1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận hải chiến lịch sử và quá trình phát triển của hải quân

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 19/08/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Đúng rồi đây mới là trận hải chiến ác liệt nhất mà không bàn phím nào tả siết. Tks bác trục lên hộ !
  2. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Chào các bác, em thấy bác chủ toppic lập nên toppic này rất hay và bổ ích nhưng không thấy bác ta đưa thêm bài nữa nên em xin mạo muội bổ xung thêm các trận hải chiến nổi tiếng qua các thời kỳ của lịch sử như Cổ đại, Trung đại, Cận đại và Điện đại ( dịch bài kết hợp cắt dán thông tin), rất mong sự đóng góp và góp ý của các bác
    Các trận hải chiến nổi tiếng thời Cổ đại
    Trận hải chiến Salamis
    Thời gian trận đánh: khoảng tháng 9 năm 480 BC
    Địa điểm: Eo biển Salamis thuộc Địa Trung Hải ngày nay
    Kết quả: Chiến thắng quyết định của người Hylạp
    Các bên tham chiến
    Đồng minh các Thành đô Hylạp cổ dại
    Chỉ huy: Eurybiades
    Themistocles
    Lực lương: Từ 366 -> 380 chiến thuyền
    Thiệt hại: khoảng 40 chiến thuyền
    Đế quốc Batư cổ đại - Persia
    Chỉ huy: Xerxes I, Hoàng đế Batư
    Artemisia I, vua Caria
    Ariabignes, hoàng tử Batư
    Lực lương: Từ 600 -> 1200 chiến thuyền
    Thiệt hại: khoảng 200 chiến thuyền
    Tóm tắt về trận đánh
    Trận Salamis (tiếng Hy Lạp cổ: Να.μα?ία "?, Σαλαμ-νο,), là một trận đánh hải quân quyết định giữa các quốc gia-thành phố Hy Lạp và đế quốc Ba Tư vào năm 480 trước Công nguyên ở một eo biển giữa Piraeus và đảo Salamis, một hòn đảo ở vịnh Saron gần Athena. Chiến thắng của người Hy Lạp đã đánh dấu một bước ngoặt của chiến dịch, dẫn đến thất bại cuối chung cuộc của quân Ba Tư.
    Năm 490 TCN hoàng đế Ba Tư là Darius Đại đế mang quân sang đánh Hy Lạp. Trong trận Marathon, quân Ba Tư bị thua rút chạy về nước, sửa soạn phục thù trong mười năm. Đến năm 480 TCN, hoàng đế Ba Tư là Xerxes Đại đế đưa đại quân đến đánh Hy Lạp. Nước Hy Lạp lúc đó do Themistocles đứng đầu. Mùa xuân năm 480 TCN, quân Ba Tư tiến vào Địa Trung Hải và tấn công Hy Lạp. Mục đích ban đầu là đánh chiếm thành Athena. Người đứng đầu nhà nước Hy Lạp lệnh cho tất cả các thành phố cảng vùng biển phải dựng các chướng ngại vật dọc theo bờ biển để ngăn quân đối phương đổ bộ và cho tập trung tất cả quân đội và chiến thuyền tại eo biển Salamis.
    Đoàn chiến thuyền của Ba Tư gồm 1200 chiếc, chạy dọc theo bờ biển Thessali tiến xuống quần đảo ở phía Bắc mỏm Eubée, nơi có mặt những chiến thuyền tiên phong của Hy Lạp... Xerxes cho dàn thuyền chiến thành 8 hàng trong đêm tối nhưng khi bố trí xong thì gần đến sáng, bỗng có cơn giông ập tới, phá tan thuyền chiến Ba Tư, đánh giạt hàng trăm chiếc vào bờ và bị chìm một số. Khi tập hợp lại chỉ còn không đầy 800 chiếc. Xerxes liền cắt cử Nữ hoàng xứ Halicarnass Artemisia I - đồng thời cũng là nữ tướng chỉ huy 5 chiến thuyền bất ngờ tấn công vào phía Hy Lạp. Hạm đội Hy Lạp bị thua to khi trời gần sáng. Artemisia bắt được một viên tướng Hy Lạp, sai đem buộc vào mũi thuyền, cắt cổ cho máu chảy xuống biển để tạ ơn Thần Biển! Tiếp đó thừa thắng xông lên, Ba Tư kéo đại quân xuống phía Đông Eubée. Trong khi đó quân Hy Lạp nung nấu ý chí phục thù, rồi nhân một đêm tối trời, họ phản công lại quân Ba Tư. Quân Ba Tư chủ quan khinh địch không kịp trở tay, bị đắm ba chục chiếc thuyền phải tháo chạy ra biển và liền bị bão giông nổi lên làm đắm nhiều chiếc khác. Sau ba ngày, trời yên, bể lặng, quân Ba Tư kéo trở lại mỏm Eubée. Nhưng họ lại bị thua và phải rút lui về cảng Sêpia. Trong lúc Hy Lạp nhận được thêm viện binh liền truy kích quân Ba Tư. Trận cuối cùng nổ ra ở Salamine, quân Hy Lạp đã thắng, thuyền chiến Ba Tư đắm gần hết, một số bị bắt làm tù binh. Hoàng đế Xerxes hạ lệnh giết hết những người chỉ huy và thủy thủ bỏ chạy. Bên Hy Lạp cũng giết hết các tù binh, trong số đó có Đô đốc là Hoàng tử Ariabigne (Ariabinhơ) là em trai của chính Xerxes.
    Trận thắng của Hy Lạp đã làm tan vở mộng tưởng chinh phục Châu Âu của Ba Tư. Đây là trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử cổ đại và đã đưa Themistocles lên hàng danh tướng thế giới thời cổ đại.
