bay Enterprise, thiết giáp hạm South Dakota và tuần dương hạm Portland. Các cuộc tấn công chia làm hai hướng các bay TBF Avenger thả những ngư lôi của mình ở khoảng cách 1.000-2.000 m. Chiếc Enterprise phát hiện 5 ngư lôi tiến đến bên mạng phải và 4 bên mạng trái. Chiếc Enterprise và South Dakota tăng tốc độ và né tất cả các ngư lôi còn chiếc Portland bị trúng 3 ngư lôi nhưng may cho chiếc tàu này là các ngư lôi này không nổ. Cuộc tấn công kết thúc vào 10:53 có 9 trong số 16 máy bay ném ngư lôi bị bắn hạ hoặc đâm vào tàu chiến. Sau cuộc tấn công với hầu hết trên bong đều bị cháy chiếc Enterprise cố cho hạ cánh các máy bay vào lúc 11:15 tuy nhiên có rất ít máy bay hạ cánh thành công do lớp lót đường băng đã bị bong khiến đường băng bị nghiêng các máy bay chỉ có thể đáp bụng với tốc độ chậm chứ không thể đáp bằng bánh (tất cả các máy bay đáp bằng bánh đều dừng lại dưới biển)

    [​IMG]
    Chiếc South Dakota đang bắn phòng không vào chiếc Nakajima B5N Kate máy bay phóng lôi của Nhật

    Chỉ có vài máy bay đáp thành công trước khi đợt xuất kích tiếp theo của Nhật Bản tiến đến. Vào khoảng 09:05 đến 09:14 tàu sân bay Junyō tiến đến chỉ cách hạm đội Hoa Kỳ khoảng 280 hải lý (520 km) và cho xuất kích một đợt máy bay khác.Đợt xuất kích này của chiếc Junyō có 17 chiếc Aichi D3A và 12 chiếc A6M Zero[64][66]. Khi đó nhóm chính và nhóm tiên phong hạm đội Nhật Bản của Kondo Nobutake và Abe Hiroaki đang cố gắng nhập lại để tạo thành một đội hình thống nhất và hạm đội chiếc Junyō đã sẵn sàng để nghênh chiến với hạm đội địch

    Đợt xuất kích thứ ba bắt đầu tấn công hạm đội tàu sân bay Enterprise vào lúc 11:21. Kể từ khi cất cánh các máy bay của Hoa Kỳ đã bị suy yếu do không được tiếp nhiên liệu và đạn dược kết quả chúng bắt đầu rớt xuống hay không thể chiến đấu do không có đạn. Thomas C. Kinkaid quyết định là sẽ không khuất phục và ra lệnh cho các hạm đội núp vào cơn mưa lớn gần nhất tuy nhiên kế hoạch này đã không thành công. Các phi đội máy bay ném bom SBD Dauntless chia ra thành các nhóm khác nhau. Nhóm SBD Dauntless đầu tiên thả một quả bom trúng chiếc Enterprise nhưng lại đâm xuyên qua vỏ tàu trước khi phát nổ dưới biển. Mười phút sau nhóm thứ hai bổ nhào xuống từ trong đám mây mưa trước chiếc thiết giáp hạm South Dakota và thả bốn quả bom một quả trúng tháp pháo số 1 406 mm và phá hủy nó nhưng không gây thương vong, dù vậy các mảnh vỡ của vụ nổ văng trúng tháp điều khiển gây thương vong rất cao trong số những người bị thương có cả thuyền trưởng. Nhóm thứ ba bỏ 6 quả bom vào chiếc tuần dương hạm San Juan, năm quả trật mục tiêu nhưng quả thứ sáu đã đâm xuyên qua mạng phải phát nổ ngay phía dưới đuôi chiếc San Juan gây hư hại nghiêm trọng phần đuôi khiến cho bánh lái bị kẹt và chiếc tàu này bị mất điều khiển trong vòng 10 phút. 11 trong số 17 chiếc SBD Dauntless đã bị rớt trong đợt tấn công này

    Tàn cuộc:

    Vào lúc 11:35 đến lúc này thì Thomas C. Kinkaid đành phải ra lệnh các hạm đội rút ra khỏi chiến trường khi mà chiếc Hornet đã trở nên vô dụng và chiếc Enterprise thì bị hư hại nặng cùng với các phi đội đang bị rớt xuống do hết nhiên liệu. Cũng như phía Nhật Bản có một hay hai tàu sân bay không bị hư hại đang trong vùng chiến sự[69]. Ông ra lệnh cho hạm đội của tàu Hornet theo sau hạm đội tàu Enterprise càng nhanh càng tốt khi họ có khả năng. trong thời gian từ 11:39 đến 13:22 Chiếc Enterprise đã cho hạ cánh 53 trong 73 máy bay mà nó và chiếc Hornet đã phóng lên trong trận hải chiến này [70]. Còn các máy bay đáp (hay rơi) xuống biển thì các phi công của nó được các tàu chiến hộ tống vớt lên

    Vào khoảng từ 11:40 đến 14:00 hai chiếc Zuikaku và Junyō đã cho hạ cánh một ít máy bay trong các đợt xuất kích của mình. Một hoa tiêu trên trạm điều khiển nói về sự trở về của đợt xuất kích đầu tiên: "Chúng tôi đã quan sát bầu trời một cách hết sức lo lắng. Chỉ có một số ít máy bay trở về so với khi chúng được phóng đi vài tiếng trước. Chỉ có 5 hay 6 máy bay ném bom là đã trở về. Các máy bay hạ cánh xuống đều đầy những vết đạn. Một số máy bay trong giống y như một cái rây. Các phi công thì mệt mỏi và khó khăn khi ra khỏi máy bay. Họ kể lại những câu chuyện không thể tin được với bầu trời đầy những vụ nổ của đạn phòng không và việc họ bị bám đuôi bởi các máy bay tiêm kích của địch.". Có rất ít các chỉ huy của phi đội Nhật trở về.

    Chiếc Hornet bị đánh chìm
    [​IMG]
    Vào lúc 13:00 nhóm chính và nhóm tiên phong của hạm đội Nhật Bản đã hoàn toàn nhập lại thành một nhóm và tiến hết tốc lực về phía vị trí cuối cùng hạm đội Hoa Kỳ đã được báo cáo để có thể sử dụng các khẩu pháo trên các tàu chiến. Hai chiếc Zuihō và Shōkaku rút ra khỏi vùng chiến sự với Nagumo Chuichi vẫn ở trên bong để chỉ huy việc sửa chữa và để cho chuẩn đô đốc Kakuta Kakuji lên thay quyền chỉ huy hai chiếc Zuikaku và Junyō. Vào 13:06 chiếc Junyō cho cất cánh phi đội xuất kích thứ hai của mình gồm 7 chiếc TBF Avenger và 8 chiếc A6M Zero, chiếc Zuikaku thì cho xuất kích phi đội thứ ba của mình gồm 2 chiếc SBD Dauntless và 5 chiếc A6M Zero. Vào 15:35 chiếc Junyō cho xuất kích phi đội cuối cùng của Nhật Bản trong trận chiến này gồm 4 chiếc SBD Dauntless và 6 chiếc A6M Zero. Sau hàng loạt các sự cố kỹ thuật chiếc Northampton cuối cùng cũng bắc đầu kéo chiếc Hornet để có thể ra khỏi vùng chiến sự vào lúc 14:45. Ngoài ra các thủy thủ của chiếc Hornet cũng đã khôi phục lại một phần năng lượng của tàu và dập tắc các đám cháy. Dù vậy vào lúc 15:20 phi đội của chiếc Junyō xuất hiện vào tấn công gần như trực tiếp vào chiếc Hornet. Không có lực lượng không quân hỗ trợ chiếc Northampton phải ngưng việc kéo tập trung bắn phòng không phòng thủ cho chính mình. Vào 15:23 một ngư lôi đánh trúng chiếc Hornet phá hủy hoàn toàn nguồn cung cấp năng lượng cho tàu, không có năng lượng để sửa chữa và bơm nước ra ngoài chiếc tàu sân bay này bị ngập nặng cũng như bị nghiên thêm 14 độ, thủy thủ của chiếc Hornet được lệnh rời tàu vì không còn có thể vãn được nữaPhi đội của chiếc Zuikaku cũng tấn công chiếc Hornet vào thời điểm đó thả một quả bom trúng ngay chiếc Hornet đang chìm. Thủy thủ cuối cùng của chiếc Hornet rời khỏi tàu vào lúc 16:27. Máy bay cuối cùng của phi đội Nhật Bản thả một quả bom trúng sườn tàu Hornet trước khi tất cả rút đi vào lúc 17:20

    Thomas C. Kinkaid ra lệnh đánh đắm chiếc Hornet với lý do không thể để chiếc tàu sân bay này chìm vì bị Nhật Bản tấn công hay bị Nhật Bản lấy mang đi sửa chữa để sử dụng tiếp. Hai chiếc khu trục hạm Mustin và Anderson nhận nhiệm vụ này trong khi tất cả các tàu còn lại chạy ra khỏi tầm chiến đấu của các tàu chiến Nhật Bản. Khu trục hạm USS Mustin đã bắn cả 8 ngư lôi của nó vào chiếc Hornet nhưng chỉ có 3 quả phát nổ. Chiếc Hornet vẫn không bị chìm hẳn. Chiếc USS Anderson cũng bắn cả 8 ngư lôi của mình vào chiếc Hornet nhưng chỉ có 6 quả phát nổ[31]. Khi thấy chiếc Hornet vẫn chưa chìm hẳn hai khu trục hạm này đã bắn 420 quả đạn pháo 127 mm vào sườn tàu sân bay vào lúc 20:46 sau đó rút đi do hạm đội tàu chiến Nhật Bản đã đến quá gần. Khi toàn bộ hạm đội của Nhật Bản đến địa điểm của chiếc Hornet vào lúc 22:20, họ quyết định rằng chiếc tàu sân bay này đã quá hư hỏng để có thể sửa chữa lại hai khu trục hạm Makigumo và Akigumo được lệnh đánh chìm tàu Hornet. Hai khu trục hạm này bắn 4 ngư lôi 24 inch (610 mm) vào chiếc Hornet lúc 01:35 ngày 27 tháng 10 năm 1942 và khiến cho chiếc tàu sân bay này chìm hẳn cùng với 111 thủy thủ thiệt mạng trên bong trong cuộc tấn công

    Vào đêm 27 tháng 10 năm 1942 với ra đa Catalina trang bị trên hai tàu Junyō và Teruzuki hạm đội Nhật Bản biết là các hạm đội Hoa Kỳ đã rút ra khỏi chiến trường. Các tàu sân bay của Nhật Bản đã phóng 44 máy bay gồm 18 máy bay ném bom và 22 máy bay thả ngư lôi để tìm các hạm đội Hoa Kỳ nhưng không mang lại kết quả. Trong khi đó các chiến của hạm đội Nhật đang có dấu hiệu hết nhiên liệu (đặc biệt là các khu trục hạm) vì thế Yamamoto Isoroku ra lệnh cho tất cả các tàu trở về tiếp nhiên liệu ở phía Bắc quần đảo Solomon sau đó quay về căn cứ chính ở đảo Truk vào ngày 30 tháng 10 năm 1942. Sau trận chiến các tàu chiến của Hoa Kỳ được cho ra khỏi biên chế là Espiritu Santo và New Caledonia, chiếc South Dakota thì lại đâm vào chiếc khu trục hạm Mahan khiến khu trục hạm này này bị hư hại nặng

    Sau trận chiến

    Việc mất tàu sân bay Hornet là một đòn mạnh đánh vào lực lượng quân Đồng Minh tại Nam Thái Bình Dương, tất cả tàu sân bay của quân Đồng Minh tại mặt trận Thái Bình Dương chỉ còn một chiếc là đang hoạt động với hư hỏng nặng. Chiếc Enterprise sau khi được sửa chữa tại New Caledonia khi trở lại hoạt động vẫn còn một số hư hỏng nhưng phải nhanh chóng trở về phía Nam quần đảo Solomon để hỗ trợ quân Đồng Minh trong trận hải chiến Guadalcanal với vai trò rất quan trọng trong việc quyết định vai trò của hải quân trong toàn bộ chiến dịch Guadalcanal

    Cho dù chiến thắng trong trận hải chiến cũng như đánh chìm được các tàu quan trọng của quân Đồng Minh, tuy nhiên nó lại có cái giá khá đắt cho hải quân Nhật Bản. Hai tàu sân bay bị hư hỏng buộc phải trở về Nhật Bản để sửa chữa. Sau khi sửa chữa chiếc Zuihō trở về quần đảo Solomon và cuối tháng 1 năm 1943, chiếc Shōkaku thì không sửa chữa xong cho đến tháng 3 năm 1943 và không trở về quần đảo Solomon cho đến giữa tháng 7 năm 1943 khi nó nhập nhóm với chiếc Zuikaku tại đảo Truk

