1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thiết kế và công nghệ phù hợp cho lực lượng kiểm ngư và tàu cá Việt Nam.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi UglyWar, 25/06/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Tàu cá CN Nhật: Tối ưu để ngư dân bám biển Đông

    (Tin tức thời sự) - Viện trưởng Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy (UNINSHIP) đã có những nhận định về mẫu tàu cá composite Yanmar-01 vừa đóng cho ngư dân Việt để hợp tác với Nhật

    Vừa qua, Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy Đại học Nha Trang (UNINSHIP) đã hợp tác với tập đoàn Yanmar của Nhật Bản để đóng tàu câu cá ngừ đại dương Yanmar-01. Được biết, tàu cá này sẽ phục vụ trong dự án hợp tác giữa Yanmar và ngư dân Việt Nam tại ba tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú .

    Viện trưởng Nguyễn Văn Đạt đã có những chia sẻ với báo Đất Việt về tàu cá Yanmar-01 và chương trình hợp tác giữa hai bên.

    Công nghệ Nhật Bản phục vụ ngư dân Việt Nam

    PV: - Ngư dân Việt Nam từ xưa đến nay quen đánh bắt trên những con tàu vỏ gỗ, đặc biệt với nghề câu cá ngừ đại dương thường phụ thuộc nhiều vào yếu tố may mắn. Với công nghệ của Nhật Bản, đồng nghĩa nó phù hợp với thói quen đánh bắt của người Nhật Bản, liệu có phù hợp với tập quán và ngư trường Việt Nam? Viện đã nghiên cứu tới vấn đề này như thế nào, và mẫu tàu Yanmar - 01 sẽ đảm bảo tính hiệu quả ra sao?

    Viện trưởng Nguyễn Văn Đạt: - Mặc dù đến hơn 95% tàu cá Việt Nam hiện nay là tàu vỏ gỗ, tuy nhiên trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều tàu cá vỏ composite, nhất là khu vực Khánh Hòa, Tp HCM. Nhiều ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung bộ đã quen với việc sử dụng loại tàu này, và họ đã nhận thấy hiệu quả của tàu vỏ composite, đặc biệt về chi phí bảo dưỡng và chi phí vận hành (thấp nhất so với loại tàu vỏ gỗ và vỏ thép có cùng kích cỡ và công suất máy chính).

    [​IMG]
    Tàu cá Yanmar-01
    Mặc dù tàu Yanmar-01 có hình dáng mẫu tàu Nhật Bản, nhưng về kết cấu cơ bản UNINSHIP đã áp dụng nhiều cải tiến, cụ thể: tăng thêm chiều dày vỏ tàu, sử dụng trọng lượng dằn, gia cố những khu vực dễ bị va chạm (ky tàu, mạn tàu, mũi tàu...), do đó tàu Yanmar 01 có tính năng (đặc biệt là tính lắc, tính điều khiển và tính quay trở) thích hợp với ngư dân Việt Nam.

    Các hệ thống và trang thiết bị hoàn toàn phù hợp với thói quen của ngư dân Việt Nam. Riêng hệ thống bảo quản với kết cấu cách nhiệt dạng sandwich, bảo đảm khả năng bảo quản chất lượng sản phẩm. Ngoài ra tàu còn lắp 06 cụm tời thu dây hiện đại, vừa giảm được sức lao động của ngư dân, vừa đảm bảo chất lượng cá (khi cá ngừ vùng vẫy mạnh, tời tự động nhả dây, đảm bảo cho cá không bị sốc cơ học...).

    Làm ăn với Nhật: Cơ hội rất lớn của ngư dân Việt

    Tàu cá Yanmar-01 phù hợp với “thực trạng trên biển"

    PV: - Ông có nói đến các tính năng được cải thiện như khả năng chịu va chạm, dễ điều khiển, dễ quay trở thích hợp với ngư dân Việt Nam. Vậy trong bối cảnh ngư dân Việt đánh bắt trên ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của đất nước nhưng thường xuyên bị tàu cá hoặc tàu hải giám của Trung Quốc quấy nhiễu. Những tính năng này sẽ giúp ích gì cho ngư dân?

    Viện trưởng Nguyễn Văn Đạt: - Tất nhiên những tính năng này sẽ có hỗ trợ rất nhiều. Mẫu tàu Yanmar-01 có khả năng chuyển hướng tại chỗ mà không cần di chuyển, đây là công nghệ mà chưa tàu cá nào của Việt Nam có. Ngoài ra, thiết kế và động cơ của tàu cho phép có sự gia tốc nhanh, tăng tốc mạnh mẽ, chuyển hướng lập tức, di chuyển phức tạp.

