1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận hải chiến lịch sử và quá trình phát triển của hải quân

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 19/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Đèn rọi săn ngầm - Leigh Light
    Các thiết bị phát hiện tầu ngầm gồm radar được lắp trên máy bay có thể phát hiện các hoạt động của U-Boat trên một diện tích rộng, nhưng một đợt tấn công bằng máy bay chỉ thành công khi có tầm nhìn tốt. U-Boat thường khá an toàn khi thoát khỏi máy bay vào ban đêm, kể từ khi người Anh triển khai một hệ thống đèn chiếu sáng thì họ đã có được sự quan sát đầy đủ để chuẩn bị cho cuộc tấn công. Ứng dụng này của người Anh chính là đèn Leigh Light trong tháng 6 năm 1942, đây chính là một nhân tố quan trọng trong cuộc chiến ở Bắc Đại Tây Dương. Nó là một đèn rọi cực mạnh được kết nối tự động với radar của máy bay để chiếu sáng mục tiêu một cách đột ngột ở trong giai đoạn cuối của một cuộc tấn công. Công nghệ mới này của Anh cho phép máy bay tấn công tàu U-Boat khi họ nổi lên để sạc pin trên bề mặt vào ban đêm và nó buộc tàu ngầm Đức phải chuyển sang sạc pin vào ban ngày. ( thế này có khác nào lúc đêm khuya chạy ra đồng mà ngồi ... lại có thằng đểu nó chiếu đèn pin rồi ném đá phải ko các bác)
    [​IMG]
    Một đèn rọi Leigh Light được sử dụng cho việc tìm kiếm tầu U-Boat trên bề mặt nước vào ban đêm được trang bị cho một máy bay Liberator của Lực lương Không quân Tuần duyên Hoàng gia ngày 26 tháng 2 năm 1944
    Các chỉ huy tầu U-boat - những người còn sống sót đã báo cáo về một sự ghê gớm đặc biệt của hệ thống vũ khí này vì tiếng động của một chiếc máy bay thường không được phát hiện vào ban đêm bởi những tiếng ồn của con tàu. Chiếc máy bay thực hiện việc tìm kiếm những chiếc tàu ngầm bằng cách sử dụng radar centimetric, đây là loại radar mà các U-boat điển hình của Đức không thể phát hiện được với những thiết bị hiện có, và sau đó là máy bay sẽ tấn công theo đội hình. Khi mà radar metric được sử dụng, các thiết bị của nó sẽ tự động làm giảm sức mạnh của radar khi tiếp cận đến các tàu ngầm làm cho chúng không phát hiện ra được mình đang bị theo dõi. Với khoảng cách một dặm hoặc xa hơn nữa những chiếc đèn rọi sẽ tự động được bật lên, rất kịp thời và chính xác nó sẽ làm các mục tiêu bị phát sáng từ trên trời, sau đó chiếc tầu ngầm chỉ có khoảng năm giây cảnh báo trước khi nó nhận được một loạt bom chìm. Sự sụt giảm về số lượng thiệt hại trong công tác vận tải hàng hóa của Đồng Minh từ 600.000 tấn đến 200.000 tấn mỗi tháng được quy cho thiết bị khéo léo này.
    [​IMG]
    Ảnh chụp một chiếc U-Boat bị phá hủy trong sự chiếu sáng của đèn rọi Lights Leigh
    Metox receiver ( Đầu thu Metox)
    Vào tháng 8 năm 1942, các tầu U-Boat đã được trang bị các thiết bị dò radar để giúp họ tránh những cuộc phục kích bất ngờ có thể được tiến hành bởi các máy bay được trang bị radar hoặc các tàu hộ tống. Thiết bị đầu thu đầu tiên này được đặt tên là Metox sau khi nhà sản xuất người Pháp có năng lực để bắt được các tần số của metric radar được sử dụng bởi các radar đời đầu. Phát minh này không chỉ làm cho tàu U-Boat có thể tránh bị phát hiện bởi các tầu hộ tống của Canada và Hoa Kỳ khi chúng chỉ được trang bị những bộ radar lỗi thời, mà còn cho phép họ (Bầy sói) theo dõi được các đoàn công voa có sử dụng các thiết bị này.
    Đỉnh cao của chiến dịch (tháng 3 năm 1943 - tháng 5 năm 1943) hay còn gọi là "tháng đen tối"
    Sau đoàn công voa số 154, thời tiết của mùa đông đã tạo ra một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn của cuộc chiến bắt đầu từ tháng Giêng trước khi các đoàn số SC 118 và ON 166 xuất phát trong tháng 2 năm 1943, nhưng vào mùa xuân năm 1943 trận đánh của các đoàn công voa lại bắt đầu một lần nữa với cùng một mức độ tàn bạo. Đến mùa xuân năm 1943, có rất nhiều tầu U-Boat tuần tra ngang dọc vùng biển Bắc Đại Tây Dương làm cho các đoàn công voa khó mà tránh khỏi bị phát hiện, điều này dẫn đến một loạt các trận đánh đoàn công voa. Trong tháng này các tàu hộ tống bị đánh bại một cách nặng nề trong những trận đánh của các đoàn số UGS 6, HX 228, SC 121, SC 122 và HX 229. Một trăm hai mươi tàu hàng bị đánh chìm trên toàn thế giới, trong đó 82 tàu với trọng tải 476.000 tấn bị đánh chìm tại Đại Tây Dương và 12 tàu U-Boat bị phá hủy.
    Tình hình cung cấp ở Anh được như vậy mà có nói chuyện của bị không thể tiếp tục các nỗ lực chiến tranh, với nguồn cung cấp nhiên liệu đang được đặc biệt thấp. Nó xuất hiện rằng Dönitz được chiến thắng trong chiến tranh. Và nào được nêu ra trong hai tháng tiếp theo sẽ thấy một sự đảo ngược hoàn toàn của tài sản.
    Trong tháng tư, thiệt hại của tầu U-Boat lại tăng lên trong khi số lượng các tàu bị đánh đắm lại giảm đi đáng kể. Ba mươi chín tàu với trọng tải 235.000 tấn bị chìm ở Đại Tây Dương nhưng lại chỉ có 15 tàu U-Boat bị phá hủy.
    Bởi vào tháng này sói bầy không còn chiếm được ưu thế và tháng đó đã được biết đến như tháng 5 đen tối của lực lượng tầu U-Boat (U-Boot Waffe). Bước ngoặt là trận đánh tập trung vào đoàn tầu công voa tốc độ chậm số ONS 5 (Tháng 4 -> tháng 5 năm 1943) khi một đoàn 43 tầu buôn được hộ tống bởi 16 tàu chiến bị tấn công bởi một bầy sói gồm 30 tầu U-Boat. Mặc dù 13 tàu buôn bị đánh chìm, sáu tầu U-Boat đã bị đánh chìm bởi những tầu hộ tống hoặc máy bay Đồng Minh. Mặc dù có một cơn bão làm phân tán các tầu buôn ra khỏi sự bảo vệ của không lực trên đất liền, Đô đốc Dönitz đã phải cho ngừng cuộc tấn công. Hai tuần sau, trong trận đánh của đoàn công voa số SC 130 năm tầu U-Boat bị phá hủy mà không gây được thiệt hại nào. Vì phải đối mặt với thiên tai Dönitz đã phải cho ngừng các hoạt động tại Bắc Đại Tây Dương. Tổng số có 43 tàu U-Boat bị phá hủy trong tháng 5, có 34 chiếc bị phá hủy tại Đại Tây Dương. Thiệt hại này đã làm giảm 25% sức mạnh tổng thể của lực lượng. Đồng minh mất 58 tàu hàng vào tháng 5, 34 chiếc tàu (tổng cộng 134.000 tấn) trong số này bị đánh chìm ở Đại Tây Dương.
    Sự hội tụ của Công nghệ
    Lực lượng Đồng Minh đã giành được chiến thắng trong Trận chiến Đại Tây Dương trong vòng hai tháng. Không có lý do duy nhất cho chiến thắng này, nhưng những gì tạo ra sự thay đổi đột ngột chính là một sự hội tụ của công nghệ, kết hợp với sự gia tăng nguồn lực của Đồng Minh.
    Khoảng cách giữa Đại Tây Dương đã được kết nối bởi các máy bay tầm xa như máy bay B-24 Liberator. Hiệu quả của việc của việc sử dụng những chiếc máy bay này là việc đổi quyền kiểm soát chiến dịch từ lực lượng không quân chống ngầm của Lục quân Hoa kỳ (Army Air Forces Antisubmarine Command ) cho Hải quân Hoa Kỳ. Tại hội nghị Tam cường tháng 5 năm 1943, Đô đốc King yêu cầu tướng Henry H. Arnold gửi một phi đội máy bay B-24 trang bị cấu hình ASW đến Newfoundland để tăng cường cho lực lượng không quân hộ tống đoàn công voa tại Bắc Đại Tây Dương. Tướng Arnold ra lệnh cho chỉ huy phi đội của mình tham gia vào nhiệm vụ "tìm kiếm" và tấn công chứ không phải là nhiệm vụ hộ tống đoàn công voa. Trong tháng 6, tướng Arnold đề nghị Hải quân chịu trách nhiệm về các hoạt động chống tàu ngầm. Đô đốc King yêu cầu có được một số lượng máy bay B-24 trang bị cấu hình ASW của Lục quân để đổi lấy một số lượng ngang bằng máy bay B-24 của Hải quân chưa sửa đổi. Thỏa thuận đã đạt được trong tháng 7 và việc trao đổi đã được hoàn thành vào tháng 9 năm 1943.
    Vào mùa xuân năm 1943 người Anh đã phát triển một radar có hiệu quả có khả năng quét đến centimet (Centimetric radar) và đủ nhỏ để được mang được trên máy bay tuần tra vũ trang với bom chìm trên không. Centimetric radar tăng cường rất nhiều khả năng phát hiện và không thể bị phát hiện bởi các thiết bị cảnh báo radar Metox của người Đức. Hơn nữa việc bảo vệ từ trên không được tăng cường bởi việc đưa vào sử dụng tàu sân bay thương gia hoặc tầu MAC và sau đó là số lượng ngày càng tăng các tàu sân bay hộ tống do Hoa kỳ chế tạo (mời các bác ngó lại mục sự phát triển của TSB). Các máy bay thì chủ yếu là các loại Grumman F4F/FM Wildcats và Grumman TBF / TBM Avenger, các TSB này khởi hành cùng với các đoàn công voa và cung cấp rất nhiều sự bảo vệ cần thiết từ trên không và tuần tra tất cả các nhánh trên Đại Tây Dương.