    Bối cảnh chung
    Vào năm 499 -> 494 BC các thành đô Hylạp cổ đại như Athen và Eretria ủng hộ cuộc khởi nghĩa không thành công của người Ionian ( theo em được biết thì người Ionian sống ở bán đảo Tiểu Á, họ gần với chủng tộc người Hylạp nhưng lại là thuộc địa của Batư) Đế quốc Batư lúc đó mới được thành lập rất hung mạnh để dễ dàng dập tắt cuộc khởi nghĩa này. Hơn nữa vua Darius của Batư là kẻ lên ngai vàng bằng bạo lực nên ông ta càng thiên về dùng sức mạnh để dập tắt những kẻ chống đối lại luật lệ của mình. Khởi nghĩa của người Ionian đã đe dọa tính toàn vẹn để chế rộng lớn của ông ta, và Darius thề sẽ trừng phạt những kẻ tham gia ( Đặc biệt là những kẻ ở bên ngoài mà dám xía vào nội bộ Đế chế). Ông cũng thấy luôn đó là một cơ hội để mở rộng đế chế của ông ta tới cái thế giới cứng đầu của các Đô thành Hylạp Cổ đại. Một đợt chinh phạt trước đó của Mardonius, vào năm 492 BC đã mở một con đường tiến tới Hylạp, cuộc chinh phạt này dừng ở việc chiếm đóng đô thành Thrace và ép xứ Macedon phải chở thành chư hầu của Batư
    Vào năm 491 BC Darius gửi sứ giả đến tất cả các đô thành Hylạp, đòi hỏi các các đô thành phải lấy đất và nước làm lễ vật cống nạp cho ông ta. Tại Athen các sứ giả của Batư đã bị xử tử, tại Sparta họ đã bị ném xuống giếng. Điều đó có nghĩa là đô thành Sparta đã sẵn sàng cho 1 cuộc chiến với Batư
    Vào năm 490 BC, Darius đã gửi một đội quân tấn công thăm dò vào Hylạp, đội quân này dưới sự chỉ huy của Datis và Artaphernes đã tấn công Naxos trước khi họ nhận được các cống nạp thể hiện quy phục từ các đô thành Hylạp khác trên đảo Cycladic. Đội quân này sau đó tiến về phía Eretria bao vây và phá hủy đô thành này. Cuối cùng nó tiến về phía Athen, đổ bộ xuống vịnh Marathon, tại đó nó trạm trán với một đội quân lớn của Athen. Ở trận đánh kế tiếp, trận Marathon, Người Athen đã có một chiến thắng quyết định làm cho người Batư phải rút lui về nơi xuất phát
    Darius bắt đầu xây dựng lại một đội quân vĩ đại mới, một đội quân mà ông ta cho là có thể khuất phục nổi Hylạp. Tuy nhiên vài năm 486 BC thuộc địa Aicập của ông ta nổi dậy chống lại đế chế, điều này làm cho ông ta phải trì hoãn cuộc chinh phục xứ Hylạp. Darius sau đó chết khi đang chuẩn bị tiến vào Aicập và quyền cai trị đế chế Batư lúc đó thuộc về Xerxes I con trai ông ta. Xerxes rất nhanh chóng nghiền nát cuộc nổi dậy của người Acập và tiếp tục khởi động lại sự chuẩn bị cho cuộc xâm lược Hylạp. Kể từ đó cuộc chinh phục Hylạp với đầy đủ quy mô bắt đầu, nó đòi hỏi phải có dự trữ lớn và các cuộc cưỡng bức tòng quân. Xerxes quyết định rằng Hellespont (eo biển Dardanelles ngày nay) sẽ là cây cầu cho quân đội của ông ta tiến vào châu Âu, và cho đào một chiếc kênh xuyên qua eo đất Mount Athos ( Ở gần múi đất này 1 hạm đội Batư đã từng bị tiêu diệt trong những trận đánh năm 492 BC) đây là hai kỳ công hiếm thấy của một tham vọng phi thường vượt quá khả năng của quốc gia ở thời đó. Vào khoảng đầu năm 480 BC sự chuẩn bị đã hoàn thành, đội quân mà hoàng đế Xerxes đã gây dựng từ at Sardis bắt đầu hành quân tiến về phía châu Âu, vượt qua Hellespont bằng hai cây cầu phao.
    Người Athen cũng đã bắt đầu ráo riết chuẩn bị chiến tranh với người Batư kể từ giữa năm 482 -> 480 BC, dưới sự lãnh đạo của nhà chính trị gia Themistocles, Athen đóng một hạm đội lớn tầu triremes ( Tầu chiến có nhiều mái chèo), hạm đội này rất cần thiết cho Athen trong cuộc chiến với Batư. Tuy nhiên Athen không đủ lực để chiến đấu với Batư cả trên bộ lẫn trên biển, điều này đòi hỏi phải có một Đồng minh đô thành Hylạp. Vào năm 481 Xerxes gửi sứ giả tới Hylạp để đòi cống nạp đất và nước, nhưng đã bị lờ đi bởi Athen và Sparta. Những người ủng hộ hai đô thành này bắt đầu kết hợp lại dưới sự lãnh đạo của Athen và Sparta. Một nghị viện của các đô thành đã được tổ chức tại Corinth vào cuối mùa thu năm 481BC và một Đồng minh các đô thành Hylạp đã được thành lập, Đồng minh này có quyền gửi phái viên đòi hỏi sự trợ giúp và đòi hỏi gửi binh lính của các thành viên của nó tới chiến trường. Đây là một điều rất có ý nghĩa với một thế giới Hylạp rời rạc, đặc biệt là thậm chí một số đô thành còn đang ở tình trạng chiến tranh với nhau nữa. Ban đầu nghị viện đồng ý bảo vệ vùng đất hẹp Vale of Tempe trong biên giới của đô thành Thessaly, từ đó chặn bước tiến của Xerxes. Tuy nhiên họ đã nhận được lời cảnh báo của Alexander I xứ Macedon rằng thung lũng này sẽ bị vượt qua khi quân địch vượt qua làng Sarantaporo, và quân của Xerxes sẽ tràn ngập người Hylạp khi họ đang rút lui. Ngay sau đó họ nhận được tin Xerxes đã vượt qua Hellespont, Một chiến lược thứ nhì đã được Đồng minh thông qua. Con đường tiến tới phía nam Hylạp (Boeotia, Attica và Peloponnesus) đòi hỏi quân đội của Xerxes phải vượt qua đèo Thermopylae. Dễ dàng có thể chặn đứng nó lại bằng giáo binh nặng Hylạp (hoplites) bất chấp số lượng đông vô vàn của quân Batư. Hơn nữa để chăn không cho quân Batư vượt qua đèo Thermopylae từ phía biển, thủy quân của Đồng minh và Athen đã khóa chặt mũi đất Artemisium. Chiến lược phòng thủ kép này đã được nghị viện thông qua. Tuy nhiên các đô thành thuộc vùng Peloponnesis muốn có một kế hoạch rút lui để bảo vệ vùng Isthmus thuộc Corinth, đồng thời đàn bà và trẻ con của Athen sẽ được sơ tán về đô thành Troezen thuộc vùng Peloponnesis. Một nhóm nhỏ quân Hylạp sẽ giữ đèo Thermopylae trong ba ngày trước khi bị đánh tạt sườn từ các đường mòn từ vách núi. Phần lớn quân Hylạp rút lui trước khi quân Sparta và Thesper phòng thủ núi bị tử thương hết. Trận đánh cùng lúc ở Artemisium đang lâm vào thế bí thì họ nhận tin trận đèo Thermopylae và rút quân. Kể từ đó việc đóng giữ Artemisium là một vấn đề để tranh cãi gay gắt.