    Còn về khả năng chống chịu, khác với vỏ thép, và đặc biệt là vỏ gỗ, tàu Yanmar-01 sử dụng vật liệu composite, trong trường hợp có va chạm sẽ chỉ móp méo, trong trường hợp bị đâm trực diện bởi tàu lớn hơn sẽ không bị vỡ toác, mà chỉ thủng ở vị trí đó, có thể trám chống thấm nước. Ngoài ra, vật liệu composite khiến con tàu có khả năng nổi tuyệt đối.

    Ngoài ra, với tàu Yanmar-01, đơn vị thiết kế đã gia cố hai lớp vật liệu vào những vị trí dễ bị tổn thương, vì thế những va chạm khó có thể làm tổn thương con tàu.

    [​IMG]
    Tàu cá Yanmar-01
    Ngư dân sẽ thích cách làm của Nhật Bản

    PV: - Giữa mẫu tàu của SBIC (Tiền thân là Vinashin) và mẫu tàu Yanmar 01 có gì khác nhau? Ông có thể chỉ ra những vấn đề ưu điểm và hạn chế của các mẫu tàu này. Liệu đã có thể trả lời được câu hỏi vật liệu nào phù hợp nhất với tàu cá cho ngư dân Việt Nam?

    Viện trưởng Nguyễn Văn Đạt: - Sự khác nhau cơ bản giữa mẫu tàu Hoàng Anh (do SBIC) đóng và Yanmar-01, ngoài vật liệu vỏ tàu (thép >< composite), còn là nghề khai thác: tàu Hoàng Anh là mẫu tàu đánh cá lưới vây mạn, còn Yanmar 01 là tàu câu cá ngừ đại dương. Do vậy hình dáng và kết cấu tất yếu phải khác nhau. Tôi không thể nhận xét về ưu nhược điểm của mẫu tàu do SBIC thi công.

    Để trả lời cho câu hỏi vật liệu nào phù hợp nhất với tàu cá Việt Nam cần có kết quả hoạt động đánh bắt thực tế sau một vài mùa vụ. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân tôi, xét về tổng thể, với loại tàu cá cỡ nhỏ (chiều dài dưới 30m) vật liệu composite thích hợp hơn thép. Với loại tàu cỡ lớn (chiều dài từ 40m trở lên), vật liệu thép thích hợp hơn.

    Tôi không hiểu lắm về cách làm của SBIC nên không thể nhận xét, tuy nhiên theo tôi việc xuất hiện nhiều kiểu tàu khác nhau là tín hiệu tốt, vì điều này giúp bà con ngư dân có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm thích hợp nhất cho mình.

    Riêng UNINSHIP luôn định hướng nghiên cứu và chế tạo sản phẩm theo nhu cầu của xã hội. Tất cả các đề tài, dự án và sản phẩm của UNINSHIP đều được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường.

    PV: - Được biết, cách làm của Yanmar sẽ là hỗ trợ ngư dân vay 50% số tiền tạo thành con tàu, ngư dân góp tiền 50% giá trị còn lại, tức là Yanmar và ngư dân Việt đều có trách nhiệm và lợi ích trên con tàu đó. Còn cách làm của SBIC là thiết kế một mẫu tàu, và bán khoán cho ngư dân, tiền để mua tàu sẽ do ngư dân vay của nhà nước. Với góc nhìn là một chuyên gia hàng hải, ông đánh giá thế nào về cách làm của hai doanh nghiệp này? Và hợp tác với ai sẽ mang lại quyền lợi lớn nhất cho ngư dân?

    Viện trưởng Nguyễn Văn Đạt: - Nếu tôi là ngư dân, tôi sẽ chọn cách làm của Yanmar.

    [​IMG]
    Chạy thử tàu cá Yanmar trên biển Nha Trang (Ảnh TTO)
    PV: - Trước đây, nhà nước đã triển khai dự án đánh cá xa bờ, tuy nhiên dự án nhận được kết quả chưa như mong đợi. Với góc nhìn của một chuyên gia hàng hải, ông có thể đưa ra những cảnh báo để dự án hợp tác với Yanmar và dự án 10.000 tỷ đóng tàu vỏ thép cho ngư dân không tái diễn hoàn cảnh như vậy?

    Viện trưởng Nguyễn Văn Đạt:- Là người thường theo dõi sự phát triển của nghề cá nước nhà, tôi xin nói thêm dự án phát triển tàu cá xa bờ những năm 1998-1999 tuy kết quả chưa như mong đợi (đặc biệt về thu hồi vốn), nhưng đó là cú hích giúp ngư dân Việt Nam có điều kiện trang bị tàu cá công suất lớn như hiện nay (dù chưa nhiều). Để dự án lần này đạt hiệu quả hơn, theo tôi cần thực hiện các nguyên tắc sau:

    Thực hiện mô hình khai thác theo tổ đội: Lựa chọn chính xác các ngư dân có tay nghề tốt, nhất là những người có kinh nghiệm nhiều năm đi biển, xây dựng thành từng nhóm (nếu cùng trong họ hàng càng tốt), cho vay dưới dạng tổ đội (mỗi nhóm khoảng 5 tàu đánh cá và 01 tàu dịch vụ hậu cần). Nhiều chuyên gia đã khẳng định khai thác theo tổ đội là phương án hiệu quả nhất hiện nay, vừa giảm bớt rủi ro cho ngư dân, vừa tránh được tình trạng bị ép giá.

