1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận hải chiến lịch sử và quá trình phát triển của hải quân

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 19/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arianespace

    arianespace Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2009
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Hải quân Nhật thì kinh rồi...tinh vi tinh tướng được thời gian bị đánh cho te tua từ "HẢI QUÂN ĐẾ CHẾ MẶT TRỜI MỌC" biến thành "LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ BỜ BIỂN"
  2. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Hờ hờ nếu bạn arianespace đã đoc quấn Yamamoto thì bạn sẽ có suy nghĩ khác về Hải Quân Đế Chế Mặt Trời đó, để mình tìm lại cái link cho bạn nha http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnvnqntnqn31n343tq83a3q3m3237nvn
    Đúng thực là trong thế chiến II Nhật Bản đã đứng về phe gây chiến và đã thất bại nhưng cái thất bại đó còn có nhiều điều đáng bàn.
    Đúng là quân phiệt Nhật hiếu chiến nhưng ta phải tách ra Lục Quân và Hải Quân Nhật Bản, Đối với Lục Quân thì đúng là họ thực sự muốn gây chiến tranh và tướng lĩnh của họ có quyền thế trong chính phủ, luôn luôn bộ trưởng quốc phòng là người của Lục Quân.
    Nhưng ngược lại Lực lượng Hải Quân Nhật Bản lại được cầm đầu bằng những tướng lĩnh không hề hiếu chiến - đơn cử đó là vị đô đốc Yamamoto, tướng lĩnh Hải Quân Nhật Bản không hiếu chiến không phải là vì họ hèn nhát, cũng không phải là họ ko yêu nước Nhật mà bởi vì đa số trong bọn họ được đào tạo ở Âu - Mỹ nên họ biết được sức mạnh về vật chất của người phương Tây và họ biết chắc rằng khi đánh với người phương Tây thì họ sẽ thua, nhưng khi chiến tranh xảy ra HQNB đã chiến đấu có thể coi là đến hơi thở cuối cùng chứ không phải chỉ đến mức te tua đâu bạn à, ví dụ như đợt tấn công tự sát của đại chiến hạm Yamato đó.
    Còn thất bại của Nhật Bản thì cũng nhiều điều đáng nói, nếu người Nhất chỉ đấu với người Mỹ chứ không phải là cả Anh, Úc, Hà lan, Trung Quốc... và cả lực lượng bộ binh vô địch thiên hạ của nước Nga Xô viết thì ai biết được kết quả ra sao nhẩy, người Mỹ chỉ mới gặm vào hòn đảo Yojima cô độc với 20.000 quân Nhật Bản phòng thủ đã thấy mệt mỏi rồi vậy không có người Nga thì làm cách nào họ hạ được 1 triệu quân Quan Đông vũ trang tốt, công sự kiên cố đây nhỉ, không có quả bom nguyên tử - lời kêu gọi đầu hàng của vua Nhật thì làm cách nào họ chiếm được nước Nhật nhỉ

    Tóm lại ở vào tình huống người Nhật thì thắng được mới là lạ
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 13:29 ngày 02/04/2010
    hoalongtrang thích bài này.
  3. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Diễn biến trận đánh
    Ngày Ngày 17 tháng 9 năm 1894
    Vị trí Gần cửa sông Áp Lục - biển Hoàng Hải
    Kết quả Nhật Bản chiến thắng quyết định
    Các bên tham chiến
    Hạm đội Bắc Dương
    Chỉ huy
    Đinh Nhữ Xương
    Liu Buchan
    Sức mạnh
    2 thiết giáp hạm hạng nặng
    7 tuần dương hạm
    1 tầu hộ vệ
    2 pháo hạm
    2 tầu phóng ngư lôi
    Thương vong và thiệt hại
    850 người thiệt mạng
    500 người bị thương
    5 tàu chìm
    3 tàu bị hư hỏng
    Hạm đội Đế quốc Nhật Bản
    Chỉ huy
    Sukeyuki Ito
    Tsuboi Kozo
    Sức mạnh
    1 thiết giáp hạm hạng nhẹ
    8 tàu tuần dương hạng nặng
    1 tầu hộ vệ
    1 pháo hạm
    1 tuần dương hạm nhẹ
    Thương vong và thiệt hại
    190 người thiệt mạng
    200 người bị thương
    4 tàu bị hư hỏng
    Trận chiến sông Áp Lục - Trận biển Hoàng Hải diễn ra vào ngày 17 tháng 9 1894 giữa Hạm Đội Bắc Dương ?" Trung Quốc với Hạm đội Đế quốc Nhật Bản, và đây là trận hải chiến lớn nhất trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Con sông Áp Lục tạo thành một biên giới thiên nhiên giữa Trung quốc và Triều Tiên, dù thực có tên là trận chiến sông Áp Lục nhưng trận chiến thực sự lại nổ ra ở phía cửa con sông này và trong biển Hoàng Hải. Hạm đội Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đô đốc Sukeyuki Ito đã cố gắng phá rối cuộc đổ bộ của quân đội Trung Quốc được bảo vệ bởi một hạm đội dưới sự chỉ huy của Đô đốc Đinh Nhữ Xương.
    Trận chiến kéo dài khoảng 1 ngày. Trong khi đây không phải là trận chiến đầu tiên có ứng dụng các kỹ thuật Tiền-Dreadnought trên quy mô rộng (Trận Foochow năm 1884 giữa Hạm đội Pháp và Hạm đội Trung Quốc đã diễn ra trước đó), vẫn có những bài học quan trọng cho các nhà phân tích hải quân để xem xét.
    Trên giấy tờ, hạm đội Trung Quốc có các tàu hạng nặng và có nhiều súng cớ nòng mười inch và tám-inch (203 mm). Tuy nhiên, các pháo thủ của tàu Trung Quốc đã không được tổ chức thực hành thuật súng trong nhiều tháng trước, và các đội pháo thủ Trung Quốc cũng không chuẩn bị để đối mặt với sự căng thẳng khi nổ súng. Sự tham nhũng dường như cũng đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng; nhiều quả đạn dường như chỉ được nhồi đầy bằng mùn cưa hoặc nước, một số sĩ quan Trung Quốc đã bỏ chạy khỏi khu vực chiến sự, một chiếc tàu dường như đã sử dụng súng của nó để lưu trữ dấm chua, và ít nhất trong một trường hợp, một cặp súng 10-inch (254 mm) dường như đã bị bán ra thị trường chợ đen để lấy tiền mặt.
    Vào thời gian này, người Nhật đã khá tự tin vào khả năng của chính họ. Tuy nhiên người Trung Quốc vẫn có một số cố vấn và giảng viên người nước ngoài. Đặc biệt là thiếu tá người Đức Von Hanneken đã được bổ nhiệm làm cố vấn hải quân cho Đô đốc Đinh Nhữ Xương. W. F. Tyler, một thiếu úy trong lực lượng dự bị của Hải quân Hoàng gia kiêm sĩ quan hải quan Anh được bổ nhiệm làm trợ lý của Von Hanneken. Philo McGiffen trước đây là một trong nhân viên mật mã trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ và kiêm luôn là một giảng viên tại học viện hải quân Wei-Hải-Wei Trung Quốc được bổ nhiệm đển chiếc Chen Yuen như là một cố vấn kiêm đồng chỉ huy.
    Trước khi trận chiến với Hạm Đội Nhật Bản nổ ra, các tàu thuyền và vũ khí của hạm đội Trung Quốc đã được kiểm tra, và các tàu đã được sơn lại. Philo McGiffin lưu ý rằng vào thời điểm đó, các tàu của Trung Quốc đã được sơn thành mầu xám ?" để tạo khả năng tàng hình, mặc dù các bức ảnh hiện đại cho thấy một thân tầu mầu tối và phần trên cao có mầu sáng, do đó có lẽ chỉ có phần màu trắng ở phía trên con tầu và các mới được sơn lại màu xám, còn phần vỏ tầu vẫn giữ màu đen. McGiffen cũng lưu ý rằng phần lớn trong số thuốc súng dự trữ đã ?o được lưu cữu đến mười ba năm và đã bị hỏng" Các lớp vải mỏng che phủ các khẩu đội pháo trên một số con tàu đã bị bỏ ra, và chúng đã vỡ ra từng mảng khi trúng đạn. Chiếc Tsi Yuen trở về cảng sau khi giao chiến với Hạm Đội Nhật Bản đã cho thấy một loạt vấn đề.
    Đô đốc Sukeyuki Ito chỉ huy Hạm đội Nhật Bản ở trên chiếc tàu tuần dương Matsushima, chiếc này được hai chiếc tàu thông báo hạm làm hộ tống; đó là hai chiếc tầu Sei-kyo do thuyền trưởng người Anh John Wilson chỉ huy và chiếc pháo hạm Akagi. Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nhật Bản, Đô đốc Kabayama Sukenori cũng cùng làm một chuyến thanh tra trên chiếc Saikyō. Phần còn lại của hạm đội chính bao gồm các tuần dương hạm Chiyoda, Itsukushima, Hashidate, Fusō và Hiei. Một hải đội tầu xung kích có tốc độ cao, bao gồm các tuần dương hạm Yoshino, Takachiho, Akitsushima và Naniwa dẫn đầu các tàu của Nhật Bản.
    Đội tầu Nhật Bản tiến về phía đội tầu Trung Quốc với hải đội xung kích ở hàng đầu theo đội hình dòng phía sau (line astern formation) với các tầu thông báo hạm tiến lên ở mạn trái của hải đội thứ hai, đây là hải đội chính có những tầu xương sống của hạm đội. Người Trung Quốc chia tầu thành hai hải đội trong đội hình sát cánh nhau với phần lớn các tàu chiến tập trung vào trong hải đội một, "hải đội xung kích đầu tiên" bao gồm các chiếc Tsi Yuen, Kuang Chia, Chih Yuen, King Yuen, Dingyuan, Chen Yuen, Lai Yuen, Ching Yuen, Chao Yung và Yang Wei. Hải đội thứ hai, "Hải đội chính", bao gồm các chiếc Kuang Ping và Ping Yuen cùng với một vài pháo hạm hoặc tàu phóng ngư lôi.
    Việc tạo đội hình dòng phía sau (line astern formation) ngăn cản việc các thiết giáp hạm Trung Quốc đóng ở phía trung tâm bắn vào tầu Nhật Bản vì có những tầu nhỏ chắn giữa họ và đối thủ của họ trong lúc này. Đồng thời, những tầu nhỏ hơn, trang bị yếu hơn các tàu bọc thép đã bắt đầu trúng những pháo lớn có tầm bắn xa từ tàu chiến của Nhật Bản. Ngoài ra, khi các hải đội Nhật tách ra, với Phi đội xung kích dẫn đầu quay về phía nam của hạm đội Bắc Dương trong khi đó hải đội chính di chuyển chậm hơn và giữ hướng tiến thẳng vào đánh vỗ mặt Hạm đội xung kích của Trung Quốc, các thiết giáp hạm của Trung Quốc trong hải đội chính bị buộc phải phân tán hỏa lực ở giữa hai nhóm.