    Thiệt hại nặng nhất của Nhật Bản lại là các phi công. Hoa Kỳ chỉ mất 26 phi công trong trận chiến này. Còn Nhật Bản thì mất tới 148 phi công (phần vì Nhật Bản sử dụng chiến thuật Kamikaze) trong đó 2 chỉ huy các máy bay ném bom bổ nhào, 3 chỉ huy nhóm máy bay ném ngư lôi, 18 chỉ huy các máy bay tiêm kích và các loại khác. 49% phi công của các phi đội máy bay ném ngư lôi, 39% phi công của các phi đội máy bay ném bom và 20% phi công của phi đội máy bay tiêm kích bị thiệt mạng. Nhật Bản bị mất phi công trong trận này nhiều hơn các trận khác như trận chiến biển Coral (90), trận Midway (110), trận Đông Solomon (61). Tổng cộng Nhật Bản đã mất 409 trong tổng số 765 phi công kỳ cựu của mình từ trận chiến Trân Châu cảng cho đến hết trận chiến quần đảo Santa Cruz. Cho dù không bị hư hại hai tàu sân bay Zuikaku và Hiyō vẫn phải trở về Nhật Bản để nhận các phi đội mới được huấn luyện cũng vì còn quá ít máy bay và vũ khí để có thể tiếp tục chiến đấu. Đô đốc Nagumo Chuichi được nhận lệnh tiếp quản các hạm đội gần Nhật Bản ít lâu sau khi trở về đã báo cáo rằng "Đây là một chiến thắng chiến thuật vẻ vang nhưng lại là một thất bại chiến lược nặng cho Nhật Bản. Xét về lợi thế lớn về nền công nghiệp của kẻ thù của chúng ta, chúng ta phải thắng mọi trận chiến một cách áp đảo. Tuy nhiên với trận chiến mới nhất này, thật tiếc, chúng ta lại thắng một cách không áp đảo."Với số lượng các phi công kỳ cựu bị mất trong cuộc chiến, Nhật Bản không thể nào thay thế một cách nhanh chóng do việc hạn chế vì chương trình đào tạo các phi công của mình (họ thường đào tạo các phi công sao cho họ vừa đủ kinh nghiệm để lái máy bay để thực hiện Kamikaze dễ dàng thay thế chứ không đào tạo các phi công giỏi khó thay thế). Nhật Bản đã đánh mất cơ hội về chiến lược của mình để giành ưu thế trong chiến dịch Solomon. Chiếc Enterprise dù vẫn còn hỏng nặng nhưng vẫn cố gắng tham gia trận hải chiến diễn ra ít lâu sau đó với các phi đội nhiều kinh nghiệm của mình và đã đạt được một kết quả vượt ngoài sự mong đợi. Cho dù các tàu sân bay Nhật Bản trở về đảo Truk nhưng lại không còn đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Solomon nữa

    Kết quả

    Hải quân Đế quốc Nhật Bản chiến thắng về chiến thuật
    Hải quân Hoa Kỳ dành thắng lợi về chiến lược
    Tổn thất 2 bên là gần tương đương nhau, với lực lượng trước khi tham chiến gần tương đương nhau, tuy nhiên Nhật Bản trong trận này có số lượng vượt trội hơn về tàu khu trục và máy bay
    Mất 1 tàu sân bay là cái giá khá đắt cho Mỹ trong trận chiến này, nhưng cũng là bài học lớn cho Mỹ sau này trong việc bảo vệ TSB
    Số lượng máy bay Nhật Bản và Mỹ bị bắn hạ gần ngang nhau (Nhật Bản 99, Hoa Kỳ 81)

    https://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_the_Santa_Cruz_Islands
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Trận_chiến_quần_đảo_Santa_Cruz
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Cuộc chiến tranh 1812 - Cuộc xâm lược Canada và thất bại của Hoa Kỳ

    Xung đột ở Đại Tây Dương và miền Tây

    Những cuộc chiến của Napoleon đã tàn phá châu Âu từ 1802 đến 1815 đồng thời hủy hoại nền thương mại Mĩ. Khi Napoleon chinh phạt các nước châu Âu, ông đã cắt đứt giao thương của các nước đó với Anh Quốc và bắt giữ tàu thương mại trung lập. Chính phủ Anh trả đũa bằng cách phong tỏa đường biển bắt giữ các tàu Mĩ trở đường và mật từ Tây Ấn của Pháp. Hải quân Anh còn lục soát các tàu buôn Mĩ để tìm những kẻ đào ngũ đồng thời bắt thêm thủy thủ về phục vụ, một hành động cưỡng bách tòng quân. Từ 1802 đến 1811, các sĩ quan hải quân Anh đã cưỡng bách tòng quân gần 8000 thủy thủ, bao gồm rất nhiều công dân Mĩ. Năm 1807, người Mĩ càng thêm phẫn nộ khi một tàu chiến của Anh tấn công chiến hạm Chesapeake của Hải quân Mĩ, giết chết 3 người, khiến 18 người bị thương và bắt giữ 4 người viện cớ là đào tẩu. Tổng thống Jefferson tuyên bố “Kể từ trận chiến Lexington tôi chưa bao giờ thấy đất nước này trong trại thái điên tiết như lúc này”.

    Để bảo vệ những lợi ích của Mĩ mà tránh chiến tranh, Jefferson theo đuổi một chính sách hòa bình bắt buộc.Cùng với ngoại trưởng James Madison, ông đặt ra Đạo luật cấm vận năm 1807 cấm tàu thuyền Mĩ rời cảng cho đến khi Anh và Pháp ngừng hạn chế thương mại Mĩ. Tuy nhiên lệnh cấm vận này lại làm suy yếu chính nền kinh tế Mĩ và gây tổn hại cho những người nông dân và thương gia.

    Mặc dù không hài lòng với lệnh cấm vận, các cử tri vẫn bầu cho James Madison làm Tổng thống năm 1808. Là một trong những nhân vật trụ cột khai sinh ra nước Mĩ, kiến trúc sư của Bản tuyên ngôn nhân quyền, Madison đã có nhiều công lao với đất nước. Nhưng John Beckley, một đảng viên Cộng hòa trung thành, lo ngại rằng Madison sẽ “quá rụt rè và thiếu quyết đoán để làm một chính khách”, và những sự kiện tiếp theo chứng minh ông đã đúng. Nhận ra lệnh cấm vận đã thất bại, Madison thay thế nó bằng một loạt các giới hạn kinh tế mới nhưng cũng không làm cho Anh và Pháp tôn trọng lợi ích của Mĩ.

    [​IMG]
    James Madison(1751-1836) là Tổng thống thứ 4 của nước Mĩ (1809-1817))

    Những nghị sĩ Cộng hòa đến từ miền Tây tin chắc rằng Anh là kẻ thù chính. Anh Quốc vẫn tiếp tục hỗ trợ người Indian chiến đấu chống lại người Mĩ ở Lưu vực sông Ohio, một sự vi phạm Hiệp ước Paris và Hiệp ước Jay.

    Vì nước Anh hỗ trợ người Indian ở miền Tây và tấn công tàu thuyền Mĩ ở Đại Tây Dương, Henry Clay của Kentucky, Người phát ngôn mới của Hạ viện, và John C.Calhoun, một nghị sĩ trẻ đang lên của Nam Carolina, đã thúc giục Madison tiến hành chiến tranh. Giống như những người Cộng hòa “diều hâu” khác từ miền Tây và miền Nam, họ muốn chiếm Canada của Anh và Florida của Tây Ban Nha. Madison ra một tối hậu thư cho nước Anh và khi Anh Quốc không có câu trả lời nhanh chóng, tổng thống đã yêu cầu Quốc hội thông qua tuyên bố chiến tranh. Tháng 6 năm 1812, Thượng viện đã thông qua với 19 phiếu thuận so với 13 phiếu chống, trong khi Hạ viện tán thành với 79 phiếu thuận so với 49 phiếu chống.

    [​IMG]
    Vào 18/6/1812, Mĩ làm cả thế giới kinh ngạc khi tuyên chiến với Anh

    Cái cớ mà Mĩ đưa ra để tiến hành cuộc chiến 1812 với Anh là do nước này bắt giữ tàu bè và thủy thủ của Mĩ, nhưng nhiều sử gia cho rằng thực ra đây là “một cuộc chiến phía tây với những cái nhãn phía đông”

    Cuộc chiến 1812

    Cuộc chiến 1812 gần như một thảm họa đối với nước Mĩ, cả về mặt quân sự lẫn chính trị. Cuộc xâm lăng Canada của Anh năm 1812 nhanh chóng kết thúc bằng cuộc tháo chạy về Detroit. Nhưng những người Mĩ vẫn giữ thế tấn công ở miền Tây. Năm 1813, người Mĩ đốt phá thủ đô York của Canada ( ngày nay là Toronto), thiếu tướng hải quân Oliver Hazard Perry đánh bại một đội tàu nhỏ của Anh ở Hồ Erie và tướng William Henry Harrison chỉ huy một cuộc viễn chinh mới vào Canada. Tại đó, ông đánh bại một lực lượng Anh và Indian tại cuộc chiến Thames, cướp đi mạng sống của tướng Anh Tecumseh.

    Sự chia rẽ chính trị đã ngăn cản một cuộc xâm lược lớn vào Canada ở miền Đông. Những người của Đảng Liên Bang đã phản đối cuộc chiến và cấm các dân quân của bang mình tấn công Canada. Những thương gia Boston và các ngân hàng từ chối cho chính phủ liên bang mượn tiền khiến cho cuộc chiến gặp khó khăn về tài chính. Ở Quốc hội, Daniel Webster, một chính trị gia trẻ nhiệt huyết từ New Hampshire, dẫn dắt những người Liên Bang chống lại tình trạng thuế cao và cưỡng bách tòng quân đối với dân quân của bang.

    Dần dần, lợi thế của cuộc chiến nghiêng về phía người Anh. Khi chiến tranh bắt đầu, cướp biễn Mĩ đã nhanh chóng chiếm một loạt các tàu thương mại Anh, nhưng Hải quân Hoàng gia đã sớm giành lại. Đến 1813, một hạm đội tàu chiến nhỏ của Anh đã quấy nhiễu các tàu Mĩ và đe dọa các hải cảng ven Đại Tây Dương. Năm 1814, một hạm đội hải quân Anh đã đến Vịnh Chesapeake đưa quân tràn vào bờ và tiến lên phía bắc tấn công thành phố Washington. Để trả đũa việc Mĩ tàn phá York, người Anh đã đốt thủ đô của Mĩ và các tòa nhà chính phủ. Sau 2 năm chiến tranh, Mĩ lâm vào bế tắc dọc biên giới Canada, rơi vào thế phòng ngự ở Đại Tây Dương, và thủ đô mới của nó thì bị tàn phá. Điểm sáng duy nhất là ở miền Tây Nam. Tại đó, một chủ nô có tên Andrew Jackson và lực lượng dân quân Tennessee đã đánh bại người Indians được Anh và Tây Ban Nha hỗ trợ trong trận chiến Horshoe Bend (1814) và buộc người Indians phải nhượng 23 triệu mẫu đất.

    [​IMG]

    Bước lùi quân sự làm gia tăng sự phản đối cuộc chiến ở New England. Năm 1814, những thành viên Đảng Liên Bang ở Massachusetts đã kêu gọi một hội nghị “để đặt nền móng cho cuộc cải cách trong khế ước quốc gia”. Khi những người Liên Bang New England gặp gỡ tại Hartford, Connecticut, một số đại biểu đã đề nghị li khai, nhưng hầu hết muốn xét lại Hiến pháp. Để chấm dứt sự thống trị của người Virginia trên cương vị tổng thống, Hội nghị Hartford đề nghị sửa đổi Hiến pháp để giới hạn tổng thống chỉ được tại vị một nhiệm kì 4 năm và luân phiên giữa những người của các bang khác nhau. Hội nghị cũng đề xuất giới hạn những lệnh cấm vận thương mại xuống 60 ngày và yêu cầu phải được 2/3 số phiếu tán thành trong Quốc hội để tuyên bố chiến tranh, cấm vận thương mại hoặc nhập một bang mới vào Liên bang.

    Là một đảng thiểu số trong Quốc hội và quốc gia, những người Liên bang chỉ có thể chiếm ưu thế nếu cuộc chiến tiếp tục xấu đi- một khả năng rất thực tế. Albert Gallatin đã cảnh báo Henry Clay vào tháng 5 năm 1814 rằng chiến thắng của nước Anh trước Napoleon tại châu Âu có nghĩa rằng “một lực lượng quân đội lớn và tổ chức tốt giờ đây đã sẵn sàng cùng với lực lượng hải quân hùng hậu lập tức đối phó với chúng ta”. Khi người Anh tấn công từ Canada vào cuối mùa hè năm 1814, chỉ một chiến thắng trên Hồ Champlain mới ngăn bước người Anh tiến đến Lưu vực sông Hudson. Vài tháng sau, hàng ngàn binh lính tinh nhuệ của Anh đã đặt chân xuống bên ngoài New Orleans, đe dọa quyền kiểm soát sông Mississippi của Mĩ. Với việc quốc gia bị chia rẽ về chính trị và bị tấn công quân sự từ cả bắc và nam, Gallatin lo sợ rằng “việc tiếp diễn chiến tranh có thể sẽ giết chết nước Mĩ”.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Quân Anh đốt phá thủ đô Washington

    May mắn cho nền cộng hòa Mĩ non trẻ, đến 1815 nước Anh muốn hòa bình. 20 năm chiến tranh với Pháp đã làm cạn kiệt tài sản và sức lực của nó, bởi thế nước Anh tiến đến một thỏa hiệp với Mĩ ở Ghent, Bỉ. Đầu tiên, những người được ủy quền- John Quincy Adams, Gallatin và Clay- đòi lãnh thổ ở Canada và Florida, trong khi những nhà ngoại giao Anh khăng khăng yêu cầu một quốc gia Indian làm vùng đệm giữa Mĩ và Canada. Nhưng cả 2 bên nhanh chóng nhận ra rằng những mục tiêu này không đáng với cái giá kéo dài chiến tranh. Hiệp ước Ghent, được kí vào Đêm giáng sinh 1814, đã duy trì lãnh thổ trước chiến tranh của Mĩ.

    Kết quả đó khó có thể biện hộ cho 3 năm chiến tranh nhưng một chiến thắng quân sự cuối cùng đã nâng cao tinh thần của người Mĩ. Trước khi tin tức về Hiệp ước Ghent đến được Mĩ, nhiều tờ báo đã giật tít ca ngợi một chiến thắng vĩ đại. 8/1/1815, đội quân của tướng Jackson đã đập tan cuộc tấn công của quân Anh vào New Orleans. Chiến thắng đã biến Jackson thành người anh hùng dân tộc, phục hồi niềm tự hào quốc gia, và cắt ngắn những yêu cầu của Hội nghị Hartford về một sự sửa đổi lớn trong Hiến pháp.

    Theo America, a concise history”, James A. Henretta & David Brody
  7. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Chiến dịch Drumbeat

    [​IMG]
    Những chiếc tàu ngầm U-boat của Đức quốc xã thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với hải quân Anh và Mỹ trên biển Đại Tây Dương.

