1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thiết kế và công nghệ phù hợp cho lực lượng kiểm ngư và tàu cá Việt Nam.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi UglyWar, 25/06/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Hi vọng sẽ đóng góp cho ngư dân cũng như lực lượng kiểm ngư những con tàu hiện đại, phù hợp để vừa giữ biển vừa phát triển kinh tế biển.
    Đây sẽ là nguồn tư liệu quí giá giành cho ngành đóng tàu Việt Nam trong tương lại :D
    Nhất là khi tq rất chú trọng đầu tư cho lực lượng này, thiết nghĩ chúng ta cần có những tính toán đi trước để phát triển kinh tế biển theo hướng hiện đại, không dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài
    Lần cập nhật cuối: 25/06/2014
    su_30 thích bài này.
  2. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Trong 10 mẫu tàu cá vỏ thép chuẩn, tàu lưới kéo 41,38 mét là mẫu tàu lớn nhất được Trung Quốc dành riêng để đánh bắt tại ngư trường Trường Sa
    LTS: Hiện tại Việt Nam đang mở gói hỗ trợ 10.000 tỷ cho ngư dân đóng tàu cá vỏ thép để vươn khơi bám biển dài ngày, tăng năng suất lao động cũng như khả năng bảo vệ chủ quyền của đất nước ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Chuyên gia hàng hải, kỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình, thành viên của Hội Khoa học Biển TP.HCM đã có một bài viết giới thiệu kỹ càng, mổ xẻ trên góc độ khoa học về những mẫu tàu cá vỏ thép được Trung Quốc đóng dành riêng cho mục đích cướp ngư trường của Việt Nam.




    Cái lò sản xuất tàu cá vỏ thép của Trung Quốc

    Từ Hải Phòng bắt xe đêm chuyến 9 giờ tại đường Lạc Long Quân. Bảnh sáng, qua cửa khẩu, kịp chuyến xe đầu tiên từ Đông Hưng – thị trấn sầm uất phía bên kia Móng Cái - tới 10 giờ Hà Nội tức 11 giờ Bắc Kinh, ta đã có mặt tại Xưởng Đóng tàu Cá Quảng Tây tại thành phố Bắc Hải.

    Tên Trung Quốc của Xưởng là 广西渔轮厂(Guangxi Yulun Chang), nằm trên đưởng Hải Giác ven vịnh Bắc Bộ. Tại đây, công việc đóng tàu cá vỏ thép đang hối hả nhằm thực hiện chương trình đóng tàu cá cho khai thác vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa - Xisha và Nam Sa - Nansha) theo 10 loại đã được tiêu chuẩn hóa.

    Công việc này được phát động từ năm 2011 bởi Cục Đăng kiểm Tàu Cá thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tới ngày 10/11/2012 có một hội nghị tiêu chuẩn hóa tàu cá toàn quốc họp tại Bắc Kinh, tập hợp chuyên gia hải sản, đóng tàu, qua khảo sát 22 loại tàu cá hoạt động các nghề khác nhau, đóng bằng nhiều vật liệu, các vùng miền khác nhau.

    [​IMG]
    Đội tàu cá vỏ thép của Trung Quốc
    Tới ngày 23/05/2013 ,tại hội nghị công nghệ trang thiết bị tàu cá, Đăng kiểm tàu cá Trung Quốc công bố 10 loại tàu cá đã được tiêu chuẩn và đang được đóng tại nhiều xưởng trong đó có Xưởng Bắc Hải, đó là:

    1 - Tàu cá lưới kéo vỏ thép 41,38 mét. 2- Tàu cá lưới quây dùng đèn vỏ thép 43,60 mét. 3 - Tàu cá lưới quây dùng đèn, một boong 37,8 mét. 4 - Tàu cá lưới kéo composit 32,98 mét. 5 - Tàu cá lưới kéo compoit 21,3 mét. 6 - Tàu cá du lịch composit 16 mét. 7- Tàu cá lưới kéo hai boong vỏ thép 36,8 mét. 8- Tàu cá lưới kéo vỏ thép 34 mét. 9- Tàu cá lưới kéo giàn cột-thanh ngang SH 821. 10 - Tàu câu mực xa bờ 65 mét.

