1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thiết kế và công nghệ phù hợp cho lực lượng kiểm ngư và tàu cá Việt Nam.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi UglyWar, 25/06/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230

    (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
    >> Sắm 100 tàu bám biển cùng ngư dân

    [​IMG]
    Đội tàu sắt trong tương lai của Công ty Đức Khải

    Theo ông Lâm, sau khi về đến Việt Nam, những con tàu trên sẽ được sửa chữa, sơn lại. Công ty sẽ đưa tàu ra biển đánh bắt thử nghiệm, từ đó rút kinh nghiệm. Trong tháng 8, Công ty Đức Khải sẽ hoàn tất mua 45 tàu của Hàn Quốc và Nhật. Số tàu còn lại sẽ đem về nước vào khoảng cuối năm 2015.

    Ông Lâm cho biết khi đó đội tàu Đức Khải sẽ đồng loạt ra khơi bám biển. Những con tàu trên có công suất từ 1.200 - 1.500 mã lực, có tàu công suất chạy đến hơn 22 hải lý/giờ và trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ hiện đại, có định vị, máy tầm ngư, hệ thống thông tin liên lạc và kiểm tra kiểm soát bằng internet...

    Ngoài ra, 2 chiếc trực thăng trị giá khoảng 200 tỉ đồng cũng sẽ được đưa về phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn. Ông Lâm cho biết Đức Khải cũng sẽ “sắm” 2 ụ nổi khoảng 5.000 tấn/ụ để làm trạm hậu cần ngay trên biển phục vụ cho công tác hậu cần, nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh cho ngư dân.

    Dưới đây là một số hình ảnh của những con tàu sẽ được Công ty Đức Khải mua về Việt Nam:



    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Các tàu được trang bị hiện đại

    [​IMG]
    Vỏ thép, khoang rộng, chuyên đánh bắt xa bờ



    Đình SơnẢnh: Công ty Đức Khải cung cấp

    ===============
    Bắc đầu thấy lo nhiều hơn vui :confused: Kiểu gì cũng sẽ lỗ :oops:
    Connuocvietuman thích bài này.
  2. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    thế éo nào con tàu này tới 11 tỷ mấy bác nhỉ :(
    [​IMG]
    Tàu cá Sang Fish 01 được đóng tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh trị giá gần 11 tỉ đồng
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140706/kham-pha-tau-thep-cua-ngu-dan-da-nang-6-7-2014.aspx
    có khác quái gì con hoàng anh 1 này đâu :(mà con hoàng anh 1 có 6.5 tỷ :(
    [​IMG]
    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-s...u-tien-duoc-ban-giao-cho-ngu-dan-2976098.html
    Kiểu này không biết gói chục ngàn tỷ sẽ về đâu :(
    Malogs, Hector_S, halosun1 người khác thích bài này.
  3. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    mẫu tàu đánh cá mà em kiếm được :D
    tàu đánh cá lưới vây của thổ nhĩ kỳ hình hơi nhỏ
    [​IMG]
    thông số:
    -dài 26m,rộng 9m và mớn nước 3m
    -tốc độ 12hl/h
    -tiêu hao nhiên liệu 80l/h
    -sản xuất nước đá 3 tấn/ngày
    -công suất phòng đông lạnh 10 tấn :oops: đây chắc là phòng không lạnh chứ không phải khoang chứa cá :D
    -khoang giữ cá: 150m/t(chả hiểu nghĩa gì)
    -thời gian hoạt động liên tục trên biển:20 ngày
    giá 900.000 usd
    MalogsUglyWar thích bài này.
  4. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    "Tàu dài 22 mét, rộng 6 mét, lắp 2 máy công suất 1.100 CV có thể đảm nhận các nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ, trục vớt, lai dắt tàu cá ngư dân gặp nạn.

    Bên cạnh đó, tàu Bảo Duy 09 còn đóng vai trò là tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, vận chuyển dầu, nhu yếu phẩm ra biển tiếp tế cho tàu cá, giúp ngư dân kéo dài chuyến đánh bắt, vừa phát triển kinh tế biển, vừa đảm bảo nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển đảo.