    Bình thường, mọi người sẽ nghĩ những chiếc tàu ngầm này chỉ hoạt động trên khu vực biển Đại Tây Dương, xung quanh những vùng Greenland và vùng ven Châu Âu, nhưng mấy ai ngờ rằng chúng còn hoạt động bên đường bờ biển của nước Mỹ.

    “Chiến dịch Drumbeat lại bao gồm đến những 40 chiếc tầu ngầm U-boat tiến gần sát với bờ biển của nhiều bang ở Hoa Kỳ. Một sự thật đáng sợ hơn, một số tàu chiến của quân đội Đức đã thậm chí neo trên bờ biển Mỹ.

    Ở Long Island, New York và Ponte Vedra, Florida 8 người Đức đã thâm nhập vào lãnh phận nước này ( sau đó vài tuần 4 người đã bị bắt giữ)”.

    [​IMG]
    Tàu chở dầu Pennsylvania Sun trúng ngư lôi từ Uboat 15 tháng 7 năm 1942

    Đánh chìm TSB lớn đầu tiên của Mỹ trong thế chiến 2 (USS Wasp 1942)

    15 tháng 9 năm 1942, hai chiếc tàu sân bay cùng với thiết giáp hạm North Carolina và mười tàu chiến khác hộ tống cho việc vận chuyển Trung đoàn Thủy quân Lục chiến 7 đến tăng cường cho Guadalcanal. Wasp đảm nhiệm vai trò tàu sân bay thường trực và đang hoạt động ở vào khoảng 150 dặm (240 km) về phía Tây Nam đảo San Cristobal. Hệ thống bơm xăng của nó đang được sử dụng, vì máy bay của nó đang được tiếp nhiên liệu và vũ khí cho các nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm. Wasp ở trong tình trạng thường trực tác chiến từ một giờ trước khi mặt trời mọc cho đến khi nhóm máy bay tuần tra buổi sáng quay trở về tàu lúc 10 giờ 00; sau đó, con tàu quay về tình trạng cấp 2. Họ đã không tiếp xúc được với lực lượng đối phương nào trong ngày hôm đó, ngoại trừ một chiếc thủy phi cơ bốn động cơ Nhật Bản bị một chiếc Wildcat từ Wasp bắn hạ lúc 12 giờ 15 phút.

    Khoảng 14 giờ 20 phút, chiếc tàu sân bay xoay ra hướng gió và phóng lên tám máy bay tiêm kích cùng 18 chiếc SBD-3, và để thu hồi tám chiếc F4F-3 cùng ba chiếc SBD đã bay từ trước giữa trưa. Con tàu nhanh chóng hoàn tất việc thu hồi 11 chiếc máy bay, rồi đổi hướng nhẹ nhàng sang mạn phải. Lực lượng kỹ thuật trên tàu bình thản di chuyển máy bay và tiếp thêm nhiên liệu chuẩn bị cho các phi vụ buổi chiều. Bất ngờ vào lúc 14 giờ 44 phút, một quan sát viên hô lớn: "Ba ngư lôi... ba điểm phía trước bên mạn phải!" Một loạt sáu quả ngư lôi Kiểu 95, được tàu ngầm Nhật I-19 thuộc lớp B1 bắn ra lúc 14 giờ 44 phút, tung bọt tiến đến gần không cản được. Wasp bẻ lái gấp sang mạn phải, nhưng đã quá trễ. Ba quả ngư lôi nối tiếp nhau đâm trúng con tàu vào khoảng 14 giờ 45 phút. Trong một tình huống hiếm thấy, một quả ngư lôi nảy tung lên khỏi mặt biển và đâm trúng chiếc tàu bên trên mực nước biển. Tất cả đều trúng gần vị trí các bồn xăng và kho đạn. Hai quả trong loạt ngư lôi trượt qua trước mũi chiếc Wasp và được trông thấy trượt qua đàng sau chiếc tàu tuần dương Helena trước khi một quả trúng phải chiếc tàu khu trục O'Brien lúc 14 giờ 51 phút trong khi đang cơ động để lẩn tránh một quả khác. Quả ngư lôi thứ sáu trượt qua phía sau hoặc bên dưới chiếc Wasp, suýt trúng chiếc tàu khu trục Lansdowne trên màn hình radar của chiếc Wasp lúc 14 giờ 48 phút, được chiếc tàu khu trục Mustin trông thấy, xuất hiện trên mànhình radar của thiết giáp hạm North Carolina lúc 14 giờ 50 phút, và trúng phải chiếc North Carolina vào khoảng 14 giờ 52 phút

    [​IMG]
    Chiếc Wasp bốc cháy không lâu sau khi trúng ngư lôi.

    Các vụ nổ bốc cháy bắt đầu quét qua phần trước của con tàu một cách nhanh chóng. Máy bay trên sàn đáp và trong các sàn chứa bị ném tung vào nhau và bị rơi xuống các sàn dưới với một lực mạnh đến mức các càng đáp hạ cánh của máy bay bị bẻ gãy. Các đám cháy bùng lên hầu như cùng lúc trong sàn chứa máy bay và các hầm tàu bên dưới. Không lâu sau, sức nóng của các đám cháy xăng dữ dội đã làm bắt nổ các quả đạn tại các khẩu đội pháo phòng không phía trước, mảnh vụn bắn tung tóe khắp phần trước của con tàu. Khẩu đội pháo 1.1 inch số hai bị nổ tung, và xác của người chỉ huy khẩu đội bị ném tung lên cầu tàu ngay cạnh chân Thuyền trưởng Sherman.

    Các đường dẫn nước chữa cháy tỏ ra vô dụng vì các ống dẫn nước bị vỡ do áp lực mạnh của các vụ nổ. Không có nước để dập lửa phần phía trước con tàu, và đám cháy nhanh chóng lan sang các kho chứa đạn, bom và kho xăng. Khi con tàu bị nghiêng sang mạn phải giữa 10 và 15 độ, dầu và xăng rỉ ra từ các thùng chứa do vụ nổ của các ngư lôi bắt đầu bắt lửa trên mặt biển.

    Sherman giảm tốc độ con tàu xuống còn 10 knot (18 km/h), xoay bánh lái sang trái nhằm tìm cách hứng gió phần mạn phải của mũi tàu; sau đó ông đi lùi con tàu với bánh lái bên phải cho đến khi gió ở mạn phải nhằm mục đích cô lập đám cháy ở phần phía trước. Lúc đó, một số đám cháy khiến cho không giữ được trạm trung tâm, và mọi đường dây liên lạc đều bị cắt đứt. Không lâu sau, một đám cháy xăng nghiêm trọng bột phát ở phần phía trước của sàn chứa máy bay, và trong vòng 24 phút kể từ khi đợt tấn công ban đầu, ba vụ nổ xăng nghiêm trọng đã xảy ra. Mười phút sau, Thuyền trưởng Sherman tham khảo sĩ quan cao cấp của mình là Trung tá Fred C. Dickey. Hai ông không thấy có các nào khác ngoại trừ việc phải rời bỏ con tàu, vì mọi nỗ lực chữa cháy đều không mang lại hiệu quả. Những người còn sống sót cần được cho rời tàu nhanh chóng để tránh tránh tổn thất nhân mạng không cần thiết.

    Một cách miễn cưỡng, và sau khi tham khảo cùng Chuẩn Đô đốc Noyes, Thuyền trưởng Sherman ra lệnh bỏ tàu lúc 15 giờ 20 phút. Những người bị thương được cho hạ xuống các bè hay thuyền cao su. Nhiều người không bị thương buộc phải bỏ tàu ở phía sau tàu vì những đám cháy ở phía trước rất dữ dội. Việc rời tàu, theo sự quan sát của Thuyền trưởng Sherman, là "có trật tự" và không hề có sự hoảng loạn. Những sự chậm trễ là do một số người do dự miễn cưỡng rời tàu cho đến khi mọi người bị thương được cứu vớt. Việc rời bỏ tàu mất khoảng 40 phút; và đến 16 giờ 00, sau khi biết chắc là không còn ai bị bỏ lại, Thuyền trưởng Sherman đu người qua đuôi tàu và trượt xuống biển.

    Cho dù mối đe dọa từ các tàu ngầm khiến các tàu khu trục hộ tống phải tản ra xa hoặc thay đổi vị trí, họ vẫn kiên trì tiến hành các nỗ lực cứu hộ một cách bền bỉ và quyết tâm cho đến khi những chiếc Laffey, Lansdowne, Helena và Salt Lake City vớt lên được 1.946 người. Con tàu bị bỏ lại trôi nổi với những xác người chết trên nó. Các đám cháy lan tràn đến tận phần đuôi tàu, và có thêm bốn vụ nổ rung động khi bóng đêm bắt đầu phủ xuống. Lansdowne thi hành nhiệm vụ phá hủy con tàu, và được yêu cầu phải ở lại cạnh con tàu cho đến khi nó chìm hẵn. Những quả ngư lôi Mark 15 của Lansdowne cũng có những khiếm khuyết không được nhận biết như của kiểu ngư lôi Mark 14. Quả ngư lôi đầu tiên được phóng ở khoảng cách 900 m (1000 yard) và được đặt ở độ sâu 4,5 m (15 foot) bên dưới lườn tàu chiếc Wasp nhằm gây ra tổn hại cao nhất với ngòi nổ cảm ứng từ tính. Khi không nhận thấy hiệu quả nào sau một vụ nổ xem có vẻ hoàn hảo, một quả ngư lôi thứ hai được phóng ở độ sâu lườn tàu từ khoảng cách 720 m (800 yard). Một lần nữa, một phát trúng hoàn hảo cũng không mang lại kết quả mong muốn; và Lansdowne chỉ còn lại ba quả ngư lôi. Sĩ quan điều khiển ngư lôi của Lansdowne vô hiệu hóa ngòi nổ cảm ứng từ tính và đặt độ sâu còn 3 m (10 ft). Cả ba quả ngư lôi đều phát nổ, nhưng Wasp tiếp tục nổi trong ánh lửa đỏ cam của một bể xăng và dầu. Lansdowne nôn nóng chạy tới chạy lui trong ánh lửa cho đến khi Wasp chìm với mũi tàu xuống trước lúc 21 giờ 00. Wasp nhận được hai ngôi sao chiến đấu vì những thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.

    Tổng hợp
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    "Những ngày đen tối" của thủy quân lục chiến và không quân chiến lược Mỹ tại Triều Tiên

    Các phi công Xô viết cự phách từng chặn đứng âm mưu của Mỹ oanh tạc hạt nhân Liên Xô khi Thế chiến II kết thúc và thế giới bước vào giai đoạn "chiến tranh lạnh".
    Những kế hoạch chống Liên Xô với tên gọi Totality, Pincher, Dropshot, Broiler/Frolic, Charioteer, Halfmoon/Fleetwood, Trojan, Off-tackle được Hoa Kỳ lần lượt xúc tiến kể từ năm 1945. Máy bay không quân chiến lược B-29 Superfortress được giao phó vai trò chính thực hiện đòn tấn công hạt nhân. Đó cũng chính là những siêu pháo đài bay đã thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản.

    Nhưng các Superfortress cùng phi đội chiến đấu cơ hùng mạnh hộ tống đã chịu thất bại nặng nề ngay trong cuộc chạm trán đầu tiên với phi công chiến đấu Liên Xô trên bầu trời bán đảo Triều Tiên.

    Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 được nhiều chuyên gia đánh giá như cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn đầu tiên thời "chiến tranh lạnh", diễn ra giữa Hoa Kỳ cùng đồng minh với các quân đội Liên Xô và Trung Quốc. Ngày 12 tháng 4 năm 1951, một hạm đội bay của Mỹ gồm 48 máy bay ném bom B-29A có sự yểm trợ của gần một trăm máy bay chiến đấu, trong đó có các F-86 Sabre tối tân, thực hiện mưu đồ ném bom một đầu mối chiến lược quan trọng của quân đội Bắc Triều Tiên — cầu đường sắt bắc qua sông Áp Lục (sông Yalu). 44 chiếc MiG-15 đã nhận nhiệm vụ tổ chức đánh chặn. Trong trận không chiến chớp nhoáng chỉ hơn 10 phút, các phi công Liên xô đã loại khỏi vòng chiến đấu 12 máy bay ném bom và 4 chiến đấu cơ của Mỹ. Phía Liên Xô không có thiệt hại. Các phi công Xô viết tham gia cuộc giao tranh cho rằng, nếu người Mỹ không hốt hoảng vội quay đầu về phía bờ biển nơi các phi cơ của Liên xô không được phép bay vào thì tổn thất của không quân Mỹ sẽ còn trầm trọng nữa. Quả thật, sau đấy phía Mỹ đã thông báo con số thiệt hại 27 máy bay ném bom B-29 — có lẽ 15 chiếc nữa đã hỏng hóc do dính đạn và không về tới phi trường. Không quân Hoa Kỳ tuyên bố để tang một tuần lễ cho các phi công tử trận và ngày 12 tháng 4 trở thành "ngày thứ Năm đen tối".

    Vào cuối tháng 10 năm 1951, quân đội Mỹ tiếp tục hứng chịu những thiệt hại nặng nề. Ngày 23 tháng 10 được gọi là "ngày thứ Ba đen tối" của Không quân Mỹ, khi các phi cơ ném bom, máy bay tiêm kích và cường kích dội những đợt tấn công vào sân bay Namsi của Bắc Triều Tiên. Các nguồn tin đưa ra những con số tổn thất khác nhau. Phía Mỹ từ 3 đến 12 chiếc B-29. Phía Liên Xô có 1 máy bay bị bắn rơi, hai chiếc bị trúng đạn. Những trận không chiến ác liệt diễn ra vào ngày 24 và 27 tháng 10. Do tổn thất nặng nề, báo chí Mỹ đã gọi đó là "tuần lễ đen tối".