    Một số giải thích khác nhau đã được đưa ra để giải thích tại sao hạm đội Bắc Dương đã không thay đổi hình của mình để phản ứng với các chiến thuật Nhật Bản hiệu quả hơn. Theo các ghi chép của Trung úy Hải quân Hoàng gia William Ferdinand Tyler, một cố vấn của chiếc Dingyuan (Định viễn), đây có vẻ là ghi chép tốt nhất có trình độ và căn cứ nhất. Nó nói rằng "Đô đốc Đinh Nhữ Xương ra lệnh cho tàu của mình đổi hướng theo cách mà đã có thể làm lộ chiếc kỳ hạm của ông, nhưng làm cho phần còn lại của đội tầu ở trong một vị trí tốt để nổ súng vào hạm đội Nhật Bản " Tyler nói vậy, tuy nhiên,. rằng thuyền trưởng của chiếc Dingyuan cố tình không chấp nhận mệnh lệnh này hoặc không thông báo nó đển phần còn lại của đội tàu.
    Chiếc Dingyuan nổ súng vào tầu Nhật Bản khi khoảng cách giữa các con tầu là khoảng 6.000 yard (5.500 m). Điều này hoá ra là một loạt bắn tai hại một cách không đáng có đối với chiếc kỳ hạm của Trung Quốc. Khi Hải quân Đức mang chiếc Dingyuan đi để bắn thử súng vào năm 1883 (chiếc Dingyuan được đóng ở Đức) Họ ghi nhận rằng súng chính của con tầu không nên được bắn từ một hướng thẳng phía trước (ahead bearing). Bắn từ một phía hướng thẳng phía trước dẫn đến sự hư hỏng đài chỉ huy (có thể là do sức giật khủng khiếp của khẩu súng), và Đô đốc Đinh Nhữ Xương đã trở thành một nạn nhân từ phát bắn đầu tiên của tầu mình cùng với một số sỹ quan khác trên đài chỉ huy
    Hạm đội Trung Quốc đã nổ súng vào các tầu Nhật Bản khi họ đi qua từ mạn trái sang mạn phải vượt qua mũi của các tàu Trung Quốc. Họ không tạo ra được thiệt hại đáng kể nào vào tầu Nhật Bản từ các khẩu súng 12 inch (305 mm) và 8,2 inch (208 mm) của họ. Tại khoảng cách 3000 yard (2700 m) (tầu Trung Quốc lúc này khả năng đã hết đạn), người Nhật tập trung hỏa lực của họ vào cánh phải của dòng tầu Trung Quốc, với những loạt bắn dữ dội vào đầu tiên là chiếc Chao Yung và sau đó là chiếc Yang Wei.
    Cả hai tàu này bắt đầu bốc cháy và một số người đã quy nguyên nhân là do có quá nhiều các lớp dầu sơn bóng và được sơn trong nhiều năm. Trong mọi lý do thì đây chỉ các tầu gỗ đã lỗi thời chỉ được bảo vệ vùng thân tàu với chỉ một lớp giáp kim loại. Chúng không thể chịu nổi đạn pháo hiện đại của Nhật Bản. Người Nhật Bản có toan tính về việc phân chia một cách nhịp nhàng hải đội xung kích ra để bao vây cánh phải của tuyến tầuung Quốc theo một kiểu quây vòng tròn nhưng sự xuất hiện kịp thời của các chiếc Kuang Ping và Ping Yuen cùng với hai chiếc pháo thuyền Fu Lung (đóng tại Schichau) và tầu phóng ngư lôi Choi Ti, một chiếc tầu được đóng bởi Yarrow đã làm tầu Nhật Bản phải đổi hướng sự cơ động.
    Các tàu tuần dương tốc độ cao của người Nhật vượt qua mạn trái và sau đó theo lệnh của Ito được điều đến để hỗ trợ cho chiếc Hiei, Saikyō và Akagi nên không thể theo kịp với dòng tầu chính và sau đó đã tham gia vào tấn công các tầu cánh trái của tuyến Trung Quốc. Ngay từ đầu trận đánh cột tín hiệu của chiếc Dingyuan đã bị phá hủy, việc này đã gây nhiều nhầm lẫn hơn nữa trong các tàu của Trung Quốc. Hạm đội Trung Quốc phần nào đã dự đoán được tình hình xảy ra và lập thành ba cặp đôi để các tầu cùng hỗ trợ lẫn nhau và tiếp tục cuộc chiến.
    Hạm đội Nhật Bản, về phần nó đã tàn phá Hạm đội Trung Quốc mặc dù họ còn trúng nhiều đạn hơn đội tầu Trung Quốc, nhưng với đạn pháo tốt hơn. Nhật Bản làm bốc cháy nhiều vỏ tàu của Trung Quốc và đã làm chìm hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho tám con tầu của hạm đội Bắc dương hoặc toi ngay trong thời gian trận chiến hoặc nghím trong thời gian sau đó.
    Hậu quả của trận sông Áp Lục
    Người Nhật Bản đã đánh chìm 5 tàu chiến Trung Quốc đánh hỏng nặng 3 chiếc khác, giết khoảng 850 thủy thủ Trung Quốc và làm bị thương 500 người. Chiếc Ting Yuen có nhiều thương vong nhất trong số những con tầu vẫn còn nổi được của Trung Quốc với 14 người chết và 25 người bị thương.
    Tầu Trung Quốc đã đánh bị thương ngiêm trọng bốn tàu chiến Nhật Bản ?" chiếc kỳ hạm Matsushima là con tầu phải chịu những tổn thất tồi tệ nhất với hơn 100 người chết và bị thương sau khi bị trúng một phát đạn pháo hạng nặng của Hạm Đội Trung Quốc; chiếc Hiei cũng bị hư hỏng nặng và phải từ giã trận chiến, chiếc Akagi bị cháy lớn và có những mất mát lớn về nhân sự; chiếc Saikyō, bị thúc dục bởi Đô đốc Kabayama Sukenori đã tiến lên phía trước là trúng liên bốn phát đạn pháo 12 inch (305 mm) kết quả là nó không còn có thể kiếm soát được nữa và phải ra khỏi cuộc chiến, tổng số là khoảng 180 thủy thủ Nhật Bản bị giết chết và hơn 200 người bị thương.
    Hạm đội Trung Quốc phải chạy đến và nghỉ ngơi tại thành phố Port Arthur và sau đó nó quay trở lại Uy Hải Vệ, nơi nó cuối cùng bị tiêu diệt bởi một đợt tấn công kết hợp từ cả đất liền và trên biển. Người Nhật Bản có thể đã rút lui vì e ngại các tầu ngư lôi của Trung Quốc tấn công vào ban đêm và cũng vì lý do thiếu đạn dược.
    Trong khi Nhật Bản chắc chắn đã gây nhiều thiệt hại hơn rất nhiều cho hạm đội Trung Quốc, thì nhiều người nước ngoài tại thời điểm đó lại tin rằng chiến thắng đã thuộc về người Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã tiến hành đổ bộ binh lính một cách thành công, và người Nhật, ít nhất là một bộ phận của hộ, đã phải rút lui vì đã cạn đạn dược. Nhiều người tin vào những hành động nhanh chóng của các cố vấn người nước ngoài trong hạm đội của Trung Quốc (đáng chú ý nhất McGiffin) để có thể đưa ngay những tàu bị hư hại nặng nề nhất của Trung Quốc quay trở lại chiến đấu cho đến hết chiến dịch - nhưng điều này đã không xảy ra. Những nghiên cứu sau đó cho thấy rằng các tàu Trung Quốc chiến đấu theo cặp là kế hoạch họ đã đặt ra thời gian trước đó để đối phó với việc liên lạc bị mất do khói và những nhầm lẫn trong trận đánh. Đồng thời, cũng phải công bằng mà lưu ý rằng Hạm Đội Trung Quốc phải chịu thất bại vì chất lượng đạn dược quá kém, ví dụ đặc biệt là nhiều phát đạn bắn từ chiếc Ping Yuen đã trúng vào chiếc kỳ hạm của Nhật Bản chiếc Matsushima nhưng không nổ bởi vì chúng đã được đổ đầy bằng xi măng chức không phải là thuốc nổ cực mạnh, đây chính là của tệ nạn tham nhũng biển thủ công quỹ hải quân. Người ta đã thay thế thuốc đạn bằng xi măng từ lúc ở nhà máy quân giới Tientsin. ( cũng theo một nguồn tin trong tạp chí Thế Giới Ngày Nay nói rằng Hải Quân Bắc Dương không có đủ kinh phí để mua thuốc súng, đạn dược và nâng cấp các khẩu pháo có tầm bắn xa hơn vì Từ Hy Thái Hậu dùng ngân quỹ của hải quân để chi vào tu bổ cung Di Hòa Viên làm nơi ăn chơi đàn đúm ?" sau này cung DHV bị liên quân bát quốc đốt khi tấn công Bắc kinh cháy cả tháng trời mới tắt)
    Chính phủ Trung Quốc đã hoàn toàn đổ lỗi thất bại của trận đánh này lên vai của Lý Hồng Chương và Đô đốc Đinh Nhữ Xương. Tuy nhiên, vào ngày 27 Tháng 10 năm 1894, Đô đốc Freemantle, Đô đốc hạm đội Anh đã gặp gỡ Đô đốc Đinh tại Wei-Hải-Wei và thấy Đinh "vẫn mang đầy những vết bỏng vì bị thương trong trận sông Áp Lục" và viên Đô đốc người Anh này đã mô tả ông ta là một người đàn ông "dũng cảm và yêu nước".
    Mặc dù có những cách đánh giá khác nhau về trận đánh này như chung cuộc Trận chiến sông Áp Lục trong trí nhớ của người Trung Quốc là một nỗi thua trận nhục nhã ?" đây âu cũng lại là một trong những nguyên nhân làm cho Thanh Đình suy yếu, và kích thích lòng tự tôn dân tộc của người Trung Quốc, khiến họ vùng lên làm cuộc cách mạng năm Tân Hợi để dành chính quyền về tay người Hán. Hạm đội Bắc Dương đã ngừng tồn tại như là một đơn vị chiến đấu có hiệu quả, và cuối cùng Nhật Bản đã hoàn toàn tiêu diệt hạm đội này trong trận tập kích Wei-Hải-Wei và hoàn toàn đánh bại Trung Quốc trong Chiến Tranh Trung-Nhật lần thứ nhất và vươn lên làm bá chủ Đông Á.
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 17:51 ngày 02/04/2010
  4. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Những trận Hải chiến trong Chiến tranh Nga - Nhật 1904 -> 1905
    Chiến tranh Nga-Nhật diễn ra từ ngày 10 tháng 2 năm 1904 - 5 tháng 9 năm 1905 hay còn được gọi là Chiến dịch Mãn Châu theo một số nguồn tài liệu tiếng Anh, là một cuộc xung đột lớn giữa 2 đế quốc đầy tham vọng là Đế quốc Nga và Đế quốc Nhật Bản về vấn đề Mãn Châu và Triều Tiên. Các chiến trường chính nơi diễn ra các hoạt động quân sự là ở mền Nam Mãn Châu, đặc biệt là khu vực xung quanh Bán đảo Liêu Đông và Mukden, cùng với các vùng biển xung quanh như biển Triều Tiên, Nhật Bản, và Hoàng Hải.