    Ngoài ra, tàu Bảo Duy 09 còn có máy nén khí dùng cho thợ lặn trục vớt tàu, tài sản, vòi chữa cháy, máy thu hồi dầu dùng ứng cứu tàu cá gặp sự cố cháy nổ trên biển"

    [​IMG]

    Tàu thì như cái lỗ mũi, mà chức năng thì bá nghề bá nghệ, kiểu như thuốc Bắc-thuốc Nam của VN chữa được bá bệnh vậy! Thôi thì có được cái gì hay cái nấy vậy:(
    Malogs, nobita1102UglyWar thích bài này.
  5. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Vì sao đại gia Sài Gòn chi 1.500 tỷ sắm 100 tàu cá?

    (Kinh tế) - Có người nói tôi “phẫn nộ” sắm tàu là quá. Đây là bài toán kinh tế, tôi làm vì doanh nghiệp, cứ mang lợi ích cho người xung quanh mình rồi hãy nghĩ xem mình góp gì cho đất nước.
    http://nguyentandung.org/vi-sao-dai-gia-sai-gon-chi-1-500-ty-sam-100-tau-ca.html

    Câu chuyện ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT công ty CP Đức Khải trình Chính phủ đề án mua 100 tàu cá cùng 2 trực thăng để hỗ trợ hoạt động đánh bắt những ngày qua khiến dư luận xôn xao. Có người cho rằng, ông chủ doanh nghiệp này vì phẫn nộ trước hành động Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà sắm tàu lớn bám biển. Trao đổi với Zing.vn, ông Lâm cho rằng, việc mua tàu của ông xuất phát hoàn toàn từ bài toán kinh tế.

    - Ông có thể nói rõ hơn vì sao Đức Khải, doanh nghiệp kinh doanh không dính dáng gì đến nghề biển, lại có ý tưởng đầu tư 100 tàu đánh cá?

    [​IMG]
    Việc sắm tàu ra khơi đánh bắt hoàn toàn là bài toán kinh tế, một cách xoay sở làm ăn của doanh nghiệp tôi trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay.

    - Thực ra tôi đã có ý định lâu rồi nhưng chưa có cơ hội thực hiện. Giữa lúc kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phải tìm hướng để mở rộng kinh doanh, cải thiện thu nhập cho người lao động, nên tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để thực hiện dự án mà mình ấp ủ. Nước ta có lợi thế về nguồn tài nguyên biển phong phú. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích ngư dân bám biển để có thu nhập ổn định, phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Điều kiện đã đủ như thế thì tôi nghĩ không có lý gì mà không thực hiện.

    Hơn nữa, tôi cũng là dân biển, nên hiểu được cái khó của ngư dân mình. Hầu hết ngư dân hiện nay dựa vào kinh nghiệm truyền thống nên việc đánh bắt thủy sản nhỏ lẻ, sử dụng tàu vỏ gỗ nhỏ, công suất máy móc cũ, lạc hậu và công nghệ bảo quản sau khai thác rất thô sơ, hiệu quả kinh tế không cao. Để ngư dân yên tâm bám biển, phải có phương án cụ thể. Dự án này ngoài mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là tạo nhiều việc làm ổn định cho người lao động biển, hỗ trợ hậu cần cho tàu thuyền đánh bánh của ngư dân các địa phương hiện nay, cũng đồng thời thể hiện được trách nhiệm của doanh nghiệp, ý thức dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.

    - Từ ý tưởng đến khi đề án thực hiện mất thời gian bao lâu?

    - Hơn 2 tháng. Chúng tôi lên ý tưởng từ tháng 5/2014, và bây giờ đang trong giai đoạn ký kết, mua tàu.

    [​IMG]
    Mẫu tàu Đức Khải mua của Hàn Quốc. Trong tháng 8 này, 12 con tàu vỏ sắt đầu tiên sẽ cập cảng Việt Nam.

    - Có người cho rằng, ông vì phẫn nộ trước hành động ngang ngược của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nên quyết định sắm tàu bám biển?

    - Thực ra, nói yêu nước ở đây thì to tát quá, nhưng bất kỳ người Việt Nam nào cũng có ý thức tự tôn dân tộc. Còn nói tôi phẫn nộ là nói quá, phẫn nộ mà dư tiền tôi sẽ mua tàu chiến đóng góp cho đất nước. Đây hoàn toàn là bài toán kinh tế của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, tôi là người đứng đầu doanh nghiệp, không thể để nhân viên tôi đói nên phải tìm hướng xoay thôi.

