1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những tình huống dở khóc, dở mếu hay những rủi ro pháp lý cần tránh

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 09/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Những tình huống dở khóc, dở mếu hay những rủi ro pháp lý cần tránh

    Với sự xuất hiện nhiều dân prồ trong box, fsai mạn phép lập topic này nhằm trao đổi kinh nghiệm thêm và cũng để những dân chúng ( kô phải dân prồ ) tránh những rủi ro pháp lý ?" fsai tạm gọi những tình huống dở khóc, dở mếu như thế.

    Fsai nghĩ là các bạn cũng gặp nhiều chuyện như thế này trong cuộc sống và chúng ta cùng phân tích nguyên nhân của nó xem nhé. Có ích lắm đấy nhé.
    Hị hị ?

    Chuyện thứ 1 : Tháng 6 ?" 2004, ở Bình Dương.

    Chị X ở tp HCM là chủ cơ sở may gia công.
    Sau nhiều năm làm ăn, chị có quan hệ kinh doanh tốt đẹp với một ông Tây Y.
    Nhằm mở rộng chị X chung tiền với ông Y mua một miếng đất to ở Bình Dương để xây xưởng may.
    Hai người bỏ ra hơn 5 tỷ đồng ( phần lớn là ông Y) để mua đất và xây dựng nhà xưởng hoàn tất.
    Khi đi đăng ký kinh doanh cty may, chị X mới ngã ngửa ra rằng khu đất mà chị X mua nằm trong khu dân cư tập trung, điều này có nghĩa là chị X chỉ đuợc dùng căn nhà mới xây đấy để ở - kô được dùng vào sản xuất, kinh doanh mà may thì đương nhiên là một hoạt động sản xuất rồi.
    Theo quy hoạch của tỉnh Bình Dương, chị X vẫn được đăng ký kinh doanh, nhưng chỉ được làm văn phòng làm việc mà thôi = kô đựơc chứa hàng, kô đặt máy móc, ? Thậm chí, chỉ cần văn phòng làm việc có quá nhiều khách qua lại và bị dân địa phương phản ánh thì giấy phép kinh doanh của chị bị rút ngay lập tức.
    Căn nhà 2000 m2 của chị coi như tiêu, chẳng biết dùng để làm gi nữa ?" khi kô được kinh doanh cái gì hết. Khóc hay mếu nhỉ.
    Bác tây Y cũng mếu theo chị.

    Khi nhìn vào nội tình vụ việc, có thể thấy :
    - Để thuận tiện, chị X mua đất với tư cách cá nhân ( doanh nghiệp thì phải theo hình thức thuê đất );
    - Chị X xây nhà có giấy phép xây dựng nhưng trong giấy phép thì ghi là nhà ở, ?
    - Chị X kô biết quy hoạch của tỉnh Bình Dương, nhưng ai cũng hiểu đây là trường hợp pháp luật buộc anh phải biết.
    Tội nghiệp chị X và bác tây Y, có lẽ chúng ta chỉ nói được như thế, nhưng biết đâu, lại sẽ có người ngồi bệt xuống thềm Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương mếu máo như chị X.

  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Chuyện thứ 2 : Một quận nào đó ở Tp HCM
    Bà A, năm nay trên 70 tuổi, có chồng chết đã được 5 năm, người Hoa, kô biết chữ có 6 người con, 3 ở nước ngoài, muốn lập di chúc để lại tài sản cho con.
    Tài sản là một căn nhà với các giấy tờ sau :
    - Giấy tay mua bán nhà năm 1964, đã trước bạ tại Phòng chưởng khế sg. ( Mua sau thời điểm kết hôn, bằng chứng là đứa con thứ 3 sinh năm 1960 )
    - bản vẽ hiện trạng do cty tnhh X lập ngày 1/10/2004
    Tại phòng công chứng nhà nước, công chứng viên đề nghị bà A bổ sung thêm các giấy tờ sau :
    - Giấy chứng nhận nhà kô tranh chấp và kô thuộc diện cải tạo xã hội CN. ( diện 2 / IV), kô thuộc quy hoạch do UBND phường, nơi có tài sản chứng + xác nhận của Phòng Quản lý đô thị, UBND quận, huyện.
    Ngoài ra, theo công chứng viên, phần tài sản mà bà A để lại chỉ bao gồm :
    1/2 căn nhà = phần của bà A trong tài sản chung
    1/14 căn nhà = 1/7 của 1/2 căn nhà còn lại = phần của bà A có từ việc thừa kế người chồng quá cố
    Tổng : 8/14 căn nhà.
    Thấy rắc rối, lại kô được để lại toàn bộ căn nhà cho con, bà A quay về UBND phường, nơi có căn nhà, cũng là nơi bà sống tại đó nhiều năm nay để lập di chúc. Quả thật, mọi việc rất suông xẻ, bà lập được di chúc như mong muốn :
    Để lại toàn bộ căn nhà cho con.
    ( Quan điểm của người cán bộ tư pháp già + cán bộ địa chính già ở đây là : trên giấy tay mua bán chỉ có mình tên bà A, chồng bà ta cũng đứng tên trên một căn nhà khác, cũng giấy tờ tương tự như bà A, vậy đây là tài sản riêng )
    Lập di chúc được 2 tháng thì bà A bị mời lên phường, di chúc của bà bị đề nghị thu hồi theo yêu cầu của Phòng tư pháp quận vì lý do :
    - kô đúng về tài sản để lại - phải thừa nhận là ts chung, kô thể là tài sản riêng
    Bây giờ, hành trình vất vả và đau khổ của bà A bắt đầu lại từ đầu.
    -------------------
    Rõ ràng, phường đã sai về lý, nhưng về tình thì kô.
    Sự thuận lợi nếu bắt nguồn từ vi phạm pháp luật ( vi phạm các quy định cứng, rõ ràng ) sẽ là mầm mống tạo sự mệt nhọc, tổn thất mới. Đừng sướng khi cơ quan nhà nước sai.
    Hị hị ...........

