1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận chốt chặn / phục kích tấn công đánh xe địch trên đường giao thông của QĐND VN trong kháng

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi rongxanhpmu, 22/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Sau một tuần đi khảo sát khu vực phía bắc Lộc Ninh, chúng tôi nghỉ lại ở một cánh rừng để lấy lại sức. Mệt và không ngủ được, vì trăng sáng đẹp quá! Trong đoàn có một đồng chí cán bộ địa phương, quê ở Lộc Tấn, làm nhiệm vụ dẫn đường và cung cấp tình hình địa phương. Anh trạc 50 tuổi, vẫn còn giọng Bắc dễ nhận mỗi khi anh trao đổi tình hình. Hai chúng tôi nằm bên nhau tâm sự, được biết anh quê ở Thái Bình, đi phu cao su từ năm 1935, rất nhớ nhà, nhớ quê mặc dầu Lộc Ninh đã là quê hương thứ hai của anh, đã để lại trong anh bao kỷ niệm vui buồn, nhưng buồn nhiều hơn về những ngày sống kiếp ngựa trâu.
    Sau hơn mười ngày nghiên cứu, chúng tôi thấy điểm mạnh của hệ thống tổ chức phòng thủ Lộc Ninh là cấu trúc công sự kiên cố và có lực lượng cơ động tương đối mạnh, nhưng cũng có nhiều điểm yếu. Vì nằm xa "hậu phương" khó tranh thủ được sự chi viện từ phía sau lên; binh lực bố trí phân tán trên nhiều khu vực cách xa nhau, địa hình chung quanh kín đáo thuận lợi cho đối phương tiếp cận và tổ chức các trận đánh phục kích chặn viện; lực lượng chủ yếu của chiến đoàn 9 dồn lên phía trước sát biên giới (căn cứ Hoa Lư) trong khi cụm cứ điểm trung tâm Lộc Ninh (phía sau) nơi đặt sở chỉ huy chiến đoàn, cơ quan chỉ huy chi khu, trận địa pháo, sân bay và kho tiếp liệu, lực lượng bố trí mỏng, yếu, khó tự mình đương đầu với một cuộc tiến công quy mô lớn của ta. Điều đó chứng tỏ địch chủ quan, cho ta chỉ có khả năng quấy phá tuyến phòng thủ sát biên giới.
    Trên cơ sở tình hình như đã nêu, chúng tôi kiến nghị và được các anh cấp trên chấp thuận - bỏ qua tuyến phòng thủ phía trước, tập trung hoả lực đánh thẳng vào khu tung thâm, mục tiêu hiểm yếu có nhiều sơ hở; đồng thời có lực lượng chặn viện hai đầu bắc và nam Lộc Ninh.
    Khu phòng ngự trung tâm thất thủ, như rắn mất đầu, càng đẩy nhanh lực lượng địch ở hai căn cứ Hoa Lư, Đồng Tâm hoang mang, tạo điều kiện các đơn vị chặn viện hoàn thành nhiệm vụ, thúc đẩy trận đánh then chốt mở đầu của ta vào khu Lộc Ninh nhanh đi tới dứt điểm, mở ra diễn biến có lợi cho ta trong các nhiệm vụ tiếp sau của chiến dịch.
    Ngày 23-3-1972 Bộ Chính trị duyệt đề nghị của Quân uỷ Trung ương chuyển hướng Quảng Trị -Thừa Thiên là hướng tiến công chiến lược chủ yếu, trong lúc chúng tôi đang họp kiểm tra, xét duyệt lần cuối về toàn bộ nội dung quyết tâm chiến dịch tại sở chỉ huy cơ bản, mở rộng đến cán bộ cấp sư đoàn. Lúc đầu nhận được tin này, không khí cuộc họp lắng xuống, tinh thần như chùng lại. Sau đó được Thường trực Bộ chỉ huy Miền giải thích, ai cũng thấy tuy là hướng thứ yếu nhưng Đông Nam Bộ sát Sài Gòn, nếu chúng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ gây thối động mạnh đến bọn cầm đầu nguỵ quân nguỵ quyền trung ương, góp phần xứng đáng làm thay đổi hẳn cục diện cần có trong thời điểm này.
