1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHỮNG THÓI QUEN TRONG CUỘC SỐNG NGƯỜI VIỆT: chỉ trích để tiến lên

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi moilentinh, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. moilentinh

    moilentinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG THÓI QUEN TRONG CUỘC SỐNG NGƯỜI VIỆT: chỉ trích để tiến lên

    Văn hoá mỗi nước mỗi vẻ, nhưng theo tôi luôn có một cái chuẩn chung, hay còn gọi là văn minh. Biết rằng để xây dựng một cuộc sống văn minh là một quá trình ko ngừng nghỉ, và ko có điểm kết thúc. Hơn nữa, nó cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó đời sống kinh tế và giáo dục là hai yếu tố quan trọng nhất. Nước mình đang phát triển kinh tế nên không tránh khỏi có những thứ mà rất rõ ràng là không đẹp. Bài viết này hy vọng mọi người cùng góp sức nêu lên những hiện thực trong cuộc sống (bài viết và hình ảnh) để giúp cho mọi người hiểu người khác đòi hỏi gì ở cách cư xử của mình để xây dựng cuộc sống đẹp hơn:

    Văn hoá ATM

    [​IMG]

    Chỉ tính riêng ngân hàng Vietcombank hiện nay đã có hơn 600 máy rút tiền ATM. Các ngân hàng lớn nhỏ khác cũng có dăm ba chục buồng đặt rải rác trong các thành phố lớn. Tuy nhiên, văn hoá sử dụng chiếc "ví nhựa xanh" này xem ra vẫn còn nhiều điều đáng nói.

    Thật ra câu chuyện về "văn hoá ATM" cũng chỉ là tập thứ 1.001 của thiên tiểu thuyết về văn minh ứng xử nơi công cộng. Trong cuộc sống công nghiệp hối hả, người ta có thể dành cả buổi ngồi "tán dóc" ngoài quán cà phê, quán nhậu, nhưng không tìm ra nổi 3 giây để nói lời "cảm ơn", "xin lỗi" và 5 phút để xếp hàng đến lượt mình.

    Khánh, sinh viên Bách khoa, nói vui: "Đi rút tiền là phải xem giờ, nếu không chờ mải miết!". Kinh nghiệm Khánh rút ra từ khoảng chục lần kiên nhẫn chờ, chờ, đến khi tới lượt mình thì ngay lập tức? có người khác lao vào. Lại chờ, lại có người khác lao vào. Có người bất chấp bao nhiêu người đợi, cứ chui thẳng vào tận cửa buồng máy... xí chỗ. Thậm chí không dám tránh cho người trong ra vì sợ ra là mất chỗ.

    Đang đi đường thấy trời nắng nóng, mệt quá, vào buồng ATM nghỉ chân. Trời mưa không mang áo mưa, đã có buồng ATM rộng mở. Chuyện "cũ rích" này ai cũng biết. Việc ai đó đứng trong buồng máy say sưa ngắm máy và không làm gì hết, khiến biết bao nhiêu người đang cần sử dụng mà không vào được là chuyện thường xuyên.

    Lại có người chưa rành sử dụng cái máy "hi-tech" ấy nên mỗi lần có dịp, họ tranh thủ "mày mò, nghiên cứu" một ít cho hiểu biết thâm. Có khi đang rút tiền, họ lại gặp bạn bè thân hữu. Và họ cứ say sưa trò chuyện trong buồng máy "cho mát". Tất cả chỉ có một điểm chung là rất vô tư "tư hữu hoá" cái máy ATM.

    Dĩ nhiên không ai lại đặt máy trong bãi rác. Người ta chỉ biến nơi để máy thành bãi rác thôi. Nhiều người rút tiền không cần hoá đơn. Và sau khi lấy tiền, họ vô tư quăng hoá đơn vào cái thùng rác đã quá tải từ sáng sớm. Tệ hơn, vo viên lại rồi quẳng "đâu đó" trong buồng máy.

    Các máy ATM trong siêu thị không có buồng riêng như ngoài phố. Kết quả là một người rút tiền thì có hàng chục người khác đứng quanh "xem và cổ vũ". Người ta quây quần đứng nhìn người đang rút, rồi chăm chú nhìn màn hình và bàn phím, xem... mật khẩu của người khác.

