1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận hải chiến lịch sử và quá trình phát triển của hải quân

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 19/08/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    ( trận vịnh Leyte tiếp theo)
    Lực lượng Đặc nhiệm TF 34 eo biển San Bernardino

    Sau khi các cánh quân phía Nam và Trung tâm của Nhật bản đã bị phát hiện, nhưng trước khi lực lượng tầu sân bay của Ozawa bị xác định vị trí, Halsey và các nhân viên của Hạm đội 3, trên chiếc thiết giáp hạm New Jersey đã chuẩn bị cho một kế hoạch dự phòng để đối phó với các mối đe dọa từ cánh quân Trung tâm của Kurita. Mục đích của họ là che chắn cho eo biển bằng các thiết giáp hạm cáo tốc của một lực lượng đặc nhiệm mạnh được hỗ trợ bởi hai trong số 3 nhóm tàu sân bay phản ứng nhanh của Hạm đội. Các lực lượng tàu chiến này được chỉ định là Lực lượng Đặc nhiệm 34 và bao gồm 4 thiết giáp hạm, 5 tàu tuần dương và 14 tàu khu trục dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Willis A. Lee. Chuẩn Đô đốc Ralph E. Davison của Task Group 38,4 được giao nhiệm vụ chỉ huy chung của các nhóm tàu sân bay hỗ trợ.<FONT class=imageattach face=[/IMG]
    Vào lúc 15:12 , ngày 24 tháng Mười, Halsey đã gửi một tin nhắn qua vô tuyến điện báo với các chỉ huy cấp dưới về nhiệm vụ của họ theo nhóm và cho biết chi tiết của kế hoạch dự phòng :

    BATDIV 7 MIAMI, VINCENNES, BILOXI, DESRON 52 LESS STEVEN POTTER, FROM TG 38.2 AND WASHINGTON, ALABAMA, WICHITA, NEW ORLEANS, DESDIV 100, PATTERSON, BAGLEY FROM TG 38.4 WILL BE FORMED AS TASK FORCE 34 UNDER VICE ADMIRAL LEE, COMMANDER BATTLE LINE. TF 34 TO ENGAGE DECISIVELY AT CTG 38.4 CONDUCT CARRIERS OF TG 38.2 AND TG 38.4 CLEAR OF SURFACE FIGHTING. INSTRUCTIONS FOR TG 38.3 AND TG 38.1 LATER. HALSEY, OTC IN NEW JERSEY. - Theo sưu tầm của Morison năm 1956

    Halsey đã gửi bản sao nội dung thông tin của tin nhắn này cho Đô đốc Nimitz tại sở chỉ huy chính của Hạm đội Thái Bình Dương và Đô đốc King ở Washington. Nhưng ông đã không gửi cho Đô đốc Kincaid ( Hạm đội 7 ) nội dung của thông tin này. Tuy nhiên thông điệp này cũng đã đến được Hạm đội 7 khi nó đã được đọc bởi những người phụ trách vô tuyến điện cúa vị Đô đốc chỉ huy để họ sao chép lại tất cả lưu lượng tin nhắn mà họ không biết được là có dành cho họ hay không. Halsey dự định rằng Lực lượng Đặc nhiệm 34 là một được thành lập tạm thời và nó sẽ tách ra khi ông ra lệnh cho nó, khi ông ta viết "sẽ được hình thành - will be formed " có nghĩa là có căng thẳng trong tương lai, nhưng ông lại bỏ sót khi nói lúc nào Lực lượng Đặc nhiệm 34 được hình thành, hoặc trong trường hợp nào. thiếu sót đã làm cho Đô đốc Kinkaid của Hạm đội 7 tin rằng Halsey nói ở mức cấp thiết nhất chứ không phải là những lúc căng thẳng trong tương lai, và do đó ông này kết luận rằng TF 34 đã được thành lập và sẽ đóng ở lối ra vào của eo biển San Bernardino. Đô đốc Nimitz tại Trân Châu Cảng cũng có cùng một kết luận chính xác như vậy. Halsey đã gửi một thông điệp thứ hai vào lúc 17:10 để làm rõ ý định của mình liên quan đến TF 34:

    IF THE ENEMY SORTIES (THROUGH SAN BERNADINO STRAIT) TF 34 WILL BE FORMED WHEN DIRECTED BY ME. – theo sưu tầm của T.J. Cutler năm 1994

    Thật không may, Halsey đã gửi thông điệp thứ hai này qua đài phát thanh, do đó Hạm đội 7 đã không nhận được nó và Halsey đã không gửi một tin nhắn qua điện báo cho đến cho các Đô đốc Nimitz hoặc King. Những hiểu lầm nghiêm trọng bị gây ra bởi những từ ngữ mơ hồ trong tin nhắn đầu tiên của Halsey và thất bại của ông ta trong việc thông báo cho Nimitz, King hoặc Kincaid tin nhắn thứ hai đã tạo ra một ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình tiếp theo của trận chiến.


    Quyết định của Halsey ngày 24 tháng 10

    Những chiếc máy bay của Hạm đội 3 không thể xác định vị trí của cánh quân phía Bắc của Ozawa ( cánh làm mồi nhử ) cho đến tận 16:40 ngày 24 tháng Mười. Sự kiện này phần lớn là vì Hạm đội 3 đang bận tâm với việc tấn công vào lực lượng của Kurita và bảo vệ chính mình khỏi các cuộc không kích của Nhật Bản từ Luzon . Vì vậy một điều kỳ quặc đã xảy ra là một trong những Nhật Bản rất muốn được phát hiện ra bởi người Mỹ nhưng đây lại chỉ là lực lượng duy nhất mà người Mỹ đã không thể tìm thấy. Vào tối ngày 24 Tháng 10 Ozawa chặn được một thông tin liên lạc ( sai lầm ) của Mỹ mô tả việc rút quân của Kurita và ông ta cảm thấy nên bắt đầu thu hồi lực lượng. Tuy nhiên vào lúc 20:00 Soemu Toyoda ra lệnh cho tất cả các lực lượng của mình đều phải tấn công " tấn công với sự giúp của thiên thần " Đang cố gắng để thu hút sự chú ý của Hạm đội 3 vào lực lượng làm mồi nhử của mình, Ozawa đảo ngược hướng đi một lần nữa và đi về phía nam hướng tới Leyte.
    Halsey đã bị thuyết phục rằng cánh quân miền Bắc sẽ tạo thành các mối đe dọa chính của Nhật Bản và ông ta đã quyết định nắm lấy những gì ông nhìn thấy như là một cơ hội vàng để tiêu diệt sức mạnh cuối cùng của tàu sân bay còn lại của Nhật Bản. Tin rằng lực lượng của cánh quân Trung tâm sẽ được vô hiệu hóa bởi các cuộc Không kích của Hạm đội trong ngày trước đó ở biển Sibuyan và tàn quân của nó đã rút ra khỏi trận chiến, Halsey đã thông báo cho cả Nimitz và Kinkaid:

    CENTRAL FORCE HEAVILY DAMAGED ACCORDING TO STRIKE REPORTS.
    AM PROCEEDING NORTH WITH THREE GROUPS TO ATTACK CARRIER FORCES AT DAWN - Morison (1956)

    Những lời " với ba nhóm " đã chứng minh gây hiểu lầm nguy hiểm. khi chặn được tín nhắn lúc 15:12 ngày 24 tháng 10 "... sẽ hình thành Task Force 34 " từ Halsey, Đô đốc Kinkaid và nhân viên của ông cũng như đô đốc Nimitz tại sở chỉ huy chính của Hạm đội Thái Bình Dương đã cho rằng là Lực lượng Đặc nhiệm TF 34 dưới sự chỉ huy của Lee, lúc này đã được hình thành như một thực thể riêng biệt. Họ cho rằng Halsey đã ra lệnh cho lực lượng bề mặt mạnh mẽ đến để bảo vệ eo biển San Bernardino (và bảo vệ cả sườn phía Bắc của Hạm đội 7 ) trong khi ông này đã lấy ba nhóm tầu sân bay đi lên phía bắc để truy đuổi các tàu sân bay Nhật Bản. Tuy nhiên, Lực lượng Đặc nhiệm 34 đã không được tách ra từ các lực lượng khác của ông và các tàu chiến của Lee đang trên đường lên phía Bắc với 3 tàu sân bay Hạm đội của Halsey. Halsey đã biết và cố ý làm cho eo biển San Bernardino hoàn toàn không có bảo vệ. Như Woodward đã viết " Mọi thứ đã được lấy đi từ eo biển San Bernardino. Thậm chí đến một chiếc tàu khu trục cũng không được để lại ".

    Halsey và các sỹ quan nhân viên của ông bỏ qua thông tin từ một máy bay trinh sát ban đêm hoạt động từ tàu sân bay hạng nhẹ Independence rằng lực lượng bề mặt rất mạnh của Kurita của đã quay trở và hướng vào eo biển San Bernardino và rằng sau một khoảng thời gian dài tắt đèn lúc này các đèn dẫn đường hàng hải đã được bật lại ở eo biển. Khi Chuẩn Đô đốc Gerald F. Bogan, chỉ huy TG 38.2, thông báo qua radio thông tin này đến chiếc kỳ hạm của Halsey, ông này đã bị từ chối bởi một nhân viên, người tersely trả lời: "Vâng, vâng, chúng tôi đã có thông tin đó " Phó Đô đốc Lee người đã đúng khi suy luận rằng lực lượng của Ozawa có nhiệm vụ là một mồi nhử và chỉ ra điều này trong một tin nhắn bằng đèn nháy chiếc kỳ hạm của Halsey, nhưng ông này cũng nhận được một cự tuyệt tương tự. Vị thuyền trưởngArleigh Burke và Commander James Flatley, các nhân viên của Phó Đô đốcMarc Mitscher đã đi đến kết luận tương tự. Họ rất lo lắng về tình hình và thông báo để Mitscher biết, những người này đưa ra câu hỏi " Liệu Đô đốc Halsey đã có báo cáo chưa? " Ngay khi được biết về những gì Halsey đã làm, Mitscher biết tính khí của Halsey đã nhận xét : "Nếu ông ta muốn lời khuyên của tôi, ông ta sẽ yêu cầu nó " và đi ngủ tiếp.
    Toàn bộ sức mạnh sẵn có của Hạm đội 3 tiếp tục tiến về phía bắc càng ngày càng xa eo biển San Bernardino.


    Trận eo biển Surigao này 25 tháng 10

    Cánh quân phía Nam của Nishimura bao gồm các thiết giáp hạm YamashiroFuso, chiếc tàu tuần dương hạng nặng Mogami, và bốn tàu khu trục. Lực lượng này rời Brunei sau khi lực lượng của Kurita rời khỏi vào lúc 1500 giờ ngày 22 tháng 10, quay về hướng đông vào biển Sulu và sau đó chạy về hướng đông bắc qua mũi phía nam của đảo Negros và vào Mindanao Sea. Nishimura sau đó tiếp tục chạy về hướng đông bắc đến mạn phải của với đảo Mindanao và vào lối vào phía nam Eo biển Surigao, với ý định thoát ra khỏi lối vào phía bắc của eo biển và tiến vào Vịnh Leyte nơi ông ta sẽ hội quân với lực lượng của Kurita và tăng cường hỏa lực của Nhật Bản.
    Lực lượng của cánh quân phía Nam bị tấn công bởi máy bay ném bom của Hải quân Hoa kỳ vào 24 tháng 10 nhưng chỉ tạo ra những thiệt hại nhỏ.