    [​IMG]
    Một ảnh khác về một chiếc tầu U-Boat đang bị tấn công bởi máy bay của Lực lượng Đồng minh
    Những con số lớn hơn các tàu hộ tống đã sẵn sàng, cả hai dường như là kết quả của các chương trình đóng tầu của Mỹ và việc tung ra các tàu hộ tống đã tạo ra các thành công trong cuộc đổ bộ lên bờ biển Bắc Phi trong tháng 11 và tháng 12 năm 1942. Đặc biệt, tàu khu trục hộ tống ( theo thuật ngữ của Mỹ là destroyer escorts tương tự thuật ngữ frigate của Anh) được thiết kế và chế tạo có tính chất kinh tế hơn nhiều so với hạm đội tàu khu trục đắt tiền và cũng có chất lượng hơn nhiều so với tàu hộ tống (corvette). Các tầu khu trục hộ tống được sản xuất nhiều không chỉ đủ để hộ tống an toàn cho các đoàn công voa, chúng còn đủ để có thể lập những nhóm săn lùng (thường tập trung xung quanh các tàu sân bay hộ tống) để tích cực săn tầu U-Boat (Hunt the hunter).
    Việc liên tục giải mã được mật mã Enigma của hải quân Đức cho phép các đoàn công voa của Đồng minh để né tránh các Bầy sói trong khi các nhóm hỗ trợ của Anh và các nhóm săn ngầm của Mỹ đã có thể săn được các tầu U-Boat, những chiếc đang cố tình tiếp cận các đoàn công voa hoặc ở những vị trí bị tiết lộ bởi giải mã Enigma.
    Các chiến thuật được phát triển bởi lực lượng không quân Đồng minh và các công nghệ mới đã làm cho Vịnh Biscay, tuyến đường chính của các đội tầu U-Boat có căn cứ tại Pháp trở nên cực kỳ nguy hiểm. Việc đưa vào sử dụng loại đèn Leigh Light đã kích hoạt các cuộc tấn công chính xác vào tầu U-Boat lúc họ đang sạc lại pin của mình trên bề mặt nước vào ban đêm. Không quân Đức phản ứng bằng cách tung ra các máy bay chiến đấu để bảo vệ cho các tầu U-Boat lúc chúng ra khơi và quay trở về từ Đại Tây Dương và đồng thời phá phong tỏa. Tuy nhiên do các điệp viên là kháng chiến quân người Pháp hoạt động như các nhân viên tại các cảng chính làm cho những dặm cuối cùng để đến và đi từ các cảng lại tỏ ra vô cùng nguy hại cho nhiều tàu U-Boat.
    Năm những năm cuối cùng (tháng 6 năm 1943 -> tháng 5 năm 1945)
    Trong những nỗ lực tuyệt vọng để quay trở lại trận chiến, người Đức đã cố gắng rất nhiều để tăng cường sử dụng lực lượng U-boat một lần nữa trong khi chờ đợi các thế hệ tiếp theo của các thiết kế U-boat (các loại Walter và Elektroboot).
    Đáng chú ý là những nỗ lực này là hàng loạt những cải tiến nhằm tăng cường hệ thống phòng thủ chống máy bay, thiết bị dò radar, ngư lôi, và cuối cùng là sự bổ sung của thiết bị Ống thở ( Schnorchel) để cho phép tàu U-Boat ngưng động cơ diesel khi chạy dưới nước (nguyên văn - to run underwater off their diesel engines) để tránh radar.
    Vào tháng 9 năm 1943 Dönitz đã sẵn sàng khởi động lại các cuộc tấn công trên tuyến đường Bắc Đại Tây Dương. Việc tấn công trở lại vào Bắc Đại Tây Dương đã chứng kiến những thành công ban đầu, với những cuộc tấn công vào các đoàn công voa số ONS 18 và ON 202, nhưng một loạt các trận đánh sau đó đã cho thấy ít thành công hơn và thiệt hại tăng nhiều hơn cho U-Boat. Sau 4 tháng U-Boat lại phải hủy bỏ các cuộc tấn công; 8 tàu với trọng tải 56.000 tấn, và 6 tàu chiến đã bị chìm ở Bắc Đại Tây Dương để đánh đổi lấy sự mất mát của 39 tầu U-Boat, một tỷ lệ tổn thất cực kỳ thảm khốc cho các đội sói biển.
    Không quân Đức cũng đưa vào máy bay ném bom tầm xa He 177, và và loại bom điều khiển từ xa qua sóng radio Henschel Hs 293, các loại này đã tạo ra được một số thành công, nhưng ưu thế trên không của Đng minh đã ngăn cản chúng chở thành một mối đe dọa lớn cho Hải quân Hoàng gia.
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 15:52 ngày 29/07/2010
  2. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    [​IMG]
    Ảnh máy bay ném bom tầm xa He 177: tính năng cơ bản: tốc độ tối đa 550 km / h ( 341,7 mph) ở 5.500 m ( 18.045 ft) và trọng tải tối đa 27.000 kg ( 59.525 £ )
    [​IMG]
    Hình tầu lượn mạng bom điều khiển Henschel Hs 293: Trọng lượng 1.045 kg, trọng lượng đầu đạn 295 kg, động cơ đẩy động cơ tên lửa HWK 109-507, Tốc độ tối đa : 260 m / s, trung bình : 230 m / s, hệ thống điều khiển Kehl - Strassburg FuG 203/230 ; MCLOS
    Các cải tiến về mặt chiến thuật và kỹ thuật của các bên tham chiến
    Để chống trả sự tấn công của không lực Đồng Minh người Đức lại phải tăng cường trang bị vũ khí phòng không cho đội tầu U-Boat, và họ đưa vào sử dụng loại súng phòng không lắp trên tàu ngầm (Flak Boat) để chúng có thể chống trả các cuộc không kích khi nổi lên bề mặt. Đồng thời người Đức cũng cải tiến khả năng phát hiện của radar, chẳng hạn như hệ thống Wanze cũng được đưa vào sử dụng. Không số nào trong số những cải tiến thực sự phát huy được hiệu quả bởi vì vào năm 1943 Không lực của Đồng minh quá mạnh và tầu U-Boat thường bị tấn công ngay trong Vịnh Biscay khi họ vừa rời cảng.
    Công nghệ chế tạo ngư lôi cũng được cải thiện với FAT, đây là việc lập trình trước cho quả ngư lôi chạy chéo cắt ngang đoàn công voa (pre-programmed course criss-crossing the convoy path) và ngư lôi Acoustic của Hải quân Đức (GNAT), loại có thể định hướng bằng tiếng ồn từ cánh quạt chân vịt của mục tiêu. Phát minh này ban đầu rất có hiệu quả, nhưng Đồng Minh nhanh chóng phát triển các biện pháp chống trả đó là chiến thuật (Step-Aside) và kỹ thuật "Foxer" CAT.
    Người Đức đã bị thua trong cuộc chạy đua về mặt công nghệ. Đây là một điều hiển nhiên được nhận thức rõ ràng ngay cả với người Đức, bây giờ bầy sói chỉ hoạt động một cách hạn chế ở duy nhất vùng nước ven biển của Anh và chuẩn bị để chống lại cuộc đổ bộ vào nước Pháp đang được chuẩn bị bởi Đồng minh. Trong hai năm tiếp theo rất nhiều tầu U-Boat đã bị đánh chìm. Với chiến thắng của Lực lượng Đồng Minh trong trận chiến Đại Tây Dương, vật tư phục vụ chiến tranh bắt đầu được đổ vào nước Anh và Bắc Phi để cho chiến dịch cuối cùng giải phóng châu Âu (đúng hơn là Tây Âu).
    Những hành động cuối cùng của tầu U-Boat (tháng 5 năm 1945)
    Vào cuối cuộc chiến, người Đức đã đưa vào sử dụng ?oType Elektroboot? đó là loại tầu ngầm U-boat Type XXI và loại U-boat Type XXIII có phạm vi hoạt động ngắn. Type XXI có thể chạy được dưới nước với tốc 17 knots (31 km / h) nhanh hơn loại Type VII, nó có khả năng chạy nhanh gần tương đương với các tàu săn đuổi nó. Thiết kế được hoàn thành trong tháng 1 năm 1943 nhưng việc sản xuất đại trà các loại tầu mới đã không được bắt đầu cho đến tận năm 1944 vì vậy chỉ có 5 chiếc Type XXIII và 1 chiếc Type XXI được đưa vào hoạt động trong năm 1945. Những chiếc U-Boat này thực hiện 9 chuyến tuần tra và đánh chìm năm tàu Đồng minh trong 5 tháng đầu năm 1945; chỉ có một tuần tra chiến đấu được tiến hành bởi một chiếc Type XXI trước khi chiến tranh kết thúc nhưng nó không phát hiện ra kẻ thù nào.
    Khi quân Đồng Minh khóa chặt các căn cứ U-boat ở miền Bắc nước Đức, hơn 200 tàu U-Boat bị đánh đắm để tránh bị bắt làm tù binh, những chiếc có giá trị nhất đã cố gắng chạy trốn đến Na Uy. Trong tuần đầu tiên của tháng 5 khoảng 23 chiếc tàu U-Boat bị đánh chìm tại biển Baltic trong khi đang cố gắng thực hiện cuộc hành trình này.
    Những hành động cuối cùng của U-Boat trong vùng biển Hoa kỳ diễn ra vào các ngày 5/ 6 tháng 5 năm 1945 với việc chiếc SSBlack Point bị đánh chìm và các chiếc U-853 và U-881 bị tiêu diệt trong những sự cố riêng biệt.
    Các hành động cuối của trận chiến Đại Tây Dương diễn ra vào các ngày 7/ 8 tháng 5 năm 1945. Chiếc U-320 là chiếc U-boat cuối bị đánh chìm trong chiến đấu bởi một chiếc máy bay Catalina của Không quân Hoàng gia, trong khi tàu quét mìn số NYMS 382 và các tàu vận tải Sneland và Avondale Park của Đồng Minh đã bị trúng ngư lôi trong những sự cố riêng biệt chỉ vài giờ trước khi Đức đầu hàng.
    Những chiếc U-Boat còn lại gồm 174 chiếc đã đầu hàng Đồng Minh trên biển hoặc tại cảng. Hầu hết các con tầu này đã bị phá hủy trong chiến dịch Operation Deadlight sau chiến tranh.
    Và đến đây trận chiến Đại Tây Dương có thể coi là kết thúc, mời các bác đón đọc các trận tiếp theo
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 12:09 ngày 30/07/2010
  3. duyvanp

    duyvanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    bác cho em thêm tý thông tin 2 em này !! em không kiêm được trên google , mong bác thông cảm !!
