1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thông tin thú vị về Hôn nhân-Gia đình trên thế giới

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi vitdoi, 14/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Những thông tin thú vị về Hôn nhân-Gia đình trên thế giới

    Tôi mở topic này để các bạn post những thông tin thú vị, hấp dẫn nhất mà các bạn sưu tầm được liên quan đến hôn nhân và gia đình.

    Ví dụ trước nhé:

    Những kỷ niệm về Ðám cưới hoàng gia


    Ngày 29-7-1981, 750 triệu người chăm chú theo dõi hôn lễ của Diana và thái tử Charles trên ti-vi. Hai mươi năm sau, người ta chưa quên sự kiện ấy

    Hôm ấy, mọi sinh hoạt như ngừng lại. Màn ảnh ti-vi phát hình trực tiếp hôn lễ của Diana và thái từ Charles.

    Câu chuyện cổ tích như đã có kết thúc tốt đẹp. Quận chúa Diana Spencer trở thành người phụ nữ của hoàng gia. Kể từ đó, người ta gọi bà là Công nương Diana. Sarah Jane Gaslee năm nay 31 tuổi. Cứ đến ngày 29-7 hàng năm, cô lại nhớ cái ngày mình được Diana mời làm phù dâu.

    Sarah khi ấy mới 11 tuổi. "hôm ấy, chị Diana đang cõng tôi trên lưng. Tôi thì dán mắt nhìn thái tử Charles đang tập luyện cho cuộc đua ngựa toàn quốc.

    Cha của Sarah, Nick Gaselee, là người huấn luyện đua ngựa cho thái tử Charles. Sarah rất buồn vì kỳ nghỉ hè sắp hết. thế là Diana bảo cô bé:"Hôn lễ của chị sẽ sớm hơn dự định. Em muốn làm phù dâu cho chị không?".

    Khỏi phải nói Sarah mừng như thế nào. Cô bé hỏi Diana:"Em sẽ xuất hiện trên ti-vi chứ?"

    Lúc ấy, thái tử Charles vừa trở lại. Ông cười thật vui vẻ với hai chị em:"Ừ, rất có thể đấy, cô bé ạ".

    Chỉ vài tháng sau đó, 750 triệu khán giả toàn thế giới nhìn thấy Sarah và 6 cô bé khác trên đường phố London.

    Cả một biển cờ rực rỡ tung bay trong gió. Những gương mặt tươi cười hớn hở.

    Những ngày chuẩn bị căng thẳng

    Sarah và Diana rất thân nhau. Sarah coi Diana như người chị lớn của mình.

    "Suốt những ngày trước đám cưới, chúng tôi phải liên tục thử áo. Nhiều đến phát chán. Một hôm, Diana tóm lấy tôi, nháy mắt. Thế là chúng tôi cùng vọt ra ngoài, trốn đi shopping".

    Hai chị em lang thang trên đường phố Bond.

    Một gã paparazzi tóm được họ. Cuối cùng, họ phải trốn vào phòng thử đồ của một tiệm bán jean, cười rinh rích.

    Ðối với Diana, bị paparazzi săn đuổi là một kinh nghiệm mới mẻ và thú vị.

    "Chị ấy mua một chiếc quần jean màu vàng trước khi quyết định trở về".

    Tay trong tay, họ hạnh phúc

    Diana và Charles chẳng lo toan về bất cứ chuyện gì cả. Họ cười đùa, tâm sự với nhau suốt ngày.

    "7 giờ 30 sáng ngày cưới, Diana đã sẵn sàng. Chị ấy vui vẻ chào mọi người", Sarah kể.

    Diana hạnh phúc và thanh thản quan sát đám đông đang chờ bên ngoài, cũng như màn hình ti-vi đang chiếu những cảnh chuẩn bị bên trong.

    Lũ trẻ hồi hộp chờ cô dâu xuất hiện ở nhà thờ.

    Khi cô dâu đến, Sarah Armstrong Jones, phù dâu chính, dồn đám trẻ vào đúng vị trí của chúng. Sau đó, cô bé cùng với India Hicks chạy ra giúp Diana xuống xe.

    Bầu không khí trong nhà thờ St. Paul''s thật thiêng liêng. Tất cả bước đi dọc theo thảm đỏ. Âm nhạc vút cao.

    Ðuôi áo cô dâu quyét lê thê, trông thật tuyệt. Nhưng không hiểu sao vạt áo hơi nhàu, như thể chưa là (ủi).

    Không biết có phải tà áo nhàu làm cô dâu bối rối. Diana quên phứt mất mình phải nói gì. Cô thề:" Con cam kết trở thành vợ của Thái tử Philip" thay vì nói "Thái tử Charles".

