1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận chốt chặn / phục kích tấn công đánh xe địch trên đường giao thông của QĐND VN trong kháng

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi rongxanhpmu, 22/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  4. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  5. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    TRẬN ĐẮC PƠ (24.6.1954)
    Đây là trận vận động phục kích lớn nhất của bộ đội Liên khu V trong Kháng chiến chống Pháp. Do Trung đoàn Bộ binh 96 (thiếu 1 tiểu đoàn), được tăng cường 2 đại đội của Trung đoàn 120, tiến hành.
    Đối tượng phục kích: Binh đoàn 100 (GM 100), binh đoàn thiện chiến nhất của quân đội Pháp, tham gia chiến tranh Triều Tiên (1950 - 53), nổi tiếng vì các trận Chipyong Ni, Vonju (Wõnju), Arôoet Ritgiơ (Arrowhedd Ridge) ở Triều Tiên; do đại tá Baru (Barrou) chỉ huy và Tiểu đoàn 520 khinh quân của chính quyền Bảo Đại.
    Địa điểm phục kích: Tây An Khê 15 km, trên đường 19, có địa danh là Đắc Pơ.
    Thời cơ: 8 giờ đến 9 giờ 30 sáng, lúc 2 đơn vị này đang trên đường rút lui từ An Khê về tăng cường cho thị xã Pleiku đang bị đối phương uy hiếp.
    Ngay phút đầu tiên, xe chỉ huy của Baru và xe truyền tin bị tiến công, Baru bị thương, viên tham mưu trưởng bị chết, toàn bộ đội hình hành quân của Binh đoàn 100 bị rối loạn và tan rã. Trong trận này, Pháp thương vong trên 700; bị bắt sống 1.200; mất 229 xe; 15 pháo lựu 105 mm, 5 pháo 57 mm và trên 1.000 súng các loại vào tay bộ đội Việt Nam. TĐP góp phần quan trọng đánh bại Cuộc hành binh Atlăng (Atlante) và buộc Pháp phải rút bỏ một loạt cứ điểm trên một đoạn đường 19 dài khoảng 60 km.
    Bách khoa toàn thư Việt Nam
    ____________
    Năm 1953, Binh đoàn 100 là lực lượng cơ động mạnh của quân đội Pháp vừa tham chiến ở Triều Tiên trong lực lượng Liên Hiệp Quốc, được tăng cường cho Đông Dương vào cuộc chiến cuối cùng của kế hoạch Navarre. Tư lệnh Binh đoàn 100 là viên Quan năm Baroux được đề bạt xét thăng quân hàm cấp tướng. Lúc ấy, quân ta tổ chức phản công liên tục trên chiến trường Tây Nguyên và Nam Trung bộ để phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ. Chiến dịch Atlante bị ta bẻ gãy. Navarre lên kế hoạch rút bớt quân khỏi Tây Nguyên để chi viện cho các hướng và co cụm lực lượng hình thành các khu vực phòng ngự mạnh. Tinh thần quân Pháp suy sụp.
    Đầu năm 1954, Nguyễn Minh Châu từ Trung đoàn 108 được điều về khôi phục củng cố lại Trung đoàn 96 trên cương vị trung đoàn trưởng, hoạt động liên tục trên Đường 19, đánh thắng nhiều trận ở Hà Tam, Măng Giang. Trung đoàn 96 được giao nhiệm vụ sẵn sàng đánh phá tiểu khu An Khê và tiêu diệt địch rút chạy trên Đường 19. Trung đoàn đã đánh nhiều trận trên đoạn Măng Giang - An Khê, nhưng đoạn suối Dăkpơ thì chưa đánh trận nào. Tuy hiểm trở, nhưng đoạn đường cầu Dăkpơ lại nằm giữa hai cứ điểm của địch. Quân Pháp luôn tăng cường trinh sát bằng không quân, biệt kích thám báo. Từ quan sát hiện trường, Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu đã chọn đoạn suối Dăkpơ về phía đông để làm yếu điểm phục kích chờ địch. Đoạn này dài tám trăm mét do Tiểu đoàn 79 phụ trách. Còn đoạn phía Tây suối Dăkpơ do Tiểu đoàn 40 phụ trách. Những đơn vị khác cũng được bố trí ở những điểm có thể phát huy tối đa khả năng tác chiến.
    Sáng ngày 24-6-1954, khi nghe tin đoàn xe hơn hai trăm chiếc của Binh đoàn 100 đã rời An Khê đến Kà Tung, cách Dăkpơ khoảng bảy cây số, Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu liền mở cuộc họp chớp nhoáng với ban tham mưu và ra quyết định cụ thể cho từng đơn vị. Trận đánh bắt đầu vào lúc 12 giờ 30 ngày 24-6 và kết thúc vào 12 giờ trưa ngày hôm sau. Chiến sự hết sức ác liệt. Dù bị đánh bất ngờ, đội hình rối loạn, nhưng nhờ có kinh nghiệm trận mạc và hỏa lực mạnh nên địch chống trả quyết liệt, gây cho ta nhiều khó khăn, trước khi chúng hoàn toàn bất lực chấp nhận đầu hàng.