  4. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    @ duyvanp: em có hai cái link cho máy bay He 177 http://en.wikipedia.org/wiki/Heinkel_He_177 và bom điều khiển từ xa Henschel 293 http://en.wikipedia.org/wiki/Henschel_Hs_293, bác chịu khó đọc tiếng Anh ( bác copy và bỏ vào phần mềm Translate trong Google là đọc được liền)
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 10:19 ngày 30/07/2010
  5. duyvanp

    duyvanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bác rất nhiều . mình cũng biết đọc tiếng anh nên cũng không sao !!
  6. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Trận Taranto
    Hì hì trận này không phải là quá khủng nhưng nó có ý nghĩa cực kỳ to lớn về mặt chiến thuật và Đô đốc Yamamoto của Nhật Bản đã lấy cảm hứng từ trận này để chuẩn bị cho trận đánh Trân Châu Cảng
    Ngày diễn ra trận đánh: Ngày 12 tháng 11 năm 1940
    Địa điểm: Taranto, Italia
    Kết quả: Anh chiến thắng
    Các bên tham chiến
    Vương quốc Anh
    Chỉ huy
    Lumley Lyster
    Lực lượng
    21 máy bay phóng ngư lôi
    1 tàu sân bay
    2 tàu tuần dương hạng nặng
    2 tuần dương hạm hạng nhẹ
    5 tàu khu trục
    Thương vong
    2 bị giết
    2 bị bắt
    2 máy bay bị bắn hạ
    Italia
    Chỉ huy
    Inigo Campioni
    Lực lượng
    6 tàu thiết giáp hạm
    9 tàu tuần dương hạng nặng
    7 tàu tuần dương hạng nhẹ
    13 tàu khu trục
    Thương vong
    59 bị giết
    600 bị thương
    1 thiết giáp hạm bị phá hủy
    2 thiết giáp hạm bị hư hại
    [​IMG]
    Bản đồ cảng Taranto ở miền Nam nước Ý
    [​IMG]
    Cảng Taranto ngày nay khi quan sát qua vệ tinh
    Trận chiến hải quân Taranto đã diễn ra vào đêm ngày 11-> đến ngày12 tháng 11 năm 1940 trong thời gian của cuộc Chiến thế giới II. Hải quân Hoàng gia đã phát động cuộc tấn công bằng máy bay hải quân đầu tiên trong lịch sử các trận hải chiến hạm đối hạm, một số lượng nhỏ máy bay phóng ngư lôi từ một tàu sân bay trong biển Địa trung ha?i đã tấn công 1 hạm đội của Hải quân Ý đang neo đậu tại cảng Taranto, người Anh sử dụng chiến thuật phóng ngư lôi từ trên không (aerial torpedo) bất chấp trở ngại về mặt địa hình là cảng này có mực nước rất nông. Sức tàn phá của các máy bay được phóng từ tàu sân bay của Anh vào những tàu thiết giáp lớn của Ý là sự khởi đầu của việc gia tăng về sức mạnh của Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng này là khắc tinh của các tàu thiết giáp hạm với những khẩu súng lớn.
    Một khoảng thời gian dài trước khi nổ ra Thế chiến lần thứ nhất Hải đội đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Ý đã thả neo tại Taranto. Trong giai đoạn này Hải quân Hoàng gia Anh bắt đầu lên kế hoạch cho việc làm suy yếu sức mạnh của hạm đội Ý . Việc làm suy yếu sức mạnh của bất kỳ kẻ thù nào ở biển Địa Trung Hải là một bài tập thường xuyên của Hải quân Anh. Kế hoạch tiêu diệt các tầu chiến Ý ở cảng Taranto được coi là sự trả lời sớm nhất của người Anh cho cuộc xâm lược của người Ý vào quốc gia Abyssinie vào năm 1935.
    Trong thời gian năm 1940-1941 Quân đội Ý đang hoạt động tại Bắc Phi có tổng hành dinh tại Libya, yêu cầu một đường dây tiếp tế từ Italy. Quân đội Anh cũng đang đóng tại Bắc Phi có tổng hành dinh tại Ai Cập, cũng đang gặp những khó khăn còn lớn hơn nhiều về mặt tiếp tế. Các đoàn công voa chở đồ tiếp tế cho Ai Cập phải hoặc là băng qua biển Địa Trung Hải ngang qua Gibraltar và Malta và sau đó đến gần bờ biển Sicily, hoặc là đi vòng qua Mũi Hảo Vọng tức là phải hành trình vượt qua toàn bộ bờ biển phía đông của châu Phi, và sau đó vượt qua Kênh đào Suez để đến Alexandria. Tuyến đường thứ 2 là một tuyến đường rất dài và mất nhiều thời gian, cấu tạo về mặt Địa lý đã đưa hạm đội Ý vào một vị trí tuyệt vời để ngăn chặn nguồn tiếp tế và gửi quân tiếp viện của người Anh.
    [​IMG]
    Ảnh căn cứ hải quân Taranto của Ý vào những năm 1930
    Người Anh đã giành chiến thắng trong một số trận đánh và xáo trộn đáng kể cán cân sức mạnh tại vùng biển Địa Trung Hải . Theo học thuyết Fleet in being ( một học thuyết về Hải quân được phát kiến bởi Sir Arthur Herbert ?" Bá tước đầu tiên của Torrington trong năn 1690), người Ý thường cất giữ tàu chiến của mình ở trong cảng . Hạm đội Ý ở Taranto là một hạm đội mạnh bao gồm: sáu tàu thiết giáp (năm chiếc có thể tham chiến tức thì ), bảy tàu tuần dương hạng nặng, Hai tuần dương hạm hạng nhẹ, và tám tàu khu trục, tạo nên một sự đe dọa nghiêm trọng vào tuyến đường vận tải của người Anh cho Bắc Phi.
    Trong khoảng thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng Munich vào năm 1938 , Sir Dudley Pound Đô đốc chỉ huy Hạm đội Địa Trung Hải của Anh đã có nhiều quan tâm về sự sống còn của chiếc tàu sân bay HMS Glorious để chống lại đối thủ là Hạm đội Ý tại Địa Trung Hải. Pound đã ra lệnh cho các nhân viên của ông ta phải xem xét thật kỹ cảng tất cả các kế hoạch tấn công Taranto . Ông nhận được lời tư vấn từ thuyền trưởng của chiếc Glorious, Arthur Lyster, rằng các máy bay Fairey TSR Swordfish của nó có khả năng tung ra một cuộc tấn công bằng ngư lôi lắp trên máy bay vào ban đêm. Thực vậy phi đội máy bay này là lực lượng không quân duy nhất có khả năng làm được việc đó. Pound đã chấp nhận lời tư vấn của Lyster và ông ra lệnh khẩn trương để để bắt đầu tiến hành đào tạo. An ninh được đảm bảo chặt chẽ đến mức không có bản ghi nào được lưu lại Chỉ một tháng trước khi cuộc chiến bắt đầu , Pound đã chú ý tư vấn lại cho người thay thế ông, Đô đốc Andrew Cunningham, rằng hãy xem xét khả năng này. Vì vậy sau này kế hoạch tấn công Hạm đội Ý tại Taranto được gọi là "Operation Judgement".
    Sự sụp đổ của nước Pháp và những tổn thất hậu quả của hạm đội Pháp tại Địa Trung Hải ( ngay cả trước " Chiến dịch Catapult ") đòi hỏi phải có sự khắc phục cần thiết. Chiếc tàu sân bay cũ hơn - HMS Eagle trong thành phần lực lượng của Cunningham đang có một Fairey TSR Swordfish rất giàu kinh nghiệm. Ba chiếc máy bay Sea Gladiator cũng được tăng cường cho chiến dịch. Kế hoạch bắt đầu được tiến hành sau khi quân đội Ý bị cầm chân tại Sidi Barrani và điều này đã làm rảnh tay Hạm đội Địa Trung Hải của Anh.
    "Operation Judgement" chỉ là một phần nhỏ của kế hoạch "Operation MB8". Ban đầu nó được dự kiến diễn ra vào ngày 21 tháng 10 năm 1940 , ngày kỷ niệm trận đánh Trafalgar, Nhưng một đám cháy đã bùng lên từ một thùng nhiên liệu phụ 60 Imperial gallon ( 270 lít) của một trong số các chiếc Swordfish, chiếc thùng nhiên liệu phụ được thêm vào để mở rộng tầm bay đến được Taranto và đám cháy lại càng chở nên trầm trọng hơn sau khi tiêu hủy thêm hai chiếc Swordfish nữa. Sau đó chiếc HMS Eagle gặp vấn đề ở hệ thống tiếp nhiên liệu của nó vì vậy nó bị loại khỏi chiến dịch.
    Chiếc tàu sân bay mới HMS Illustrious trở thành chiếc duy nhất phải đi làm nhiệm vụ tại Địa Trung Hải, lúc này nó đang thả neo tại Alexandria. ( Thủy thủ đoàn của nó đã từng nằm dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Lyster người đã lập nên kế hoạch tấn công Taranto). Chiếc HMS Illustrious lấy thêm năm chiếc Swordfish từ chiếc tàu HMS Eagle và nó sẽ là chiếc tầu sân bay duy nhất để phát động các cuộc không kích
    [​IMG]
    Ảnh chiếc tầu sân bay HMS Illustrious của Anh, từ chiếc tầu sân bay này mà các máy bay phóng ngư lôi của Anh đã cất cánh và đánh quỵ hạm đội Ý tại cảng Taranto
    Người Anh nhanh chóng thành lập lực lượng hải quân đặc biệt bao gồm chiếc HMS Illustrious, hai tàu tuần dương hạng nặng, hai tầu tuần dương hạng nhẹ, và bốn tàu khu trục. 24 chiếc Swordfish tấn công được lấy từ các phi đội Không quân của Hải quân số 813/ 815/ 819 và 824. Chỉ một số lượng nhỏ máy bay tham gia tấn công gây nên những lo ngại rằng "Operation Judgement" sẽ chỉ có tác dụng cảnh báo và làm Hải quân Ý đề cao cảnh giác chứ không đạt được kết quả quan trọng nào. Chiếc HMS Illustrious cũng có phi đội máy bay tiêm kích số 806 ở trên tàu để tạo sự yểm trợ trên không cho lực lượng đặc nhiệm này.
    Một nửa số chiếc Swordfish được trang bị ngư lôi tạo thành lực lượng máy bay tấn công chủ lực, một nửa số khác mang bom và pháo sáng để thực hiện các cuộc tấn công bổ nhào. Những quả ngư lôi được nạp loại thuốc nổ Duplex có khả năng từ tính và vô cùng nhạy cảm với các biển có sóng mạnh như các cuộc tấn công sau đó vào chiếc tàu chiến Bismarck của Hải quân Đức sau đó đã cho thấy. Lúc đó cũng có những lo ngại rằng các quả ngư lôi phóng từ trên không sẽ rơi ra ngoài sau khi được thả xuống. Tỷ lệ mất mát của các máy bay ném bom tham gia trận đánh được dự kiến lên đến 50%.
