1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thiết kế và công nghệ phù hợp cho lực lượng kiểm ngư và tàu cá Việt Nam.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi UglyWar, 25/06/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    nếu có mấy a Nhật đứng đằng sau bao tiêu sản phẩm thì hy vọng cái kế hoạch của "bầu Đức Khải"-Phạm Ngọc Lâm có triển vọng hơn
  2. zzlovevnzz

    zzlovevnzz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2012
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    34
    Khó ở cái chế biến, xuất khẩu ở luôn ngư trường đánh bắt thôi... chứ hậu cần, thu mua chắc là có thể ngay + luôn được. Cái đám tàu kia nếu mua về được thì cũng là một mô hình "vừa đánh bắt, vừa đào tạo"... khá tốt. Sau này nếu có khả năng đóng được tàu có khả năng chế biến thủy, hải sản thì ... hậu cần + thu mua + chế biến + xuất khẩu sẽ thành 1 chuỗi liền.
  3. zzsubmarinezz

    zzsubmarinezz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2012
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    63
    Trông quả design này có vẻ ngon !!

    23m Fishing Vessel - Fish Carrier

    [​IMG]

    DESCRIPTION:23m Fishing Vessel
    DATE LAUNCHED:2003
    LENGTH:23.00m
    BEAM:9.50m
    DRAFT:3.00m
    LOCATION:Turkey
    ...

    General Description:

    Main Engine: Iveco 550bhp + Mercedes 550bhp (both 2 years old)
    Fuel Capacity: 25m3
    Generators: 110kW
    Freezing Capacity: 5 tonnes
    Fish hold capacity: 200 tonnes
    Fresh Water: 15 tonnes
    Crew Cabins: 6 persons
    Fish finder: Deep radar + Sea Surface Radar
    Navigation Equipment: All equipment + Satellite + Auto Pilot

    The other vessels can be seen at:
    http://www.seaboats.net/31m-purse-seiner-fishing-vessel-xidp426215.html

    [​IMG]


    [​IMG]

    http://www.seaboats.net/23m-fishing-vessel-fish-carrier-price-reduced-xidp426218.html
    ConnuocvietUglyWar thích bài này.
  4. Connuocviet

    Connuocviet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2012
    Bài viết:
    1.019
    Đã được thích:
    214
    Theo em thì cái khoản tàu chế biến có lẽ không khó, nếu chưa thể làm được thì có thể mua của nước ngoài ( Nhật, Hàn, Úc.....), nhưng nếu mua tàu, phương tiện về mà không có thị trường để xuất khẩu thì cũng toi bác ạ. Có lẽ trước mắt cứ phải tìm thật nhiều đối tác để có đầu ra rồi mới có thể tinh tiếp được, trong lúc này thì các nhà máy trên bờ cũng phải đầu tư mạnh mẽ về công nghệ chế biến, tăng chất lượng cũng như nghiên cứu để đa dạng hóa, tăng giá trị sản phẩm hòng có thể xuất khẩu được vào các thị trường tốt như Nhật, Mỹ, EU......có như vậy mới tăng được giá trị hàng xuất khẩu. Đồng thời tạo ra 1 chuỗi liên kết từ A-Z ( từ ngư dân đến thẳng các nhà chế biến, xuất khẩu), hạn chế thấp nhất các tầng trung gian, thương lái không có lợi cho ngư dân.
    zzlovevnzzhanhgl thích bài này.
  5. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232

    Ơn giờ, em cực ghét ăn cá biển!
    hanhgl thích bài này.
  6. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Không biết mọi người nghĩ sao chứ mình thấy được đó :eek:Đóng có 6 tháng o_O
    ++++++++++++++++++++++++++++++++
    Cận cảnh tàu thép đa năng tiếp sức ngư dân

    (TNO) Ngày 4.7 Công ty CP Ứng phó sự cố tràn dầu và dịch vụ hàng hải Bảo Duy (âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) cho hay ngày 12.7 tới đây, tàu thép đa năng chuyên phục vụ hậu cần nghề biển sẽ ra khơi chuyến biển đầu tiên.


