1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thất bại đau đớn nhất của Hoa Kỳ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Bat_Lo_Quan, 08/01/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Việt Nam vô hiệu hóa tên lửa AGM-45 của Mỹ thế nào?

    Mưu trí, sáng tạo, biết khai thác tối đa điểm yếu của đối phương, bộ đội phòng không Việt Nam đã vô hiệu hóa thành công chiến thuật áp chế phòng không của Mỹ.
    Vào năm 1965 khi Mỹ gia tăng các hoạt động leo thang đánh phá miền Bắc, số lượng máy bay Mỹ bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không mặt đất ngày càng trở nên nhiều hơn.

    Để giảm tần suất máy bay bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không mặt đất Bắc Việt, Tướng Kenneth Dempster đã đề xuất sử dụng chiến thuật săn lùng và bắn hạ các trạm radar cảnh giới của lực lượng phòng không Bắc Việt nhằm bịt “con mắt” theo dõi trên không này.

    [​IMG]
    Chiếc F-4 Phantom được trang bị tên lửa chống bức xạ AGM-45 Shrike cho nhiệm vụ săn lùng và tiêu diệt các đài radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực của phòng không Việt Nam.
    Những trạm radar này thường được sử dụng để cảnh giới phát hiện máy bay và dẫn đường cho tên lửa và pháo phòng không bắn hạ các máy bay Mỹ. Nhiệm vụ này được đặt mật danh là Wild Weasel (Chồn hoang), còn được gọi là chiến thuật áp chế phòng không đối phương SEAD.

    Để phục vụ cho chiến thuật này, Mỹ đã phát triển thành công một loại tên lửa không đối đất có khả năng tự dẫn đến nguồn phát sóng radar và tiêu diệt nó. Tên lửa được đặt tên là AGM-45 Shrike (bộ đội ta thường gọi là sơ- rai) còn được gọi là tên lửa chống bức xạ hoặc tên lửa chống radar.

    Tên lửa AGM-45 Shrike có nguyên tắc hoạt động khá đơn giản, chỉ cần hướng tên lửa đến nguồn phát bức xạ (sóng radar), đầu dò của nó sẽ tự dẫn tên lửa đến chổ mục tiêu và phát nổ với độ chính xác rất cao.

    Tên lửa có tầm bắn tối đa 48km, biến thể nâng cấp có tầm bắn khoảng 72km. AGM-45 trở thành vũ khí hiệu quả trong việc áp chế khả năng chiến đấu của lực lượng phòng không Việt Nam

    Vô hiệu hóa sơ-rai

    Khi mới lần đầu xung trận, tên lửa AGM-45 đã tạo được bất ngờ và gây nhiều thiệt hại cho các đài radar cảnh giới và radar điều khiển hỏa lực của phòng không Việt Nam. Trong khi đó chúng ta gần như không nắm được tài liệu kỹ thuật nào về nguyên tắc hoạt động của tên lửa.

    [​IMG]
    Những chiếc F-105G Wild Weasel với tên lửa AGM-45 Shrike đã trở thành một điển hình cho chiến thuật áp chế phòng không mà Không quân Mỹ thực hiện tại Việt Nam nhằm vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của phòng không Bắc Việt.
    Khả năng đánh phá của tên lửa sơ-rai thậm chí còn gây nhiều hoang mang cho bộ đội radar, ngại mở radar phát sóng vì sợ tên lửa sơ-rai. Trong khi chưa tìm được điểm yếu của loại tên lửa này thì Việt Nam đã thu được chiến lợi phẩm là tên lửa sơ-rai còn nguyên vẹn từ chiếc F-4 bị bắn hạ.

    Điểm yếu của loại tên lửa này nhanh chóng được các cán bộ kỹ thuật của Viện Kỹ thuật quân sự chỉ ra. Do hoạt động theo nguyên lý tự dẫn đến nguồn phát bức xạ nên chỉ cần tắt đài radar lập tức tên lửa sơ-rai bị mất phương hướng.