    [​IMG]
    Ảnh một chiếc máy bay phóng ngư lội Fairey Swordfish của Lực lượng Hải quân Hoàng gia
    Một số các chuyến bay trinh sát được tiến hành bởi các máy bay ném bom Martin Maryland (phi đội số 431 của Không quân Hoàng gia ) cất cánh từ Malta để xác định lại vị trí của Hạm đội Ý . Những chuyến bay này đã chụp được ảnh mà qua đó sĩ quan tình báo của chiếc Illustrious đã bất ngờ phát hiện được được một chiếc kinh khí cầu và kế hoạch tấn công lại phải được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới (có khinh khí cầu thì người Ý sẽ phát hiện ra lực lượng tấn công và kịp thời chuẩn bị tác chiến). Để chắc chắn rằng các tàu chiến của Ý đã không đi ra khỏi cảng, người Anh cũng tung ra một chuyến bay trinh sát bằng máy bay Short Sunderland vào đêm ngày 11 tháng 11, cùng với việc lực lượng tàu sân bay đặc nhiệm được tập hợp ở khoảng 170 dặm ( 315 km ) từ cảng Taranto, ngoài khơi hòn đảo Cephalonia của Hy Lạp. Chuyến bay trinh sát đã cảnh báo lực lượng Ý ở miền nam nước Ý nhưng vào lúc này họ không có bất kỳ hệ thống radar và điều mà người Ý có thể làm là ngồi mà chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Hải quân Ý trong lúc này hoàn toàn có thể được tung ra biển để tìm kiếm bất kỳ tầu chiến nào của lực lượng hải quân Anh, nhưng ý tưởng này rõ rệt là đi ngược lại với triết lý của hải quân Ý trong giai đoạn tháng 1 năm 1940 -> tháng 9 năm 1943, khi nước Ý đã đầu hàng Đồng Minh và tuyên chiến với nước Đức.
    Sự phức tạp của chiến dịch "Operation MB8" với các lực lượng và các đoàn công voa khác nhau của nó đã thành công trong việc đánh lừa người Ý rằng đội tầu đặc nhiệm này cũng chỉ là một đoàn công voa bình thường, qua đó nó góp phần vào thành công của chiến dịch "Operation Judgement".
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 30/07/2010
  7. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Cuộc tấn công
    [​IMG]
    Sơ đồ trận không kích Taranto, máy bay của người Anh chia làm hai đợt công kích, đợt 1 từ góc 7 giờ bay qua góc 2 giờ, đợt này lại chia thành hai nhóm nhỏ, đợt 2 bay từ góc 11 giờ hướng xuống góc 5 giờ
    [​IMG]
    Ảnh chụp những chiếc máy bay Fairey Swordfish mang ngư lôi của RN xuất trận, trên là Swordfish là cá Kiếm nhưng chúng trông giống những chú chuồn chuồn hơn.
    Đợt đầu tiên của 12 chiếc máy bay Fairey Swordfish cất cánh từ chiếc HMS Illustrious ngay trước 21:00, tiếp theo là đợt thứ hai gồm chín máy bay ném bom cất cánh khoảng một giờ rưỡi sau đó. Đợt máy bay đầu tiên đó bao gồm một hỗn hợp của sáu máy bay mang ngư lôi, và sáu chiếc khác mang bom từ trên không, được chia thành hai đội khi ba chiếc máy bay ném bom và một chiếc máy bay phóng ngư lôi đi lạc khỏi lực lượng chính khi bay qua các đám mây nhỏ. Nhóm máy bay nhỏ hơn tiếp tục bay đến Taranto một cách độc lập. Nhóm máy bay chính tiếp cận bến cảng vào khoảng 22:58 . Một quả pháo sáng được thả ở phía đông của bến cảng và chiếc máy bay thả quả pháo sáng này cùng một chiếc nữa đã tiến hành một đợt tấn công ném bom bổ nhào để đốt cháy chiếc tầu chở dầu. Ba máy bay tiếp theo do Thiếu tá K. Williamson thuộc phi đội 815 Hải quân Hoàng gia chỉ huy bay qua đảo San Pietro và đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Conte di Cavour bằng một quả ngư lôi, quả ngư lôi này nổ tung tạo một lỗ rộng 27ft ở phần bên dưới mực nước của con tầu. Chiếc máy bay của Williamson bị bắn hạ bởi pháo phòng không từ các chiến hạm Ý. Hai chiếc máy bay còn lại trong đội bay này tiếp tục bay một cách lắt léo để tránh quả khinh khí cầu và chúng phải nhận những loạt đạn phòng không hạng nặng làm chúng phải quay về khi triển khai một cuộc tấn công không thành công vào chiếc thiết giáp hạm Andrea Doria. Một nhóm nhỏ máy bay tiếp theo gồm ba chiếc tấn công từ hướng bắc, tốp này tấn công vào chiếc thiết giáp hạm Littorio và bắn vào nó hai quả ngư lôi, quả ngư lôi còn lại được nhằm vào chiếc kỳ hạm Vittorio Veneto nhưng lại không trúng mục tiêu. Đội máy bay ném bom do đại úy O. Patch chỉ huy triển khai đợt tấn công tiếp theo. Các phi công của đội bay này thấy rằng rất khó để xác định mục tiêu (các thiết giáp hạm được ưu tiên) nên họ đã quay ra tấn công hai tàu tuần dương từ độ cao 1.500 ft , theo sau là một chiếc máy bay khác nữa và chiếc này thả quả bom của nó cắt chéo qua bốn chiếc tàu khu trục.
    [​IMG]
    Sơ đồ chi tiết hơn của trận không kích Taranto, qua đây ta thấy vị trí của Hạm đội thiết giáp hạm của Ý, hệ thống phòng thủ của người Ý như lưới chống như lôi, các kinh khí cầu ... và vị trí mà các máy bay của Anh bắt đầu phóng ngư lôi, cũng qua sơ đồ nay ta thấy chiếc Littorio bị trúng ngư lôi ở cả hai bên mạn tầu, chiếc Caio Duilio bị trúng 1 quả ngư lôi ở mạn bên trái, chiếc Conte di Cavour bị trúng 1 quả ngư lôi ở mạn bên phải, chiếc này hoàn toàn bị tiêu diệt.
    [​IMG]
    Tranh vẽ những chiếc máy bay Fairey Swordfish lao vào tấn công hạm đội Ý ở tầm cao rất thấp, đây là một chiến thuật hoàn toàn mới
    [​IMG]
    Tranh vẽ một đợt không kích từ một chiếc máy bay Fairey Swordfish, những cụm khói đen tỏa ra có vẻ như là đạn phòng không
    Đợt tấn công thứ hai gồm chín chiếc máy bay bây giờ mới xuất hiện, hai trong bốn chiếc máy bay ném bom có mang theo pháo sáng và năm chiếc còn lại mang ngư lôi. Một chiếc phải quay trở về vì có vấn đề xẩy ra với thùng nhiên liệu phụ của nó và một chiếc máy bay cất cánh 20 phút sau những chiếc khác sau khi được sửa chữa khẩn cấp các thiệt hại từ một tai nạn nhỏ khi cất cánh. Pháo sáng đã được thả xuống ngay trước nửa đêm. Hai máy bay phóng ngư lôi của chúng vào chiếc Littorio và một quả trong số đó đã trúng mục tiêu. Một chiếc máy bay khác mặc dù đã hai lần trúng đạn phòng không nhưng vẫn cố phóng một quả ngư lôi vào chiếc kỳ hạm Vittorio Veneto nhưng phóng ngư lôi này cũng bị trượt mục tiêu. Một chiếc máy bay phóng vào chiếc thiết giáp hạm Caio Duilio một quả ngư lôi tạo một lỗ lớn ở thân con tầu và làm ngập ở cả hai kho đạn ở phía trước của nó. Chiếc máy bay của Trung úy Bayly bị bắn hạ bởi chiếc tàu tuần dương hạng nặng Gorizia khi nó tiếp tục tấn công vào chiếc Littorio, chiếc máy bay này là chiếc duy nhất bị mất trong đợt tấn công thứ hai. Chiếc máy bay cuối cùng đến mục tiêu 15 phút sau những chiếc khác và thực hiện một cú ném bom bổ nhào tấn công vào một chiếc tàu tuần dương Ý mặc dù hỏa lực phòng không bắn lên dày đặc và nó quay trở về sàn bay của chiếc HMS Illustrious một cách an toàn vào lúc 02:39.
    Trong số hai chiếc máy bay hai bị bắn hạ, hai thành viên phi hành đoàn của chiếc máy bay đầu tiên bị bắt làm tù binh, nhưng hai người khác đã bị giết chết.
    [​IMG]
    Ảnh chiếc Conte di Cavour sau khi bị trúng một phát ngư lôi vào sườn bên phải, tuy chỉ bị lĩnh một phát bắn nhưng lại đúng vào chỗ phạm nên nó phải chịu thúc thủ
    Hậu quả
    Hạm đội Ý đã phải chịu rất nhiều thiệt hại và ngày hôm sau Regia Marina (Hải quân Ý) phải chuyển những tàu không bị hư hại của nó từ Taranto đến Naples để bảo vệ chúng khỏi các đợt tấn công tương tự. Việc sửa chữa chiếc Littorio mất khoảng năm tháng và chiếc Caio Duilio mất chừng sáu tháng, nhưng việc sửa chữa chiếc Conte di Cavour đòi hỏi phải mở rộng công việc cứu hộ và công việc sửa chữa nó đã không được tiến hành một cách đầy đủ khi Italia đầu hàng Đồng minh vào năm 1943 và tuyên bố chiến tranh chống lại Đức Quốc xã. Hạm đội thiết giáp hạm của Ý mất khoảng một nửa sức mạnh của mình trong chỉ trong một đêm . Học thuyết "fleet-in-being" cũng bị giảm bớt tầm quan trọng và Hải quân Hoàng gia tăng kiểm soát hầu hết các vùng trong biển Địa Trung Hải. Mục tiêu là kiểm soát vùng biển này, với sự giúp đỡ của Hải quân Hoa kỳ và Hải quân Hoàng gia Canada trong thời gian từ năm 1943-> 1944, đã trở thành thiện thực.
    Mặc dù trận này đã gây ra những trở ngại nghiêm trọng cho Regia Marina nhưng người Ý vẫn có đủ các nguồn lực đầy để tổ chức trận trận Cape Spartivento ngày 27 tháng 11 năm 1940 ( trận này Ý thắng). Tuy nhiên người Anh lại đánh bại hạm đội Ý một vài tháng sau đó trong trận Cape Matapan ở gần Hy Lạp vào tháng 3 năm 1941 .
