1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thú vui thời niên thiếu...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi Coco, 26/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Longname

    Longname Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2001
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    0
    Phải đấy em chiepchiep ạ, chơi khăng là chỉ trong hè thôi, chơi ban ngày khi chi toàn có trẻ con, chứ buổi chiều mà chơi, bố mẹ về rồi cấm tiệt.
    Còn cái hộp bút, bằng nhựa tái sinh cứng, thường màu vàng hoặc xanh, cũng chơi thay khăng được, là chơi ở trường thôi, chứ về nhà chẳng đứa nào thèm chơi em ạ.
    Wait and see
  2. mercedes

    mercedes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Chơi đồ hàng,
    chơi cô dâu chú rể "cô dâu chú rể đội rế lên đầu đi qua đầu cầu đánh rơi mất rế"
    câu cá săn sắt,
    cá chọi,
    gà chọi,
    dế chọi,
    chơi đồ,
    chơi trốn tìm,
    đánh trận giả,"chiến tranh bùng nổ - gian khổ bắt đầu.."
    Chơi bi: bi đi - bi lồ - bi gảy
    Chơi bóng chuyền
    Chơi nhảy dây
    Đốt pháo
    ...........
    Chơi điện tử Nintendo: Xe tăng, Mairo, Rambo, xe zeep..
  3. chiepchiep

    chiepchiep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/06/2002
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Em chơi hết, chơi hết anh ạ. Su vê, khăng, đá cầu, nhảy dây, nhảy ngựa... thậm chí đi vốc cát đánh nhau, chiến nhau bằng súng phun nước, trèo cây nhãn bắt bọ xít nhãn làm xe... em tham gia tuốt. Có nghĩ là lớn lên lại đỏng đảnh như bây giờ đâu.
    Còn trò chơi khăng, quả thực em chơi cả 4 mùa. Mùa đông chỉ cần dọn dẹp đồ đạc trong nhà một chút là có chỗ chơi. Mùa hè thì chạy ra sân. Còn đi học, khoảng trống cuối lớp bao giờ cũng là chỗ để chơi khăng. Anh Longname miêu tả cái hộp bút đó đúng đấy ạ. Giờ kiếm đâu ra cái loại hộp bút cổ đó nữa nhỉ.
  4. Coco