    Sau khi địch buông vũ khí, Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu đích thân cùng ban chỉ huy trung đoàn đi quan sát trận địa. Trên 900 quân Pháp bị tiêu diệt, gần 600 bị thương nằm rải rác. Quan năm sắp được thăng tướng Baroux và Bộ chỉ huy Binh đoàn 100 cùng 1.280 quân bị bắt sống; 375 xe các loại bị cháy, bị hư hỏng; 229 xe còn nguyên hoặc hư hỏng ít... Trung đoàn 96 tiêu diệt hoàn toàn cánh quân địch rút chạy và giải phóng tiểu khu An Khê. Trong khi đó, Binh đoàn cơ động 42 của địch do Quan năm Sockel chỉ huy từ Pleiku xuống đón Binh đoàn 100 đã bị Trung đoàn 108 của ta do Trung đoàn trưởng Đoàn Khuê chỉ huy chặn đánh tơi bời, phải tháo chạy thoát thân.
    Trận phục kích Dăkpơ gây chấn động không chỉ ở Đông Dương mà lan sang cả nước Pháp, góp phần làm suy sụp tinh thần quân đội viễn chinh. Đây là trận đánh được giới chuyên gia quân sự xem là lớn nhất, oanh liệt nhất ở Trung và Nam bộ trong kháng chiến chín năm chống Pháp. Sau khi trận đánh kết thúc, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã điện khen ngợi và Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định trao Huân chương kháng chiến hạng nhất cho Trung đoàn 96.
    PHAN HOÀNG (?oTướng Năm Ngà - Nguyễn Minh Châu: Dũng cảm, trọng nghĩa tình? - Báo điện tử Cần Thơ - Chủ nhật, 12/9/2004).
    _______________________________________________

    Tên riêng, số liệu thống kê trong hai bài trên có thể không thống nhất, mong các bác bổ sung.
    Liên quan một chút: Năm 1975, khi cho triển khai lại lực lượng (tập hợp về Tuy Hòa) nhằm tái chiếm Buôn Ma Thuột, tướng Viên có lưu ý tướng Phú về trường hợp của binh đoàn này, nhưng lịch sử đã lặp lại, dẫu không cùng địa điểm.
    Trận phục kích binh đoàn 100 có nêu trong Quân sử VNCH, phát hành khoảng 1972-1974, có cả ảnh ghi lại cảnh tan nát của binh đoàn. Bác nào có điều kiện post hộ.
    Được rongcoithit sửa chữa / chuyển vào 12:08 ngày 24/01/2007
    Được rongcoithit sửa chữa / chuyển vào 11:39 ngày 25/01/2007
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trở lại chiến trường Tây Nguyên và trận phục kích binh đoàn 100 ở Đắc Pơ, đây là bài tường thuật lại của trung tướng Khiếu Anh Lân, giám đốc học viện lục quân Đà Lạt, nguyên là tham mưu phó trung đoàn 96 trong trận đánh :
    "24 giờ ngày 23/6/54, trung đoàn nhận được thông báo của Liên Khu rằng : địch ở Plây Cu đang ra lệnh cho binh đoàn 42 hành quân ngay xuống ngã 3 Plây Bôn để sáng ngày 24 đến đồn điền Lơ-Mát. Ở đó có trung đoàn 108 của ta đang đón chờ.
    Trung đoàn nhận định : binh đoàn 42 đi đâu? chúng xuống An Khê thay thế hay đi đón binh đoàn 100, binh đoàn 42 đến ngã 3 Plây bôn sẽ gặp ngay trung đoàn 108 cuả ta. Nếu binh đoàn 100 cơ động từ an khê lên, đó sẽ là đối tượng tác chiến của trung đoàn ta. Nếu binh đoàn 42 xuống thay thế binh đoàn 100, chúng xuống thẳng An khê cũng sẽ bị trung đoàn 108 chặn đánh không thể xuống nhanh được và cũng sẽ có lực lượng của binh đoàn 100 lên đón. Trung đoàn ta đứng ở đoạn giữa, ngay gần An khê nên tổ chức đánh bọn binh đoàn 100, sau đó quay lại đón đánh binh đoàn 42 la vừa. Từ nhận định đó, trung đoàn ra lệnh hành quân chiếm lĩnh trận địa phục kích. 8 giờ, trung đoàn đã chiếm lĩnh xong, các đài quan sát đã báo cáo về sở chỉ huy. Đài quan sát hướng Đắc pơ báo cáo có nhiều tiếng xe chạy lên dọc đường 19, máy bay trinh sát lượn vòng quan sát.