    Các chuyên gia về ngư lôi trên không trong tất cả các lực lượng hải quân hiện đại trước đó đều cho rằng các cuộc tấn công phóng ngư lôi diệt hạm phải được tiến hành ở vùng nước sâu, ít nhất là sâu đến 30 m ( 100 ft). Cảng Taranto có mực nước chỉ sâu khoảng 12 m ( 40 ft). Tuy nhiên Hải quân Hoàng gia sử dụng ngư lôi có cải tiến và thả chúng từ độ cao rất thấp.
    [​IMG]
    Trận chiến Taranto đã được viết thành sách, đây là bìa của quấn này, thực tế thì em cũng ko có quấn này bác nào có thì xin chia sẻ cùng AE nha
    Các sỹ quan của Hải quân Đế quốc Nhật Bản nghiên cứu kỹ lưỡng cuộc không kích vào Taranto khi họ lập kế hoạch phóng ngư lôi trong trận không kích vào Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Trận không kích Trân Châu Cảng là một trận đánh lớn hơn một cách đáng kể khi so với trận Taranto, sáu chiếc tàu sân bay hạm đội của Đế quốc Nhật Bản, mỗi chiếc mang một chiếc mang một số lượng máy bay lớn hơn gấp đôi những chiếc máy bay mà một tàu sân bay của Anh có thể mang được. Do đó dẫn đến khả năng tàn phá lớn hơn rất nhiều lần, Người Nhật đã đánh chìm hoặc làm vô hiệu hóa bảy thiết giáp hạm của Mỹ và làm hư hại nghiêm trọng nhiều tàu chiến khác. Tuy nhiên người ta lại có thể lập luận rằng cuộc không kích này vào Hạm đội Hoa Kỳ không làm thay đổi cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương theo cùng một cách mà cuộc tấn công vào Taranto đã làm được ở biển Địa Trung Hải (vì đương nhiên là Hoa kỳ mạnh hơn nước Ý nhiều lần).
    Các thiết giáp hạm cũ và chậm chạp của Hoa kỳ trở nên ít hữu dụng trong vùng lãnh thổ rộng lớn của Thái Bình Dương khi so với hiệu quả của thiết giáp hạm trong giới hạn hẹp của biển Địa Trung Hải. Ngoài ra các nhà lãnh đạo của Hải quân Mỹ đã buộc phải hiện đại hóa suy nghĩ của mình: sự thống trị của các tầu hải quân chủ lực đã chuyển sang thành sự thống trị của tàu sân bay trong cuộc chiến. Hải quân Mỹ có sáu tàu sân bay Hạm đội hiện đại, tốc độ cao có sẵn để tiến hành cuộc chiến chống lại Hải quân Nhật, và cả sáu chiếc trong số này đều gia nhập cuộc chiến - bốn chiếc trong số này bị đánh chìm. Một điều quan trọng là Hải quân Mỹ có nhiều tầu sân bay mới được thiết kế tốt như lớp tàu sân bay Es*** đã được chế tạo và họ đã bắt đầu giành được những chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Đế quốc Nhật Bản vào năm 1943. Các tàu sân bay mới và mạnh mẽ của Hải quân Mỹ đã trở thành những công cụ chủ yếu trong công cuộc phản công chống lại Đế quốc Nhật Bản.
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 12:38 ngày 31/07/2010
  8. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Trận chiến eo biển Đan Mạch
    Ngày diễn ra trận đánh: ngày 24 tháng 5 năm 1941
    Nơi xảy ra trận đánh: Eo biển Đan Mạch
    Kết quả: Hải quân Đức hoàn toàn chiến thắng ( còn có nhiều tranh luận về chiến thắng của người Đức, nhưng theo thiển ý bản thân thì em thấy người Đức phải 2 chọi 4 mà đánh chìm chiếc HMS Hood, loại khỏi vòng chiến chiếc HMS Prince of Wales, đây lại là những chiến hạm mạnh nhất của Hải quân Anh, thì đó phải là một chiến thắng quá rực rỡ chứ ko chỉ có ý nghĩa về mặt chiến thuật)
    Các bên tham chiến
    Hải quân Đế chế Đức - Kriegsmarine
    Chỉ huy
    Günther Lütjens
    Sức mạnh
    1 thiết giáp hạm
    1 tàu tuần dương hạng nặng
    Thương vong
    1 thiết giáp hạm bị thiệt hại
    thương vong nhẹ về mặt nhân sự

    Hạm đội chính - Home Fleet của Hải quân Hoàng gia
    Chỉ huy
    Lancelot Holland ?
    John Leach
    Sức mạnh
    1 thiết giáp hạm
    1 tàu tuần dương chủ lực
    2 tầu tuần dương hạng nặng
    Thương vong
    1 tàu tuần dương chủ lực bị chìm
    1 thiết giáp hạm bị thiệt hại nặng nề và bỏ chạy
    1.428 người chết
    9 người bị thương
    Trận eo biển Đan Mạch là một trận hải chiến ở Chiến tranh thế giới II giữa các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia và Hải quân Đức Kriegsmarine.
    Chiếc thiết giáp hạm Prince of Wales và tuần dương hạm chủ lực Hood của Anh đã giao chiến với chiếc thiết giáp hạm Bismarck và tuần dương hạm hạng nặng Prinz Eugen của Đức, Cả hai chiếc tầu của Đức đều đang cố gắng để thoát vào biển Bắc Đại Tây Dương để tiêu diệt tàu chở hàng của Đồng Minh.
    Chưa đầy mười phút sau khi tầu Anh nổ súng mở đầu cuộc chiến một được bắn từ chiếc Bismarck đã bắn trúng kho đạn dược ở phía sau của nó. Ngay sau đó chiếc Hood đã phát nổ và chìm trong vòng ba phút với tổn thất của gần như tất cả thủy thủ đoàn, chỉ còn 3 người trong số họ còn sống sót.
    Chiếc Prince of Wales tiếp tục bắn qua bắn lại với Bismarck nhưng có những trục trặc nghiêm trọng trong hệ thống vũ khí chính của nó vì chiếc thiết giáp hạm đã không được cải tiến một cách hoàn chỉnh sau khi quá trình này hoàn tất vào cuối tháng 3 năm 1941. Sự việc này kết hợp với ảnh hưởng của trận đánh khiến nó phải thoát ra ngoài trận đánh.
    Chiếc Bismarck tuy bị hỏng hóc nhưng vẫn còn hoạt động tốt đã không đuổi theo chiếc Prince of Wales và thay vào đó nó hướng đến Đại Tây Dương cùng với chiếc Prinz Eugen.
    Bối cảnh trước khi xảy ra trận đánh
    Ngày 18 tháng 5 năm 1941 chiếc thiết giáp hạm mới của hải quân Đức - Bismarck đã sẵn sàng, sau khi được thử nghiệm rộng rãi, cho các chuyến đi đầu tiên của nó để tấn công các tuyến đường vận tải của đối phương trong chiến dịch "Operation Rheinübung". Nó đi kèm với chiếc Prinz Eugen, một chiếc tàu tuần dương mới cũng lần đầu tiên làm sứ mệnh của nó. Đô đốc Lütjens chỉ huy hạm đội Đức dự định phá vỡ phong tỏa để tiến ra biển Đại Tây Dương thông qua Eo biển Đan Mạch đoạn ở giữa Greenland và Iceland để tấn công các đoàn công voa của Đồng minh ở Bắc Đại Tây Dương. Trước đó các cuộc tấn công của tầu chủ lực của Đức như các thiết giáp hạm Scharnhorst và Gneisenau đã gây đủ thiệt hại để khiến người Anh phải sử dụng một số chiến hạm cũ của họ như các tầu lớp Revenge làm tầu hộ tống. Mặc dù đã cũ và chậm chạp các tàu này được trang bị súng 15-inch (381 mm), mạnh hơn hầu hết các khẩu súng trên tàu tuần dương hạng nặng và chiếc thiết giáp hạm bỏ túi của Đức. Mặc dù vậy các chiếc Bismarck và Prinz Eugen vẫn có thể liều lĩnh tấn công một đoàn công voa được hộ tống bởi một trong những thiết giáp hạm đã kể trên: chiếc Bismarck có thể tham gia tấn công và cố gắng tiêu diệt các tàu chiến hộ tống để chiếc Prinz Eugen đuổi theo và đánh chìm các tàu hàng đang bỏ chạy.
    [​IMG]
    Ảnh chiếc SMS Bismarck, dưới đây là một số thông số chi tiết
    Đặt tên theo tên vị tể tướng lừng danh của Đê quốc Phổ (tiền thân của nước Đức hiện đại) Otto von Bismarck
    Đặt hàng sản xuất : Ngày 16 tháng 11 năm 1935
    Nhà sản xuất : Blohm & Voss, Hamburg
    Đặt khung xườn: Ngày 01 tháng 7 1936
    Hạ thủy : Ngày 14 tháng hai năm 1939
    Đi vào hạt động: 24 Tháng Tám 1940
    Kết cục : Bị đánh chìm vào ngày 27 tháng 5 năm 1941 tại Bắc Đại Tây Dương, tại 48 ° 10''''''''''''''''''''''''''''''''N 16 ° 12''''''''''''''''''''''''''''''''W / 48.167°N 16.2°W / 48.167; -16.2
    Đặc điểm riêng
    Thứ hạng : Lớp thiết giáp hạm Bismarck
    Trọng tải: 41.700t tiêu chuẩn
    50.900 tấn đầy tải
    Chiều dài: 251 m ( 823,5 ft) tổng thể, 241,5 m ( 792,3 ft) khi ngập nước
    Chiều rộng : 36,0 m ( 118,1 ft) mực nước
    Độ mớm nước : 9,3 m ( 30,5 ft) tiêu chuẩn, 10,2 m ( 33,5 ft) đầy tải
    Động cơ đẩy : 12 nồi hơi cao áp Wagner ;
    3 trục turbine Blohm & Voss 150.170 mã lực ( 111,98 MW) ;
    3 ba chân vịt cánh quạt đường kính 4,70 m ( 15,42 ft)

    Tốc độ: 30,1 hải lý / h ( 34,6 dặm / giờ ; 55,7 km / h) trong thời gian thử nghiệm
    Phạm vi hoạt động : 8.525 hải lý ( 9.810 dặm , 15.788 km tại tốc độ 19 hải lý ( 22 mph , 35 km / h)
    Thủy thủ đoàn : 2,092 người gồm 1,989 thủy thủ và 103 sĩ quan ( năm 1941 )
    Vũ khí :
    8 súng - 380 mm/L52 SK C/34 ( 15 in) ( 4 - 2 )
    12 súng - 150 mm/L55 SK-C/28 ( 5,9 in) ( 6 - 2 )
    16 súng - 105 mm/L65 SK-C/37 / SK-C/33 ( 4,1 in) ( 8 x 2 )
    16 súng - 37 mm/L83 SK-C/30 ( 1,5 in)
    12 súng - 20 mm/L65 MG C/30 (0.79 in)
    8 súng - 20 mm/L65 MG C/32 (8-4) (0.79 in)

    Giáp vành đai : 145-320 mm ( 5,7-13 in)
    Giáp sàn : 110-120 mm ( 4,3-4,7 in)
    Vách ngăn : 220 mm ( 8,7 in)
    Giáp tháp pháo : 130-360 mm ( 5,1-14 in)
    Giáp các ổ súng : 342 mm ( 13,5 in)
    Giáp tháp chỉ huy : 360 mm ( 14 in)

    Máy bay bay: 4 máy bay Arado Ar 196 A-3, với hai máy phóng
    Hai chiếc tàu này được dự kiến sẽ cố gắng để phá vỡ vòng phong tỏa và đi về phía tây qua khoảng hở giữa Greenland-Iceland-Vương quốc Anh (GIUK). Tàu của Hải quân Hoàng gia dường như có khả năng đang canh trừng tuyến đường của họ. Máy bay cũng được lên kế hoạch để hỗ trợ nếu các hoạt động tìm kiếm không thể có kết quả vào thời điểm các tàu của Đức tiến hành cố gắng đột phá của họ, và vì các đám mây và mưa. Tối ngày 23 tháng 5, mặc dù lợi thế về thời tiết xấu đã ngụy trang sự hiện diện của họ, người Đức vẫn bị phát hiện khi chạy ở 27 knot (50 km / h) bởi các tàu tuần dương hạng nặng Norfolk và Suffolk. Những con tàu này đang tiến hành tuần tra Eo biển Đan Mạch dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Frederic Wake-Walker. Với sự trợ giúp của hệ thống radar vừa được cài đặt của chiếc Suffolk, các tàu tuần dương đã theo dõi các tàu Đức xuốt qua đêm, và chúng liên tục báo cáo về hành trình của họ.
