1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận chốt chặn / phục kích tấn công đánh xe địch trên đường giao thông của QĐND VN trong kháng

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi rongxanhpmu, 22/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Bài này viết về đội giao thông chiến S20 thời kháng Pháp:
    http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.nghethuatquansu.8814.qdnd
    -------
    Trang chủ Quốc phòng - An ninh Nghệ thuật quân sự
    thứ năm, 28/12/2006, 12:44 (GMT + 7)
    Đội giao thông chiến S.20
    Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tại Hải Dương, có một đơn vị "đặc nhiệm" chuyên đánh phá giao thông địch, ngăn chặn có hiệu quả các cuộc hành quân tìm diệt, các cuộc càn quét, bắt phu, bắt lính, vơ vét tài sản, phá hoại hậu phương của ta. Ông Nguyễn Huy Trường, sinh năm 1932 tại thôn Bất Nạo, xã Kim Anh, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, hiện cư trú tại số nhà 229-phố Trường Chinh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng-nguyên Đội trưởng Đội S.20, kể lại quá trình chiến đấu của đơn vị như sau:
    Phong trào đánh phá giao thông địch của quân và dân Hải Dương từ những năm 1951, 1952 phát triển khá rầm rộ, đều khắp. Tuy vậy, xét thấy cần phải có một đơn vị chiến đấu chuyên biệt làm nòng cốt, vừa đánh địch, vừa dìu dắt dân quân, du kích đánh mìn trên các tuyến giao thông trong tỉnh, ngày 22-12-1952, Tỉnh ủy và tỉnh đội Hải Dương quyết định thành lập "Đội giao thông chiến". Hơn 30 đội viên là những cán bộ, chiến sĩ có nhiều kinh nghiệm đánh mìn, thuộc bộ đội các huyện Kim Thành, Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc được tuyển lựa và điều về, tổ chức thành đơn vị độc lập, trực thuộc Ban Tham mưu tỉnh đội.
    Cán bộ chỉ huy có ba đồng chí: Nguyễn Văn Tân (bộ đội Cẩm Giàng) làm đại đội trưởng, Trần Hồng Nguyên (bộ đội Cẩm Giàng) làm chính trị viên, Nguyễn Huy Trường (bộ đội Kim Thành) làm đội phó. Cuối năm 1953 đồng chí Tân được điều lên tỉnh đội, tôi (tức Trường) được bổ nhiệm thay thế, làm đội trưởng?
    Khoảng giữa tháng 2-1953, Đội tổ chức đánh trận đầu tiên tại quãng đường 20 (Kẻ Sặt-Phủ Vạc) mở đầu chặng đường lịch sử của đơn vị. Trận này, vũ khí được dùng là mìn làm bằng vỏ kim loại. Để đối phó với máy dò mìn của địch, chúng tôi đánh theo chiến thuật "hố không mìn". Nghĩa là hố mìn được đào từ hôm trước, đặt vào đó một vật rắn (mìn giả) không có chất kim loại, có kích thước tương đương với quả mìn (thật) định đánh rồi ngụy trang cẩn thận như mìn thật. Sau khi tốp dò mìn của địch đi qua, không phát hiện thấy, một chiến sĩ ta hóa trang thành đàn bà đi chợ, mang theo một thúng cám, trong có giấu quả mìn thật. Khi đến chỗ có hố mìn, "chị" giả vờ làm đổ thúng cám vừa hót lại, vừa khéo léo dùng dao găm mang theo, nhanh chóng nạy đất, lấy mìn giả ra, đặt mìn thật vào; ngụy trang lại như cũ; rồi rút về nơi qui định.
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Vào khoảng 9 giờ sáng, một chiếc xe jeep chở hai tên sĩ quan từ Kẻ Sặt chạy đến. Quả mìn do đồng chí Đoàn Xuân Ninh (người đóng giả làm đàn bà đi chợ) vừa đặt, nổ tức thì làm tan xác chiếc xe, diệt gọn 3 tên giặc.
    Để ghi nhớ trận đầu đánh thắng, Đội giao thông chiến được đặt phiên hiệu mới là S.20 (S=V.T là con đường, 20 là trận đánh thắng đầu tiên trên đường 20). Chẳng bao lâu sau, vai trò nòng cốt của S.20 đã nổi bật trên mặt trận đánh giao thông địch. Nó đã giải quyết thành công hàng loạt vấn đề về kỹ thuật và chiến thuật đánh mìn; đối phó có hiệu quả với mọi thủ đoạn tìm mìn, kể cả máy dò mìn hiện đại của địch. Từ đó, S.20 đã ghi nhiều chiến công vang dội mà tiêu biểu là những trận đánh tiếp theo.