    Về chủng loại tàu: ngư dân được quyền quyết định chọn mẫu tàu và cơ sở đóng tàu nào họ tin cậy (cơ quan quản lý nghề cá chỉ nên tư vấn, không nên áp đặt), vì họ là người vay vốn đề trang bị tàu, họ chịu trách nhiệm trả vốn vay, nên họ phải có quyền lựa chọn. Có như vậy mới đạt được mục đích cuối cùng của dự án: đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân (theo lời của Bộ trưởng Cao Đức Phát).
    ConnuocvietOnlySilverMoon thích bài này.
  2. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Theo tàu thép vây cá giữa Hoàng Sa

    TP - Gần trọn một tuần, PV Tiền Phong theo tàu cá vỏ thép Sang Fish 01 do anh Lê Văn Sang (phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng - đồng chủ tàu) trực tiếp chỉ huy ra ngư trường Hoàng Sa hành nghề lưới vây.
    [​IMG]Tàu cá vỏ thép Sang Fish 01
    Kỳ 1: Hải trình xuyên đêm

    Gió thốc nhẹ từ cửa biển Đà Nẵng. Thuyền trưởng Phan Bé (41 tuổi, quê Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi) nhấn 3 hồi còi vang góc âu thuyền Thọ Quang, rồ máy, nhổ neo tàu Sang Fish 01.

    Chỉ bằng 3 cú đánh lái, thuyền trưởng Bé dễ dàng đưa con tàu vỏ thép dài hơn 25m, rộng gần 8m, chuyển hướng, luồn lách qua những dãy dài tàu gỗ đang neo đậu ở âu thuyền, trước sự tròn mắt ngạc nhiên của cánh đồng nghiệp tàu gỗ.

    “Bình thường tàu gỗ nặng, máy chậm, góc quay nhỏ phải mất 5-7 “đỏ” (đánh lái) mới có thể ra ngoài cầu cảng. Tàu sắt lợi hại thiệt!”, anh Hồ Văn Đức (42 tuổi, quê Thăng Bình, Quảng Nam), ngư dân trên tàu hồ hởi.

    Đêm 12/8, tàu thuyền ra vào sôi động cửa biển Đà Nẵng. Anh Bé cho tàu tạm ngừng phía cửa biển, bày biện đủ hương hoa, lễ vật làm lễ “xuất quân”.

    Hạ thủy hơn tháng nay và đưa vào thử nghiệm nghề hậu cần, thu gom hải sản trên biển, nhưng đây là hải trình đầu tiên tàu vỏ thép Sang Fish 01 hành nghề lưới vây. 23 lao động được huy động khắp các làng chài miền Trung. Thuyền trưởng Bé thành kính thắp hương, khấn vái, mong chuyến biển thiên thời - hải lợi - nhân hòa.


    “Có tàu vỏ thép rồi, thấy tiện nghi, thoáng đãng và không sợ… chết nữa. Con tàu thiết kế với khả năng chống lật, chịu sóng gió lớn, tạo sự tin tưởng cho ngư dân”.

    anh Đức

    “Ngày trước đi biển còn khó khăn, nguy hiểm, phương tiện lạc hậu. Giờ tất cả đều trang bị tận răng, tàu vững chắc, an toàn hơn, chỉ mong mọi người đồng tâm nhất trí, thêm một chút may mắn là thành công” - anh Bé tin tưởng.

    Trên cabin, chỉ huy tàu Lê Văn Sang cẩn thận đảo mắt qua hàng loạt thiết bị hàng hải, rađa, la bàn, máy Icom, định vị… Các thông số hiển thị cụ thể từng mực nước, hướng sóng, vị trí và tốc độ di chuyển của tàu.

    Ra khỏi cửa biển, sóng mạnh dần, tàu chao nghiêng rồi trả lắc nhẹ nhàng. Suốt đêm, con tàu đạp sóng với tốc lực 8-9 hải lý/giờ. Vùng biển khơi xa Hoàng Sa - Đà Nẵng tiếp tục đón chúng tôi bằng những trận sóng lừng mạnh hơn.

    Từng con sóng bạc đầu, giật cấp 5-6 như “nắn gân” con tàu mới. Thuyền trưởng Bé đánh mũi tàu xé toạc từng lớp sóng, đưa tàu về vị trí đã lập trình cách Đà Nẵng chừng 84 hải lý trước khi tắt máy, thả neo.