    Vì sự quy định nghiêm ngặt trong việc không được sử dụng vô tuyến điện để liên lạc giữa cánh quân Trung tâm và cánh quân phía Nam, Nishimura đã không thể đồng bộ hóa chuyển động của mình với của Shima và của Kurita. Khi ông tiến vào eo biển hẹp Surigao lúc 02:00, lực lượng của Shima vẫn ở cách 25 hải lý ( 46km; 29mi) phía sau và lực lượng Kurita vẫn còn ở biển Sibuyan cách một số giờ từ các bãi biển ở Leyte.

    Khi cánh quân phía Nam tiến gần đến eo biển Surigao, nó đã chạy vào một cái bẫy chết người do Lực lượng Hạm đội 7 Hỗ trợ dựng lên. Chuẩn Đô đốc Jesse Oldendorf có một lực lượng đáng kể gồm sáu tàu thiết giáp hạm: các chiếc West Virginia, Maryland, Mississippi, Tennessee, CaliforniaPennsylvania; nhưng chiếc Mississippi đã bị đánh chìm và hư hỏng do trận tấn công vào Trân Châu Cảng và được sửa chữa kể từ đó. Còn có những khẩu súng 8 in (203 mm) và 6 in ( 152 mm ) của bốn tàu tuần dương hạng nặng (các chiếc USSLouisville ( Kỳ hạm ), Portland, MinneapolisHMAS Shropshire) và bốn tàu tuần dương hạng nhẹ ( các chiếc Denver, Columbia, PhoenixBoise). Ngoài ra còn có các khẩu súng nhỏ và ngư lôi của 28 tàu khu trục và 39 tầu phóng ngư lôi motor ( Patrol Torpedo/ PT Boat ). Để đi qua được đoạn biển hẹp và đến gần được đoàn tầu vận tải chở quân đổ bộ, Nishimura sẽ phải chạy gauntlet qua các ngư lôi được phóng từ các tàu PT tiếp theo là một lực lượng lớn các tàu khu trục và sau đó là phải chịu hỏa lực tập trung của sáu tàu thiết giáp và tám tàu tuần dương được triển khai ở bên cánh của họ được triển khai dọc theo eo biển.

    Vào lúc 22:36, một trong những tàu PT, chiếc PT- 131 là chiếc đầu tiên tấn công vào các tầu đang tiếp cận của Nhật Bản. Trong vòng hơn giờ ba rưỡi, các tàu PT thực hiện các cuộc tấn công lặp đi lặp lại vào lực lượng của Nishimura. Họ đã không phóng trúng được ngư lôi nào nhưng họ đã gửi được những báo cáo sau đó được sử dụng bởi Oldendorf và lực lượng của ông ta.

    Khi tầu của Nishimura tiến vào eo biển Surigao họ đã bị hủy diệt bởi các ngư lôi tấn công từ các tàu khu trục của Mỹ bố trí ở hai bên phía trước họ. Vào khoảng lúc 03:00, cả hai tàu chiến của Nhật Bản đã bị trúng ngư lôi. Chiếc Yamashiro vẫn có thể còn chạy được nhưng chiếc Fuso đã phát nổ và vỡ làm đôi. Hai trong số bốn tàu khu trục của Nishimura bị đánh chìm, một chiếc khác – chiếc Asagumo bị đánh nhưng vẫn có thể chạy ra khỏi vòng chiến và sau đó bị chìm.

    Tại 03:16, Radar của chiếc West Virginia phát hiện ra các tàu còn sống sót của lực lượng Nishimura tại một khoảng cách 42.000 yd ( 38.000 m ) và và quyết định nổ súng ở khoảng cách 30.000 yd ( 27.000 m ). Chiếc West Virginia tiếp tục theo dõi cho đến khi hai bên tiếp cận được nhau trong đêm đen. Vào lúc 03:53, nó nổ tám súng16 in (406 mm) của khẩu đội súng chính của nó ở một khoảng cách 22.800 yd ( 20.800 m ), tấn công vào chiếc Yamashiro với loạt đạn pháo đầu tiên của nó. Nó tiếp tục bắn tổng cộng 93 phát đạn. Lúc 03:55, các chiếc CaliforniaTennessee tham gia vào trận tấn công và bắn tổng số 63 và 69 viên đạn 14 in (356 mm). Radar điều khiển bắn cho phép các tàu chiến Mỹ bắn vào mục tiêu từ khoảng cách mà tại đó các thiết giáp hạm Nhật Bản với hệ thống kiểm soát bắn kém hơn của họ đã không thể bắn trả.

    Ba thiết giáp hạm khác của Mỹ được trang bị radar xạ kích không hiện đại bằng đã gặp khó khăn khi tính toán cự ly bắn. Chiếc Maryland cuối cùng đã thành công trong việc xác định mục tiêu bằng thị giác qua các phát đạn của các tàu chiến khác và sau đó có bắn tổng số 48 phát súng 16 in (406 mm). Chiếc Pennsylvania đã không thể tìm thấy một mục tiêu nào và các khẩu súng của nó vẫn câm lặng.
    Mississippi chỉ thu được một giải pháp vào cuối những hành động chiến tuyến , và sau đó bị sa thải chỉ là một ( đầy đủ) loạt đạn pháo của mười hai 14 in (356 mm). Đây là loạt đạn pháo cuối cùng của một tàu thiết giáp bắn vào chiếc tàu thiết giáp khác, kết thúc một thời đại trong lịch sử hải quân

    Các chiếc YamashiroMogami bị tê liệt bởi sự kết hợp của đạn súng 16 in (406 mm) và 14 in (356 mm) xuyên thép vỏ, cũng như đạn của tàu tuần dương của Oldendorf . Chiếc Shigure quay lại và bỏ chạy nhưng bị mất lái và dừng lại và bất động. Chiếc Yamashiro chìm vào khoảng 04:20 với Nishimura trên tàu. Các chiếc MogamiShigure rút lui xuống phía nam eo biển .

    Cánh quân phía Nam thứ hai được chỉ huy bởi Phó Đô đốc Shima, đã khởi hành từ Mako và tiến đến eo biển Surigao khoảng 40 dặm phía sau lực lượng của Nishimura. Nó cũng bị tấn công từ các tàu PT và một quả ngư lôi trúng vào một trong những tàu tuần dương hạng nhẹ - chiếc Abukuma và quả ngư lôi này làm nó tê liệt và khiến nó rơi ra khỏi đội hình. Đội tầu của Shima gồm hai tàu tuần dương hạng nặng ( các chiếc NachiAshigara) và tám tàu khu trục sau đó đã gặp tàn tích của lực lượng của Nishimura. Nhìn thấy những gì ông nghĩ là các xác tàu đắm của cả hai thiết giáp hạm của Nishimura ( thực ra là hai nửa của chiếc Fuso), Shima đã ra lệnh rút lui. Hai tầu hàng đầu của ông, chiếc Nachi va chạm với với chiếc Mogami, làm ngập nước phòng nồi hơi của chiếc Mogami và khiến nó tụt lại phía sau trong cuộc rút lui, nó đã bị đánh chìm bởi máy bay vào sáng hôm sau. Nửa mũi của chiếc Fuso bị đánh chìm từ súng của chiếc Louisville và nửa đuôi tàu bị chìm ngoài khơi đảo Kanihaan. Trong số bảy chiếc tàu của Nishimura chỉ có chiếc Shigure sống sót. Các tàu của Shima đã sống sót trong trận eo biển Surigao nhưng họ sẽ bị đánh chìm trong trận đụng độ nữa ở ngoài khơi Leyte.

    Trận chiến eo biển Surigao là trận đánh thiết giáp hạm – đối - thiết giáp hạm cuối cùng trong lịch sử Hải quân (vì sau đó giống tầu này đã tuyệt chủng). Nó cũng là trận chiến cuối cùng trong đó một lực lượng ( trong trường hợp này là người Mỹ ) đã có thể "qua chữ T - cross the T" đối thủ của nó. Tuy nhiên, trong thời gian của trận chiến đội hình dòng của người Nhật bản đã bị vỡ nát và chỉ có một thiết giáp hạm duy nhất (chiếc Yamashiro), một tàu tuần dương hạng và một tàu khu trục để " qua chữ T " nên không tạo được thay đổi và ít có tác động vào kết quả của trận đánh.

    Trận chiến ngoài khơi Samar ngày 25 tháng Mười

    Dạo đầu

    Quyết định của Halsey đưa tất cả sức mạnh sẵn có của Hạm đội 3 lên phía Bắc để tấn công các tàu sân bay của Nhật Bản trong cánh quân phía Bắc đã để lại eo biển San Bernardino hoàn toàn không có bảo vệ .

    Vẫn thường được giả định bởi các sĩ quan cao cấp trong Hạm đội 7 (bao gồm cả Kinkaid và nhân viên của mình) rằng Halsey đã lấy cả ba nhóm của ông tiến lên phía Bắc ( nhóm của McCain là nhóm mạnh nhất trong hạm đội 3 vẫn trở lại từ hướng Ulithi ) nhưng để lại tàu chiến của Lực lượng Đặc nhiệm 34 để bảo vệ eo biển San Bernardino chống lại cánh quân trung tâm của Nhật Bản. Trong thực tế, Halsey đã không thành lập Lực lượng Đặc nhiệm 34 và tất cả sáu tàu thiết giáp của Willis Lee cũng đang trên đường lên phía Bắc với các tàu sân bay, cũng như tất cả tuần dương hạm và khu trục của Hạm đội thứ ba.

    Cánh quân Trung tâm của Kurita xuất hiện ở Eo biển San Bernardino lúc 03:00 ngày 25 tháng Mười và chạy về phía nam dọc theo bờ biển của đảo Samar. Trên đường đi của nó chỉ có ba nhóm tầu sân bay hộ tống của Hạm đội 7 ( ký hiệu là " Taffy 1, 2, và 3") với tổng số 16 tầu sân bay nhỏ, rất chậm và được bọc giáp và được bảo vệ bởi một lực lượng khu trục hạm vũ trang hạng nhẹ và các tàu khu trục hộ tống nhỏ hơn không được thiết giáp (DEs ). Mặc dù phải chịu những tổn thất trong các trận chiến ở biển Passage Palawan và Sibuyan, Lực lượng của cánh quân Trung tâm của Nhật Bản vẫn còn rất mạnh, bao gồm bốn tàu thiết giáp hạm (bao gồm cả chiếc thiết giáp hạm khổng lồ Yamato), sáu tàu tuần dương hạng nặng, hai tàu tuần dương hạng nhẹ và 11 tàu khu trục.