    Người Nga không ngừng theo đuổi một tham vọng để có một cảng biển nước ấm ở Thái Bình Dương để làm quân cảng cũng như hải cảng thương mại của họ. ở Thái Bình Dương lúc đó người Nga đã lập được một cảng biển ở Vladivostok nhưng cảng này chỉ hoạt động vào mùa hè, nhưng Port Arthur sẽ hoạt động cả năm. Từ cuối cuộc chiến Trung-Nhật đến năm 1903, các cuộc đàm phán giữa chính phủ của Sa hoàng Nga và Nhật Bản đã tỏ ra bế tắc. Nhật Bản đã chọn giải pháp chiến tranh để duy trì sự thống trị độc quyền của họ tại Triều Tiên.
    Kết quả của các chiến dịch quân sự là quân đội hiện đại non trẻ của Nhật Bản liên tục gặt được các chiến thắng trước các đạo quân của người Nga được gửi đến để chống lại họ, đây là điều bất ngờ đối với các nhà quan sát trên thế giới. Chiến thắng của người Nhật đã thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Đông Á, dẫn đến một đánh giá lại các cách tiếp cận của Nhật Bản lên chính trường thế giới. Một chuỗi những lúng túng và những thất bại đã làm dân Nga bất mãn với chính phủ của Sa hoàng một chính phủ hoạt động không hiệu quả và đầy rẫy tham nhũng, và điều này đã được chứng minh như là một nguyên nhân chính của cuộc Cách mạng Nga năm 1905.
    Nguồn gốc của cuộc chiến tranh Nga-Nhật
    Sau khi tiến hành công cuộc Minh Trị Duy tân năm 1868, chính phủ Thiên Hoàng Minh Trị bắt tay vào một nỗ lực để du nhập các ý tưởng phương Tây như công nghệ tiên tiến và các thói quen của người châu Âu. Đến cuối thế kỷ 19 Nhật Bản đã nổi lên từ một quốc đảo cô lập và tự chuyển đổi thành một quốc gia công nghiệp hiện đại hóa trong một thời gian rất ngắn. Người Nhật muốn bảo vệ chủ quyền của họ và muốn được công nhận một cách bình đẳng với các cường quốc phương Tây.
    Nước Nga, một đế quốc lớn đầy quyền lực và tham vọng ở phía Đông châu Âu. Đến năm 1890 nó đã mở rộng vùng kiểm soát của mình đến Trung Á đến Afghanistan, thu phục luôn các quốc gia trong tiến trình mở rộng của nó. Đầu thế kỷ 20 Đế quốc Nga trải dài từ Ba Lan ở phía tây đến bán đảo Kamchatka ở phía Đông. Với việc xây dựng tuyến Đường sắt xuyên Siberi đến cảng Vladivostok, Nga hy vọng sẽ củng cố hơn nữa ảnh hưởng và sự hiện diện của họ trong khu vực này. Điều này chính xáclà những gì Nhật Bản lo ngại, vì họ coi Triều Tiên (và ở một mức độ thấp hơn là Mãn Châu) như một vùng đệm bảo vệ Đế quốc của họ.
    Nhật Bản luôn coi chính phủ Triều Tiên luôn phải có xu hướng thân Nhật, đây là một phần thiết yếu của an ninh quốc gia của Nhật Bản, bởi sự bùng nổ dân số của Nhật Bản và nhu cầu phát triển kinh tế cũng yếu tố để xác định chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Người Nhật muốn, ít nhất, là phải giữ được Triều Tiên trung lập, nếu nó không nằm dưới ảnh hưởng của Nhật Bản. Chiến thắng của Nhật Bản trước Trung Quốc trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật đã dẫn đến Hiệp ước Shimonoseki theo hiệp ước đó thì Trung Quốc mất quyền kiểm soát của họ ở Triều Tiên và phải nhượng lại Đài Loan, Bành Hồ và Bán đảo Liêu Đông (Port Arthur) cho Nhật Bản.
    Tuy nhiên, người Nga, có tham vọng riêng của họ trong khu vực này đã thuyết phục Đức và Pháp tăng cường áp lực về phía Nhật Bản qua can thiệp của Tam cường quốc, Nhật Bản phải từ bỏ chủ quyền của họ trên bán đảo Liêu Đông và nhận được bồi thường tài chính lớn hơn.
    Nga xâm lấn
    Trong tháng 12,1897, một hạm đội của Đế Quốc Nga xuất hiện ngoài khơi Port Arthur. Sau đó 3 tháng, vào năm 1898, một cuộc thương lượng được tổ chức giữa Trung Quốc và Nga theo đó Nga được thuê cảng Arthur, Đại Liên và các vùng nước xung quanh. Cuộc hội đàm này cũng nhất trí rằng thời hạn thuê các cảng có thể được gia hạn theo thoả thuận. Người Nga thấy rằng họ không nên để mất thời gian mà phải ngay lập tức chiếm đóng và củng cố Port Arthur thành cảng nước ấm của họ ở bờ biển Thái Bình Dương, và cảng này có một giá trị chiến lược tuyệt vời. Một năm sau đó, để củng cố vị trí của mình, người Nga bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt mới từ Cáp Nhĩ Tân đi qua Mukden tới Port Arthur. Sự phát triển của đường sắt là một yếu tố góp phần tạo ra cuộc nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn và các ga đường sắt tại Tiehling và Lioyang bị đốt cháy. Người Nga cũng bắt đầu tìm đường đến Triều Tiên, và vào năm 1898 họ đã mua nhượng quyền khai thác mỏ và lâm nghiệp gần sông Áp Lục và Tumen, việc này gây nhiều lo lắng Nhật Bản và họ đã quyết định tấn công trước khi tuyến đường sắt Trans-Siberian đã hoàn thành.
    Chiến tranh
    Tuyên bố của chiến tranh
    Nhật Bản đã công bố tuyên chiến ngày 08 tháng 2 1904. Tuy nhiên, ba giờ trước khi bản tuyên chiến của Nhật Bản đến được tay Chính phủ Nga, Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã tấn công Hạm đội Viễn Đông của Nga tại Port Arthur. Sa hoàng Nicholas II đã choáng váng bởi tin tức về cuộc tấn công này. Ông ta không thể tin rằng Nhật Bản sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh mà không có một tuyên bố chính thức, và các bộ trưởng của ông ta đã đảm bảo rằng Nhật Bản sẽ không gây chiến. Nga tuyên chiến với Nhật Bản tám ngày sau đó. Tuy nhiên, những yêu cầu tuyên chiến trước khi chiến sự bắt đầu đã không được thực hiện đúng theo luật pháp quốc tế cho đến sau khi cuộc chiến kết thúc vào tháng 10 năm 1907, và nó có hiệu lực đến ngày 26 Tháng 1 năm 1910.Montenegro cũng tuyên chiến với Nhật như là một cử chỉ hỗ trợ tinh thần cho nước Nga để tỏ lòng biết ơn sự ủng hộ Nga trong cuộc đấu tranh của Montenegro chống lại Đế quốc Ottoman. Tuy nhiên, vì lý do hậu cần và khoảng cách, sự đóng góp của Montenegro cho cuộc chiến tranh được giới hạn ở những công dân Montenegro phục vụ trong Quân đội Nga.
    Liệt kê các trận đánh chính trong chiến tranh Nga ?" Nhật
    ? 1904 Trận Port Arthur, 08 tháng 2: trận hải chiến Không quyết định
    ? 1904 Trận vịnh Chemulpo, 09 tháng 2: trận hải chiến Nhật Bản chiến thắng
    ? 1904 Trận sông Áp Lục, 30 Tháng tư - 1 Tháng 5: Nhật chiến thắng
    ? 1904 Trận Nanshan, 25 tháng năm - 26 tháng 5, Nhật chiến thắng
    ? 1904 Trận Telissu, 14 Tháng Sáu - 15 tháng 6, Nhật chiến thắng
    ? 1904 Trận đèo Motien, Ngày 17 tháng 7, Nhật chiến thắng
    ? 1904 Trận Ta-Shih-Chiao, Ngày 24 tháng 7, Nhật chiến thắng
    ? 1904 Trận Hsimucheng, 31 tháng 7, Nhật chiến thắng
    ? 1904 Trận Hoàng Hải, Ngày 10 tháng 8: trận hải chiến Nhật Bản chiến thắng chiến lược / chiến thuật không phân thắng bại
    ? 1904 Trận ngoài khơi Ulsan, Ngày 14 tháng 8: trận hải chiến Nhật Bản chiến thắng
    ? 1904-1905 Cuộc vây hãm Port Arthur, 19 tháng tám - 2 tháng 1: Nhật chiến thắng
    ? 1904 Trận Liêu Dương, 25 Tháng tám - 3 tháng 9: bất phân thắng bại
    ? 1904 Trận Shaho, 5 tháng mười-17 tháng 10: bất phân thắng bại
    ? 1905 Trận Sandepu, 26 Tháng một - 27 tháng một: bất phân thắng bại
    ? 1905 Trận Mukden, 21 tháng hai - 10 tháng 3: Nhật chiến thắng
    ? 1905 Trận Tsushima, 27 tháng năm - 28 tháng 5 trận hải chiến: Nhật chiến thắng
    Kết cục của chiến tranh Nga ?" Nhật
    Những thất bại của Quân đội và Hải quân Nga làm tan mất sự tự tin của người Nga. Trong suốt năm 1905, chính phủ Nga hoàng đã bị rung chuyển bởi Cách mạng. Sa hoàng Nicholas II lựa chọn đàm phán hòa bình để ông ta có thể tập trung vào những vấn đề nội bộ.
    Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đứng ra làm trung gian hòa giải, và có được một Giải Nobel Hòa bình cho nỗ lực của ông. Sergius Witte dẫn đầu phái đoàn Nga và Nam tước Komura, người tốt nghiệp Harvard, dẫn đầu đoàn đại biểu Nhật Bản. Hiệp ước Portsmouth được ký ngày 05 tháng 9 năm 1905 tại Quân xưởng Hải Quân Portsmouth ở Kittery, Maine (Hoa Kỳ). Witte trở thành Thủ tướng Nga cùng năm đó.
    Nga công nhận Triều Tiên sẽ nằm trong khu vực ảnh hưởng của Nhật Bản và chấp nhận rút khỏi Mãn Châu. Nhật Bản làm quốc gia bảo trợ Hàn Quốc vào năm 1910, với rất ít phản đối từ các cường quốc khác.
    Nga cũng đã ký kết về quyền thuê 25 năm của mình với cảng Port Arthur, bao gồm các căn cứ hải quân và bán đảo xung quanh nó. Nga cũng nhượng lại nửa phía Nam đảo Sakhalin cho Nhật Bản. Nó đã được lấy lại bởi người Liên Xô vào năm 1952 theo Hiệp ước San Francisco sau Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, sự giao nộp miền Nam Sakhalin cho Liên Xô đã không được tán thành bởi phần lớn các chính trị gia Nhật Bản.