    1. Kết hợp giữa mìn và bộ binh
    Ngày 21 tháng 5 năm 1953
    Trên đoạn đường số 9, từ thị trấn Ninh Giang đi An Thổ (Tứ Kỳ), lần đầu tiên, địch mở cuộc tuần tiễu lớn, có cơ giới yểm trợ trên chiến trường Hải Dương. S.20 phối hợp với đại đội 75 của tỉnh đội, tổ chức phục kích bọn này. Trận địa bố trí kéo dài gần 1km. Với kỹ thuật điêu luyện và sáng tạo, các chiến sĩ đánh mìn S.20 đã đặt thành công 8 quả mìn có sức công phá cần thiết vào lòng đường trước mọi thủ đoạn kiểm tra của địch.
    Để tạo điều kiện thuận lợi cho các mũi xung kích xông lên mặt đường tiêu diệt địch, S.20 có nhiệm vụ bằng mọi cách phải đánh trúng chiếc xe tăng đi đầu và chặn quân tiếp viện của chúng từ thị trấn Ninh Giang kéo ra ứng cứu.
    Tại trận địa, các chiến sĩ đánh mìn tài ba của S.20 bố trí một cụm mìn liên hoàn, kết hợp giữa "mìn điện có người điều khiển" với "mìn điện tự động". Một quả mìn có sức công phá bằng 17kg thuốc nổ "có người điều khiển" cũng được đặt tại "cụm mìn phát hỏa". Cách quả mìn này khoảng 30m, một quả "mìn điện tự động" khác 15kg được bố trí thêm đề phòng quả thứ nhất không nổ, hoặc nổ không trúng mục tiêu thì chiếc xe tăng đi đầu vẫn bị quả "mìn điện tự động" này tiêu diệt. Bảo đảm "chắc ăn" hơn, cách quả mìn thứ hai 30m theo hướng xe chạy, một quả "mìn điện tự động" nữa được đặt ở vị trí so le với bánh xe lăn trên quả mìn thứ hai. Như vậy, chiếc xe tăng địch sẽ không thoát khỏi bị tiêu diệt ở cụm mìn này.
    Để "giải quyết" những chiếc đi sau, căn cứ vào cự ly đội hình hành quân hằng ngày của địch, chúng tôi đặt cụm mìn số 2 bằng 3 quả "mìn có người điều khiển" do đồng chí Đặng Văn Đính-tiểu đội trưởng chỉ huy. Cụm mìn này sẽ tiêu diệt những chiếc xe đi sau dừng lại khi chiếc đi đầu bị trúng mìn. Cách trận địa chính gần 1km, một cụm mìn chặn viện được bố trí khéo léo "nằm phục" sẵn (áp dụng chiến thuật "hố không mìn") do hai đồng chí Kỳ và Đoàn chịu trách nhiệm.
    Chỉ huy trận đánh phối hợp này là đồng chí Đỗ Trọng Khoát đại đội trưởng đại đội 75. Tôi chịu trách nhiệm toàn bộ trận địa mìn, trực tiếp chỉ huy phát hỏa đánh chiếc xe tăng đi đầu. Đồng chí Đoàn Xuân Ninh bí mật nằm trong một hố sâu ở giữa ruộng, cách mặt đường chừng 70m, cùng hòm điện sẵn sàng chờ lệnh điều khiển cho mìn nổ.
    Đúng 7 giờ sáng, quân địch xuất hiện. Chúng ra sức sục sạo tìm mìn bằng sức lính và bằng máy móc hiện đại. Nhưng trận địa của ta vẫn giữ được bí mật.
    Chiếc xe tăng của địch đi đầu dò dẫm; bánh xích nghiến trên đường phát ra những âm thành "ken két" chói tai. Tôi "dán mắt" theo dõi từng "bước đi" của nó. Khi thấy chắc chắn nó đã "dấn thân" vào chỗ chết, tôi liền hạ lệnh "đánh". Đồng chí Ninh lập tức "gí" điện. Một tiếng nổ vang trời. Khói lửa trùm kín chiếc xe địch. Quả mìn có sức công phá 17kg thuốc nổ đã nổ trúng mục tiêu, hất chiếc xe tăng địch lộn lên phía trước, lật ngược bánh xích lên trời. Đoàn xe địch hốt hoảng vội vã dừng lại. Tại cụm mìn thứ hai, đồng chí Đính lập tức phát lệnh. Ba quả mìn đều nổ giòn giã, hất một xe bọc thép sang bên đường. Cùng lúc, các cỡ súng của ta nã đạn xối xả vào đội hình địch. Tiếng thét "xung phong" vang lên khắp ngả.
    Lúc này, tại cụm mìn chặn viện, hai đồng chí Kỳ và Đoàn đã hoàn tất việc đặt mìn thật vào hai "hố không mìn" để đón đánh viện binh của chúng.