    Vừa do cuộc chiến đấu tạo thế kết thúc muộn, vừa do yêu cầu giữ bí mật, các đơn vị tham gia chiến dịch gặp nhiều khó khăn, nhất là thời gian chuẩn bị không nhiều. Mãi cuối tháng 3 năm 1972 Sư đoàn 9 mới được lệnh hành quân về các vị trí bàn đạp dọc biên giới, sẵn sàng tiến công địch trên hướng bắc, tây-bắc Sài Gòn. Với sư đoàn 7 lại có cái khó, cái khẩn trương riêng.
    Ngày 1 tháng 4 đơn vị C30B nổ súng tiến công Xa Mát - mở đầu chiến dịch, thì đội hình Sư đoàn 7 mới đứng chân ở cánh rừng phía tây sông Sài Gòn sau ba ngày đêm hành quân gian khổ trên một chặng đường dài qua nhiều phòng tuyến phòng ngự của địch, có lúc phải đánh địch mà tiến vào vị trí chiếm lĩnh.
    Trong khi đó toàn bộ mạng thông tin liên lạc vô tuyến điện của sư đoàn được lệnh ngừng hoạt động. Các chỉ thị, mệnh lệnh từ trên xuống dưới lên đều do các đơn vị thông tin vận động trực tiếp chuyển để đảm bảo tuyệt đối giữ bí mật cho đến giờ nổ súng. Mặt khác, Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho toàn sư đoàn lặng lẽ hành quân về hướng đông, đồng thời một bộ phận xe, pháo (pháo hỏng) và một bộ phận mạng lưới thông tin liên lạc vô tuyến của sư đoàn mở hết công suất hoạt động sôi nổi liên tục hành quân theo quốc lộ 7 về hướng nam qua Krết xuống đường 22 để đánh lạc hướng theo dõi của địch.
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    .....................
    Nhưng địch vẫn ngoan cố thực hiện âm mưu tăng viện giải toả đường 13, giải toả thị xã An Lộc, tái chiếm vùng đã mất. Vì vậy muốn làm phá sản âm mưu trên ta không thể chiến đấu theo kiểu be bờ, chặn viện thụ động, mà phải chuyển thế: vừa tiêu diệt địch tại chỗ vừa đánh địch từ xa; mở mặt trận bắc Chơn Thành, nam An Lộc, quyết không cho địch nối đoạn đường này; tổ chức lực lượng tiến hành tiến công sâu vào vùng trung tuyến, đánh bại các cuộc tiến công phản kích của địch tạo thế uy hiếp mạnh thị xã Bình Dương, Sài Gòn, buộc địch phải co lực lượng về phía sau, địch ở An Lộc lo việc giữ nhà, không còn là bàn đạp thực hiện tái chiếm vùng đã mất. Như vậy là chúng ta vừa bảo vệ được Lộc Ninh, vừa tiêu diệt địch làm thất bại âm mưu giải toả đường 13 và thị xã An Lộc.
    Một cuộc họp với chỉ huy các đơn vị để phổ biến quyết tâm chiến đấu đợt hai của chiến dịch đã diễn ra sau đó. Sau khi nhắc lại những vấn đề lớn đã được Bộ tư lệnh nhất trí trong cuộc họp nói trên, tôi nói rõ một số nội dung quan trọng có liên quan đến nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị:
    Một là, bảo vệ Lộc Ninh và bao vây thị xã An Lộc, có quan hệ mật thiết với nhau. Khả năng địch tái chiếm Lộc Ninh bằng đổ bộ đường không rất khó diễn ra, mà sẽ bằng đường bộ từ thị xã An Lộc theo đường 13 đánh lên có sự chi viện tối đa của không quân, nếu thị xã này được tăng viện. Vì vậy phá âm mưu giải toả An Lộc của địch là một nhiệm vụ trực tiếp quan trọng để giữ vững vùng giải phóng Lộc Ninh. Khác với bao vây theo chiến thuật be bờ, thành vòng tròn khép kín, yêu cầu vây lỏng An Lộc là khống chế, vây hãm, uy hiếp địch có trọng điểm (như vậy lực lượng ít mà vẫn mạnh ở những khu vực then chốt), tập trung lực lượng khống chế không cho địch đổ bộ đường không, khống chế sân bay Téc-ních, không cho chúng chiếm lại sân bay thị xã, đồi 128, khu vực Núi Gió, Sa Trạch và các khu vực phía tây đường 13, nhằm thu hút giam chân địch ở đây. Để có điều kiện hoạt động liên tục và dài hơi, các lực lượng làm nhiệm vụ bao vây cần tổ chức thực hiện thay phiên (cỡ đại đội, tiểu đoàn) chiến đấu đảm bảo có đơn vị lên phía trước làm nhiệm vụ đơn vị lui về phía sau nghỉ ngơi củng cố, thực hiện phương châm vừa tác chiến vừa củng cố, bồi dưỡng lực lượng.