    [​IMG]
    Quá trình đóng tàu thép Bảo Duy
    Theo ông Trần Công Vinh, Tổng giám đốc Công ty Bảo Duy, tàu Bảo Duy 09 được hoàn thiện trong vòng 6 tháng với tổng mức đầu tư hơn 5 tỉ đồng.

    Tàu dài 22 mét, rộng 6 mét, lắp 2 máy công suất 1.100 CV có thể đảm nhận các nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ, trục vớt, lai dắt tàu cá ngư dân gặp nạn.

    Bên cạnh đó, tàu Bảo Duy 09 còn đóng vai trò là tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, vận chuyển dầu, nhu yếu phẩm ra biển tiếp tế cho tàu cá, giúp ngư dân kéo dài chuyến đánh bắt, vừa phát triển kinh tế biển, vừa đảm bảo nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển đảo.

    Ngoài ra, tàu Bảo Duy 09 còn có máy nén khí dùng cho thợ lặn trục vớt tàu, tài sản, vòi chữa cháy, máy thu hồi dầu dùng ứng cứu tàu cá gặp sự cố cháy nổ trên biển.

    [​IMG]
    Chân vịt, bánh lái
    [​IMG]
    Buồng máy của tàu thép Bảo Duy 09
    [​IMG]
    Khoang chứa
    [​IMG]
    Máy kéo dùng để lai dắt tàu cá bị nạn
    [​IMG]
    Sàn tàu
    [​IMG]
    Cabin nhìn từ phía sau
    [​IMG]
    Tàu thép Bảo Duy 09 sẽ đi chuyến biển đầu tiên vào ngày 12.7

    Tin, ảnh: Nguyễn Tú - Phan Dươn
  7. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Thấy cái này cũng cần phải đưa vào ứng dụng trong đóng tàu cho ngư dân cũng ổn :cool:
    ==============================
    Sức mạnh thép cho ngư dân - Kỳ 7: 3 lớp ‘áo’ chịu lực cho tàu

    Tàu cá vỏ thép nếu được thiết kế 3 lớp, sử dụng vật liệu chịu va đập, đàn hồi sẵn có trong nước sẽ có khả năng chịu lực đâm va và tiết kiệm chi phí đầu tư cho ngư dân.


    [​IMG]





    [​IMG]


    [​IMG]
    GS-TS Nguyễn Việt Bắc - Ảnh: P.Hậu



    Thiết kế vỏ bảo vệ tàu 3 lớp về mặt kỹ thuật giống như nguyên lý sản xuất áo chống đạn. VN đã ứng dụng thành công kỹ thuật này để sản xuất tấm chịu lực ở các cảng lớn, hứng lực va chạm của tàu trọng tải 10.000 - 20.000 tấn sử dụng trong thời gian dài

    [​IMG]


    Đây là ý tưởng của GS-TS Nguyễn Việt Bắc, Chủ nhiệm Chương trình trọng điểm quốc gia về vật liệu KC02 (Bộ KH-CN). Theo GS-TS Nguyễn Việt Bắc, những vụ đâm va của tàu Trung Quốc với tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư hay tàu cá của ngư dân VN thời gian qua cho thấy dưới xung lực va đập, thân tàu luôn có xu hướng bục vỡ, thủng hay xé toạc. Các giải pháp kỹ thuật hiện nay hoàn toàn có thể hóa giải tình huống bị đâm trực diện, giảm thiểu thiệt hại cho thân tàu và có thể ứng dụng ngay trong chủ trương đóng mới tàu cá vỏ thép, bảo vệ an toàn tính mạng ngư dân khi khai thác hải sản xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