    "mọi người có mặt trong trong lễ cưới gắng nhịn cười", Kay Seth-Smith, một đồng nghiệp dạy mẫu giáo chung với Diana cũng được mời dự tiệc, kể lại.

    Sarah lại kể:"Chúng tôi trở xuống, đi giữa hai hàng ghế. Chuông vang lên. Cả thế giới như đang chúc mừng chị".

    Tất cả lên xe ngựa. Sarah ngồi sau cô dâu, chú rể. Chiếc xe lắc lư dọc đường phố London như trong trò chơi đu quay. Ghế bọc nhung êm ái."Ðó là khoảnh khắc tuyệt vời mà tôi không bao giờ quên", Sarah mỉm cười.

    Niềm hạnh phúc tưởng như vững bền

    Khi tất cả tập hợp trong Ðiện Rồng để chụp ảnh, Sarah được thấy một cảnh có một không hai trong đời. Cô bé từ trên ban công Cung điện nhìn xuống.

    Hàng ngàn, hàng ngàn người đứng bên dưới và gào lên "We want Charlie! We want Di!" (Chúng tôi muốn thấy Charles, chúng tôi muốn thấy Diana).

    Các bàn tiệc đã sẵn sàng trong phòng ăn tối.

    Sarah khúc khích kể:"Ðang tán dóc với các bạn, tôi không thấy Công chúa Michael xứ Kent tiến tới."

    Cô bé chợt nghe tiếng gắt gỏng:"Ngươi biết ta cũng là công chúa chứ?"

    Sarah run bắn, hốt hoảng nghiêng mình chào. Michael đã bỏ đi.

    Ðêm ấy, khi mẹ đến đón Sarah về, cô bé đã nghĩ:"Ði trong một chiếc xe hơi tầm thường giữa phố London mới thật vô vị làm sao!"

    Chị ấy không hề hạnh phúc

    Diana và Sarah thường xuyên trao đổi thư từ sau đó. Sarah biết Diana đã viết: "Chị hy vọng sẽ không còn gi phải khóc nữa".

    Diana đã gửi cho Sarah rất nhiều thư và quà. Trong số đó có một bông hồng rút ra từ bó hoa cô dâu của Diana, bông hồng được đặt vào một khối nhựa acrylic hình kim tự tháp để chặn giấy.

    Tiếc rằng tất cả các kỷ vật này đã bị cháy rụi trong một đám cháy năm 1995.

    Những kỷ vật vô giá

    Ông Clive Shilton, người chuyên đóng giày cho các siêu sao, cũng còn giữ nhiều kỷ niệm về Diana.

    Ông đã làm hai đôi hài satin có đính 600 hạt bẹt cho cô dâu. Một đôi chính thức và một đôi để dự phòng trường hợp hư hỏng.

    Ông bảo :"tôi đã mất hai ngày để thiết kế, sáu tháng để làm xong đôi hài".

    Ông đã tặng một đôi hài cho Diana, dù chúng rất đắt tiền. Ðôi hài ấy hiện được trưng bày ở Althorp, nhà cũ của Diana. Còn đôi "song sinh" của nó đã nằm phủ bụi suốt 20 năm dưới gầm giường của ông.

    Ba năm trước đây, ông mới chợt nhớ tới đôi hài. Hiện nó được bảo hiểm với giá 1 triệu đôla Mỹ.

    (TT&GÐ)
  2. wildpony

    wildpony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.221
    Đã được thích:
    0
    Còn tôi, tuần trước thấy trên TV họ đưa tin, hai ông bà cụ nào đó, kỷ niệm 80 ngày cưới Trời ơi, tôi không dám tin, thật là thú vị, phải không ?
    Ông bà cho biết, họ không bao giờ cãi nhau trước giờ đi ngủ, và luôn luôn nắm tay nhau trong giường, như những đứa trẻ vậy.
  3. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Góp vui với bà chị nào. Sao đây là một cái tin từ mùa hè 2003:
    Nhà du hành trên ISS kết hôn với cô dâu Mỹ
    [​IMG]