    [​IMG]
    Ảnh chiếc Prinz Eugen ( hoàng tử Ờhéng hé hé) của Hải quân Đức
    Đặt khung sườn: Ngày 23 tháng tư 1936
    Hạ thủy : Ngày 22 Tháng Tám năm 1938
    Đi vào hoạt động: 01 tháng tám năm 1940
    Kết cục : Bị kéo đến Kwajalein Atoll để thử nghiệm vũ khí hạt nhân, bị lật úp tháng 12 năm 1946
    Đặc điểm riêng
    Thứ hạng : loại tàu tuần dương hạng nặng, lớp Đô đốc Hipper mở rộng
    Trọng tải: 15.000 longton ( 15.000t) (trống) 18.400 longton ( 18.700 tấn) (max)
    Chiều dài: 212,5 m ( 697 ft)
    Rộng : 21,8 m ( 72 ft)
    Ngập nước : 7,2 m ( 24 ft)
    Động cơ điện: 136.000shp ( 101,000kW)
    Tốc độ: 33,5kn ( 62,0km / h; 38,6mph)
    Phạm vi hoạt động: 7.200hải lý ( 13.300km; 8.300mi) tại tốc độ 20 knot ( 37 km / h ; 23 mph)
    Thủy thủ đoàn: 1.600
    Vũ khí trang bị : 8 súng - 20,3 cm SK C/34
    12 súng - 10,5 cm L/65 C/33
    17 súng x 4 cm pháo phòng không
    8 súng x 3,7 cm L/83
    28 súng x 2 cm MG L/64
    12 ống phóng ngư lôi - 53,3 cm
    Giáp vành đai 80 mm, phía trên boong 30 mm, vỏ giáp sàn tàu 30 mm, vách ngăn chống ngư lội 20 mm, tháp pháo chính 160-70 mm, tháp chỉ huy 150 mm
    Máy bay: 3 thủy phi cơ Arado Ar 196 với nhiệm vụ trinh sát
    Sáng hôm sau tàu Đức bị chặn lại ở eo biển giữa Iceland và Greenland bởi một lực lượng tàu của Anh. Đây là chiếc thiết giáp hạm Prince of Wales và chiếc tuần dương hạm chủ lực Hood, cùng với một tàu khu trục Monitor dưới sự chỉ huy của Phó Đô đốc Lancelot Holland trên chiếc Hood. Chiếc Prince of Wales là một thiết giáp hạm lớp King George V vừa mới bước vào làm nhiệm vụ, lớp này có kích thước và hỏa lực tương tự như chiếc Bismarck. Nó chưa được trải qua thử nghiệm cuối cùng một cách đúng nghĩa và thủy thủ đoàn của nó thì hoàn toàn thiếu kinh nghiệm.Nó vẫn còn có vấn đề về mặt máy móc cơ khí đặc biệt là ở trong hệ thống vũ khí chính của mình, và nó phải khởi hành cùng với công nhân của nhà máy đóng tàu những người vẫn tiếp tục hoàn thành công việc của họ trong thời gian trận chiến. Chiếc Hood được hạ thủy vào năm 1918 và trong 20 năm nó giữ kỷ lục là chiếc tàu chiến bề mặt lớn nhất thế giới. Giữa các cuộc chiến tranh, hơn bất cứ con tàu nào khác, nó là biểu tượng của lực lượng hải quân Anh trong mắt của người Anh và thế giới. Nhưng lớp giáp của nó yếu hơn một cách toàn diện hơn so với một thiết giáp hạm và chiếc sàn bọc thép của nó lại quá nhẹ để đủ sức chống lại đạn tầm xa. Thật không may là sự kiện Thế chiến II bùng nổ đã ngăn ngừa hiện đại hóa nó một cách đầy đủ, cụ thể là tăng độ giáp dày ở tầng thấp hơn từ 3 in đến 5 in hoặc 6in. Mặc dù vậy chiếc Hood có hỏa lực chính là các súng 15-inch (381 mm) tương đương với hỏa lực của bất kỳ thiết giáp hạm nào của Anh (và hơn hẳn hỏa lực của tầu Đức).
    Khi tiến xa về phía đông - nam, cấp trên Đô đốc Holland, Đô đốc Sir John Tovey có một băn khoăn rằng liệu có nên ra lệnh cho Đô đốc Holland để cho phép chiếc Prince of Wales tiến lên trước chiếc Hood hay không?. Trong vị trí này thì chiếc Prince of Wales vốn được bảo vệ tốt hơn sẽ thu hút hỏa lực của đối phương. Ông quyết định không đưa ra cho lệnh này và sau đó tuyên bố rằng "Tôi không cảm thấy sự can thiệp như vậy vào công việc của một viên chức cấp cao là hợp lý"
    Kế hoạch chặn đầu


    Kế hoạch chiến đấu của Holland là sử dụng các chiếc Hood và Prince of Wales để tấn công chiếc Bismarck trong khi các chiếc Suffolk và Norfolk tấn công chiếc Prinz Eugen ( lúc này Holland cho rằng chiếc Prinz Eugen vẫn chạy phía sau chiếc Bismarck chứ không phải là ở phía trước). Ông đánh tín hiệu này cho thuyền trưởng Leach nhưng không chỉ thị qua sóng radio cho Wake-Walker vì sợ tiết lộ vị trí của mình. Thay vào đó, ông quan sát sự im lặng của các máy vô tuyến điện. Holland hy vọng sẽ chặn được đối phương ở khoảng thời gian 02:00. Mặt trời lặn ở vĩ độ này là vào khoảng 01:51. Chiếc Bismarck và Prinz Eugen sẽ bị rọi chiếu trong bóng hoa?ng hôn của mặt trời trong khi các chiếc Hood và Prince of Wales lại có thể tiếp cận một cách nhanh chóng mà không bị nhìn thấy trong bóng tối tới một tầm đủ gần để không gây nguy hiểm cho chiếc Hood từ hỏa lực của chiếc Bismarck. Người Đức không mong chờ một cuộc tấn công từ khoảng thời gian này, và điều này đã tạo ra lợi thế bất ngờ cho người Anh.
    Thành công của kế hoạch này phụ thuộc vào radar của chiếc Suffolk có theo dõi một cách liên tục không gián đoạn các tàu của Đức hay không. Tuy nhiên chiếc Suffolk bị mất dấu tích bắt đầu từ khoảng 00:28. Trong vòng khoảng một giờ rưỡi Holland chẵng những không nhìn thấy kẻ thù mà còn không nhận được bất kỳ tin tức bổ sung nào từ các chiếc Norfolk hoặc Suffolk. Một cách miễn cưỡng ông ra lệnh cho các chiếc Hood và Prince of Wales di chuyển về phía tây nam, trong khi các tàu khu trục tiếp tục tìm kiếm ở phía bắc.
    Trước khi công việc theo dõi được tái lập, hai đội tầu bị lạc nhau chỉ trong một đường chân tơ kẽ tóc. Các tàu của Đức đã không chọn hướng đi về phía tây tại 01:41 để theo dòng nước lạnh của Greenland, người Anh đã có thể chặn được đội tầu Đức sớm hơn nhiều so với những gì họ đã làm. Các tàu khu trục của Anh chỉ đi được 10 dặm (16 km) về phía nam đông khi người Đức thực hiện việc đổi hướng này. Nếu tầm nhìn không bị giảm xuống từ ba đến năm dặm (8 km) thì nhiều khả năng rằng các tàu của Đức đã sớm phát hiện.