    Hiện tại những chiếc tàu này đều tham gia chống đối lực lượng chấp pháp của Việt Nam tại khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa.

    Đặc điểm chung của 10 mẫu tàu cá vỏ sắt

    Trung Quốc phân tích như sau: để cải thiện tính năng tàu cá lưới kéo ở Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam), để phát triển toàn diện nguồn tài nguyên ngư nghiệp tại đó, đồng thời bảo vệ chủ quyền lãnh hải (vùng biển của Việt Nam mà Trung Quốc ngang nhiên nhận là của mình), đã căn cứ vào việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi từ tàu vỏ gỗ sang thép trong nhiều giai đoạn khác nhau, đã tiến hành nghiên cứu tổng kết, bình luận, phản biện, đã thấy rằng những tàu đánh bắt trên vịnh Bắc Bộ thiết kế không hợp lý.

    Đó là những tàu kích cỡ nhỏ, năng lực chịu gió bão kém, sức chứa các khoang nhiên liệu, nước ngọt, chứa cá đều nhỏ, không có hệ thống làm đông, tốc độ thấp, kết cấu thân tàu và bố trí chung không hợp lý, nhiều chỗ không phù hợp với người sử dụng (ergonomic), máy và thiết bị điện tàu không được tiến hành tối ưu hóa, phí phạm năng lượng, ảnh hưởng xấu tới môi trường.

    Từ các nhận định trên, căn cứ vào các phương thức đánh bắt trên vùng Trường Sa, đối chiếu Quy phạm, yêu cầu các tàu đánh bắt vùng Trường Sa phải có thiết kế thích hợp, kết cấu ổn định, bố trí hợp lý, thiết bị tiết kiệm năng lượng, thao tác sử dụng an toàn, đơn giản dễ dùng, giá thành hợp lý, có chỗ ăn nghỉ thoải mái.

    [​IMG]
    Tàu cá lưới kéo 41,38 mét (ký hiệu BZ01)
    10 loại tàu tổng kết nói chung đều có kết cấu theo hệ thống ngang, một đáy, một boong, có sống chính. Cứ cách bốn khoảng sườn lại có một sườn khỏe và đà ngang khỏe. Kết cấu hợp lý, quy cách đơn giản, không có những chỗ tập trung ứng suất, dễ đóng, dẽ kiểm tra ,giảm giá thành bảo dưỡng sau này. Độ ổn định ban đầu phù hợp với “Quy phạm kiểm tra tàu cá” đối với tàu đánh cá viễn dương.

    Con tàu lớn nhất cướp ngư trường Trường Sa

    Về mẫu tàu đầu tiên: Tàu cá lưới kéo 41,38 mét (ký hiệu BZ01). Thiết kế tàu 41,38 mét đạt được quan điểm một thiết kế “xanh”. Kích thước chủ yếu : 41.38 m dài, rộng 7.2 mét, cao mạn : 4.0 mét ổn định đạt yêu cầu khu vực cấp I.

    Một máy phân ly dầu nước, két nước thải, thiết bị lọc nước biển. Sống mũi vểnh về phía trước, một boong,một đáy, đuôi vuông, hai máy, hai trục chân vịt, một lái, kết cấu ngang, tốc độ thiết kế 11 hải lý /giờ, năng lực hoạt động độc lập 90 ngày, chứa khoảng 90 tấn dầu đốt.

    Toàn tàu có 6 vách ngang kín nước. Lỗ khoét miệng khoang cá ở vị trí giữa, đảm bảo tính liên tục cải sống dọc boong. Khu vực làm việc, vui chơi, nghỉ ngơi được phân định hợp lý, có bếp ăn, toa lét. Bố trí lái hợp lý, đảm bảo tầm nhìn của tài công, đúng quy định của Quy phạm.

