1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những tiền đề của một học thuyết tiên tiến và cách mạng.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 01/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Những tiền đề của một học thuyết tiên tiến và cách mạng.

    Theo tôi một học thuyết tiên tiến và cách mạng cần có những đặc điểm sau :
    - Kế thừa được những tinh hoa của tri thức nhân loại
    - Chứa đựng những quan điểm tiến bộ về các vấn đề cơ bản của cuộc sống
    - Vạch ra được những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy
    - Mở ra những bước tiến mang tính cách mạng trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại
    - Chứa đựng những hạt nhân mang giá trị vĩnh hằng đối với con người
    Và điều quan trọng nhất là nó phải vạch ra được con đường tốt nhất để xây dựng một xã hội tốt đẹp trong đó con người được sống hạnh phúc và phát triển toàn diện.
  2. x2000

    x2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi không có bất cứ một tiêu chuẩn nào để đánh giá một học thuyết có tính cách mạng không bởi vì cách mạng theo nghĩa rộng là sự thay đổi có tính bước ngoặt (một bước nhảy về chất). Một học thuyết nào đưa ra đường lối giải quyết được mâu thuẩn hiện tại thì đó là học thuyết cách mạng. Ví dụ như thuyết tương đối của Anhxtanh tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực vật lý.
    Như vậy tính cách mạng của một học thuyết không chỉ phụ thuộc vào bản thân nó mà còn phụ thuộc vào điều kiện khách quan tự nhiên xã hội khi nó ra đời. Một học thuyết có thể là cách mạng trong thời gian này nhưng lại trở thành ********* trong thời gian khác (Như học thuyết CNXH không tưởng của R.Owen)
    Vì vậy một học thuyết sẽ là cách mạng khi nó tạo ra được một cuộc cách mạng chứ không phải dựa trên bất cứ tiêu chuẩn nào.
    Never say impossible
  3. TuLa