    Ekaterina Dmitriev (phải) đứng cạnh chân dung của chồng - nhà du hành Yuri Malenchenko.
    Bỏ qua sự phản đối từ phía các quan chức Nga, nhà du hành Yuri Malenchenko, 41 tuổi - trưởng phi đoàn trên Trạm Không gian Quốc tế - làm lễ thành hôn với cô Ekaterina Dmitriev, 26 tuổi, tại Texas (Mỹ). Hai người đã trao nhau nụ hôn gió trong lễ thành hôn đầu tiên trên vũ trụ.
    Đúng theo nghi thức, cả hai nhìn vào mắt nhau qua một chiếc radio vệ tinh có hình tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA, và trao nhau lời thề trước sự chứng kiến của 200 thành viên trong gia đình, bè bạn và quan khách. Luật pháp bang Texas cho phép cử hành hôn lễ khi một trong hai người không có mặt, và lần này là khi chú rể đang ở cách mặt đất 400 km.
    Rạng rỡ trong bộ váy cưới truyền thống trắng tinh đứng bên cạnh tấm hình đức phu quân to bằng người thật, Dmitriev, người bang Houston, cho biết cô rất hạnh phúc, dù tuần trăng mật của họ sẽ phải lùi lại cho đến khi Malenchenko trở về trái đất vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.
    Cùng lúc đó, Malenchenko, với chiếc cà vạt trong bộ đồ du hành, đeo vào tay chiếc nhẫn mà ý trung nhân của anh đã gửi lên trong một chuyến hàng tới Trạm trước đó. Hai người gặp nhau 5 năm trước và nói lời hẹn ước từ cuối năm ngoái.
    Các quan chức của cơ quan hàng không vũ trụ Nga đã cố gắng thuyết phục Malenchenko trì hoãn đám cưới cho đến khi anh trở về trái đất, bằng việc viện dẫn những yêu cầu pháp lý phức tạp và các quy định của Liên Xô trước đây đối với sỹ quan quân đội trong việc kết hôn với người nước ngoài. Dù sau cùng vẫn chúc phúc cho đôi uyên ương, họ tuyên bố rằng đây là trường hợp duy nhất và những quy định về vấn đề này sẽ được đưa ra trong các bản hợp đồng của các chuyến bay trong tương lai.
    (vnexpress)
    ---------
    Ôi tình yêu! Hôm nào phải nhờ bọn bạn bên Nga hỏi xem hai cô chú này đã bỏ nhau chưa mới được. Chắc không phải đợi đến lúc chú ý lượn lên vũ trụ rồi mới thực hiện ký đơn ly hôn qua màn hình liên lạc với trái đất.....
    Được cundc sửa chữa / chuyển vào 03:00 ngày 15/06/2005
  4. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Ngày 23/4, đôi tình nhân người Hong Kong Yolanda Lee và Allen Yeung tới Las Vegas, thủ đô của những sòng bạc ở Mỹ, để làm lễ thành hôn. Họ là một trong số 60 cặp dự định gắn bó với nhau qua một đám cưới trên Internet.
    Trong số khách mời của đám cưới sẽ có cả ngôi sao nhạc rock Jon Bon Jovi. Anh sẽ hát tặng các đôi uyên ương trong buổi lễ. Đây là kết quả tốt đẹp của một cuộc thi trên mạng do công ty Microsoft và Universal tổ chức để quảng bá cho công nghệ truyền thông cũng như loại nhạc hard rock.
    Với Yolanda và Allen, cặp uyên ương người châu Á duy nhất trong đám cưới trên mạng của Microsoft, giải thích ý tưởng này cho gia đình họ không dễ dàng chút nào. Chẳng hạn như Allen, anh định trình lên bà mẹ mình một "kịch bản" đám cưới, song phải giấu đi khá nhiều chi tiết mà anh cho rằng "một bà già lớn tuổi" không thể hiểu nổi, ví dụ như việc sẽ có một ngôi sao hard rock, chính là Jon Bon Jovi, tới dự đám cưới, mà điều đó thì có thể gây nên sự hưng phấn và cuồng nhiệt trong đám trẻ như thế nào. "Mẹ tôi không biết Jon Bon Jovi là ai. Bà sẽ ngạc nhiên đấy, song hẳn bà sẽ vui mừng", Allen cho biết.
    Microsoft chưa dám chắc là có bao nhiêu đôi trong số 60 đôi giành giải thưởng sẽ thực sự muốn đăng ký kết hôn ở Las Vegas. Nhưng Allen và Yolanda thì chắc chắn rằng họ sẽ nhận luôn giấy đăng ký kết hôn hợp pháp tại Las Vegas và hy vọng ngày 23/4 sẽ trở thành một ngày tuyệt vời. Họ đều đồng ý: "Một đám cưới qua mạng - đây sẽ là một lễ cưới đặc biệt đáng ghi nhớ".
    Đám cưới trên mạng cũng tạo ra một sân chơi mới cho các nghệ sĩ lớn. Những người như Jon Bon Jovi chẳng hạn, nhiều năm qua đã bắt đầu một việc làm ăn mới rất thú vị, là viết các bài hát tình yêu cho các phim lãng mạn của Hollywood. Nhưng giờ đây thì họ có thể viết bài hát cho cả những đôi tình nhân trong đời thật như Yolanda và Allen. Jon Bon Jovi dự định hát bài hát mới nhất "Cám ơn em vì đã yêu anh" trong lễ cưới trên mạng sắp tới. Ban nhạc của anh cũng muốn tiếp tục dùng các biện pháp khác để đến với người hâm mộ qua mạng Internet.
    Một đại diện của Microsoft ở Hong Kong cho biết, Microsoft và Jon Bon Jovi đã cùng lập ra một tài khoản thư điện tử để các fan liên lạc và tiếp tục xúc tiến các đám cưới qua mạng: "Các bạn có thể gửi thư, câu hỏi và lời chúc mừng đến cho ca sĩ này theo địa chỉ bonjovimusic@hotmail.com".
    Nếu các bạn muốn chia vui hay tham khảo đám cưới qua mạng của Yolanda và Allen vào ngày thứ hai tới thì hãy vào trang chủ www.msn.com.hk.
    (Theo Lao Động, 21/4)
  5. khungbattu