    Coco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2001
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Đổ Dế.
    Ngày ấy, các cô bé cậu bé đi học luôn có trong cặp những quyển truyện nhỏ xinh, giấy thì không trắng như bây giờ nhưng cũng đủ dệt nên những mơ mộng, những tưởng tượng theo những nàng tiên, những mụ phù thuỷ hay những hoàng tử, công chúa. Bên cạnh đó, hẳn ai cũng đã từng đọc "Dế Mèn phiêu lưu ký", một tác phẩm nếu như được bình chọn của các độc giả tý hon thời kỳ đó thì hẳn sẽ đứng thứ 1 mà không phải bàn cãi. Những nhân vật Dế Mèn, Dế Trũi, võ sĩ Bọ Ngựa,... đã khiến cho cách nhìn sự vật và hiện tượng của những cô bé cậu bé có hồn hơn, hình như chúng đều có những ngôn ngữ và tư duy của chúng, gắn liền với đời sống của con người. Với chúng tôi thì không khoái gì hơn là được đóng vai những cậu bé đi đổ dế (có nơi gọi là "đúc dế") và sung sướng khi bắt được dế "cụ", làm ***g nuôi chúng hay cho chúng chọi nhau. Hà Nội những ngày mùa thu, chỉ chớm thu thôi vì khi đó không gian vẫn có màu vàng của nắng và những cây phượng vẫn còn lấp lánh hoa, ấy là lúc những chú dế, đúng hơn là những ấu trùng dế sau một năm ở trong lòng đất đã trưởng thành, đùi đã to và cánh đã dài, đã biết những đêm khuya ra cửa hang đứng gáy lên vài tiếng "ríc ríc" nghe thật oai phong, lũ trẻ chúng tôi bắt đầu chuẩn bị chai lọ đi đổ dế. Tìm tổ dế không có gì khó, nhưng nếu là tổ "dế Than" thì cực kỳ khó vì loại này không làm tổ ở dưới đất mà chủ yếu ở trong các ngách tường, loại này mà chiến thì "cực hay" luôn. Thi thoảng đào được mấy cô dế cái, loại này không đánh nhau được, để phân biệt với dế đực thì chỉ cần nhìn lên cánh xem có "hoa" không, nếu không có, cứ phẳng lỳ thì chắc chắn là dế cái. Và nếu thế thì, thôi trả cô về với trời đất, để cô còn duy trì nòi giống nữa chứ,...
    Đổ dế thì cần có nước, mà không ai có thể mang nước từ nhà đi được, điều đó không thực tế lắm, chẳng ai dùng. Chỉ cần mấy chai bia Tàu, hay chai 65 là được, và nước thì lấy ở các ... hố nước thải dọc các hè phố. Lũ trẻ tụi tôi ngày ấy thuộc lòng phố Hoàng Diệu, phố Nguyễn Cảnh Chân, phố Trần Phú,... phố nào có bao nhiêu hố ga, mấy hố có nước, mấy hố cạn,... mà nói thật, nước ngày ấy không có nhiều "mùi" như bây giờ, những chai nước lấy ở dưới cống ấy lấp lánh những bông hoa sấu nhỏ li ti dường như làm chúng tôi dễ dàng hơn trong việc "chinh phục" những chú dế cứng đầu.
    Bây giờ, thi thoảng đi chơi tối, nghe tiếng dế gáy mà trong tôi cứ nhớ, nhớ cồn cào những ngày tháng đó. Cũng có lúc không kiềm chế được, tôi cũng thử một mình đi ra vườn hoa gần nhà, tự mình chơi lại trò này. Kết quả của tôi là một chú dế bé xúi, trơ trụi, gầy gò. Giật mình thấy tóc mình đã bạc, chợt xót xa...
    Được Coco sửa chữa / chuyển vào 10:34 ngày 27/05/2003
  5. Coxuoc

    Coxuoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Hồi bé, Tớ không thích chơi những trò con gái, trừ trò búp bê . Cho tới khi đi học ĐH, tớ mới biết cái trò Ô ăn quan nó chơi theo kiểu gì. Tớ chỉ khoái chơi nhảy ngựa, chơi Âm, chơi Tàu bay tên lửa. Tớ còn có một thú vui là trèo lên nóc nhà. Mỗi khi bố mẹ đi vắng, tớ lại trèo lên nóc bếp rồi men men trèo tiếp lên mái nhà. Có lần đang chơi tha thẩn trên mái nhà, chợt nhìn thấy Bố về, vội quá, tớ nhảy xuống, thế là chân tớ đập ngay vào cái vòi nước ở bể, hậu quả là một cái sẹo to tướng cho đến giờ vẫn còn chứng tích. He he, hồi ấy, tớ ngã xong mà không khóc được, thấy bố vào tới sân là bù lu bù loa lên.
    Mỗi khi em gái tớ đi tìm chị nó thì chỉ có là đang ở nhà đứa bạn thân, và chỉ có địa điểm duy nhất là nóc nhà nó.
    Ở nhà một mình, nếu bị nhốt trong nhà thì tớ trèo lên nóc tủ, ngồi hát những bài trong báo Thiếu niên, nhi đồng. Bài nào không thuộc nhạc thì tự sáng tác nhạc cho lời. Chẳng thấy chán gì cả.
    Không hiểu sao tớ lại có ý thích kỳ quặc thế nhỉ? Đến giờ tớ vẫn chưa hiểu nổi, vì bây giờ, tớ lại không thích trèo lên nóc nhà chút nào.
  6. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    Hí!
    1. Trò chơi khoái nhất của tôi là cầm đầu bọn trẻ con trong xóm đi khủng bố mấy đứa bị nhốt trong nhà. Hà hà! Tấn công bọn này sướng phết! Thôi thì lựu đạn nước, đạn đất sét, bom cát và bom sinh học (làm từ thứ chất gợi cảm từ mèo). Cũng thấy tội nghiệp chúng nó. Nhưng đáng đời cũng đáng đời. Cái bọn suốt ngày bị nhốt cứ suốt ngày lải nhải đọc bài với cạnh khoé bọn bên ngoài.
    2. Trò chơi tiếp theo là xử lý mụ béo bán phở bên kia đường. Vỉa hè rộng rãi là phải để cho trẻ con chơi. Đằng này cứ thấy đám trẻ con mang bóng mang bi ra là mụ béo lấy xô nước dội ào ào ra hè phố. Ướt nhoét, chơi bời gì nữa.
    Nào, tập trung súng cao su lại. Cùng nhau đi bắn thạch thùng. Cử mấy đứa mặt mũi hiền lành. A lê hấp! Quẳng vèo vào nồi phở nhà mụ.
    Trẻ con mau quên, lát sau vưỡn ăn phở ăn miến ngon lành. Chả đứa nào nhớ trong nồi có thêm những gì.
    3. Làm pháo và đốt pháo. Ngày chưa cấm pháo, cách Tết cả vài tháng, đã hì hục chuẩn bị đồ nghề. Rồi rủ nhau đạp xe vào tận Binh Đà mua thuốc, ngòi.... Vẫn biết là nguy hiểm nhưng mà sướng, nghe tiếng pháo cối nổ cái "Rầm". Dân tình chạy tán loạn, nắp cống bật tung. Thế là khoái. Nhưng khoái hơn vẫn là tương pháo ném vào bọn xóm bên. Tường vôi xám ngoét. Hi hi.
    Thằng nhát gan nhà bên cạnh, lớn đùng rồi mà không dám châm ngòi quả pháo tép cầm tay. Nó tỉ mẩn cuộn giấy, gài vào cái mái bếp giấy dầu nhà nó. Châm lừa rồi bịt tai, nhắm mắt ù té chạy. Pháo thì xịt, còn mái bếp nhà nó thì bén lửa lem lém.
    Thằng dở hơi lúc đấy dũng cảm phết, chạy lại thổi phù phù & nhổ nước bọt để dập lửa. May mà còn có mấy đứa cao to, hắt hộ chậu nước gạo lên. Không thì thằng đó nát đít.
    4. Tối mất điện, chơi chốn tìm, chiếm thành với đánh nhau mãi rồi cũng chán. Sẵn cái gầm ô tô tải. Bày trò nhử tiền lừa thiên hạ. Hai đồng, năm đồng. Mới tinh và đặt chễm chệ lên bọc giấy trắng cắt xén gọn gàng. Hôm nào hết tiền thì dùng tạm cái bật lửa tàu cũng được. Hơ hơ. Dân tình nháo nhào, băm bổ lao xuống, tranh nhau giằng giật cái bánh vẽ. Lũ trẻ con được bữa cười no nê. Thế nhưng cũng có những hôm gặp mấy thằng đầu gấu. Nó phi vào tận nơi trấn luôn cả đồ nghề. Thế là tan hội.
    VỢ ĐEN...dô hò...THÌ MẶC VỢ ĐEN...hò dô...NẾU MÀ ĐEN QUÁ...dô hò dô...THÌ TA TẮT ĐÈN
  7. Rosebaby