    Cả vùng biển rộng lớn, như kín tầm mắt những con tàu lớn nhỏ neo đậu cách nhau chừng vài trăm mét. “Tọa độ vàng đó, cá lúc nhúc phía dưới nhưng nước chảy xiết thế này phải đến đêm mới bủa lưới được”, anh Bé chỉ tay về màn hình máy dò, nói. Trên màn hình, những chấm vàng ken đặc, nhúc nhích chạy. Vị trí cá nhiều nhất, cách mặt nươc chừng 30-40m.

    Khởi đầu nan

    Tuy nhiên, ai nấy khá chật vật với những mẻ lưới vây rút chì đầu tiên. 1 giờ sáng 14/8, chỉ huy trẻ Lê Văn Sang hụ còi, đốc thuyền viên vào vị trí máy tời, thả chì, đứng dọc dài trên be chắn lưới, bắt đầu công việc. Gần 1.000m2 lưới, sâu 170m hối hả “tuôn” xuống lòng biển. Thuyền trưởng Bé tay chắc bộ đàm, đánh lái quay vòng tròn bọc cá.

    Hơn tiếng đồng hồ, các công đoạn thả lưới diễn ra trơn tru, bài bản. Trên boong tàu, hai con lăn máy tời chính gầm gừ kéo sợi dây thừng to bằng cổ chân, rút chì.

    [​IMG]
    Sự cố hư tời liên tục trong các mẻ lưới đầu tiên trên tàu Sang Fish 01

    Đang kéo tời thắt đáy thành chiếc túi khổng lồ vây cá, bất ngờ khớp nối con lăn tời với trục chính bị nứt, xì khói. Tời hư, 23 thuyền viên đứng khựng không thể dùng sức tay kéo lưới. Những luồng cá ken đặc theo lỗ hổng vờn ra lòng biển.

    Mẻ đầu trắng tay, cả tàu chưng hửng. Các thuyền viên trắng đêm dùng 2 tời phụ kéo lưới. Cả trăm mét lưới bị kéo rách, các vòng chì xô dồn khiến việc khắc phục thêm khó khăn. “Vạn sự khởi đầu nan, hầu như tàu mới nào mở biển cũng gặp những sự cố”, anh Sang trấn an.

    Cả ngày, các thành viên trên tàu tích cực vá lưới, sửa tời. Máy trưởng Tống Văn Tương (32 tuổi, quê Lệ Thủy, Quảng Bình) thạo cả nghề cơ khí. Anh Tương bảo: tời có thiết kế chịu lực đến vài chục tấn, riêng dàn chì nặng đến 3 tấn. Mới đang kéo ở những dây đầu, sức nặng chỉ chừng 2-3 tấn nhưng đã bị hư tời do khớp nối yếu nên bị bứt. Anh Tương lấy máy cưa, hàn tạo thêm mối nối, tăng lực liên kết, độ kéo cho tời.

    Không nản, cả tàu tiếp tục hi vọng mẻ lưới thứ hai. 9 giờ tối 14/8, nước chảy xiên tốc độ chừng 2 lý/giờ. Các tàu bên tắt đèn gom cá. Anh Sang hụ còi, bắt đầu thả lưới vây. Hơn 1 tiếng đồng hồ, mọi việc suôn sẻ, thêm nửa tiếng kéo lưới, tất cả đều “ngon”. Bất ngờ các trục truyền dẫn lực tời chính bốc khói.

    Tời đứng khựng, 4 con ốc to dài nối trục bứng văng ra ngoài. Tời lại hỏng! Mẻ lưới đang kéo rút 80%, vẫn còn khoảng trống lớn dễ mất cá. “Còn nước còn tát”, anh Bé bỏ cabin, chạy thốc xuống dưới hầm tàu cùng máy trưởng Tương, chỉ huy Sang kiểm tra.

    Giọng anh Sang gắt: Làm thế này chết dân à! Những ngày thử tời tôi đã kiến nghị trục lực ly tâm bị lệch, bộ phận kỹ thuật đơn vị đóng tàu đến kiểm tra, khắc phục nhưng “bệnh chính” lại không được chỉnh sửa. Trục nối lệch dẫn đến lực không đồng nhất, tác động vào các đinh vít, gây cháy đứt đinh.

    Anh Sang xé toặc lớp nhựa bọc tường, mở trục khắc phục. Gần nửa tiếng, việc “cải tạo” hoàn thành. Nhưng vừa kéo rút thêm 5-7 vòng chì lên boong, máy tời lại giật liên hồi do “vết thương tái phát”.