    khungbattu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Bài này không biết post vào đây có hợp không, nếu không thì mod delete or move đi nha.
    Ngoại tình - bi kịch của loài người
    Chim cũng vậy, thú cũng vậy, và cả con người cũng thế - lừa dối ********, bất chấp hậu quả. Tại sao con người lại đi phản bội bạn đời? Các nhà nghiên cứu tin rằng câu trả lời nằm trong bản năng sinh lý nguyên thuỷ của chúng ta.
    Câu chuyện bắt đầu như sau. Một người phụ nữ có chồng, hoàng hậu Hy Lạp, có mối quan hệ tình ái với hoàng tử thành Troy. Nàng quyết định từ bỏ người chồng của mình là vua Menelaus để đi theo hoàng tử Paris. "Mụ đàn bà xấu xa", vua Menelaus gào lên và khơi dậy cuộc chiến thành Troy. Rất nhiều cảnh tang thương chết chóc đã diễn ra. Đó là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của thế giới, do nhà thơ danh tiếng Homer tạo ra. Từ đó, sự phản bội và hậu quả ghê gớm của nó đã châm ngòi cho nhiều kiệt tác, như Anna Karenina của Tolstoy, Chữ A màu đỏ của Hawthorne, Chiếc bát vàng của Henry James...
    Đó mới chỉ là tiểu thuyết? Còn có các tác phẩm điện ảnh như Fatal Attraction, The Postman Only Rings Twice, Eyes Wide Shut. Chưa kể tới Desperate Housewives.
    Những câu chuyện này đều có một điểm chung, tất nhiên trừ việc nói về sự ngoại tình. Tất cả đều có một kết cục xấu cho những người phản bội bạn đời. Bài học của câu chuyện dường như luôn là "sự phản bội là một hành động phi đạo lý". Tiêu chuẩn tự nhiên của người hiện đại luôn là chế độ một vợ một chồng - sự chung thuỷ.
    Nhưng có thực sự là như vậy? Không, theo các tác giả David Barash và Ju***h Lipton của cuốn sách The Myth of Monogamy: Fidelity and Infidelity. Thực tế, sự chung thủy bất di bất dịch là vô cùng hiếm ở các loài động vật, trong đó có linh trưởng.
    Các tác giả cho rằng, chuyện thú và chim có bạn đời lâu năm là điều bình thường, nhưng chuyện con đực tìm kiếm ******** bên ngoài mối quan hệ cũng hoàn toàn thường tình. Tuyên bố của họ dựa trên kết quả nghiên cứu ADN của cha mẹ và con, theo đó 9/10 loài chim và thú có bạn đời lâu năm đều không chung thuỷ.
    Lý do có thể ở chỗ con đực có một thôi thúc bản năng muốn phát tán bộ gene của mình ở nhiều con cái càng tốt - đặc biệt những cô nàng hấp dẫn và đang độ tuổi sinh nở. Trong khi đó, con cái muốn có bộ gene tốt nhất cho con mình sẽ tìm kiếm những anh chàng khoẻ mạnh và hấp dẫn.
    Điều đó cũng tương tự trong những bậc cao hơn của nấc thang tiến hoá. Trong số các loài linh trưởng, chỉ có 2 loài khỉ nâu, khỉ đuôi sóc và khỉ tamarin là thực sự chung tình. Còn các loài khác đều quan hệ bất chính.
    Còn con người? Các cuộc nghiên cứu gene cho thấy ở 10% dân số, người cha sinh học không phải là người đàn ông đang sống với người mẹ trong thời điểm thụ thai.
    Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm nghiên cứu quan điểm quốc gia thuộc Đại học Chicago (Mỹ) thực hiện, khoảng 15% phụ nữ và 22% đàn ông cho biết đã từng quan hệ ******** với người không phải là vợ/chồng mình. Khoảng 2% đàn bà và 4% đàn ông đã làm vậy ngay trong năm ngoái.
    Vậy tại sao lại phải sống chung với nhau? Câu trả lời có thể là bởi những đứa trẻ.