    Đúng như dự đoán của ta, những chiếc xe tăng, xe vận tải của địch chở đầy quân từ thị trấn Ninh Giang ***g lộn, gầm rú chạy như điên về phía trận địa hòng cứu nguy đồng bọn. Chúng yên trí cho rằng, đội quân tuần tiễu đã kiểm tra; xe đi qua mà không vấp phải mìn, chắc chắn đoạn đường này không có gì nguy hiểm, nên cứ hối hả lao về phía trước-nơi cửa tử đang chờ chúng. Chiếc xe tăng đi đầu chưa kịp bắn phát đạn ứng cứu nào đã bị một quả mìn của ta hất nó sang bên đường. Cả đoàn xe tiếp viện cuống cuồng dừng lại. Các cỡ súng thi nhau vãi đạn ra xung quanh. Do tình thế khẩn cấp, lại không thấy quân ta bắn trả, chiếc xe thứ hai chở đầy lính liều chết nổ máy, xông lên. Chưa kịp quan sát xung quanh, nó đã bị ngay quả mìn thứ hai xé tan xác cùng bọn lính ngồi trên xe. Quân địch hoảng Sợ không một chiếc xe nào dám chạy lên nữa, pháo của chúng đang tập trung bắn vào khu vực trận địa chính của ta, quay sang bắn như đổ đạn để bảo vệ lũ quân tiếp viện.
    Do hiệu quả sát thương cao của hai quả mìn chặn viện, đại đội 75 có điều kiện tập trung tiêu diệt bọn địch ở trận địa chính. Một lúc sau, tiếng súng im bặt. Đoàn quân tuần tiễu của địch đã bị tiêu diệt.
    Sau khi đoàn xe tiếp viện bị chặn đánh bởi hai quả mìn của ta, địch hoang mang không dám cho xe chạy tiếp. Tên chỉ huy xua lính đi lùa bắt của dân hơn hai chục con trâu cho chạy trên mặt đường để phát hiện mìn. Một con, hai con, ba con, rồi cả đàn trâu chạy qua, hai quả mìn vẫn nằm im như thóc. Chúng ?ochắc mẩm? trên đường không còn mìn của ********* nữa. Lúc này, bên kia bến đò An Thổ, một đoàn xe địch từ phía Kiến An kéo lên đã qua phà, sang sông. Chúng đang dò dẫm, rụt rè bò vào trận địa của ta. Chiếc xe tăng đi đầu chạy qua, không trúng ?ocảm điện? của quả mìn thứ nhất, hí hửng chạy tiếp. Nhưng số phận của nó dường như đã được định đoạt. Quả mìn thứ hai ở ?ocụm mìn? phát hỏa, làm nó nổ tung tại chỗ. Chiếc xe cần trục ở phía sau được gọi lên giải quyết hậu quả. Tức thì, một tiếng nổ đanh mạnh, rung chuyển cả mặt đất. Chiếc xe cần trục sụm xuống. Cái cần cẩu to là thế gục đầu xuống ruộng, trông thật thảm hại.
    2. Trận đánh cầu Bía
    Đang đánh địch ở đường 20, S.20 nhận được lệnh của tỉnh đội trưởng điều về đánh cầu Bía trên đường 17-con đường hành lang quan trọng nối liền thị xã Hải Dương với chi khu quân sự Ninh Giang; nhằm chặn phá âm mưu của địch đang chuẩn bị hành quân càn quét vào khu căn cứ của ta ở Nam, Bắc sông Luộc. Tỉnh đội trưởng Tăng Bá Dụ đến tận đơn vị giao nhiệm vụ. Đồng chí khẳng định: ?oĐây là cây cầu quan trọng. Đánh phá cầu Bía trong lúc này ngang với tiêu diệt một tiểu đoàn địch?. Tôi và đồng chí Thái-cán bộ quân báo của Tỉnh đội bắt tay ngay vào việc trinh sát.
    Cầu Bía bắc qua sông Quảng Bí (còn gọi là sông Gồm) dài hơn 100m, có 4 nhịp, mặt cầu lát bằng sắt rộng 6m đặt trên những dầm sắt cỡ lớn. Trụ cầu làm bằng những cây gỗ lim to, có chốt đóng liên kết thành một khối vững chắc. Mố cầu ở hai bên bờ sông đặt trên hai lô cốt xây kiểu ?oboong ke?, có lỗ châu mai quan sát và bắn thẳng gầm cầu. Để bảo vệ cầu, địch bố trí ở hai đầu cầu hai lô-cốt. Mỗi lô-cốt có một trung đội lính da đen và lính ngụy canh giữ. Các trụ cầu đều được bao bọc bằng lưới thép loại cứng. Mặt sông ở hai phía cầu, mỗi bên, chúng giăng ba hàng rào dây thép gai có gắn phao nổi trên mặt nước; nối liền với hàng rào của hai vị trí trên bờ.