    Bố trí lỗ thoát nước bên mạn boong chinh đúng yêu cầu sử dụng. Trong buồng lái có treo “Bản hướng dẫn chống cháy toàn tàu” và bản “Cứu sinh thoát hiểm”. Các lối thoát hiểm đều chỉ dẫn rõ ràng. Khoang lái thiết kế hợp lý, an toàn, thuận tiện. Buồng máy hợp lý. Ca bin lái tận dụng ánh sáng tự nhiên, thông gió tốt.

    Các thiết bị làm mát, cấp đông được bố trí tin cậy. Trang bị lưới cụ thiết kế mềm dẻo, có thể thay đổi theo yêu cầu. Chọn lái thủy lực, tời neo thủy lực. Thiết bị thông tin và cảnh báo được chọn một cách hợp lý. Chọn hệ số lăng trụ (prismatic –béo thể tích) Cp=0,762, hệ số mặt sườn giữa (midship) Cm=0,94 hệ số (block) Cb=0,716 (lưu ý :TQ dùng các ký hiệu và khái niệm chung của thế giới đóng tàu Âu Mỹ. Trong khi ta vẫn còn sử dụng lúc thì Nga, lúc thì Nhật ?!)

    Như vậy, hệ số lăng trụ nhỏ, đầu đuôi tàu mảnh mai, sức cản sóng giảm, các thành phần sức cản còn lại cũng giảm. So với các tàu cùng loại thì hệ số Cb là lớn, với tình trạng lượng chiếm nước và hiệu suât động lực nhất định, mặc dù tốc độ tàu có giảm đi đôi chút, nhưng do trọng lượng có giảm đi, thép sử dụng giảm, tải trọng có ích gia tăng, nên về phương diện kinh tế là hợp lý, tỷ số giữa giá thành và chất lượng tỏ ra ưu việt.

    [​IMG]
    Thiết kế của tàu cá lưới kéo 41,38 mét (ký hiệu BZ01)
    Tàu có sức chịu gió tốt, giảm sóng mũi rõ rệt. Tàu dùng chân vịt vòng quay thấp, đường kính lớn, tỷ suất tiêu thụ dầu diesel là ≤ 200/kW.h. So với tàu cùng loại tiết kiệm năng lượng. Dung tích khoang cá tăng lên tới 388 m3. Mớn nước của tàu tăng lên, trọng tâm tàu thấp xuống.

    Tàu cá vỏ thép là cả một chiến lược quốc gia của Trung Quốc

    Tàu này rút kinh nghiệm từ tàu vỏ gỗ, nói chung từ các tàu nhập từ Hongkong và Quảng Đông, các loại thuyền mà ngư dân Quảng Tây hay dùng, sau đó được cải tiến, tối ưu hóa và chuyển từ gỗ sang thép. Từ đánh bắt gần bờ tới đánh cá xa bờ, từ năm 2003 tỉnh Quãng Tây đã bắt đầu chuyển đổi từ tàu vỏ gỗ sang tàu vỏ thép.

    Cho tới năm 2010, sau 8 năm không ngừng cải tiến, tổng kết đã đi tới kết luận từ bỏ các con tàu đánh cá vỏ gỗ thiết kế không hợp lý, cuối cùng quyết định dùng các con tàu thích hợp cho cả vịnh Bắc Bộ và Trường Sa, đánh bắt gần cũng như xa.

    Trong thiết kế tàu cá lưới kéo 41,38 mét, đã tiến hành trên 20 lần thử nghiệm thực tế dùng tàu vỏ thép kéo lưới trái phép tại Trường Sa, tham khảo ý kiến gần 100 chủ tàu, xem xét so sánh mọi khía cạnh an toàn sinh mệnh, tính kinh tế, tình hiệu quả, vấn đề môi trường, tiết kiệm năng lượng, đối với loại hình tàu, lực kéo lưới, tốc độ hành trình, dung tích khoang, hiệu quả bảo quản cá… tích hợp lại để tìm ra kích thước chính và công suất máy chính,trang bị ướp đông… để đa số chủ tàu và thực tiễn công nhận.