    Barash và Lipton đã phân biệt giữa sự chung thuỷ xã hội và chung thuỷ ********. Trong các mối quan hệ vợ chồng, về mặt xã hội, họ chung sống với nhau, nhưng về mặt thể xác, chưa chắc họ đã chung thuỷ.
    Các nhà nghiên cứu tin rằng việc sống chung bắt nguồn từ các loài bởi điều đó mang lại cho con cái cơ hội sống sót tốt nhất. Người mẹ ở nhà và chăm sóc con, trong khi người cha ra ngoài kiếm ăn. Ở những loài không sống chung, khi con đực bỏ đi, con non sẽ có nguy cơ bị giết bởi kẻ thù hoặc bởi con đực khác muốn thay thế con non bằng chính con của mình.
    Con người đặc biệt chung thuỷ về mặt xã hội, bởi những đứa con phải mất một thời gian dài để trưởng thành. Để đầu tư và bảo vệ, người cha và mẹ chấp thuận chung thuỷ về mặt xã hội với nhau. Qua thời gian khi mà xã hội con người ngày càng có tổ chức, chế độ một vợ một chồng đi vào luật pháp và tôn giáo như một thể chế hôn nhân. Ai coi thường nó, công khai ngoại tình, sẽ trở thành tội phạm, bị xã hội tẩy chay, mất tài sản, bị đi tù hoặc thậm chí là chết.
    Và từ đó bắt đầu nghịch cảnh trớ trêu giữa bản năng nguyên thuỷ với những cấm đoán nghiêm khắc của xã hội.
    Theo Robert White, trong quyển sách The Moral Animal: Evolutionary Psychology and Everyday Life ra đời năm 1994, một số xã hội sơ khai đã cố gắng vượt qua trở ngại đó bằng cách cho phép chế độ đa thê. White cho biết gần 1.000 trên 1.154 cộng đồng con người từng được nghiên cứu - trong đó hầu hết là những xã hội thời hái lượm săn bắt - đã cho phép người đàn ông có hơn 1 vợ.
    Trường hợp ngược lại, ở đó người phụ nữ được lấy hơn một chồng thì hiếm hơn, chủ yếu có ở các bộ lạc trên dãy núi Himalaya ở Nam Á, ở châu Phi, châu Đại Dương và một số bộ tộc da đỏ châu Mỹ.
    Theo sách kỷ lục Guiness, người cha có nhiều con nhất lịch sử là Moulay Ismail, hoàng đế cuối cùng của Morocco, chết năm 1727. Ông có hơn 1.000 người con.
    Nhưng đa thê lại là sự nguyền rủa trong thế giới Do Thái - Thiên chúa giáo (trừ nhà thờ Mormon ở Utah vào những năm 1900) và bị coi là tội thông dâm. Chỉ nghĩ đến thôi cũng là điều nghiêm cấm. Chính Jesus đã bảo rằng thèm khát một ai đó cũng là ngoại tình trong tim. Và không phải là ngẫu nhiên khi từ "infidelity" (ngoại tình) bắt nguồn từ "infidel", có nghĩa là ngoại đạo.
    Từ đó kéo theo muôn vàn cảm giác tội lỗi của người phản bội và cảm giác đắng cay của người bị phản bội.
    Tất nhiên các cặp vợ chồng hoàn toàn có thể chung thuỷ về mặt xã hội và cả ********, hầu hết vẫn là như vậy, Barash nói. Sống chung thuỷ sẽ giúp bảo tồn cuộc hôn nhân và những lợi ích đi kèm. Nó cũng là cách tốt để tạo sự công bằng nam nữ trong xã hội. Nhưng chung tình lại là một vấn đề khó, và một số người đã thất bại, đặc biệt là kiểu người luôn muốn chinh phục hay ở những đôi nam nữ cam kết quá sớm.
    Robert White lại cho rằng trong xã hội Do Thái - Thiên chúa giáo hiện đại, chúng ta đã xoay sở để sống trong sự cấm đoán đó bằng cách thực hiện chế độ một vợ một chồng luân phiên - hôn nhân kéo theo ly dị rồi lại kết hôn và rồi ly dị. Khi người phụ nữ vượt quá tuổi chăm con, người đàn ông sẽ ly hôn để cưới một cô gái trẻ hơn. Còn người đàn bà sẽ rời bỏ chồng mình nếu cô ấy cảm thấy anh ta không còn vị thế, để kiếm một người giàu có và quyền lực hơn.
    M.T. (theo ABC Online)
  6. Howcome