    Như vậy em xin giới thiệu với mọi người 03 trận Hải chiến lớn của serries các trận đánh trong Chiến tranh Nga - Nhật 1904 /05, đó là các trận:
    ? Trận Hải chiến cảng Port Arthur
    ? Trận Hải chiến vịnh Chemulpo
    ? Trận Hải chiến Tsushima ( tiếng Việt trận Hải chiến Eo biển Đối Mã)
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 16:34 ngày 03/04/2010
  5. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Tớ có đọc chiến thuật của hạm đội Bắc Dương nghe văn hoa lắm nhé - vào trận triển khai thế "nhạn bay hai cánh đơn hành", đến khi phát đầu lộn cổ thì đổi thành "hàng ngang, tiến".
    Thua ngay chỗ này.
  6. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Thực ra cũng có phần oan uổng cho binh sỹ của Hạm Đội Bắc Dương, họ đã chiến đấu khá tốt trong trận sông Áp Lục, bằng chứng là Hạm đội Nhật Bản cũng ăn kha khá đạn, nhưng không tầu Nhật Bản nào chìm vì thuốc súng của Hải Quân Trung Quốc quá tệ không những vậy đạn lại còn được nhồi bằng mùn cưa và xi măng. Sau trận sông Áp Lục hạm đội Nhật Bản được sửa chữa kịp thời còn Hạm đội Bắc Dương chỉ về Uy hải vệ để nằm chờ chết thôi. Mình nghĩ kẻ đáng trách nhất phải là Từ Hy Thái Hậu. Một người đàn bà tuyệt đối thông minh, nhưng trí thông minh của bà ta chỉ dùng để tranh đoạt địa vị chứ không giúp gì cho lợi ích quốc gia cả.
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 18:40 ngày 04/04/2010
  7. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Trận hải chiến cảng Port Arthur
    Ngày 8-9 tháng 2 năm 1904
    Nơi Gần cảng Port Arthur, Mãn Châu
    Kết quả Hòa về chiến thuật bế tắc, Nhật Bản chiếm lợi thế về chiến lược
    Các bên tham chiến
    Đế quốc Nhật Bản
    Chỉ huy
    Đô đốc Heihachiro Togo
    Phó Đô đốc Shigeto Dewa
    Sức mạnh
    6 thiết giáp hạm Tiền-Dreadnought
    9 tuần dương hạm bọc thép,
    một số tàu hộ tống
    Thương vong
    90 người chết và bị thương
    Đế quốc Nga
    Chỉ huy
    Oskar Victorovich Stark
    Sức mạnh
    7 thiết giáp hạm Tiền -Dreadnought
    5 tàu tuần dương,
    một số các tàu hộ tống
    Thương vong
    150 người và bảy tàu bị hư hỏng
    Trận Port Arthur diễn ra ngày 08 -> 09 tháng 2 năm 1904 là trận khởi đầu của Chiến tranh Nga-Nhật. Nó được bắt đầu bằng một cuộc tập kích bất ngờ vào ban đêm bởi một hải đội tầu khu trục Nhật Bản vào hạm đội Nga đang thả neo tại Cảng Port Arthur, Mãn Châu, và trận đánh tiếp tục diễn ra trên phần lớn bề mặt của Cảng Port Arthurvào buổi sáng của ngày hôm sau. Trận đánh kết thúc mà không có một bên nào dành được chiến thắng quyết định, và các cuộc giao tranh để tranh giành cảng Port Arthur tiếp tục diễn ra tới tận tháng 5 năm 1904. Thất bại tại Port Arthur đối với người Nga và đặc biệt là đối với Sa hoàng Nicholas II ?" là một tai họa thảm khốc cho Đế chế của Nga Hoàng; tất cả những người Nga, từ giới quý tộc cho tới tầng lớp bình dân, thậm chí cả những người nông nô được giải phóng đã mất niềm tin vào quân đội của họ; đây là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc Cách mạng Nga năm 1905, Và được ghi nhớ rất lâu cho tới tận khi xảy ra những thất bại thảm họa còn tệ hại hơn nhiều trong Chiến tranh thế giới I.

    Giai đoạn trước trận chiến
    Giai đoạn mở đầu của Chiến tranh Nga-Nhật bắt đầu với cuộc tập kích bất ngờ do Hải quân Đế quốc Nhật Bản tiến hành chống lại Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đóng căn cứ tại Port Arthur và tại vịnh Chemulpo. Kế hoạch ban đầu của Đô đốc Togo là đột kích nhanh vào Port Arthur bằng Hải đội 1 của Hạm đội liên hợp, hải đội này bao gồm sáu chiếc tầu chiến lớp tiền Dreadnought, đó là các chiếc Hatsuse, Shikishima, Asahi, Fuji, và Yashima, Dẫn đầu là chiếc soái hạm Mikasa, và Hải đội thứ 2 bao gồm các tuần dương hạm bọc thép Iwate, Azuma, Izumo, Yakumo và Tokiwa. Những con tàu dẫn đầu và tàu tuần dương này được hộ tống bởi 15 tàu khu trục và khoảng 20 tàu phóng ngư lôi nhỏ hơn. Hải đội dự bị bao gồm các tàu tuần dương Kasagi, Chitose, Takasago, và Yoshino. Với lực lượng lớn được đào tạo và vũ trang tốt, và có ưu thế về tính bất ngờ, Đô đốc Togo hy vọng tạo ra một đòn đánh gục hạm đội Nga ngay sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa các chính phủ Nhật Bản và Nga.
    Về phía Nga, Đô đốc Stark có các tầu chiến tiền Dreadnought các chiếc Petropavlovsk, Sevastopol, Peresviet, Pobeda, Poltava, Tsesarevich, và Retvizan, được hỗ trợ bởi các các tuần dương hạm hạng nhẹ và loại được tăng cường giáp bảo vệ như Pallada, Diana, Askold, Novik, Và Boyarin. Toàn bộ số tầu bè trên đều dựa vào các pháo đài của căn cứ hải quân đã được tăng cường ở Port Arthur. Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ của Port Arthur cũng không được mạnh mẽ như họ mong muốn, bởi vì có quá ít các khẩu đội pháo bờ biển có thể hoạt động được vì phần lớn kinh phí cho việc cải thiện phòng thủ đã được chuyển tới để tăng cường cho căn cứ ở gần Dalny, và hầu hết các sỹ quan được mời đến để dự một bữa tiệc kỷ niệm được tổ chức bởi Đô đốc Stark vào đêm 9 tháng 2 năm 1904.
    Đô đốc Togo đã nhận được thông tin sai lệch từ điệp viên người địa phương được cài cắm ở trong và xung quanh cảng Arthur rằng các đơn vị đồn trú ở các pháo đài bảo vệ cảng đã được cảnh giác, ông không muốn có nguy cơ xảy ra với các tầu chủ lực của mình từ các khẩu đội pháo binh bờ biển Nga và do đó chúng có thể chặn đội tàu chiến chủ lực của mình lại. Thay vào đó, lực lượng tàu khu trục được tách ra thành hai hải đội tấn công, một hải đội với các tốp tầu nhỏ số 1, 2, và 3 tấn công Port Arthur, và hải đội kia, với các tốp tầu thứ 4 và thứ 5 tấn công các căn cứ hải quân của Nga tại Dalny.
    Cuộc tấn công đêm 8-9 tháng 2 năm 1904
    Vào khoảng năm 22:30 ngày 08 tháng 2 năm 1904, hải đội tầu tấn công cảng Port Arthur gồm 10 khu trục hạm chạm trán tàu khu trục tuần tra của Nga. Người Nga đã theo lệnh không phải để bắt đầu chiến đấu mà quay sang liên lạc để báo cáo về tổng hành dinh. Tuy nhiên, do kết quả của cuộc gặp gỡ này là hai tàu khu trục Nhật Bản đã bị tụt lại phía sau và phần còn lại trở nên bị phân tán. Vào khoảng 0.028, ngày 9 tháng 2 năm 1904, bốn tàu khu trục Nhật Bản đầu tiên tiếp cận cảng Port Arthur mà không bị nhìn thấy, và bắn ra một loạt tấn công bằng ngư lôi vào chiếc Pallada ( trúng vào giữa con tầu làm nó bốc cháy, và làm nó bị lật úp) và chiếc Retvizan ( tạo ra một lỗ thủng ở mũi của nó). Các tàu khu trục Nhật Bản khác đã không thành công, vì họ đến quá muộn để được hưởng lợi từ tính bất ngờ, và thực hiện các cuộc tấn công một cách đơn lẻ hơn là có sự kết hợp theo nhóm. Tuy nhiên, họ đã có thể vô hiệu hóa chiếc tàu mạnh nhất của hạm đội Nga, chiếc thiết giáp hạm Tsesarevich. Chiếc tàu khu trục Nhật Bản Oboro thực hiện các đợt tấn công mới nhất, khoảng 0.2:00, vào lúc này người Nga đã hoàn toàn tỉnh táo, và các đèn pha và súng của họ đã trở nên chính xác và chặt trẽ khiến các đợt tấn công bằng ngư lôi trở nên là không thể.
    Mặc dù đây là một cuộc đột kích bất ngờ có các điều kiện thuận lợi lý tưởng, kết quả thu được lại tương đối nghèo nàn. Trong tổng số mười sáu ngư lôi được bắn ra, chỉ có ba quả là trúng đích, số còn lại hoặc bị trượt hoặc không phát nổ. Nhưng may mắn cũng không đến với người Nga trong chừng mực nào đó khi hai trong ba quả ngư lôi đã đánh vào những tàu chiến tốt nhất của họ: các chiếc Retvizan và Tsesarevich đã không thể tham chiến được tới hàng tuần, cũng như là chiếc tàu tuần dương Pallada.
    Trận đánh trên mặt nước vào ngày 09 tháng 02 năm 1904
    Sau cuộc tấn công vào ban đêm, Đô đốc Togo đã gửi cấp dưới của mình, Phó Đô đốc Shigeto Dewa, cùng với bốn chiếc tàu tuần dương để làm nhiệm vụ trinh sát nhiệm vụ vào lúc 0.8:00 để nhòm ngó vào các tầu đối phương đang neo ở Port Arthur và đánh giá thiệt hại. Vào khoảng 0.9:00 Đô đốc Dewa đã tới đủ gần để quan sát hạm đội Nga qua lớp sương mù buổi sáng. Ông quan sát thấy 12 tàu chiến và tàu tuần dương, ba hoặc bốn trong số đó dường như bị thương nặng nề hoặc mắc cạn. Các tàu nhỏ hơn bên ngoài lối vào bến cảng đang tập hợp một cách rõ ràng là rất lộn xộn. Dewa tiến đến gần cảng vào khoảng 7.500 yard (6.900 m), nhưng tàu Nhật Bản không quan sát được gì nhiều, ông được thuyết phục rằng các cuộc tập kích vào ban đêm đã thành công và làm hạm đội Nga bị tê liệt và quay lại báo cáo với Đô đốc Togo.