    Loạt sự kiện diễn ra còn có ý nghĩa như bước ngoặt cơ bản trong hoạt động không chiến — không quân chiến lược Mỹ đã hứng chịu thất bại thảm hại. Các phi công Liên Xô buộc máy bay ném bom Mỹ từ chối tấn công vào ban ngày, ảnh hưởng rõ rệt tới hiệu quả chiến đấu.

    Trong ba năm Chiến tranh Triều Tiên, khoảng 170 máy bay ném bom B-29 đã bị bắn hạ. Có nghĩa, Hoa Kỳ đã để mất lực lượng chính của không quân chiến lược trên sân khấu chiến sự Đông-Nam. Tổng thiệt hại của Không quân Mỹ lên đến 1.525 máy bay. Trong số này, 1.099 chiếc bị bắn rơi bởi các chiến đấu cơ của đối phương. Thiệt hại của Liên Xô là 319 máy bay phản lực MiG-15 và tiêm kích động cơ piston La-11. 120 phi công quân đội Liên xô đã hy sinh trên bầu trời bán đảo Triều Tiên.

    Có chuẩn bị từ trước

    [​IMG]
    MiG-15 trong chiến tranh Triều Tiên
    I.V. Stalin đã lên kế hoạch biến toàn bộ bán đảo Triều Tiên thành một nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa từ trước và đã có những bước đi rất ráo riết để thực hiện kế hoạch này.

    Quá trình chuẩn bị được thực hiện thông qua việc cung cấp cho Quân đội Kim Nhật Thành các phương tiện kỹ thuật quân sự mà trước hết là pháo, tăng và máy bay . Các cố vấn Xô Viết cũng tích cực huấn luyện cho các quân nhân Bắc Triều Tiên sử dụng các “quà tặng” đắt tiền này .

    Công tác chuẩn bị được coi là đã hoàn tất và ngày 25/6/1950 , quân đội Bắc Triều Tiên với ưu thế vượt trội cả về quân số lẫn vũ khí, nhanh chóng tiến về phía Nam. Vào thời điểm bắt đầu cuộc chiến, những thắng lợi của Bắc Triều Tiên cũng không khó để giải thích qua phép so sánh đơn giản:

    150 xe tăng T-34 của Bắc Triều Tiên chỉ phải đối đầu với 20 xe vận tải bọc thép , còn 175 máy bay chiến đấu đối đầu với 12 máy bay huấn luyện của Nam Triều Tiên .

    Chí sau 3 ngày giao chiến, lính Bắc Triều Tiên đã có mặt tại Seoul. Đến giữa tháng 8 năm 1950, 90 % lãnh thổ Nam Triều Tiên đã bị Quân đội Kim Nhật Thành kiểm soát.

    Dù bị Liên Xô và Trung Quốc phản đối bằng cách không bỏ phiếu, Liên Hợp Quốc ( LHQ) vẫn thông qua một nghị quyết đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến bán đảo Triều Tiên.

    [​IMG]
    Máy bay ném bom chiến lược Mỹ đang ném bom trên lãnh thổ Triều Tiên ,1951. (nguồn: ITAR-TASS)
    Lực lượng tham chiến đầu tiên nhằm “bình định” chế độ Kim Nhật Thành là các đơn vị quân đội Mỹ đóng quân trong khu vực (chủ yếu trên các tàu sân bay ). Tiếp theo đó là lực lượng của các nước Anh, Canada, Úc , Philippin và 11 nước khác .

    Tốc độ tấn công của Bắc Triều Tiên bắt đầu chững lại. Sau đó Liên quân LHQ đã đảo ngược cục diện cuộc chiến .

    I.V. Stalin cũng đã lường trước được kịch bản này. Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu tham chiến ( lúc này quan hệ Xô- Trung đang ở đỉnh cao). Điểm khác nhau là Trung Quốc công khai, còn Liên Xô thì bí mật.

    Quân đoàn máy bay tiêm kích độc lập sô 64 với những máy bay tiêm kích phản lực mới nhất MiG-15 của Liên Xô được điều đến sân bay Đadung của Trung Quốc .

    Máy bay Xô Viết

    Một sô thông tin về Quân đoàn 64: Quân đoàn này được thành lập vào mùa thu năm 1949 chính là để tham chiến ở Triều Tiên. Điều này có thể thấy rõ qua việc sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, quân đoàn này đã chuyển vị trí đóng quân , tái tổ chức và đổi phiên hiệu .

    Biên chế của Quân đoàn trong thời gian chiến tranh Triều Tiên cũng không ổn định. Trong 3 năm đã có tới 12 sư đoàn không quân tiêm kích, 2 trung đoàn không quân tiêm kích độc lập, 2 trung đoàn không quân tiêm kích tác chiến ban đêm độc lập, 2 trung đoàn không quân tiêm kích của Hải quân, 4 sư đoàn pháo phòng không thay nhau có mặt trong biên chế của Quân đoàn.

    Vào thời điểm khốc liệt nhất của cuộc chiến, quân đoàn đã có tới 320 máy bay . Tổng quân số là 26.000 binh lính và sỹ quan , trong số đó có 500 phi công dày dạn kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh vệ quốc . Tư lệnh Quân đoàn là vị tướng huyền thoại I.N. Kozedub.

    Để có thể giữ bí mật việc tham chiến tại Triều Tiên, các máy bay Xô Viết sơn màu sơn và cờ của Không quân Bắc Triều Tiên. Các phi công Xô Viết mặc quân phục Bắc Triều Tiên và mang giấy tờ Bắc Triều Tiên (nhưng không có ảnh).

    Khi bay, họ phải trao đổi quan liên lạc vô tuyến với nhau bằng tiếng Triều Tiên , mỗi người được cấp một quyển từ điển Nga- Triều bỏ túi. Tuy nhiên, việc trao đổi bằng thứ ngôn ngữ mà họ không hiểu (phải tra từ điển) trong những lúc có tình huống đã làm mất thời gian và đôi khi cả tính mạng.

    Chính vì thế mà sau đó yêu cầu có vẻ ngớ ngẩn này đã không còn ai để ý tới mặc dù không có một lệnh chính thức nào được đưa ra để bãi bỏ. Thực ra, người Mỹ cũng không mất quá nhiều thời gian để hiểu ra là không phải họ đang đối đầu với những phi công Trung Quốc và Bắc Triều Tiên non nớt thiếu kinh nghiệm , mà chính là với các phi công tầm cỡ Xô Viết .

    Thời gian đầu, các máy bay chủ yếu của Không quân tiêm kích Xô Viết tham chiến là các máy bay động cơ pitông Iak- 9, - các “cựu chiến binh ” Chiến tranh thế giới thứ hai và các máy bay La-9 và La-11( xuất xưởng sau chiến tranh)

    Không thể nói là các máy bay này thua kém tuyệt đối trong các trận không chiến với các loại máy bay động cơ pitông tương tự của Mỹ và Anh như : - P-51 Mustang và Supermarine Spitfire. Không quân của liên quân LHQ với thành phần chủ yếu là các máy bay tiêm kích của Mỹ, Anh, Úc và Canada có nhiều loại và chủ yếu là từ các tàu sân bay.

    Đối phương ( Liên quân) có ưu thế vượt trội về số lượng và thường dùng ưu thế này để áp đảo các máy bay tiêm kích Xô Viết. Con số cụ thể đã cho thấy: hơn 1.000 máy bay liên quân LHQ bị bắn hạ, trong khi thiệt hại của phía Xô Viết là gần 500 chiếc.

    Nhưng dù sao , tình hình cũng đã trở nên nghiêm trọng và cần có biện pháp khẩn cấp. Tháng 11/1950 , các máy bay tiêm kích phản lực MiG-15 bắt đầu xuất hiện trên không phận Triều Tiên. Chúng được điều đến để thay thế các máy bay MiG-9 ( loại máy bay này tuy đã có mặt tại Triều Tiên nhưng chưa tham chiến )

    MiG-15 là loại máy bay tiêm kích mới nhất thời đó, nó được đưa vào trang bị cho Không Quân Liên Xô năm 1949. Đầu những năm 50 . nó có những tính năng bay- kỹ thuật tuyệt vời mà lúc đó chưa có một loại máy bay tiêm kích , không những động cơ pitong mà cả động cơ phản lực nước ngoài có được. Kể cả Gloster Meteor của Anh , - loại máy bay mới chỉ kịp tham chiến một trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai .

    Điểm khác biệt cơ bản nhất của MiG-15 so với các máy bay tiêm kích khác thời kỳ đó là nó có tốc độ cận âm. Một động cơ turbin phản lực , có lực nâng 2.270 kg/c, có thể làm nó đạt tốc độ 1042 km/h.

    Máy bay có trần bay mà các máy bay khác không với tới được – hơn 15.000 m. Cũng không có chiếc nào khác có thể đua với nó về về khả năng lấy độ cao: 41 m/s ở gần mặt đất. Để đạt độ cao 5.000 m, MiG-15 cần 2,4 phút, trong khi các máy bay tốt nhất của Mỹ lúc đó cần tới gần, 4,8 phút.

    Bên cạnh đó, nhiệm vụ chiến thuật của các máy bay tiêm kích Xô Viết và “ LHQ” là hoàn toàn khác nhau. Mỹ tập trung chủ yếu vào việc ném bom ồ ạt lãnh thổ Bắc Triều Tiên bằng các “pháo đài bay”B-29 (có thể mang tới 9 tấn bom). Các máy bay MiG-15 có nhiệm vụ trước hết là tiêu diệt B-29. Còn máy bay tiêm kích Mỹ hộ tống B-29 và đánh trả MiG-29 khi chúng tấn công B-29 .

    Do MiG-15 chiếm ưu thế hoàn toàn trên không nên Mỹ bị thiệt hại nặng về không quân ném bom chiến lược. Đỉnh điểm là ngày 30/10/1951, - 44 chiếc MiG-15 công kích 21 chiếc B-29 với sự hộ tống của gần 200 máy bay tiêm kích các loại và đã bắn hạ 12 “ pháo đài bay” B- 29 ( kíp lái mỗi chiếc có 11 người)và 4 F-84 . Phía Liên Xô mất 01 chiếc MiG-15.

    Trong lịch sử Không Quân Mỹ , ngày 30/10/1951 còn được gọi là “ ngày thứ ba đen tối ”. Sau 30/10/1951 , có tới 3 ngày đêm liên tục không một chiếc máy bay nào của Mỹ xuất hiện tại khu vực hoạt động của MiG-15. Còn B-29 mãi một tháng sau mới xuất kích trở lại .

    Máy bay tiêm kích Mỹ

    [​IMG]
    F-84 trên bầu trời Triều Tiên năm 1952 . (Nguồn: Wikimedia)
    Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên , Mỹ cũng đưa vào tác chiến lần đầu tới 3 loại máy bay tiêm kích phản lực : F-80 Shooting Star, F-84 Thunderjet và F-86 Sabre. Hai loại đầu, nói như ngôn ngữ của các phi công là: “Các bà già đang còn trong trắng' ', còn F-86 Sabre - đây là loại máy bay hoàn toàn mới .

    F-80 được đưa vào trang bị cho Không quân Mỹ và Không quân Anh chỉ hai tháng trước khi các hoạt động tác chiến của chiến trường Châu Âu kết thúc và nó chưa kịp tham chiến cho đến tận năm 1950.

    Đây là loại máy bay tiêm kích – ném bom có nhiều ưu điểm, nhưng trong các cuộc không chiến thì nó kém cơ động . Chính vì thế mà đôi lúc nó trở thành nạn nhấn của ngay cả Iak-9, chứ chưa nói gì tới MiG-15.

    Còn F -84 được đưa vào khai thác năm 1947. Về tốc độ , nó kém MiG-15 khoảng 80 km/h. Cả về khả năng lấy độ cao lẫn trần bay tối đa cũng kém hơn MiG-15, khả năng cơ động cũng kém hơn.

    Tại sao Bộ tư lệnh Mỹ lại đưa những loại máy bay không phải là tốt nhất vào tham chiến trong thời gian đầu? Họ tính toán chỉ như thế cũng quá đủ để “ xử lý” những máy bay động cơ pitông của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

    Nhưng trên thực tế , diễn biến cuộc chiến lại hoàn toàn khác và cũng như Liên Xô, Mỹ buộc phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp: đưa vào tham gia tác chiến loại F-86 mới nhất – cũng có tốc độ cận âm như MiG-15. Đây là các máy bay cùng lớp với MiG -15 , cùng có những điểm yếu và điểm mạnh .

    [​IMG]
    Khi đang bay cùng tốc độ thì MiG-15 có khả năng tăng tốc , lấy độ cao và trần bay tốt hơn F-86 .

    Nhưng F-86 có khả năng cơ động trên mặt phẳng ngang (lượn vòng) và bổ nhào tốt hơn . Tuy nhiên, ưu điểm chủ yếu của nó là được trang bị các thiết bị hiệu quả hơn . Ví dụ: F-86 được trang bị thiết bị đo cự ly sử dụng sóng vô tuyến và như vậy có thể bắn hiệu quả hơn so với MiG-15.

    Phi công Xô Viết sử dụng thiết bị ngắm bắn quang học. Phi công Mỹ có góc quan sát tốt hơn và trang bị bộ áo kháng áp. Phi công Xô Viết, để không bị choáng ngất khi thực hiện các cú ngoặt đột ngột , phải cúi đầu để chống tụt máu não và vì thế mất khả năng quan sát.

    Suốt trong chiến tranh Triều Tiên , MiG-15 đã liên tục được cải tiến . Sau khi nó được lắp hệ thống chống radar, khả năng bị bị bắn hạ giảm đáng kể. Kết quả là MiG-15 dần lấy lại ưu thế trong các trận không chiến với F-86 .

    Số liệu về các cuộc không chiến và số lượng máy bay bị bắn hạ của các bên trong chiến tranh Triều Tiên từ các nguồn rất mâu thuẫn nhau.