    Howcome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Em thấy dù là cuộc sống hôn nhân thú vị thật, nhưng từ hoàng gia, quý tộc đến dân thường cũng chỉ quanh đi quẩn lại theo quy luật muôn đời như thế này thôi
    Tặng mọi người một đoạn Clip hoạt hình về cuộc sống từ yêu đương đến khi có con, thú vị ra phết
    http://www.koreus.com/files/200501/c001787.swf
  7. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Gần đây, số các công ty môi giới hôn nhân lấy vợ Việt Nam tại Hàn Quốc tăng nhiều, trong khi giá dịch vụ trọn gói rớt ào ào. Một số công ty còn quảng cáo chế độ hậu mãi rất hấp dẫn, như chung sống 6 tháng, nếu chồng cảm thấy không hài lòng thì có thể... đổi vợ khác.
    Đào Bích Huệ, cô sinh viên vừa làm xong luận án thạc sĩ về ngôn ngữ Hàn Quốc, rất khó chịu khi thấy mấy cái băng rôn màu xanh treo giữa phố Seoul "Hãy cưới vợ Việt Nam. Dù bạn góa vợ, dù bạn tàn tật, dù bạn đã đứng tuổi - bạn vẫn có thể lấy những cô gái Việt còn trinh nguyên". Huệ nói: "Tại sao phụ nữ Việt Nam không biết giữ giá trị người phụ nữ để họ rao bán như món hàng giữa chợ".
    Bích Huệ còn cho biết, nhiều cô gái Việt Nam được gọi vào phòng để đàn ông Hàn Quốc đăng ký ?otìm vợ? chọn lựa không phải bằng tên cha sanh mẹ đẻ mà bằng những con số, giống như ?onhững người tù? trong một phóng sự được phát trên đài truyền hình ở Hàn Quốc.
    Huy là một sinh viên, đã phiên dịch cho một số đám cưới Hàn - Việt, kể, sau đám cưới mấy ngày thì cô dâu phản ứng vì phải ăn kim chi liên tục. Theo cô dâu tên Ngọc, tưởng lấy chồng Tây ăn ngon lành muỗng nĩa thịt bò, cá chiên bơ chứ ăn kim chi thì tệ hơn ăn dưa chua, cà pháo ở quê.
    Tại một văn phòng môi giới hôn nhân Hàn ?"Việt tại Kwanaku, gần vùng nông thôn. Leo qua cái cầu thang hẹp, tối om là những tấm poster với hình ảnh hai cô người mẫu xinh như mộng của Việt Nam mặc áo dài cầm quạt che rất duyên. Lác đác trước khu nhà có vài người đàn ông lớn tuổi vẻ quê mùa, quần ống thấp ống cao đang đứng hút thuốc chờ đợi.
    Bà chủ văn phòng môi giới cho biết, đã giúp hàng trăm cô gái Việt sang làm vợ. Sau khi tổ chức đám cưới xong là văn phòng môi giới hết trách nhiệm. Đón vợ từ Việt Nam sang do nhà trai tự lo. Ăn ở vui buồn ra sao, nhà gái tự chịu.
    Để lấy ?ongười vợ Việt trẻ tuổi, sức khỏe tốt và còn trinh nguyên? các chú rể Hàn Quốc sẽ đến văn phòng môi giới xem ảnh các cô gái đăng ký tìm chồng, ảnh chụp toàn thân mặc áo dài. Nếu thấy thích ai thì chú rể đóng cho văn phòng môi giới giá dịch vụ lấy vợ trọn gói từ 10.000 tới 12.000 USD gồm: vé máy bay cho chú rể sang Việt Nam, tiệc cưới cho mỗi đám hai bàn, thuê áo cưới cho dâu rể và tiền ?ohồi môn? từ 200 USD đến 400 USD.