    Trận chiến

    Lực lượng của Kurita bắt kịp Task Unit 77.4.3 ('Taffy 3') của Chuẩn Đô đốc Clifton Sprague một cách hoàn toàn bất ngờ. Sprague chỉ đạo cho tầu sân bay của mình phóng hết máy bay của chúng, sau đó chạy trốn vào một cơn mưa ở phía đông. Ông ra lệnh cho các tàu khu trục và DEs tạo ra một màn khói để che giấu cho các tàu sân bay rút lui .

    Kurita không biết rằng kế hoạch mồi nhử của Ozawa đã thành công, cho rằng ông đã tìm thấy một nhóm tàu sân bay Hạm đội 3 của Halsey. Ra lệnh tái triển khai tàu của mình vào một đội hình phòng không, ông ta lại làm cho tình hình thêm phức tạp bằng cách một mệnh lệnh " Tổng tấn công " và cho hạm đội của mình chia thành các bộ phận khác nhau và tấn công độc lập.

    Chiếc tàu khu trục USS Johnston ở gần nhất kẻ thù. Có sáng kiến riêng của mình, Trung úy CommanderErnest E. Evans lái con tàu của ông một cách tuyệt vọng vào bên cánh đội hình hượt trội của kẻ thù ở tốc độ cáo. Thấy vậy Sprague ra lệnh "các cậu bé tấn công - small boys attack " và tung phần còn lại của các tầu hộ tống của nhóm Taffy 3 vào cuộc chiến. hai khu trục hạm khác của Taffy 3 các chiếc HoelHeermann, và chiếc tàu khu trục hộ tống Samuel B. Roberts lao vào tấn công với quyết tâm tự tìm lấy cái chết, bắn ngư lôi và phá vỡ đội hình của Nhật Bản vì các tàu này phải quay để tránh ngư lôi của họ.

    Trong khi đó, Thomas Sprague ( không có họ hàng gì với Clifton Sprague) ra lệnh cho 16 tầu sân bay trong ba nhóm hoạt động của mình khởi động các máy bay của họ với bất cứ vũ khí gì mà họ có sẵn, ngay cả trường hợp chỉ súng máy hoặc bom chìm để săn ngầm. Ông đã có tổng cộng khoảng 450 máy bay tại chỗ của mình, chủ yếu là các loại FM -2 Wildcat và máy bay phóng ngư lôi TBM Avenger. Các cuộc không kích phản công diễn ra gần như không ngừng, và đặc biệt là một số các cuộc tấn công được phóng từ Task Unit 77.4.2 của Felix Stump là tương đối nặng đòn.

    Các tàu sân bay của Taffy 3 quay về phía nam và rút lui qua trận bắn trái phá này. Chiếc Gambier Bay, ở phía sau của đội hình của Mỹ và bị đánh chìm, trong khi hầu hết các tàu sân bay khác đã bị hư hại .


    Đô đốc Kurita rút lui

    Các đợt tự vệ dữ dội đã xác nhận giả định của Nhật Bản rằng họ đang tấn công các đơn vị tầu sân bay hạm đội chứ không phải là các tàu sân bay hộ tống và tàu khu trục. Sự rắc rối của mệnh lệnh " Tổng tấn công " đã thêm phức tạp bởi các đợt không kíchs và phóng ngư lôi tấn công của đối phương, khi chiếc kỳ hạm Yamato của Kurita đi về phía bắc để tránh bị dính ngư lôi và bị lỡ cuộc chiến. Kurita đột ngột cho dừng trận chiến và ra lệnh " tất cả các tàu theo tôi về phía bắc, tốc độ 20 hải lý ", dường như để tập hợp lại hạm đội vô tổ chức của ông. Quay trở lại về phía vịnh Leyte, báo cáo trận đánh của Kurita nói rằng ông đã nhận được thông báo cho biết một nhóm tàu sân bay Mỹ chạy về phía bắc của ông ta. Thích cho hạm đội của ông quyết chiến với các tàu chủ lực thay vì đánh nhau với các tầu vận tải, Kurita ra lệnh đuổi theo và do đó mất đi cơ hội của mình để tiêu diệt các tàu ở vùng Vịnh Leyte. Sau khi thất bại trong việc đánh chặn các tàu sân bay không tồn tại, Kurita cuối cùng rút lui về phía eo biển San Bernardino. Ba tàu tuần dương hạng nặng của ông đã bị đánh chìm và sự phòng ngự kiên cường đã thuyết phục ông rằng nếu tiếp tục bền bỉ với các cuộc tấn công của mình sẽ chỉ gây thiệt hại hơn nữa cho lực lượng Nhật Bản. Kurita cũng chịu ảnh hưởng bởi thực tế là ông đã không biết rằng Ozawa đã thu hút được lực lượng của Halsey ra khỏi vịnh Leyte . Kurita vẫn tin rằng ông đã đánh nhau với các thành phần của Hạm đội 3, và rằng sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi Halsey bao vây và tiêu diệt lực lượng của ông ta. Chuẩn Đô đốc Clifton Sprague đã viết cho đồng nghiệp của ông - Aubrey Fitch sau chiến tranh, "Tôi ... đã nói [ cho Đô đốc Nimitz ] rằng lý do chính họ quay về phía bắc là họ đã nhận được thiệt hại quá nhiều để tiếp tục và tôi vẫn bảo lưu những ý kiến đó và phân tích cuối cùng sẽ xác nhận nó "

    Hầu như tất cả các lực lượng còn sống sót của Kurita đã thành công trong việc thoát ra . Halsey và tầu chiến của hạm đội 3 đã đến quá muộn để cắt đứt đường về của ông ta. Các chiếc Nagato, HarunaKongō bị hư hại ở mức vừa phải bởi các vụ tấn công không kích từ các tàu sân bay hộ tống của Taffy 3. Kurita đã bắt đầu trận chiến với năm thiết giáp hạm. Ngày trở về căn cứ của họ chỉ có chiếc Yamato là vẫn còn giá trị chiến đấu.

    Khi khi trận chiến tuyệt vọng trên bề mặt đã đến hồi kết thúc, Phó Đô đốc Takijirō Onishi đã tung những đội quân đặc biệt của mình vào hoạt động, và cho phát động các cuộc tấn công kamikaze vào các tàu của Đồng Minh trong vịnh Leyte và các vào các đơn vị tầu sân bay hộ tống ở ngoài khơi Samar. Chiếc tàu sân bay hộ tống St Lo của Taffy 3 bị trúng một máy bay kamikaze và bị chìm sau khi một loạt các vụ nổ bên trong.


    Thiệt hại

    Hai tàu sân bay hộ tống – các chiếc Gambier BaySt Lo, các tàu khu trục HoelJohnston, và tàu khu trục hộ tống Samuel B. Roberts bị đánh chìm và bốn tàu khác của Mỹ bị hư hỏng. Chiếc tàu khu trục Heermann, mặc dù cuộc chiến không cân sức của nó với kẻ thù, kết thúc trận chiến với chỉ có sáu người chết trong thành viên thủy thủ đoàn .

    Hơn một ngàn thủy thủ và các đội bay của các đơn vị tầu sân bay hộ tống đã thiệt mạng. Theo kết quả của các lỗi trong trao đổi thông tin và thất bại khác, một số rất lớn những người sống sót từ Taffy 3 đã không được giải cứu trong nhiều ngày, nhiều người chết một cách không cần thiết.
  2. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    ( Trận Hải chiến vịnh Leyte - tiếp theo và hết)

    Trận ngoài khơi Engaño Cape ngày 25-> 26 tháng 10

    Lực lượng cánh quân phía Bắc của Ozawa bao gồm bốn tàu sân bay (chiếc Zuikaku – chiếc còn sống sót duy nhất trong sáu tàu sân bay đã tham gia tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1941, ba tầu sân bay hạng nhẹ Zuihō, Chitose, và Chiyoda), Hai chiếc thiết giáp hạm từ thời chiến tranh thế giới I đã được chuyển đổi một phần thành tàu sân bay (chiếc HyugaIse – hai chiếc tháp phía sau được thay thế bằng một nhà chứa máy bay, sàn xử lý máy bay và máy phóng, nhưng không tham gia bất kỳ trận đấu máy bay nào trong trận này), ba tàu tuần dương hạng nhẹ (các chiếc Ōyodo, Tama, và Isuzu) và chín tàu khu trục. Lực lượng của ông (Ozawa) chỉ có 108 máy bay.

    Lực lượng của Ozawa đã không bị phát hiện cho đến lúc 16:40, ngày 24 tháng Mười, chủ yếu là do Task Group 38,3 của Sherman, đây là mhóm ở phía cực bắc của Halsey chịu trách nhiệm tìm kiếm trong khu vực này, đã quá mải mê tham gia tấn công vào lực lượng của Kurita và bảo vệ chính mình khỏi các cuộc không kích từ Luzon. Vào tối ngày 24 Tháng 10, Ozawa chặn một tín hiệu người Mỹ mô tả việc rút quân của Kurita. Vì thế ông bắt đầu cũng rút lực lượng của mình ra, nhưng vào lúc 20:00 Soemu Toyoda ra lệnh cho mọi lực lượng triển khai tấn công " với sự trợ giúp của Thánh Thần". Ozawa lại di chuyển xuống phía Nam một lần nữa – để đối đầu với Hạm đội 3.

    Halsey đã bị thuyết phục rằng cánh quân phía Bắc là mối đe dọa chính và đã xác định nắm lấy những gì ông nhìn thấy như là một cơ hội gần như hoàn hảo để tiêu diệt sức mạnh tàu sân bay còn lại của Nhật Bản. Tin tưởng rằng Lực lượng Trung tâm của Nhật Bản đã bị vô hiệu hóa bởi các cuộc không kích của Hạm đội 3 trong 24 tháng 10 trong trận chiến biển Sibuyan, và tàn quân của nó chạy về Brunei, Halsey ra lệnh qua radio " Cánh quân Trung tâm đã bị thiệt hại nặng theo báo cáo của Không quân, các lực lượng tiếp tục tiến về phía Bắc với ba nhóm để tấn công lực lượng tàu sân bay vào lúc bình minh . . "

    Các lực lượng mà Halsey đã sử dụng ở phía bắc - ba nhóm của TF 38 của Mitscher - đã đủ mạnh hơn lực lượng của cánh quân phía Bắc của Nhật Bản. Giữa các nhóm này có năm tàu sân bay hạm đội (các chiếc Intrepid, Franklin, Lexington, EnterpriseE.s.s.e.x), tàu sân bay hạm đội hạng nhẹ (các chiếc Independence, Belleau Wood, Langley, CabotSan Jacinto), sáu thiết giáp hạm (các chiếc Alabama, Iowa, Massachusetts, New Jersey, Nam DakotaWashington), tám tàu tuần dương (hai hạng nặng và sáu hạng nhẹ) và hơn 40 tàu khu trục. Các nhóm không lực trên 10 tàu sân bay Hoa Kỳ lúc này có tổng cộng từ hơn 600-> 1,000 máy bay.

    Tại lúc 02:40 ngày 25 tháng Mười, Halsey tách ra Task Force 34, xây dựng xung quanh sáu tàu thiết giáp của hạm đội 3 và giao quyền chỉ huy cho Phó Đô đốc Willis A. Lee. Khi bình minh đến gần, các tàu của Lực lượng Đặc nhiệm 34 đã tiến về phía trước các nhóm tàu sân bay. Halsey dự định sẽ ra lệnh cho Mitscher tiến hành các cuộc không kích tiếp sau trận tấn công bằng súng lớn của các tàu chiến của Lee.