    Theo số liệu chính thức của Mỹ thì F-86 đã tiêu diệt 823 máy bay đối phương trong các trận không chiến , trong đó có 805 MiG-15. Các nguồn chính thức Xô Viết lại khẳng định: MiG-15 đã bắn hạ 1.097 máy bay của đối phương , trong đó có 642 F-86 . Có 335 MiG-15 bị bắn rơi .

    Nhà nghiên cứu độc lập R. Fattrel cho rằng Mỹ mất 945 máy bay. Con số tổn thất về phía Xô Viết trong cuộc chiến này của ông trùng với các liệu của Liên Xô : 335 MiG-15 Có 230 máy bay các loại của Trung Quốc và Bắc Triều tiên bị bắn hạ.

    Trong chiến tranh này , có 120 phi công Xô Viết và 1.176 phi công liên quân thiệt mạng ( kể cả các thành viên kíp lái B-29). (Số liệu này là của Liên Xô) .

    Nhờ có những uy tín tạo được qua các trận không chiến trên bầu trời Bắc Triều Tiên với F-86 mà MiG-15 được Không quân nhiều nước trên thế giới đặt hàng. Tổng số MiG-15 được xuất xưởng là 15.560 chiếc (còn có số liệu khác ) và có trong trang bị của Không quân hơn 40 nước trên thế giới .

    Thành tích của F-86 có khiêm tốn hơn: 9.860 chiếc F-86 được xuất xưởng và cũng được không quân gần 40 nước sử dụng .

    Cuộc chạm trán MiG-15 và F-86 trên bầu trời Triều Tiên

    MiG-15 đã chứng minh khả năng nhanh nhẹn và hiệu suất chiến đấu cao so với F-86 của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.

    Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 khép lại, Mỹ và Liên Xô bị cuốn vào cuộc xung đột quân sự ngắn giữa 2 miền trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc chiến này ghi nhận lần chạm trán trên không đầu tiên giữa các máy bay phản lực.

    F-86 Sabres của Mỹ và MiG-15 của Liên Xô là thế hệ máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của thế giới. MiG-15 là sản phẩm của Phòng thiết kế Mikoyan. Phi cơ này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 30/12/1947.

    [​IMG]

    Trong khi đó, F-86 là sản phẩm của công ty North American, máy bay cất cánh lần đầu vào ngày 1/10/1947. Cả 2 phi cơ có thiết kế khí động học tương tự nhau với động cơ nằm trong thân. Cửa hút không khí nằm ở mũi máy bay.

    MiG-15 có thể đạt tốc độ tối đa 1.059 km/h, trong khi thống kê tương tự của F-86 là 1.106 km/h. Vũ khí chính của MiG-15 là 2 pháo 23 mm và 1 pháo 37 mm. F-86 mang theo 6 súng máy hạng nặng 12,7 mm.

    Mỹ bất ngờ với MiG-15

    [​IMG]
    Trong thực chiến, MiG-15 nhanh nhẹn hơn nhiều so với F-86 của Mỹ. Ảnh: Ahctv
    Cuộc chiến trên bầu trời Triều Tiên không chỉ đơn thuần là chạm trán về quân sự mà còn là cơ hội để đôi bên thể hiện sức mạnh công nghệ.

    MiG-15 và F-86 là những máy bay chiến đấu hiện đại nhất thời đó. Triều Tiên là nơi để 2 chiến đấu cơ chứng minh thực lực so với đối thủ.

    Theo tạp chí National Interest, khi diễn biến chiến trường Triều Tiên trở nên phức tạp, cả Mỹ và Liên Xô đều tung những máy bay hiện đại nhất vào cuộc chiến.

    Ở thời điểm đó, MiG-15 tỏ ra rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các máy bay ném bom B-29.

    Các máy bay hộ tống cho B-29 là F-80 và F-84 tỏ ra bất lực trong việc ngăn chặn MiG-15. Mỹ lập tức điều động 3 phi đội F-86, tiêm kích “Át chủ bài” đến Triều Tiên hộ tống cho máy bay B-29.

    [​IMG]

    Để đảm bảo ưu thế, Mỹ huy động những phi công giàu kinh nghiệm từng tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 điều khiển F-86.

    Tuy nhiên, F-86 cũng không ngăn được MiG-15 tung hoành trên bầu trời. Các phi công Mỹ rất ngạc nhiên bởi hiệu suất chiến đấu vượt trội của MiG.

    Tướng John Slessor, cựu Tổng tham mưu trưởng Không quân Hoàng gia Anh từng nhận xét: “Nó (MiG-15) không chỉ nhanh hơn các máy bay của chúng ta mà còn được sản xuất với số lượng lớn”.

    MiG-15 được thiết kế cánh xuôi về phía sau giúp máy bay cơ động tốt hơn trong phạm vi hẹp so với đối thủ F-86. Một lợi thế lớn khác của MiG-15 là khả năng leo lên cao rất nhanh.

    Các phi công thường sử dụng chiến thuật bay thấp, khi gặp đội hình chiến đấu của đối phương thì lấy tốc độ bay lên cao cắt vào giữa đội hình .

    Chiến thuật của các phi công MiG-15 rất hiệu quả, nhiều máy bay F-86 bị bắn hạ.

    Tranh cãi về tổn thất

    Cả Mỹ và Triều Tiên đều tuyên bố chiếm ưu thế trong không chiến so với đối phương. Phía Mỹ tuyên bố tỷ lệ chiến thắng của F-86 trước MiG-15 là 10/1, tức là F-86 bắn hạ 10 máy bay MiG-15 mới phải chịu một tổn thất.

    Phía Mỹ lập luận rằng, ban đầu các máy bay MiG-15 do phi công giàu kinh nghiệm của Liên Xô điều khiển nên hiệu suất chiến đấu cao.

    Về sau, các phi công “non kinh nghiệm” của Triều Tiên điều khiển nên kết quả chiến đấu sụt giảm nghiêm trọng.

    Trong khi đó, phía Liên Xô công bố tỷ lệ chiến thắng của MiG-15 trước F-86 là 1,4/1. Không số liệu nào của cả Mỹ và Liên Xô được xác nhận chính thức.

    Tuy nhiên, sau những trận không chiến trên bầu trời Triều Tiên, Mỹ và Liên Xô đã bước vào cuộc chạy đua để phát triển những tiêm kích hiện đại nhằm chiếm ưu thế trước đối phương.

    Vai trò của Trung Quốc

    'Huyết tẩy' sông Áp Lục
    Tháng 7 vừa qua, Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng loạt bài về cuộc họp bí mật được tổ chức tại Trung Nam Hải trong thời điểm mang tính quyết định của chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
    Từ sau thời điểm bán đảo Triều Tiên bắt đầu có chiến tranh, đèn đuốc ở Trung Nam Hải gần như không lúc nào tắt.
    [​IMG]
    Chí nguyện quân Trung Quốc hành quân sang Triều Tiên
    Các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai đều đặc biệt quan tâm diễn biến cuộc chiến.
    Theo các tài liệu của tình báo Trung Quốc, Tổng thống Mỹ khi đó là Hary Truman hỏi chỉ huy quân Mỹ tại Triều Tiên Mac Athur: “Liệu Trung Quốc có đưa quân đội tham chiến?”.
    Mac Athur đáp không chút do dự: “Bắc Kinh sẽ không điều động quân đội bởi không quân của họ quá yếu. Nếu Bắc Kinh tham chiến, không quân Mỹ sẽ khiến nước sông Áp Lục nhuộm đỏ bằng máu binh lính Trung Quốc”.
    Nhưng điều bất ngờ với người Mỹ là Trung Quốc đưa Chí nguyện quân tham chiến, lính Trung Quốc mau chóng vượt sông Áp Lục – con sông phân định biên giới Trung – Triều để chống lại sức mạnh của liên quân Mỹ. Không quân Mỹ khi đó được coi là bất khả chiến bại, sức mạnh vượt trội so với các nước, ngoại trừ không quân Liên Xô có đủ sức kháng cự.
    [​IMG]
    Những chiếc Mig huyền thoại của Liên Xô được không quân Trung Quốc sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên
    Lúc này, trên chiến trường Triều Tiên, tình thế đặc biệt không có lợi cho Chí nguyện quân Trung Quốc và quân đội của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành. Mao Trạch Đông và các lãnh đạo họp bàn tại Trung Nam Hải về việc nên hay không nên đưa không quân Trung Quốc tham chiến.
    [​IMG]Từ sau thời điểm bán đảo Triều Tiên bắt đầu có chiến tranh, đèn đuốc ở Trung Nam Hải gần như không lúc nào tắt [​IMG]
    Chủ tịch Mao Trạch Đông nói với các tướng lĩnh: “Chí nguyện quân chủ yếu là bộ binh cùng một lượng nhỏ pháo binh, xe tăng phải đối mặt lực lượng hùng hậu của Mỹ với đầy đủ hải, lục, không quân. Nguyên soái Bành Đức Hoài cực kỳ lo lắng việc bộ binh không được sự yểm trợ của không quân”.
    Chủ tịch Mao nói thêm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành gửi thư nói quân đội Triều Tiên đang chịu thiệt thòi lớn trước sức mạnh áp đảo của không quân Mỹ. Sau cuộc họp kín tại Trung Nam Hải, Trung Quốc quyết định lần đầu tiên đưa lực lượng không quân tham chiến ngoài biên giới Trung Quốc.
    Lệnh được ban ra từ Trung Nam Hải: “Không quân nhất định phải thắng, không được phép thua”. Sau đó, Chu Ân Lai tiếp tục chỉ đạo không quân Trung Quốc: “Vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, lấy ít thắng nhiều, đi sau đến trước, ra quân là thắng”.
    Không chiến
    Ngày 30/11/1950, trong lễ xuất quân tại Đại lễ đường nhân dân Trung Quốc, những phi công tinh nhuệ nhất của Trung Quốc tuyên thệ: “Chiến thắng không quân Mỹ, chiến thắng chủ nghĩa đế quốc”.
    Nguyên soái Chu Đức sau này kể lại, bất chấp thời tiết lạnh giá âm 20 độ C, các phi công Trung Quốc bay biểu diễn thành thục trước sự quan sát chăm chú của lãnh đạo Đảng, lãnh đạo quân đội.
    Đội phi công trẻ của Trung Quốc ngày đó được trang bị máy bay tiêm kích Mig lừng danh của không quân Liên Xô. Ít ai biết rằng họ chỉ có gần 20 giờ bay trên những chiếc Mig trước ngày bay thử nghiệm sau lễ xuất quân.
    Tháng 1/1951, không quân Trung Quốc có cuộc chiến đấu đầu tiên với không quân Mỹ. Trong cuộc giao chiến này, Trung Quốc bắn hạ một máy bay, bắn bị thương hai máy bay khác trong khi không bị tổn thất một chiếc Mig nào.
    Tin từ chiến trường lập tức được báo về Trung Nam Hải cho Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Theo Nhân dân nhật báo, lúc biết tin chiến thắng, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói: “Trận đầu thắng lợi của không quân là bước tiến quan trọng, mang ý nghĩa chính trị to lớn hơn cả ý nghĩa quân sự”.
    [​IMG]
    Không quân Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên
    Sau đó, Chu Ân Lai chỉ thị không quân Trung Quốc: “Bất minh tắc dĩ, nhất minh kinh nhân” – câu ngạn ngữ nổi tiếng của Trung Quốc với hàm ý: không làm thì thôi, đã làm thì khiến tất cả phải kinh ngạc.
    [​IMG]Lệnh được ban ra từ Trung Nam Hải: “Không quân nhất định phải thắng, không được phép thua”. [​IMG]
    Những tài liệu sau này được Nhân dân nhật báo giải mật cho biết, cuộc không chiến đầu tiên giữa Trung Quốc và Mỹ được cho là bước ngoặt trong chiến tranh liên Triều – khiến Mỹ không còn giữ được ưu thế quân sự tuyệt đối.
    Chu Ân Lai được giao nhiệm vụ lãnh đạo cuộc chiến “kháng Mỹ viện Triều” lịch sử. Nhân dân nhật báo cho biết, ông Chu đã có hàng chục cuộc hội đàm, gửi hàng chục công hàm cho phía Liên Xô để đàm phán mua thêm chiến đấu cơ Mig cho không quân.
    Ông Chu cũng được nói là người có công đầu trong việc chỉ đạo không quân Trung Quốc trong việc thiết lập căn cứ quân sự, đào tạo phi công, điều động vũ khí, đạn dược.
    Theo thống kê chưa đầy đủ, trong cuộc chiến “kháng Mỹ viện Triều”, ông Chu Ân Lai đã có hàng trăm văn kiện chỉ thị lực lượng không quân Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc mô tả Chu Ân Lai là “vị chỉ huy anh minh của lực lượng không quân”.
    Theo Nhân dân nhật báo, ông Chu Ân Lai cũng chính là người được Mao Trạch Đông và nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành chấp thuận cho làm chỉ huy toàn bộ quân đội Triều Tiên, Liên Xô, Trung Quốc trong cuộc chiến với liên quân Mỹ.

    Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ.
    Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25/6/1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân Quốc (Nam Triều Tiên). Quy mô cuộc chiến trở nên lớn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là Chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp.
    Chiến tranh Triều Tiên kết thúc khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27/7/1953. Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí.
    Đại Hàn Dân Quốc được lực lượng Liên hiệp quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ, hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên.

    Những mật lệnh được ban ra từ Trung Nam Hải cùng sự góp mặt của chiến đấu cơ Mig Liên Xô góp phần thay đổi cục diện chiến tranh Triều Tiên.

    Trong phòng làm việc của Mao Trạch Đông tại Trung Nam Hải, tình báo không quân chuyển đến tập tài liệu tổng kết tình hình tham chiến tại Triều Tiên. Ít ngày sau, một mệnh lệnh tối cao được đích thân Mao Trạch Đông gửi tới Chí nguyện quân.