    Mặt khác khi tên lửa sơ-rai được phóng đi nó hiển thị rất rõ trên màn hình radar, bằng sự mưu trí và dũng cảm, bộ đội radar và tên lửa sẽ căn cứ vào khoảng cách của sơ-rai so với đài điều khiển để tiếp tục phát sóng hay tắt máy để tên lửa mất mục tiêu. Trong trường hợp nếu tên lửa sơ-rai cách đài điều khiển còn xa mà tên lửa SA-2 của ta phóng lên đã gần mục tiêu thì sẽ tiếp tục điều khiển tên lửa đến mục tiêu sau đó mới tắt máy để vô hiệu hóa sơ-rai.

    Từ đó về sau, tên lửa sơ-rai không còn đáng sợ như trước nữa, hiệu quả tác chiến của nó cũng giảm sút một cách nghiêm trọng. Lực lượng phòng không Việt Nam đã bảo toàn được khả năng chiến đấu tiếp tục bẻ gãy nhiều cuộc tập kích bằng đường không của Mỹ.

    Vạch nhiễu tìm thù

    Một chiến thuật áp chế phòng không khác mà Mỹ từng áp dụng tại Việt Nam là áp chế điện tử. Dùng các biện pháp gẫy nhiễu tích cực, nhiễu tiêu cực khiến các đài radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực của Việt Nam không bắt được mục tiêu để dẫn bắn cho tên lửa phòng không SA-2.

    [​IMG]
    Bằng sự mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, bộ đội phòng không Việt Nam đã vô hiệu hóa thành công chiến thuật áp chế phòng không của Mỹ,bảo toàn lực lượng chiến đấu, bẽ gãy nhiều cuộc tập kích đường không quy mô lớn của Mỹ.
    Người Mỹ đã thiết kế một loại máy bay chuyên dụng cho nhiệm vụ này là E/A-6B, nó được trang bị đậm đặc các thiết bị điện tử cho nhiệm vụ gây nhiễu hệ thống radar cảnh giới, phá hoại tần số rãnh đạn của radar điều khiển hỏa lực.

    Tuy nhiên, với sự thông minh, sáng tạo cùng quá trình mỗ xẽ nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các hoạt động gây nhiễu của Không quân Mỹ với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô. Bộ đội radar vẫn “vạch mặt” được kẻ thù trong cái mớ hỗn độn các loại nhiễu mà chúng gây ra.

    Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 có thể coi là điển hình cho chiến thuật áp chế và chống áp chế hệ thống phòng không giữa Không quân Mỹ và lực lượng phòng không Việt Nam. Đây có thể coi là một trận đối đầu“siêu kinh điển” của chiến thuật SEAD và chống SEAD. Đến nay đã 40 năm trôi qua vẫn chưa có một chiến dịch không kích nào với quy mô đủ lớn để so sánh.

    Trong khi Mỹ dồn tất cả những vũ khí hiện đại nhất của mình thời đó để áp chế bằng được khả năng chiến đấu của lực lượng phòng không Việt Nam thì phía Việt Nam cũng tìm mọi cách để vô hiệu hóa chiến thuật này của Mỹ.

    Song với sự thông minh sáng tạo, mưu trí, dũng cảm biết khai thác vào điểm yếu của đối phương, đánh vào những chỗ chúng không ngờ tới. Bộ đội phòng không Việt Nam đã bẽ gãy chiến thuật áp chế phòng không của Không quân Mỹ, đập tan cuộc tập kích đường không lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

    http://soha.vn/quan-su/viet-nam-vo-hieu-hoa-ten-lua-agm45-cua-my-the-nao-20130420071652097.htm
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Tên lửa cổ lỗ Liên Xô bắn rụng bóng ma F-117 Mỹ

    Nhân dịp kỷ niệm 15 năm kể từ ngày NATO vô cớ tấn công Cộng hòa Liên bang Nam Tư, một quốc gia có chủ quyền, khiến hơn 2.500 người thiệt mạng, hơn 12.500 người bị thương, trong đó có 89 trẻ em, và thiệt hại về kinh tế ước tính lên tới 120 tỷ USD, nhà báo Nga Alexandr Yuryev đã có bài viết đăng trên báo Bình luận Quân sự Độc lập về sự kiện này. Trong bài viết, nhà báo Yuryev đã dẫn lời phỏng vấn một cựu binh, nguyên là khẩu đội trưởng tên lửa R-125 đã bắn rơi chiếc máy bay tàng hình F-117 của Mỹ.