    Khoảng sáng sớm ngày 25 tháng Mười, Ozawa tung ra 75 chiếc máy bay để tấn công Hạm đội 3. Hầu hết trong số chúng bị bắn hạ bởi máy bay tuần tra không chiến Mỹ và không gây được thiệt hại cho các tàu Mỹ. Một vài chiếc máy bay Nhật còn sống sót và hạ cánh theo cách của họ xuống căn cứ mặt đất trên đảo Luzon .

    Trong đêm Halsey đã tung ra một mệnh lệnh chiến thuật cho TF 38 của Đô đốc Mitscher, người được lệnh phải cho nhóm tàu sân bay Mỹ khởi động để tung ra làn sóng tấn công đầu tiên của họ - khoảng 180 máy bay vào lúc bình minh - trước khi cánh quân phía Bắc kịp tiếp tục tấn công. Khi các máy bay tìm kiếm đã phát hiện ra đối phương vào lúc 07:10 làn sóng tấn công đã bay qua đầu và vượt lên trước lực lượng thiết giáp hạm đặc nhiệm. Vào lúc 08:00 trận đánh đã nổ ra, máy bay chiến đấu hộ tống của Hoa kỳ đã phá hủy khoảng 30 máy bay tuần tra chiến đấu của Ozawa. Các cuộc tấn công không kích của Hoa Kỳ tiếp tục cho đến buổi tối, trong thời gian chiến đấu lực lượng TF 38 đã tung ra 527 phi vụ để tấn công lực lượng của cánh quân phía Bắc và đánh chìm chiếc tầu sân bay hạm đội Zuikaku, các tầu sân bay hạng nhẹ ChitoseZuihō và chiếc tàu khu trục Akitsuki. Chiếc tầu sân bay hạng nhẹ Chiyoda và chiếc tàu tuần dương Tama bị tê liệt. Ozawa phải chuyển cờ hiệu chỉ hu của mình sang chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Ōyodo.


    Khủng hoảng - Hạm đội 7 kêu gọi giúp đỡ


    Ngay sau 08:00, một thông điệp tuyệt vọng kêu gọi hỗ trợ bắt đầu gửi đi từ Hạm đội 7. Một thông điệp bằng một ngôn ngữ đơn giản được gửi từ Kinkaid viết " MY SITUATION IS CRITICAL. FAST BATTLESHIPS AND SUPPORT BY AIR STRIKES MAY BE ABLE TO KEEP ENEMY FROM DESTROYING CVES AND ENTERING LEYTE " (tạm dịch - tình huống của tôi là cực kỳ hiểm nghèo. Cần có thiết các thiết giáp hạm cao tốc và hỗ trợ bằng không kích để ngăn đối phương tiêu diệt các tầu vận tải và thâm nhập vào vịnh Leyte) Halsey hồi tưởng lại trong hồi ký của ông rằng ông đã bị sốc với tin này và kể lại rằng các tín hiệu vô tuyến từ Hạm đội 7 đã tới chỗ ông một cách ngẫu nhiên và vô trật tự vì một đống tồn đọng trong các thư tín văn phòng. Có vẻ như ông không nhận được thông báo quan trọng từ Kinkaid cho đến khoảng 10:00 . Halsey sau đó nói rằng ông biết Kinkaid đang gặp khó khăn, nhưng có mơ cũng không nghĩ rằng mức độ của cuộc khủng hoảng lại nghiêm trọng như vậy.

    Một trong những tín hiệu báo động cấp cao nhất từ Kinkaid báo rằng, sau trận chiến của họ ở eo biển Surigao, các tàu thiết giáp của Hạm đội 7 có mức dự trữ đạn dược thấp một cách đáng lo ngại. Ngay cả điều này đã không thuyết phục được Halsey gửi bất kỳ sự trợ giúp nào ngay lập tức cho Hạm đội 7. Trong thực tế các thiết giáp hạm của Hạm đội 7 đã không hề thiếu đạn dược như ngụ ý trong tín hiệu của Kinkaid nhưng Halsey cũng không biết điều đó.

    Từ vị 3.000 dặm (4.800 km) ở cách Trân Châu Cảng, Đô đốc Nimitz đã theo dõi các cuộc gọi tuyệt vọng từ Taffy 3 và gửi cho Halsey một tin nhắn ngắn gọn " TURKEY TROTS TO WATER GG FROM CINCPAC ACTION COM THIRD FLEET INFO COMINCH CTF SEVENTY-SEVEN X WHERE IS RPT WHERE IS TASK FORCE THIRTY FOUR RR THE WORLD WONDERS" Bốn chữ đầu tiên và ba chữ " đệm " cuối cùng được sử dụng để gây nhầm lẫn cho phân tích mật mã của đối phương ( đầu và cuối của thông điệp thực sự được đánh dấu bằng phụ âm kép). Các nhân viên giao thư tín của chiếc kỳ hạm của Halsey đã xóa một cách chính xác phần đầu tiên của chữ đệm nhưng lại nhầm lẫn giữ lại ba chữ cuối cùng trong tin nhắn cuối cùng giao cho Halsey. Ba chữ cuối cùng có thể được lựa chọn bởi một sĩ quan liên lạc tại trụ sở của Nimitz, có thể có được ý nghĩa như một từ ( loose quote) trong bài thơ của Tennyson "Cuộc tấn công của Lữ đoàn Kỵ binh nhẹ", được đề xuất bởi sự trùng hợp ngẫu nhiên mà ngày hôm đó là ngày 25 tháng 10, ngày kỷ niệm lần thứ chín mươi của Trận Balaclava - và không phải là một lời bình luận về cuộc khủng hoảng đang xảy ra lúc đó tại Leyte. Tuy nhiên Halsey khi đọc tin nhắn lại nghĩ rằng những lời cuối cùng - THE WORLD WONDERS – là một phần của những lời chỉ trích từ Nimitz, liền ném chiếc mũ của mình vào boong tàu và òa lên "những tiếng khóc của cơn thịnh nộ ". Chuẩn Đô đốc Robert Carney, tham mưu trưởng của ông ta, giáp mặt với ông ta nói với Halsey " Dừng lại đi, cái quỷ tha ma bắt gì xảy ra với ngài thế? … NV - Stop it! What the hell's the matter with you? Pull yourself together "

    Cuối cùng, vào lúc 11:15 hơn hai giờ sau khi các tin nhắn thảm họa đầu tiên của Hạm đội 7 đã tới được chiếc kỳ hạm của ông ta, Halsey ra lệnh cho TF34 hướng phía Nam đến đảo Samar. Tại thời điểm này các thiết giáp hạm của Lee đã gần như nằm trong tầm súng của lực lượng của Ozawa. Hai giờ rưỡi sau đó được dành để tiếp nhiên liệu cho các tàu khu trục đi kèm với TF 34.

    Sau này liên tiếp những sự chậm trễ đã xảy ra làm cho quá muộn để TF 34 cung cấp bất kỳ sự giúp đỡ cần thiết nào cho Hạm đội 7 ngoài việc là hỗ trợ để cứu những người sống sót từ Taffy 3 và quá muộn ngay cả để đánh chặn lực lượng của Kurita trước khi nó kịp thoát khỏi khi chạy qua Eo biển San Bernardino.

    Tuy nhiên vào lúc 16:22, trong một nỗ lực tuyệt vọng và quá chậm trễ để can thiệp vào các sự kiện ngoài khơi Samar, Halsey đã thành lập một lực lượng mới - Nhóm TG 34,5 dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Badger, xây dựng xung quanh hai thiết giáp hạm nhanh nhất của Hạm đội 3 - các chiếc IowaNew Jersey – những tàu có tốc độ hơn 32 knot (37 km / h ; 59 km / h ) - và ba tàu tuần dương và tám tàu khu trục TF34 và tăng tốc về phía nam, chỉ để lại Lee và bốn tàu thiết giáp khác theo mình. Như Morison đã quan sát, nếu nhóm của Badger thành công trong việc chặn cánh quân Trung tâm của Nhật Bản thì nói một cách nghiêm túc là Lực lượng này sẽ bị đè bẹp bởi các thiết giáp hạm của Kurita.

    Tuy nhiên các tuần dương hạm và khu trục hạm của Task Group 34,5 cũng đã bắt kịp chiếc tàu khu trục Nowaki, chiếc bị lạc đội hình từ cánh quân Trung tâm ở ngoài khơi eo biển San Bernardino và đánh chìm nó.


    Trận Engaño Cape – trận đánh cuối cùng

    Khi Halsey chuyển TG 34 về phía nam lúc 11:15 , ông tách một nhóm gồm bốn tàu tuần dương và chín tàu khu trục của mình ra giao quyền chỉ huy cho Chuẩn Đô đốc DuBose, và đặt nhóm này dưới sự chỉ huy của TF 38. Vào lúc 14:15, Mitscher ra lệnh cho DuBose đuổi theo tàn quân của của cánh quân phía Bắc của Nhật Bản. Tàu tuần dương của ông đã xử lý nốt chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Chiyoda vào khoảng 17:00, vào lúc 20:59 tàu của ông đã đánh chìm chiếc tàu khu trục Hatsuzuki sau khi một trận chiến đấu rất dữ dội.

    Khi Đô đốc Ozawa biết được lực lượng triển khai của nhóm DuBose là tương đối yếu, ông đã ra lệnh cho các thiết giáp hạm IseHyuga di chuyển xuống phía Nam và tấn công nó nhưng họ không xác định được vị trí của nhóm DuBose mà họ chiếm được ưu thế. Halsey rút tất cả sáu tàu thiết giáp của Lee trong nỗ lực của mình để trợ giúp đỡ Hạm đội 7 và bây giờ tình huống lại trở nên là Lực lượng TF 38 dễ bị tổn thương vì một cuộc phản công bằng tầu chiến bề mặt của cánh quân làm mồi nhử phía Bắc.

    Vào khoảng 23:10, chiếc tàu ngầm Mỹ Jallao phóng ngư lôi và đánh chìm chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Tama của Lực lượng của Ozawa . Đây là hoạt động cuối cùng của trận chiến ở mũi Engaño Cape và trừ một số cuộc không kích cuối cùng vào lực lượng Nhật Bản đang rút chạy vào ngày 26 tháng 10 - Trận chiến vịnh Leyte đã kết thúc.


    Những chỉ trích vào Halsey

    Halsey đã bị chỉ trích về quyết định của mình khi đưa TF 34 lên phía bắc để truy đuổi Lực lượng của Ozawa và vì không tách nó ra khi Kinkaid lần đầu tiên kêu gọi giúp đỡ. Một vài tiếng lóng của Hải quân Mỹ dành cho hành động của Halsey là " Bull Run ", một cụm từ kết hợp biệt hiệu " Bull " của Halsey ( trong Hải quân Hoa Kỳ ông được biết đến như Halsey ' Bull ') với một ám chỉ đến Trận Run Bull trong Nội chiến Hoa Kỳ.