    [​IMG]
    Ảnh chiếc tuần dương hạm thiết giáp, niềm tự hào hão huyền của Hải quân Anh quốc trong vòng 20 năm - HMS Hood
    Lấy theo tên : Vị Đô đốc Samuel Hood - bác này cũng đen đủi hy sinh mất dạng trong trận Jutland
    Đặt hàng : 07 tháng tư 1916
    Nhà sản xuất : John Brown & Company
    Đặt khung sườn: Ngày 01 Tháng Chín 1916
    Hạ thủy : Ngày 22 tháng 8 năm 1918
    Đi vào hoạt động: Ngày 15 tháng 5 năm 1920
    Thời gian làm nhiệm vụ: 1920-1941
    Khẩu hiệu: Ventis Secundis ( tiếng Latin: "Với sức gió thuận lợi ")
    Biệt danh : Mighty Hood
    Số phận : Bị đánh chìm 24 tháng 5 năm 1941
    Đặc điểm riêng
    Thứ hạng : tàu tuần dương chủ lực lớp Admiral
    Trọng tải: 46.680 tấn longton ( 47.430 tấn thường) khi đầy tải
    Chiều dài: 860 ft 7 in ( 262,3 m)
    Chiều rộng: 104 ft 2 in ( 31,8 m)
    Độ ngập nước: 32 ft 0 in ( 9,8 m)
    Động cơ điện: 144.000 trục mã lực ( 107,000kW)
    Động cơ đẩy : 4 trục tua bin hơi nước Brown - Curtis
    24 nồi hơi nước Yarrow
    Tốc độ: Năm 1920 : 31 knots ( 57km / h; 36mph)
    Năm 1941 : 28 knots ( 52 km / h ; 32 mph)
    Phạm vi hoạt động : Năm 1931 : 5.332 hải lý ( 9.870km; 6.140mi) Tại tốc độ 20 knots ( 37 km / h ; 23 mph)
    Thủy thủ đoàn
    Năm 1921 : 1.169 người
    Năm 1941 : 1.418 người
    Hệ thống thiết bị cảm ứng và cảnh báo:
    Radar Type 279 cảnh báo đường không
    Radar Type 284 dẫn bắn
    Vũ khí trang bị : ( Khi đang được chế tạo ):
    4 súng - 2 - BL 15 - inch Mk I
    12súng - 1 - BL 5,5 -inch Mk I
    4 súng phòng không - 1 - QF 4 - inch Mark V
    6 ống ngư lôi - 21 - inch ( 533 mm)
    Trang bị vào năm 1941 khi bị đánh chìm:
    4 súng - 2-15 - inch ( 381 mm)
    7 súng x 2 - QF 4 - inch Mk XVI AA
    3 súng " pom pom " - 8 - QF 2 - AA
    5 súng máy Vickers- 4 - 0,5 -inch
    5 - 20 thùng "Unrotated Projectile" săn ngầm
    2 ống phóng ngư lôi trên mặt nước - 2-21 - inch
    Armour : Vành đai: 12-6 tại ( 305-152 mm)
    Giáp sàn: 0,75-3 trong ( 19-76 mm)
    Ổ súng: 12-5 tại ( 305-127 mm)
    Tháp pháo: 15-11 năm ( 381-279 mm)
    Tháp chỉ huy: 11-9 tại ( 279-229 mm)
    Vách ngăn: 4-5 năm ( 102-127 mm)
    Máy bay: được trang bị 01 chiếc năm 1931-1932 , 1 máy phóng
    Phải đến trước 03:00 chiếc Suffolk mới lấy lại được dấu vết của chiếc Bismarck. Chiếc Hood và Prince of Wales đã đi được 35 dặm (56 km) hơi vượt trước người Đức. Holland đã đánh tín hiệu là theo sát người Đức và tăng tốc độ lên 28 knot (52 km / h). Việc chiếc Suffolk bị mất dấu vết đã đặt người Anh vào một bất lợi. Thay vì nhanh chóng áp sát vào gần thì Holland lại tiếp cận một cách mơ hồ, ông sẽ phải gặp đối thủ ở một góc rộng hơn, và chậm hơn nhiều. Việc này làm cho chiếc Hood chở nên dễ bị tổn thương bởi đạn của chiếc Bismarck trong một khoảng thời gian kéo dài hơn nữa. Tình hình trở nên tồi tệ hơn nữa khi vào lúc 03:20 chiếc Suffolk báo cáo rằng tầu Đức đã thực hiện một thay đổi hướng đi một lần nữa về phía tây, và nó tạo ra tình huống gần như là các đội tầu Đức và Anh sẽ đâm vào ngang sườn nhau.
    Tại 05:35, bộ phận cảnh giới trên chiếc Prince of Wales phát hiện ra tàu Đức khi họ chạy với tốc độ 28 km (17 dặm). Người Đức đã được cảnh báo về sự hiện diện của tầu Anh thông qua thiết bị nghe dưới nước hydrophonic của họ, cũng như nhìn thấy ống khói và cột buồm của tàu Anh 10 phút sau đó. Holland vào thời điểm này có cấc lựa chọn là hoặc cùng chiếc Suffolk đeo bám chiếc Bismarck và chờ đợi chiếc King George V của Tovey và các tàu khác đến để tham gia tấn công hoặc ra lệnh cho hải đội của mình hành động như ông đã làm tại 05:37. Biển dữ dội tại eo biển này làm cho vai trò của các khu trục hạm chỉ ở mức tối thiểu. Các tàu tuần dương Norfolk và Suffolk đã ở quá xa phía sau lực lượng Đức để tiếp cận với trận đánh.
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 14:30 ngày 31/07/2010
  9. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    [​IMG]
    Ảnh chiếc HMS Prince of Wales của Hải quân Anh quốc
    Đặt hàng : Ngày 29 tháng 7 năm 1936
    Nhà sản xuất: Công ty TNHH Cammell Laird và Birkenhea
    Đặt khung sườn: Ngày 01 tháng 1 năm 1937
    Hạ thuỷ : Ngày 03 tháng năm 1939
    Đi vào hoạt động: Ngày 19 tháng 1 năm 1941 (hoàn thành ngày 31 tháng 3 )
    Kết cục: Bị đánh chìm ngày 10 tháng 12 1941 bởi trận không kích của Đế quốc Nhật Bản ở ngoài khơi Kuantan, vùng biển Đông Nam Á ( 1 điều thú vị là các máy bay này xuất phát từ phi trường Sóc Trăng)
    Đặc điểm riêng
    Thứ hạng : Thiết giáp hạm lớpKing George V
    Trọng tải: 43.786 tấn
    Chiều dài: 745 ft 1 in ( 227,10 m ) ( tổng thể) 740 ft 1 in ( 225,58 m ) ( khi xuống nước )
    Chiều rộng : 112 ft 5 in ( 34,26 m ) ( max)
    Độ mớm nước: 29 ft ( 8,8 m ) (tiêu chuẩn) 32 ft 6 in ( 9,91 m ) ( khi đầy tải )
    Động cơ: 111.600 shp ( có thể đạt đến 134,000 shp)
    Tốc độ: 28,0 hải lý (khi thử nghiệm năm 1941) ( 29,1 hải lý khi phục vụ )
    Phạm vi hoạt động : 3.100 hải lý ( 5.740 km) tại tốc độ 27 hải lý ( 50 km / h)
    14.400 hải lý ( 26.670 km) ở tốc độ 10 hải lý ( 19 km / h)
    Thuỷ thủ đoàn : 1.521 người ( năm 1941 )
    Thiết bị và các hệ thống cảm ứng :
    Radar Type 281 từ tháng 1 năm 1941
    Vũ khí trang bị
    Trong năm 1941 :
    10 súng - Mk 14 inch VII ( 2 - 4 , 1 - 2 )
    16 súng đôi - 5,25 inch ( 8 x 2 )
    48 súng - 40 mm 2 - AA ( 6 - 8 )
    8 súng - Oerlikon 20 mm AA ( 8 - 1 )

    Giáp vành đai chính : 14,7 in ( 374 mm)
    Giáp vành đai thấp hơn : 5,4 in ( 137 mm)
    Giáp boong : lên đến 5,38 in ( 136 mm)
    Giáp tháp chính : 12,75 in ( 324 mm)
    Giáp ổ súng : 12,75 in ( 324 mm)
    Máy bay bay: 4 thủy phi cơ Supermarine, 1 đôi máy phóng máy bay
    [​IMG]
    Bản đồ từ chiếc HMS Prince of Wales cho thấy quá trình truy tìm đội tầu Đức, chú ý đoạn chấm chấm là lúc đội tầu Anh mất dấu vết đội tầu Đức
    [​IMG]
    Bản đồ quy hoạch đầy đủ quá trình của trận chiến eo biển Đan Mạch, và trận truy lùng Bismarck ( sẽ được đăng ở phần sau), chú ý hướng di chuyển của các tầu Đức được tô mầu đỏ, còn hướng di chuyển của các tầu Anh được tô mầu vàng
    trận chiến bắt đầu


    Chiếc Hood nổ súng tại 05:52 ở khoảng cách khoảng 26.500 yard (24.200 m), khoảng 13 hải lý (24 km). Holland đã ra lệnh bắn vào chiếc tàu hàng đầu ?" chiếc Prinz Eugen, và ông cho rằng vị trí của nó chính là chiếc Bismarck. Holland sớm nhận ra sai làm và sửa đổi mệnh lệnh của mình và chỉ đạo cả hai tàu tấn công vào chiếc tàu phía sau ?" chiếc Bismarck. Chiếc Prince of Wales nhanh chóng xác định chính xác mục tiêu là chiếc Bismarck, trong khi chiếc Hood được cho là đã tiếp tục nổ súng vào chiếc Prinz Eugen trong một khoảng thời gian nữa.
    Holland là một chuyên gia về xạ kích nên ông ta cũng đã nhận thức được sự nguy hiểm của chiếc Hood ở lớp bảo vệ yếu nằm ngang. Vì vậy ông ta muốn giảm bớt khoảng cách càng nhanh càng tốt. Ở một khoảng cách gần hơn đường đạn của những phát bắn của chiếc Bismarck bị được tâng lên và nhiều khả năng chúng sẽ trúng vào các bên thành tàu chứ không phải là sàn tầu hoặc trượt khỏi boong hàng đầu. Tuy nhiên ông ta lại thu hẹp khoảng cách tạo ra một góc làm các tàu Đức trở nên quá xa về phía trước của sườn con tầu (placed the German ships too far forward of the beam). Điều này có nghĩa ông chỉ có thể sử dụng 10 trong số 18 khẩu súng hạng nặng của mình, trong khi lại tự làm mình chở thành một mục tiêu dễ nhắm bắn cho người Đức hơn mức cần thiết. 10 khẩu súng có thể được sử dụng trở thành chỉ còn có 9 khi một khiếm khuyết xảy ra ở một khẩu súng ở phía trước của chiếc Prince of Wales, khẩu này có vấn đề ở khâu nạp đạn sau loạt bắn đầu tiên. Cả hai chiếc Suffolk và Norfolk đã cố gắng tham gia tấn công chiếc Bismarck nhưng cả hai chiếc này đều ở ngoài tầm bắn và các tàu tuần dương này không có đủ lợi thế về tốc độ để nhanh chóng áp sát chiếc Bismarck trong khoảng thời gian giao chiến ngắn ngủi.