    Mà mọi người ai cũng thấy, bất động sản bí đầu ra, khai thác thứ gì trên bờ rồi cũng cạn kiệt, trong khi tài nguyên biển của mình thì lại dồi dào. Vươn ra biển cũng là cơ hội thử thách bản thân. Với tôi, thể hiện ý chí, tinh thần dân tộc phải thiết thực, bằng cách mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho bản thân, người lao động xung quanh mình. Đừng ngồi rên chính sách, cứ làm, làm thì mới đong đếm được mình góp gì cho đất nước.

    - Số vốn phải bỏ ra để sắm đội tàu hùng hậu này cùng 2 trực thăng được tính toán như thế nào?

    - Đội tàu chúng tôi sẽ mua là 100 chiếc chiếc, trong đó có 95 chiếc chuyên dụng bám biển để đánh bắt, khai thác thủy – hải sản tại 5 ngư trường lớn gồm: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Chia nhỏ ra là 35 chiếc chuyên lưới rê, vay rút, 60 chiếc sẽ chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương. 5 chiếc còn lại chuyên dụng công tác hậu cần, có nhiệm vụ chuyên chở lương thực, thực phẩm cung cấp cho các tàu đánh bắt và nhận sản phẩm đánh bắt được về đất liền.

    Ngoài ra, chúng tôi đầu tư 2 ụ nổi, với sức chứa 5.000 tấn, đặt tại ngư trường đánh bắt để tiếp nhận thủy hải sản sau đánh bắt, sau đó phân loại để sơ chế, bảo quản, đây còn là nơi chăm sóc sức khỏe, tiếp tế hoặc bảo trì sửa chữa nhỏ cho các tàu đánh bắt. Bên cạnh đó còn có 2 chiếc trực thăng sử dụng để cứu nạn, cứu hộ hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.

    Các tàu, kể cả đánh bắt và hậu cần của Đức Khải sẽ là tàu vỏ sắt, với máy móc hiện đại, có công suất từ 500 đến 1.500CV. Chi phí cho mỗi tàu bình quân khoảng 10 tỷ đồng. Tổng số vốn để đầu tư cho tất cả phương tiện khoảng 1.500 tỷ. Phần lớn vẫn là vốn tự có của doanh nghiệp, nhưng để quản lý vốn hiệu quả, chúng tôi mong được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi như một ngư dân bình thường theo chính sách của nhà nước.

    [​IMG]
    Mẫu tàu Đức Khải sẽ tham gia đánh bắt tại ngư trường chủ quyền Việt Nam.

    - Đến nay phương án của ông đã thực hiện đến đâu?
    - Phương án đã trình Chính phủ và các bộ, ngành. Tôi rất vui mừng là được các bộ hỗ trợ. Hiện doanh nghiệp cũng đã ký xong hợp đồng mua 45 tàu với doanh nghiệp Nhật và Hàn Quốc. Chúng tôi cũng ký được hợp đồng với doanh nghiệp Nhật bao tiêu toàn bộ sản phẩm cá ngừ. Ngay trong tuần này, tôi sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu đầu tiên về nước.

    Sau khi về đến Việt Nam, những con tàu trên sẽ được sửa chữa, sơn lại cho phù hợp và gắn logo doanh nghiệp. Công ty sẽ đưa tàu ra biển đánh bắt thử nghiệm, để rút kinh nghiệm trước khi đưa toàn bộ tàu vào khai thác. Số tàu còn lại sẽ đem về nước vào khoảng cuối năm 2015. Khi đó, đội tàu Đức Khải sẽ đồng loạt ra khơi bám biển.

    - Bỏ một số vốn lớn đầu tư vào ngành mà chưa có doanh nghiệp nào làm, ông có thấy đây là phương án mạo hiểm?

    - Trái lại, tôi thấy rất tự tin với dự án này. Tàu của mình, ngư trường của mình, trang thiết bị, con người của mình, làm ăn đàng hoàng thì không có gì khó hết. Cá, mực, đặc biệt là hàng sạch thì nhu cầu ngày càng lớn. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị xong các phương án xuất khẩu, cung ứng cho các doanh nghiệp, chợ đầu mối trong nước nên không có gì cản trở nữa. Tôi cũng mong sau khi chúng tôi tiên phong sẽ có nhiều doanh nghiệp khác cùng tham gia đóng tàu, cùng ra khơi bám biển.