    Tùy thuộc vào tốc độ và trọng tải của con tàu, người thiết kế sẽ tính toán độ dày lớp thép thân tàu. Thông thường, vỏ thép tàu nhỏ chỉ dày dưới 10 mm, nếu vượt quá sẽ không tải nổi. Vỏ thép quá dày không phải là phương án tốt giúp tàu chịu lực va đập tốt, lại ảnh hưởng đến khả năng cơ động, tốc độ di chuyển. Để chống va đập khi tiếp cận cầu cảng, tàu cá hiện nay đang dùng lốp xe chịu lực làm đệm chống va. Nhưng nếu bị tàu Trung Quốc đâm va trực diện bằng mũi nhọn tàu của họ thì các tấm chịu lực này không có tác dụng. Do vậy, mẫu tàu cá vỏ thép thiết kế cho ngư dân phải tạo ra lớp “áo” có khả năng chống chịu tốt với xung lực đến từ một phía.

    Nguyên lý “áo chống đạn”

    Một trong những cách đó là thiết kế thân tàu có các tấm giảm chấn 3 lớp với các vật liệu khác nhau. Cụ thể, ngoài cùng là vỏ thép mỏng 3-5 mm, sau đó là lớp vật liệu xốp và cao su có khả năng đàn hồi cao, phía trong cùng thân tàu sẽ là lớp vật liệu tùy chọn. Về độ bền vật liệu, lớp thép bên ngoài có khả năng chịu xung lực cường độ cao. Trong tình huống bị đâm húc, lực dồn vào một điểm cũng khó khiến vỏ thép bị chọc thủng mà chỉ làm biến dạng do đã có các lớp vật liệu xốp, đàn hồi phía sau. Chọn vật liệu cho lớp giảm chấn che vỏ tàu hiện nay không khó, có thể dùng ngay cao su, xốp nhựa polyurethane, PVC tổng hợp sản xuất trong nước với giá thành không cao. Để có độ bền tốt nhất, các lớp vật liệu xốp và đàn hồi này có thể làm dày khoảng 30 - 50 mm. Đến lớp vỏ tàu trong cùng có thể chọn nguyên liệu gỗ hay sắt để giảm chi phí đầu tư và giảm trọng tải của cả con tàu.

    Thiết kế vỏ bảo vệ tàu 3 lớp về mặt kỹ thuật giống như nguyên lý sản xuất áo chống đạn. Nguyên lý thiết kế và lựa chọn vật liệu khác nhau chịu lực tác động lớn có khả năng phân tán xung lực được ứng dụng rộng rãi ở Nhật, Mỹ và chứng minh hiệu quả khi sản xuất các đệm chịu va đập đặt tại các cầu cảng đón tàu trọng tải lớn. VN đã ứng dụng thành công kỹ thuật này để sản xuất tấm chịu lực ở các cảng lớn, hứng lực va chạm của tàu trọng tải 10.000 - 20.000 tấn sử dụng trong thời gian dài.



    Tham khảo mẫu tàu gỗ hiện đại

    Tàu vỏ thép sẽ an toàn hơn, độ bền cao hơn, chịu được sự va đập và ngư dân sẽ an tâm hơn để bám biển. Cái khó lâu nay là nguồn vốn để đóng tàu, nay được nhà nước hỗ trợ, tôi sẽ sẵn sàng vay để thay tàu vỏ thép. Về cơ bản, tàu vỏ thép nên thiết kế theo mẫu của tàu vỏ gỗ đời mới vì loại tàu này hiện rất phù hợp với việc đánh bắt trên biển.