    Sau mấy đêm trinh sát, chúng tôi đã thông thạo đường ra, lối vào cầu; bơi đến từng trụ, vén từng tấm lưới thép, hàng dây thép gai, lặn chui vào và leo lên đỉnh trụ. Tìm nơi đặt thuốc nổ? Khó khăn nhất là làm thế nào để bộ đội vượt được đoạn sông từ hàng rào trong cùng vào đến chân cầu. Tai ác nhất là hàng rào thép gai vắt qua sông đã ngăn lại tất cả mọi vật trôi, nổi trên mặt nước, tạo cho mặt nước ở khu vực gầm cầu lúc nào cũng phẳng lặng. Bọn địch gác trên mặt cầu, chốc chốc lại dùng đèn pin chiếu xuống quan sát. Chỉ một sơ suất nhỏ gây thành tiếng động hoặc làm gợn mặt nước là bọn lính gác cầu nổ súng ngay lập tức.
    Vượt qua đoạn sông nguy hiểm này trong những lần trinh sát thuận lợi hơn vì chúng tôi chỉ có hai người, trang bị lại gọn nhẹ. Nhưng khi triển khai trận đánh, lực lượng bộ đội nhiều hơn, mang theo khối lượng thuốc nổ lớn và các thứ cần thiết khác, rõ ràng là việc vượt qua đoạn sông đó không đơn giản chút nào. Trong kế hoạch hành động, chúng tôi cho đây là khâu then chốt nhất của trận đánh. Sau khi nghiên cứu và thực tập, chúng tôi quyết định vượt qua ?ocửa ải? này bằng cách ?obơi ngửa, để hở mũi?.
    Theo lệnh của Tỉnh đội trưởng, chúng tôi xuất kích vào hồi 18 giờ, ngày 14 tháng 6 năm 1953. Hôm ấy, thời tiết xấu. Mưa sùi sụt cả ngày. Đêm vẫn còn mưa nhẹ. Thỉnh thoảng lại có tiếng sấm giật. Ở phía đường 17, pháo địch bắn cầm canh cứ ầm ầm từng lúc. Trời tối mịt mùng. Chúng tôi lặng lẽ hành quân, vượt qua những cánh đồng ngập nước. Đúng 23 giờ, chúng tôi cũng vừa đến vị trí tập kết ở ven sông? Mưa nhiều, nước dâng lên cao hơn mọi hôm. Do dầm nước lâu, ai cũng cảm thấy lạnh. Sau mấy phút nghỉ ngơi lấy lại sức, chúng tôi bắt đầu hành động theo kế hoạch. Bộ phận đột nhập, mỗi người uống một ít nước mắm mang theo để chống lạnh, rồi lần lượt lặn, chui qua các lớp hàng rào theo kiểu ?osâu đo?. Người lặn, người quan sát, chui vào đến đâu, đẩy khối thuốc nổ vào đến đó.
    Khác với những lần trinh sát, đêm nay vào cầu, mỗi người phải mang theo 20kg thuốc nổ, kèm theo phao, dây điện? nên chui qua hàng rào phải hết sức cẩn thận để giữ cho kíp nổ không bị hư, dây điện không bị xây xát.
    Hơn hai giờ mò mẫm chui, lặn, chúng tôi đã vào đến đoạn sông nguy hiểm ở gầm cầu. Dựa vào hàng rào trong cùng, chúng tôi ngoi đầu lên khỏi mặt nước theo dõi tình hình, chờ thời điểm thuận lợi vượt vào trụ cầu.
    (Còn nữa)
    LÊ HOÀI THAO (ghi)
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.chinhtri.tiepluatruyenthong.8868.qdnd
    ---------
    Chiếc cầu sừng sững bắc qua sông hiện rõ mồn một trước mặt. Những lô cốt, ụ súng nằm sát bờ sông đắm chìm trong đêm với những lỗ châu mai đen ngòm, thỉnh thoảng lại chiếu ra thứ ánh sáng ma quái. Tôi nghe rõ tiếng rì rào của dòng nước cọ xát vào trụ cầu. Hai tên lính gác vẫn đi đi, lại lại trên mặt cầu. Con chó đi theo chúng đôi lúc lại hậm hực sủa lên mấy tiếng. Sau 20 phút theo dõi động, tĩnh, thấy qui luật canh phòng của địch không thay đổi, chúng tôi bắt đầu hành động.
    Kế hoạch đột nhập được qui định theo phương pháp ?obơi ngửa để hở mũi? và hành tiến theo kiểu ?ochim tập bay?. Theo sự phân công, tôi và Thanh vào trước; theo trình tự đến trụ số I; sau đó, lợi dụng bóng tối ở gầm cầu, bơi sang trụ số 2 (trụ giữa). Khi chúng tôi đến trụ số 2 thì hai đồng chí Nguyễn Văn Cứ và Nguyễn Văn Cứng vào chiếm lĩnh trụ số 1.