    Đoạn dạo đầu
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 10/10/2009
  3. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    ( mời các bác tham khảo một vài video clip về trận đèo Thermopylae trong you tube
    http://www.youtube.com/watch?v=2En9cW9bLhc&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=E1FbYxyABK0&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=5FliLal3aZg&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=ZHVWF4Hl9wE&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=Yki9GwXZmZc&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=DHSRh1M5BTo&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=jOiKcxtZzHA&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=DJcI0ZJwqgI&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=1pgv_1DDs8o&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=NjgsuHm6cLI&feature=related )
    Hạm đội Đồng minh lúc bấy giờ khởi hành từ Artemisium đến Salamis để trợ giúp cho cuộc di tản cuối cùng của người Athen. Trên đường đi Themistocles gửi bức thư bằng chữ khắc đến các đội thuyền Ionian Hy Lạp trong hạm đội Ba Tư trên tất cả các điểm buộc dây thuyền dưới nước mà họ có thể dừng lại, yêu cầu họ đào ngũ về phe Đồng Minh. Sau khi vượt qua đèo Thermopylae, quân đội Ba Tư đốt phá các thành phố đã không đầu hàng như Boeotian, Plataea và Thespiae; trước khi tiến binh về Athen, thành phố bây giờ đã di tản hết cư dân của nó. Các lực lượng Đồng Minh (chủ yếu là Peloponnesian) chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ eo đất Corinth, họ đã phá huỷ con đường duy nhất dẫn tới đó và xây dựng một bức tường chắn ngang. chiến lược này tuy còn nhiều thiếu sót, và chỉ hữu hiệu khi hạm đội Đồng minh có thể ngăn chặn người Ba Tư vận chuyển quân bằng đường thuỷ qua Vịnh Saronic. Trong một cuộc họp của hội đồng chiến tranh sau khi di tản của Athens đã hoàn tất, chỉ huy hải quân Adeimantus của Corinthian lập luận rằng hạm đội nên tập hợp ngoài khơi bờ biển eo Isthmus để có thể phong tỏa không cho người Batư chuyển quân. Tuy nhiên, Themistocles lại không đồng ý như vậy, ông ta lập luận rằng mục tiêu chiến lược là công kích, phá hủy một cách hoàn toàn ưu thế của hải quân Ba Tư. Ông đã rút ra bài học từ Artemisium và chỉ ra rằng trận chiến " trận đánh trong khoảng chật hẹp như vậy sẽ tạo lợi thế cho chúng ta" Ý kiến của ông cuối cùng đã được thông qua, và hải quân Đồng minh ở lại ngoài khơi bờ biển Salamis.
    Rất khó khăn để lập lại một cách chắc chắn cho chuỗi thời gian xảy ra trận Salamis. Herodotus ( Nhà sử học đã viết lại trận này) cho rằng trận chiến có thể xảy ra sau khi quân Batư chiếm giữ Athens., Nhưng không một công bố nào đảm bảo điều đó là hoàn toàn chính xác. Nếu trận đèo Thermopylae / Artemisium xảy ra trong tháng Chín thì sau đó trận đánh hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng cũng có nhiều khả năng người Ba Tư đã mất hai hoặc ba tuần để chiếm Athens, sửa chữa hạm đội, và lấy thêm đồ tiếp tế. Tuy nhiên chắc chắn là, sau khi chiếm Athens, Xerxes đã tổ chức một hội đồng chiến tranh của Ba Tư; Herodotus nói sự kiện này đã xảy ra tại Phalerum. Artemisia nữ hoàng của Halicarnassus và là chỉ huy của hải đội của mình trong hạm đội của Xerxes, đã cố gắng thuyết phục ông ta rằng, hãy đợi cho đến khi quân Đồng Minh kiệt sức và đầu hàng, bà ta tin rằng cuộc chiến ở Eo biển Salamis là một rủi ro không cần thiết. Tuy nhiên, Mardonius, người đứng đầu những cố vấn của Xerxes lại hối thúc ông ta mở một cuộc tấn công..
    Cũng rất khó để giải thích một cách chính xác những gì đã xảy ra về trận đánh, giả định rằng không chỉ đơn giản là một bên bị tấn công mà không có kế hoạch phòng bị gì cả. Tuy nhiên, tại thời điểm trước trận đánh, có một số thông tin mới về rạn nứt trong nội bộ Đồng minh đã đến tai Xerxes; những người Hylạp đến từ Peloponnesis muốn di tản khỏi Salamis trong khi họ vẫn còn cơ hội. Chính điều này bị cáo buộc rạn nứt giữa Đồng Minh, nhưng có thể đây cũng chỉ là mưu kế để thu hút người Ba Tư vào chiến đấu.. Ngoài ra, sự thay đổi trong thái độ của Đồng Minh (đã kiên nhẫn chờ ngoài khơi bờ biển Salamis ít nhất một tuần trong khi Athens đã bị chiếm) có thể đã gây cho người Ba Tư sự ức chế. Có thể một đội quân Ba Tư đã được gửi đến tấn công Isthmus để thử phản ứng của của hạm đội Đồng minh
    Dù thế nào thì khi Xerxes nhận được tin tức này, ông cũng đã ra lệnh hạm đội của mình tiến về phía ngoài khơi bờ biển Salamis, chặn lối rút phía Nam của Đồng minh. Sau đó lúc chạng vạng ông ta ra lệnh cho quân của mình rút lui, có thể để đây là một mưu kế để nhử cho Đồng Minh vào một cuộc di tản khinh suất. Buổi tối hôm đó Themistocles đã gửi một viên chức, Sicinnus đến chỗ Xerxes, với một thông điệp tuyên bố rằng Themistocles sẽ " Đứng về phía nhà vua khi ngài đang thắng thế, chứ không phải là đứng về phía người Hylạp" Themistocles nói rằng Đồng Minh đang có xung đột, và những người Peloponnesians đã có kế hoạch di tản trong đêm đó, và rằng để giành chiến thắng thì tất cả người Ba Tư cần phải làm là chặn được eo biển này. Trong hoạt động tung hoả mù này, Themistocles dường như đã cố gắng cung cấp những thông tin có thật cho đối phương, để nhử hạm đội Ba Tư tiến vào eo biển. Đây là chính xác những gì Xerxes muốn có, đó là Athena sẵn sàng đầu hàng ông ta và rằng ông ta sẽ đễ dàng phá hủy phần còn lại của hạm đội Đồng Minh. Xerxes một cách chắc chắn là đã mắc câu, và hạm đội Ba Tư đã được gửi ra trong buổi tối hôm đó để khoá chặt đường rút về phía Nam của người Hylạp. Xerxes ra lệnh cho binh lính đặt một chiếc ngai vàng trên sườn núi Aigaleos (nhìn ra eo biển) để xem trận từ một điểm rõ ràng, thuận lợi và để ghi tên các chỉ huy đặc biệt là những người chiến đấu tốt.
    Theo nhà sử học Herodotus, Đồng Minh đã dành cả buổi tối để tranh cái về những hành động kế tiếp của họ. Các Đồng minh đến từ Peloponnesis đã ủng hộ việc di tản, đã có thông tin là vào thời điểm này Themistocles cố mưu mẹo Xerxes. Chỉ khi Aristides, vị tướng đang phải lĩnh án đi đày của Athens, đến trong đêm đó, tiếp theo là một số người bỏ chốn từ phía Ba Tư( chắc là người Ionian)đưa đến tin tức về sự triển khai của hạm đội Ba Tư để khoá chặt lối thoát thì các Đồng minh đến từ Peloponnesis mới chấp nhận là họ không thể thoát ra được nữa, và do đó họ phải chiến đấu. Tuy nhiên, cũng có giả thiết hợp lý rằng những xích mích mà nhóm Peloponnesis tạo ra cũng chỉ là mưu kế do Themistocles dàn dựng lên mà thôi
    Hải quân Đồng minh đã có nhiều nỗ lực để chuẩn bị cho trận đánh trong ngày sắp tới, trong khi người Ba Tư đã dành đêm vô ích trên biển để tìm kiếm dân Hy Lạp rút chạy. Sáng hôm sau người Ba Tư đi thuyền vào eo biển để tấn công hạm đội Hy Lạp. Không phải rõ ràng là khi nào, tại sao hoặc làm thế nào để người Batư ra quyết định này, nhưng rõ ràng là trong thực tế đã có xảy ra trận đánh của người Batư với phe Đồng Minh.