    Thế nên mới có chuyện có người cứ đút thẻ vào rồi lại rút thẻ ra, mãi mà chưa dám rút tiền vì sợ có người "soi".

    Nguồn: http://www.ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2006/04/3B9B6C50/

    Bình luận:

    Có dịp ra các nước Tây Âu em thấy họ khiến chúng ta phải suy nghĩ khi kiên nhẫn xếp hàng rất dài để vào các dịch vụ công cộng, người đến trước có quyền được dùng trước, rất rõ ràng. Họ ý thức rằng nơi công cộng là khu vực dùng chung, ko phải của riêng bất kỳ ai, nên nếu tôi sử dụng mà ảnh hưởng đến quyền sử dụng của người khác thì nhất quyết ko thể chấp nhận được cho dù tôi có là ai. Ko hẳn ở đó tất cả mọi người đều ý thức như trên nhưng đại đa số đều cho thấy như vậy. Và cũng ko phải tất cả các nước tiên tiến thì mọi người đều cư xử văn minh hơn.
    [​IMG]
  2. huong_co_may

    huong_co_may Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2005
    Bài viết:
    1.986
    Đã được thích:
    2
    Và đã không ít lần tui đây đã phải gào lên thảng thốt rằng...."Ơh, ơh xin lỗi tui xếp hàng trước"
  3. chua

    chua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2005
    Bài viết:
    841
    Đã được thích:
    0
    Bệnh à tớ thấy bệnh lớn nhất của tớ là nói thì lắm làm thì lười ..lại còn hay lý luận ...có ai bị giống tớ không .. tớ người Việt trẻ đây
  4. a_xuoc

    a_xuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Trời mưa, thì cũng thích trời mưa, đang nghĩ ngợi linh tinh thì Vèo....!!!! Thế là thôi rôi!!! Những cái chấm lốm đốm vẩy lên tận mặt, sao có nhiều người vô ý thế không biết?!!!
    Rồi có hôm đi ngoài đường thấy có một đám đông đang tụ tập, tắc đường quá đi mất!!! Hoá ra là có một tai nạn và người ta đổ xô ra xem. Nếu không giúp gì cho người bị nạn thì thôi, sao cứ phải tụ tập và bàn tán như thế chứ??? Chán!!!
  5. thanchettc

    thanchettc Guest

    Chịu hết nổi, không còn chuyện j để nói nữa hay sao vây?
    Chuyện bình thường ở "huyện" mà, có j đâu mà phải bàn luận chứ.
    Người ở đó giống những người ở quê tôi lắm mà.

  6. crazy_beggar

    crazy_beggar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2004
    Bài viết:
    2.437
    Đã được thích:
    0
    Ở Hà Nội thì tôi chưa đi rút tiền bằng ATM lần nào nhưng ở Sì Gòn thì thấy mọi người đến máy ATM đều xếp hàng rất ngay ngắn, trật tự, hóa đơn xem xong cũng được cho vào sọt rác rất sạch sẽ mặc dù ở đó không có nhân viên bảo vệ. Trong bụng cũng đã mừng thầm rằng ít ra thì cái văn hóa ứng xử ở chỗ máy ATM cũng khá lịch sự.
    Có một lần đi rút tiền bằng ATM ở Tp. Biên Hòa. Có chú định chen ngang vào lượt mình , liền đưa mắt lườm một cái, chú ta mới lon ton chịu đứng sau mình.

  7. moilentinh

    moilentinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Xếp hàng dưới nắng mặt trời, http://image.guardian.co.uk/sys-images/Guardian/Pix/gallery/2004/04/14/queue.jpg
    Được moilentinh sửa chữa / chuyển vào 00:31 ngày 04/04/2006
  8. blessthechild

    blessthechild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2003
    Bài viết:
    4.252
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  9. moilentinh

    moilentinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Mod phải giải thích tại sao chứ, bài viết đó là một bài rất hay về xếp hàng, chẳng có gì gọi là vi phạm cả, chán thật, mod phải có sự lý giải hợp tình hợp lý thì mọi người mới phục được mod ạ.
    Em post lại bài này cho mọi người đánh giá nhé:
    ...........................
    Kinh nghiệm xếp hàng của tôi được bắt đầu ở Hà Nội vào đầu những năm 60 thế kỷ trước, một thời gian ngắn sau khi nhà thơ chính trị gia Tố Hữu dõng dạc "Chào 61 đỉnh cao muôn trượng!" Hồi đó, mọi nhu yếu phẩm của dân thành thị đều trông chờ vào hệ thống mậu dịch nhà nước, từ mảnh vải áo quần theo tiêu chuẩn mỗi năm đến chai nước chấm theo định chuẩn mỗi tháng. Và để mua mọi thứ, người ta đều phải xếp hàng. Vất vả nhất, có lẽ là xếp hàng mua thịt. Bình thường, quầy bán thịt 6 giờ sáng mới mở cửa,, nhưng muốn mua được thịt ngon - tốt nhất là miếng mỡ để rán ra dành dụm dùng dần, hay là miếng giò lợn, vì thịt có xương nếu mua một cân chỉ phải cắt phiếu có nửa cân, thì người ta phải xếp hàng từ sáng sớm. Khoảng 3, 4 giờ sáng ngày chủ nhật duy nhất được "ăn tươi" trong tháng, mẹ đánh thức tôi dậy đi xếp hàng mua thịt. Mắt nhắm mắt mở, cầm theo một chiếc rá cũ, tôi lần bước đến quầy thịt mậu dịch Chợ Hôm. Ðến sớm vậy, nhưng chiếc rá cũ của tôi bao giờ cũng phải xếp sau hàng chục những rổ, rá cũ, những viên gạch và những chiếc nón rách. Cách không xa những vật "thế nhân" đó là những bóng người uể oải, lầm lụi trong đêm tối. Vài người đàn ông đứng hút thuốc, mấy cụ già túm tụm rì rầm chuyện con cháu, và không ít người lại gà gật tiếp giấc ngủ còn dang dở. Nhưng, ai cũng như tôi, cứ vài ba giây lại phải đánh mắt canh chừng xem rổ rá, nón gạch của mình có bị gạt ra ngoài không, hay người mới đến có xếp vào cuối hàng không.
    Nghiêm chỉnh đến vậy, cảnh giác đến vậy mà gần đến 6 giờ, khi thịt được chuyển đến, và các cô mậu dịch viên hồng hào béo tốt chuẩn bị mở quầy báo hiệu "cuộc chiến đấu" bắt đầu, thì tôi bao giờ cũng bị giật thót tim, giống hệt như khi ở lớp không thuộc bài mà bị thầy giáo gọi lên bảng. Thực ra. tôi chỉ có việc cầm lên chiếc rá rách, khư khư bám chặt lấy vị trí thay chiếc rá rách và đừng để cho người ta gạt ra ngoài hàng. Tham gia cuộc xô đẩy là những người hung tợn và khỏe mạnh hơn. Có những thanh niên, nam có nữ có, bỗng nhiên xuất hiện và lừng lững đứng phía đầu, họ hoặc là lờ đi, hoặc là gầm gừ trấn áp phản ứng của mấy bà già đột nhiên bị chen ngang, họ có sức mạng của cơ bắp và sự thô bạo. Xếp trước chiếc rá của tôi là một chiếc nón cũ, tôi nghĩ là của một người, nhưng khi quầy thịt mở cửa, thì như làm xiếc, một bà xồn xồn nhấc chiếc nón lên cho tôi thấy rõ dưới đó là 4, 5 vật "thế nhân" xếp hàng khác. Lát nữa, bà ta sẽ bán chỗ của những vật này cho những ai đến muộn. Ðứa bé như tôi chỉ còn biết có nén uất, lặng im. Họ có sức mạng của sự láu cá, gian manh. Thực tế, kiên tâm đứng sau lưng người khác, hy vọng rồi mình sẽ đến lượt, chỉ là hành vi của những đứa trẻ nhỏ bé như tôi, của những cụ già hiền lành yếu đuối, và của những bác công nhân ưa kỷ luật nhưng sợ va chạm. Xếp hàng ở Hà Nội, bao giờ cũng đi kèm theo sự dữ tợn chen hàng và xảo quyệt bán buôn.