    Trong công văn của ông sau trận đánh, Halsey lý giải quyết định như sau :

    Việc tìm kiếm bằng máy bay trên các tầu sân bay của tôi đã cho thấy sự hiện diện của lực lượng tàu sân bay của cánh quân phía Bắc vào chiều ngày 24 tháng Mười, cho thấy một bức tranh về toàn bộ các lực lượng của hải quân đối phương. Vì có vẻ là rất non nớt với tôi nếu tiếp tục bảo vệ eo biển yên tĩnh San Bernardino, tôi tập trung TF 38 vào ban đêm và phải tiến về phía bắc để tấn công cánh quân phía Bắc vào lúc bình minh .

    Tôi tin rằng lực lượng của cánh quân Trung tâm đã bị đánh thiệt hại nặng trong vùng biển Sibuyan và nó không còn có thể được coi là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Hạm đội 7.

    Halsey cũng lập luận rằng ông sợ rằng khi tách Lực lượng TF 34 ra để bảo vệ eo biển mà không có sự hỗ trợ từ lực lượng tầu sân bay sẽ làm nó dễ bị tấn công từ các máy bay trên đất liền, trong khi nếu tách một trong số những nhóm tàu sân bay để hỗ trợ cho các tàu thiết giáp của nhóm này sẽ làm giảm đáng kể đi sức mạnh không quân tập trung khi tiến về phía bắc để tấn công Ozawa.

    Tuy nhiên , Morison nói rằng Đô đốc Lee đã nói với ông rằng ông ta đã chuẩn bị đầy đủ cho các tàu thiết giáp để bảo vệ eo biển San Bernardino mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào. Hơn nữa, nếu Halsey đã có liên lạc tương thích với Hạm đội 7, thì trong thực tế các tàu sân bay hộ tống của TF 77 yểm trợ trên không một cách đầy đủ cho TF 34 – đây là việc dễ dàng hơn nhiều so với việc những tàu sân bay hộ tống phải tự bảo vệ mình để chống lại sự tấn công của các tàu hạng nặng của Kurita.

    Người ta đã lập luận rằng thực tế là Halsey lên boong một trong số những chiếc tàu thiết giáp và chiếc này " sẽ phải ở lại " với Task Force 34 ( trong khi phần lớn hạm đội của ông tiến lên phía bắc để tấn công các tàu sân bay Nhật ) có thể đã góp phần vào quyết định này, nhưng khả năng này rất khó xảy ra. Người ta cũng đã chỉ ra rằng có thể hoàn toàn khả thi (và hợp lý) để cử đi một hoặc cả hai của hai thiết giáp hạm nhanh nhất (các chiếc Iowa và / hoặc New Jersey) với các tàu sân bay trong việc theo đuổi lực lượng của Ozawa, trong khi tách khỏi phần còn lại của đội hình để dàn trận ở eo biển San Bernardino (thực ra kế hoạch ban đầu của Halsey cho thành phần của TF 34 là, nó sẽ chỉ có bốn chứ không phải tất cả sáu tàu thiết giáp của Hạm đội 3 ), do đó việc bảo vệ eo biển San Bernardino với một lực lượng tàu chiến mạnh mẽ sẽ không tạo ra sự không tương thích với cá nhân của Halsey khi đi về phía bắc trên chiếc tàu New Jersey.

    Có thể một yếu tố quan trọng hơn là Halsey đã lý luận để chống lại việc phân chia lực lượng của mình, ông tin tưởng một cách chắc chắn vào sự tập trung (binh lực ) được thể hiện trong các bài viết của ông ta ở cả trước Thế chiến II, ở trong các bài viết tiếp theo và các cuộc phỏng vấn để bảo vệ hành động của mình. Ngoài ra, Halsey cũng có thể đã bị ảnh hưởng bởi những lời chỉ trích vào Đô đốc Raymond Spruance, người bị nhiều người cho là quá thận trọng ở Trận chiến biển Philippines và do đó cho phép một số lượng lớn các tầu chiến của hạm đội Nhật Bản chạy thoát ra ngoài. Cũng có khả năng là Halsey bị ảnh hưởng bởi viên mưu trưởng của ông - Chuẩn Đô đốc Robert " Mick " Carney, người cũng hết lòng ủng hộ việc tập trung toàn bộ lực lượng có sẵn của Hạm đội 3 và tiến về phía Bắc để tấn công lực lượng tàu sân bay Nhật.

    Tuy nhiên, Halsey đã có điểm hợp lý và trong quan điểm của ông, đưa ra những thông tin ông có sẵn, lý do thực tế cho hành động của mình. Đầu tiên, ông tin rằng lực lượng của Đô đốc Kurita bị thiệt hại nặng so với thực tế. Trong khi cho rằng liệu Halsey có biết việc lực lượng của Kurita tiếp tục tiến lên phía trước là bằng chứng cho thấy lực lượng của ông ta vẫn còn là một mối đe dọa nghiêm trọng, quan điểm này có thể không được ủng hộ mặc dù xu hướng tồn tại trong các thành viên của quân đội Nhật Bản là phải nỗ lực tuyệt vọng cho đến khi tự sát. Vì vậy, trong dự toán của Halsey lực lượng suy yếu Kurita của hoàn toàn trong khả năng giải quyết của Hạm đội 7 và không biện minh được cho sự phân chia lực lượng của mình.

    Thứ hai, Halsey đã không biết - cũng không có bất cứ người nào trong Hải quân Hoa Kỳ - biết được mức thiệt hại thực tế của không lực hải quân của Nhật Bản đã và rằng lực lượng mồi nhử của Ozawa đã gần không có máy bay. Halsey làm việc một cách dễ hiểu, ông thận trọng và bảo thủ khi phán quyết rằng lực lượng của Ozawa vẫn còn có khả năng phát động các cuộc tấn công nghiêm trọng. Halsey sau đó đã giải thích hành động của mình trong một phần của tuyên bố rõ ràng rằng ông không muốn " bị ném bom - shuttle bombed " bởi lực lượng của Ozawa ( một kỹ thuật mà máy bay có thể hạ cánh và tái vũ trang tại các căn cứ ở hai bên của kẻ thù, cho phép chúng có thể tấn công trên các chuyến bay cả đi lẫn về ), hoặc tạo cho họ một cơ hội " Bắn tự do - free shot " vào lực lượng Mỹ tại vịnh Leyte. Ông ta rõ ràng là không có quan tâm đến chuyện các tàu thiết giáp và tàu tuần dương của Kurita có thể nổ súng một cách tự do khi lực lượng đôi bên cân bằng.

    Thực tế là Halsey tiến hành một phương án có vẻ thận trọng với mối đe dọa cố hữu liên quan đến các tàu sân bay của Ozawa và các lực lượng đối địch khác chứ không phải để đối diện với lực lượng thiết giáp hạm của Kurita và nó cũng phản ánh sự hiểu biết của ông rằng lực lượng tàu sân bay là mối đe dọa chính của cuộc chiến. Tại vịnh Leyte , Halsey đã sai khi cho rằng ở những hoàn cảnh nào đó các thiết giáp hạm và tàu tuần dương vẫn có thể sẽ bị nguy hiểm và mỉa mai thay ông đã lấy những thất bại của chính mình để đưa về trường hợp này.
    Clifton Sprague, chỉ huy của đơn vị 77.4.3 trong trận chiến ngoài khơi Samar sau đó đã cay đắng chỉ trích quyết định của Halsey và việc ông ta không thông báo rõ ràng cho Kinkaid và Hạm đội 7 rằng sườn phía bắc của họ đã không còn được bảo vệ ...

    Hậu quả của trận đánh

    Trận chiến vịnh Leyte đã bảo đảm an toàn được cho các vị trí đổ bộ của Tập đoàn quân số 6 của Hoa Kỳ ở vịnh Leyte để chống lại các cuộc tấn công từ biển. Tuy nhiên vẫn cần rất nhiều trận chiến dữ dội cho đến khi đảo hoàn toàn nằm trong tay quân Đồng minh vào cuối tháng 12 năm 1944: Trận vịnh Leyte trên bộ đã diễn ra song song với một chiến dịch không kích và trên bề mặt và Nhật Bản vẫn tiếp tục củng cố và tăng cường tiếp viện cho quân đội của họ ở vịnh Leyte trong khi quân đội Đồng minh đã cố gắng ngăn chặn họ và thiết lập ưu thế trên không và biển cho một loạt các cuộc đổ bộ vào Ormoc Bay – một trận đánh được gọi chung là Trận vịnh Ormoc.

    Đế quốc Nhật Bản Hải quân bị mất mát tối đa tàu chiến và thủy thủ đoàn của nó. Thất bại trong việc đánh bật quân đội Đồng Minh ở Leyte có nghĩa là mất đi Phillippines, do đó có nghĩa rằng Nhật Bản sẽ bị cắt khỏi vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở Đông Nam Á. Vùng lãnh thổ cung cấp những nguồn lực quan trọng cho Nhật Bản, đặc biệt là nhiên liệu dầu lửa cần thiết cho các tàu chiến và máy bay của nó và đây là vấn đề phức tạp bởi vì các nhà máy đóng tàu, và nguồn sản xuất những thứ thiết yếu như đạn dược… phải được tìm thấy tại chính Nhật Bản. Cuối cùng, việc thua trận tại Leyte đã mở đường cho cuộc xâm lược vào quần đảo Ryukyu năm 1945.

    Các chiến hạm Hải quân Nhật trở về căn cứ của họ trong một tình trạnh suy nhược, họ hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn không hoạt động trong phần còn lại của cuộc chiến. Hoạt động lớn của các tàu nổi giữa Trận chiến vịnh Leyte và lúc Nhật bản đầu hàng là cuộc tấn công tự sát vào tháng Tư năm 1945 ( một phần của Hoạt động Ten -Go), trong trận này tàu chiến Yamato và các tàu hộ tống đã bị phá hủy bởi các tàu sân bay Mỹ.

    Lần đầu tiên chiến thuật máy bay kamikaze được sử dụng để tấn công vào lực lượng tầu chiến hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ vào vịnh Leyte. Một máy bay kamikaze đánh trúng chiếc tàu tuần dương hạng nặng Úc HMASAustralia vào ngày 21 tháng Mười. Các cuộc tấn công tự sát được tổ chức bởi " các nhóm cảm tử quân " được bắt đầu vào ngày 25 tháng 10 trong giai đoạn cuối của trận chiến ngoài khơi Samar, và đánh chìm chiếc tầu tàu sân bay hộ tống St Lo.

    J.F.C. Fuller, trong quấn " Các cuộc chiến quyết định của thế giới phương Tây " viết về kết quả của vịnh Leyte:

    Các hạm đội Nhật Bản đã không còn tồn tại ngoại trừ những chiếc máy bay trên đất liền, đối thủ của họ đã giành một chiến thắng không thể tranh cãi trên mặt biển.

    Khi Đô đốc Ozawa bị thẩm vấn sau chiến tranh, ông trả lời: " Sau trận đánh này, các lực lượng bề mặt trở thành lực lượng phụ , để chúng tôi dựa vào lực lượng trên bộ, tấn công đặc biệt [ Kamikaze ], và sức mạnh của không quân ... không còn được tiếp tục giao cho các lực lượng bề mặt trừ ngoại lệ của một số tàu đặc biệt.