    Lần lượt, chúng tôi vượt qua đoạn sông, vào trụ cầu; rồi nhẹ nhàng lặn xuống lòng sông; vén tấm lưới thép; lặn chui vào; thận trọng leo lên đặt thuốc nổ vào vị trí đã xác định và nối ngòi điện. Mọi việc được hoàn thành một cách nhanh chóng. Vừa lúc đó, mấy tên lính gác cầu đi tới. Chúng tôi vội tụt xuống ngâm mình dưới nước ngay trong chiếc ***g sắt ở trụ cầu. Lúc đó, tôi nghĩ đến một tình huống đã dự kiến trước. Khi thuốc nổ đã đặt xong; ngòi điện đã nối liền với nơi điều khiển; nếu địch phát hiện thì ở trong này, chúng tôi hét ?oxung phong?-coi đó là hiệu lệnh chỉ huy, người điều khiển ở ngoài cứ việc chập ngòi điện cho mìn nổ.
    Chờ cho những tên lính gác đi qua và tình hình trở lại yên tĩnh, chúng tôi rút ra ngoài để chuẩn bị phát hỏa.
    Hai giờ mười lăm phút hôm đó, nhân dân ở các vùng phụ cận thuộc các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc đều giật mình, thức giấc vì một tiếng nổ xé trời. Trước mặt chúng tôi là một ánh chớp khổng lồ xé rách màn đêm, soi sáng cả một đoạn sông. Chiếc cầu bị cắt đứt tại nhịp giữa. Các nhịp đôi bên đều gục đầu xuống nước. Bọn lính ở hai bên đầu cầu như bị đập gẫy xương sống. Chúng hoảng loạn, kêu la, rồi nổ súng loạn xạ.
    Chúng tôi sung sướng vì đã hoàn thành nhiệm vụ đánh phá cầu Bía đúng thời hạn, góp phần phá tan âm mưu hành quân càn quét của địch vào vùng căn cứ của ta.
    3. Trận đánh xe tăng, phá vòng vây...
    Tiếng súng càn quét của địch ở khu Đông Gia Lộc, Bắc Tứ Kỳ kéo dài đến tận tối 21-6-1953. Cán bộ, nhân dân các xã Quốc Tuấn, Hoàng Diệu (Gia Lộc), Hưng Đạo (Tứ Kỳ) bị kẹt lại trong vòng vây của địch bởi hai con đường 17 và 191.
    Trời đã tối mà xe tăng địch vẫn gầm rú, chạy đi, chạy lại trên quãng đường từ Tân Lâm (bốt Trắm) đi Phương Điếm nhằm ngăn chặn không cho cán bộ và nhân dân ta thoát khỏi khu vực chúng đang vây hãm.
    Từ thôn Cẩm Đới-xã Thống Nhất-nơi đóng quân của S.20 (Gia Lộc), sau khi thống nhất với đồng chí Trần Hồng Nguyên-chính trị viên, chúng tôi quyết định tổ chức ngay trận đánh để phá vòng vây của địch ở đường 17. Tôi trực tiếp chỉ huy 7 chiến sĩ mang theo 2 quả mìn đánh xe tăng lên đường làm nhiệm vụ. Nhờ ánh sáng đèn pha của xe trong đêm, từ xa, chúng tôi đã nắm được qui luật của địch-cứ 15 đến 20 phút, chúng lại chạy qua đoạn đường này một lần.
    Vượt qua đầu làng Ngà, chúng tôi vừa đến gần đường thì 3 chiếc xe tăng địch đã vượt qua trước mặt, chạy về phía Phương Điếm. Tranh thủ những giây phút hiếm hoi, tôi cho anh em lên mặt đường, chạy ngược lại phía Tân Lâm (bốt Trắm), nhằm tạo ra khoảng cách cần thiết giữa chúng tôi và địch khi chúng quay lại, để có thời gian chôn mìn.
    Chạy được khoảng 400m thì ánh sáng từ phía Phương Điếm đã chiếu rọi về phía chúng tôi. Xe địch đã quay lại. Thời gian không thể kéo dài, phải nhanh chóng tìm vị trí đặt mìn. Lợi dụng vũng nước mưa, xe địch vừa chạy qua làm tung tóe trên mặt đường, chúng tôi khẩn trương đào hố và chỉ kịp đặt hai quả mìn vào đó thì xe địch đã chạy đến gần.
    Chúng tôi rời khỏi mặt đường chưa đầy 100m, một tiếng nổ ầm vang làm chiếc xe tăng chạy trước khựng lại. Quãng đường đang sáng rực đèn pha bỗng tối sầm lại. Những chiếc xe địch chạy sau dừng lại, bắn loạn xạ, rồi kéo nhau về. Cả đêm ấy, không một chiếc xe nào của chúng dám chạy qua đoạn đường này nữa. Thế là vòng vây của địch đã bị chúng tôi chọc ?othủng?.