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 15:18 ngày 31/07/2010
  10. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Người Đức cũng có lợi về mặt thuận gió (weather gauge), có nghĩa là các con tàu của Anh đã chạy theo chiều gió và nước bắn lên làm ướt sũng chiếc ống kính đo độ xa (rangefinder) Barr & Stroud cao 42 ft của "tháp pháo A" của chiếc Prince of Wales và cả hai ống kính đo độ xa (rangefinder) cao 30 ft của tháp pháo ?oB? của cả hai tàu Anh. Sự kiện này bắt buộc cả hai con tầu phải sử dụng các máy 15 ft rangefinder nhỏ hơn ở tháp chỉ huy để thay thế. Ngoài ra, Đô đốc Holland đã ra lệnh rằng chiếc Prince of Wales phải ở gần chiếc Hood để bám sát một cách chặt chẽ hướng đi và tốc độ của chiếc Hood. Điều này đã làm cho người Đức dễ dàng hơn trong việc xác định phạm vi của cả hai tàu Anh, mặc dù đây cũng là hỗ trợ cho các pháo thủ của Holland nếu họ cùng bắn vào chiếc Bismarck như kế hoạch ban đầu, vì họ có thể bắn mỗi loạt đạn một cách chính xác và để tránh nhầm lẫn với hỏa lực của tầu bạn. Họ cũng có thể sử dụng thuật bắn tập trung khi mà cả hai hệ thống vũ khí chính của cả hai con tầu được kiểm soát bởi một máy tính kiểm soát bắn Admiralty Fire Control Table, có thể hệ thồng này được đặt trên chiếc HMS Prince of Wales hiện đại hơn.
    Chiếc Prince of Wales bắt đầu tấn công mục tiêu đầu tiên của nó. Cuối cùng nó bắn trúng chiếc Bismarck ba phát đạn. Một phát bắn trúng khoang chỉ huy và làm chiếc máy phóng thủy phi cơ ơ? giữa con tầu bị hỏng. Phát đạn thứ hai xuyên qua mũi tầu từ một phía khác. Phát đạn thứ ba trúng vào phần thân tàu dưới nước và xuyên vào bên trong thân tàu làm ngập một phòng máy phát điện và làm hư hại các vách ngăn ở một phòng liền kề lò hơi và làm ngập nước một phần chiếc lò này. Những phát đạn cuối gây ra thiệt hại cho máy móc và làm ngập ở mức vừa phải lò hơi của chiếc Bismarck. Quan trọng hơn, phát đạn gây những thiệt hại ở phần mũi tầu đã làm thủng chiếc thùng chứa 1.000 tấn dầu nhiên liệu ở phía trước. Nó cũng tạo ra cho chiếc Bismarck những dấu vết dầu loang có thể nhìn thấy một cách rõ ràng và làm giảm tốc độ của nó xuống khoảng hai hải lý mỗi giờ. Chiếc Bismarck bị nghiêng góc 9 độ về phía mạn trái và mũi tầu của nó bị mất 2 mét ở phần thân tàu rỗng.
    Lutjens hạ lệnh nổ súng vào lúc 0.5:55, khi cả hai tàu Đức nhắm mục tiêu vào chiếc Hood. Một phát đạn bắn trúng boong tàu của chiếc Hood và nó bắt đầu gây ra một đám cháy khá lớn trong kho đạn 4-inch (100 mm) được lưu trữ ở đó, nhưng ngọn lửa này đã không lây lan sang các khu vực khác của con tàu hoặc gây ra sự phát nổ sau đó. Mặc dù điều này còn chưa được xác nhận nhưng có thể là chiếc Hood lại trúng đạn một lần nữa vào trúng vị trí của đài chỉ huy và xuyên vào trong chiếc radar kiểm soát phía trước của nó.
    Hiện đã có một số tranh chấp về việc tầu Đức đánh chìm chiếc Hood tại thời điểm này như thế nào. Chiếc Prinz Eugen đã nhắm mục tiêu vào chiếc Prince of Wales ở giai đoạn này sau khi nhận được một lệnh từ chỉ huy hạm đội. Tuy nhiên sỹ quan chỉ huy tác xạ của chiếc Prinz Eugen - Paul Schmallenbach cũng đưa ra trích dẫn xác nhận rằng chiếc Prinz Eugen cũng nhắm mục tiêu vào chiếc Hood.
    Chiếc Hood bị chìm
    Vào lúc 0.6:00, Holland ra lệnh lực lượng của mình quay sang mạn trái một lần nữa đến để đảm bảo rằng các súng chính phía sau trên cả hai chiếc Hood và Prince of Wales đã hướng vào kẻ thù. Trong quá trình thực hiện cú ngoặt đó, một loạt đạn bắn từ chiếc Bismarck ở một khoảng cách khoảng 9 dặm (14 km), đã được quan sát thấy bởi các thủy thủ trên chiếc tàu Prince of Wales, các phát đạn này được điều chỉnh chính xác vào sát chiếc cột buồm chính ( mainmast ) của chiếc Hood. Có khả năng là một trong số các phát đạn 380 mm (15 inch) đã bắn trúng một chỗ nào đó ở giữa cột buồm chính và tháp pháo "X" phía sau cột buồm này.
    Ngay lập tức sau đó là một cột lửa lớn bắn lên như một tia lửa đèn khò khổng lồ ở vùng vùng xung quanh khu cột buồm. Tiếp sau đó là một vụ nổ đã phá hủy một phần lớn từ giư?a của con tầu cho tới phía sau của tháp pháo" Y". Con tàu bị vỡ làm hai, chiếc đuôi bị tách ra và chìm. Phần mũi tầu dựng tiếp ngay sau đó đứng lên và xoay vòng tròn. Chiếc tháp pháo phía trước đang cố gắng để nổ một loạt đạn cuối, có thể lúc đó đội pháo thủ này đã chết ngay trước khi phần mũi tàu chìm.
    Từ trên trời một cơn mưa xuống các mảnh văng vào cả chiếc Prince of Wales lúc này ở cách khoảng nửa dặm. Chiếc Hood chìm trong khoảng ba phút lấy đi mạng sống của 1.415 người bao gồm cả Phó Đô đốc Holland cùng với nó. Chỉ ba người trong số thủy thủ đoàn (Ted Briggs, Bob Tilburn và Bill Dundas) còn sống sót và được cứu thoát khoảng hai giờ sau đó bởi chiếc tàu khu trục Electra.
    [​IMG]
    Phác họa của thuyền trưởng JC Leach (lúc đó là thuyền trưởng của chiếc Prince of Wales ) về hình dạng và vị trí của vụ nổ đã tiêu hủy chiếc Hood khi nó được quan sát từ chiếc Prince of Wales
    Hải quân Anh sau đó kết luận rằng rất có thể lời giải thích cho sự mất mát của chiếc Hood là một sự xâm nhập vào kho đạn của nó bởi một phát đạn 380 mm duy nhất được bắn từ chiếc Bismarck đã gây ra vụ nổ thảm khốc tiếp theo. Nghiên cứu gần đây từ các tàu lặn cho thấy đám cháy bốc lên ban đầu từ trong kho đạn 4-inch (100 mm) và nó lây lan đến kho đạn 15-inch (380 mm) qua các hòm đạn.
    Người ta đã đề nghị kiểm tra đống đổ nát, xác chiếc Hood, được tìm thấy vào năm 2001, và thấy rằng các vụ nổ trong kho đạn 4-inch (100 mm) ở gần cột buồm chính gây ra vụ nổ tạo ngọn lửa thẳng đứng được nhìn thấy ở đó và sự việc này đã lần lượt kích hoạt vụ nổ kho đạn 15-inch (381 mm) ở phía sau và vụ nổ này mới là thủ phạm phá vỡ đuôi tầu. Vụ nổ này có thể đã phá qua các thùng nhiên liệu bên mạn phải, đốt cháy dầu nhiên liệu ở đó, tạo ra vụ nổ kho đạn ở phía trước và hoàn thành việc phá hủy tàu. Phần xác tàu của chiếc Hood cho thấy phần mũi tàu bị mất đi toàn bộ phần cấu trúc bên trên và một phần rất lớn từ khu vực đặt bệ pháo ?oA? đến phần boong trước đã bay mất. Phần thân giữa của con tàu có tấm giáp phồng bị ra phía ngoài. Hơn nữa các phần chính của cấu trúc chuyển tiếp bao gồm cả phần tháp điều khiển có trọng lượng 600 tấn được tìm thấy ở khoảng cách 1.100 mét từ đống đổ nát chính. Sự việc này đã dẫn đến các lý luận rằng kho đạn súng 15-inch (380 mm) ở phía trước đã phát nổ là hậu quả của sức công phá, lửa và áp suất, được tạo ra bởi vụ nổ của kho đạn ở phía sau. Một nhóm các nhà khoa học pháp y hàng hải đã tìm thấy rằng thiệt hại kép cho thân tàu ở phía trước gây ra việc chiếc Hood bị chìm một cách nhanh chóng, rất có thể là nguyên nhân tình trạng nổ thân tàu ở phía trước, và họ không ủng hộ bất kỳ lý luận nào cho rằng các kho đạn ở phía trước phát nổ.
    Trận hải chiến eo biển Đan mạch được mô tả bằng hình ảnh
    [​IMG]
    Lúc 05:50 AM: Các chiếc Hood và Prince of Wales quay hướng đi 300độ để áp vào gần các chiếc Bismarck and Prinz Eugen
    [​IMG]
    Lúc 05:52:30 AM: Chiếc Hood bắt đầu nổ các khẩu súng ở phía trước.
    [​IMG]
    Lúc 05:53 AM: Chiếc Prince of Wales cũng bắt đầu nổ súng
    [​IMG]
    Lúc 05:57 AM:Chiếc Hood lãnh một phát đạn đầu tiên vào phần giữa con tầu. Nó và chiếc Prince of Wales đã quay mạn trái 20° để sử dụng tháp pháo A ở mũi của cả hai con tầu..
    [​IMG]
    Vào lúc 05:59 AM: Chiếc Hood bốc cháy khi nó đang chuẩn bị làm một cú ngoặt 20° nữa về bên mạn trái. Chiếc Prince of Wales lúc này phải chịu đạn từ chiếc Prinz Eugen
    [​IMG]
    Lúc 06:00 AM: Chiếc Hood nổ tung vì kho đạn của nó bắt lửa
    [​IMG]
    Lúc 06:01 AM: Chiếc Prince of Wales thu hẹp khoảng cách với cái xác của chiếc Hood và nó phải ngoặt mạn phải để tránh mảnh vụn rơi vào. Chiếc này cũng bắt đầu nổ loạt súng đầu tiên từ tháp pháo phía trước.
    [​IMG]
    Lúc 06:01:30 AM: Chiếc Prince of Wales vượt qua phía trước của chiếc tầu Hood đang bị đắm lúc này mũi của con tầu đắm vẫn hướng về phía chiếc thiết giáp hạm.
    [​IMG]
    Lúc 06:02 AM: Chiếc Prince of Wales tiếp tục phải chịu đựng những loạt đạn dữ dội trong khi chiếc Hood biến mất chỉ để lại những đám dầu cháy và mảnh vụn.
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 10:18 ngày 02/08/2010

Chia sẻ trang này