    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 12:07 ngày 16/09/2004
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    chắc cái này cũng là 1 tình huống dở khóc dở cười
    chã là dòng họ em có 1 miếng đất, nằm ngay dưới hành lang bảo vệ cầu, quận nói nói phải chừa vào 40 m không được xây dựng gì cả, mà quận ra quyết định thì nhà em tin thôi
    Tình cờ đọc được 1 văn bản nói về vấn đề hành lang bảo vệ cầu, so với tình trạng miếng đất thì miếng đất chỉ phải cắt có 7m thôi( hành lang bảo vệ cầu phụ thuộc vào độ dài của cầu, và nhiều thứ chứ không phải lúc nào cũng là 40 m). Hèn gì các nhà hàng xóm xung quanh đều xây dựng ầm ầm lên cả
    Khi khiếu nại thì quận nói hết thời hiệu xử lí, thế là mọi việc bế tắc đến bây giờ. Miếng đất không xây dựng gì được trong khi gia đình rất đồng người (ngoại em có rất nhiều con), lại phải chen chúc trong 1 căn nhà bé nhỏ
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Chuyện thứ 3 : ở một nơi nào đó ....
    Công ty TNHH X chuyên sản xuất bột mì ( nhập nguyên liệu , chế biến - xay xát là chính ) xây dựng nhà máy sản xuất bột mì.
    Năm 2001, Công ty dự định nhập khẩu lô hàng máy móc chế biến bột mì trị giá khoảng 1, 2 triệu của Đài Loan.
    Theo nghị định 51, năm 1999, hướng dẫn luật khuyến khích đầu tư trong nước, số máy móc này được miễn thuế nhập khẩu + kô thuộc diện chịu thuế VAT ( 10% ) .
    Để được hưởng các quyền lợi này, công ty X tiến hành thủ tục đăng ký ưu đãi đầu tư kèm theo danh mục máy móc thiết bị nêu trên và đã được UBND cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi.
    Đùng một cái, tháng 2 năm 2002, công ty X thương lượng được với một đối tác khác, và ký hợp đồng mua một lô máy khác của Úc, giá rẻ gần bằng một nửa so với dây chuyền của Đài Loan kia. Để tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu và thuế VAT, cty X tiến hành điều chỉnh dự án nộp UBND và điều chỉnh danh mục máy móc thiết bị và okie, kô có gì đáng kể.
    Rắc rối bắt đầu khi cty X nhận ra rằng dây chuyền của Úc hoạt động kô hiệu quả và cần phải bổ sung bằng một số máy móc phụ trợ có giá khoảng 380 ngàn nữa và phải điều chỉnh lại thiết kế nhà xưởng.
    Giám đốc cty X bấm bụng mua thêm máy móc mới + sửa lại nhà xưởng.
    Về thủ tục, cty X tiếp tục đăng ký ưu đãi đầu tư bổ sung cho lô máy mới này với hy vọng tiết kiệm được 38 ngàn, nhưng kô, nghị định 35 ngày 22 tháng 4 năm 2002 đã loại bỏ chế biến bột mì khỏi danh mục các ngành nghề được hưởng ưu đãi và cuộc tranh cãi với Sở KH ĐT của tỉnh bắt đầu ....
    Lô hàng máy móc bổ sung vẫn bị buộc nộp thuế VAT, bị phạt nộp trễ hạn ...
    Khi đánh giá dự án, cty X nhận ra rằng, tổng chi phí mà cty phải trả cho dây chuyền của Úc đã vượt trội hơn số chi phí ban đầu, chưa kể các chi phí phiền não và bực mình khác.
    -----------------
    Theo fsai, sự thay đổi của pháp luật chỉ là một phần, nhưng điều quan trọng hơn, cách làm việc + quản lý và tư duy trong kinh doanh.
    HIện, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, đã có bộ phận quản lý rủi ro, và trong đó, các rủi ro pháp lý là một yếu tố thường trực.

Chia sẻ trang này