    4. Đánh địch trên đường 17 và đường 20
    Giữa tháng 11 năm 1953, S.20 có lệnh của Tỉnh đội tổ chức trận đánh vào đường xe lửa, đoạn Cẩm Giàng. Tại địa đoạn Chùa Dê trên quãng đường từ An Điền đi Mai Trung, chúng tôi đặt 3 quả mìn nhằm lật đổ hẳn đoàn tàu quân sự của địch. Nhưng thật đáng tiếc, hơn 20 ngày chúng tôi hóa trang cùng hai nữ du kích địa phương giả làm người đi cuốc ruộng, đã ba lần gặp tàu địch chạy qua mà ?ogí? điện, mìn vẫn không nổ. Địch phát hiện, lấy mất mìn. Sau thất bại, không khí lo buồn bao trùm cả đơn vị. Tỉnh đội gọi tôi về báo cáo. Đồng chí Nguyễn Hoài Bắc chính trị viên phó Tỉnh đội trực tiếp nghe phản ánh, rồi kết luận: ?oTrận đánh kéo dài đã gần một tháng, yếu tố bí mật, bất ngờ của cách đánh du kích không còn nữa, lại không có chỉ đạo chuyển hướng. Do vậy, trách nhiệm có phần thuộc về sự chỉ đạo của Tỉnh đội. Còn các đồng chí, qua trận này phải rút ra những bài học để đánh những trận sau tốt hơn. Tuyệt đối không được bi quan, chán nản".
    Trở về đơn vị, chúng tôi thấy an tâm, liền phát động cả đơn vị tiếp tục tiến công địch với tinh thần "Thua trận này, ta bày trận khác". Mỗi cán bộ, chiến sĩ đều dán lên báng súng hoặc cài lên mũ khẩu hiệu "Quyết tâm rửa hận chùa Dê". Từ đó, S.20 lại quay về đánh địch ở đường số 9, đường 17 và đường 20.
    Để "rửa hận chùa Dê" và lập thành tích chào mừng tháng hữu nghị Việt-Trung-Xô, chúng tôi đưa đơn vị lên đường số 9. Trong hai ngày 17 và 18-1-1954, S.20 đã đánh tan xác ba xe địch trên đoạn đường Bình Cách gần An Thổ (Tứ Kỳ).
    Sau đó, quay về đường 20, chúng tôi lại đánh nhiều trận ở quãng đường cây đa Quán Cháy, ấp Me Kiều, đồng Cô Quế đầu làng Bình An? phá hủy hàng chục xe vận tải của địch. Chúng khiếp sợ, không dám cho xe chở hàng đi tiếp tế ở Phủ Vạc, Thọ Trường. Có lúc sợ xe chạy vấp phải mìn, chúng phải dùng máy bay trực thăng hoặc bắt tù nhân đi bộ khiêng vác thay xe vận tải. Từ Cẩm Giàng, chúng chi viện cho bọn này 4 xe GMC do 4 tên lính da đen cầm lái. Khi ra khỏi căn cứ Kẻ Sặt, bắt đầu vào đoạn đường nguy hiểm, 4 tên lính da đen không dám cho xe chạy tiếp mà dừng lại ở Cống Sộp, ngồi khóc; rồi quay xe lại. Vì thế trong bài hát truyền thống của S.20 mới có câu "? Đường 20, giặc phát khóc, hết xe rồi, tắc đường giao thông?".
    Để đánh thắng địch bằng các loại mìn, cán bộ và chiến sĩ S.20 đã tìm ra những cách đánh đầy sáng tạo. Chẳng hạn như loại mìn tự động chỉ nổ vào mục tiêu là xe địch; chống lại một cách có hiệu quả máy dò mìn hiện đại của địch. Đặc biệt, chúng tôi đã chế tạo ra một loại mìn để diệt những tên địch dò mìn. Loại mìn này, chúng tôi đặt tên cho nó là "mìn sờ". Sở dĩ có tên như vậy là khi địch phát hiện thấy mìn, cứ sờ vào mặt đất định đào là mìn nổ ngay. Sau khi có "mìn sờ", tôi đã trực tiếp đánh 7 quả trên quãng đường An Thổ (Tứ Kỳ), Đa Nghị (Ninh Giang), Phương Điếm (Gia Lộc), Đồng Niên (Cẩm Giàng), diệt 32 tên. "Mìn sờ" ra đời khiến những tên địch làm nhiệm vụ dò mìn khiếp sợ.
    Máy dò mìn hiện đại của địch mất tác dụng trước kỹ thuật đánh mìn điêu luyện của cán bộ, chiến sĩ S.20. Ở đường 17, có lần địch đã đập nát máy dò mìn vì toán lính đi trước dò đi, dò lại, xe yểm trợ chạy sau vẫn bị nổ tan tành vì mìn.