    “Bình thường mất vài ba tiếng là xong mẻ lưới vây, nhưng hư hỏng thế phải thêm dăm ba tiếng nữa. Mệt”, anh Bé gằn giọng. 5 tiếng bủa lưới, kéo vây, tàu Sang Fish 01 có đến 3 lần hư trục. Cá trồi hết về lại biển, chỉ còn 2-3 tạ cá sót lại “an ủi”…

    Và kỳ vọng

    Mỗi ngày con tàu vỏ thép lầm lũi khoan vào lòng biển từng mẻ cá thí điểm. Thuyền trưởng Bé cho tàu di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau trước khi chạm mặt vào ngư trường truyền thống Hoàng Sa.

    “Chuyến biển 20 ngày này, tàu đánh bắt ngang dọc Hoàng Sa, và có thể đến cả vùng Trung Sa. Biển động, đánh bắt thêm khó khăn nhưng như thế để đánh giá tàu chính xác hơn”, anh Bé nói. Lúc này, cả chục tàu Bình Định, Quảng Bình, Đà Nẵng có mặt, ráp đội hình đánh lưới vây tấp nập. Đêm, biển trời Hoàng Sa rực sáng dưới những dàn đèn cao áp hai bên mạn tàu thuyền.

    [​IMG]Ngư dân tàu Sang Fish 01 thả lưới vây giữa ngư trường truyền thống
    Tranh thủ giờ nghỉ, anh Hồ Văn Đức thả câu “tăng gia sản xuất”. Những con cá hố dính câu kéo vội lên mặt biển, chế món gỏi đặc sản Hoàng Sa. 24 năm gắn nghiệp ngư dân, anh Đức theo miết nghề câu mực. Đây là chuyến biển đầu tiên của anh trên tàu vỏ thép và hành nghề lưới vây rút chì. Ngư trường Hoàng Sa dồn nén biết bao kỷ niệm, giông bão đời ngư phủ. Cánh bạn tàu gọi anh là “nhân chứng Chanchu, người trở về từ cõi chết”.

    Ngày ấy, chuyến câu mực trên tàu ông Phạm Văn Thành (Thanh Khê, Đà Nẵng), bất ngờ lạc giữa tâm bão Chanchu (tháng 4/2006) đổi hướng. Kế bên, các tàu của anh trai Nguyễn Văn Ba cùng cháu trai Nguyễn Văn Tam vật lộn cùng từng lớp sóng dữ. Con tàu gỗ chẳng khác nào như chiếc lá tre giữa trận cuồng phong, bão táp.

    Máy Icom rèn rẹt tiếng kêu cứu của anh Ba rồi tắt ngấm. Tàu lật úp, các thuyền viên bị nhấn chìm. Xác cháu Tam bỏ lại giữa Hoàng Sa, chỉ vớt được thi thể anh Ba. Đại tang làng chài hậu bão Chanchu vẫn còn trong ký ức của những ngư phủ như anh Đức.

    Biển lặng, anh lại vươn khơi, gắn mình với nghiệp câu mực. “Có tàu vỏ thép rồi, thấy tiện nghi, thoáng đãng và không sợ… chết nữa. Con tàu thiết kế với khả năng chống lật, chịu sóng gió lớn, tạo sự tin tưởng cho ngư dân”, anh Đức nói.

    Ngư dân Nguyễn Công Nhất (32 tuổi, cùng quê Thăng Bình) hào hứng: Chỉ riêng như chuyện sinh hoạt đã “sướng” nhiều lần rồi. Tàu thép có trang bị vòi nước, nhà vệ sinh, khu nghỉ ngơi thoáng đãng. Như tàu gỗ anh em cứ “trả về với tự nhiên”, ra hai bên mạn tàu nhiều lúc nguy hiểm khó lường…

    Còn nữa

    Theo anh Sang, tàu Sang Fish 01 đã thực hiện 4 chuyến hậu cần. Ưu điểm nổi bật là khả năng di chuyển nhanh, lướt sóng, cơ động và giảm đáng kể chi phí nhiên liệu, lên đến khoảng 40%.

    “Sau chuyến đi này, tôi về yêu cầu phía đơn vị đóng tàu khắc phục triệt để các lỗi ở tời chính. Nếu mọi phía từ nhà máy đóng tàu, chủ tàu đến các thuyền viên làm hết trách nhiệm của mình, chắc chắn tàu thép sẽ phát huy tối đa hiệu quả”, anh Sang nói.
    http://www.tienphong.vn/xa-hoi/theo-tau-thep-vay-ca-giua-hoang-sa-749725.tpo

    đọc bài này thấy thương ngư dân quá, gặp bao nhiêu trở ngại với con tàu sắt mới. và tức giận cái làm ăn không đảm bảo, chất lượng kg được tốt của công ty đóng tàu, bàn giao tàu cho ngư dân mà sản phẩm còn quá nhiều vấn đề khuyết điểm làm hao tổn tâm trí tiền bạc ngư dân