    - lúc 10 giờ:
    Máy bay trinh sát địch vẫn quần đảo, bộ đội ta nguỵ trang kỹ, sửa sang công sự. Nhiều cuộc trao đổi, dăn dò giữa các cơ quan với các đơn vị, giữa chỉ huy trung đoàn với các tiểu đoàn, không khí chờ đợi căng thẳng nhưng trật tự. 8 giờ, đài quan sát hướng Đắc Pơ báo cáo (do trưởng ban trinh sát Tạ Hiên trực tiếp phụ trách) nhữn chiếc xe đầu tiên từ An Khê lên đã đến cứ điểm Cà tung. chúng tập trung dọc đường cái và cả trong cứ điểm và lần lượt những chiếc xe khác đang chạy đến. Đã thấy có cả xe thiết giáp, xe kéo pháo, binh lính xe cộ dày đặc đang lên. Giọng nói của đồng chí Tạ Hiên vừa như cố nén sự xúc cảm, vừa như chứa đựng vui mừng. Cơ quan tham mưu trung đoàn thông báo ngay tình hình cho các mũi các hướng và nhắc nhở quyết tâm đánh địch. Lúc này là 10 giờ, đài quan sát tổng hợp báo cáo có khoảng trên 200 xe các loại đã đến Cà Tung. có lẽ chúng tạm nghỉ. Trên hướng plây cu xuống chưa thấy có hoạt động gì đặc biệt.
    Như vậy, đén 10 giờ ngày 24, đoàn xe địch ở An Khê lên đã đến
    Cà tung, xe cộ các loại trên vài trăm chiếc. Địch rút khỏi An Khê hay chỉ có binh đoàn 100 rút để binh đoàn 42 lên thay thế? Trung đoàn vẫn chưa được thông báo và cũng chưa có báo cáo cụ thể của đại đội địa phương họat động dọc đường. Ban chỉ huy trung đoàn họp cùng cán bộ các cơ quan. Quyết tâm chung là chặn đánh đoàn vận chuyển này, nhưng đánh thế nào, đánh cả đoàn xe hay chỉ chặn đánh một đoạn, đoạn đầu hay đoạn cuối? Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu lệnh cho các cơ quan tham gia trao đổi trước với 2 ban chỉ huy tiểu đoàn [ trung đoàn 96 lúc này chỉ mới có 2 tiểu đoàn 79 và 40].
    -Từ 10 giờ đến 13 giờ:
    Cuộc họp trao đổi cách đánh thật dân chủ cởi mở. cơ quan tham mưu tranh thủ ý kiến cả trưởng ban trinh sát trung đoàn đang ở đài quan sát. Đánh giá, phân tích... nhưng vẫn chưa ngã ngũ. Có người muốn chặn đánh cả doàn xe, tiểu đoàn 40 phải chặn đầu. có người cân nhắc do lực lượng ta có hạn, chỉ nên tập trung đánh khúc đuôi ăn gọn một miếng cho vừa sức. Có ý kiến của 2 tiểu đoàn cũng rất đặc biệt. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 40 Huỳnh Hữu Anh đề nghị chặn đánh cả đoàn xe và hứa sẽ bảo đảm chặn đầu đúng kế hoạch. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 79 Đỗ Hữu Đào yêu cầu chặn đánh đoạn cuối, cứ để đoàn xe đi qua, ta chặn đánh đoạn giữa là vừa phải, ăn ít nhưng chắc chắn. Tiểu đoàn nào cũng muốn đánh gọn, chỉ đối phó 1 hướng, tiểu đoàn 40 đánh đoạn đầu thì đoạn giữa và đoạn cuối nằm trong phạm vi tiểu đoàn 79. Tiểu đoàn 79 đánh đoạn cuối thì các lực lượng đi đầu đã nằm ngoài phạm vi của trung đoàn...
    Trung đoàn trưởng suy nghĩ và cân nhắc. Người chỉ huy dày dạn trận mạc này không muốn những cuộc thảo luận biến thành những cuộc tranh cãi dài dòng. anh muốn nhận định gọn, kết luận rõ sau đó mới phân giải lý lẽ. Và sau khi gọi điện thoại trao đổi với 2 tiểu đoàn trưởng, anh quyết định :
    "ta chặn đánh cả đoàn xe. TĐ 40 chặn ngay chiếc xe đi đầu, không cho một chiếc nào thoát khỏi trận địa. TĐ 79 đánh ngay đoạn địch có ở trước mặt, tìm đánh trúng sở chỉ huy. Đánh không hết, ta liên tục tập kích truy kích. Ngày 24 đánh không xong, đánh tiếp sang ngày 25, 26. Trung đoàn nắm chắc đại đội dự bị, chuẩn bị tinh thần và đạn dược để đánh cả binh đoàn 42 nếu chúng xuống đến đây đón binh đoàn 100."