    5. Phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ
    Thực hiện khẩu hiệu "Không ngừng tiếng súng, tiếng mìn trên đường 5 để phối hợp với Điện Biên Phủ?, đêm 13-3-1954 bộ đội ta đã tiến công, san bằng hàng chục đồn, bốt trên đường 5 đoạn Kim Thành-Cẩm Giàng. Trong đêm ấy, S.20 được phân công dùng mìn đánh chặn quân tiếp viện của địch ở Cổng Chông, phía Bắc thị xã Hải Dương. Sau đó, được lệnh của tỉnh đội, đơn vị cơ động lên phía Bắc để đánh địch trên đường xe lửa.
    Đánh địch trên đường sắt lần này là lúc trình độ kỹ thuật và chiến thuật của ta đã có trình độ cao; đã bỏ qua từ lâu thời kỳ đánh mìn ?ogiật dây? và cũng rất hạn chế việc sử dụng ?omìn có người điều khiển? mà chủ yếu đánh bằng ?omìn điện tự động?.
    Với phương châm ?oĐánh thắng địch nhưng phải bảo vệ được lực lượng ta? nên việc đánh mìn trên đường sắt đã chuyển sang thời kỳ mới-thời kỳ dùng ?omìn điện tự động?, không có ?ogốc dây? đặt vào bất cứ một thôn xã nào ở ven đường. Do vậy, sau những trận đánh, địch không có cớ gì để khủng bố nhân dân, đánh phá cơ sở của ta.
    Mở đầu thời kỳ đánh bằng ?omìn điện tự động? trên đường sắt là trận đánh ngày 28-12-1951. Tại quãng đường Lương Xá-Phú Thái, phá hủy một đầu tàu và lật đổ 18 toa xe của địch. Đây là trận đánh đầu tiên bằng ?omìn điện tự động? trên đường sắt Kim Thành. Trong trận này, tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp đặt ?ocạm điện? và nối ngòi điện vào mìn. Trong giây phút nguy hiểm của cách đánh mới, tôi đã yêu cầu đồng đội ra khỏi phạm vi mìn có thể gây sát thương; rồi một mình ngồi trên quả mìn 50kg nối ngòi điện trong lúc hai đầu dây ở trong ?ocạm điện? chỉ cách nhau một khoảng bằng hạt gạo nằm ngang. Tôi đã hoàn thành bước cuối cùng của trận đánh thí điểm. Và từ khi có lệnh đánh mạnh để phối hợp với Điện Biên Phủ, ?omìn điện tự động? đã được chúng tôi vận dụng đánh địch một cách phổ biến trên đường sắt, đoạn Cẩm Giàng.
    Với cách đánh bằng ?omìn điện tự động?, 155 ngày đêm chiến đấu ở đất Cẩm Giàng, chúng tôi đã ?olật? đổ 17 đoàn tàu chuyên chở vũ khí, binh lính địch chi viện cho đồng bọn đang bị ta bao vây ở Điện Biên Phủ. Trên những đoạn đường Hàn Thượng, Đồng Niên, Cao Xá, An Tình, Đức Trạch, Chùa Dê, Mai Trung, Kinh Nguyên, Ngặt Kéo là những nơi mãi mãi ghi đậm chiến công oai hùng của những chiến sĩ đánh mìn S.20 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
    Nổi bật nhất là trận đánh ngày 6-4-1954 trên quãng đường Đồng Niên-Cao Xá. Đây là trận đánh liên hoàn cả đường sắt lẫn đường bộ; kết hợp ?omìn điện tự động? với ?omìn sờ? và ?omìn chống tăng?. Năm quả mìn đều nổ giòn giã trên phạm vi trận địa dài chừng 500m; trong một ngày lật đổ hai đoàn tàu quân sự, phá hủy một xe Jeep, một xe tăng; diệt hàng chục tên lính địch đến giải quyết hậu quả. Đường sắt bị cắt đứt. Nguồn tiếp vận của địch bị ngừng trệ hai ngày liền.