    Mong rằng qua phản ánh này của ngư dân, các công ty đóng tàu phải làm tốt hơn sx ra tàu đánh cá bằng thép chất lượng hoàn chỉnh
    kosmyn, Connuocviet, PTNT4 người khác thích bài này.
  3. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Lại phải xem lại chất lượng tàu bè...Ta chém chẳng sai,rơi vào mấy tay nhà nước y rằng sẽ bị thì là mờ ^#(^
    Triumf, kuyomuko, Connuocviet1 người khác thích bài này.
  4. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Mềnh định viết thư kêu gọi bác Trân, bác Hòa hướng con chuối của mình sang lãnh vực đánh bắt cá có lẽ dễ được thông cảm phê duyệt nhanh...và được hưởng lợi NĐ 67. Này nhé, con của cụ Trân điều khiển từ xa lùa cá vào lưới, thậm trí chế lao xiên luôn kình ngư bất trị. Con cụ Hòa thì yết kiêu 2.0 cưỡi vòng xa bên ngoài cảnh báo sớm ngư trường tiềm năng và tàu lạ, sẵn sàng giũa móng đục đẽo chân vịt free cho bạn, thậm trí gửi yết kiêu đến giao hữu với họ kiểu "đặc biệt tinh nhuệ"...he he
    :-):-):-)
    Connuocvietsu_30 thích bài này.
  5. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    chán với chất lượng hàng nhà :( nhận tiền để làm mà cứ như làm không công bố thí không bằng b-( có lẽ nên có thêm chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp để họ đầu tư vào chuyện đóng tàu vỏ thép có khi hay hơn :P
    Connuocvietsu_30 thích bài này.
  6. kosmyn

    kosmyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    25
    Xem mà muốn khóc... bao hy vọng tiền của bỏ vô con tàu và cái nhận được là "trắng tay" và sự thất vọng, vậy thì ngư dân bám biển kiểu gì?
  7. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Tàu cá vỏ thép Hoàng Anh 01 hỏng máy trên biển

    TTO - 10g30 sáng 24-8, khi ở cách Nha Trang khoảng 130 hải lý về phía Đông Nam, tàu Hoàng Anh 01 bị mẻ piston, cong tay biên của động cơ chính.Thủy thủ trên tàu không thể khắc phục.

    [​IMG]
    Tàu cá vỏ thép Hoàng Anh 01 neo tại cảng Sa Cần (Bình Sơn – Quảng Ngãi).



    Thông tin từ Trung tâm phới hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng Hải Việt Nam cho biết; Trong lúc hoạt động tại ngư trường Trường Sa, tàu cá vỏ thép Hoàng Anh 01 của ngư dân Mai Thành Văn (sinh năm 1973, ở xã Bình Chánh, Bình Sơn, Quảng Ngãi) bị trục trặc máy, mất khả năng điều khiển trôi dạt trên biển.

    Tàu đã được Tàu SAR 413 kịp thời cứu nạn và lai dắt cập cảng Nha Trang an toàn.

    Các thuyền viên trên tàu đều khỏe mạnh.

    Trước đó, vào lúc 10g30 sáng 24-8, khi đang ở cách Nha Trang khoảng 130 hải lý về phía Đông Nam, tàu Hoàng Anh 01 bị mẻ piston, cong tay biên của động cơ chính nên mất khả năng điều động.

    Do không thể khắc phục nên thuyền trưởng Văn phải cho tàu thả trôi và liên lạc về đất liền đề nghị được cứu nạn khẩn cấp.

    Bộ GTVT đã chỉ đạo, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam đã điều động tàu SAR 413 đi cứu nạn, lúc 21g40 ngày 24-8.

    Đến 14g15 ngày 25-8, tàu SAR 413 tiếp cận được tàu Hoàng Anh 01 và lai dắt vào bờ.

    Tàu Hoàng Anh 01 là tàu đánh lưới vây vỏ thép đầu tiên của ngư dân Quảng Ngãi, con tàu này được đóng tại nhà máy đóng tàu của Công ty TNHH một thành viên Đóng tàu Nha Trang, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

    Tàu có chiều dài hơn 25m, rộng 7,5m, cao 3,6m, tổng công suất 892 CV, được trang bị thiết bị đánh bắt hiện đại, hệ thống hầm cá được bọc cách nhiệt và phủ composite, đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, thiết bị định vị toàn cầu GPS… Tổng giá trị chưa kể ngư cụ là 6,5 tỷ đồng.

    Thuyền trưởng Mai Thành Văn cho biết, cuối tháng 4, tàu Hoàng Anh 01 đi biển chuyến đầu tiên, đánh được hơn 9 tấn cá. Chuyến ra khơi ngày 5-8 mới đây là chuyến biển thứ hai thì gặp sự cố khi đang hoạt động trên biển.