    -Từ 13 giờ đến 15 giờ 30:
    Trong lúc trung đoàn trao đổi cũng là lúc địch tiếp tục hành quân. Đài quan sát báo cáo lực lượng đi đầu có cả xe thiết giáp, xe công binh, sau đó là xe vận tải chở người xen kẽ cùng đi, tốc độ chậm. Xe chạy trên đường, lính đi 2 bên, có đoạn chúnhg mở rộng đội hình lên phía bắc đường. Đài quan sát báo cáo các khẩu 105 vẫn còn thấy bịt nòng. Càng đến cuối con suối Đắc Pơ, đường càng hẹp, bọn địch càng dồn ép, thúc nhau vượt nhanh, xe dồn lên, người bám sát. Những xe đi đầu đã vượt cầu Đắc Pơ, đoàn sau dồn lên, chúng không thể ngờ rằng toàn trung đoàn 96 của ta đã được lệnh xuất kích lúc 12 giờ 30 và bộ phận chặn đầu đã sẵn sàng nổ súng.
    Do quyết tâm phải chặn ngay từ chiếc xe đi đầu, tđ 40 đã bố trí thêm1 bộ phận nhỏ cách trận địa chặn đầu khoảng 200m bằng cách sầnng những tảng đá to để lăn xuống đường làm chướng ngại vật. TĐ 40 gọi đó là bộ phận chặn đầu kép. quả nhiên sau khi bộ phận tiền vệ của tiểu đoàn kinh quân 520 ngụy vượt qua cầu Đắc Pơ thì 4-5 xe công binh nặng ỳ vượt lên cùng với 3-4 xe thiết giáp. Địch đang vượt qua khu vực chặn đầu của đại đội 68, tiểu đoàn 40. Trung đoàn hạ lệnh nổ súng.
    - Ở đoạn tđ 40:
    tiến gsúng của bộ phận chặn đầu vang lên, cối 82 của trung đoàn cộng với ĐKZ của tiểu đoàn cùng một lúc bắn thẳng vào các cụm xe. Bộ binh địch đang xô đẩy nhau trên mặt đường để tránh những làn đạn cấp tập của ta.
    Đại đội 3 và 2 trung đội của đại đội 68 đã xung phong xuống mặt đường, địch không dám đánh trả (bọn tiểu đoàn khinh quân ngụy), số sống sót bỏ chạy xuống phía nam đường. Một số vượt nhanh qua đoạn chặn đầu chạy thẳng về cứ điểm Mũi Nhung. Bọn này rút cục bị bộ đội địa phương ta ở ngay sát cứ điểm Mũi Nhung gọi hàng bắt làm tù binh. Số chạy xuống phía nam cũng bị mũi đói diện chặn đánh. Nếu tính cả bộ phận đối diện trên hướng tđ 79, bộ phận phía nam đường đã thực hiện đánh ngay phía sua địch diệt một số lớn và bắt sống trên 200 tên địch.
    - Ở đoạn tiểu đoàn 79:
    tiểu đoàn có 2 đại đội, vừa xuất kích gặp ngay đoạn giữa của đoàn vận chuyển, đánh trúng ngay tiểu đoàn đi đầu của binh đoàn 100, có cả sở chỉ huy binh đoàn. Bọn này chống cự quyết liệt. Dựa vào xe tăng, xe thiết giáp chúng chặn các mũi xung kích của ta từ phía bắc đánh xuống. Vừa có lệnh xung phong, 2 đại đội 223 và 224 đã vượt nhanh xuống đường. Mặc dầu có một số thương vong, các tiểu đội trung đội vẫn bám sát địch, theo từng khu vực, chia nhỏ chúng để tiểu diệt. chiến sỹ mới chưa biết cách đánh xe tăng thì có đại đội trưởng, tiểu đoàn phó đi sau hướng dẫn. lửa cháy từ các xe tăng, xe vận tải càng thúc đẩy tinh thần chung. Cả khối tiểu đoàn 79 ào ra. Đại đội 224 đã bắt được nhiều tù binh, đại đội 223 đã đánh tan các bộ phận địch ngoan cố chống cự, liên lạc được ngay với đại đội 224 và bộ phận phía nam đường. Địch vẫn chống trả khá mạnh nhưng bị động và lúng túng, nhất là khi đại đội 224 bắt được tên chỉ huy bị thương đang lẩn trốn xuống hướng nam. Đó là tên quan 5 Barroux chỉ huy binh đoàn 100. Lúc này là 15 giờ 20 phút.
    Tính đến 15 giờ 30, toàn bộ quân địch lọt vào trận địa phục kích đã bị tiêu diệt hoặc chạy toán loạn. Xe tăng, thiết giáp, kéo pháo... cháy ngổn ngang. tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 79 báo cáo về sở chỉ huy trung đoàn là đang hỏi cung tên chỉ huy binh đoàn 100. chúng khai "quân Pháp đã rút chạy khỏi An Khê. Binh đoàn 100 đi trong đoàn vận chuyển này. Binh đoàn 42 sẽ xuống đón ở ngã ba Plây Bôn".