    Hai là, đánh bại âm mưu địch giải toả đường 13, ngăn chặn địch phát triển lên phía bắc. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng có quan hệ đến diễn biến chung được xác định từ đầu trong quyết tâm cơ bản của chiến dịch. Vì vậy Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương tiếp tục đánh địch trên đường 13, nhưng trong đợt hai này không phải để phục vụ cho những trận tiến công như trước, mà để đẩy lùi và đánh bại mọi hành động phản kích giải toả đường 13 của địch, tạo điều kiện cho chiến dịch tiếp tục phát triển trên cơ sở giữ vững vùng giải phóng phía sau. Yêu cầu những đơn vị làm nhiệm vụ ở đây là phải thiết lập thế trận chốt chặn vững chắc trên đoạn đường từ nam An Lộc xuống bắc Chơn Thành, kiên quyết không cho địch chọc thủng để lên tăng viện cho An Lộc, đẩy thị xã này vào thế bị ta bao vây uy hiếp mạnh, không làm nổi vai trò vị trí bàn đạp tái chiếm Lộc Ninh, khôi phục lại thế cũ. Đồng thời với chốt chặn, còn chuẩn bị điều kiện và tổ chức lực lượng sẵn sàng phát triển xuống nam Chơn Thành, uy hiếp vùng trung tuyến.
    Ba là, trên cơ sở không xáo trộn đội hình, phát huy sở trường của các đơn vị, bảo đảm tính tiến công liên tục, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương: Sư đoàn 9 từ tiến công chuyển sang làm nhiệm vụ bao vây thị xã An Lộc; Sư đoàn 7 tiếp tục làm nhiệm vụ chốt chặn đánh địch trên đường 13 với yêu cầu cao hơn.
    Nhưng tất cả đều phải sẵn sàng thực hiện yêu cầu điều chỉnh lực lượng theo lệnh của Bộ tư lệnh chiến dịch để lập thế trận mới phục vụ nhiệm vụ chung của cuộc tiến công. Vì lực lượng có hạn, cả đơn vị làm nhiệm vụ bao vây và chốt chặn đều phải hình thành thế đánh có trọng điểm, thực hiện thay phiên chiến đấu và nghỉ ngơi thích hợp.
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Cuộc họp diễn ra suôn sẻ, ý kiến trao đổi sôi nổi về biện pháp tổ chức thực hiện, trong đó có vấn đề chung: Đợt hai chiến dịch, ta thực hiện cách đánh gì, tiến công hay phòng ngự.
    Đây không đơn thuần là nhận thức, đằng sau nó có chứa đựng tư tưởng cần được trao đổi để thông suốt. Nhưng lúc này thời gian không có nhiều, tôi chỉ nêu gọn: Hình thức thì như phòng ngự, nhưng thực chất là tiến công. Lập thế trận chốt chặn là vừa giữ đất vừa tiến công, phòng ngự và tiến công xen kẽ, giữ chốt để vận động tiến công, vận động tiến công để giữ chốt. Muốn hiểu thế nào thì tùy, miễn là phải đánh bại âm mưu giải toả đường 13, không cho địch đặt chân lên An Lộc.