    Và Đô đốc Yonai Bộ trưởng Bộ Hải quân, nói rằng ông nhận ra rằng thất bại tại Leyte là tương đương với sự mất đi Phillippines. Đối với ý nghĩa lớn hơn của trận đánh, ông nói "Tôi cảm thấy rằng đó là kết thúc"
  3. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Tấn công Kamikaze




    <FONT class=imageattach face=[/IMG]

    [FONT=border=]Kamikaze là các cuộc tấn công cảm tử của phi-công quân sự của Đế quốc Nhật Bản để chống lại tàu hải quân Đồng minh trong giai đoạn kết thúc của cuộc chiến Thái Bình Dương - một phần của Chiến tranh Thế giới II, các cuộc tấn công như vậy được lên kế hoạch để tiêu diệt càng nhiều tàu chiến của đối phương càng tốt.

    Phi-công Kamikaze sẽ cố gắng lao máy bay của họ vào địch tàu, các máy bay thường đầy vật liệu nổ, bom, ngư lôi và đầy thùng nhiên liệu. Chức năng bình thường của máy bay ( để ném bom, phóng ngư lôi hoặc bắn hạ các máy bay đối phương ) bị gạt sang một bên, và những chiếc máy bay này được chuyển đổi sang thành tương tự như là một quả trên lửa có người điều khiển trong một cố gắng để làm cho độ chính xác tăng lên nhiều lần và tải trọng lớn hơn so với các loại bom bình thường. Mục tiêu của nó là làm tê liệt tối đa các tầu Đồng Minh, đặc biệt là tàu sân bay được coi là mục tiêu đủ quan trọng để đảm bảo sự kết hợp hy sinh của cả phi-công và máy bay.

    Những cuộc tấn công được bắt đầu vào tháng 10 năm 1944, sau nhiều thất bại quân sự quan trọng của Nhật Bản. Họ đã từ lâu bị mất ưu thế trên không do máy bay đã lỗi thời và mất mát quá nhiều các phi-công có kinh nghiệm. Về mặt kinh tế vĩ mô Nhật Bản phải trải qua sự giảm sút năng lực chiến tranh và một suy giảm nhanh chóng của năng lực của nền công nghiệp khi so sánh với Hoa Kỳ. Chính phủ Nhật Bản bày tỏ sự miễn cưỡng của mình về việc phải đầu hàng – chấp nhận thua trận. Kết hợp của những yếu tố này đã dẫn đến việc Nhật bản phải sử dụng chiến thuật kamikaze khi lực lượng Đồng Minh tiến về phía đảo nhà của người Nhật.

    Trong khi thuật ngữ " kamikaze " thường đề cập đến các cuộc tấn công trên không, thuật ngữ này đôi khi được áp dụng cho các cuộc tấn công cảm tử khác nhau một cách có chủ ý. Quân đội Nhật Bản cũng sử dụng hoặc lên kế hoạch để thành lập các Đơn vị cảm tử, bao gồm ở rất nhiều các binh chủng như tàu ngầm, ngư lôi, tàu cao tốc và người nhái.

    Mặc dù kamikaze là hình thức phổ biến nhất và nổi tiếng nhất của các cuộc tấn công cảm tử của Nhật Bản trong Thế chiến II, nó cũng tương tự như " tấn công tự sát đồng loạt - BANZAI CHARGE" được sử dụng bởi các binh sĩ Nhật Bản. Sự khác biệt chính giữa kamikazeBANZAI CHARGE là việc cảm tử đó cần thiết cho sự thành công của một đợt tấn công kamikaze, trong khi một BANZAI CHARGE chỉ có khả năng tự sát – thường tấn công kiểu Banzai Charge là người Nhật xông lên để chết vì đạn đối phương chứ không chịu đầu hàng làm tù binh.

    Nguồn tin phương Tây thường nhận định một cách không chính xác Operation Ten -Go là một hành động kamikaze vì nó xảy ra ở Trận Okinawa cùng với những đợt sóng hàng trăm máy bay kamikaze, tuy nhiên BANZAI CHARGE là thuật ngữ chính xác hơn, vì mục tiêu của nhiệm vụ được trao cho tàu chiến Yamato là đến được bãi biển Okinawa và cung cấp hỗ trợ cho những người bảo vệ đảo, cũng như là nổ súng tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương. Truyền thống thà tự sát chứ không chịu thất bại, bị bắt làm tù binh và nhục nhã đã ăn sâu vào nền văn hóa quân sự của Nhật Bản. Đó là một trong những mục đích chính trong cuộc đời của một samurai và tinh thần Võ sĩ đạo - đó là lòng trung thànhdanh dự cho đến khi chết.

    Định nghĩa và từ nguyên bản

    Từ Kamikaze trong tiếng Nhật Bản thường được dịch là " gió thần " (kami là " thần, tinh thần " và Kaze là " gió "). Từ kamikaze có nguồn gốc là tên của một cơn bão lớn trong năm 1274 và 1281 đã làm tan tác hạm đội Mông Cổ xâm lược và cứu cho đất nước Nhật Bản khỏi bị xâm lăng.

    Cho tới cuối cuộc chiến thuật ngữ kamikaze đôi khi được sử dụng như là một biểu tượng của một loại tấn công, trong đó người tấn công sẽ cố tình hy sinh. Chúng bao gồm một loạt các cuộc tấn công cảm tử, trong bối cảnh lịch sử khác chẳng hạn như việc đề xuất sử dụng máy bay Selbstopfer của Đức Quốc xã và các vụ đánh bom cảm tử của các tổ chức khủng bố trên toàn thế giới ( chẳng hạn như vụ 11/9), mặc dù các phi-công kamikaze chỉ tấn công các mục tiêu quân sự, trong khi những kẻ khủng bố tấn công vào chủ yếu là dân thường.

    Lịch sử

    Bối cảnh


    Trước khi có sự thành lập các đơn vị kamikaze, các tai nạn đã cố ý được sử dụng như là một nỗ lực mới nhất khi máy bay của một phi-công bị hư hỏng và ông ta không muốn thấy nguy cơ bị bắt làm tù binh, đây là trường hợp đã xảy ra ở cả Nhật Bản và lực lượng không quân Đồng Minh. Theo Axell & Kase, những vụ cảm tử " đã được quyết định một cách cá nhân và ngẫu hứng bởi những người đã chuẩn bị tinh thần cho cái chết " Trong hầu hết trường hợp, có rất ít bằng chứng cho thấy các vụ lao máy bay là do va chạm vô tình, trong cả những trường hợp mà đôi khi xảy ra trong trận đánh dữ dội cả trên biển và trên không. Một ví dụ về điều này xảy ra vào ngày 07 tháng 12 năm 1941 trong trận tấn công vào Trân Châu Cảng. Máy bay của trung úy phi-công Fusata Iida đã bị trúng đạn và bị rò rỉ nhiên liệu, khi ông bắt đầu sử dụng nó để thực hiện một cuộc tấn công cảm tử vào Kaneohe Naval Air Station. Trước khi cất cánh, ông đã nói với người bạn của mình rằng nếu máy bay của ông bị thương, ông sẽ lao nó vào một " mục tiêu xứng đáng của đối phương".

    Các trận đánh tầu sân bay năm 1942, đặc biệt là trận Midway đã gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho lực lượng Không lực của Hải quân Đế quốc Nhật Bản ( IJNAS ), và như vậy họ không còn có thể xuất trận với một số lượng lớn các tàu sân bay và các đội bay được đào tạo. Khi lập kế hoạch Nhật Bản đã giả định cho một cuộc chiến tranh nhanh chóng và đã không được chuẩn bị tốt để thay thế các tầu chiến bị tổn thất, phi-công và thủy thủ, ở Midway trong một ngày người Nhật mất nhiều các đội bay hơn số họ đào tạo được trong một năm thời trước chiến. Các chiến dịch sau đó như SolomonNew Guinea, đặc biệt là các trận đánh quần đảo Đông SolomonSanta Cruz, đã tiêu hao nhiều hơn nữa các đội bay kỳ cựu của họ và thay thế các kinh nghiệm chiến đấu của họ là không thể. Trong thời gian 1943-1944 quân đội Mỹ đã liên tục tiến về phía Nhật Bản. máy bay chiến đấu của Nhật Bản trở nên ít hơn và bị lép vế bởi các máy bay mới hơn do Mỹ chế tạo, đặc biệt là các loại F6F HellcatF4U Corsair. Điều khí hậu kiện nhiệt đới cũng như tình trạng thiếu phụ tùng thay thế và nhiên liệu, đồng thời phải hoạt động tần suất cao đã gây nhiều khó khăn hơn nữa cho IJNAS. Sau trận chiến biển Philippines năm 1944, người Nhật lúc này không còn biết phải làm gì với những chiếc máy bay đã lỗi thời và các phi-công thiếu kinh nghiệm, để chống lại những phi-công Hải quân Mỹ được đào tạo tốt hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn không những vậy người Mỹ lại còn được trang bị radar định hướng cho máy bay tuần tra không chiến của họ. Nhật Bản mất hơn 400 máy bay trên tàu sân bay và nhiều phi-công, và trận này có kết quả chấm dứt hiệu lực của các tầu sân bay của họ ", một trận đánh mà Đồng Minh là " Great Marianas Turkey Shoot " (Trận bắn Gà tây Vĩ đại ở Marianas).
    (còn tiếp)[/FONT]
  4. huyphongssi

    huyphongssi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    7
    Cái "voice radio" là kênh "vô tuyến thoại" hay "thoại vô tuyến" chứ không phải "đài phát thanh" đâu thưa anh giai hongsonvh. Kênh còn lại là "telegraphic radio" là "vô tuyến điện báo".
  5. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Hè hè cám ơn bác huyphongssi đã cho từ chính xác nha, mà quả thật là lần đầu tiên em nghe thấy mấy từ "vô tuyến thoại" hay "thoại vô tuyến" đó, mời bác một ly[r2)]

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Ngày 19 tháng Sáu, 1944, các máy bay từ tàu sân bay Chiyoda tiếp cận một nhóm tầu chiến Mỹ. Theo một số tài liệu ghi chép lại hai trong số các cuộc tấn công là tấn công cảm tử và đã đánh chìm chiếc USS Indiana.

    Căn cứ Saipan một căn cứ quan trọng của Nhật Bản rơi vào tay lực lượng Đồng Minh ngày 15 tháng Bảy 1944. Việc chiếm giữ được hòn đảo này đã cho phép lực lượng không quân Mỹ sử dụng máy B -29 Superfortress để tấn công hòn đảo Nhật Bản. Sau sự sụp đổ của Saipan, các chỉ huy cao cấp của Nhật Bản dự đoán rằng quân Đồng Minh sẽ cố gắng để chiếm lấy quần đảo Phillippines, đây là vị trí quan trọng chiến lược vì nó ở giữa các mỏ dầu của vùng Đông Nam Á và Nhật Bản.