    - Từ 15 giờ 30 đến 18 giờ 30 :
    Quân địch ở đằng sau cũng đã dồn lên nhưng một phần không có chỉ huy, một phần bị hoả lực ta chế áp, địa hình lại trosng trải cho nên không chi viện được cho bọn bị đánh phía trước. Chúng hối thúc nhau co cụm lại, vừa đón số thương binh phía trước vừa chuẩn bị phản kích vào trận địa đại đội 223. Chúng còn pháo, còn xe tăng và vẫn giữ liên lạc được với máy bay. Lúc này đại đội 223 chỉ còn tập trung được 25 đồng chí còn sức chiến đấu (có một số khác còn bị phân tán trong lúc đánh địch) cả chỉ huy, cả chiến sỹ đã bám chắc công sự đánh bật đợt xung phong của địch có cả pháo và máy bay chi viện. Quân ta chờ địch đén gần, trung liên bắn từng đợt ngắn, lựu đạn cối 60 bắn ngay vào những tốp địch gần nhất gấy chúng tổn thất rất nặng. Nhưng địch vẫn ào ạt tiến lên, khiến đại đội trưởng phải xin tăng viện. Trung đoàn ra lệnh cho 1 trung đội dự bị lên tăng cường nhưng đơn vị này đã đi lạc.
    Lúc này trung đoàn trưởng nhận định : ta đã đánh tan đoàn địch rút chạy, trong đó có binh đoàn 100, nhưng địch còn bộ phận phía sau khá đông nằm ngoài trận địa phục kích của ta. Lực lượng này có thẻ phản kích để mở đường rút chaynếu chúng ta không giữ vững những điểm cao phía bắc. Vì vậy trung đoàn phải vừa sẵn sàng truy kích địch ban đêm, vừa săn sàng bảo vệ trận địa đánh bại các trận phản kích. Từ quyết tâm đó, trung đoàn trưởng ra lệnh cho tiểu đoàn 79 củng cố công sự ở các mỏm đồi đang chiếm lĩnh, hình thành các trận địa phòng ngự, lệnh tiếp cho 2 trung đội còn lại của đại đội dự bị xuống tiếp viện cho đại đội 223, ra lệnh cho tiểu đoàn 40 củng cố ngay 1 đại đội làm đại đội dự bị trung đoàn và cả 2 tiểu đoàn cùng các đơn vị hoả lực sẵn sàng truy kích địch.
    khoảng 16 giờ địch lại đánh vào trận địa của đại đội 223 lần thứ 2. Đại đội 223 vẫn kiên cường chống lại địch nhiều khi với súng và lựu đạn của địch nhặt được trên mặt đường. mặt trời đã gần lặn, viện binh lại không có, nhưng địch vẫn tổ chức phản công lần thứ 3. Khoảng 1 đại đội, có xe tăng và thiết giáp cùng với 4 máy bay yểm trợ đánh vào trận địa của ta. Lúc này lực lượng dự bị đã đến kịp, liên lạc được với đại đội 223 và cả 2 phân đội cùng phá tan cuộc phản công của địch.
    18 giờ, tiểu đoàn 79 báo cáo về trung đoàn, ta hoàn toàn làm chủ đoạn phục kích, đang ra lệnh cho đại đội 223 xuống kiểm soát đoạn địch vừa co cụm.
    18 giờ 30, trung đoàn trưởng ra lệnh cho các tiểu đoàn xóc lại lực lượng, sẵn sàng truy đuổi địch. Cơ quan tham mưu trung đoàn điện báo cáo về bộ tham mưu Liên khu. Qua điện đài, ta được thông báo binh đoàn 42 từ hướng Plây Cu xuống đã bị trung đoàn 108 chặn đánh, không xuống đón binh đoàn 100 được. Tin này lại thúc đẩy thêm ý định truy kích địch ngay trong đêm của trung đoàn trưởng.
    -Từ 20 giờ ngày 24 đén 12 giờ ngày 25:
    Khu vực địch co cụm ở cuối đoàn vẫn còn tiếng súng nổ. Trung đoàn trưởng đoán địch còn bám khúc này để chờ viện binh. 20 giờ trung đoàn trưởng cùng lực lượng tiểu đoàn 40 xuống tập kích khu vực còn lại của địch. Khi đến nơi thì mới phát hiện địch đã rút chạy bỏ lại toàn bộ thương binh và xe pháo. Trung đoàn trưởng lệnh cho tiểu đoàn 40 lần theo dấu vết truy kích địch ngay trong đêm. Bộ phận đuổi địch đã gặp và đánh địch 2 lần, bắt sống toàn bộ chỉ huy và ban tham mưu tiểu đoàn 1 Triều Tiên và nhiều tên khác. Càng dò theo dấu vết địch, càng thấy rõ chúng chạy theo hướng tây bắc, về phía đèo Măng Giang. tiểu đoàn 40 truy bám suốt đêm, và cả sáng 25 bắt thêm nhiều tù binh và trang bị của địch bỏ lại. Khoảng 12 giờ trung đoàn trưởng hạ lệnh ngừng cuộc lùng sục truy kích địch.