    Không biết rằng Hạm đội Nga đã sẵn sàng cho trận chiến, Dewa hối thúc Đô đốc Togo rằng thời điểm này vô cùng thuận lợi để hạm đội chính tấn công chớp nhoáng. Mặc dù Togo đã ưu tiên thu hút hạm đội Nga ra khỏi sự bảo vệ của các khẩu đội pháo trên bờ, kết luận sai lầm theo hướng lạc quan của Dewa đã tạo nguy hiểm cho Hạm đội Nhật Bản. Đô đốc Togo ra lệnh cho hải đội đầu tiên tấn công vào bến cảng, hải đội thứ ba làm dự bị ở phía sau.
    Khi tiến đến gần Port Arthur người Nhật lại chạm trán với chiếc tuần dương hạm Nga Boyarin đang làm nhiệm vụ tuần tra. Chiếc Boyarin bắn vào chiếc Mikasa ở tầm bắn cực đại, sau đó quay đầu và bỏ chạy. Vào lúc 11:00, ở khoảng cách khoảng 8.000 yard (7.000 m), cuộc chiến bắt đầu nổ ra giữa hai đội tầu Nhật Bản và Nga. Người Nhật tập trung các khẩu súng 12 in của họ bắn vào các khẩu đội pháo bờ biển trong khi sử dụng các khẩu 8 và 6 in của họ để bắn vào các tàu Nga. Bị bắn trả dữ dội từ cả hai mặt, nhưng người Nhật đã bắn cháy các chiếc Novik, Petropavlovsk, Poltava, Diana và Askold. Tuy nhiên, người Nhật nhanh chóng nhìn thấy một cách hiển nhiên rằng Đô đốc Dewa đã thực sự mắc một lỗi nghiêm trọng. Trong năm phút đầu tiên của trận đánh chiếc Mikasa bị trúng một phát đạn đập nảy, thế là nó nổ tung làm bị thương ngườ kỹ sư trưởng, viên trung úy cầm cờ, và năm sĩ quan khác và phá tung cây cẩu ở phía sau.
    Vào lúc 12:20 Đô đốc Togo đã quyết định đảo ngược chiều của Hạm đội Nhật Bản và thoát khỏi cái bẫy (xơi đạn chéo cánh xẻ từ tầu chiến và pháo bờ biển của Nga). Đó là một sự cơ động cao, đầy rủi ro vì hạm đội Nhật Bản trở thành mục tiêu cho các khẩu đội pháo bờ biển Nga. Mặc dù bị bắn phá dữ dội, các thiết giáp hạm Nhật Bản hoàn thành quá trình cơ động và nhanh chóng rút ra khỏi vùng nguy hiểm. Các chiếc Shikishima, Iwate, Fuji, và Hatsuse tất cả đều bị hư hại. Một vài phát đạn cũng đã chiếc tuần dương hạm của Hikonojo Kamimura khi nó đang quay đầu. Tại thời điểm này chiếc Novik tiến tới gần chiếc tuần dương hạm Nhật Bản vào khoảng 3.300 yard (3.000 m) và bắn ra một loạt ngư lôi. Tất cả các bị trượt và chiếc Novik nhận được một cúbđánh trả nặng nề dưới mực nước.
    Kết quả của trận đánh
    Trận hải chiến cảng Arthur như vậy là đã kết thúc một cách bất phân thắng bại. Người Nga có 150 thương vong và khoảng 90 về phía Nhật Bản. Mặc dù không có tàu nào bị đánh chìm ở cả hai phía nhưng số tầu bị hư hỏng là rất nhiều. Tuy nhiên, người Nhật thoải mái sửa chữa lại tàu của họ và các ụ nổi ở Sasebo có đầy đủ các phương tiện cho họ tiến hành sửa chữa, trong khi hạm đội Nga chỉ có khả năng sửa chữa rất hạn chế ở Port Arthur.
    Rõ ràng là Đô đốc Dewa đã phạm sai lầm là không cho tầu trinh sát của ông đủ gần, và trong tình huống này, Đô đốc Togo phản đối việc tấn công đối phương trong tầm của pháo bờ biển của người Nga là hoàn toàn hợp lý.
    Bản tuyên chiến chính thức giữa Nhật Bản và Nga được ban bố vào ngày 10 tháng 02 năm 1904, một ngày sau khi trận chiến xảy ra. Cuộc tấn công được tiến hành chống lại một kẻ thù có số lượng khiêm tốn, không chuẩn bị trước lại đang trong thời bình như vậy là thu được kết quả ít ỏi so với trận Trân Châu Cảng.
    Hành động tiếp theo của hải quân hai phía tại cảng Port Arthur, từ tháng 2 -> tháng 12 năm 1904
    Ngày 11 Tháng 2 năm 1904, tàu tha? mìn Nga Yeneisei bắt đầu thả thủy lôi ở lối vào cảng Port Arthur. Một trong những quả mìn bất ngờ phát nổ phá hủy bánh lái của con tàu làm nó chìm nghỉm cùng với 120 thành viên trong số 200 thủy thủ đoàn của con tầu. Chiếc Yeneisei bị chìm cũng mang theo chiếc bản đồ duy nhất chỉ ra vị trí của các thủy lôi. Chiếc Boyarin được gửi đến để điều tra sự cố cũng lại vấp phải thủy lôi và phải bỏ cuộc mặc dù nó vẫn nổi được. Nó bị chìm hai ngày sau đó sau khi vấp phải một quả thủy lôi thứ hai. ( Đúng là đen thì cái đèn nó cũng đen)
    Đô đốc Togo lại mò đến từ Sasebo lần nữa vào ngày 14 Tháng 2 năm 1904, với tất cả các tàu trừ chiếc Fuji. Sáng ngày 24 tháng 2 1904, một nỗ lực đã được thực hiện để đánh đắm năm chiếc tàu vận tải cũ để chặn lối vào của cảng Port Arthur, khóa hạm đội Nga bên trong (đánh không xong thì ông nhốt mày lại). Kế hoạch này bị phá hoại bởi chiếc Retvizan, chiếc này vẫn cứ ở bên ngoài cảng. Trong lúc nhập nhoạng người Nga nhầm các tàu vận tải cũ này là tàu chiến, và thế là viên thống đốc Yevgeni Alekseyev sung sướng gửi điện tín đến cho Sa hoàng rằng lực lượng hải quân của mình đã chiến thắng một trận rất lớn. Sau khi ánh sáng ban ngày xuất hiện và sự thật được tiết lộ, một bức điện thứ hai ngay lập tức được gửi đi. (ông này mắc cái tội là làm nhà vua cụt cả sướng)
    Ngày 08 tháng 3 năm 1904, Đô đốc Nga Stepan Makarov đến Port Arthur để thay thế Đô đốc Stark không may mắn và nâng cao tinh thần chiến đấu của Nga. Ông ta chọn chiếc tầu vừa được sửa chữa Askold làm kỳ hạm của mình. Sáng ngày 10 tháng 3 năm 1904, Hạm đội Nga đã sẵn sàng và họ nổ súng tấn công các hải đội của Nhật Bản đang bao vây xung quanh nhưng hiệu quả là ít ỏi. Tối ngày 10 tháng 3 năm 1904, người Nhật đã cố gắng tiến hành một mưu kế là gửi bốn tàu khu trục tới gần cảng (làm mồi nhử). Người Nga đã mắc bẫy, và gửi ra sáu tàu khu trục để cố gắng đuổi theo, trong lúc đó tầu Nhật Bản thả thủy lôi ở lối vào bến cảng và tiến vào vị trí để chặn đường trở về của các tàu khu trục Nga. Hai trong số các khu trục hạm Nga bị đánh chìm, bất chấp nỗ lực của Đô đốc Makarov đến để giải cứu họ.
    Ngày 22 tháng ba năm 1904, các chiếc Fuji và Yashima đã bị tấn công bởi hạm đội Nga dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Makarov, và chiếc Fuji đã buộc phải rút về Sasebo để sửa chữa. Dưới sự chỉ huy của Đô đốc Makarov, Hạm đội Nga cảm thấy tự tin hơn và được đào tạo tốt hơn. Để trả lời ngày 27 tháng 3, 1904, Togo lại cố gắng để chặn lối vào cảng Port Arthur, lần này bằng cách sử dụng bốn tàu vận tải cũ hơn chứa đầy đá và bê tông. Cuộc tấn công lại thất bại như lần trước và các tàu vận tải bị đánh chìm ở quá xa so với lối vào cảng.
    Ngày 13 tháng 4 năm 1904, Đô đốc Makarov (người bây giờ đã chuyển sang lấy chiếc Petropavlovsk làm kỳ hạm của mình) Rời cảng để đi đến sự trợ giúp của một hải đội tàu khu trục ông đã gửi về trinh sát phía bắc để Dalny. Ông đi cùng với các chiếc Askold, Diana, Novik , Poltava, Sevastopol, Pobieda, và Peresvyet. Hạm đội Nhật Bản chuẩn bị sẵn sàng để giao chiến và Makarov rút lui để bảo vệ các khẩu đội pháo bờ biển tại cảng Arthur. Tuy nhiên, khu vực đã bị thả thủy lôi bởi người Nhật. vào lúc 0.9:43 chiếc Petropavlovsk vấp vào ba quả thủy lôi phát nổ và chìm trong vòng hai phút. Thảm họa này giết chết 635 sĩ quan và thủy thủ cùng với Đô đốc Makarov (ông này còn không may hơn cả ông trước). Vào lúc 10:15, chiếc Pobieda cũng bị què quặt bởi một quả thủy lôi. Ngày hôm sau, Đô đốc Togo ra lệnh tất cả các tầu phải treo cờ rủ, và tiến hành một ngày tang lễ để thể hiện sự tôn trọng với đối thủ đã chết của mình.
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 18:42 ngày 04/04/2010
  8. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Ngày 3 tháng 5 năm 1904, Đô đốc Togo tiến hành lần cố gắng thứ ba và là lần cuối cùng của ông để ngăn chặn lối vào cảng Arthur, lần này với tám tàu vận tải cũ. Nỗ lực này cũng thất bại, nhưng Togo lại tuyên bố nó là một thành công, bởi vì nó mở đường cho quân đội Nhật Bản lần thứ hai xâm nhập vào đất Mãn Châu. Mặc dù Port Arthur đã bị chặn, đồng thời với sự thiếu chủ động của người kế nhiệm của Makarov, tổn thất của hải quân Nhật Bản vẫn bắt đầu tăng lên, chủ yếu là do các thủy lôi của Nga. Ngày 15 tháng 5, hai tàu chiến của Nhật Bản, các chiếc Yashima 12.320 tấn và Hatsuse 15.300 tấn bị chìm trong một bãi thủy lôi của Nga ngoài khơi Port Arthur sau khi mỗi chiếc ít nhất vấp vào hai quả thủy lôi, loại khỏi vòng chiến một phần ba lực lượng tàu chiến của Nhật Bản, đây là một ngày tồi tệ nhất cho Hải quân Nhật Bản trong chiến tranh.