    [​IMG]
    Tòa nhà Bộ Nội vụ Nam Tư trúng bom
    Nhà báo này cũng đưa ra những đánh giá cá nhân về điểm yếu của những chiếc máy bay tàng hình vốn được ca ngợi là “vô hình” trước các hệ thống phòng không đối phương. Dưới đây là nội dung bài viết:

    Không có máy bay tàng hình. Những chiếc tiêm kích và máy bay ném bom được chế tạo theo công nghệ tàng hình với hình dáng kỳ quặc nhưng lại có những tính năng tầm thường và giá cả đắt đỏ vẫn bị radar của Nga phát hiện và các tên lửa Nga tiêu diệt.

    Chiến dịch “Bão táp sa mạc” (NATO tấn công Iraq năm 1991) đã giúp công nghệ tàng hình nổi tiếng toàn thế giới. Trong 6 tuần, những chiếc cường kích F-117 của Mỹ đã ném bom thủ đô Bagdad của Iraq. Hàng đêm, những chiếc máy bay của Mỹ dễ dàng vượt qua mọi tuyến phòng không của Iraq, tiêu diệt các mục tiêu đã định và trở về căn cứ mà không chịu bất kỳ thiệt hại nào. Điều này đã cho phép Phó Tư lệnh Không quân Mỹ John Welch tự hào nói rằng: “Công nghệ tàng hình đã đưa chúng ta trở lại với nguyên tắc nền tảng của chiến tranh mang tên sự bất ngờ”.

    [​IMG]
    Máy bay tàng hình F-117 của Mỹ
    Đã có một thời, F-117 nhanh chóng trở thành một “nhãn hiệu” nổi tiếng của Mỹ kiểu như Cadillac hay Coca-Cola. Cần nhớ rằng bất kỳ cuộc chiến nào đều là sự quảng cáo đầy sức mạnh đối với các loại vũ khí được mang ra sử dụng. Nhất là khi nó đáp ứng được kỳ vọng.

    Cái giá của vô hình

    Các chuyên gia đã không sử dụng từ “vô hình” đối với việc ứng dụng công nghệ tàng hình. Làm cho máy bay hoặc tên lửa trở thành các phương tiện hiện đại vô hình là điều không thể. Người ta chỉ có thể giảm độ bộc lộ của chúng và cũng chỉ là đối với trường radar mà thôi. Trong trường hợp này, điểm yếu chết người của máy bay tàng hình chính là chúng lại bị mắt thường của người sử dụng tên lửa phòng không vác vai tầm gần phát hiện. Chúng cũng bị tên lửa có đầu tự dẫn vô tuyến của các tổ hợp tên lửa này phát hiện. Các tổ hợp phòng không vác vai hiện đại còn sử dụng các phương thức dẫn đường tổng hợp như quang, hồng ngoại, laze. Khi đó, công nghệ tàng hình không thể giúp ích gì.

    Một vấn đề khác nữa là việc tiêu diệt các máy bay của đối phương cần phải thực hiện trên các hướng tiếp cận từ xa chứ không phải khi chúng đã bay trên đầu.

    Để phát hiện các mục tiêu từ xa đã có các trạm radar. Nếu không tính tới hệ thống phòng thủ tên lửa thì một radar tầm trung có thể phát hiện máy bay từ khoảng cách 300 km. Công nghệ tàng hình cho phép giảm được khoảng cách này nhưng với giá rất cao.

    [​IMG]
    Radar Voronezh của Nga có thể phát hiện mục tiêu từ hàng nghìn km
    Để phân tán các tia bức xạ radar, trước hết máy bay được thiết kế đặc biệt với các góc cạnh được tạo ra từ nhiều mặt phẳng. Thiết kế này được gọi là “mài nhẵn”. Thiết kế đuôi thông thường cũng được thay thế bằng kiểu cánh **** “V” nhằm giảm độ phản xạ tín hiệu radar. Người ta cũng sử dụng các vật liệu thay thế kim loại như sợi carbon và các vật liệu phủ hấp thụ sóng radar.