    Từ 8 giờ sáng ngày 26, máy bay địch vẫn bay lượn thả dù tiếp tế nước đò hộp và thuốc men cho bọn địch bị thương co cụm ở đoạn cuối. Địch dùng loa ở máy bay kêu gọi để xin được tiếp tế cho thương binh, xin bộ chỉ huy khoan hồng. Trung đoàn cũng nhận được lệnh của Liên Khu cho pháp bộ chỉ huy Pháp ở tây nguyên đón thương binh ở chân đèo Măng Giang...
    Kết quả chung :địch bị chết khoảng 500 tên, bị thương rải rác trên toàn khu vực khoảng 600 tên. Bị ta bắt 800 tên. Từ khu vực chặn đầu đến tiểu khu An Khê nằm ngổn ngang cả thẩy là 375 xe và pháo, trong đó có 1 xe tăng còn nguyên vẹn và 18 khẩu 105. Đây là cả gia tài của 1 tiểu khu và một binh đoàn cơ động của Pháp."
    Trích bài của trung tướng Khiếu Anh Lân trong "Chiến Thắng đường 19 An Khê-Đắc Pơ" do ban liên lạc truyền thống trung đoàn 96 thực hiện trong dịp kỷ niệm 50 năm trận đánh (24-6-2004).

    -------------------------------------------
    Bài của bác panzerlehr bên topic ĐBP. Mỗi lần đọc lại về trận này em lại thấy vừa tự hào vừa đau lòng. Khu 5 đã kết thúc 9 năm kháng chiến bằng 1 trận thắng quá đẹp, nhưng chỉ vài tháng sau đó nó sẽ trở thành vùng tạm chiếm trong hơn 20 năm.
  7. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Ngoài ra đường 5 cũng là con đuờng tử địa (cả đừong sắt lẫn đừong bộ) đối với quân Pháp.
    Tôi sẽ pót tiếp trận tiêu diệt GM 100 lên, chắc là nguồn tài liệu khác với các bác.
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Vẫn là bài của lão panzerlehr bên topic về ĐBP

    Về ĐBP, cũng còn rất nhiều chuyện để nói, nhưng ngay vào những ngày căng thẳng nhất ở ĐBP, chiến sự căng thẳng vẫn xẩy ra khắp nơi trên lãnh thổ Đông Dương, từ vùng đồng bằng sông Hồng, Hạ Lào, Nam Bộ đến miền trung Liên Khu 5...
    Sau ĐBP, có thể nói trận đánh lớn cuối cùng của cuộc kháng chiến 9 năm là trận tiêu diệt binh đoàn cơ động 100 ở gần An Khê. Sách vở nói về trận này cũng khá nhiều, nhất là do bọn Mẽo rất quan tâm đến 1 vùng chiến lược của Đông Dương. Béc-na Phôn cũng bỏ cả 1 chương lớn trong quyển "đường không vui" để kể lại chuyện này. Nhưng người kể lại chuyện này rõ nhất có lẽ là những người cụu chiến binh đã tham gia trận đánh. Đây là 1 bài tường thuật lại của ông Giăng A-ri-ghi, nguyên là trung úy trong trung đoàn Triều Tiên :
    "... Phòng quân báo Pháp hoạt động tốt, chúng tôi biết rằng có nhiều trung đoàn VM đang hoạt động dọc lộ 19 : trung đoàn 803 đang được điều chỉnh lại [ tin này là sai, trung đoàn 803 đã hành quân xuống phía nam ngay sau trận Plây Rinh vào cuối tháng 4], trung đoàn 108 [chủ lực], 120 [địa phương] và 96[chủ lực mới thành lập, là đơn vị chính tham gia trận đánh] cùng với các đơn vị chủ lực và địa phương khác đang hành quân về nơi tập trung gần đó. Tất cả tổng cộng khoảng 15000 quân chiến đấu, tương đương với 1 sư đoàn và 25000 dân công.
    Mặc dầu chúng tôi biết những tin tức đáng lo ngại này, ngày bắt đầu chiến dịch "Eglantine" vẫn được chỉ định vào sáng ngày 24/6. Binh đoàn 100 phải một mình mở đường đến cây số 22, không có không quân bảo vệ do thiếu hợp đồng giữa các cánh quân đi đón và hỗ trợ. Dù gì đi nữa, cuộc rút lui sẽ phải được thực hiện vào ban ngày.
    Ngay từ 8 giờ sáng, đoàn xe đã bắt đầu lên đường. Đi đầu là tiểu đoàn giã chiến của trung đoàn bộ binh thuộc địa số 43 (BM 43) cùng với những phương tiện công binh mở đường và pháo thuộc khẩu đội 6. Sau đó là đến các tiểu đoàn khinh quân việt nam (TĐKQ) và thiết đội xe bọc thép, xe cộ thuộc ban tham mưu binh đoàn cùng bộ chỉ huy trung đoàn pháo binh thuộc địa số 10 (10 RAC). Rồi đến tiểu đoàn 2 trung đoàn Triều Tiên và khẩu đội 4 tháp tùng các xe cộ thuộc các đơn vị quân bưu, quân vụ và xe chở xăng. Cuối cùng là tiểu đoàn 1 Triều Tiên và khẩu đội 5 đi cùng với xe chở đồ, cấp cứu và trạm quân y di động. Ngay khi bắt đầu khởi hành rời An Khê, đoàn xe 240 chiếc này đã kéo dài hơn 8 km!