    Trong quá trình sử dụng, các chủ tàu càng thấy tàu này là lý tưởng thích hợp cho vùng đánh bắt Trường Sa. Có thể thấy, để đạt được một mẫu tàu chuẩn, Trung Quốc đã mất rất nhiều năm để nghiên cứu, thiết kế, ứng dụng, rút kinh nghiệm… chứ không phải câu chuyện trong chớp mắt có nguyên một đội tàu cá vỏ thép như dự định của Việt Nam.
  3. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Tàu cá lưới vây, dùng đèn vỏ thép dài 43,6 mét (ký hiệu QS8043)

    Đơn vị đề xuất: Cục Đăng kiểm Tàu cá Quảng Tây. Đơn vị thiết kế: Công ty TNHH Thiết kế Công trình tàu thuyền Quần Thăng Ngô Châu. Đơn vị thi công: Xưởng đóng và sửa chữa tàu Hải Dương thành phố Bắc Hải.

    Đó là tàu một boong, một đáy, đuôi vuông, hai máy chính, hai trục, một lái được đóng theo Quy phạm năm 1998 về tàu cá biển vỏ thép của Cục Đăng kiểm Tàu cá Trung Quốc với tôn sống đáy 12 mm, tôn đáy 10, mạn 8mm, sống mũi 10 mm. Chiều dài tối đa 43,6 mét; chiều dài giữa hai trục 37,85 mét; chiều rộng 7,6 mét; chiều cao mạn 4,1 mét; mớn nước 3,2 mét; máy chính 2cái xYC6T450 (máy của hãng Yuchai Hồ Bắc;2x330kW); 2 máy phát điện 2x250kW, tốc độ thiết kế 11 hải lý/giờ, dự trữ nhiên liệu 73 tấn, khả năng đi biển 70 ngày. Có ba họng nước chữa cháy.

    [​IMG]
    Hình tàu cá lưới vây,dùng đèn 43,6 mét
    Trang bị điện tử cho tàu bao gồm: 1/VHF có DSC nhãn hiệu FT-805 (Hãng TQ Feitong) x 1 cái. 2/MF/HF có DSC nhãn hiệu IC-M802 (Hãng Icom)x1 cái. 3/Two way VHF SE-1500 (Hãng Gang Yi Quảng Châu) x 2 cái. 4/SART nhãn hiệu ESR-06 (Hãng Huayang TQ)x 1 cái. 5/Điện thoại vô tuyến tàu cá (27,5-339,50 MHZ) nhãn hiệu TS-480 (Hãng Kenwood) x 1 cái. 6/Epirb nhãn hiệu EB-775 (Hãng Saracom Hàn Quốc)x1 cái. Ngoài ra còn có 1 bè cứu sinh bơm hơi, 1 la bàn từ, 1 radar, 1 GPS, 1 quả dọi đo sâu thủ công, 1 máy đo sâu và dò cá; dầu đốt 73,0t.

    Tầm hoạt động 6500 hải lý, hầm cá 501 mét khối, 2 tổ máy lạnh 81,4Kw, làm lạnh tới -20℃, có 8 buồng thuyền viên, nhận 70.0t nước ngọt, có thể hoạt động 70 ngày, có phân ly dầu nước.

    Về công nghệ đánh cá, tàu dùng lưới vây dùng đèn giảm nhân công, thay vì 20 người như kiểu không đèn, nay chỉ cần 6 người thao tác đơn giản, năng suất cao, tiết kiệm nhiên liệu, lại chỉ bắt cá tầng trên, nên giảm tình trạng phá hoại môi trường.

    Không rõ những thông tin này có giúp ích cho chúng ta với tàu lưới vây Hoàng Anh 01 mà ngư dân Mai Thành Văn bắt đầu sử dụng, tuy rằng tàu TQ có chiều dài gần gấp đôi tàu Hoàng Anh 01. Có lẽ con tàu sau đây gần giống hơn nhưng họ có dùng đèn trong khi vây cá.