    Các bà mối thường nghĩ ra những mỹ từ để diễn đạt các công việc làm không mấy cao sang của các chú rể nhà quê. Chú rể làm nghề dọn dẹp vệ sinh ở phố, chợ thì bà bảo chú rể là nhân viên môi trường. Chú rể làm việc vệ sinh ở nhà xác thì bà bảo là nhân viên y tế. Chú rể làm ruộng thì bảo chủ trang trại. Chú rể đi giao hàng thuê bằng xe gắn máy thì bà bảo là nhân viên tiếp thị?
    Sau khi đóng tiền, văn phòng môi giới sẽ định ngày sang Việt Nam để chú rể lựa vợ. Các cô được tập trung tại một phòng khách sạn hoặc nhà hàng cho đàng trai xem mặt. Các cô phải đi lại có giày cao gót (để xem chân có tật không), đi lại chân không (để xem chiều cao thật), xoay tới xoay lui, ngồi xổm đứng lên nhiều lần (để thử sức bền) và phải há miệng xem răng (nếu có yêu cầu của chú rể), bởi giá cả chữa răng ở Hàn Quốc cực mắc.
    Sau màn ?oxem và lựa? vợ, đến màn "hỏi đáp". Và thường những chuyện cười ra nước mắt xảy ra ở công đoạn này với những mẩu đối thoại kiểu ?oông nói gà, bà nói vịt?. Nhìn chú rể già tương đương cha mình, cô dâu hỏi ?oAnh tuổi con gì??. Người dịch: ?oNó hỏi mày có thích nó không??. Chàng rể gật đầu bẽn lẽn xổ một tràng tiếng Hàn. Người dịch: ?oNó bảo tuổi tác hơn nhau bao nhiêu đâu đáng kể, do làm việc tích cực để nhiều tiền lo cho vợ nên già trước tuổi".
    Cô dâu: ?oNhà anh có đông anh em không, họ có gia đình chưa??. Người dịch: ?oNó bảo nhìn ông hiền lành, nó rất quý đàn ông hiền lành. Nó nói nếu được chọn làm vợ nó sẽ làm lụng cực khổ vì nhà chồng?. Chú rể cười sung sướng, gật đầu lia lịa ?oVâng, vâng, xin cám ơn". Cô dâu nói: ?oEm là chị lớn, phải nuôi mấy đứa em đi học, nếu anh thương em lo cho mấy đứa em ăn học với nhé?. Người dịch: ?oCô ấy bảo, giàu nghèo không quan trọng, miễn sao vợ chồng thương nhau, cùng lo cho gia đình mình, con cái mình mai sau học hành, khỏe mạnh??. Chú rể nghe thế nhìn cô dâu đôi mắt biết ơn và nói rất nhiều. Người dịch: ?oEm của em cũng là em của tôi, chúng mình là người một nhà mà. Đừng lo?.
    Ở một đám khác. Chàng rể chân dài chân ngắn nên đến nơi chàng chỉ ngồi một chỗ, người môi giới nói: ?oÔng này hơi lớn tuổi ngại đi lại, nên em ngồi xuống chúng ta nói chuyện thôi?. Cô dâu hỏi: ?oAnh làm nghề gì??. Bà mối: ?oCô ấy bảo nhìn mày biết là người tốt?. Chú rể: ?oCám ơn bà nói tốt cho tôi trước đó?. Bà mối: ?oỔng bảo ổng chủ trang trại?. Cô dâu: ?oNông trại anh chắc là to lắm, đẹp giống như trong phim Hàn Quốc chiếu trên tivi không??. Bà mối: ?oCô ấy nói cô không thích ồn ào lại yêu thiên nhiên nên ông làm nông là phù hợp lắm rồi?... Để giữ bí mật cho đôi chân không bình thường, bà mối tiễn cô dâu ra về trong khi chú rể nhúc nhích cố nhướn người nhìn theo cô vợ tương lai trẻ và khỏe mạnh đi õng ẹo ra về với vẻ hài lòng ra mặt.
    (Theo Sài Gòn Giải Phóng)
  8. wildpony