    Cánh phía bắc đường đi, do đại đội 7 Bergerol và đại đội 6 Triều Tiên đảm nhiệm. Phía nam có đại đội 8 Bergerol và đại đội 5 Triều Tiên. Lính thuộc địa của BM 43 đi trước mở đường. Các đơn vị bộ binh khác đều đi tản mát dọc 2 bên đường để bảo vệ xe cộ trong đó có những chiếc xe tải GMC đuôi ngắn đang kéo các khẩu pháo 105 ly. Vào buổi trưa, chúng tôi đã đến được cây số 12. Chiếc máy bay không thám "Cricket" có thông báo nhiều đoạn đường bị phá và một số chướng ngại vật phía trước gần cây số 15. Các đơn vị chuẩn bị đội hình chiến đấu và di chuyển chậm chạp về phía trước.
    Từ cây số 15 trở đi, con đường uốn cong thành 1 vòng cung vắt qua 1 thảo nguyên nhỏ bao phủ bằng cỏ voi. Khu rừng gần đó im lặng một cách khác thường... 1 đống sỏi đá chướng ngại vật đầu tiên xuất hiện, những xe ủi đất được điều động lên phía trước, đoàn xe dừng lại...
    Lúc đó là vào 14 giờ 15 phút chiều, khi lửa địa ngục bắt đầu bùng lên. Trận phục kích đã được chuẩn bị bằng 1 chiến thuật tinh vi bậc thầy trên 3 km từ cây số 12 đến cây số 15. Điểm trung tâm nằm ở ngay vòng quay bắt đầu bằng khoảng 100 mét đường thẳng bị khống chế bằng 16 khẩu cối 81 được ngụy trang rất kỹ trên 1 điểm cao khoảng 200m gần đó. Một cơn mưa đạn ĐKZ, bom bay và lựu đạn đổ xuống những chiếc xe chỉ huy của binh đoàn, GM 100 bị mất đầu trong vòng không đầy 15 phút.
    Toàn bộ đoàn xe đều nằm trong tầm bắn của súng máy *********. Những chiếc xe công binh đã vượt qua chỗ ngoặt đều bị rơi vào đường bắn cánh sẻ của VM, hầu hết các tài xế đều bị bắn chết hay bị thương, số sống sót đều phải bỏ xe nấp trốn vào bên lề đường khiến đoạn đường này hoàn toàn bế tắc.
    Chỉ trong vài phút, ban tham mưu và liên lạc bị tiêu diệt hoàn toàn. Hiệu lực của trận phục kích rất là ghê gớm, cộng thêm vào đó là hoả lực yểm trợ của VM xuất hiện cực kỳ đột ngột. Hàng trăm "bộ đội" trong bộ quân phục đen của quân chủ lực miền ào ào xông lên, không hề bị khựng lại khi họ vượt qua những nhóm dân công hoả tuyến đang chở đạn hoặc tải thương.
    Bị mắc lại trên mặt đường ngổn ngang xe cộ, không thể nào chấn chỉnh lại được đội hình, chúng tôi chỉ có thể bất lực chứng kiến những chiếc GMC, 4x4 và Jeeps thay nhau bốc lửa. Trên hàng trăm mét, những chiếc xe cùng với hành khách đang bốc cháy rừng rực. Trong tầm bắn chính xác của hoả lực VM, những xe chở đạn liên tục nổ vang bắn văng tung toé ra xung quanh những mẩu sắt cháy đỏ rực cùng với những mẩu thi thể.
    2 đại đội bộ binh của BM 43 đã mở lại được đường tiến trong khi 2 đại đội khác lại bị hững lại dưới làn đạn súng liên thanh ngay ở chỗ những chiếc xe của ban tham mưu binh đoàn bị phá huỷ. Các đơn vị người việt của các tiểu đoàn khinh quân hoàn toàn vô tích sự trong việc bảo vệ các cánh; họ nhanh chóng đào ngũ và biến mất trong thiên nhiên...
    Những chiếc xe bọc thép bị tắc nghẹn trên đường, một số đang bốc cháy, nhưng vẫn bắn trả lại hoả lực bọc quanh của *********. Đại tá Barrou [chỉ huy GM 100] cũng tự nhẩy lên 1 khẩu liên thanh 12.7 thay thế xạ thủ vừa bị bắn chết và cũng nhanh chóng bị trúng đạn vào 2 chân. Lúc này tất cả các sỹ quan xung quanh ông ta đều đã bị chết hoặc bị thương.
    Tiểu đoàn 2 Triều Tiên lúc đó cũng đang cố gắng tiến lên nhằm phá vỡ gọng kìm phía trước. Đại đội 5 và đại đội 7 Bergerol chiến đấu như những con thú trước khi bị tràn ngập, đập tan ra thành từng nhóm nhỏ, cô độc, chiến đấu để tự cứu lấy mình.