    Tàu đánh cá lưới vây dùng đèn một boong vỏ thép 37,8 mét (ký hiệu HNHY8204)

    Đơn vị đề xuất: Cục Đăng kiểm Tàu cá Hải Nam. Đơn vị thiết kế :Cty TNHH Thiết kế tàu Hải Dương Hải Nam. Đơn vị đóng tàu: Xưởng đóng tàu làng cá Nam Hải Tam Á.

    Tàu có chiều dài toàn bộ 37,8; chiều dài giữa hai trục 32,3; chiều rộng 6,3; chiều cao mạn 3,35; mớn nước 2,4 mét; tốc độ 11 hải lý/giờ; tầm hoạt động 1500 hải lý; 13 người. Máy YC6T540Cx1. Tàu không có thiết bị ướp đông. Tàu được rút kinh nghiệm từ các tàu 33m, 35m, và 36.5 mét hoạt động trong vịnh Bắc Bộ, quanh đảo Hải Nam và Hoàng Sa.

    [​IMG]
    Tàu lưới vây dùng đẻn 37,8 mét
    Tàu lưới kéo vỏ composite 32,98 mét (SDB8102)

    Đơn vị đề xuất: Cục Đăng kiểm Tàu cá Sơn Đông. Đơn vị thiết kế: CTyTNHH Tàu thuyền Cảng Trung Phuc Tây Uy Hải. Đơn vị đóng tàu: CTyTNHH Tàu thuyền Cảng Trung Phuc Tây Uy Hải.

    Tàu này chỉ hoạt động ven bờ, có chiều dài toàn bộ 32,98,chiều dài giữa hai trục 27, chiều rộng 5,6, chiều cao mạn 2,7, mớn nước 2 mét; tốc độ 10 hải lý /giờ, lượng chiếm nước 194,60 tấn, thuyền viên 14 người. Máy chính R61602Cx1(160 kW), 2 máy phát điện 2x250kW, tốc độ thiết kế 11 hải lý/giờ, khả năng đi biển 25 ngày.

    Tàu này có thể đóng bằng thép hay composit theo cùng một thiết kế, tất nhiên composit có giá thành đóng cao hơn nhưng thời gian sử dụng dài hơn và thời gian đóng ngắn hơn. Để chế tạo con tàu này bằng thép phải mất ít nhất 80-90 ngày nhưng bằng composit mất chỉ khoảng 45 ngày.

    [​IMG]
    Tàu lưới kéo vỏ composit 32,98 mét
    Tàu lưới kéo vỏ composite 21,3 mét (ký hiệu SDB8101)

    Đơn vị đề xuất: Cục Đăng kiểm Tàu cá Sơn Đông. Đơn vị thiết kế: CtyTNHH Thiết kế Tàu Phái Cách Yên Đài. Đơn vị thi công: Cty TNHH Tàu thuyền Cảng Trung Phúc Tây Uy Hải

    Đây là loại tàu hoạt động ven bờ, cấp ổn định khu vực hoạt động II. Máy chính Weifang WD10C150E200, 110KW, 1500 vòng/phút.

    [​IMG]
    Tàu lưới kéo vỏ composite 21,3 mét
    Tàu lưới kéo du lịch vỏ composite 16 mét (XY1600)

    Đơn vị đề xuất: Cục Đăng kiểm Tàu cá Quảng Đông. Đơn vị thiết kế: Cty TNHH Đóng tàu Hưng Dương thành phố Đông Quản. Đơn vị thi công: Cty TNHH Đóng tàu Hưng Dương thành phố Đông Quản.

    Hoặc Đơn vị đề xuất: Cục Đăng kiểm Tàu cá Liêu Ninh. Đơn vị thiết kế: Cty Tàu cá Đại Liên. Đơn vị thi công: Cty Tàu cá Đại Liên.