    Rosebaby Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    0
    Chơi thả diều, ném máy bay.
    Trường gần núi, cứ chiều chiều tan học, tụi mình lại rủ nhau trèo lên tít đỉnh núi. Con trai thì mang diều lên, con gái mang giấy lộn gấp máy bay thả chơi. Gió ***g lộng thổi, diều bay lên cao tít, có tiếng sáo vi vu. Cậu H còn mang theo cả sáo trúc, thổi phù phù mà cũng lãng tử ra phết. Cả lũ ngồi trên thảm cỏ bằng, mắt thì ngước lên trời, tai thì dỏng lên nghe 2 loại sáo, 1 cái thì thanh tao trong vắt, một cái thì... đùng đục ngô nghê tệ, thế mà chả có đứa nào bắt hắn thôi ngay cái động tác phồng môi trợn má để tất cả được trọn vẹn với cánh diều cả...
    Phía dưới là con đê vòng quanh phủ Quốc, xa kia là núi chùa Thầy cây cối xanh um, dưới chân núi, cánh đồng lúa xanh rì rập rờn sóng... Cả lũ lại hì hụi gấp máy bay giấy, đứng ra các mỏm đá, phi vèo vèo lên không trung. Thích chí cười vang vang cả đất trời. Hồi đó cũng 14, 15 rồi, bít trêu chọc ghép đôi nhau rùi. Có bận suýt lao xuống núi, may mà cậu bạn kéo tay lại, có thế thôi mà bị trêu suốt cho tới năm cấp 3 là "anh hùng cứu mỹ nhân". Xú nhân chứ mỹ nhân gì.
    Đến giờ vẫn còn nhớ những buổi chiều mùa hè lộng gió với tiếng sáo diều vi vu. H đã lập nghiệp trong Sài Gòn rùi, thỉnh thoảng gọi điện, nhắc mãi thú vui ngày đó, thấy nhớ tuổi thơ khôn nguôi.

    Này em bâng khuâng gì thế
    Ban mai dậy hát bên thềm
    Hay là... có niềm xao xuyến
    Ai vừa thắp lửa con tim?

  8. Guest

    Guest Guest

    Đã nhắc đến trò chơi khăng tức là nói về thủa: "cởi truồng chơi bi, đánh khăng đánh đáo".
    Chơi bi: Ngày trước bi được làm từ đất sét nung và phết sơn xanh xanh, đỏ đỏ hay vàng. Vì thế bi mới nước sơn còn sáng và đều, không "ghẻ" chỗ nào được bọn trẻ săn rất hăng. Nhưng bi đất thường hay bị méo và chơi nhanh vỡ. Ngày trước mình cũng có một viên bi đất nung to, tròn và hầu như không còn tí sơn nào làm cái. Với con cái đó cũng kiếm được kha khá bi của tụi hàng xóm. Đánh bi có nhiều kiểu chơi: có thể chơi bi lồ, bi vạch hay chơi biềng. Chơi cách nào cũng hấp dẫn cả. Về sau bi được thay bằng bi ve nhiều hơn - những hòn bi thuỷ tinh nhiều màu lóng lánh - bi cái của mình không chọi được và bị vỡ nên rồi cũng không chơi nữa. Nghĩ lại cũng không khỏi cười một mình
    Đánh đáo: Con đáo cũng dễ tạo, chỉ cần một mảnh giấy nhỏ gấp lại là được. Con cái thì to hơn và nặng để đánh các con khác bay xa được nên thường làm bằng giấy dầu hoặc bìa cứng sau đó nhét chì, thiếc hay miếng kim loại nào đó vào trong. Trò này cũng khá "sát phạt" và nhiều khi sinh ra cãi nhau, chửi nhau thậm trí có những chú còn bỏ cả cái lao vào uýnh nhau ra trò (do đứa này bao đứa kia ăn gian mà). Nghĩ lại cũng buồn cười vì giấy, vở, sách báo cũ hết rồi thì đến vở học cứ ngày một mỏng dính đi, trong khi gầm giường nhà đầy quân đáo mà chẳng làm gì được. May sao sau này nhà trường yêu cầu làm kế hoạch nhỏ nên con đáo còn được viêc.
    Chơi chun nịt: Trò này cũng chơi ăn quan chun của chú khác. Có thể chơi bắn, chơi gẩy cho con chun của mình đè lên con chun của chú khác là ăn hoặc chơi đập tường. Nhớ ngày trước có lần chun nịt thắng tết dây 10 mà dài cả mét. Cũng chẳng biết để làm gì nhưng chơi khá say sưa và vui ra phết. Đã thắng chun của chú khác lai được dịp trêu chúng nó.
    Đọc topic này mà nhất là ở cái thành phố Đà Nẵng - Thành phố khá yên bình và nhịp sống giống như dăm năm về trước ở Hà Nội - Tự nhiên không ngậm miệng được. Không khéo mấy cha đang ngồi cùng lại chửi " thằng này lên cơn man man"
    Mấy trò này đều có vẻ "sát phạt " nhau cả. Còn nhiều trò chơi nghịch hồi bé mà rảnh rỗi nhớ lại đều thấy hay hay để dịp khác post tiếp vậy.
  9. mercedes