    Đối với động cơ, bộ phận bằng kim loại dễ bị phát hiện nhất, người ta cho lắp các máy khuếch tán đặc biệt giúp “dập” tín hiệu radar, bổ sung các luồng không khí lạnh bằng các cửa hút gió để giảm độ bộc lộ hồng ngoại. Hoặc, ngay như ghế ngồi của phi công cũng được thiết kế với bề mặt xếp lớp để phân tán tia bức xạ radar…

    Những thiết kế “kỳ dị” này khiến máy bay tàng hình có tính năng chiến đấu kém, không thể mang theo nhiều vũ khí bởi vì phải giấu trong thân, tầm bay và tốc độ hạn chế…

    [​IMG]
    Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit
    Đặc biệt, các máy bay tàng hình được lắp đặt radar riêng một cách rất thận trọng hoặc đơn giản là không có radar riêng. Nguyên nhân là radar riêng phát ra các tia bức xạ khiến các máy bay tàng hình có thể trở thành “chiếc đèn pin của kẻ cướp trong căn nhà tối”.

    Một điểm đáng chú ý nữa là các máy bay tàng hình có giá thành không hề rẻ. Ví dụ như chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Mỹ là chiếc máy bay đắt nhất trong lịch sử với giá lên tới trên 1,5 tỷ USD mỗi chiếc.

    Nhưng dù rất “tinh quái” thì những chiếc máy bay tàng hình vẫn bị bắn hạ…

    Chạm tới kẻ vô hình

    Ngày 27/3/1999, trong cuộc chiến Nam Tư, một chiếc máy bay tàng hình F-117 Night Hawk của Mỹ đã bị bắn hạ bởi tổ hợp tên lửa phòng không cũ ký S-125 Pechora. Quả tên lửa 5V27D đầu tiên, vốn được sản xuất ở nhà máy Kirov nhân dịp Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1976, đã xé toang cánh máy bay và quả thứ hai đã bắn trung khung thân chiếc F-117. Viên phi công Dale Zelko bật ghế phóng, rơi xuống và lẩn trốn trong một khu rừng rồi sau đó được trực thăng của đặc nhiệm Mỹ cứu thoát.

    Khẩu đội trưởng Dragan Matich của khẩu đội tên lửa R-125 của Nam Tư bắn rơi chiếc F-117 kể lại: “Ngày 24/3, chúng tôi rời đơn vị chiến đấu để tới bố trí tại vùng ngoại ô Belgrad. Ba ngày trôi qua tương đối êm ả. Chúng tôi công tác và sinh hoạt bình thường. Nhiệm vụ chủ yếu là không để lọt vào radar của các máy bay dẫn đường và phát hiện radar hộ tống các máy bay của NATO.

    Chiều ngày 27/3, toàn bộ đơn vị chúng tôi trực chiến. Các đồng đội ở bộ phận quan trắc thông báo phát hiện nhiễu mạnh và nguồn gây nhiễu đang di chuyển về phía chúng tôi. Năm phút sau, bộ phận trinh sát vô tuyến cho biết mục tiêu đang tiến gần về phía khẩu đội chúng tôi. Tôi nhìn qua màn hình và thấy mục tiêu, tín hiệu rất rõ ràng. Tôi báo cáo mục tiêu đã được xác nhận và chúng tôi sẵn sàng tiêu diệt. Đúng 17 giây sau khi lện “bắn” được phát đi, chiếc máy bay đã bị tên lửa của chúng tôi bắn hạ”.

    [​IMG]
    Một phần Cabin chiếc F-117 bị Nam Tư bắn hạ được trưng bày tại Belgrad
    Dragan Matich kể tiếp: “Di chuyển càng nhanh thì cơ hội sống sót của khẩu đội càng cao. Trong 3 tháng Mỹ xâm lược, chúng tôi đã thay đổi vị trí 24 lần. Theo dõi chúng tôi là các máy bay phát hiện radar và dẫn đường cũng như các vệ tinh của Mỹ. Chỉ cần 20 giây bộc lộ dưới radar của kẻ thù, coi như bạn đã chết. Những quả tên lửa Tomahawk hoặc bom có sức công phá lớn sẽ ngay lập tức bay đến. Chúng tôi lặng lẽ bắn và lặng lẽ di chuyển khỏi vị trí”.