    Ngư dân Lê Văn Dung(xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An)


    Không nên đóng tàu quá lớn

    Các cơ sở đóng tàu vỏ thép cần khảo sát kỹ tập quán khai thác của ngư dân trên tàu vỏ gỗ trước khi đóng đại trà các tàu vỏ thép. Nên đóng tàu dài khoảng 25 m, chiều cao từ đáy lên đến mạn không quá 3 m là phù hợp trong việc khai thác trên biển. Tàu vỏ thép là một chuyện, việc khai thác hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như khả năng dự báo luồng cá, kinh nghiệm của ngư dân, ngư lưới cụ ngư dân đang sử dụng. Vì vậy, chúng ta không ham đóng những con tàu lớn, mà chỉ đóng tàu có công suất từ 1.000 - 1.200 CV, vừa đảm độ an toàn, vừa bảo đảm hiệu quả khi sử dụng các ngư lưới cụ, làm các nghề truyền thống mà lâu nay ngư dân đang làm.

    Ngư dân Lê Xuân Hùng(xóm Phúc, xã Ngư Lộc, H.Hậu Lộc, Thanh Hóa)


    Khánh Hoan - Ngọc Minh (ghi)




    Phan Hậu (ghi)
    ConnuocvietOnlySilverMoon thích bài này.
  8. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    có 1 vấn đề lưu ý về an toàn lao động cho bà con ngư dân trên tàu là:
    sàn tàu gỗ có độ ma sát tốt nên đi lại thuận lợi không có trượt ngã
    còn sàn tàu sắt thì rất dễ trơn trợt do bè mặt nhẵn và dễ trơn khi gặp nước và dầu nên thiết kế và đóng tàu cần chú ý kỹ vấn đề an toàn này để có giải pháp kỹ thuật phù hợp và ngư dân cũng phải mang giày bảo hộ đúng chuẩn nếu cần
    ConnuocvietHaNoiOld thích bài này.
  9. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Nghiên cứu đóng tàu cá vỏ thép ‘chiến’ cho ngư dân

    [​IMG]

    Tàu lưới vây

    Chỉ hiện đại, chưa đủ

    Tại buổi tọa đàm, ông Ngô Tùng Lâm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) đã đưa ra mô hình ba loại tàu đánh bắt cá phổ biến hiện nay của ngư dân gồm: tàu kéo, tàu lưới rê và tàu lưới vây. Tất cả các tàu này đều được thiết kế công suất lớn và rất hiện đại.

    Cụ thể, tàu lưới vây có công suất thiết kế lớn nhất: 897 CV, khoang chứa cá 185 m3, khoang chứa dầu 17 m3… Kế tiếp là tàu kéo: công suất 818 CV, khoang chứa cá 91 m3, khoang chứa nước ngọt 42 m3, khoang chứa dầu 31 m3… Tàu lưới rê: công suất 630 CV, khoang chứa cá 42 m3, khoang chứa nước ngọt 9,4 m3, khoang chứa dầu 8 m3…

    Trong đó, tàu kéo và tàu lưới rê có số lượng thủy thủ tối đa 10 người. Riêng tàu lưới vây có số lượng thủy thủ lên đến 18 người.

    Theo SBIC, kinh phí đầu tư mỗi tàu vỏ thép từ 8 – 10 tỉ đồng (cao hơn từ 50% - 60% so với tàu gỗ). Trong đó, chiếm phần lớn là kinh phí đầu tư ngư lưới cụ. Tuy kinh phí đầu tư lớn, nhưng hiệu quả đánh bắt của tàu vỏ thép cao gấp nhiều lần so với tàu vỏ gỗ.

    Tàu vỏ thép có thể chịu được sóng to, gió lớn lên đến cấp 8, cấp 9. Bên cạnh đó, dự trữ nhiên liệu, thể tích khoang chứa, khả năng bảo quản cá và tốc độ di chuyển đều cao hơn nhiều so với tàu vỏ gỗ. Tất cả những ưu thế này sẽ giúp tàu vỏ thép hoạt động dài ngày hơn so với tàu vỏ gỗ. Ngoài ra, tàu vỏ thép tiết kiệm khoảng 15% nhiên liệu so với tàu vỏ gỗ.