    Sau đó không lâu, ngày 3-5-1954, cũng đoạn đường trên, với kế nghi binh, chúng tôi đã đánh thắng một trận rất bất ngờ đối với địch. Đêm hôm trước (2-5) trong lúc tổ đào mìn đang làm nhiệm vụ thì bỗng có hàng loạt đạn trung liên bắn xối xả về phía chúng tôi làm một chiến sĩ bị thương nhẹ. Tôi ra lệnh cho anh em bắn trả và nhanh chóng rút khỏi mặt đường. Đồng chí Đính-đội phó phát hiện địch bắn ra từ những toa tàu bị lật đổ từ những lần trước, đã có sáng kiến rúc lên từng hồi còi, rồi hô to: ?oKhông được bắn! Đuổi bắt sống chúng nó!?. Được đà, tôi tiếp luôn: ?oTrung đội một bên phải, trung đội hai bên trái, đuổi bắt sống chúng nó!?. Thực tình lúc đó, chúng tôi chỉ có hơn 10 người với 4 khẩu súng trường, 2 tiểu liên. Thấy chúng tôi hô dõng dạc và còi rúc liên hồi, bọn địch phục kích liền bỏ chạy về bốt Đồng Niên, dùng moóc-chê (súng cối) và đại liên bắn ra uy hiếp. Sau một hồi, địch bắn vu vơ, khu vực trận địa trở lại yên tĩnh. Chúng tôi cũng trở lại mặt đường kiểm tra hố mìn. Thấy xung quanh miệng hố, đất đá tung ra bừa bãi, tôi nảy ý định đánh tiếp ngay, đặt mìn vào hố mà lúc nãy, bọn địch đã phát hiện. Sau khi kiểm tra và bố trí các tổ cảnh giới bảo vệ, chúng tôi lại tiếp tục đào thật sâu hố cũ, khoét ngang sang một bên, đặt quả mìn vào đó, rồi lấp chặt đất đá đến lưng chừng hố, không cần ngụy trang, nhằm đánh lừa địch.
    Đúng như kế nghi binh của ta, sáng hôm sau, bọn địch từ bốt Đồng Niên đi kiểm tra đường. Tới chỗ chúng tôi đặt mìn, thấy đất đá rơi vãi tứ tung, miệng hố ?ođang đào? dở dang còn bỏ nguyên đó, chúng không nghi ngờ gì. Khoảng 9 giờ sáng, đoàn tàu từ Hải Phòng lên, qua thị xã Hải Dương, hối hả lao về phía Hà Nội. Khi nó đến chỗ chúng tôi đặt mìn, một tiếng nổ dậy đất vang lên. Quả mìn có sức công phá bằng 40kg thuốc nổ đã nổ đúng vào 3 toa cuối chở đầy lính, làm chết và bị thương 120 tên.
    Giải quyết xong hậu quả, đoàn tàu này chạy tiếp. Vừa tới đoạn đường có quả mìn thứ hai, chiếc đầu tàu ngoan cố này cũng không thoát đòn trừng phạt của quân ta. Nó vỡ toác, kéo theo hai toa nằm vật sang bên đường. Việc vận chuyển trên đường sắt bị ngừng trệ cả một ngày.
    Sau trận đánh nghi binh biến bại thành thắng này, phá hủy một đầu tàu, 5 toa xe, diệt và làm bị thương 120 tên địch, đơn vị đã tổ chức mừng công. Có một đồng chí phấn khởi đã sáng tác mấy câu hò:
    Ai về Cao Xá, Đồng Niên
    Mà xem mưu mẹo đánh mìn của ta
    Chôn mìn, hố để hở ra
    Lính dò mìn đến, ?ogiúp? ta lấp vào
    Tàu qua, mìn nổ, lật nhào
    Hỏi rằng, tài trí ai nào hơn ai?
    ? Chúng tôi liên tục đánh địch trên đường sắt Cẩm Giàng cho đến ngày Hòa bình lập lại vào 7 giờ sáng ngày 27-7-1954 khi Hiệp định đình chiến có hiệu lực. Quả mìn còn lại cuối cùng của chúng tôi ở đường sắt được đào lên và khiêng về trước sự ngượng ngùng và thất vọng của những tên lính viễn chinh bại trận.
    Nhìn lại chặng đường gần 600 ngày vừa xây dựng, vừa chiến đấu, ngoài công việc hướng dẫn dân quân, du kích ở Bình Giang, Gia Lộc; huấn luyện cho bộ đội huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), huyện Văn Lâm (Hưng Yên) biết cách đánh mìn và đã đánh thắng nhiều trận; cán bộ và chiến sĩ Đội S.20 đã đánh gần 200 trận lớn nhỏ bằng mìn trên các đường giao thông; diệt và phá hủy 145 xe (có 20 xe tăng và xe bọc thép); lật đổ 17 đầu tàu và 85 toa xe lửa của địch trên đường số 5. Lá cờ Quyết chiến quyết thắng của đơn vị lấp lánh hai tấm Huân chương Quân công hạng ba và Chiến công hạng nhất.
    Chúng tôi mãi mãi tự hào là đã góp phần xứng đáng vào trang sử về truyền thống chiến đấu giải phóng quê nhà.
    LÊ HOÀI THAO (ghi)
  4. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Chả thấy gì?
  5. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Em chữa lại được rồi bác ạ. Ở trang 3.
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Hí hí, thấy mỗi thế này (Tôi dùng ff, ko dùng IE):
    [​IMG]
  7. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Em xài IE, mần sao bi giờ hở bác?
  8. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Tiếp với bác Việt và E174:
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này