    Mật lệnh

    Trước sự thắng thế của không quân Trung Quốc dựa trên sự chi viện đắc lực đến từ những máy bay Mig huyền thoại Liên Xô, Mao Trạch Đông đích thân chỉ thị Chí nguyện quân: “Chiến tranh Triều Tiên không còn diễn ra lâu nữa. Trong thời gian còn lại, không quân Trung Quốc nhất định phải tận dụng tối đa cơ hội thực chiến để rèn luyện bản lĩnh chiến đấu, tích lũy kinh nghiệm”.
    [​IMG]
    Bức ảnh tái hiện cuộc giao chiến khốc liệt giữa các bên trong chiến tranh Triều Tiên

    Điều này được coi là mật lệnh của Mao Trạch Đông với Chí nguyện quân. Nhân dân nhật báo Trung Quốc cho biết, thực hiện lệnh được ban ra từ Trung Nam Hải, nước này chi tới 5,31% ngân sách toàn quốc để mua máy bay Mig-15.

    Trong khi đó, trên chiến trường, các phi công và chiến đấu cơ Trung Quốc liên tục được huy động tham gia chiến đấu với những đối thủ đến từ Mỹ và liên quân.

    "Không trung ma nữ"

    Năm 1952, cuộc chiến Triều Tiên trở nên ác liệt hơn bao giờ hết khi quân đội hai bên giành giật từng tấc đất quanh khu vực vĩ tuyến 38, nơi sau này là biên giới phân định Triều Tiên - Hàn Quốc.
    [​IMG]
    Không quân Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên

    Binh lính Triều Tiên và Chí nguyện quân Trung Quốc gần như không thể đẩy lui đối phương ra xa vĩ tuyến 38 trước sức kháng cự quá mạnh và ưu thế vũ khí nghiêng về liên quân Mỹ.

    Nhân dân nhật báo cho biết, trước tình hình đó, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành gửi thư cho Chủ tịch Mao Trạch Đông, đề nghị không quân Trung Quốc oanh tạc Seoul – lúc đó là căn cứ có hỏa lực đáng kể nhất của liên quân Mỹ - Hàn.

    Từ phòng làm việc tại Trung Nam Hải, mật lệnh được Mao Trạch Đông gửi đến Chí nguyện quân: Bí mật oanh kích Seoul, an toàn trở về.

    Nhận được lệnh từ Chủ tịch Mao và Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Chí nguyện quân cùng quân đội Triều Tiên họp bàn và quyết định đưa ra phương án được cho là cực mạo hiểm: Dùng nữ phi công lái máy bay Po-2 oanh tạc Seoul.

    Po-2 là máy bay cánh quạt với trần bay thấp, cánh gỗ nên sẽ gần như “tàng hình” trước hệ thống radar tân tiến nhất của liên quân Mỹ thời đó. Còn nếu sử dụng các máy bay hiện đại như Mig thì liên quân Trung - Triều gần như không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ do lưới lửa phòng không dày đặc cùng số lượng máy bay chiến đấu lớn hơn nhiều của phía đối phương.

    Nữ phi công Kim Thuận Tử (tên theo tiếng Trung Quốc) mới 18 tuổi người Triều Tiên được lựa chọn cho nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này. Kim sau này được báo chí Trung Quốc và Triều Tiên gọi là “không trung ma nữ”, giống như nữ phi công Liên Xô trong thời thế chiến thứ 2.

    Để bảo vệ Kim trở về căn cứ an toàn, hai chiếc Mig do những phi công tinh nhuệ nhất Trung Quốc bay cảnh giới bên ngoài, sẵn sàng bắn hạ máy bay Mỹ - Hàn đuổi theo.

    Một chiều muộn những ngày cuối năm 1953, Kim Thuận Tử lái chiếc Po-2 cánh gỗ bay dọc theo các hẻm núi tới không phận Seoul. Theo đúng kế hoạch, Kim cắt hai quả bom trúng văn phòng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.

    Nhiều quyết sách chiến lược trong chiến tranh Triều Tiên xuất phát từ Trung Nam Hải

    Trong màn khói lửa dày đặc, Kim bay trở lại căn cứ ở Triều Tiên với sự hộ tống của những phi công lái Mig người Trung Quốc.

    Tài liệu của tình báo Trung Quốc nói Tư lệnh không quân Mỹ ở chiến tranh Triều Tiên khi đó đã đập bàn quát tháo bộ phận phụ trách radar và máy bay chiến đấu: “Seoul bị oanh tạc là nỗi nhục của không quân Mỹ”.

    Nhận định đây là kế dụ địch của không quân Trung – Triều, chỉ huy quân đội Mỹ cấm máy bay chiến đấu xuất kích trong vòng 1 tuần nếu không có lệnh từ chỉ huy cấp Tư lệnh.

    Hành lang Mig Liên Xô

    Nhận định tầm quan trọng của không quân trong chiến tranh Triều Tiên, lãnh đạo Bắc Kinh và Bình Nhưỡng nhiều lần điện đàm bàn cách phối hợp không chiến.

    Ngày 16/11/1950, sau những cuộc điện đàm giữa Mao Trạch Đông từ Trung Nam Hải và Stalin ở điện Kremlin và lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành, một quyết định mang tính chiến lược được đưa ra: Chu Ân Lai sẽ là chỉ huy toàn bộ lực lượng không quân Trung Quốc, Triều Tiên và Liên Xô trong cuộc chiến liên Triều.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cuộc chiến tranh liên Triều năm 1950 - 1953 diễn ra khốc liệt cho cả Hoa Kỳ

    Năm 1952, khi Mỹ quyết định mở chiến dịch nhằm “bóp nghẹt” đường vận chuyển vũ khí đạn dược từ Trung Quốc sang Triều Tiên bằng cách sử dụng chiến đấu cơ oanh tạc bất kể đêm ngày.

    Báo chí Trung Quốc nói Chu Ân Lai đã nhiều lần đích thân chỉ huy không quân với sự tham chiến chủ yếu của Trung Quốc lập ra “hành lang Mig” để bảo vệ đường vận chuyển chiến lược. Những chiếc Mig Liên Xô với ưu thế vượt trội thời đó được coi là nỗi khiếp đảm của không quân Mỹ.

    Theo thống kê, Trung Quốc đã điều động 5 sư đoàn không quân, giao chiến ác liệt với các chiến đấu cơ Mỹ để bảo vệ đường giao thông của Triều Tiên.

    Các số liệu của Mỹ sau này nói Mig-15 do Liên Xô sản xuất là một trong những vũ khí đáng gờm nhất trong chiến tranh Triều Tiên. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nó vượt trội hơn tất cả các máy bay tiêm kích cánh thẳng khác của Mỹ.

    Thương vong

    Cuộc chiến Triều Tiên được đánh dấu bằng những bước ngoặt bất ngờ của lịch sử và số thương vong khổng lồ.

    Theo các số liệu còn chưa thống nhất trong giới sử gia phương Tây, ít nhất 2 triệu dân thường và 1,5 triệu lính Triều Tiên thiệt mạng; số lính Mỹ chết trong trận chiến là 30.000, còn quân đội Hàn Quốc mất 400.000 người. Những số liệu khác, từ tài liệu của Triều Tiên, cho rằng có 405.490 quân Mỹ chết.
    [​IMG]
    Binh lính Hàn Quốc và liên quân Mỹ đối đầu lính Triều Tiên và Chí nguyện quân Trung Quốc

    Trong phần lớn thời gian chiến tranh diễn ra, hai bên từng tìm cách đàm phán hòa bình vài lần. Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được rằng tròn 60 năm sau đó, bán đảo Triều Tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo và binh sĩ.

    http://vn.sputniknews.com/usa/20150416/195091.html#ixzz3wdcecyh9
    http://vndefence.info/tin/ho-so/2745/Cuoc-cham-tran-MiG-15-va-F-86-tren-bau-troi-Trieu-/
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nhung-huyen-thoai-bay-tren-chien-truong-trieu-tien-3045198/
    Lần cập nhật cuối: 08/01/2016
  9. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Cuộc chiến bí mật khiến loạt tàu Mỹ bị đánh đắm ngay sân nhà - tiếp theo phần chiến dịch Drumbeat của hải quân Đức quốc xã

    Để tránh gây hoang mang, Washington che giấu việc các tàu ngầm Đức Quốc xã đã tấn công nhiều tàu chở hàng gần bờ biển nước Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.

    [​IMG]
    Tàu ngầm U-576 của Đức Quốc xã hoạt động ngoài khơi nước Mỹ. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Bắc Carolina.

    2h ngày 19/1/1942, một tiếng động lớn khiến cậu bé 15 tuổi Gibb Gray ở làng Avon bật dậy và ngã khỏi giường. Đồ đạc trong nhà rung lắc, cửa kính vỡ, sách rơi khỏi giá. Ngạc nhiên và lo lắng, cha của Gibb chạy tới cửa sổ và nhìn về hướng mặt biển. Ông la lên với cả nhà: “Có một đám cháy ngoài đó”.

    Một cuộn lửa lớn màu cam bốc lên. Cột khói đen kịt che mờ các ngôi sao và làm bầu trời thêm u tối, theo We Are The Mighty.

    Chỉ cách đó gần 12 km, một tàu ngầm của Đức Quốc xã (được gọi là U-boat) đã phóng ngư lôi làm chìm chiếc tàu chở hàng dài hơn 100 m của Mỹ mang tên Thành phố Atlanta, khiến 44 thủy thủ thiệt mạng. Chỉ 3 người may mắn sống sót. Vài giờ sau, tàu ngầm cũng tấn công 2 tàu chở hàng khác.

    Sự hiện diện của U-boat trong vùng biển Mỹ không còn là biểu dương sức mạnh mà nó nhằm giành phần thắng trong cuộc chiến cho Đức.

    U-boat là tàu chiến hoạt động chủ yếu trên mặt biển. Nó có thể lặn dưới nước trong một thời gian nhất định – chủ yếu khi tấn công hay tránh sự phát hiện của tàu đối phương cũng như để tránh thời tiết xấu.

    U-boat chỉ có thể di chuyển gần 100 km dưới mặt biển sau đó phải nổi lên để tích trữ không khí. Nó thường tấn công các tàu đối phương bằng hệ thống súng gắn trên boong khi nổi. Tàu ngầm này được trang bị 15 ngư lôi có chiều dài 6,7 m và được phóng với vận tốc 48 km một giờ. Các chuyên gia quân sự đánh giá U-boat là một trong những tàu chiến hiệu quả và có khả năng hoạt động trên biển tốt nhất.

    Vài giờ sau vụ tấn công gần Avon, các mảnh vỡ và dầu loang bắt đầu xuất hiện tại khu vực bãi biển. Cảnh tượng này lặp lại thường xuyên.

    Trong 6 tháng tiếp đó, dọc khu vực bờ biển phía đông và Vịnh Mexico, ít nhất 65 chiếc U-boat khác nhau của Đức đã tấn công các tàu thương mại của Mỹ và Anh. Đến tháng 7/1942, 397 tàu hàng bị đánh đắm hay hư hại, hơn 5.000 người thiệt mạng.

    Phần lớn vụ tấn công tập trung ở khu vực Outer Banks tại Bắc Carolina, nơi hàng chục tàu thuyền qua lại mỗi ngày. Quá nhiều tàu bị tấn công đến mức, tại thời điểm đó, khu vực biển gần Cape Hatteras được gọi là “Giao điểm ngư lôi”.

    Chính quyền Mỹ không muốn người dân hoang mang, do đó thông tin về các vụ tấn công của tàu ngầm Đức không được tiết lộ vì lý do an ninh quốc gia. Trong nhiều năm, phần lớn người dân Mỹ không biết về tình hình nguy hiểm lúc đó.

    Tuy vậy, các gia đình sống ở khu vực Outer Banks biết rõ sự thực này bởi họ đang tham gia cuộc chiến. Dù gần như mỗi ngày đều có tàu hàng bị tấn công, người dân ở gần bờ biển không có lựa chọn nào khác ngoài việc cố gắng sống bình thường.

    [​IMG]
    Tàu chở dầu Dixie Arrow bị tàu ngầm U-71 bắn chìm ngoài khơi Bắc Carolina vào ngày 26/3/1942. Ảnh: Hải quân Mỹ.

    Sau đó, hoạt động tuần tiễu của Hải quân và Lực lượng bảo vệ bờ biển cùng máy bay của Không quân Mỹ đã góp phần ngăn chặn các cuộc tấn công của tàu ngầm Đức.

    Các khinh khí cầu đảm trách nhiệm vụ tìm kiếm U-boat từ trên không trong khi tàu thuyền dân sự có radio thu phát được cử đi tuần tra và quấy rối tàu chiến của Đức. Quân đội Mỹ xây dựng các trạm bí mật theo dõi và nghe tiếng động từ tàu ngầm ở nhiều địa điểm để phát hiện U-boat.

    Nhiều người dân Mỹ sống gần bờ biển trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhớ lại họ từng phải dán băng dính đen vào đèn pha xe hơi nhằm ngăn các tàu ngầm của Đức lợi dụng ánh đèn để tìm đường đi trong đêm tối.

    Ngày 14/4/1942, tàu ngầm đầu tiên của Đức Quốc xã chìm sau khi đụng độ với Hải quân Mỹ tại vùng biển nước này. Trong vài tháng sau đó, thêm 3 U-boat bị đánh chìm dọc bờ biển Bắc Carolina.

    Đến tháng 7/1942, chỉ huy lực lượng tàu ngầm Đức bắt đầu cảm thấy bất an. Ông ra lệnh cho các tàu ngầm còn lại chuyển phạm vi hoạt động sang phía bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.

    Giáo sư sử học Gerhard Weinberg tại Đại học Bắc Carolina từng gọi cuộc chiến ngoài khơi nước Mỹ năm 1942 là “thất bại đơn lẻ lớn nhất của Hải quân Mỹ”.

    [​IMG]
    Xác tàu ngầm U-701 dưới đáy Đại Tây Dương ngoài khơi Bắc Carolina. Ảnh: NOAA.

    Nhiều năm trôi qua, hầu hết bằng chứng về các vụ đụng độ với tàu ngầm Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã biến mất. Dưới đáy biển ngoài khơi Bắc Carolina là những phần còn sót lại của ít nhất 60 tàu chiến cùng số lượng không xác định ngư lôi, thuốc nổ.