    TuLa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Bác X2000 nói rất phải !!! Ngay từ đầu khi mình xem những quan điểm mà bạn daovh đưa ra đã thấy nhiều điều cần bàn rồi. Hay quá, bạn x2000 đã nói hầu hết những điều mình muốn nói rồi !!! Xã hội là sử tổng hợp của các mâu thuẫn và các mặt đối lập. Người ta khi sinh ra đã có ý nghĩ về sự thiên vị và bản năng đấu tranh chống lại sự thiên vị. Kẻ mạnh thì muốn sự công bằng là vì nó mạnh hơn nên sứng đáng được hưởng phần hơn, thế nhưng đời đâu cõ dễ dàng thế, đâu phải khi mạnh thì sẽ mạnh mãi, nó giống quy luật về sự sinh ra và mất đi. Lúc trẻ thì vô ngực ta đây mạnh nhất, nhưng về già ốm yếu chẳng khoẻ bằng đứa lên 3 thì sao chẳng chịu hô vang sự công bằng mà trao hết những gì mình đạt được từ máu và nước mắt của kẻ khác !!!!
    Do vậy, đã là xã hội thì chẳng thể có gì được coi là chuẩn mực tuyệt đối và vĩnh hằng !!! Là học thuyết thì chỉ là lý thuyết rút ra từ những điều hợp lý trong xã hội, nhưng chẳng thể đúng mãi. Nó chỉ có thể đúng trong giai đoạn này nhưng là sai lầm trong giai đoạn khác giống như chính bản thân con người vậy !!! Ngây dại, Mạnh mẽ rồi sẽ già lua !!! Ai biết người, biết mình và biết tạo thế cân bằng cho mình thì sẽ có được sự thoải mái, bình tâm !
    Ngày nói dối, 1/4/2003
    *.tus
  4. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Điều đầu tiên mà một học thuyết cần phải giải quyết là quan niệm của nó về thế giới, về con người. Như chúng ta đã biết toàn bộ thế giới mà chúng ta đang sống được bao gồm trong hai phạm trù triết học : vật chất và ý thức . Và vấn đề xuyên suốt trong lịch sử triết học là : vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau, vật chất quyết định ý thức hay ý thức quyết định vật chất. Nhưng chúng ta cũng biết rằng không thể định nghĩa được vật chất và ý thức dựa vào bản chất của nó mà chỉ có thể định nghĩa chúng thông qua mối tương quan với nhau. Người ta đã tìm ra các quy luật vận động của thế giới tự nhiên được diễn đạt bằng các phạm trù và ngôn ngữ triết học mà có giá trị nhất là các quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mac. Đó là một thành tựu lớn của trí tuệ loài người. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng thế giới tự nhiên vận động vừa có tính quy luật vừa có tính ngẫu nhiên ( tất nhiên là sự ngẫu nhiên có tính quy luật) và chính những sự vận động ngẫu nhiên có tính quy luật đó đã làm cho quá trình nhận thức của con người là một quá trình tiệm cận chân lý. Lê Nin đã cho rằng có chân lý tuyệt đối nhưng con người không thể với tới được nó và cuộc sống của chúng ta là cuộc sống giữa các chân lý tương đối . Chỉ khi nào con người nhận thức được quy luật của sự ngẫu nhiên thì lúc đó chân lý tuyệt đối sẽ tồn tại trong cuộc sống. Ý thức có thể chia theo các mức độ phát triển khác nhau từ những động vật cấp thấp cho đến con người và trong từng mức độ phát triển cũng có thể chia thành những tầng lớp khác nhau như ý thức của con người có thể chia thành vô thức, tư duy, tình cảm. Các tầng lớp đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành đời sống tinh thần của con người.
    ( Xin được tiếp tục sau)
  5. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Khiếm khuyết cơ bản của phương pháp luận Marxism là tuyệt đối hoá . Đó cũng là một trong những khiếm khuyết chung dễ găp của tư duy triết học phương Tây thiên về tính phân tích, tách bạch, đối kháng mà thiếu tính tổng hợp hoà đồng , đối ngẫu ...Ý thức, tinh thần, nếu ta hiểu là sự nhận thức thế giới khách quan, còn thế giới khách quan là cái tồn tại ngoài ý thức dù có nhận thức được hay không , tức là vật chất thì thực ra nó gắn liền với nhau như hình với bóng, tuy hai mà một. Ý thức là thuộc tính của vật chất và nó gắn liền với sự tồn tại của vật chất. Không có vật chất nào tồn tại mà không có ý thức. Đem tách vật chất ra khỏi tinh thần thành hai phạm trù khác nhau để rồi cãi nhau xem cái nào có trước và quyết định cái nào thì thực là vô nghĩa .
    Chính từ trên cơ sở phương pháp luận tách bạch bản chất thế giới làm hai và tuyệt đối hóa một mặt, đã làm cho nhãn quan Marxism bị thiên lệch và dẫn đến cực đoan, phiến diện trên nhiều lĩnh vực thuộc lịch sử, kinh tế, xã hội ....
    Một học thuyết cách mạng và tiên tiến không phải là một học thuyết giải quyết được các mâu thuẫn trên cơ sở đối kháng, triệt tiêu chúng, mà trái lại phải đặt trên cơ sở đối đãi , hoà đồng giữa chúng. Chỉ khi nào các mặt đối lập tìm được sự hài hoà với nhau, đối ngẫu với nhau ( chứ không đối kháng ) thì thế giới mới phát triển hài hoà, bền vững .
  6. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Quan điểm duy vật cho rằng vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức. Nếu theo quan niệm đó ta không thể giải thích được các quy luật của giới tự nhiên, ví dụ vì sao chu vi đường tròn lại bằng đường kính nhân với pi mà không phải là con số khác. Nếu ta cho rằng ý thức có trước vật chất thì ta lại không thể hình dung ra được rằng thế giới này được hình thành như thế nào. Chính vì vậy chỉ có thể được giải thích bằng cách cho rằng vật chất và ý thức là hai bộ phận của một thể thống nhất ban đầu . Như vậy ý thức không chỉ tồn tại trong bộ não của con người hay các loài động vật mà nó còn tồn tại thông qua các vật mang khác có tính vật chất . Chân lý tương đối là phần ý thức tiềm ẩn trong bộ não con người còn chân lý tuyệt đối là sự kết hợp của chân lý tương đối với phần ý thức nằm ngoài bộ não người. Trong bộ não con người đã tiềm ẩn những hình ảnh tương đối về thế giới và mỗi con người đều có thể nhận thức ra các chân lý tương đối nếu biết đánh thức những phần ý thức tiềm ẩn trong bộ não
  7. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Nhất trí với bạn ở các điều:
    1. Kế thừa: Dùng lại cái tốt đúng của cũ và loại bỏ những cái sai lạc hậu của cũ. Cái này phải trên cơ sở cùng lúc biết và hiểu rõ nhiều quan điểm cũ
    2. Tiến bộ: Sử dụng những thành tựu mới, phản ánh rõ ràng, bản chất hơn hiện thực so với cũ và đưa ra các biện pháp giải quyết thực tiễn mới. Càng gần bản chất thế giới bao nhiêu (dwja trên thành tựu khoa học mới), biện pháp mới càng hiện đại, phương pháp tiếp cận mới và có cơ sở bao nhiêu thì tính khả thi càng cao.
    3. Cái này đương nhiên. Nguyên tắc hướng tới cái Chân mà. Không phản ánh đúng quy luật khách quan thì khó có thể gọi là học thuyết tiên tiến được.
    4, 5, 6. Chỉ ra một tương lai tốt đẹp hợp lý, khả thi và phù hợp với mục đích của mọi thành phần xã hội, quốc tế. Nếu tương lai chưa từng được mô tả hoặc được mô tả nhưng không có phương pháp luận thực thi thì học thuyết thực sự mang tính cách mạng.
    Chúng ta có thể chi tiết hoá bằng hệ thống Metric đánh giá một học thuyết tiên tiến và cách mạng.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  8. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Quá trình nhận thức của con người là sự kết hợp của phần hình ảnh thế giới được tiềm ẩn sẵn trong bộ não người với sự phản ảnh phần thế giới biến động xung quanh.
    Con người nhận thức thế giới theo ba con đường :
    - Theo những gì mà kinh nghiệm sống cho thấy
    - Theo những gì mà phần hình ảnh thế giới tiềm ẩn trong bộ não cho thấy.
    - Theo giác quan cảm nhận hay còn gọi là giác quan thứ sáu
    Hay là sự kết hợp giữa ba con đường trên