    Ngoài ra, Matich cho biết khẩu đội của ông còn tiêu diệt các máy bay tiêm kích F-16 và cả máy bay tàng hình B-2. Tuy nhiên, những chiếc máy bay này của Mỹ sau đó đã được kéo về các căn cứ nên không có bằng chứng. Trên thực tế, ngay cả chiếc F-117 bị bắn rơi cũng được người Mỹ thông báo là bị lạc và sau đó đã quay trở về. Tuy nhiên, người Serbia đã bác bỏ điều này. Bằng chứng là cabin của chiếc F-117 này đang được trưng bày trong bảo tàng không quân ở Belgrad.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bi-...lo-lien-xo-ban-rung-bong-ma-f-117-my-3041842/
  3. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Triều Tiên đã đánh bại quân đội Mỹ như thế nào?

    Tháng 7/1950, Triều Tiên đã đánh bại quân đội Mỹ trong một cuộc chiến tại bán đảo Triều Tiên. Theo tờ The National Interest, đó là bài học đắt giá và có thể lặp lại nếu Mỹ chưa nhận ra mình không đủ nguồn lực để mạnh ở mọi nơi trên thế giới.

    [​IMG]
    Mùa hè năm 1950, Mỹ vẫn đang tận hưởng chiến thắng sau Thế Chiến II. Dù vẫn còn lo ngại về Liên Xô, nhưng Mỹ tự tin vì vẫn còn bom và cả máy bay ném bom B-29 cũng như lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới.

    Ngoài ra, người Mỹ háo hức quay trở lại cuộc sống bình thường sau khi đã quá mệt mỏi vì 4 năm chiến tranh. Họ không có tâm trạng nghĩ đến việc xây dựng một đội quân lớn và tốn kém.

    Do đó, quân đội Mỹ những năm 1940 bị cắt giảm ngân sách, các cuộc đào tạo bắn đạn thật bị hạn chế, thời gian dành cho các cuộc huấn luyện cơ bản chỉ còn 8 tuần (hiện tại ít nhất là 10 tuần).
    Tình trạng đó không ảnh hưởng gì đến các lực lượng Mỹ đóng quân ở Nhật Bản bởi nhiệm vụ của họ không có thách thức gì đáng kể.

    Tuy nhiên, thật không may, vào đúng lúc đó, 75.000 binh sĩ Triều Tiên đã vượt qua vĩ tuyến 38, mở đợt tấn công nhằm vào Hàn Quốc. Và đội quân này không hề dễ đối phó.

    Theo TNI, nhiều binh sĩ trong đội quân của Triều Tiên đã từng chiến đấu cùng với các lực lượng của cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc cách đó vài năm.

    Hơn nữa, họ cũng được trang bị rất tốt với xe tăng, pháo binh và thậm chí cả máy bay chiến đấu và máy bay ném bom do Liên Xô sản xuất.

    Tại thời điểm đó, cũng giống như quân đội Iraq phải đối mặt với IS hay quân đội Afghanistan đối mặt với Taliban, quân đội Hàn Quốc do Mỹ đào tạo rất rệu rã.

    Dưới sự ủy nhiệm dùng vũ lực từ Liên Hợp Quốc, Mỹ đã triển khai quân hỗ trợ Hàn Quốc chống lại đội quân của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung (Kim Nhật Thành).

    Đương nhiên, đội quân đầu tiên được cử đến Hàn Quốc là đội quân đang đóng ở Nhật Bản gần đó. Đến ngày 1/7, Lực lượng Đặc nhiệm Smith (TFS), một đơn vị của Sư đoàn số 24 Bộ binh của Mỹ đóng ở Nhật Bản, đã tới Hàn Quốc.

    Lực lượng này gồm hơn 400 binh sĩ cùng với một vài khẩu lựu pháo 105 mm từ tiểu đoàn pháo binh trực thuộc. Họ không có xe tăng, không có hỗ trợ không quân và các phương tiện liên lạc nghèo nàn.

    [​IMG]
    Các binh sĩ Mỹ trong Trận chiến Osan năm 1950.

    Thay vì các bệ phóng tên lửa chống tăng hiện đại nhất, hầu hết hỏa lực diệt tăng của lực lượng Mỹ chỉ bao gồm súng chống tăng Bazookas 2,36-inch, thậm chí không thể tiêu diệt được xe tăng Đức từ 5 năm trước đó.

    Một số sĩ quan và hạ sĩ quan của Lực lượng Đặc nhiệm Smith đã từng tham chiến trong Thế Chiến II, nhưng hầu hết các binh sĩ đều thiếu kinh nghiệm chiến đấu.