    - Nhưng trong đề án ông vẫn chia sẻ nhiều sự trăn trở, cái lo lớn nhất là gì?

    - Nói thật là tôi lo nguồn lao động không ổn định, vì ngư dân chưa có thói quen khép mình trong môi trường công nghiệp, kỷ luật. Cái lo lớn nữa là Trung Quốc quấy rối, người lao động không yên tâm làm ăn. Nhưng tôi nói thật, mình làm ăn chân chính trên biển mình, tàu Trung Quốc không dễ lộng hành mãi được.

    - Ông lo lao động không ổn định, vậy doanh nghiệp có cơ chế nào đặc biệt để giữ chân họ?

    - Sau khi hoàn tất các thủ tục đầu tiên của việc mua tàu, chúng tôi sẽ liên kết với tỉnh đoàn, hội nông, ngư dân các địa phương để tuyển dụng ngư dân. Những ngư dân được tuyển dụng này ban đầu sẽ làm thuyền viên, được đào tạo về đánh bắt, sơ chế… Tất cả thuyền viên trên tàu được hưởng lương theo nguyên tắc phân chia tỷ lệ thu nhập ngư dân 65%, công ty 34% và 1% sẽ đóng góp cho quỹ kiểm ngư. Kể cả những mùa tàu không đi đánh bắt được, họ cũng sẽ được nhận trợ cấp đảm bảo mức thu nhập không dưới 5 triệu đồng/người/tháng.

    [​IMG]
    Trong năm 2015, đội tàu 100 chiếc vỏ thép, công suất 500 đến 1.500 CV của doanh nghiệp sẽ cùng tham gia bám biển.

    Khi ngư dân có thu nhập cao hơn 10 triệu đồng/người/tháng, công ty sẽ khuyến khích họ trích số tiền vượt trên 10 triệu đồng ưu tiên mua lại cổ phần. Với mức này, chỉ sau khoảng 5 đến 6 năm, ngư dân sẽ dần thay thế công ty, trở thành những chủ tàu. Khi có quyền lợi, tôi nghĩ người lao động sẽ gắn bó thôi.

    Một điều cơ bản nữa là tàu đánh bắt của chúng tôi được tranh bị ngư lưới cụ hiện đại, đầy đủ thiết bị công nghệ, có định vị, máy tầm ngư, hệ thống thông tin liên lạc và kiểm tra kiểm soát bằng Internet… giảm bớt công lao động nhưng tăng thu nhập. Điều này cũng giúp ngư dân yên tâm bám biển dài ngày.

    - Một điều đáng chú ý là quy định của Việt Nam hiện nay không cho phép nhập tàu vỏ sắt đã sử dụng sau 8 năm, trong khi phương án của ông là chọn mua tàu cũ?

    - Tàu cũ của các nước phát triển và có kỹ thuật cao về đóng tàu và đánh bắt như Nhật, Hàn Quốc, Úc và Mỹ… đều rất hiện đại, có thể sử dụng 20 đến 30 năm nữa. Chúng tôi đã trình Chính phủ xin một số cơ chế hỗ trợ, ưu đãi để thực hiện thí điểm. Trong điều kiện hiện nay, tôi hy vọng Chính phủ sẽ tháo gỡ để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ ngư dân.

    Nhưng tôi cũng xin nói thêm, dự án tôi làm là rất nghiêm túc. Vì thế tôi cũng đã có phương án dự phòng. Nếu Chính phủ không đồng ý, tôi sẽ thuê tàu. Cho phép thì tôi làm 100%, không được thì tôi làm 15-20%. Tôi muốn là ngay trong tháng 8 này, khi 12 tàu đầu tiên về nước, tôi sẽ cho sửa chữa lại và ra khơi ngay, để mọi người thấy là tôi làm thật, không phải nổ.