    Vào tháng Tám năm 1944, theo một nguồn tin được công bố từ hãng báo chí Domei rằng một chuyên viên đào tạo lái máy bay tên là Takeo Tagata đang đào tạo phi-công tại Đài Loan cho các phi vụ cảm tử.

    Một nguồn khác cho rằng vụ tấn công kamikaze đầu tiên xảy ra vào ngày 13 tháng 9, năm 1944 . Một nhóm các phi-công từ Phi đoàn số 31 trên đảo Negros đã quyết định phát động một cuộc tấn công cảm tử vào sáng ngày hôm sau. Trung úy nhất Takeshi Kosai và một trung sĩ đã được lựa chọn. Hai quả bom 100 kg (220 lb) được gắn vào hai máy bay chiến đấu và các phi-công đã cất cánh trước bình minh, họ đã lên kế hoạch để đâm vào một tàu sân bay. Họ không bao giờ quay trở lại và không có hồ sơ nào nói về một vụ máy bay đối phương tấn công một tàu Đồng minh vào ngày hôm đó.

    Theo một số nguồn tin ngày 14 tháng Mười năm 1944, chiếc USS Reno bị trúng phải một chiếc máy bay Nhật Bản bị bắn rơi và cố ý lao vào nó. Tuy nhiên không có bằng chứng rằng những kẻ tấn công đã lên kế hoạch lao máy bay này.

    Chuẩn Đô đốc Masafumi Arima, người chỉ huy của Không đoàn số 26 (một phần của Hạm đội Không quân số 11), cũng đôi khi phát minh ra các chiến thuật tấn công kamikaze . Cá nhân Arima đã dẫn đầu một cuộc tấn công của khoảng 100 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Yokosuka D4Y Suisei (" Judy ") để tấn công vào một chiếc tàu sân bay lớn lớp Es.s.e.x – chiếc USS Franklin gần vịnh Leyte, khoảng trong ngày 15 tháng 10 năm 1944. Arima đã bị giết và một phần của chiếc máy bay đã rơi trúng chiếc Franklin. Các chỉ huy cao cấp của Nhật bản nắm lấy cơ hội này và ra sức tuyên truyền, Arima đã được thăng chức Đô đốc sau khi chết và đây được tin là vụ tấn công kamikaze chính thức đầu tiên. Tuy nhiên người ta không rõ rằng đây có phải là một cuộc tấn công cảm tử đã được kế hoạch, và các ghi chép chính thức Nhật Bản về cuộc tấn công của Arima cũng mang ít các sự kiện giống với thực tế.

    Ngày 17 tháng 10, năm 1944, lực lượng Đồng Minh tấn công Đảo Suluan và bắt đầu Trận chiến vịnh Leyte. Hạm đội Không lực số 1 của Hải quân Đế quốc Nhật Bản có căn cứ ở Manila, được giao nhiệm vụ trợ giúp các tàu của Nhật Bản để cố gắng tiêu diệt lực lượng Đồng Minh trong vịnh Leyte. Tuy nhiên, Hạm độ Không lực số 1 vào lúc đó chỉ có 40 máy bay: 34 máy bay chiến đấu A6M Zero trên tàu sân bay, ba máy bay phóng ngư lôiNakajima B6N Tenzan (" Jill "), một máy bay ném bom Mitsubishi G4M (" Betty "), hai máy bay Yokosuka P1Y Ginga (" Frances ") và một máy bay trinh sát bổ sung. Nhiệm vụ mà lực lượng không quân Nhật Bản phải tiến hành dường như không thể. Chỉ huy Hạm đội Không lực số 1, Phó Đô đốcTakijirō Onishi quyết định thành lập một lực lượng tấn công cảm tử - đơn vị công tác đặc biệt. Trong một cuộc họp tại sân bay Mabalacat ( Clark Air Base – của Quân đội Hoa Kỳ sau này ) gần Manila, ngày 19 tháng mười , Onishi nói với nhân viên của trụ sở của Đội bay số 201 " Tôi không nghĩ rằng sẽ có bất cứ nào cách để thực hiện nhiệm vụ [ để giữ được Phillippines ], ngoài một cách là đặt một quả bom 250 kg trên một chiếc Zero và để cho nó lao vào một tàu sân bay Mỹ để vô hiệu hóa nó trong vòng một tuần"


    Đơn vị kamikaze đầu tiên


    Chỉ huyAsaiki Tamai yêu cầu một nhóm của 23 học viên phi-công tài năng, tất cả những người được ông đào tạo, liệu có tình nguyện tham gia một lực lượng tấn công đặc biệt. Tất cả các phi-công đều giơ cả hai tay tình nguyện tham gia vào hoạt động này. Sau đó, Tamai hỏi Trung úyYukio Seki - chỉ huy lực lượng tấn công đặc biệt. Seki được cho là đã nhắm mắt lại, cúi đầu xuống và suy nghĩ trong 10 giây, trước khi nói : " Xin vui lòng chỉ định cho tôi để " Seki đã trở thành kamikaze thí điểm thứ 24 được chọn. Tuy nhiên Seki sau đó cho biết: " Nhật Bản có một tương lai rất ảm đạm nếu buộc phải giết một trong những phi-công tốt nhất của nó " và "Tôi không đi làm nhiệm vụ này cho Nhật hoàng hoặc cho Đế quốc ... Tôi làm vì tôi được lệnh phải làm "

    Tên của bốn đơn vị nhỏ trong Lực lượng KamikazeĐơn vị Shikishima, Đơn vị Yamato, Đơn vị AsahiĐơn vị Yamazakura. Những
    tên này được lấy từ một bài thơ yêu nước Shikishima no Yamato-gokoro wo hito towaba, asahi ni niou yamazakura bana được viết bởi một học giả cổ - Nhật Bản Motoori Norinaga.


    Các cuộc tấn công đầu tiên


    Ngày 25 Tháng 10 năm 1944 , trong Trận chiến vịnh Leyte, Lực lượng Kamikaze đã thực hiện nhiệm vụ đầu tiên của nó. Năm chiếc Zero dẫn đầu bởi Seki được hộ tống đến mục tiêu bởi ace hàng đầu của Nhật Bản - Hiroyoshi Nishizawa, tấn công một số tàu sân bay hộ tống. Một chiếc Zero đã cố gắng đâm vào đài chỉ huy của chiếc USS Kitkun Bay nhưng nó lại phát nổ trên sàn catwalk cảng và cartwheeled xuống biển. Hai chiếc khác bổ nhào vào chiếc USS Fanshaw Bay nhưng đã bị phá hủy bởi súng phòng không. Hai chiếc cuối cùng lao vào chiếc USSWhite Plains. Một chiếc bị thương nặng và khói tỏa dài, nó phải hủy bỏ nỗ lực lao vào chiếc White Plains và thay vào đó là hướng vào chiếc USS St Lo và đâm vào sàn đáp. Quả bom của nó gây ra một đám cháy mà kết quả là làm cho bom trong kho phát nổ đánh chìm chiếc tàu sân bay này. Cuối ngày trên 26 Tháng 10, 55 chiếc kamikaze từ lực lượng tấn công đặc biệt cũng đã đánh hỏng những chiếc tàu sân bay hộ tống lớn USSSangamon, Suwannee, Santee, và những chiếc tàu sân bay hộ tống nhỏ hơn USS White Plains, Kalinin BayKitkun Bay. Tổng cộng, bảy tàu sân bay đã bị đánh, cũng như 40 chiếc tàu khác (năm chiếc bị đánh chìm, 23 chiếc bị hư hỏng nặng và 12 chiếc vừa bị hư hỏng ) .

    Một số cuộc tấn công cảm tử trong những ngày đầu của chiến dịch vịnh Leyte được tuyên bố một cách không chính xác là đợt tấn công kamikaze đầu tiên. Sáng sớm ngày 21 tháng mười, trong khi chống trả cuộc xâm lược vào Leyte, một chiếc máy bay Nhật Bản ( từ nhiều nguồn mô tả là một máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A hoặc một máy bay Mitsubishi Ki -51 của Lữ đoàn không quân số 6 Không quân Đế quốc Nhật Bản) cố tình đâm vào cột buồm của tàu tuần dương hạng nặng HMAS Australia. Vụ tấn công giết chết 30 người ( bao gồm cả thuyền trưởng của chiếc tàu tuần dương, Emile Dechaineux) và làm bị thương 64, bao gồm cả chỉ huy lực lượng Úc Commodore John Collins.

    Vụ tấn công này được cho là vụ tấn công kamikaze vào một tàu Đồng minh trong lịch sử chính thức của cuộc chiến của RAN (đại loại là lịch sử của sự tham chiến của Úc vào WWII) và được lặp lại trong các nguồn khác, mặc dù Nhóm Tấn công Đặc biệt đã không bắt đầu hoạt động cho đến bốn ngày sau đó: việc lao máy bay vào tầu đối phương là quyết định của người phi-công không phải là theo một mệnh lệnh mà anh ta phải thi hành. Vụ đánh đắm chiếc tàu kéo USS Sonoma ngày 24 tháng 10 được liệt kê trong một số nguồn như là con tàu đầu tiên bị mất bởi một cuộc tấn công kamikaze, nhưng cuộc tấn công xảy ra trước ngày 25 tháng Mười và chiếc máy bay được sử dụng trong cuộc tấn công này - một chiếc Mitsubishi G4M, đã không được lái bởi thành viên của bốn Đội tấn công đặc biệt.


    Các làn sóng tấn công chính

    Rất sớm thành công - chẳng hạn như vụ đánh đắm chiếc St Lo – đã kéo theo sau đó một sự mở rộng của chương trình này và trong vài tháng có tới hơn 2.000 chiếc máy bay đã tiến hành thực hiện các cuộc tấn công như vậy.

    Khi Nhật Bản bắt đầu bị ném bom nặng nề bởi máy bay ném bom chiến lược B -29, quân đội Nhật Bản đã cố gắng sử dụng các cuộc tấn công cảm tử để chống lại mối đe dọa này . Trong suốt mùa đông ở phía bắc năm 1944-> 45, IJAAF đã thành lập Trung đoàn Không quân số 47 còn được gọi là Đặc biệt Đơn vị Shinten (Shinten Seiku Ta) tại sân bay Narimasu, Nerima, Tokyo để bảo vệ Vùng đô thị Tokyo. Đơn vị này được trang bị các máy bay chiến đấu Nakajima Ki -44 Shoki (" Tojo ") loại mà họ dùng để đâm vào các máy bay B -29 Không quân Hoa Kỳ khi chúng tấn công vào Nhật Bản. Tuy nhiên chiến thuật này đã được chứng minh là không thành công vì thực tế một chiếc máy bay là một mục tiêu nhanh hơn, cơ động hơn và nhỏ hơn nhiều so với một tàu chiến. Các máy bay B -29 cũng có những vũ khí phòng thủ ghê gớm, vì vậy các cuộc tấn công cảm tử chống lại máy bay yêu cầu kỹ năng đáng kể để thành công. Chiến thuật này cũng làm tiêu hao rất nhiều phi-công.