    [​IMG]
    Tàu lưới kéo du lịch vỏ composite 16 mét
    Tàu lưới kéo hai boong vỏ thép 36,8 mét (8186)
    Đó là một tàu đánh cá lưới kéo viễn dương nhỏ có GT=370, chiều dài toàn bộ 36,8 mét, độ ổn định cấp I viễn dương dùng máy diesel trung tốc, hộp số đảo chiều, chân vịt biến bước.

    Công việc thiết kế tàu này được khởi động từ 12/2006 tới 12/2007 mới kết thúc và năm 2009 đóng xong tại Đại Liên và được đi thử liên tục trong 3 năm để tàu có thể hoạt động tại các độ sâu 400 tới 1000 mét nước. Trung Quốc đã chọn động lực đốt dầu năng, tăng tính kinh tế.

    [​IMG]
    Tàu lưới kéo hai boong vỏ thép 36,8 mét
    Tàu cá lưới kéo vỏ thép 34 mét (SWD819)

    Đơn vị đề xuất: Cục Đăng kiểm Tàu cá Sơn Đông. Đơn vị thiết kế và đóng tàu: Cty TNHH Đóng Tàu Hải Thông thành phố Văn Đăng.

    Tàu này được thiết kế dùng cho các vùng biển Đông Hải,Hoàng Hải Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tàu cá lưới kéo vỏ thép 34 mét
    Tàu cá lưới kéo giàn cột -thanh ngang SH821

    Đơn vị đề xuất: Cục ĐK Tàu cá Thượng Hải. Đơn vị thiết kế: Viện Nghiên cứu Thủy sản TQ. Đơn vị đóng tàu: Xưởng đóng và sửa chữa tàu cá số 2 thành phố Thường Thục. Tàu này cho vùng hoạt động Đông Hải.

    [​IMG]
    Tàu cá lưới kéo giàn cột -thanh ngang SH821
    Tàu câu mực xa bờ 65 mét


    Đơn vị đề xuất: Cục ĐK Tàu cá Chiết Giang. Đơn vị thiết kế: Viện thiết kế tàu Hân Hải tỉnh Chiết Giang. Đơn vị đóng tàu: Cty TNHH Ngư nghiệp Bác Đại thành phố Ninh Ba.

    Tàu có chiều dài 65,53 mét, chiều dài giữa hai trụ 57,5 mét, chiều rộng 9,8 mét, chiều cao mạn 6,20 mét, lượng chiếm nước 1487 tấn. Có khả năng hoạt động viễn dương.

    [​IMG]
    Tàu câu mực xa bờ 65 mét
    OnlySilverMoon, meo-usu_30 thích bài này.
  4. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Vấn đề là nhà ta đang chỉ thay vỏ gỗ bằng vỏ thép. Nhìn tầu vỏ thép chẳng khác gì tầu vỏ gỗ.
    Đã đóng tầu đắt tiền thì phải tính làm ăn lớn. Trang bị đủ máy tầm ngư, định vị GPS, tời điện,....để đánh bắt hiệu quả. Chứ đóng tầu vỏ thép đắt tiền mà đánh bắt kiểu cũ thì vỡ nợ.
    Muốn trang bị đầy đủ thiết bị thì phải nghiên cứu thiết kế lại tầu sao cho có kết cấu hợp lý phù hợp công năng. Cái này ủng hộ chủ thớt giới thiệu các loại tầu đánh cá các nước để ta tham khảo.
    Đặc biệt là Nhật và Đài Loan. Làm tầu giống TQ không hay lắm vì thế thì..ta khác gì Tầu;). Đài Loan có truyền thống đánh cá lâu đời, đáng học tập. Ngày xưa các cụ toàn giả tầu đánh cá Đài Nhật để đưa vũ khí vào MN đấy thôi. Lúc đó TQ đã có cái tầu đánh cá nào đâu.
    Mà cũng buồn cười khi báo đài nói rằng nhà ta giờ mới tập đóng tầu vỏ thép. Thời bao cấp ta đã có các hợp tác xã đánh cá có hàng chục tầu vỏ thép. Em xem phim ta nói về HTX đánh cá miền Nam vượt bao khó khăn do thiếu phụ tùng, thủy thủ thì không chịu đánh cá mà nhăm nhe buôn lậu với vượt biên....Kinh nghiệm đóng tầu đánh cá vỏ thép ta có kha khá, vấn đề là ta thích ăn xổi theo...đề án hay làm ăn căn cơ hay không thôi.
    bailamos_1986 thích bài này.
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Khi còn tranh luận có nên trang bị vũ khí cho tầu đánh cá, nghĩa là có lính hay dân quân trên tầu. Em đã phản đối ý kiến đó vì lý do súng bộ binh không thể bắn chìm tầu được. Còn tầu ta nhỏ nó đâm cho một phát là chìm.
    Thứ 2 là trang bị súng thì sẽ trở thành cướp biển theo luật quốc tế. Đến tầu hàng to đùng qua vùng hay bị cướp biển còn không được trang bị súng...