    Nhưng điều rõ nhất, xếp hàng là chỉ dấu của sự thiếu thốn nghèo nàn. Xếp hàng từ 4 đến 8, 9 giờ sáng, dùng hết phiếu thịt một tháng cho cả nhà, tôi mua được 1,4 kg thịt lợn. Mẹ và hai anh em tôi - phiếu N, tiêu chuẩn Nhân dân, mỗi người được 300 g thịt. Bố tôi - phiếu E, tiêu chuẩn công nhân, cán bộ cấp thấp, được mua 500 g. Ngày đó, tem phiếu thực phẩm và nhu yếu phẩm của thị dân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được mang các ký hiệu chữ cái. Phiếu trẻ em dưới 6 tuổi có ký hiệu TR. Phiếu dân thường, gọi là phiếu Nhân dân, có ký hiệu N. Phiếu của cán bộ, công nhân viên cấp thấp, có ký hiệu E. Cán bộ khá hơn, như giám đốc xí nghiệp, có phiếu ký hiệu C. Cán bộ cấp cao, như cục trưởng, vụ trưởng thì không có phiếu, mà có bìa B. Bộ trưởng, ủy viên Trung ương Ðảng thì có bìa A, có cửa hàng phục vụ riêng tại Tôn Ðản. Chuyện xếp hàng mua thịt không xảy ra đối với những ai có bìa A, bìa B.
    Cho đến nay, đối với nhiều người, lý cớ sâu xa của những ký hiệu tem phiếu hồi đó vẫn còn là một điều bí ẩn, Trẻ em được viết tắt thành TR, dân thường - Nhân dân mang ký hiệu N, điều này khá rõ: Nhưng ý tưởng nào đã mang lại ký hiệu E cho cán bộ cấp thấp? Ký hiệu C cho cán bộ tầm trung? Và ký hiệu B, A cho cán bộ cấp cao và siêu cao? Có ý kiến lý giải E là đàn Em, C là Cán bộ, B là Bố, là Bác, và A là Át (As) chủ bài, là đỉnh cao chót vót. Lời đàm tiếu là con đẻ của sự không minh bạch, nhưng lại phơi bày ra một cấu trúc đẳng cấp, một sự xếp hàng trong xã hội - không những theo hàng dọc - kẻ trước người sau, mà còn là theo bậc thang, người đứng trước cao hơn kẻ đứng sau. Ðiều kỳ lạ nữa là dân thường - từ bà bán rau rong đến bác công nhân bốc vác, mới được gọi là nhân dân, mang ký hiệu N. Cán bộ từ thấp đến cao đã không phải là Nhân dân, họ được coi cao hơn dân, và phải dùng nhiều thịt hơn dân. Trong khi trầm lặng xếp hàng hay tranh thủ cơ hội rình rập chen ngang, nhân dân không có thời gian và tâm trí để thắc mắc, và không được thắc mắc điều này. Nhân dân phải yên tâm khi biết rằng, không trước thì sau họ cũng tới lượt để mua 3 lạng thịt và nửa cân đậu phụ tiêu chuẩn của mình.
    Ðương nhiên, chuyện xếp hàng chẳng phải "đặc sản" của Việt Nam hay Trung Quốc. Người Anh cũng lặng lẽ xếp hàng chờ xe buýt. Người Nga trước đây cũng "rồng rắn lên mây" chờ đến lượt mua lít Vodka. Cách đây mấy năm, người Ba Lan cũng nối đuôi nhau để mua lạng xúc-xích. Người Ðức thất nghiệp hiện nay đến Sở lao động hay Sở xã hội, sau khi rút số thứ tự, cũng lặng lẽ ngồi chờ đến lượt lĩnh trợ cấp hay đón nhận tin vui có việc. Những triển lãm tranh nổi tiếng tại Berlin cũng bắt hàng ngàn người xếp hàng 5, 7 tiếng ngoài trời. Nhưng họ, hoặc là mong chờ chiêm ngưỡng lâu đài nghệ thuật, hoặc là nguyền rủa bước đường số phận rủi ro. Không ở đâu có tâm thức vui sướng khi được xếp hàng để cho một ngày hạnh phúc vì có thịt như Hà Nội thuở ấy.
    Trích: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6316&rb=0401
    Được moilentinh sửa chữa / chuyển vào 10:46 ngày 06/04/2006

Chia sẻ trang này