    ( còn tiếp)
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 16:23 ngày 11/10/2009
  4. marsandmoon

    marsandmoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2007
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Bài viết khá hay nhưng tham khảo ở đâu thì nghi nguồn nha . ( copy cái lỗi chính tả của nó kìa )
  5. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    -----------------------------------------------------------------------------------------
    To marsandmoon: nguồn thì đây bác ạ http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Salamis còn lại là phải mất công ngồi dịch thôi, em không chuyên về dịch thuật (lại tranh thủ tí ti ăn cắp thời gian ở văn phòng ) nên sẽ mắc lỗi, cám ơn bác đã góp ý
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 09:08 ngày 12/10/2009
  6. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Tương quan lực lượng hai bên
    Hạm đội Hy Lạp
    Nhà sử học Hy Lạp Herodotus đã viết rằng hạm đội Đồng Minh có 378 tầu chiến kiểu triremes, được chia nhỏ sự đóng góp của từng thành bang (sẽ được nêu trong sao kê phía dưới). Tuy nhiên, trong con số ông ta nêu ra theo sự đóng góp của từng thành bang lại chỉ là 366. mặc dù vậy Herodotus không nói rõ ràng rằng tất cả 378 chiến hạm đều tham chiến tại Salamis ( "Tất cả các thành bang cung cấp triremes ... Tổng số tàu chiến... đã có là 378 chiếc") và ông cũng nói rằng người Aeginetans "có những đội tàu khác, nhưng họ bảo vệ đất riêng của họ với những đội tầu này và chỉ mang đến chiến đấu tại Salamis với ba mươi đội tầu chiến giỏi nhất" . Như vậy có một sự khác biệt trong số lượng tầu chiến của Đồng minh đồn trú tại Salamis, khoảng 12 chiếc tàu có thể đã được để lại để phòng thủ thành bang Aegina. Cũng theo Herodotus, có hai tàu rời bỏ đội ngũ của người Ba Tư để đến với người Hy Lạp, một chiếc trước khi xảy ra trận Artemisium và một còn lại trước trận Salamis, do đó, tổng số tầu chiến của hạm đội Đồng Minh Salamis là khoảng từ 368 ->380.
    Theo nhà viết kịch Aeschylus đồng thời là công dân Athen, một trong những người thực sự tham chiến tại Salamis, hạm đội Hy Lạp chỉ có 310 tàu triremes (sự khác biệt từ số lượng tàu Athen) Ctesias tuyên bố rằng hạm đội Athens chỉ có 110 chiếc triremes, con số này phù hợp với con số của Aeschylus đã đưa ra. Theo Hyperides thì hạm đội Hy Lạp có 220 tầu chiến, Hạm đội đã hoạt động một cách có hiệu quả dưới sự chỉ huy của Themistocles, nhưng trên danh nghĩa do nhà quý tộc Eurybiades người Sparta chỉ huy , như đã được thoả thuận tại Đại hội năm 481 TCN. Mặc dầu Themistocles cố gắng yêu cầu quyền lãnh đạo của mình với hạm đội, nhưng các thành bang khác đã phản đối , và như là một sự thỏa hiệp thành bang Sparta (mặc dù không có truyền thống về hải quân) đã được đề cử ra để chỉ huy hạm đội.
    Tên các thành bang Hylạp/ Số lượng tầu đóng góp
    Athens 180
    Corinth 40
    Aegina 30
    Chalcis 20
    Megara 20
    Sparta 16
    Sicyon 15
    Epidaurus 10
    Eretria 7
    Ambracia 7
    Troezen 5
    Naxos 4
    Leucas 3
    Hermione 3
    Styra 2
    Cythnus 1 (1)
    Ceos 2
    Melos (2)
    Siphnus (1)
    Serifos (1)
    Croton 1
    Tổng số từ khoảng 366 -> 380 tầu chiến ( theo em hiểu thì số âm tức là có thể có, nhưng cũng có thể là không có)
    Hạm đội Ba Tư
    Tên vùng/ Số lượng tầu đóng góp
    Phoenicia và Syria 300
    Egypt 200
    Cyprus 150
    Cilicia 100
    Ionia 100
    Pontus 100
    Caria 70
    Aeolia 60
    Lycia 50
    Pamphylia 30
    Người Hylạp ở Châu Á 30
    Minor 30
    Cyclades 17
    Total 1.207 chiếc tầu chiến
    Theo Herodotus, hạm đội Ba Tư ban đầu có khoảng 1.207 triremes. Tuy nhiên, do họ bị mất khoảng một phần ba tổng số tàu thuyền trong một cơn bão ở ngoài khơi Magnesia, khoảng hơn 200 chiếc trong một cơn bão khác ở ngoài bờ biển Euboeaa , và ít nhất 50 tàu bị Đồng Minh tiêu diệt trong trận Artemisium. Herodotus nói rằng những thiệt hại đã được thay thế đầy đủ, nhưng ông cũng chỉ đề cập tới 120 tàu đến từ Thrace của Hylạp và các đảo lân cận. Aeschylus, người đã chiến đấu tại Salamis, cũng tuyên bố rằng ông và đồng đội phải đối mặt với khoảng 1.207 tàu chiến, trong đó có 207 "tàu chạy nhanh" Diodorus và Lysias tuyên bố một cách độc lập rằng có 1.200 tàu thuyền trong hạm đội Ba Tư được lắp ráp tại Doriskos vào mùa xuân năm 480 TCN. Số lượng 1.207 cũng được đưa ra bởi Ephorus trong khi Isocrates, nhà triết học vĩ đại và là thầy giá của Ephorus thì tuyên bố là có 1.300 chiếc ở Doriskos và 1.200 chiếc ở Salamis. Ctesias lại đưa ra một con số khác, khoảng 1.000 chiếc, trong khi Plato lại nói là có cơ sở để đưa ra con số khoảng 1.000 tàu chiến và nhiều nhiều hơn nữa.