    Lúc đó em đã nói với điều kiện nhà ta thì chỉ cần đóng tầu hậu cần nghề cá to có vỏ thép là được. Đi thu mua cá ngoài biển và bán dầu mỡ nước ngọt thực phẩm cho dân. Trên tầu trang bị luôn ra đa cảnh giới..Rẻ tiền hiệu quả. Khi cần đâm chém cản đường Kiểm ngư hải giám thì ra chặn đường cho tầu đánh cá nhà ta sản xuất.

    Nay lại phình to cái dự án ra thành phổ biến tầu đánh cá vỏ thép. Trong khi hậu cần kỹ thuật để làm ăn lớn không theo kịp. Không phải chỉ đóng mỗi cái vỏ tầu mà cần phải trang bị đủ thứ máy móc cho nó nữa. Tiền nhiều, cần đổi mới cách làm ăn, kinh nghiệm đánh bắt công nghiệp, thợ sửa chữa thiết bị hiện đại....Rất nhiều vấn đề không thể giải quyết nhanh chóng và đặc biệt không thể phổ biến ngay được. Còn nếu cứ đóng ào ạt mà bỏ quả chuyện này thì nguy cơ thua lỗ mất vốn rất cao.
    laolao1412 thích bài này.
  6. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    thật ra trên ttvn này cái vụ này ko phải là của GDQP , nhưng vì mấy cái chủ đề này thật sự là chẳng biết post ở đâu nên cuối cùng GDQP lại là nơi phải đề cập đến một lĩnh vực hết sức quan trọng này. Gói 10000 tỷ đóng tàu cho ngư dân ko những giúp ngư dân có tàu ngon để đi mà còn giải quyết được biết bao nhiêu việc làm cho các bác trên bờ. Đáng ra việc này phải làm từ lâu nhưng h mới được chú ý đến. Anh em nào có kinh nghiệm về tàu bè thì ý kiến ý cò đi chứ còn gì
    su_30 thích bài này.
  7. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    em đảm bảo giá của mấy con tàu này không rẻ chút nào :( trừ mấy con bằng compusite với cỡ nhỏ :D
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    mấy cái bài này e post bên pic CSB rùi mừ, quan trọng ta phải nhìn nhận là tàu vỏ sắt không phải để thay thế tàu vỏ gỗ, công dụng là khác nhau, ngư trường là khác nhau, tàu vỏ gỗ cho ngư dân đánh bắt ven bờ vẫn cứ đóng như bình thường, ta đóng tàu cá vỏ sắt là để nhất cử lưỡng tiện, thực hiện đúng định hướng vươn khơi đánh bắt xa bờ và khi cần thiết thì cũng có thể huy động 1 đội tàu đông đảo để húc ủi với bạn kia :D

    Các bác thấy tàu cá vỏ sắt của nó đâm chìm tàu vỏ gỗ của mình rùi tức khí lên định thay thế tàu vỏ gỗ thành vỏ sắt hết là sai định hướng rồi :D