    Hơn nữa các hoạt động hải quân từ Port Arthur dẫn hai nỗ lực đột phá vòng vây của người Nga. Nỗ lực đầu tiên được tiến hành vào ngày 23 tháng 6 năm 1904, và lần thứ hai vào ngày 10 tháng 8, mà kết quả là Trận hải chiến Hoàng Hải, đó là những trận chiến không phân thắng bại về mặt chiến thuật. Sau đó Hạm đội Nga không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào nữa để thoát ra khỏi cảng của họ, trong khi hạm đội Nhật Bản chiếm ưu thế trong vùng biển trong thời gian chiến tranh. Nhưng thủy lôi đặt bởi các tầu thả mìn Nga là một vấn đề đau đầu cho phía Nhật Bản và kết quả là người Nhật phải chịu tổn thất nhiều hơn nữa. Ngày 18 tháng 9 năm 1904, chiếc pháo hạm Heien 2.150 tấn vấp một thủy lôi của Nga ở phía tây của Port Arthur và chìm. Cùng số phận với nó là chiếc tàu tuần dương Saien 2.440 tấn vào ngày 30 tháng 11 trong cùng một bãi mìn, và vào ngày 13 tháng 12, tàu tuần dương Takasago 4.160 tấn, bị chìm trong một bãi mìn của Nga ở một vài dặm về phía nam của Port Arthur, trong dùng súng của nó để hỗ trợ quân đội Nhật Bản bao vây cảng. (Tóm lại tầu chiến Nga ?" Nhật toàn xơi món mìn mà toi)
    Ảnh hạm đội Thái Bình Dương - Hải Quân Nga ở cảng Port Athur
    Tầu Thiết giáp hạm
    [​IMG]
    Chiếc Thiết giáp hạm Petropavlosk
    Tên Petropavlosk
    Nhà sản xuất: Galerniy Yard, Saint Petersburg, Nga
    Đặt thân lườn: Tháng 1 năm 1893
    Hạ thủy: Ngày 1 tháng 11 năm 1894
    Hoàn thành: 1897
    Hoạt động: 1897
    Kết cục: Bị đánh chìm bởi thủy lôi ngoài khơi Port Arthur, Ngày 13 tháng 4 năm 1904
    Đặc điểm riêng
    Lớp tầu: Tầu thiết giáp lớp Petropavlovsk
    Trọng tải: 11.354 longton (11.536t)
    Chiều dài: 112,5 m (369 ft 1 in)
    Chiều rộng: 21,3 m (69 ft 11 in)
    Tầm nước: 8,6 m (28 ft 3 in)
    Động cơ đẩy: 2 trục ba động cơ hơi nước mở rộng
    14 trụ nồi hơi đốt than
    Công suất 10.600 shp (7.900 kW)
    1.310 tấn than
    Tốc độ: 16,8 knots (19,3mph; 31,1km / h)
    Phạm vi hoạt động: 3.790hải lý (7.020km)
    Thủy thủ đoàn: 662
    Vũ khí trang bị:
    ? 4 súng 12 in (300 mm)
    ? 12 súng 6 in (150 mm)
    ? 10 súng 47 mm (1,9 in)
    ? 28 súng 37 mm (1,5 in)
    ? 6 - ống phóng ngư lôi
    Thiết giáp:
    Giáp lớp Harvey
    Giáp bọc vành đai: 8-12 in tại (200-300 mm)
    Tháp pháo: 10 in (250 mm)
    Tháp pháo giữa: 5 in (130 mm)
    Tháp điều khiển: 9 in (230 mm)
    [​IMG]
    Chiếc thiết giáp hạm Pobieda của Hải Quân Nga - sau này là chiếc Suwo của Hải quân Nhật Bản
    Phục vụ trong Hải Quân Nga
    Tên: Pobieda
    Nhà sản xuấtr: Xưởng đóng tầu Baltic, Saint Petersburg, Nga
    Đặt thân lườn: Ngày 1 tháng 8 năm 1898
    Hạ thủyt: 24 tháng 5 năm 1900
    Hoạt động: 31 tháng 7 1902
    Kết cục: Bị đánh chìm để khỏi bị bắt vào ngày 7 tháng 12 năm 1904
    Phục vụ trong Hải quân Nhật Bản
    Tên: Suwo
    Được trục vớt vào tháng 10 năm 1905
    Hoạt động: Tháng 10 năm 1908
    Ra khỏi biên chế: 1922
    Kết cục : bị tháo dỡ năm 1946
    Đặc điểm riêng
    Loại tầu: Lớp tầu thiết giáp hạm Peresviet
    Trọng tải: 13.500 longton (13.717t)
    Chiều dài: 129,2 m (424 ft)
    Chiều rộng: 21,8 m (71 ft 6 in)
    Tầm nước: 8,3 m (27 ft 3 in)
    Động cơ đẩy: 3 trục pittông mở rộng gấp ba lần theo chiều dọc của động cơ (VTE)
    30 nồi hơi Miyabara
    14.500 shp (10.800 kW)
    Tốc độ: 16 knots (18mph; 30km / h)
    Phạm vi hoạt động: 6.000hải lý (11.000km) Tại tốc độ 10 knot (12 mph, 19 km / h)
    Thủy thủ đoàn: 732
    Vũ khí trang bị:
    ? 4 súng 254 mm (10 in)
    ? 10 súng 152 mm (6 in)
    ? 16 súng 12 pounder
    ? 21 súng 3 pounder
    ? 8 súng 1 ½ pounder
    ? 2 ống phóng ngư lôi
    Armour:
    Viền đai: 230 mm (9 in)
    Boong: 70 mm (2,76 in)
    Tháp chỉ huy: 254 mm (10 in)
    [​IMG]
    Chiếc thiết giáp hạm Peresviet của Hải Quân Nga - sau này là chiếc Sagami của Hải quân Nhật Bản
    Phục vụ trong Hải quân Nga
    Tên: Peresviet
    Nhà sản xuất: Xưởng đóng tầu Baltic Yards, Saint Petersburg
    Đặt thânlườn: Ngày 21 tháng 11 năm 1895
    Hạ thủy: Ngày 19 tháng 5 năm 1898
    Hoạt động: Tháng 6 năm 1901
    Bị đánh chìm sau Trận Hoàng Hải, Tháng 8 năm 1904
    Phục hồi: Trở về Nga, ngày 04 tháng 4 1916
    Kết cục: Vấp thủy lôi ngoài khơi Port Said, Ai Cập, Ngày 04 tháng 1, 1917
    Phục vụ trong Hải quân Nhật Bản
    Tên: Sagami
    Trục vớt tháng 10 năm 1905
    Trở về Nga, ngày 4 tháng 4 năm 1916
    Đặc điểm riêng
    Loại tầu: Lớp tầu thiết giáp hạm Peresviet
    Trọng tải: 12.674 longton (12.877t) Bình thường
    13.500 longton (13.717t) Đầy tải
    Chiều dài: 129,2 m (424 ft)
    Chiều rộng: 21,8 m (72 ft)
    Độ mớm nước: 8,3 m (27 ft)
    Động cơ đẩy: 3-pit tông trục dọc ba động cơ mở rộng (VTE)
    14.500 shp (10.800 kW)
    30 nồi hơi
    2.056 tấn than

    Tốc độ: 18 knots (33km / h)
    Phạm vi: 10.000 hải lý (19.000km) Tại tốc độ 10 knot (19 km / h)
    Thuỷ thủ đoàn: 783
    Vũ khí trang bị:
    ? 4 súng 254 mm (10 in)
    ? 10 súng 152 mm (6 in)
    ? 16 súng 80 mm (3,1 in)
    ? 4 ống phóng ngư lôi 450 mm (18 in)
    Armour:
    Viền đai: 100-230 mm (3,9-9,1 in)
    Boong: 60 mm (2,4 in)
    Chỗ đặt súng: 127 mm (5 in)
    Ổ súng: 127 mm (5 in)
    Tháp pháo: 150-250 mm (5,9-9,8 in)
    Tháp chỉ huy: 100-150 mm (3,9-5,9 in)
    [​IMG]
    Chiếc thiết giáp hạm Poltava của Hải Quân Nga - sau này là chiếc Tango của Hải quân Nhật Bản
    Phục vụ ở Hải quân Đế Quốc Nga
    Tên: Poltava
    Nhà sản xuất: Xưởng đóng tàu mới Admiralty, Saint Petersburg, Đế quốc Nga
    Đặt thân lườn: 01 tháng 5 năm 1892
    Hạ thủy: Ngày 06 tháng 11, 1894
    Hoạt động: 1898
    Bị Nhật Bản bắt giữ sau Cuộc vây hãm Port Arthur
    Đổi Tên: Chesma năm 1916
    Ngừng phục vụ: 1922
    Quay trở về phục vụ cho Hải quân Nga ngày 4 tháng 4 năm 1916
    Phục vụ trong Hải quân Nhật Bản
    Tên: Tăng go
    Hoạt động: Ngày 22 tháng 8 1905
    Trở về Nga ngày 4 tháng 4 năm 1916
    Phục vụ trong Hải quân Xô Viết
    Tên: Chesma
    Kết cục: Bị người Anh bắt bắt giữ năm 1923 và bị tháo dỡ
    Đặc điểm riêng
    Thứ hạng: Thiết giáp hạm lớp Petropavlovsk
    Trọng tải: 10.960 tấn (bình thường)
    11.400 tấn (tối đa)
    Chiều dài: 111,9 mét (367 ft)
    Chiều rộng: 21 mét (69 ft)
    Tầm nước: 7,8 mét (26 ft)
    Động cơ đẩy: Ba trục pit tông dọc mở rộng Triple (VTE)
    30 nồi hơi, 14.500 shp
    Tốc độ: 18 knots (33km / h)
    Phạm vi hoạt động: 10.000 hải lý (19.000km) Tại tốc độ 10 knots (19km / h)
    2.056 tấn than
    Thủy thủ đoàn: 668
    Vũ khí trang bị:
    4 súng 305 mm
    10 súng 152 mm
    16 súng 80 mm
    4 ống phóng ngư lôi 450 mm
    Armour:
    vành đai 100-230 mm
    Chỗ đặt súng 127 mm
    Ổ súng: 127 mm
    Tháp pháo 150-250 mm
    Tháp chỉ huy: 100-150 mm
    [​IMG]
    Thiết giáp hạm Tsesarevich của Hải Quân Đế quốc Nga
    Tên: Tsesarevich (1901-1917)
    Grazhdanin (1917-1918)
    Nhà sản xuất: Compagnie des Forges et Chantiers de la Mé***erranée à la Seine, Pháp
    Đặt thân lườn: 01 Tháng Năm 1899
    Hạ thủy: 1900
    Hoạt động: 1.901
    Ngừng hoạt động: Năm 1918
    Kết cục: Bị tháo dỡ 1924-1925
    Đặc điểm riêng
    Loại tầu chiến: Thiết giáp hạm
    Trọng tải: 12.915 longton (13.122t)
    Chiều dài: 118,5 m (388 ft 9 in)
    Chiều rộng: 23,2 m (76 ft 1 in)
    Tầm nước: 8,5 m (27 ft 11 in)
    Động cơ đẩy: 2 trục, 4 xi-lanh pit tông dọc mở rộng gấp ba (VTE) động cơ hơi nước
    20 nồi hơi Belleville đốt than
    16.000 shp (12.000 kW)
    1.350 tấn than
    Tốc độ: 18,5 knots (21,3mph; 34,3km / h)
    Phạm vi hoạt động: 5.500hải lý (10.200km) Tại tốc độ 10 knots (12mph; 19km / h)
    Thủy thủ đoàn: 744-803
    Vũ khí trang bị:
    4 sũng 305 mm (12 in) (2 - 2)
    12 súng 152 mm (6 in) (12 - 1)
    16 súng 75 mm (3 in)
    4 súng 47 mm (1,9 in) 3 pounder
    6 ống phóng ngư lôi 457 mm (18 in)
    Armour: giáp Krupp
    Vành đai: 5,9-9 in (150-230 mm)
    Boong: 2,25 in (57 mm)
    Tháp pháo chính: 10 in (250 mm)
    Tháp pháo giữa: 5,9 in (150 mm)