    Con số 1.207 tầu chiến của người Batư xuất hiện rất sớm trong ghi chép lịch sử vào khoảng năm 472BC, và người Hy Lạp dường như đã thực sự tin rằng họ phải đối mặt với rất nhiều tàu chiến của Batư. Do sự thống nhất trong các nguồn cổ, một số nhà sử học hiện đại đang nghiêng về giả thuyết con số 1.207 tầu chiến được chấp nhận như là kích thước của hạm đội Ba Tư lúc ban đầu; những người khác lại phản đối con số này, theo họ thì con số 1.207 tầu chiến được coi là nhiều hơn cả hạm đội của Hy Lạp trong trường ca Iliad, và nói chung thì mọi người cho rằng người Ba Tư chỉ có thể đã tung ra không nhiều hơn khoảng 600 tàu chiến vào Aegean. Tuy nhiên, một vài người lại cho rằng phải có nhiều tàu chiến Batư tại Salamis: con số hợp lý nhất là trong khoảng 600-800 chiếc. Đây cũng là con số hợp lý sau khi đã cộng thêm số lượng gần đúng của tàu Ba Tư đến tiếp viện sau trận Artemisium, và điều này cũng được xác định bởi nhà sử học Herodotus
    Cân nhắc về chiến lược và chiến thuật của đôi bên
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 20:13 ngày 12/10/2009
  7. CodeMonkey

    CodeMonkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ironclad. 1 trong những thuyền bọc thép đầu tiên trên thế giới. Đc sử dụng trong thời nội chiến Hoa Kỳ năm 1861-1865
    PS: Up lên photobucket chọn nhầm option 1mb nên nó bự. Mấy bác thông cảm, đã resize lại
    Được CodeMonkey sửa chữa / chuyển vào 08:20 ngày 13/10/2009
  8. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Nhờ bác Monkey Code hoặc bác nào đó up lên hộ em hình của tầu chiến thời Hylạp Cổ đại cho toppic thêm phong phú, máy của em không up được hình, cám ơn các bác nhiều
    À mà phiền bác Monkey Code resize ảnh lại được không, em toét hết cả mắt rồi
    ( tiếp trận Salamis)
    Chiến lược tổng thể của người Ba Tư trong cuộc xâm lược năm 480 BC là áp đảo người Hy Lạp bằng một đội quân xâm lược lớn, và hoàn tất cuộc chinh phục Hy Lạp trong một chiến dịch duy nhất. Ngược lại, những người Hy Lạp lại tìm cách sử dụng tốt nhất quân số của họ bằng cách bảo vệ các địa điểm có giới hạn để giữ cho người Ba Tư ở ngoài các cánh đồng càng lâu càng tốt. Xerxes đã rõ ràng là không dự đoán được sự kháng cự này, hoặc ông đã có thể đến sớm hơn trong phần đầu chiến dịch (nếu không phải chờ đến 4 ngày tại Thermopylae, làm cho người Hy Lạp hoàn tất được cuộc sơ tán - Qua đây ta cũng thấy được ý nghĩa to lớn của sự hy sinh của 300 dũng sỹ Sparta).Thời gian bây giờ là cực kỳ quan trọng đối với người Ba Tư - đội quân xâm lược vĩ đại này không thể được cung cấp về hậu cần hợp lý một cách vô thời hạn, và cũng có lẽ Xerxes chẳng muốn phải ở bên ngoài của đế chế của mình trong một thời gian quá dài. Trận đèo Thermopylae đã chỉ ra rằng một cuộc tấn công chống lại một cuộc tấn công chính diện vào một vị trí được bảo vệ tốt của Hy Lạp là vô ích, và có rất ít cơ hội chinh phục phần còn lại của Hy Lạp trên bộ. Tuy nhiên trận Thermopylae cũng chỉ ra rằng, nếu người Hy Lạp bị tấn công từ bên sườn, thì quân đội nhỏ bé của họ có thể bị tiêu diệt . Như vậy cuộc tấn công thọc sườn từ eo đất Isthmus đồi hỏi phải sử dụng của hải quân Ba Tư, và phải tiêu diệt được hải quân của Đồng minh. Nói tóm lại, nếu Xerxes có thể tiêu diệt hải quân Đồng minh, ông sẽ ở một vị trí vững mạnh để buộc Hy Lạp đầu hàng, đây dường như hy vọng duy nhất để kết thúc chiến dịch ngay lập tức. Ngược lại bằng cách tránh cuộc tấn công hủy diệt của người Batư, hoặc như Themistocles hy vọng, bằng cách làm tê liệt hạm đội Ba Tư, Hy Lạp có thể ngăn chặn cuộc chinh phục của họ.
    Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho là không thực sự cần thiết đối với người Ba Tư để phải đánh trận Salamis.Theo Herodotus, Nữ hoàng Artemisia của xứ Caria đã chỉ ra cho Xerxes trong cuộc hành quân tới Salamis. Artemisia gợi ý rằng chiến đấu trên biển là một rủi ro không cần thiết, và đề xuất:
    " Bệ hạ không nên vội vã để tiếp chiến trên biển, hãy giữ tàu của bệ hạ ở đây và ở gần phía đất liền, hoặc thậm chí phía trước tiến vào vùng Peloponnesis, sau đó, thưa chúa tể của tôi, ngài sẽ dễ dàng thực hiện những gì ngài muốn có khi đến đây. Người Hylạp không thể chống chọi lại với ngài trong một thời gian dài, nhưng ngài sẽ đánh tan họ, và họ sẽ bỏ chạy tan tác, người nào về thành phố của người nấy."
    Hạm đội tàu Ba Tư vẫn đủ mạnh để đánh ngược từ dưới lên vào hải quân Đồng minh ở Eo biển Salamis, và đồng thời gửi tầu chiến đến hỗ trợ bộ binh đang đóng ở Peloponnesus. Tuy nhiên, trong trong các toan tính cuối cùng, cả hai bên đều chuẩn bị cho một trận hải chiến, với hy vọng nó sẽ thay đổi một cách quyết định cuộc chiến.
    Người Ba Tư có lợi những thế chiến thuật đáng kể, như là số lượng vượt trội so với Đồng Minh, và có cả các tàu buồm tốt hơn. Các tàu buồm tốt hơn Herodotus đã đề cập rất có thể do sự cực kỳ thạo nghề biển của các đội thủy thủ. Hầu hết các tàu của Athens (và đó cũng là phần lớn của hạm đội Đồng minh) đóng mới, nên các đội thủy thủ thiếu kinh nghiệm. Các chiến thuật phổ biến nhất của hải chiến tại vùng Địa Trung Hải vào thời điểm đó là đòn đâm, húc ( các tầu triremes được trang bị với một mũi nhọn ở phần đầu tầu), hoặc cho lên boong thật nhiều lính thủy đánh bộ (đây là điều quan trọng để chuyển một trận hải chiến thành một trận bộ chiến). Những người BaTư và người Hy Lạp tại châu Á thời gian này đã bắt đầu sử dụng một manoeuver được biết đến như diekplous. Bây giờ thì không ai biết được kỹ thuật đó là gì, nhưng có thể đó là cách chèo thuyền vào khoảng cách giữa các tàu địch và sau đó đâm, húc chúng các bên mạn tầu. Cáh cơ động này yêu cầu có các tay chèo có nghề, và do đó người Ba Tư sẽ có nhiều khả năng sử dụng nó, và tất nhiên quân Đồng Minh cũng phát triển các chiến thuật đặc biệt để để đánh trả.