    mercedes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Chơi bi bao giờ cũng có 1 viên bi cái, bao giờ cũng to hơn đẹp hơn lũ bi sơn xanh sơn đỏ kia. Không ai làm bi cái bằng đất nung cả. Ít tiền, tự thửa lấy bi cái mà chơi. Hồi 4,5 tuổi sức yếu phơi nắng cả ngày, thì nhặt mấy viên gạch xây nhà đập lấy mấy mảnh rồi ngồ hì hục mài trên vỉa hè đến lúc gần thành hình tròn thì bắt đàu chuyển sang công đoạn xoáy bi, nghĩa là kiếm 2 cái vỏ Peniciline, đặt viên bi thô lên miệng lọ rồi bắt đầu xoáy đi xoáy lại cho đến lúc tròn vo là chơi được. Mỗi ngày làm được 1 viên. Lớn lên một chút, học lớp 1, lớp 2 thì kiếm cái đục, ra đường chọn xem có viên đá nào màu đen đen, vẫn gọi là đá trâu, thì cạy lên đem về mà xoáy bi. Loại này khi mài phải có nước, khi xoáy thì kiếm được cái ống kim loại hoặc cái vỏ đạn loại lớn thì mới mong có viên bi cái đẹp mà bền, có thể chơi được mấy mùa..
    Có một loại bi sứ nữa, loại này làm bi cái cũng tốt, nguồn gốc loại này xuất phát từ các nhà máy hóa chất, bố mẹ đem về cho lũ trẻ chơi. Loại này có cái dở là ít viên tròn, méo nhiều mà cứng quá không thể xoáy lại được.
    Loại quý tộc nhất là bi ve, có loại 3 khế, 5 khế. Loại này thì đỉnh cao, tròn vo, đẹp mĩ mãn..
    Thằng anh trai mình thuộc loại "bi gạo" mình chơi thì không hay nhưng chuyên gia xoáy bi cho thằng anh đi cá kiếm, đi với thằng anh thì có nhiệm vụ cầm ống bơ đi theo để khiêng bi về . Đầu mùa, hai anh em đi kiếm khoảng chục viên bi đất xanh xanh đỏ đỏ làm vốn, lang thang khắp nơi để cá kiếm.. Cuối mùa phải kiếm được ngót ngét 1000 viên, rồi đến mùa đông chả hiểu lũ bi ấy đi đâu mất, hè sang năm lại như vậy... kiếm chục viên bi đất làm vốn..
    Bi đi: Là cái loại mà trên sân chơi kẻ 1 vạch ngang gọi là "hào", trên đó khoanh một ô vuông nhỏ gọi là "lồ" thằng nào đi được vào đấy thì bố tướng, cơ hội nhân đôi. Bình thường thì thằng nào gần vạch thằng ấy thắng, nằm giữa "hào" là cũng nét, được quyền "ốt" các thằng còn lại, các chú kia thì nín thở chờ cho chú này "ốt" trượt. Thằng nhất một ván được quyền đi cuối, có quyền lợi, nếu thấy chú nào gần "hào" nhất mà cảm thấy mình không đủ khả năng đi nét hơn nó thì tìm cách té, đi tránh xa khu vực đó ra.. Chơi loại này xanh chín, ngày nào giỏi kiếm được 20, viên đấy là phải chơi bi đôi, 2 tới 4 tới 6..
    Bi lồ: Chơi loại này phê hơn, sát phạt hơn, đẳng cấp hơn, có ngày kiếm cả trăm viên.. Có một trận thằng anh mình sát phạt với một thằng khác cũng thuộc loại "bi gạo", khi hết ván thằng anh mình dọn lồ, chuẩn bị đến lượt "ốt" nó, chầu 15, nếu nó bị ốt trúng thì sẽ phải nộp 15 viên, khoảng cách hơi xa nó cứ thách đểu thằng anh mình, thằng anh mình tức quá bảo mình về lấy hết cả ống bơ bi ra độ luôn với nó quả này. Mình cũng lo lo, chạy về lấy nhưng giấu bớt lại khoảng 10 viên đẹp đẹp để làm vốn, đúng số vốn từ đầu mùa..
    Thằng kia nó cũng bảo em nó chạy về lấy. Cả lũ trẻ con quanh xóm nín thở chứng kiến vụ cá độ..
    Rất may, cuối cùng cả hai thằng cùng bắn trượt..
    Trò này kẻ một cái ô vuông to nhỏ tuỳ theo số lượng người chơi, mỗi người chầu vào lồ vài viên bi đất tuỳ theo quy định, rồi lần lượt bắn tỉa đến khi nào hết lồ thì quay ra ốt các chú còn lại. Trong khi bắn tỉa, chú nào bikẹt trong lồ thì nghiễm nhiên phải chầu thêm bi vào...
    Bi gảy : Những trưa hè oi ả và nóng bức, trong khi chờ đợi đến chiều mát để ra sân chơi bi, ở trong nhà có thể bày ra trò bi gảy
    trò này nhẹ nhàng, kỹ thuật thấp, rủ mấy đứa con gái chơi cũng được, ngồi gảy một lúc chán thì lăn ra ngủ...
  10. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Tuổi thơ chạy nhảy tung tăng trên những thảm cỏ mượt mà. Những trò chơi bắn chim, bắt ****. Cánh diều bay dập dìu trong chiều mùa hạ lộng gió. Tuổi thơ trên lưng trâu vượt đầm, vượt sông. Tôi lớn lên bên ruộng sắn, nương ngô ...
    "Ai bảo chăn trâu là khổ
    Tôi chăn bò khổ bằng mấy lần trâu"