    VĂN MỊNH
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/625145/tau-ca-vo-thep-hoang-anh-01-hong-may-tren-bien.html
    hết tàu Sang Fish 01 rồi tới Hoàng Anh 01 bị trục trặc hư hỏng

    Tàu Hoàng Anh 01 bị mẻ piston, cong tay biên của động cơ chính không rõ là do chất lượng của máy hay lỗi vận hành của thủy thủ tàu. mình thì nghĩ xác suất nhiều là thông số kỹ thuật tàu không đáp ứng được nhu cầu vận hành của ngư dân. gần tới hạn hay vượt quá 1 chút là nãy sinh hư hỏng
    ConnuocvietOnlySilverMoon thích bài này.
  8. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Chờ điều tra chính thức...Giờ còn quá sớm để kết luận :oops:
  9. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    trước hết bà con nhớ xài nhớt tốt nguồn gốc rõ ràng nhé. để có gì còn khiếu nại
    kg rõ máy gắn trên tàu là máy mới hay seconhand nữa các bác?
  10. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    2 tàu cá vỏ thép gặp trục trặc
    27/08/2014 08:03 (GMT + 7)


    TT - 13g ngày 26-8, tàu Hoàng Anh 01 - tàu cá vỏ thép - được tàu cứu hộ lai dắt về cảng Nha Trang do bị chết máy, sau 20 ngày xuất bến chuyến thứ 2.
    [​IMG]
    Ngư dân tàu Sang Fish 01 kiểm tra lại các tay lưới bị mất sau chuyến đi biển đầu tiên bị trục trặc - Ảnh: Trường Trung

    Trong khi đó, tàu Sang Fish 01 - cũng là tàu cá vỏ thép - gặp sự cố với hệ thống tời quay lưới ngay chuyến đi biển đầu tiên vào ngày 22-8. Công ty TNHH MTV đóng tàu Nha Trang đang kiểm tra thiết bị gặp sự cố.

    Vừa ra khơi đã gặp sự cố

    Thuyền trưởng và chủ tàu Hoàng Anh 01 - ông Mai Thành Văn (ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết chuyến đi biển thứ hai của tàu xuất phát từ cảng cá Hòn Rớ, TP Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 5-8.

    Sau khi chạy ba ngày ba đêm, tàu đến vùng biển khai thác. Lúc đang đánh cá thì trục tời để kéo lưới bị trục trặc, bứt gãy. Thủy thủ trên tàu tự khắc phục, hàn lại để tiếp tục khai thác.

    Thế nhưng đến sáng 24-8, máy chính của tàu bị hư không thể khắc phục, mất khả năng điều động, phải thả trôi rồi gọi tàu cứu nạn.

    Trở về với 11-12 tấn cá ngừ đại dương đã đánh bắt được trước khi tàu chết máy, một số ngư dân trên tàu lắc đầu cho hay “như vầy là lỗ nặng, sẽ không có tiền chia cho anh em rồi”.

    Trưa cùng ngày, tại cầu cảng Đồn biên phòng (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) - nơi tàu Sang Fish 01 đậu, gần 10 ngư dân đang tham gia vá lưới và kiểm tra lại các khoen chì.

    Ông Phan Bé - chủ tàu này - cho biết việc phải dùng lưới Đài Loan để vá vào phần lưới nguyên thủy nhập từ Nhật đã mất trong quá trình xảy ra sự cố và việc vá lưới lâu hơn dự kiến, nhanh nhất phải nửa tháng nữa tàu mới tiếp tục ra khơi.

    Theo ông Bé, ngày 22-8, khi tàu đang đánh lưới vây trên khu vực vịnh Bắc bộ, hệ thống tời quay lưới bất ngờ bị gãy khi đang rút lưới khiến bốn tay lưới dài hơn 400m (trị giá hơn 500 triệu đồng) và hơn 1 tấn cá bị mất. Thủy thủ tàu phải mất hơn năm giờ để cứu giàn lưới hơn 1,6 tỉ đồng không bị cuốn xuống biển.

    “Trục quay tời có khả năng chịu tải theo thiết kế là 18 tấn nhưng lúc gặp sự cố cá không nhiều nên tải trọng chưa tới 10 tấn. Trong chuyến đánh bắt này, tàu tôi bủa lưới 6 lần thì có tới 4 lần gặp sự cố với hệ thống tời. Lần này nghiêm trọng nhất vì trục quay bị gãy, thợ cơ khí trên tàu không thể khắc phục nên phải cập bờ để sửa chữa. Nguyên nhân là do khớp nối truyền lực được làm không chắc chắn. Tôi mới đánh được hai mẻ lưới nên chuyến đi này lỗ nặng” - ông Bé nói.

    Do lỗi thiết kế?

    Ngư dân Lê Văn Sang (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), đồng sở hữu tàu Sang Fish 01, cho hay khi nhận tàu về anh phải mất hơn hai tháng để hoàn thiện tàu, nhưng hiện tàu vẫn còn khá nhiều khuyết điểm mà sau chuyến ra khơi đầu tiên anh mới nhận ra.