    Hiện đang còn nhiều tranh luận về chất lượng của hạm đội đồng minh so với hạm đội Ba Tư. Nhiều gợi ý từ nhà sử học Herodotus, rằng các tàu Đồng Minh nặng hơn, và ngụ ý là chúng ít cơ động so với tầu của quân Batư. Nguồn nói rằng tầu của Đồng minh nặng hơn không có cơ sở chắc chắn; có thể là tàu của Đồng Minh đã được đóng đồ sộ hơn, hoặc các tàu này được đóng từ các súc gỗ mà chúng đã không được sấy khô trong mùa đông (mặc dù không có bằng chứng thực cho các gợi ý này). Một gợi ý khác là trọng lượng nặng hơn này của tầu Đồng minh là do chúng chuyên chở lính thủy xọc xiên ( marines hoplite) (20 lính hoplites vũ trang đầy đủ sẽ có cân nặng khoảng 2 tấn). Trọng lượng nặng nề này bất kể do nguyên nhân gì gây ra sẽ làm giảm khả năng của tầu chiến Đồng minh khi sử dụng các đòn diekplous. Cũng có thể là do Đồng Minh đã tăng thêm lính thủy xọc xiên trên boong tàu nên tàu của họ ít cơ động, kể từ khi lên boong thì họ lại dùng những chiến thuật quen thuộc của mình để tiêu diệt quân Batư. Hơn thế nữa, Herodotus chỉ ra rằng người Hy Lạp bắt giữ và tái sử dụng tàu của Batư sau trận Artemisium hơn là đánh chìm chúng. Cũng có đề xuất rằng trọng lượng nặng hơn của tàu Đồng minh cũng có thể làm cho họ ổn định hơn trong gió ngoài khơi bờ biển Salamis, và làm cho họ ít bị thiệt hại với các cú đâm bằng mũi tầu (hay đúng hơn, ít chịu thiệt hại hơn khi bị đâm).
    Về chiến thuật mà nói, một trận hải chiến trên biển lớn, nơi mà sự vượt trội về trình độ, kỹ thuật hàng hải và số lượng tầu chiến sẽ là những ưu thế của người Ba Tư. Đối với người Hy Lạp thực tế , hy vọng thực tế cho một chiến thắng quyết định là phải kéo được người Ba Tư vào một khu vực biển chật hẹp, nơi mà sự vượt trội về số lượng không quyết định được gì cả. Trận đánh tại Artemisium đã cho thấy những nỗ lực của Đồng minh cũng không thể phủ nhận được lợi thế Ba Tư về mặt số lượng, nhưng cuối cùng Đồng Minh đã nhận ra rằng họ cần một cái gì đó có thể như là kênh cạn để đánh bại người Ba Tư . Vì vậy, khi dong buồm vào eo biển Salamis để tấn công người Hy Lạp, người Ba Tư đã rơi vào bẫy của Đồng Minh. Có vẻ như có thể rằng người Ba Tư sẽ không cố gắng làm điều này, trừ phi họ đã tự tin của sự chia rẽ của hải quân Đồng minh, và vì thế những mưu mẹo của Themistocle dường như đã đóng một vai trò then chốt để làm nghiêng cán cân về phía có lợi cho người Hy Lạp. Salamis được người Ba Tư cho rằng là một trận chiến không cần thiết và một sai lầm chiến lược.
    ( còn tiếp)
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 12/10/2009
  9. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Trận đánh
    ( mời các bác xem 1 vài video clip đóng lại về trận hải chiến này
    http://www.youtube.com/watch?v=wGWO7qog-_0
    http://www.youtube.com/watch?v=543y5pw4Gn0&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=oKxuAerW9YQ&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=croc8h2jfS8&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=t2phqLjeKKM&feature=related )
    Trận đánh Salamis không được mô tả bởi các sách lịch sử cổ xưa, và không chắc rằng bất cứ ai (khác hơn là chính bản thân vua Xerxes) tham gia trận đánh đã hiểu rõ ràng những gì đã xảy ra trên bề mặt của eo biển ( Tại vì cụ này vác ghế ra ngồi chiêm ngưỡng mà he he). Những điều gì xảy ra trong trận đánh vẫn còn là vấn đề để bàn cãi hơn là những kết luận chắc chắn.
    Bố trí
    Trong hạm đội Đồng Minh, các tầu của người Athen được bố trí ở bên trái và bên phải có lẽ là của Sparta (mặc dù Diodorus nói vị trí đó là của người Megareans và Aeginetians), các đội tầu khác đóng ở trung tâm. Hạm đội Đồng Minh có lẽ hình thành thành hai bán đội, vì eo biển được cho là quá hẹp cho một hàng tàu duy nhất. Nhà sử học Herodotus thì cho rằng hạm đội Đồng Minh tạo thành một đường dài Bắc-Nam, có lẽ với sườn phía bắc ở ngoài khơi bờ biển hiện đại ngày là đảo Saint George (Ayios Georgis), và sườn phía nam ở ngoài khơi bờ biển Mũi Vavari (một phần của Salamis). Diodorus (chắc cũng là một nhà sử học ) cho rằng hạm đội Đồng minh thì liên kết theo hướng Đông-Tây, bao gồm các eo biển giữa Salamis và Núi Aigaleos, tuy nhiên, dường như là Đồng minh đã có thể bỏ trống một trong những cánh của họ về phía lãnh thổ chiếm đóng bởi người Ba Tư.
    Có vẻ khá chắc chắn rằng hạm đội Ba Tư đã được tung ra để chặn lối ra từ eo biển buổi tối hôm trước khi trận đánh xảy ra. Herodotus rõ ràng đã tin rằng hạm đội Ba Tư thực sự tiến vào eo biển vào lúc sẩm tối, người Batư lập kế hoạch để đón bắt Đồng Minh khi họ chạy trốn . Tuy nhiên, các nhà sử học hiện đại lại có rất nhiều tranh luận điểm này, một số chỉ ra những khó khăn của vận động của hạm đội trong một không gian bởi hạn chế bởi bóng đêm, và những người khác lại chấp nhận giả thiết của Herodotus. Như vậy có hai khả năng rằng trong đêm trước đó người Ba Tư đơn giản chỉ chặn lối ra vào eo biển, và sau đó tiến vào eo biển trong ban ngày, hoặc là họ tiến vào eo biển và ở lại chính vị trí trong đêm cho đến khi trận đánh xảy ra. Bất kể. cố gắng nào của họ, thì cũng đều có khả năng người Ba Tư xoay hạm đội của họ về phía mũi Cape Vavari, để từ hứơng ban đầu là đông - tây( chặn để lối ra), họ quay chỉnh một vòng về hướng bắc-nam. Hạm đội Ba Tư có vẻ như đã được chia thành ba hải đội tàu chiến (theo Aeschylus), với hải đội Phoenicia ở bên phải cạnh sườn Núi Aigaleos, đội hải Ionia trên sườn trái và hải đội còn lại ở hướng trung tâm.