    Tiến về phía bắc để ngăn chặn đội quân Triều Tiên, TFS đã dừng chân chiến đấu ở gần thị trấn Osan.

    Sáng ngày 05/7, khi đội xe tăng gồm 33 chiếc T-34/85 do Liên Xô sản xuất của Triều Tiên tiến đến vị trí phòng tuyến Mỹ tại quốc lộ phía bắc Osan, quân đội Mỹ đã tiến hành trận chiến đầu tiên của mình trong cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

    Tuy nhiên, lựu pháo của Mỹ chỉ có vài viên đạn nổ lõm chống tăng (HEAT), không thể đẩy lùi được xe tăng Triều Tiên tấn công vào các vị trí của Mỹ. Súng chống tăng Bazookas 2,36-inch cũng không thể xuyên thủng lớp bọc thép của các xe quân sự do Liên Xô sản xuất.

    Theo các tài liệu ghi lại, những chiếc xe tăng Triều Tiên bị trúng quả đạn pháo 105 mm khi chỉ còn cách bộ binh Mỹ 2 km, nhưng không hề hấn gì.

    Còn khi đoàn xe tăng chỉ còn cách 700 m, khẩu pháo không giật 75 mm bắn trúng chiếc xe tăng đi đầu nhưng cũng không có chuyện gì xảy ra.

    Đồng thời, TFS còn bị lực lượng bộ binh của Triều Tiên bao vây, tấn công từ nhiều phía. Chỉ huy TFS, Trung tá Charles Smith quyết định rút lui với thất bại nặng nề. Đây là một cú sốc đối với quân đội Mỹ vốn vẫn đang còn nhiều dư âm chiến thắng sau Thế Chiến II.

    Trong trận chiến này, đã có 80 lính Mỹ bị thiệt mạng và bị thương và cũng khoảng 80 người nữa bị bắt, tổng cộng là gần một nửa trong số 400 quân của TFS.

    Bên phía Triều Tiên có 130 người thương vong, 4 xe tăng bị phá hủy hoặc bị đứt xích. Đội quân Triều Tiên chỉ bị hãm lại vài giờ.

    Theo TNI, sẽ chỉ là sáo rỗng nếu cho rằng bài học quân đội Mỹ nhận được trong thất bại này là những binh sĩ thiếu kinh nghiệm, ít được đào tạo và không được trang bị tốt sẽ chiến đấu rất tệ hoặc một quốc gia không được phép để cho quân đội mình suy yếu.

    Bài học thực tế, đáng quan tâm chính là: Điều xảy ra khi quân đội Mỹ tham gia vào một cuộc xung đột hoàn toàn khác với những gì quân đội Mỹ đã dự tính.

    TNI cho rằng, đó vẫn là vấn đề của quân đội Mỹ ngày nay khi Washington đang phải cân nhắc các chiến lược của mình trong một thế giới nơi Trung Quốc cũng đang rất mạnh, nước Nga đang hồi sinh, những kẻ khủng bố đang hoạt động điên cuồng, và kiểu nhà nước tự xưng như IS đang nắm trong tay nhiều loại vũ khí hiện đại.

    Mỹ không có đủ nguồn lực để có thể mạnh mẽ ở mọi nơi trên thế giới. Lầu Năm Góc sẽ phải đưa ra những giả định về các cuộc chiến có thể xảy ra và cách thức chuẩn bị tốt nhất cho những trường hợp đó.

    Công nghệ cao hay thấp? Cuộc chiến lớn hay nhỏ? Chiến tranh thông thường hay chiến dịch du kích? Và một điều nữa là không thể bỏ qua việc đánh giá chính xác khả năng của Nga và Trung Quốc. Đó là một trò chơi suy đoán nhưng những con người thực sự sẽ phải trả giá.

    Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

    http://soha.vn/trieu-tien-da-danh-bai-quan-doi-my-nhu-the-nao-20160512235146558.htm
    --- Gộp bài viết: 14/05/2016, Bài cũ từ: 14/05/2016 ---
    Tham khảo thêm trận đánh đồi tam giác, trận này Chí Nguyện Quân Giải Phóng Trung Quốc đánh tan tác liên quân Mỹ-Hàn-LHQ

    https://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Triangle_Hill

Chia sẻ trang này