    Tháp chỉ huy: 10 in (250 mm)
    [​IMG]
    Thiết giáp hạm Retvizan của Hải quân Đế Quốc Nga
    Phục vụ trong Hải quân Nga
    Tên: Retvizan
    Đặt hàng: 02 tháng 5 năm 1898
    Nhà sản xuất: William Cramp và con trai, Philadelphia
    Chi phí: $ 4.360.000
    Đặt thân lườn: Ngày 29 tháng 7 1899
    Hạ thủy: Ngày 23 tháng 10 năm 1900
    Hoạt động: Ngày 23 tháng 3 năm 1902
    Bị bắt: Ngày 02 tháng 1 năm 1905
    Bị đánh chìm bởi Lựu pháo Nhật Bản ở Port Arthur ngày 06 tháng 12 năm 1904

    Phục vụ trong Hải Quân Nhật Bản
    Tên: Hizen
    Trục vớt: Ngày 02 tháng 1 năm 1905
    Hoạt động: năm 1908
    Làm nhiệm vụ tới: Tháng 4 năm 1922
    Đổi Tên: Hizen
    Phân loại lại: vào 01 tháng 9 năm 1921 như 1 tàu phòng thủ bờ biển loại 1
    Kết cục: Bị đánh chìm như mục tiêu tập bắn vào ngày 12 tháng 7 1924
    Đặc điểm riêng
    Loại: Thiết giáp hạm Tiền Dreadnought
    Trọng tải: 12.708 longton (12.912t) Tiêu chuẩn
    Chiều dài: 386 feet 8 inches (117,9 m)
    Chiều rộng: 72 feet 2 inches (22 m)
    Mớm nước: 25 feet (7,6 m)
    Máy phát điện được cài đặt điện: 16.000IHP (11.931kW)
    Động cơ đẩy: 2 trục Dọc mở rộng ba động cơ hơi nước
    24 nồi hơi đốt than loại Niclausse
    Tốc độ: 18 knots (21mph; 33km / h)
    Phạm vi hoạt động: 4.900hải lý (9.100km) Tại tốc độ 10 knot (12 mph, 19 km / h)
    Thủy thủ đoàng: 28 sĩ quan, 722 thủy thủ
    Vũ khí trang bị:
    2 súng 12-inch (305 mm)
    12 súng 6 inch (152 mm)
    20 súng 75 mm (3 in)
    24 súng 47 mm (1,9 in)
    6 súng 37 mm (1,5 in)
    6 ống phóng ngư lôi 15-inch (381 mm)
    45 quả thủy lôi
    Armor: giáp Krupp
    Vành đai: 9 inches (229 mm)
    Boong: 2-3 inches (51-76 mm)
    Khẩu đội pháo: 4-8 inch (102-203 mm)
    Tháp pháo: 9 inches (229 mm)
    Tháp chỉ huy: 10 inches (254 mm)
    Vách ngăn: 7 inch (178 mm)
    Tầu tuần dương hạm
    [​IMG]
    Tầu tuần dương hạm Pallad của Hải quân Đế Quốc Nga
    Phục vụ trong hải quân Nga
    Tên gọi: Pallada
    Nhà sản xuất: Xưởng đóng tàu Admiralty, Saint Petersburg, Nga
    Đặt thân lườn: 1 tháng 12 năm 1895
    Hạ thủy: Tháng 8 năm 1899
    Kết cục: Bị đánh chìm, 08 Tháng 12, 1904
    Phục vụ trong Hải quân Nhật Bản
    Tên: Tsugaru
    Người Nhật Bản chiếm được như là chiến lợi phẩm của cuộc chiến tranh 1904 /5
    Ngừng hoạt động: 1922
    Kết cục: Làm mục tiêu tập bắn vào năm 1924
    Đặc điểm riêng
    Lớp tầu: Tuần dương hạm được tăng cường giáp bảo vệ
    Trọng tải: 6.731 longton (6.839t)
    Chiều dài: 126,8 m (416 ft)
    Chiều rông: 16,8 m (55 ft 1 in)
    Tầm nước: 7,3 m (24 ft)
    Động cơ đẩy: 3-trục VTE; 26 nồi hơi Belleville
    13.000 hp (9.700 kW)
    Tốc độ: 19 knots (22mph; 35km / h)
    Thủy thủ đoàn: 578
    Vũ khí trang bị:
    ? 8 súng 152 mm (6 in)
    ? 24 súng 75 mm (3 in)
    ? 8 súng 37 mm (1,5 in)
    ? 3 ống phóng ngư lôi 380 mm
    Thiết giáp:
    Boong 50-62 mm (2,0-2,4 in)
    [​IMG]
    Chiếc tuần dương hạm Diana của Hải Quân Đế Quốc Nga
    Nhà sản xuất: Xưởng đóng tàu Admiralty, St Petersburg
    Đặt thân lườn: 23 tháng năm 1897
    Hạ thủy: Ngày 30 tháng 9 năm 1899
    Hoạt động: 10 tháng 12 1901
    Kết cục: Bị tháo dỡ tại Bremen năm 1922
    Đặc điểm riêng
    Lớp tầu: Tuần dương hạm Pallada-Class
    Tải trọng: 6.657 tấn
    Chiều dài: 126,8 m (416,0 ft)
    Chiều rộng 16,8 m (55,1 ft)
    Động cơ đẩy: Ba trục. Ba động cơ hơi nước pittông; 24 nồi hơi đốt than Belleville.
    Tổng công suất 11.600 mã lực
    Tốc độ: 20 knots
    Thủy thủ đoàn: 570
    [​IMG]
    Chiếc tuần dươngAskold của Hải Quân Đế Quốc Nga
    Tên: Askold (АсколOд)
    Điều hành bởi: Hải quân Đế quốc Nga
    Hạ thủy: Ngày 03 tháng ba năm 1900
    Phục vụ đến năm: 1917
    Kết cục: Bị tháo dỡ năm 1922
    Đặc điểm riêng
    Tải trọng: 5.910 tấn đầy tải
    Chiều dài: 131,2 m
    Chiều rộng 15M
    Tầm nước: 6,2 m
    Động cơ đẩy: 3 trục động cơ hơi nước (VTE),
    9 Lò Shultz-Thonycroft Lò
    Tổng công suất: 19.650 hp
    Tốc độ: 23,8 hải lý / h (44,1 km / h)
    Phạm vi hoạt động: 5.000 nm
    Thủy thủ đoàn: 580 sĩ quan và thuyền viên
    Vũ khí trang bị:

    o 12 súng 6 inch
    o 12 súng 75 mm ,
    o 8 súng 47 mm
    o 2 súng 37 mm
    o 6 ống phóng ngư lôi 15-inch (381 mm)
    Thiết giáp: Giáp Krupp

    o 2-4 inch sàn dốc
    o 6 inch Tháp chỉ huy
    [​IMG]
    Chiếc tuần dương hạm Novik của Hải Quân Đế Quốc Nga
    Phục vụ trong Hải quân Nga
    Tên: Novik
    Đặt hàng: 1898
    Nhà sản xuất: Xưởng đóng tàu Schichau, Đức
    Đặt thân lườn: Tháng Tám 1900
    Hạ thủy: 1901
    Kết cục: Bị đánh đắm ngày 07 Tháng 8 1904
    Phục vụ trong hải quân Nhật Bản
    Tên: Suzuya
    Nhật Bản thu được trong chiến tranh 1904
    Kết cục: Bị tháo dỡ, ngày 1 tháng 4 năm 1913
    Đặc điểm riêng
    Loại: Tuần dương hạm tăng cường giáp bảo vệ
    Tải trọng: 3.080 dài tấn (3.129t)
    Chiều dài: 110 m (360 ft 11 in) w / l
    Chiều rộng 12,2 m (40 ft 0 in)
    Tầm nước: 5 m (16 ft 5 in)
    Động cơ đẩy: 2-trục pittông VTE;
    12 nồi hơi;
    18.000 hp (13.000 kW)
    500 tấn than
    Tốc độ: 25 knots (29mph; 46km / h)
    Phạm vi hoạt động: 5.000hải lý (9.300km) Tại tốc độ 10 knot (12 mph, 19 km / h)
    500 hải lý (930 km) ở 20 knot (23 mph, 37 km / h)
    Thủy thủ đoàn: 340
    Vũ khí trang bị:
    ? 6 súng 120 mm (4,7 in)
    ? 8 súng 47 mm (1,9 in)
    ? 2 súng 37 mm (1,5 in)
    ? 5 ống phóng ngư lôi 450 mm (18 in)
    Thiết giáp:
    Boong: 50 mm (2 in)
    Tháp chỉ huy: 28 mm (1 in)
    [​IMG]
    Chiếc tuần dương hạm Boyarin của Hải Quân Đế Quốc Nga
    Tên: Boyarin
    Nhà sản xuất: Burmeister & Wain, Copenhagen, Đan Mạch
    Đặt thân lườn: năm 1899
    Hạ thủy: Tháng 6 năm 1901
    Hoàn thành: 1902
    Hoạt động: Ngày 01 tháng 9 1902
    Kết cục: Bị đánh chìm bởi thủy lôi ngày 12 tháng hai năm 1904
    Đặc điểm riêng
    Loại: Tàu tuần dương hạng nhẹ
    Tải trọng: 3.200 dài tấn (3.251t)
    Chiều dài: 105,2 m (345 ft)
    Chiều rộng 12,5 m (41 ft)
    Tầm nước: 4,88 m (16 ft)
    Động cơ đẩy: 2 trục dọc ba-động cơ hơi nước mở rộng (VTE)
    16 nồi hơi đốt than Belleville
    11.500 hp (8.600 kW)
    Tốc độ: 22 knots (25mph; 41km / h)
    Thủy thủ đoàn: 266 sỹ quan và thủy thủ
    Vũ khí trang bị:
    ? 6 súng 120 mm (4,7 in)
    ? 8 súng 47 mm (2 in)
    ? 4 súng 37 mm (1 in)
    ? 5 ống phóng ngư lôi 381 mm (15 in)
    Thiết giáp: giáp Krupp
    Boong: 50 mm (2,0 in)
    Tháp chỉ huy: 76 mm (3 in)
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 18:47 ngày 04/04/2010
  9. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Vài nét về Hạm đội Nhật Bản trong trận Port Arthur
    Thiết giáp Hạm
    [​IMG]
    Chiếc thiết giáp hạm Mikasa của Hải quân Nhật Bản
    Đặt hàng: 26 tháng 9 năm 1898
    Nhà sản xuất: Vickers, Barrow-in-Furness, Vương quốc Anh
    Đặt thân lườn: 24 Tháng Một 1899
    Hạ thủy: Ngày 08 tháng 11 1900
    Hoạt động: Ngày 01 tháng 3 năm 1902
    Ngừng hoạt động: 20 tháng 9 1923
    Tình trạng: Chuyển đổi như là một đài tưởng niệm
    Đặc điểm riêng
    Trọng tải: 15.140 tấn
    Chiều dài: 131,67 m (432,0 ft) LOA
    Chiều rộng: 23,23 m (76,2 ft)
    Độ mớm nước: 8,28 m (27,2 ft)
    Động cơ đẩy: Hai Trục piston VTE động cơ hơi nước; 25 nồi hơi, 15.000 shp (11.190 kW)
    Tốc độ: 18,25 knot (33,8 km / h)
    Phạm vi hoạt động: 7.000 hải lý (13.000 km) @ 10 knots (19 km / h)
    Thủy thủ đoàn: 860
    Vũ khí trang bị:
    ? 4 súng 12-inch (305 mm) 40-calibres (Ban đầu);
    ? 4 súng 12 inch 45-calibres (Từ 1908)
    ? 14 súng QF 6 inch (152 mm) (Casements)
    ? 20 súng 3-inch (76 mm)
    [​IMG]
    Chiếc thiết giáp hạm Hatsuse của Hải quân Nhật Bản
    Tên: Hatsuse
    Đặt hàng: 1897
    Nhà sản xuất: Armstrong Whitworth, Vương quốc Anh
    Đặt thân lườn: 1898/01/10
    Hạ thủy: 1899/06/27
    Hoạt động: 1901/01/18
    Tham gia biên chế: 1.901
    Ra khỏi biên chế 1905
    Tấn công: 1905/05/21
    Kết cục: Trúng thuỷ lôi năm 1904/05/15
    ở toạ độ 38 ° 37''N 121 ° 20''E38,617 ° 121,333 ° Đ.