    Chốt chặn đánh địch trên đường 13 và bao vây cô lập thị xã An Lộc là hai nhiệm vụ chính của đợt hai chiến dịch. Nhưng cả Bộ chỉ huy Miền và Bộ tư lệnh chiến dịch đã dành sự quan tâm nhiều đến việc chặn đánh địch trên đường 13. Bởi lẽ đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nếu không nói là quyết định đến yêu cầu giữ vững thành quả của đợt một, tạo đà, chuẩn bị bàn đạp cho nhiệm vụ đợt ba chiến dịch. Vì vậy giải toả và chống giải toả - cuộc tranh chấp giữa ta và địch chắc chắn sẽ diễn ra rất gay go, quyết liệt.
    Sư đoàn 7 do có nhiều thành công trong nhiệm vụ chốt chặn kết hợp với tiến công trên đất bạn Campuchia trong năm 1971, đã được Bộ chỉ huy chiến dịch giao đảm nhận chốt chặn diệt địch dọc theo đường 13 từ cầu Cần Lê xuống bắc Chơn Thành. Sư đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ chặn viện có hiệu quả trong đợt một chiến dịch (16), chắc chắn cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ đợt hai này với yêu cầu cao hơn, chịu những thử thách gay go và phức tạp hơn. Tất cả đều như đánh bài ngửa, như thế cờ trên bàn cờ đã bày sẵn. Tướng sĩ, tượng xe, pháo đã hiện rõ trên bàn cờ. Nghĩa là không gian, thời gian và lực lượng tham gia trận phá thế đã rõ, hầu như không còn bất ngờ. Trận địa chốt chặn của ta là khu vực nam, bắc Tàu Ô, nơi mà địch dồn sức đánh phá cũng là đây. Cả ta và địch đều quen thuộc, có khi địch nắm nơi đây còn rõ hơn ta, vì trước đó chúng đã lập đồn bót, biến thành nơi trung chuyển quân từ Lai Khê, Chơn Thành lên An Lộc, Lộc Ninh, từ Lộc Ninh, An Lộc về lại hậu cứ Lai Khê, Bình Dương.
    Ta kiên quyết trụ giữ, địch dốc sức đánh phá giải toả đều tại đây. Hiểu như vậy sao ta vẫn chọn khu vực Tàu Ô, chứ không phải nơi khác?
    Trong nghệ thuật quân sự có khái niệm đánh theo tự chọn và đánh theo mệnh lệnh cấp trên, theo sự chỉ đạo của nhiệm vụ chung. Trong trường hợp cụ thể, lúc chiến dịch Nguyễn Huệ bước sang đợt hai thì không có sự lựa chọn theo ý muốn chủ quan, mà là chấp nhận, chỉ có sự chấp nhận vì nhiệm vụ chiến dịch đòi hỏi, xa hơn nữa vì yêu cầu của cuộc tiến công chiến lược chung trên toàn chiến trường miền Nam yêu cầu.
    Sư đoàn trưởng Đàm Văn Nguỵ sau khi dẫn đoàn cán bộ trực tiếp đi nghiên cứu thực địa trở về càng tâm đắc với địa hình nơi đây. Từ nam An Lộc đến Tân Khai địa hình na ná nhau, bằng phẳng, trống trải, hai bên đường là ruộng bỏ hoang, mỗi bên 2 - 3 ki-lô-mét sâu vào trong là rừng già, xen kẽ là trảng và bầu, có gỗ và rừng le, tìm chỗ đặt cối và đại liên không dễ.
    Nhưng ở khu vực Tàu Ô thì khác, có con suối chảy từ tây sang đông đường rộng 20 - 30 mét, nước nông nhưng là vật cản thiên nhiên tốt. Hai bờ bắc, nam của con suối là những vạt đồi thoải, quá trình mở rộng đường 13, địch san ủi vẫn còn những ụ đất cao từ 1 đến 1,5 mét, lâu ngày đất rắn, có thể cải tạo thành những ụ chiến đấu tốt. Nam suối Tàu Ô 500 mét có cống Ông Tề rộng 8 mét. Địa thế khu vực này tương đối cao, càng về phía nam địa thế càng thấp dần, đứng ở Tàu Ô ta có tầm nhìn khống chế được phía nam.

Chia sẻ trang này