    Tầu Hàng xẻng, Nhật...nhưng đừng có mà máy móc khựa nhá bác Lâm
  6. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    hy vọng là nhập tàu về hoạt động chứ kg đem đi cầm cố vay cho hoạt động khác
    nếu ông Lâm phát triển tốt đội tàu trong 5 năm -10 năm thì đề nghị tặng danh hiệp huân chương cho ông ấy cũng được
    Malogsnobita1102 thích bài này.
  7. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Quá được chứ cũng cái gì bác! Cầu mong cho đầu xuôi đuôi lọt, mong là CP ủng hộ tạo điều kiện hết cỡ, trực tiếp sát sao và khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp hơn nữa, chứ đừng có giao cho 1 số ban, ngành rồi tìm cách...cản trở để vòi thì bỏ mịa:cool:
    Malogshanhgl thích bài này.
  8. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Mình vừa đọc 2 kỳ về loạt bài "Tàu gì hiệu quả nhất cho ngư dân?" trên tuổi trẻ và đúng như mình nghĩ,sẽ cải tiến dần dần và tiền cải tiến sẽ không dưới vài ngàn tỷ,cải tiến đến khi hết vốn thì thôi :eek: Tiền thì vẫn vào đầy túi còn nợ nần thì ngư dân+chính phủ gánh :confused:
    TT - Hai chiếc tàu đánh cá vỏ sắt đầu tiên của ngư dân miền Trung đã và sẽ có chuyến “ra khơi dò bụng biển” đầu tiên. Hàng chục tàu cá vỏ sắt khác cũng đang được triển khai đóng cho ngư dân. Về lý thuyết, tàu lớn sẽ giúp ngư dân “thắng” lớn nhưng thực tế mới có câu trả lời chính xác.
    [​IMG]
    Tàu vỏ sắt đầu tiên của ngư dân Mai Thành Văn sau khi hạ thủy tại Nha Trang được đưa về cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) thực hiện chuyến ra khơi đầu tiên - Ảnh: Trà Giang

    Là người nhận chiếc tàu vỏ sắt đóng mới đầu tiên của cả nước, sau chuyến đánh bắt đầu tiên ở ngư trường Trường Sa, đến nay đã hơn một tháng ngư dân Mai Thành Văn (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) vẫn chưa cho tàu trở lại biển khơi đánh bắt.

    Trang bị hiện đại



    "Thích nhất là tàu sắt tốn ít nhiên liệu hơn. Tàu được thiết kế 10,5 hải lý/giờ, chạy từ Nha Trang về Đà Nẵng với tốc độ 8,3-8,7 hải lý/giờ chỉ tốn 21-22 lít dầu/giờ, nếu đi tàu gỗ với kích thước và lắp máy tương tự thì phải tốn 35 lít dầu/giờ"

    Ông PHAN BÉ (đồng sở hữu tàu Sang Fish 01)



    Gặp lại chúng tôi sau chuyến đi đầu tiên bằng tàu sắt, ông Văn kể chuyến đi dự kiến 40 ngày. Tàu xuất phát từ Quảng Ngãi đến ngư trường Trường Sa mất bốn ngày bốn đêm. Do nước chảy ngược, phải liên tục nhấn ga lớn để vượt và cắt sóng nên tốn nhiên liệu, mất hơn 6.000 lít dầu (bình thường khoảng 4.000 lít). Bên cạnh đó, ra khơi vào thời điểm biển không thuận, gặp cá nhỏ, cá vụn nên sản lượng được ít, giá lại rẻ (chỉ hơn 7.000 đồng/kg), nên chỉ sau 10 ngày đi biển, ông Văn đã cho tàu trở về neo đậu tại Nha Trang. Hỏi kết quả đánh bắt, ông chỉ lấp lửng: “Đủ phí tổn!”.

    Trước đó, đầu tháng 4-2014, chiếc tàu vỏ sắt đầu tiên của cả nước mang tên Hoàng Anh 01 được hạ thủy. Từ Nha Trang, chiếc tàu to lừng lững rẽ sóng ra khơi chạy một mạch ngon lành về cửa Sa Cần (xã Bình Chánh) quê ông Văn để ra mắt bạn tàu, bà con chòm xóm. “Bà con, bạn tàu và các ngành chức năng đến dự lễ bàn giao khiến anh em nhận tàu ai cũng háo hức và hi vọng vào những chuyến biển bội thu” - ông Văn nhớ lại.

    Thế nhưng trong đợt ra khơi vừa rồi, không chỉ tàu của ông Văn mà hơn 50 tàu cá công suất lớn đi lưới vây của xã Bình Chánh cũng lỗ nặng từ 50-100 triệu đồng. Hiện các tàu đang neo đậu ở bờ cả hơn tháng nay. “Mới một chuyến ngắn ngày thì chưa đánh giá được điều gì” - ông Văn trần tình.