    [​IMG]

    Tàu lưới kéo

    Theo tính toán sơ bộ, chỉ cần ngư dân đi biển trong sáu tháng là đủ trả nợ theo quy định của ngân hàng trong từng năm. Như vậy, khoảng thời gian đánh bắt còn lại, ngư dân đã có lợi nhuận.

    Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, đối với tàu đánh bắt cá, nếu chỉ chú trọng hiện đại không thôi là chưa đủ, vì mỗi vùng biển có một đặc điểm khác nhau, nên không thể đưa ra một chuẩn chung nhất định.

    Theo chuyên gia đóng tàu Phạm Ngọc Hòe, đối với ngư dân đi biển, quan trọng là hiệu quả của chuyến đi. Vì vậy, bên cạnh vỏ tàu, cần phải nghiên cứu thật kỹ việc trang bị các ngư lưới cụ trên tàu. “Trước đây, ngư dân dùng tàu vỏ gỗ, nay chuyển sang tàu vỏ sắt, chúng ta phải nghiên cứu kích thước lưới vây bao nhiêu, lưới đánh bắt cá nào phù hợp nhất, hệ thống ánh sáng ra sao… để trang bị cho ngư dân” – ông Hòe đề nghị.

    Cần hỏi ý kiến ngư dân

    Theo ông Phan Non - chủ một cơ sở chuyên đóng tàu tại Quảng Ngãi, kinh nghiệm đóng tàu nhiều năm của ông cho thấy, đóng tàu cá không đơn giản như tàu vận chuyển hàng. Mỗi vùng miền, ngư dân “ưng” một mẫu tàu khác nhau. Trong đó, mỗi ngư dân lại thích một cách thiết kế khác nhau sao cho phù hợp nhất với phương thức đánh bắt của họ. Vì vậy, hầu hết ngư dân không thích các công ty đóng theo một chuẩn nhất định rồi đưa cho họ đánh bắt. Ông Non đề nghị, cần đóng tàu theo ý kiến của từng ngư dân. Tất nhiên, các kỹ sư sẽ tư vấn những tính năng ưu việt của từng mẫu tàu để ngư dân chọn.

    [​IMG]

    Tàu lưới rê

    Thạc sĩ Nguyễn Đăng Cường – chuyên gia đóng tàu tại Ba Lan, góp ý thêm, bên cạnh hiệu quả kinh tế, chúng ta cần nghiên thêm khía cạnh đảm an toàn cho ngư dân và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cho phù hợp với tình hình thực tế là Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam. Chẳng hạn, chúng ta cần nghiên cứu công suất tàu cá của Trung Quốc để đảm bảo tàu của ngư dân đủ mạnh để tự bảo vệ mình trước tàu Trung Quốc. Thậm chí, chúng ta cần phải lưu ý trong phần thiết kế vỏ tàu để đảm bảo tàu ngư dân đủ sức đối phó khi tàu Trung Quốc đâm va.

    Ngoài ra, nhiều đại biểu lưu ý các đơn vị đóng tàu không được sử dụng bất kỳ trang thiết bị, phụ tùng nào của Trung Quốc để trang bị trên tàu của ngư dân. Việc này nhằm phòng ngừa trường hợp Trung Quốc không cung cấp trang thiết bị, phụ tùng thay thế, sửa chữa, gây khó khăn cho ngư dân.
    tombuys, Connuocvietsu_30 thích bài này.
  10. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Bác không cần lo quá. Phần lớn ngư dân bị thương trên biển là do sóng lớn hoặc va chạm trên biển. Thói quen của người Việt Nam là chân trần, ko có đồ bảo hộ hay chuyên dụng. Đa số trên sàn tàu ở những vị trí lên xuống, ra vào đều được làm mấp mô để tăng ma sát. Việc sử dụng ủng hay trang phục chuyên dụng là để bảo vệ ngư dân khi sử dụng ngư cụ. Đời sống khấm khá thì người dân mới có ý thức bảo vệ mình nhiều hơn.
    Connuocvietsu_30 thích bài này.

Chia sẻ trang này