    Cưỡi trâu: Trò chơi này có lẽ chỉ có ở các vùng nông thôn hoặc ngoại thành Hà nội. Ở thành phố, nhìn thấy con trâu cái cày đã là chuyện hiếm chứ đừng nói đến cưỡi trâu. Cưỡi trâu nhìn có vẻ rất dễ, nhưng để chơi được lại khó vô cùng. Lưng trâu phẳng hơn lưng ngựa, nhưng không có yên. Bụng trâu to hơn bụng ngựa nên khi ngồi 2 chân khó kẹp vào để giữ thăng bằng. Trâu hiền nhưng không thuần như ngựa - Bước đi, nhịp nhảy không rõ ràng mạch lạc. Muốn cưỡi được trâu, trước tiên phải làm quen và hiểu tính nết của nó. Sau đó phải học cách trèo lên lưng trâu. Đừng tưởng cứ thế nhảy phóc lên là được. Không khéo, con trâu ***g lên thì không đắp bã trầu cũng bầm mông. Lên được rồi, còn phải biết cách giữ thăng bằng. Làm được như vậy vẫn chưa thể gọi là cưỡi trâu. Người cưỡi trâu giỏi phải điều khiển được tốc độ của trâu, cảm thấy thoải mái trên lưng trâu. Có thể đứng lên hay nằm ngửa ra trên lưng trâu khi trâu đi.
    Những ngày hạ nắng cháy, cưỡi trâu quả là một trò chơi tuyệt vời. Lưng trâu rộng, có thể nằm làm một giấc ngủ trưa. Gió thoang thoảng theo từng bước đi chậm chãi của trâu - mát vô cùng. Qua sông, ngồi trên lưng trâu nhẩn nhơ đùa với nước. Hứng chí lên thì nhảy ào xuống bơi thi cùng trâu. Nhưng thú nhất có lẽ vẫn là những cuộc đua trâu. Cảm giác của kẻ về đích trước tiên mới thật ngọt ngào, dù rằng tối hôm đó thế nào cũng bị ê ẩm khắp mông. Vinh quang của kẻ chiến thắng được nhân lên cùng với việc đứng thẳng người hiên ngang trên lưng trâu đi nghễu nghệ vài vòng .....
    "Nguyện mỗi người có một niềm vui"
    Được CXR sửa chữa / chuyển vào 13:32 ngày 28/05/2003

Chia sẻ trang này