    Theo anh Sang, tàu Sang Fish 01 thiết kế cabin to nên thường chao đảo và rung lắc với biên độ nhanh và rộng hơn so với tàu gỗ. “Khi thả lưới, tàu ở dưới nước, dưới gió (tức tàu hướng vuông góc với hướng sóng và ở phía sau hướng thả lưới) nên vào mùa biển động, người kéo lưới trên tàu dễ ngã xuống biển. Tàu này mùa biển lặng thì êm nhưng mùa biển động thì chưa hợp với nghề lưới vây” - anh Sang nói.

    Ngoài một số sửa chữa nhỏ, sau chuyến ra khơi đầu tiên, anh Sang phải tự bỏ tiền khắc phục các thiết kế chưa đúng như lệch khớp nối truyền lực, hỏng khớp nối hệ thống tời, dời trụ cẩu về phía mũi tàu do khó lên khoen chì khi kéo lưới.

    “23 anh em trên tàu cứ kỳ vọng chuyến ra khơi đầu tiên trên tàu vỏ thép được suôn sẻ do đây là con tàu cá hiện đại nhất nhì VN, vậy mà tàu lại gặp sự cố. Tiền khắc phục sự cố so với giá trị con tàu chưa hẳn là nhiều, nhưng hi vọng những con tàu sau, nhà máy đóng tàu quan tâm hơn đến những chi tiết nhỏ nhất để ngư dân yên tâm vận hành tàu”- anh Sang nói.

    Trong khi đó, ông Văn cho rằng lẽ ra độ cao của tháp cabin tàu phải hạ thấp hơn nữa, khoảng 0,8-1m. Ngoài ra, không chỉ trục tời bị trục trặc, không quay kéo được lưới lên, mà lưới dây trên tàu còn bị kéo tuột lại rất nguy hiểm, có thể sẽ cuốn cả ngư dân rớt luôn xuống biển nếu sơ ý.

    “Nếu được cho đóng con tàu vỏ thép thứ hai, chắc chắn tôi sẽ đề nghị thiết kế có nhiều cái khác hơn con tàu đầu tiên này...” - ông Văn nói.

    Trả lời về việc hai tàu vỏ thép mới đóng nhưng đã gặp trục trặc ngay từ các chuyến đi biển đầu tiên, ông Lê Văn Toàn - phó giám đốc Công ty TNHH MTV đóng tàu Nha Trang, đơn vị đóng tàu Sang Fish 01 và Hoàng Anh 01 - cho rằng cần phải xem xét lại, bởi cả hai tàu “đều được đóng theo đúng quy trình quy phạm”.

    “Dẫu sao đó cũng đều là theo lý thuyết. Còn cả con tàu là một tổ hợp cơ khí, kỹ thuật nên có những sai số, độ vênh nhất định, khi hoạt động trong thực tế mới nảy sinh, phát hiện. Chính vì vậy công ty đang rà soát, kiểm tra chặt chẽ mới có đánh giá kết luận và khắc phục...” - ông Toàn nói

    PHAN SÔNG NGÂN - TRƯỜNG TRUNG

    ---
    Các nhà cung cấp thiết bị, bảo hiểm sẽ kiểm tra

    Sau khi tàu Hoàng Anh 01 được kéo về đến cảng Nha Trang, đích thân ông Lê Văn Toàn - phó giám đốc Công ty TNHH MTV đóng tàu Nha Trang - trực tiếp xuống tàu để tìm hiểu.

    Theo ông Toàn, máy lắp ráp cho cả hai tàu vỏ thép đầu tiên này đều là máy Nhật đã qua sử dụng, còn khoảng 85%, do một doanh nghiệp ở TP.HCM cung cấp.

    Còn trục tời do một nhà sản xuất ở Nha Trang cung cấp và “ông này đã làm mấy chục năm nay, lắp ráp hàng trăm trục tời cho các tàu cá khác”. Ngày 27-8, các nhà bảo hiểm, cấp máy, thiết bị sẽ cùng kiểm tra, đánh giá trục trặc của tàu Hoàng Anh 01.
    ---
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/625214/2-tau-ca-vo-thep-gap-truc-trac.html

    xem bài mà cảm thấy tức giận đơn vị đóng tàu và những bên khác liên quan và xót xa cho ngư dân gánh chịu bao nhiêu thiệt hại và rủi ro khi vận hành 2 con tàu cá mang tiếng hiện đại nhất này
    lại cái câu trả lời đúng qui trình 1 lần nữa nghe sao khó nghe quá
    lỗi sơ xuất của các ông thôi có thì gây thiệt hại trăm triệu và tính mạng dân bị mất. xin trách nhiệm và lắng nghe yêu cầu của ngư dân, đi thực tế nhiều rồi hãy thiêt kế đóng tàu tiếp


Chia sẻ trang này