    Đặc điểm riêng
    Lớp tầu: Lớp thiết giáp hạm Shikishima
    Trọng tải: 15.255 tấn
    Chiều dài: 126,5 m (415,03 ft)
    134 m (439,63 ft) tổng thể
    Chiều rộng: 23,4 m (76,77 ft)
    Tầm nước: 8,29 m (27,20 ft)
    Động cơ đẩy: Hai Trục piston VTE động cơ hơi nước; 25 nồi hơi, 14.500 shp (10.810 kW)
    Tốc độ: 18 knots (33 km / h)
    1.722 tấn than;
    Phạm vi hoạt động: 7.000 hải lý (13.000 km) @ ở tđ 10 knots (19 km / h)
    Thủy thủ đoàn: 836
    Vũ khí trang bị:
    ? 4 súng 12-inch (305 mm) (2x2)
    ? 14 súng 6-inch (152 mm) QF
    ? 20 súng 3 pounder
    ? 12 súng 2,5 pounder
    ? 5 ống phóng ngư lôi 18-inch (457 mm)
    Thiết giáp:
    ? 100-229 mm giáp vỏ chính của tầu
    ? 63-100 mm giáp sàn tàu;
    ? 50-254 mm tháp pháo, cửa pháo
    ? 200-360 mm, khu vực đặt đại bác
    ? 75-356 mm chỉ huy tháp
    [​IMG]
    Chiếc thiết giáp hạm Shikishima của Hải quân Nhật Bản
    Tên: Shikishima
    Đặt hàng: 1897
    Nhà sản xuất: Thames Iron Works, Leamouth, London, Vương quốc Anh
    Đặt thân lườn: 1897/03/29
    Hạ thủy: 1898/11/01
    Hoạt động: 1900/01/26
    Tham gia biên chế: 1900
    Ra khỏi biên chế 1923
    Tấn công: 1948/01/18
    Kết cục: Tháo dỡ 1.948
    Ghi chú: Thành tầu Đào tạo và doanh trại từ 1923-1945
    Đặc điểm riêng
    Lớp tầu: Thiết giáp hạm lớp Shikishima
    Trọng tải: 15.453 tấn
    Chiều dài: 126,5 m (415,03 ft)
    135 m (442,91 ft) tổng thể
    Chiều rộng: 23,4 m (76,77 ft)
    Tầm nước: 8,29 m (27,20 ft)
    Động cơ đẩy: Hai Trục piston VTE động cơ hơi nước; 25 nồi hơi Belleville, 14.500 shp (10.810 kW)
    Tốc độ: 18 knots (33 km / h)
    1.722 tấn than;
    Phạm vi hoạt động:
    7.000 hải lý (13.000 km) @ 10 knots (19 km / h)
    Thủy thủ đoàn: 836
    Vũ khí trang bị:
    ? 4 súng 12-inch (305 mm) (2x2)
    ? 14 súng QF 6-inch (152 mm)
    ? 20 súng 3 pounder
    ? 12 súng 2,5 pounder
    ? 5 súng 18-inch (457 mm) ngư lôi
    ? 2 súng 3-inch (76 mm) phòng không được thêm vào năm 1917
    Thiết giáp:
    ? 100-229 mm giáp vỏ chính của tầu
    ? 63-100 mm giáp sàn tàu
    ? 50-254 mm tháp pháo, cửa pháo
    ? 200-360 mm, chỗ đặt pháo
    ? 75-356 mm tháp chỉ huy
    [​IMG]
    Chiếc thiết giáp hạm Asahi của Hải quân Nhật Bản
    Tên: Asahi
    Đặt hàng: FY 1896
    Nhà sản xuất: John Brown & Company, Vương quốc Anh
    Đặt thân lườn: 01 tháng tám năm 1897
    Hạ thủy: 13 tháng ba năm 1899
    Hoạt động: Ngày 28 Tháng Tư năm 1900
    Tấn công: Ngày 25 tháng 5 năm 1942
    Kết cục: Phóng ngư lôi ngày 25 tháng 5 năm 1942
    Đặc điểm riêng
    Trọng tải: 15.200 tấn (ban đầu)
    Chiều dài: 129,62 mét (425 ft)
    Chiều rộng: 22,92 mét (75 ft)
    Tầm nước: 8,31 mét (27 ft)
    Động cơ đẩy: Hai Trục piston VTE động cơ hơi nước, 25 nồi hơi Belleville, 15.000 shp (11.200 kW); 4 nồi hơi Kampon sau khi refit 1927.
    Phạm vi hoạt động: 9.000 hải lý (17.000 km) @ 10 knots (19 km / h)
    Thủy thủ đoàn: 836
    Vũ khí trang bị: (Loại bỏ vào năm 1923)
    ? 4 súng 12-inch (305 mm) (2x2)
    ? 14 súng 6-inch (152 mm) bắn nhanh
    ? 20 súng 3 pounder
    ? 12 súng 2,5 pounder
    ? 5 ống phóng ngư lôi 18-inch (457 mm)
    ? 2-3 súng Anti máy bay thêm vào năm 1917
    Thiết giáp: (Loại bỏ vào năm 1923)
    ? 100-229 mm giáp vỏ tầu chính
    ? 63-100 mm giáp sàn tàu
    ? 50-254 mm tháp pháo, cửa pháo
    ? 200-360 mm, khu đặt pháo
    ? 75-356 mm tháp chỉ huy
    [​IMG]
    Chiếc thiết giáp hạm Fuji của Hải quân Nhật Bản
    Tên: Fuji
    Đặt hàng: 1894
    Nhà sản xuất: Thames Iron Works, Leamouth, London, Vương quốc Anh
    Đặt thân lườn: 1894/08/01
    Hạ thủy: 1896/03/31
    Hoạt động: 1897/08/17
    Tham gia biên chế: 1897
    Ra khỏi biên chế 1922
    Tấn công: 1945/11/11
    Kết cục: Tháo dỡ 1.948
    Ghi chú: Tầu đào tạo và doanh trại từ năm 1922
    Đặc điểm riêng
    Lớp tầu: lớp thiết giáp hạm Fuji
    Trọng tải: 12.533 tấn
    Chiều dài: 114 m (374,0 ft)
    Chiều rộng: 22,25 m (73,0 ft)
    Tầm nước: 8,08 m (26,5 ft)
    Động cơ đẩy: Hai Trục piston VTE động cơ hơi nước; 14 nồi hơi, 13.500 shp (10.070 kW)
    Tốc độ: 18,25 knot (33,8 km / h)
    11 knot (20,4 km / h) sau khi 1.914 refit
    1.117 tấn than
    Phạm vi hoạt động: 7.000 hải lý (13.000 km) @ 10 knots (19 km / h)
    Thủy thủ đoàn: 726
    Vũ khí trang bị:
    ? 4 súng 12-inch (305 mm)
    ? 10 súng 6-inch (152 mm) QF
    ? 20 súng 3 pounder
    ? 4 súng 2,5 pounder
    ? 5 ống ngư lôi 18-inch (457 mm)
    Thiết giáp:
    ? 457 mm giáp vỏ tầu chính
    ? 63 mm giáp sàn tàu
    ? 152 mm tháp pháo, cửa pháo
    ? 356 mm tháp chỉ huy
    [​IMG]
    Chiếc thiết giáp hạm Yashima của Hải quân Nhật Bản
    Tên: Yashima
    Đặt hàng: 1894
    Nhà sản xuất: Armstrong Whitworth, Vương quốc Anh
    Yard số: 625
    Đặt thân lườn: 1894/12/28
    Hạ thủy: 1896/02/28
    Hoạt động: 1897/09/09
    Tham gia biên chế: 1897
    Ra khỏi biên chế 1904/05/15
    Tấn công: 1905/06/15
    Kết cục: Vấp thuỷ lôi 1904/05/15
    Đặc điểm riêng
    Trọng tải: 12.320 tấn
    Chiều dài: 412 feet (126 m)
    Chiều rộng: 73,3 feet (22 m)
    Tầm nước: 26,6 feet (8 m)
    Động cơ đẩy: Hai Trục piston VTE động cơ hơi nước; 11 nồi hơi, 13.500 shp (10.070 kW)
    Tốc độ: 18,25 knot (33,8 km / h)
    1.117 tấn than;
    Phạm vi hoạt động: 7.000 hải lý (13.000 km) ở 10 knots (19 km / h)
    Thủy thủ đoàn: 741
    Vũ khí trang bị:
    ? 4 súng 12-inch (305 mm)
    ? 10 súng 6-inch (152 mm) QF
    ? 20 súng 3 pounder
    ? 4 súng 2,5 pounder
    ? 5 ống ngư lôi 18-inch (457 mm)
    Thiết giáp:
    ? 457 mm giáp vỏ tầu chính
    ? 63 mm giáp sàn tàu;
    ? 152 mm tháp pháo, cửa pháo
    ? 356 mm tháp chỉ huy
  10. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Mấy con TGH này nhìn hùng dũng nhở.
    Cái đoàn gì của Nga đánh thua Nhật, hồi trước nó cập cảng Camranh ta, có cụ Phan cải trang thành phu vào thăm thú định bụng leo theo tầu ra khơi học cải cách. May mà chả đi theo được, không thì sự nghiệp chấm dứt sớm hơn.

Chia sẻ trang này