    Diodorus thì cho rằng hải đội của người Ai Cập đã được gửi đi vòng quanh Salamis, để chặn các lối ra phía Bắc từ eo biển. Nếu Xerxes muốn bẫy Đồng Minh một cách chọn vẹn, thì vận động này là hoàn toàn có ý nghĩa. (Đặc biệt là trong trường hợp ông ta hy vọng Đồng Minh sẽ không chống trả). Tuy nhiên, Herodotus không đề cập đến điều này (và có thể ám chỉ sự hiện diện của Ai Cập trong cuộc chiến chính), dẫn đến một số nhà sử học hiện đại đã bỏ qua điều nay, mặc dù vậy những người khác chấp nhận nó như một khả năng có thể xảy ra. Xerxes cũng cử khoảng 400 binh sĩ lên đóng tại đảo như là Psyttaleia, ở giữa lối ra từ eo biển, để giết hoặc bắt giữ bất kỳ người Hy Lạp bỏ chạy (những người mà tàu của họ đắm hoặc mắc cạn).
    Giai đoạn mở đầu trận đánh
    Bất kể ở thời gian nào khi họ tiến vào eo biển, người Ba Tư đã không di chuyển để tấn công ngay vào đội hình quân Đồng Minh, mà họ cho đến khi có ánh sáng ban ngày. Kể từ khi họ không còn dự định lẩn tránh, Đồng Minh đã có một đêm nghỉ ngơi để chuẩn bị cho trận đánh, và sau một bài phát biểu của Themistocles, các lính thủy đánh bộ lên tàu đã sẵn sàng để căng buồm. Theo Herodotus lúc đó bình minh đang lên, tầu Đồng Minh đã " bơi ra biển ngay lập tức họ bị quân rợ tấn công" Nếu người Ba Tư chỉ tiến vào eo biển lúc bình minh, thì khi đó Đồng Minh đã có thời gian để sửa soạn vị trí của họ một cách có trật tự hơn.
    Aeschylus lại cho rằng người Ba Tư tiến vào (có thể ngụ ý rằng họ đã không có mặt ở trong các eo biển lúc bình minh), họ nghe thấy người Hy Lạp ca hát thánh ca chiến đấu của họ ( hay có thể là đang cầu chúa Jêsu he he) trước khi họ thấy hạm đội Đồng Minh. Lời bài hát
    ?α-δε, Tλλήν?ν ἴ"ε,
    ἐλε.θεροῦ"ε ?α"ρίδ, ἐλε.θεροῦ"ε δὲ
    ?α-δα,, γ.να-κα,, θεῶν "έ ?α"ρῴ?ν .δη,
    θήκα, "ε ?ρογOν?ν:
    νῦν '?ὲρ ?άν"?ν ?γZν.
    Dịch sang tiếng Việt
    Tiến lên, hỡi những con trai Hy Lạp,
    Để giải phóng Tổ quốc,
    Để giải phóng trẻ em, phụ nữ của bạn,
    Để các vị thần trên các bàn thờ của ông bố của bạn
    Và từ các ngôi mộ của các bậc tiền bối của bạn:
    Bây giờ là thời gian để tranh đấu vì tất cả mọi thứ.
    ( Bài hát thánh ca gì mà nghe tệ quá he he)
    Herodotus kể lại rằng, theo những người Athen, thì dường như là khi trận đánh sắp bắt đầu thì những người Corinthians kéo buồm của họ và bắt đầu chèo thuyền ra khỏi trận đánh,họ đi phía các eo biển phía Bắc. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng người Hy Lạp khác không đồng ý là có chuyện này xảy ra. Nếu điều này đã xảy ra trong thực tế, người ta có thể giải thích là những tàu này được gửi đến thăm dò theo lối ra phía Bắc từ eo biển, để thăm dò xem liệu có sự xuất hiện của các đội Ai Cập bao quanh hay không? (thực sự là điều này rất có khả năng xảy ra). Một khả năng ( không một chiều như giả thiết rước đây) là sự ra đi của những người Corinthians đã kích thích những hành động tấn công của người Ba Tư vì dường nó cho họ thấy là hạm đội Đồng minh đang bị tan rã. Ở chừng mực nào, nếu thực sự người Corinthians đã rẽ trái thì họ cũng sớm quay trở lại tham gia trận chiến.
    Tiếp cận hạm đội Đồng minh ở eo biển chật chội, Hạm đội Ba Tư xuất hiện đã trở thành vô tổ chức và chật chội trong vùng biển hẹp Hơn nữa rõ ràng rằng sự tan rã của hạm đội của Hy Lạp đã kết thúc, họ đã dược sắp xếp lại để sẵn sàng để tấn công kẻ địch. Tuy nhiên thay vì tấn công ngay lập tức, các tầu của Đồng Minh lúc đầu lại quay ngược tàu của họ đi, làm như họ đang sợ hãi. Theo Plutarch, hành động này là để có được vị trí tốt hơn, và cũng để kéo dài thời gian cho đến khi có gió sớm. Herodotus kể lại rằng theo truyền thuyết, dường như lúc hạm đội đang quay trở lại, họ đã thấy một người phụ nữ xuất hiện và nói với họ " những thằng điên kia, có biết là bao xa để chúng mày quay trở lại tàu của mình không?" nguyên văn "Madmen, how far will ye yet back your ships?" Tuy nhiên, ông thêm vào một cách hợp lý là trong khi các tầu của Đồng minh quay trở lạ, có một chiếc tàu duy nhất lao như tên bắn về phía trước để đâm vào tàu lớn gần nhất của người Ba Tư. Người Athens thì tuyên bố rằng đây là con tàu của Ameinias Pallene của Athens, người Aeginetans thì tuyên bố rằng đó là một trong những tàu của họ. Rồi toàn bộ Hy Lạp lao vào đội hình đang rối loạn của quân Ba Tư.
    Giữa trận đánh
    Trên chiến trường, dường như là đợt tầu đầu tiên của hạm đội Ba Tư đã bị đẩy lùi bởi người Hy Lạp, họ đã trở thành chướng ngại vật cho các đợt tiến thứ hai và thứ ba của chính đồng đội của họ. Phía cánh trái của Hy Lạp, Ariabignes đô đốc Ba Tư (một người anh em của Xerxes ) đã bị giết lúc đầu trận, để lại một tình trạng vô tổ chức và không có người lãnh đạo, các hải đội Phoenicia dường như đã bị đẩy lùi về phía bờ biển, nhiều tàu của họ bị mắc cạn khi bỏ chạy. Ở trung tâm, một mũi dùi của tàu Hy Lạp đã chọc xuyên qua hàng tầu chiến Ba Tư, chia tách hạm đội của họ làm hai phần
    Herodotus kể lại rằng nữ hoàng của Halicarnassus, và chỉ huy của đội ngũ Carian, thấy rằng mình bị truy đuổi bởi tàu Ameinias của Pallene. Trong lúc bỏ chạy tầu của bà ta đã đâm phải một tàu Ba Tư khác, do đó làm cho các đội trưởng của Athens nghĩ rằng đây chiếc tàu của đồng minh; Ameinias đã thôi không đuổi theo nữa, Tuy nhiên, Xerxes nhìn thấy và nghĩ rằng nữ hoàng đã tấn công một cách thành công tầu của Đồng Minh, và ông ta cũng thấy khả năng kém của các đội trưởng khác của mình nên đã nhận xét "đàn ông của tôi đã trở thànhđàn bà và đàn bà của tôi lại chở thành đàn ông"
    Các chi tiết của phần còn lại của trận đánh nói chung là được mô tả rất thô sơ trong sách sử, và không có người nào đã từng tham gia trận đánh lại có một cái nhìn tổng thể về cuộc chiến cả. Các tầu triremes thường được trang bị một mũi nhọn lớn ở phía trước, và nó có thể chìm tầu của kẻ thù, hoặc ít nhất vô hiệu hóa nó bằng cách cắt sạch các mái chèo ở một bên mạn tầu. Nếu cú đâm đầu tiên không thành công, thì một trận đánh tay đôi giữa các tầu chiến của đôi bên sẽ nổ ra sau đó.. Cả hai bên đều có thủy quân lục chiến của họ ở trên tầu; người Hy Lạp có lính Hoplite với đầy đủ vũ trang, người Ba Tư có lẽ có bộ binh vũ trang người Iran trang bị nhẹ hơn ( trong trường hợp này thì ai cũng biết lợi thế thuộc về Đồng Minh).