    Dù vậy, hầu hết người dân Mỹ không biết về giai đoạn cuộc chiến tranh lại lan tới gần đất nước này tới vậy.

    cuộc chạm trán chớp nhoáng Mỹ - Xô trong Thế chiến II

    7 máy bay của Mỹ và 3 phi cơ của Liên Xô bị bắn hạ trong cuộc chạm trán giữa 2 siêu cường trên bầu trời Nam Tư năm 1944.

    [​IMG]
    Mỹ-Liên Xô từng xảy ra cuộc xung đột quân sự lớn trên bầu trời Nam Tư trong chiến tranh thế giới thứ 2. Ảnh minh họa: Fototelegraf
    Theo Topwar, sau khi Liên Xô giúp Nam Tư giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức quốc xã, hai quốc gia đã ký thỏa thuận cho phép Quân đoàn Không quân số 17 của Hồng quân sử dụng mọi sân bay ở Nam Tư. Đổi lại, Moscow sẽ giúp họ huấn luyện phi công sử dụng máy bay Yak-3 và IL-2.

    Ngày 7/11/1944, đội cảnh giới của Quân đoàn tự vệ số 6 Hồng quân đóng ở phía Bắc thành phố Nis, Nam Tư, phát hiện một nhóm máy bay lạ đang tiến vào thành phố. Tuy nhiên, Không quân Liên Xô chưa cho máy bay cất cánh ngay mà tiếp tục tìm hiểu phi đội máy bay lạ này. Sau đó, khoảng 30 máy bay đã bất ngờ ném bom vào bộ chỉ huy quân đoàn đóng tại đây. Sự chậm trễ khiến 31 binh sĩ, 1 sĩ quan Hồng quân thiệt mạng cùng 37 người khác bị thương.

    Vài phút sau, phi đội 9 máy bay chiến đấu Yak-3 mới được lệnh cất cánh nghênh chiến. Nhóm máy bay lạ nổ súng tấn công. Một chiếc Yak-3 trúng đạn vào khung và rơi xuống đất. Điều bất ngờ là các phi công Hồng quân nhận ra những chiếc máy bay sơn màu đen vốn có của Đức quốc xã lại mang ngôi sao màu trắng của Không quân Mỹ.

    Một số phi công còn nhìn thấy rõ biểu tượng thường thấy trên máy bay chiến đấu P-38 Lighting. Nhóm máy bay lạ gồm có máy bay ném bom B-25 được hộ tống bởi máy bay chiến đấu P-38 Lighting. Sở chỉ huy mặt đất ra lệnh cho phi đội Yak-3 đang hoạt động trên không trung tham chiến.

    Một cuộc chạm trán ác liệt diễn ra trên không, 7 máy bay của Mỹ trong đó có 5 máy bay P-38 và 2 máy bay B-25 bị bắn hạ, 14 phi công thiệt mạng. Phía Liên Xô mất 3 máy bay trong cuộc không chiến.

    [​IMG]
    Yak-3 đã chứng tỏ ưu thế so với P-38 trong cuộc không chiến chớp nhoáng trên bầu trời Nam Tư. Ảnh đồ họa: Alphacoders
    Nửa giờ sau, một nhóm máy bay khác của Không quân Mỹ tấn công một đoàn xe quân sự của Hồng quân đang đi qua khu vực thành phố Nis khiến 12 binh lính và sĩ quan thiệt mạng. Hậu quả cuộc chạm trán dẫn đến vụ bê bối ngoại giao lớn giữa Mỹ-Liên Xô.

    Phía Mỹ chủ động xin lỗi về cuộc tấn công và thừa nhận đó là một sai lầm. Tuy nhiên, họ không đưa ra lý do tại sao lại có sự nhầm lẫn. Washington phàn nàn rằng, Liên Xô bắn hạ các máy bay của họ làm 14 phi công thiệt mạng. Sự cố quân sự nhanh chóng chìm vào quên lãng khi hai nước tập trung mọi nguồn lực cho cuộc chiến tiêu diệt Đức quốc xã vào năm 1945.

    Liên Xô chịu nhiều thiệt hại về nhân mạng trên mặt đất nhưng lại dành chiến thắng trong cuộc không chiến. Những chiếc Yak-3 đã chứng minh sự nhanh nhẹn so với P-38 của Mỹ.

    Cuộc đụng độ quân sự hầu như không được nhắc đến khi cuốn hồi ký "Từ độ cao thấp" của anh hùng phi công Liên Xô Nikolai Shmelev công bố vào năm 1966. Khi đó, người ta mới biết đến cuộc chạm trán quân sự giữa Mỹ-Liên Xô trong Thế chiến II.

    Tổng hợp
  10. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Ai Thực sự là người chiến thắng chiến thuật cuộc chiến Đại Tây Dương

    Năm 1943 là một năm then chốt trong đại chiến lược của Anh. Tuy nhiên, cuộc chiến trên Đại Tây Dương gần như đã thất bại trong khi kế hoạch mở mặt trận thứ hai lại bị trì hoãn. Ấy vậy mà Anh vẫn dồn một phần ba nguồn lực chiến tranh của mình vào việc sản xuất oanh tạc cơ. Tổng biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự Neil Faulkner vừa có loạt bài ngắn về đại chiến lược của Anh năm 1943, trong đó phân tích cuộc tranh giành ngôi bá chủ trên Đại Tây Dương giữa phát xít Đức và quân Đồng minh.

    Kỳ I: Chiến thuật “bầy sói”

    Tháng 3/1943, quân Đồng minh sử dụng các đội tàu hộ tống để bảo vệ các tuyến vận tải thiết yếu trên Đại Tây Dương. Một đoàn tàu hộ tống chậm SC-122 đang tiến đến “Vùng Tối” ở giữa Đại Tây Dương nơi nằm ngoài tầm với của không quân, và một đội tàu hộ tống nhanh HX-229 đang di chuyển phía sau.


    [​IMG]
    Đô đốc Karl Donitz.


    Đô đốc Karl Donitz đã ra lệnh cho các “bầy sói” (đội tàu ngầm) tiến hành đánh chặn, và các tàu ngầm U-boat thuộc các đội Raubgraf, Sturmer và Dranger bắt đầu chuyển hướng nhắm đến con mồi của mình. Đây đã là giữa tháng 3/1943, và cuộc chiến dai dẳng, dò dẫm nhằm giành quyền kiểm soát các tuyến đường biển dẫn đến Anh, một cuộc chiến đã diễn ra hơn 5 năm qua trên hàng triệu dặm vuông biển, đang lên đến đỉnh điểm.


    Hai đội tàu hộ tống trên đang trong hành trình từ Halifax (Nova Scotia, Canada) đến Anh. Đội tàu chậm gồm 52 tàu và đội tàu nhanh gồm 25 chiếc. “Bầy sói” Raubgraf với 12 tàu ngầm đã chạm trán với đội tàu chậm và 8 tàu thuộc đội tàu nhanh. Và trong 3 ngày đêm tiếp theo, “bầy sói” thỏa sức tấn công con mồi mà không hề bị giáng trả. Sau đó đội tàu nhanh bắt kịp đội tàu chậm và cả hai nhập lại thành một đoàn lớn gồm các tàu buôn và tàu hộ tống. Cùng lúc đó, có thêm nhiều tàu ngầm U-boat đến tham chiến, tạo thành một bầy sói lớn với 38 “con”, nhấn chìm các tàu hộ tống và dẫn đến màn hủy diệt hãi hùng.


    Trận chiến của các đội tàu hộ tống SC-122 và HX-229 kéo dài vài ngày và chỉ kết thúc khi các con tàu bị bủa vây di chuyển vào khu vực nằm dưới sự bảo vệ của không quân phía đông. Quân Đồng minh mất 21 tàu với tổng tải trọng 141.000 tấn trong khi chỉ một chiếc U-boat bị đắm.


    Có vẻ như người Đức đang thắng thế trong cuộc chiến Đại Tây Dương. Bộ Hải quân Anh sau đó ghi nhận “người Đức chưa bao giờ tiến gần đến vậy tới việc phá vỡ tuyến liên lạc giữa Thế giới mới (Bán cầu Tây) và Thế giới cũ (Bán cầu Đông) như trong 20 ngày đầu của tháng 3/1943”. Số phận của cuộc chiến vẫn chưa được định đoạt và đối với Thủ tướng Anh Winston Churchill, người chịu trách nhiệm tổng thể về chiến tranh, điều này sẽ gây ra những tác động khủng khiếp kèm những bước thụt lùi. Ông nhấn mạnh: “Cuộc chiến Đại Tây Dương là nhân tố chi phối trong cả cuộc chiến tranh. Chúng ta sẽ không bao giờ quên rằng mọi thứ ở những nơi khác đều phụ thuộc vào kết quả của cuộc chiến này”.



    [​IMG]
    Một sĩ quan hải quân làm nhiệm vụ hộ tống ở Đại Tây Dương năm 1943 (bên cạnh súng phòng không AA).


    Đó là cuộc xung đột khiến Churchill lo lắng nhiều nhất, hơn tất cả các cuộc xung đột khác, bởi “điều duy nhất thực sự khiến tôi lo sợ trong cuộc chiến tranh này là mối hiểm họa đến từ tàu ngầm U-boat… Nó không phải kiểu chiến trận bom đạn bập bùng và những chiến tích lẫy lừng, mà nó hiển hiện ra qua các con số thống kê, trên các biểu đồ và những đường cong mà người ta không biết đến và không thể lý giải”.


    Giữa tháng 3/1943, các con số thống kê cho thấy tình hình đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Sức mạnh của tàu ngầm U-boat đã lên đến đỉnh điểm và những thiệt hại trong hoạt động vận chuyển đường biển của Đồng minh đã tăng lên đến mức không thể gánh chịu. Nếu cục diện của cuộc chiến ở những vùng biển xám này không được xoay chuyển thì người Anh sẽ sớm bị khuất phục.


    Trong số tất cả các cường quốc, ngoại trừ một đảo quốc công nghiệp khác là Nhật Bản, thì Anh là nước phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn tiếp tế từ nước ngoài. Điều này đã đúng từ lâu. Anh đã xây dựng một đế chế biển trong thế kỷ thứ 18 và đi tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp một thế kỷ sau đó. Cả dân số đông đúc lẫn các ngành công nghiệp đang bùng nổ của đảo quốc này sẽ không thể tồn tại sau một vài tuần nếu không có nguồn cung đều đặn nhập từ hải ngoại.


    Năm 1939, Anh cần nhập khẩu 55 triệu tấn hàng hóa bằng đường biển, và để làm được điều đó, nước này duy trì đội thương thuyền lớn nhất trên thế giới bao gồm 3.000 tàu thủy viễn dương và 1.000 tàu duyên hải cỡ lớn với tổng trọng tải 21 triệu tấn và 160.000 thủy thủ. Để bảo vệ các tài sản này, vào lúc bắt đầu cuộc chiến, Hải quân Hoàng gia Anh triển khai 220 tàu trang bị thiết bị âm vọng Asdic (Sonar), trong đó bao gồm 165 tàu khu trục, 35 tàu tuần tra và tàu hộ tống nhỏ cùng 20 tàu cá vũ trang.


    Trong bối cảnh đang diễn ra chiến tranh thế giới, dòng vận chuyển lương thực, nguyên liệu thô, máy công cụ, xe hơi, vũ khí và đạn dược qua Đại Tây Dương đã trở thành một vấn đề tối quan trọng chiến lược, mà theo Churchill đang làm lu mờ tất cả các toan tính khác. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ đã thoát khỏi cuộc Đại suy thoái nhờ những nhu cầu của chiến tranh thế giới và nay đang vận hành hết tốc lực, không chỉ trang bị cho hải quân, lục quân và không quân đang ngày càng mở rộng của mình mà còn trang bị cho cả quân đội của Anh và Liên Xô.

    Kỳ II: Cơn ác mộng biển cả

    Tổng thống Franklin Delano Roosevelt (1882 - 1945) từng mô tả nước Mỹ là “kho vũ khí dân chủ”. Nhưng đó cũng là kho vũ khí độc tài. Trong thời gian từ tháng 3/1941 đến tháng 10/1945, Mỹ đã cung cấp cho Liên Xô 2.000 đầu máy xe lửa, 11.000 xe goòng, 540.000 tấn đường ray, 51.000 xe jeep, 375.000 xe tải, 3 triệu tấn xăng và 15.000 triệu đôi ủng. Và hiển nhiên Hồng quân Liên Xô hành quân đến Berlin bằng những chiếc ủng của Mỹ và nhận khẩu phần ăn được vận chuyển trên những chiếc xe tải và tàu hỏa do Mỹ sản xuất.


    [​IMG]
    Thiết giáp hạm Bismarck của Đức bị phá hủy trong tháng 5/1941.


    Mỹ cũng cung cấp cho Liên Xô một nguồn lực quân sự không kém phần quan trọng với 15.000 máy bay, 7.000 xe tăng và 350.000 tấn thuốc nổ. Đương nhiên, tất cả chỉ là sự bổ sung cho nguồn viện trợ quân sự dành cho cả Anh, gồm 7.000 máy bay và 5.000 xe tăng, lẫn các lực lượng cơ giới hùng hậu và nguồn quân lực tạo nên màn tập kết lực lượng phục vụ chiến dịch ném bom chiến lược của Mỹ và đảm bảo cho thành công trong các cuộc đổ bộ ở châu Phi, Italy và Pháp từ cuối năm 1942 trở đi.


    Tất cả những kế hoạch này - tiếp tế để Nga duy trì khả năng chiến đấu, để Anh tiếp tục tham chiến, để củng cố đảo quốc này như một bàn đạp quân sự cho các chiến dịch tấn công, và để tạo điều kiện khả thi cho việc tăng cường lực lượng cần thiết nhằm tiến vào khu vực châu Âu bị chiếm đóng - đang đối mặt với mối đe dọa khôn lường đến từ 250 tàu ngầm U-boat dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Karl Donitz.