    wildpony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.221
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này của bác Vịt Đói vừa buồn cười và vừa cười buồn
  9. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Những tập tục đám cưới lạ trên thế giới
    (theo Bưu điện Đà Nẵng)

    Ðối với người La Mã và Hy Lạp cổ đại, chiếc áo cưới màu trắng tượng trưng cho sự trinh bạch của cô dâu và thêm càng nhiều phù dâu, phù rể sẽ càng dễ đánh lừa các vị thần ác khiến họ khó thể hại được cô dâu, chú rể. Cô dâu Ai Cập cổ được đeo nhẫn cưới vào ngón tay thứ ba bàn tay trái và một vòng băng cưới truyền thống trên người, vì họ tin rằng vòng tròn là biểu tượng của sự bất diệt. Bánh cưới mang ý nghĩa của sự tốt đẹp và khả năng sinh sản; chút vụn bánh rắc trên đầu cô dâu để chắc chắn một cuộc sống đầy đủ.
    Thổ dân Equateur - Braxin - sống theo chế độ mẫu hệ nên quyền lựa chọn hôn nhân thuộc về những cô gái. Tập tục cưới hỏi cũng lạ đời, gia đình nhà gái phải đem lễ vật đến nhà trai gồm : sừng tê giác, một khúc ngà voi hay một chiếc răng heo rừng; Và chàng trai được quyền ?otreo cao giá ngọc? như hàng chục con gà trống thiến, trâu, vàng, bạc ... Nếu không đủ lễ vật để đáp ứng, cô gái coi như đã có một đời chồng và sẽ... ở giá suốt đời.
    Vùng Pay Basque ở Tây Ban Nha cũng có tục cưới hỏi thật kỳ quặc, thổ dân ở đây chỉ tổ chức lễ cưới khi một con cá voi (mà họ cho là vật linh thiêng) qua đời. Họ tin rằng linh hồn cá voi có quyền lực giúp cho đời sống của mọi người được hạnh phúc hơn. Ðiều lạ là cá voi chết khó mà đoán trước nên có năm chẳng có đám cưới nào, nhưng có năm đến hơn hai mươi đám cưới được tổ chức cùng một lúc. Và họ chỉ được gần gũi nhau khi đã chôn cất xác cá voi tử tế.
    Vào đầu thế kỷ 17, tại đảo Kyushu - Nhật Bản, tục cưới được các chàng trai tỏ rõ bằng hành động dũng cảm, gan dạ; Một mình trên chiếc thuyền vật lộn với sóng gió và bắt nhiều tôm cá sẽ được đàng gái gật đầu bằng lòng. Số tôm cá bắt được sẽ dành đãi hai họ. Ðặt biệt, các sinh vật nghêu, sò, tôm, cua ... được dùng làm lễ ra mắt thần biển.
    Ở quần đảo Acores thuộc Bồ Ðào Nha, tục lễ cưới có sắc thái huyền bí. Những đêm trăng sáng, đôi tình nhân ngồi trên bãi biển nhìn ra khơi xa tự giới thiệu tên, tuổi và cầu nguyện ?othần ngư?. Nếu tín hiệu là một con cá chim bay vút lên, hoặc một cơn sóng thần ập đến: họ đã được sự đồng ý của ?othần ngư? . Và trước khi động phòng, đôi vợ chồng (mới) phải làm một mâm cỗ tạ ơn biển cả, ?othần ngư?.
    Sống trong rừng già Brazil thuộc trung tâm Matto Grosso là vương quốc của đội nương tử quân Amazone. Nơi đây hàng năm ?ođêm ái tình? được tổ chức định kỳ trong năm. Trước ?ođêm ái tình? là cuộc tuyển lựa của các tân nương. Nữ vương sẽ là người chọn sau cùng. Theo lệ những chàng trai đã ?otrúng tuyển? sẽ được các nàng tặng một ?omurquita? (bùa hộ mệnh bằng đá xanh). Ðêm đến những cuộc cận kề mây mưa sẽ diễn ra. Sáng ra thì mọi việc đâu vào đấy, các chàng trai trở về bộ tộc của mình và các nàng lại trở về với cuộc sống của ?othánh địa? không đàn ông.
    Cộng đồng người Swahili ở Lamu (Kenya) là nơi có những nghi thức nhằm tôn sắc đẹp và nâng cao ý nghĩa ngày trọng đại của lễ cưới. Trước lễ cưới nhiều ngày, cô dâu phải qua nhiều công đoạn để tôn tạo thêm sắc đẹp.Từ cổ trở xuống, lông trên cơ thể bị cạo sạch, sau đó người ta dùng dầu dừa massage cơ thể cô rồi ướp thơm bằng tinh chất gỗ đàn hương. Các cành lá nhỏ được dùng thay cọ để những phụ nữ khéo tay vẽ các mẫu hoa lá lên tay chân cô dâu - có cả một phụ nữ lớn tuổi (Soma) dạy cho cô dâu nghệ thuật ái ân - nếu có thể bà này còn chờ phía dưới giường tân hôn để hỗ trợ trong trường hợp cặp uyên ương này chưa đủ kinh nghiệm. Chỉ trong đêm động phòng chú rể mới biết mặt cô dâu của mình.
    Có lẽ chẳng nơi nào tục lệ cưới hỏi lại đơn giản như ở đảo Bahamas ngoài khơi San Salvadore. Tự do lựa chọn ăn ở và chẳng chịu sự ràng buộc nào giữa hai bên. Mùa xuân đến, các cô nàng lên rừng hái nấm và đây là dịp để các chàng trai theo tán tỉnh. Ðiểm hẹn, khi đã tìm được người hợp ý là một hốc đá kín đáo hay bên một dòng suối đầy cây lá che kín. Sau buổi tâm tình cô gái sẽ được mẹ dẫn về ?onhà chồng ?o. Người mẹ sẽ trở về cùng một ít tiền và lương thực coi như là sự đền đáp công ơn của chàng rể. Như một loài hoa các cuộc tình này thường chống tàn. Khi chia tay cô nàng lại trở về nhà mẹ, còn chàng trai sẽ làm lại ?olịch sử? mới. Tuy nhiên, khi cô nàng tái giá thì phải để con lại cho bà ngoại nuôi trước khi lên ...?thuyền sang bến mới?.

Chia sẻ trang này