    Dù hiệu quả chưa như mong muốn nhưng qua thời gian chạy thử, các chủ tàu sắt đều cho biết đã nhận thấy những tính năng ưu việt hơn hẳn so với tàu gỗ. Tàu vỏ sắt được trang bị đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, la bàn, rađa, thiết bị định vị toàn cầu GPS, nên ngư dân sẽ an toàn hơn khi hoạt động ngoài khơi xa. Đặc biệt với vận tốc cao (9-11 hải lý/giờ), thời gian ra khơi của tàu vỏ sắt ngắn hơn và ít tiêu hao nhiên liệu hơn so với tàu gỗ. Bên cạnh đó, tàu vỏ sắt còn được trang bị hệ thống đánh bắt hiện đại như máy dò cá, hệ thống hầm cá được bọc cách nhiệt và phủ composite nên việc bảo quản hải sản cũng tốt hơn.

    Sau tàu Hoàng Anh 01, tàu vỏ sắt mang tên Sang Fish 01 cũng vừa hạ thủy chạy từ Khánh Hòa về đến Đà Nẵng để chuẩn bị ra khơi chuyến đầu tiên. Từng đi biển hơn 30 năm trên tàu gỗ nên lần đầu thử sức với tàu sắt trên hành trình này, ông Phan Bé, đồng sở hữu tàu Sang Fish 01, khẳng định tàu sắt có những ưu thế vượt trội. Tàu được trang bị một máy đẩy chính có công suất 750 CV và hai máy phát điện đảm bảo quá trình vận hành dài ngày, đánh bắt cả ngày lẫn đêm trên biển. Tàu được lắp đặt rađa để quan sát chống va và phát hiện các phương tiện khác khi hoạt động vào ban đêm, có máy siêu quét dò ngang để tìm luồng cá chính xác.

    Ngại vì vốn đầu tư lớn

    Theo ông Phan Bé, giá trị đóng tàu là 7,3 tỉ đồng, gia đình ông mua thêm trang thiết bị, ngư cụ hiện đại cho tàu nên tổng giá trị của tàu là 11 tỉ đồng. Vốn lớn nhưng đổi lại tàu điều khiển tự động hoàn toàn nên vận hành khỏe hơn so với tàu gỗ, thuyền viên có chỗ ăn nghỉ, có nơi vệ sinh, tắm rửa chứ không phải sinh hoạt “tự nhiên” như tàu gỗ.

    Ông Văn cho biết theo hợp đồng được ký kết giữa ông và đơn vị cho thuê, sau khi bàn giao tàu ông có toàn quyền quyết định về vận hành, đánh bắt, bảo quản và kinh doanh các loại sản phẩm đánh bắt được ở bất cứ bến cảng, âu thuyền nào trên cả nước. Mỗi năm ông sẽ phải hoàn trả 10% giá trị con tàu ông đang thuê cho chủ đầu tư bằng tiền chứ không phải trừ theo sản phẩm cho đến khi hết nợ. Với số vốn đầu tư đóng tàu Hoàng Anh 01 hơn 7 tỉ đồng, trong đó vốn đối ứng của ông Văn hơn 20% (khoảng 1,4 tỉ đồng), phần vốn nhà nước còn lại 5,6 tỉ đồng, mỗi năm ông sẽ phải trả khoảng 560 triệu đồng. Tuy đợt vừa rồi chỉ đủ vốn nhưng ông Văn vẫn rất lạc quan. “Nghề đi biển khó nói trước được gì, biết đâu chuyến sau đánh bắt trúng đậm, chỉ cần một chuyến là trả xong nợ một năm. Đã dám đầu tư là tính toán hết các rủi ro. Anh em sau chuyến vừa rồi vẫn rất lạc quan, đang chờ qua mùa trăng lại ra khơi”- ông Văn khẳng định.

    Ông Phan Thanh Hùng - phó chủ tịch UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá của xã này - cho biết đến thời điểm hiện tại Bình Châu đã có năm ngư dân đăng ký được vay vốn để đóng tàu vỏ sắt. “Ngư dân mong Nhà nước sớm giải ngân để được vay vốn, kịp đóng tàu lớn ra khơi cuối năm nay”- ông Hùng kiến nghị.