    Trung đội của tôi, lúc đó đi sát vào đại đội 5. Binh lính của đơn vị này bị bắn gục càng lúc càng nhiều. 1 người trong số họ lui về phía chúng tôi với một lỗ hổng khủng khiếp to tướng đỏ lòm trên mặt. Tất cả những người sống sót đều phải rút lui, trung đội của tôi nhận được lệnh phòng ngự đoạn đường này trong khi thương binh được về phía sau. Để thực hiện mệnh lệnh này, chúng tôi đã phải xung phong 4 lần nhằm an toàn hoá những vùng xung quanh. Nhưng cuối cùng bọn Việt vẫn đặt được 1 khẩu liên thanh 12.7 để bắn trực tiếp vào chúng tôi. Sau đó, mọi việc tiến triển rất nhanh. Tôi thấy 1 chiếc xe bọc thép đi lùi với 1 người tài xế, hoá ra đó là trung tá Kleinman, 1 trong những sỹ quan còn lại chưa bị thương : " Chúng tôi rút lui, Arrighi... anh cố gắng giữ vị trí thêm một chút nữa để cho những đơn vị cuối cùng đưa thương binh đi..." Thế cánh quân đi đón đâu? Không quân, phi pháo đang làm gì vậy...?
    Đột nhiên 1 loạt đạn cối 81 rơi xuống cách chúng tôi khoảng 200m về phía bắc, trong tình huống hỗn loạn thế này khó có thể chuẩn đoán chính xác được khoảng cách... loạt thứ 2 rơi xuống cách 100m, loạt sau sẽ là cho chúng tôi. Tôi ra lệnh tản mát đơn vị ra... một lúc sau tôi ngã gục với cảm giác cơ thể bị thép nung xuyên vào khắp mọi nơi. Bò trên 4 cẳng, mật mũi bầy nhầy máu, tôi nhìn đờ đẫn khẩu súng các-bin cong queo và chiếc điện đài TRPP-8 tan nát. Như một con rối, tôi nằm vặt xuống như những người bị thương khác xung quanh.
    Lúc đó là khoảng 17 giờ 30, Trung tá Kleinman quyền chỉ huy binh đoàn có 2 cách : hoặc là lùi về phía cây số 11 tạo thành con nhím phòng thủ, hoặc bỏ mặc đoàn xe, đi bộ về phía cây số 22. Bộ chỉ huy chiến dịch Atlante đã chọn kế hoạch thứ 2. Thời tiết oi bức của lúc bắt đầu trận đánh cũng chuyển thành 1 cơn mưa lớn và mát mẻ. Tự nhiên không có lý do gì hết, quân ********* rút lui. Cái này nó cũng như vô vàn sự kiện bất ngờ ngoài lô-gích xẩy ra trong1 trận đánh, có khi nó giúp ta, lúc khác nó lại hại ta...
    Khoảng thời gian yên tĩnh không ngờ này đã giúp chúng tôi tập trung lại được. Hậu quân của binh đoàn bắt đầu phá huỷ những chiếc xe còn nguyên vẹn và phá những nòng pháo 105 bằng lựu đạn cháy.
    Vào khoảng 19 giờ, các đơn vị tan tác của binh đoàn 100 lại được các sỹ quan sống sót tổ chức lại và dưới sự chỉ huy của trung tá Kleinmann, lợi dụng trời tối để tiến về phía nam, quay tránh hệ thống phòng thủ của VM.
    Cơn mưa đã giúp chúng tôi lúc nẫy bây giờ lại làm hãm tốc độ hành quân của những người sống sót kiệt sức và bị thương... Câu chuyện của tôi cũng chấm dứt ở đây vì đối với đa số những người này, trong đó có tôi, cuộc đi bộ tiếp theo là cuộc đi bộ đầy đau khổ về những trại tù binh của *********...
    Trận phục kích ngày 24 tháng 6 năm 1954 đã làm tổn thất, chỉ duy nhất trong binh đoàn cơ động 100, gần 1000 người chết và mất tích trong vòng 3 giờ đồng hồ. Ở Paris, ngày hôm sau, Quốc Hội sẽ giữ 1 phút yên lặng để tưởng niệm họ..."

  9. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Đào bới mớ báo cũ, em tình cờ thấy bài ?oĐường số 4 trong mắt người Pháp? của Trần Thái Bình đăng trên TC Xưa & Nay - Số 80 10/2000, nên chộp lại, post vuốt đuôi bác Rồng xanh quản lý dự án. Bản photo, nên các bác đành phải đeo kính vậy!
    _________________________________________________________________________
     

     
    _______________________________________________________________________________
     

     
    ______________________________________________________________________
     

    Được rongcoithit sửa chữa / chuyển vào 13:21 ngày 25/01/2007
  10. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0

    Được rongcoithit sửa chữa / chuyển vào 13:21 ngày 25/01/2007

Chia sẻ trang này