    Xây lực lượng kiểm ngư đông đảo quá để làm j, chi phí duy trì rất tốn kém, cứ xây 1 đội tàu cá quốc doanh vừa đóng vai trò kiểm ngư vừa đánh bắt cá cho nó hiệu quả về mặt kinh tế
    OnlySilverMoon, HaNoiOld, su_302 người khác thích bài này.
  9. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.422
    Đã được thích:
    13.510
    :D:D Em đồng ý với bác, Thứ nhất là chúng ta phải hỏi lại tạo sao nước đến chân mới nhảy, thấy tàu đánh các vỏ sắt của TQ hoành hành ngoài Hoàng Sa khi có giàn khoan HD981. Lúc đấy chúng ta mới xồn xồn lên đóng tàu vỏ sắt. Thực ra Khựa sử dụng tàu vỏ Sắt để thực hiện việc tuyên bố chủ quyền của nó và gây gổ với những thằng hải quân mạnh hơn Khựa như Mẽo từ lâu rồi, chứ không phải bâyđ giờ mới dùng. Nhà mình quá bị động.
    Thứ 2 là nước đến chân mới nhảy là Không lên: Phải đóng từ từ, nghiên cứu tàu phù hợp với ngư trường truyền thống đánh bắt của chúng ta để đóng tàu phù hợp, thứ 2 là phải có đấu thầu công khai, cạnh trạnh để cho người chủ tàu tham gia vào quá trình thiết kế, giám sát chất lượng đóng cơ khí, chất lượng thiết bị lắp đặt trên tàu, giá con tàu, XXX nếu cho bọn công ty kiểu cổ phần nửa mùa ( nhà nước 51%) thì em tin chắc là giá thành sẽ cao hơn so với thị trường là 20,30% ( bao nào làm cơ khí thì biết giá cung cấp, chế tạo và lắp đặt 1 kg Sắt của doanh nghiệp nửa mùa nếu khoảng 30-32 nghìn, thì tư nhân nó chỉ khoàng 24-26 nghìn, vì nó phải gánh theo đủ các loại chi phí và các kiểu thất thoát). Và chất lượng máy móc thì cực chán vì bọn nhập vật tư thiết bị chung nó cũng sẽ làm tý ( bác nào làm vật tư ở doanh nghiệp nhà nước thì biết). :D:D:D
    Thứ 3 là em ủng hộ ý kiến của bác @halosun không nên đóng ồ ạt, nếu tàu gỗ vần lãi thì cần gì tàu sắt, nhất là khi kinh tế đang khó khăn. Nhưng chúng ta cần đội tàu sắt độ 100 chiếc chẳng hạn, đóng miễn phí và đội này bình thường đi đánh cá đủ để trả lương cho ngư dân, tiền dầu, và tiền sửa chữa bảo dưỡng :DThừa thì đút túi, bình thương có thể đi cùng ngư dân làm tàu bảo vệ, có biến thì chở thành lực lượng xung kích trên biển.
  10. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Trong tình thế hiện nay, Sử dụng gói 10 nghìn tỷ để đóng ồ ạt tàu cá số lượng lớn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng vì không có những tính toán lâu dài.
    Để phát triền nghề cá tôi nghĩ nhà ta không nên phát triển xây dựng tàu cá nhỏ đơn lẻ mà nên đóng tàu đánh cá lớn hoặc các đội tàu đánh cá nhỏ. Vừa tăng hiệu quả, phát triển phương thức đánh bắt lại vừa có thể đảm bảo an toàn cho ngư dân trên biển.
    Hiện nay tập đoàn Damen của Hà Lan đã có những nhà máy đóng tàu ở Việt Nam, họ có công nghệ hàng đầu thế giới nhưng chủ yếu là đóng tàu không chỉ cho riêng Việt Nam. Các công ty đóng tàu Việt Nam cần phải sử dụng sức mạnh của mình để phát triền.

Chia sẻ trang này