    Vừa trở về từ ngư trường Hoàng Sa, ngư dân Lê Văn Khăng (chủ tàu ĐNa-90363, Đà Nẵng) nhận được thông tin chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt lên đến 95% giá trị tàu nên đã cùng nhiều ngư dân khác lên kế hoạch đóng một tàu vỏ sắt công suất trên 800 CV.

    “Đóng tàu sắt ngoài chuyện đi biển an toàn ra thì năng suất đánh bắt cao hơn. Đơn cử như tàu gỗ 320 CV của tôi chuyến đi biển chỉ 15-17 ngày và làm một nghề là mành chụp, nhưng nếu đóng tàu sắt có thể làm hai nghề mành chụp và lưới rê hỗn hợp, thời gian đánh bắt kéo dài đến 25 ngày” - ông Khăng nói.

    Còn những điểm hạn chế

    Trong chuyến đi biển vừa rồi, ông Mai Thành Văn phát hiện công suất máy Hoàng Anh 01 quá yếu. Cụ thể khi gặp gió cấp 5-6 tàu đã chạy rất chậm, dẫn đến tiêu hao nhiêu liệu cao. “Nếu gió cấp 7-8, khả năng sẽ không ra khơi được. Trong khi theo thiết kế tàu có thể ra khơi trong điều kiện gió cấp 9” - ông Văn chia sẻ. Theo ông Văn, lúc đóng tàu ông yêu cầu đơn vị thi công lắp cho tàu hộp số 4 tua, chân vịt đường kính 1,6-1,7m nhưng họ chỉ đóng hộp số 3,4 tua, chân vịt 1,42m nên lực giảm rõ rệt khi gặp gió to. “Ngư dân là người đi đánh bắt trực tiếp trên biển nên khi đóng tàu đơn vị thiết kế, thi công nên lắng nghe ngư dân để tàu hoàn thiện và phát huy hết công năng của tàu” - ông Văn đề nghị.

    Không chỉ vậy, cabin tàu sắt được làm quá cao không thể chịu được sức gió, ngư dân phải rất vất vả mới nhả lưới và thu lưới, chưa kể có thể gây đứt lưới khi gió ở cấp 7-8 trở lên. Trong lúc vận hành thực tế, tốc độ tàu Hoàng Anh 01 không nhanh hơn tàu gỗ bao nhiêu và tiêu tốn nhiên liệu cũng tương đương. “Đây là hai cái không đạt như mình mong muốn” - ông Văn nói.

    TRÀ GIANG - DUY THANH - ĐOÀN CƯỜNG





    Sẽ điều chỉnh thiết kế tổng thể

    Ông Lê Quang Lâm - phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa) - cho biết hiện nhà máy này phấn đấu đến cuối năm 2014 xuất xưởng thêm khoảng 10 chiếc tàu tương tự. “Trước mắt, chúng tôi mới nghiên cứu và đóng mẫu tàu làm nghề lưới vây, lưới rê, lưới kéo và chụp mực, còn tàu câu cá ngừ đại dương thì đang quá trình nghiên cứu, chưa đóng. Việc nghiên cứu mẫu tàu đều có ý kiến của các chuyên gia và ngư dân. Để triển khai đóng tàu cá vỏ sắt hàng loạt, chúng tôi tiếp tục lấy ý kiến của các chuyên gia và ngư dân để điều chỉnh cho phù hợp” - ông Lâm nói. Trao đổi về những băn khoăn trên của ngư dân, ông Lê Quang Lâm cho biết đã trao đổi với ông Mai Thành Văn về những vấn đề được cho là bất cập của tàu Hoàng Anh 01 để nhà máy có thể xử lý, chỉnh sửa.
    Malogssu_30 thích bài này.
  9. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    nghe tổng kết bước đầu con tàu Hoang Anh cũng hơi bị xót cho ngư dân
    nếu lắp chân vịt lớn hơn thì liệu có hao dầu hơn kg? nếu hao thì họ lắp chân vịt nhỏ để có chỉ số đẹp
  10. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    3.900
    Đã được thích:
    1.957
    Sao không đóng tàu y hệt của bọn Tàu mà đi đánh nhỉ. Dù gì chúng nó cũng nghiên cưu Tim tòi cả rồi. Mình mất công nghiên cứu lại chi cho khổ
    Malogs thích bài này.

Chia sẻ trang này