    Hạm đội Ba Tư đã bắt đầu rút lui về phía Phalerum, nhưng theo Herodotus, các tầu của người Aeginetans phục kích họ, khi họ đang cố gắng để rời khỏi eo biển. Các tàu trở lại được bến cảng Phalerum và nơi đóng quân của quân đội Ba Tư đều bị thương. Tướng Aristides của Athens sau đó dùng một đội quân đổ bộ lên đảo Psyttaleia để giết sạch các toán đồn trú mà Xerxes bỏ lại. Thương vong của Ba Tư không được đề cập một cách chính xác theo ghi chép của Herodotus. Tuy nhiên, ông nói rằng vào năm sau, hạm đội Ba Tư chỉ còn lại 300 triremes. Số thiệt hại phụ thuộc vào số lượng tàu thuyền của Ba Tư bắt đầu cuộc chiến; dường như rất có khả năng là trong khoảng 200-300 chiếc, dựa trên trên ước tính cho số lượng của hạm đội Ba Tư. Theo Herodotus, người Ba Tư bị thương vong nhiều hơn vì hầu hết họ không biết bơi. Xerxes, ngồi trên núi Aigaleos trên ngai vàng của mình, đã chứng kiến sự tàn sát. Một số thuyền trưởng tầu đắm người Phoenicia đã cố gắng đổ lỗi cho người Ionians nhát trước khi kết thúc trận đánh. Xerxes, trong lúc tâm trạng tồi tệ đã chứng kiến một tàu Ionia bắt giữ một tàu Aeginetan, đã ra lệnh trặt đầu những người Phoenicia vì tội đã vu khống cho "những người có dòng máu quý tộc " hơn họ.
    Sau trận đánh
    Bất chấp những hậu quả trước mắt từ trận Salamis, Xerxes đã cố gắng xây dựng một cầu phao hoặc đường đắp cao vượt qua eo biển, mục đích sử dụng quân đội của mình để tấn công Athen, tuy nhiên hạm đội Hy Lạp bây giờ đang tuần tra một cách tự tin xung quanh eo biển, điều này chứng tỏ có cố gắng tiếp cũng vô ích. Herodotus cho chúng ta biết Xerxes đã tổ chức một hội đồng chiến tranh. Lúc đó Đô đốc của Ba Tư, tướng Mardonius cố gắng làm rõ ý nghĩa của thất bại ở trận Salamis:
    " Tâu bệ hạ, không ai không thể không đau khổ vì những gì đã xảy đến với chúng ta. Nhưng thưa ngài người và ngựa của chúng ta không phải là gỗ đá, ... Nếu bây giờ ngài muốn chúng tôi ngay lập tức tấn công Peloponnese, nhưng tốt hơn ngài nên kiên trì chờ đợi, và rồi thì chúng ta vẫn sẽ làm được điều ta muốn .. Tốt nhất thì ngài nên làm theo điều hạ thần đã nói, nhưng nếu ngài vẫn kiên quyết dẫn quân đội tiến lên thì hạ thần vẫn một kế hoạch tác chiến khác. Nhưng không nên thưa bệ hạ, dẫn quân đội Ba Tư vào tiếp tục cuộc chiến với người Hy Lạp, ngài sẽ phải chịu nhiều hiểm nguy, đó không phải là do lỗi của người Ba Tư. Ngài cũng không thể nói rằng những việc chúng tôi đã làm ở đây ít dũng cảm hơn bất cứ người nào khác, như Phoenicia, Ai Cập, Cyprians và Cilicians có thể làm được, không phải là người Ba Tư là nguyên nhân cho tất cả tai họa này, nhưng người Ba Tư không thể đổ lỗi cho ai cả, hãy trao quyềh chỉ huy cho thần, nếu bệ hạ cảm thấy không ở lại đây nữa, hãy quay về nhà với phần lớn của quân đội của ngài. Thần sẽ tiêu diệt người Hylạp và biến chúng thành nô lệ của ngài"
    Vì lo ngại rằng người Hy Lạp có thể tấn công các cầu phao tại Hellespont và nhốt chặt quân đội của mình ở tại Châu Âu, Xerxes đã chọn cách quay về Batư, với phần lớn quân đội của ông ta. Mardonius chỉ huy các toán quân tiếp tục đóng lại cùng với ông ta tại Hy Lạp, bao gồm các đơn vị bộ binh và kỵ binh, để hoàn tất cuộc chinh phục của Hy Lạp. Quân Ba Tư bỏ rơi Attica nhưng chỉ để trú đông tại Boeotia và Thessaly, người Athens đã quay trở lại thành phố bị đốt cháy của họ trong mùa đông.
    Năm sau, 479 TCN, Mardonius lại tái chiếm Athens (quân đội Đồng Minh vẫn tập trung để bảo vệ eo đất Isthmus). Tuy nhiên, quân Đồng Minh, dưới sự lãnh đạo của thành bang Sparta, cuối cùng đã nhất trí để ép Mardonius vào một trận đánh quyết định, và họ hành quân về Attica. Mardonius rút lui về Boeotia để thu hút người Hy Lạp vào một địa hình rộng rãi và hai bên cuối cùng đã gặp nhau tại gần thành phố Plataea ( vốn đã được san bằng vào năm trước) Ở đó, trận Plataea, quân đội Hy Lạp đã giành một chiến thắng quyết định, tiêu diệt nhiều đội quân Ba Tư và kết thúc cuộc xâm lược vào Hy Lạp; trong khi ở trận gần đồng thời Mycale, hạm đội Đồng minh tiêu diệt những gì còn lại của hạm đội Ba Tư.
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 13:43 ngày 13/10/2009
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    bực mình mấy ông nội post hình quá khổ ko chịu resize
    vỡ cả trang ko đọc dc gì hết !
    codemonkey vào e*** bài xóa dùm cái ảnh đi ông ơi

Chia sẻ trang này