    Các chính khách Anh luôn mơ thấy ác mộng mỗi khi xuất hiện một kẻ bá chủ châu lục kiểm soát các hải cảng ở Đại Tây Dương và thách thức uy thế biển của Anh cũng như đặt đảo quốc này vào nguy cơ “chết vì đói”. Đó là những gì đã xảy ra trong các năm 1588, 1704 và 1805. Và chính sự sợ hãi đến tột cùng đã đẩy nước Anh vào cuộc chiến “bảo vệ Bỉ” năm 1914. Đó là lý do Anh sát cánh cùng Pháp trong năm 1939 và cũng là lý do Anh tiếp tục độc lập chiến đấu sau tháng 6/1940. Và mối đe dọa đó nay mang bóng hình của những quả ngư lôi được phóng từ tàu ngầm giữa màn đêm đen tĩnh lặng trên Đại Tây Dương.



    [​IMG]
    Tàu khu trục HMS Onslow của Anh bị hư hại sau khi đụng độ với tàu ngầm U-boat trong lúc hộ tống.


    Lúc này người ta vẫn chưa thể biết ngay loại vũ khí hải chiến nào của Đức sẽ gây sát thương lớn hơn. Là một cường quốc hải quân yếu hơn, cũng giống như trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức đề ra chiến lược du kích trên biển, tránh đối đầu với các đội hình chiến hạm chủ lực của Anh và tìm cách bóp nghẹt hoạt động thương mại của Anh bằng nhiều chủng loại tàu kết hợp gồm tàu chiến nổi, tàu thả thủy lôi, tàu phóng ngư lôi, máy bay oanh tạc và tàu ngầm.


    Tàu chiến nổi - gồm các chiến hạm, tàu tuần dương và tàu chiến nhỏ - quá ít về số lượng và quá dễ bị đánh chặn hay tiêu diệt để có thể đóng vai trò quyết định. Cụ thể, chiến thuật thả thủy lôi vấp phải các biện pháp chống trả hiệu quả. Tàu phóng ngư lôi dễ bị tấn công còn các chiến dịch oanh tạc trên không mặc dù gây thiệt hại hàng triệu tấn cho hoạt động thương mại biển vào năm 1941, song cũng chỉ đạt hiệu quả bằng một nửa so với những gì mà các tàu ngầm U-boat làm được. Mà đó mới chỉ là một phần sức mạnh của Đô đốc Donitz được triển khai vào cuối năm 1942 và đầu năm 1943.


    Donitz bắt đầu cuộc chiến với 57 tàu ngầm U-boat dưới quyền chỉ huy của ông, trong đó 30 chiếc là tàu ngầm ven bờ hoạt động trong tầm ngắn và chỉ 27 chiếc có thể tiến ra biển xa. Ông khẳng định cần 300 tàu có khả năng đánh đắm 800.000 tấn hàng vận tải biển của Đồng minh trong một tháng để chấm dứt cuộc chiến bằng việc “rút ống thở” của người Anh và buộc họ phải cúi mình chào thua. Thật bất ngờ, con số ước tính này khá chính xác. Khi Cuộc chiến Đại Tây Dương bước vào giai đoạn then chốt, lực lượng tàu ngầm U-boat của Đức và mức độ thiệt hại về vận tải biển của Đồng minh đã tiệm cận ngưỡng này.


    Bất chấp công nghệ và các chiến thuật săn tàu ngầm ngày càng hiệu quả, số lượng “sói” mà Anh săn được vẫn thấp hơn so với tốc độ sản xuất của người Đức cho đến hết năm 1942. Đội tàu ngầm viễn dương của Donitz đã tăng từ 91 chiếc vào tháng 1/1941 lên 196 chiếc trong tháng 10 cùng năm và 240 chiếc trong tháng 4 năm sau.


    Như vậy, các “bầy sói” đang mạnh dần lên. Sự đổi mới mang tính chiến thuật này của Donitz là sự rút kinh nghiệm từ những bài học trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và để đối phó với hai thách thức cụ thể đe dọa thành công của chiến dịch tàu ngầm. Một là những tàu ngầm đơn lẻ sẽ dễ dàng để xổng con mồi là các đội thương thuyền trên đại dương bao la. Nhưng một “bầy” có thể hợp thành một mạng lưới trên mặt biển với khả năng giám sát bao trùm những vùng biển rộng. Hai là các tàu ngầm đơn lẻ cũng dễ bị tấn công bởi các giải pháp hộ tống. Nhưng một “bầy”, nhanh chóng bu lại bằng tín hiệu vô tuyến một khi xác định được mục tiêu, có thể lấn át mọi sự phòng thủ. Đó chính là số phận của các đội tàu SC-122 và HX-229 vào giữa tháng 3/1943.


    Trong khi đó, phe Đồng minh tồn tại được đến thời điểm này chủ yếu nhờ việc sản xuất hàng loạt tàu thay thế và thận trọng thay đổi các tuyến đường biển dựa trên thông tin do Bletchley Park (tổ chức giải mã chủ chốt của Anh ở Buckinghamshire) cung cấp. Các tuyến tuần tra của tàu ngầm U-boat và sự chuyển hướng của các bầy sói cũng thường xuyên bị phát hiện, cho dù phải đến tận tháng 12/1942 thì bộ mật mã “Cá mập” của các tàu ngầm Đức mới bị phá vỡ.

    Kỳ cuối: Kẻ săn thú dữ trên biển

    Tuy nhiên, những thiệt hại của phe Đồng minh vẫn nghiêm trọng và ngày càng gia tăng. Chỉ có sức mạnh của nền kinh tế năng động Mỹ mới có thể duy trì được các tuyến vận tải biển. Và một điều đặc biệt quan trọng là việc phát triển một tàu chở dầu tiêu chuẩn (T10 trọng tải 14.000 tấn) và tàu Liberty (10.000 tấn). Cả hai tàu này đều lớn hơn, nhanh hơn và dễ đóng hơn so với những chiềc tàu tương tự trong giai đoạn trước chiến tranh. Tuy được đóng rối và dễ bị hỏng nhưng vào thời điểm này thì số lượng, chứ không phải chất lượng, mới là yếu tố quyết định.
    [​IMG]

    Một máy bay tiêm kích hạng nặng Bristol Beaufighter trang bị ngư lôi của Bộ chỉ huy Duyên hải Anh.

    Cuộc chiến cứ thế diễn ra giằng co trong 3 năm giữa những thành công đan xen của tàu ngầm U-boat và lực lượng hải chiến Đồng minh. Vào cuối năm 1942 khi cán cân một lần nữa lệch về phía có lợi cho các tàu U-boat, phần vì số lượng tàu ngầm Đức gia tăng, phần vì cơ quan do thám Đức B-Dienst liên tục thành công trong việc phân tích mật mã và định vị mục tiêu, thì cuộc chiến đã bị đẩy lên đến cao trào. Những thiệt hại về vận tải biển của phe Đồng minh dường như còn lớn hơn cả khả năng sản xuất thay thế.

    Trên thực tế, ấn tượng về một chiến thắng cận kề của người Đức chỉ là điều hoang tưởng. Các biện pháp chống trả của Đồng minh giờ đây đang tiệm cận ngưỡng một “khối lượng tới hạn”. Đó là một quá trình lâu dài nhưng rốt cuộc việc tập trung máy bay, tàu hộ tống, học thuyết, huấn luyện và công nghệ vũ khí chuẩn bị tạo nên một sức mạnh tổng hợp đè bẹp các tàu ngầm U-boat.

    [​IMG]

    Ba giai đoạn tiêu diệt một tàu ngầm U-boat của máy bay ném bom tầm xa Liberator.

    Trong số những thành tố cơ bản nhất có Bộ chỉ huy khu vực Western Approaches hải quân-không quân kết hợp do Đô đốc Percy Noble sáng lập tại Liverpool, sự gia tăng mạnh các tàu hộ tống sẵn sàng bảo vệ mỗi đoàn thương thuyền và việc tổ chức các đội tàu hộ tống. Dần dần, khi kỹ thuật và chiến thuật được hoàn thiện, các tàu này trở nên chủ động hơn và quyết liệt hơn trong đòn giáng trả những cuộc tấn công của tàu ngầm Đức.

    Dưới sự chỉ huy của Max Horton, người kế nhiệm Đô đốc Percy Noble, một số đội tàu hộ tống đã trở thành “kẻ săn thú dữ” đích thực. Sau khi triển khai thêm các khinh hạm và tàu khu trục, là những con tàu đủ sức bắt kịp tàu ngầm U-boat, và hỏa lực để tiêu diệt “các thủy quái” Đức, quân Đồng minh đã có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào việc hộ tống cự li gần trong khi khuyến khích “các đội tàu yểm trợ” bám lấy con mồi của họ.

    Việc Bộ chỉ huy Duyên hải thiếu máy bay là một thực trạng nhức nhối trong quan hệ giữa các lực lượng Hải quân và Không quân Hoàng gia Anh. Nhà sử học John Keegan cho hay: “Sau khi chiến tranh bùng phát, Bộ Hải quân và Không quân Hoàng gia đã tranh cãi về việc phát triển máy bay tầm xa. Bộ Hải quân lập luận chính xác nhưng tự mãn rằng, sự bảo vệ của các đội tàu hộ tống đã mang lại hiệu quả cao hơn so với các cuộc oanh tạc tuy ngoạn mục nhưng thường không hiệu quả nhằm vào các thành phố Đức.

    [​IMG]

    Các binh sĩ Bộ chỉ huy Duyên hải lắp camera trên một máy bay trinh sát.

    Bộ chỉ huy Duyên hải ước tính cần 800 máy bay và đặc biệt nhấn mạnh tới nhu cầu đối với máy bay trinh sát và máy bay ném bom tầm xa, bởi các máy bay này cung cấp khả năng trinh sát cho các đội tàu và buộc tàu ngầm U-boat phải lặn sâu, giảm tốc độ, qua đó hạn chế khả năng xác định, tiếp cận và tấn công mục tiêu của “các bầy sói”.

    Nhưng vào đầu năm 1942, tất cả máy bay của Bộ chỉ huy Duyên hải đều được chuyển giao cho Bộ chỉ huy Oanh tạc và tất cả máy bay ném bom hạng nặng tầm xa Lancaster mới ra lò cũng chịu chung số phận. Anh gần như đã thua trong Cuộc chiến Đại Tây Dương vì nước này đang tiến hành một cuộc oanh kích chiến lược không thể thắng.

    Tuy nhiên, đến đầu năm 1943, quá trình tăng cường lực lượng ở Đại Tây Dương đã tạo ra đủ sức mạnh để khiến thế trận đảo chiều. Bletchley đã liên tục phá vỡ các mật mã của tàu ngầm U-boat và giúp quân Đồng minh gặp thuận lợi hơn bao giờ hết trong cả việc thay đổi các tuyến hải vận lẫn theo dõi các “bầy sói”.

    Số lượng tàu hộ tống đông đảo đã cho phép thành lập tới 5 “nhóm tàu yểm trợ” thường trực. 20 máy bay săn tàu ngầm được chở trên 2 tàu sân bay hộ tống, bên cạnh các chiến đấu cơ tầm xa đóng căn cứ trên bờ biển mà đáng chú ý là máy bay oanh kích Liberator của Mỹ. Được trang bị rađa, súng máy, thiết bị chống tàu ngầm Leigh Light và bom chống tàu ngầm, Liberator là “sát thủ săn mồi” đối với bất cứ chiếc U-boat nào bị phát hiện nổi lên trên hoặc lặn ngay dưới mặt nước. Hơn nữa, các tàu hộ tống nay được trang bị rađa các thiết bị khác để phát hiện tàu ngầm cũng như các hệ thống phóng bom chống tàu ngầm Hedgehog và Squid.

    Trước đó, đánh hơi thấy mùi chiến thắng, Đô đốc Donitz đã ra lệnh phát động một cuộc tấn công tổng lực bằng tàu ngầm. Nhưng vào tháng 5/1943, với sự do thám, phối hợp và hỏa lực của Đồng minh, Đức tổn thất tới 43 tàu ngầm, nhiều gấp đôi tốc độ thay thế và đạt ngưỡng không thể gánh chịu. Từ tháng 9/1939 đến tháng 5/1943, Hải quân Đức đã mất gần 700 trên tổng số 830 tàu ngầm đưa vào tác chiến, mà đại đa số được triển khai ở Đại Tây Dương. 26.000 người trong tổng số 41.000 thủy thủ phục vụ trên các đội tàu ngầm Đức bị thiệt mạng và 5.000 người khác bị bắt làm tù binh. Tỷ lệ thương vong của các thủy thủ đoàn trên các tàu ngầm U-boat là 75%.

    Ngày 24/5, viên tư lệnh lực lượng tàu ngầm Đức đã thừa nhận thất bại và rút về các “bầy sói” tả tơi. Trong cuốn hồi ký sau đó của mình, Donitz tuyên bố: “Chúng ta đã thua trong Cuộc chiến Đại Tây Dương”.

    Về phần mình, tính đến tháng 5/1943, phe Đồng minh mất 2.450 thương thuyền với tổng tải trọng 13 triệu tấn cùng 175 tàu chiến. Họ buộc phải dồn một phần đáng kể sức sản xuất chiến tranh vào Cuộc chiến Đại Tây Dương và các nỗ lực chiến tranh khác để bù đắp cho những thiệt hại từ các tàu buôn bị đắm. Không thể đưa ra những tính toán chính xác, song người ta có thể dám chắc rằng phí tổn chiến tranh của phe Đồng minh lớn hơn gấp nhiều lần so với những nguồn lực mà người Đức dồn vào hạm đội tàu ngầm của họ. Và nếu Hitler không mở mặt trận, cũng như dồn toàn lực của cỗ máy chiến tranh, công nghiệp Đức với Liên Xô, thì biết đâu cục diện thế giới ngày nay sẽ khác

    Tổng hợp: Bên thắng cuộc ở Đại Tây Dương

Chia sẻ trang này