  9. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Đấy chỉ là quan điểm duy vật Marxism thôi . Sự nhận thức thế giới thông qua giác và phản ảnh thế giới hữu hình qua bộ não chỉ là sự nhận thức hời hợt bên ngoài chỉ là cái vỏ. Rất có thể sai. Muốn thấu hiểu bản chất bên trong cần phải suy nghiệm và xét từ trong nội tâm . Ngoại nhân thức thì chỉ nhân thức được ngoại hình tứuc là hiện tượng, nội nhận thức thì nhận thức được nội tâm tức là bản chất .
    Lão Tử - Đạo Đức Kinh ( chương 47)
    " Bất xuất hộ tri thiên hạ.
    Bất khuy dũ, kiến thiên đạo.
    Kỳ xuất di viễn, kỳ tri di thiểu.
    Thị dĩ thánh nhân bất hành nhi tri, bất kiến nhi danh, bất vi nhi thành "
    Dịch thoát Nghĩa là :
    Nguyên lý của vạn vật không phải ở đâu xa , mà ở ngay trong lòng mỗi người . Nếu ta tự xét mình, vứt bỏ ham muôn cá nhân thì tự nhiên sẽ thấy rõ. Cho nên không cần ra khỏi cửa cũng biết được lý lẽ trong thiên hạ. Không cần nhìn qua của sổ cũng thấy rõ qui luật tự nhiên .
    Càng đi xa càng biết ít .
    Thánh nhân không đi mà biết, không nhìn mà rõ, không làm mà nên .
    Ý nghĩa của chương này là : Dùng tư duy nội tâm để suy ngẫm thì mới lĩnh hội đuợc hết nguyên lý của vũ trụ, chứ dùng tai mắt, giác quan để nghe ngóng, nhìn nhận thì chỉ thêm mê hoặc mà thôi . Như vậy thực ra không phải Lão Tử phản đối thực nghiệm, ông không phán về điều đó, nhưng ý ông muốn nói dù có thực nghiệm vẫn phải căn cứ vào suy nghiệm nội tâm chứ không tin vào thực nghiệm ngoại giới , thông qua giác quan, vì giác quan vốn có nhiều khiếm khuyết. Điều này, khoa học ngày nay đã chứng minh : Giác quan dễ làm ta nhận thức sai lầm. " Thấy vậy mà hổng phải vậy " , ý tại ngôn ngoại. Cái ta nhìn thấy không phải lúc nào cũng chắc chắn là tồn tại , ngược lại cái tồn tại không phải lúc nào cũng chắc chắn là nhìn thấy .
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Bác này hay thật, nhận thức thì tất nhiên là thông qua bộ não rồi. Cái nội tâm của bác chắc cũng qua đó mà thôi. Nhận thức thì cấp thấp là cảm giác, cấp cao mang bản chất người là tư duy. Tư duy là gì thì mình đã nói nhiều. Tư duy lại có 2 mức độ là tư duy kinh nghiệm và tư duy khoa học. Kinh nghiệm thì do 1 người & phụ thuộc nhiều vào từng người, khoa học thì cả nền nhân văn nhân loại.
    Cái nội tâm của bác nếu không có hỗ trợ của khoa học nhân loại thì sẽ nhận thức ra cái chủ quan, cái kinh nghiệm mà thôi. Tư tưởng của Lão Tử có cái đúng nhưng mang tầm kinh nghiệm. Nếu tranh luận học thuật thì đó là những tư tưởng kinh nghiệm có ý nghĩa lịch sử, chúng ta cần vận dụng nó thật đúng chỗ vì khoa học đã tiến lên qua lịch sử nhận thức của loài người mấy nghìn năm rồi.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!

Chia sẻ trang này