    Các cuộc tấn công Kamikaze đã được lên kế hoạch ở các căn cứ xa Nhật Bản. Ngày 08 tháng 1, Onishi đã thành lập một đơn vị kamikaze chính thức thứ hai của hải quân tại ******* - đơn vị Niitaka sử dụng các máy bay Zero và " Judy " và đóng ở sân bay Takao. Ngày 29 tháng 1 năm 1945 , bảy Kawasaki Ki -48 " Lilys " từ nhóm Tấn công Đặc biệt Shichisi Mitate của quân đội Nhật Bản, cất cánh từ Palembang - Sumatra để tấn công Hạm đội Thái Bình Dương của Anh. Phó Đô đốc Kimpei Teraoka và Đại úy Riishi Sugiyama của Air Group 601 đã tổ chức một đơn vị đặc biệt thứ hai - Mitate tại Iwo Jima vào ngày 16 khi lực lượng xâm lược của Mỹ đang tiếp cận. Ngày 11 tháng Ba, chiếc tàu sân bay Mỹ USS Randolph bị đâm trúng và thiệt hại nặng tại Đảo san hô Ulithi, quần đảo Caroline bởi một chiếc kamikaze đã bay gần 4.000 km (2.500 dặm) từ Nhật Bản, trong một nhiệm vụ được gọi là Operation Tan No. 2. Ngày 20 tháng Ba, chiếc tàu ngầm USSDevilfish vẫn còn sống sót sau khi bị đâm từ một chiếc máy bay cất cánh từ Nhật Bản.

    Máy bay được dùng với mục đích để tấn công kamikaze khác với máy bay chiến đấu và máy bay ném bom bổ nhào chuyển đổi cũng được chế tạo. Hoa tiêu Mitsuo Ohta đã đề nghị thực hiện thí điểm và phát triển bom tàu lượn - glider bomb, loại này được đưa đến gần phạm vi của mục tiêu bởi một chiếc máy bay mẹ. Ủy ban Kỹ thuật của Không quân thuộc Hải quân sô 1 (Kugisho) tại Yokosuka đã chấp nhận ý tưởng của Ohta. Loại máy bay rốckét Yokosuka MXY7 Ohka được phóng từ máy bay ném bom, lần đầu tiên được triển khai trong các cuộc tấn công kamikaze từ tháng ba năm 1945. Người Mỹ đã đặt cho chúng những biệt hiệu chế nhạo "Bom Baka" (Bom ngố). Một chiếc máy bay cánh quạt được thiết kế đặc biệt – chiếc Nakajima Ki -115 Tsurugi, là một loại máy bay đơn giản được chế tạo một cách dễ dàng, dự định để sử dụng hết các phần động cơ dự trữ trong một khung máy bay bằng gỗ. Bộ bánh xe của chiếc phi cơ này không thể thu lại được, nó đã bị để lại ngay sau khi cất cánh cho một nhiệm vụ cảm tử và sau đó lại được sử dụng cho một chiếc máy bay khác. Trong năm 1945, quân đội Nhật bắt đầu dự trữ hàng trăm chiếc Tsurugi, các máy bay cánh quạt, những chiếc Ohkas và tàu cảm tử, được sử dụng để chống lại lực lượng Đồng Minh khi họ đổ bộ vào Nhật Bản.


    Chiến thuật phòng thủ của Đồng minh


    Vào đầu năm 1945, chỉ huy John Thach, một phi-công Hải quân Mỹ, người đã nổi tiếng vì phát triển được một chiến thuật hiệu quả trên không chống lại người Nhật Bản, được gọi là Thach Weave và một chiến lược phòng thủ để chống lại kamikazes được gọi là "big blue blanket". Chiến thuật này khuyến khích sử dụng một số lượng máy bay tuần tra không chiến (CAP ) hơn nữa từ các tàu sân bay so với trước đây, một dòng tàu khu trục picket và tàu khu trục hộ tống từ ít nhất 80 km (50 dặm) đến đội hình chính của hạm đội để cung cấp radar đánh chặn ở phía trước và cải thiện phối hợp giữa các sỹ quan hướng dẫn máy bay chiến đấu trên tàu sân bay. Kế hoạch này cũng yêu cầu sử dụng máy bay tiêm kích tuần tra suốt ngày đêm trong hạm đội Đồng Minh, vì Hải quân Hoa Kỳ đã cắt giảm đào tạo phi-công chiến đấu, do đó không đủ phi-công Hải quân có sẵn để chống lại mối đe dọa từ các đợt tấn công kamikaze. Chiến thuật cuối cùng là tung các máy bay tiêm kích vào sâu và oanh tạc các sân bay ném bom phá hủy các đường băng của Nhật Bản với bom có ngòi nổ chậm để khó khăn hơn cho việc sửa chữa.
    Cuối năm 1944, Hạm đội Thái Bình Dương của Anh ( BPF ) đã đưa vào sử dụng loại máy bay Supermarine Seafires vào nhiệm vụ tuần tra chiến đấu trên không. Seafires được rất nhiều liên quan trong việc chống lại các kamikaze các cuộc tấn công trong Iwo Jima đổ bộ và xa hơn nữa. ngày tốt nhất ' Seafires là ngày 15 Tháng Tám 1945 , bắn rơi tám máy bay tấn công cho một sự mất mát duy nhất.

    Được đào tạo một cách nghèo nàn làm cho các phi-công kamikaze trở thành các mục tiêu dễ dàng cho các phi-công giàu kinh nghiệm của Đồng Minh, những người cũng bay trên những chiếc máy bay hiện đại và mạnh mẽ hơn nhiều. Chỉ riêng Lực lượng Đặc nhiệm Tàu sân bay cũng đã có thể tung ra hơn 1.000 máy bay chiến đấu vào hoạt động. Phi-công Đồng Minh đã trở thành những tay chuyên nghiệp tiêu diệt máy bay địch trước khi chúng tấn công được vào các tàu chiến.

    Các pháo thủ của Đồng minh cũng bắt đầu phát triển các kỹ thuật để chặn đứng các cuộc tấn công kamikaze. Họ bắn những khẩu súng Hải quân cỡ nòng dài ở phía trước của những máy bay tấn công bay gần mặt biển để tạo ra những bức tường nước để dìm ngập những chiếc máy bay tấn công. Những vũ khí phòng không hạng nhẹ bắn nhanh như Bofors 40 mm và Oerlikon 20 mm không có nhiều hiệu quả tuy nhiên những khẩu súng phòng không hạng nặng như cỡ nòng súng 5 " / 38 (127 mm) tạo ra những cú đấm cực mạnh để thổi tung những chiếc máy bay kamikazes trong không trung. Mặc dù chiến thuật này không thể được sử dụng để chống lại Okhas và các loại bay nhanh tấn công góc cao khác, nhưng rồi chúng cũng lại dễ bị tiêu diệt bởi các loại súng phòng không khác. Năm 1945, một số lớn đạn phòng không loại mới – đạn có ngòi nổ theo tần số Radio (NV - radio frequency proximity fuze) được cung cấp với khối lượng lớn, đây là loại đạn có hiệu quả bình quân gấp bảy lần loại đạn thường.


    Giai đoạn cuối cùng


    Đỉnh cao của các cuộc tấn công kamikaze xảy ra trong khoảng thời gian tháng tư - tháng 6 năm 1945 tại Trận Okinawa. Ngày 06 Tháng tư năm 1945 các đợt sóng máy bay đã thực hiện hàng trăm vụ tấn công trong Chiến dịch Kikusui (" hoa cúc "). Tại Okinawa, đầu tiên các cuộc tấn công kamikaze tập trung vào các tàu khu trục vừa phải của Đồng Minh đang làm nhiệm vụ và sau đó tập trung vào các tàu sân bay ở giữa đội hình. Các cuộc tấn công cảm tử bằng máy bay hoặc tàu tại Okinawa đã đánh chìm hoặc loại ra khỏi hành động ít nhất 30 tàu chiến và ít nhất ba tầu vận tải Mỹ, cùng với một số tầu từ các lực lượng Đồng Minh. Các cuộc tấn công đã tiêu tốn 1.465 máy bay. Rất nhiều tàu chiến thuộc tất cả các loại bị hư hại, một số bị hư hại nghiêm trọng, nhưng không có tàu sân bay, thiết giáp hạm hoặc tàu tuần dương nào bị đánh chìm bởi kamikaze tại Okinawa. Hầu hết các tàu bị mất là tàu khu trục, tàu nhỏ hơn, đặc biệt là những chiếc đang làm nhiệm vụ tuần tra.

    Các tàu sân bay Hoa kỳ với những chiếc sàn bay bằng gỗ của họ dường như phải chịu thiệt hại nhiều hơn từ các cuộc tấn công kamikaze so với tàu sân bay có sàn đáp bằng thép của Hạm đội Thái Bình Dương của Anh. Tàu sân bay Mỹ cũng bị tổn thất về nhân mạng nặng hơn trong những cuộc tấn công kamikaze, ví dụ 346 người đã thiệt mạng trong một vụ tấn công vào chiếc USS Bunker Hill. Các khả năng phục hồi nhanh của các tầu có thiết giáp tốt đã được thể hiện trong ngày 04 tháng 5, lúc 11:30, có một làn sóng máy bay tấn công cảm tử vào các tầu của BPF (Hạm đội Thái Bình Dương của Anh). Một máy bay Nhật đã bổ nhào dốc từ trên cao vào chiếc tầu sân bay HMS Formidable và bị chặn đánh bởi súng AA. Mặc dù nó bị trúng đạn, chiếc máy bay kamikaze vẫn đâm được vào vào sàn đáp và tạo ra một miệng núi lửa rộng 3 m (9,8 ft) dài 0,6 m (2 ft) và sâu 0,6 m (2 ft). Một mảng thép dài bị vỡ ra đâm xuống xuyên qua sàn chứa máy bay và vào phòng nồi hơi chính ( nơi nó làm vỡ một nồi hơi nước ), và sau đó lao vào một thùng nhiên liệu gần chỗ đỗ các máy bay nơi nó tạo ra một đám cháy lớn. Tám người đã thiệt mạng và 47 người bị thương. Một chiếc Corsair và 10 chiếc Avenger đã bị phá hủy . Tuy nhiên đám cháy đã dần dần được kiểm soát và chiếc miệng núi lửa trên boong tàu đã được sửa chữa bằng bê tông và thép tấm. Vào lúc 17:00, các máy bay Corsair lại có thể hạ cánh. Ngày 09 tháng Năm, chiếc HMS Formidable lại một lần nữa bị đánh hỏng bởi chiếc kamikaze, cũng như chiếc tầu sân bay HMS Victorious và chiếc tàu thiết giáp HMSHowe. Người Anh đã có thể dọn sạch sàn đáp và tiếp tục hoạt động bay chỉ trong giờ sau khi bị tấn công, trong khi các đối tác người Mỹ của họ phải mất một vài ngày hoặc thậm chí vài tháng, khi một nhân viên liên lạc của Hải quân Hoa Kỳ quan sát hoạt động sửa chữa trên chiếc HMS Indefatigable người này đưa ra nhận xét: " Khi các cuộc tấn công kamikaze đánh trúng một tàu sân bay Mỹ, điều này có nghĩa là người Mỹ phải mất 6 tháng sửa chữa tại Trân Châu cảng. Khi máy bay kamikaze đánh trúng một tàu sân bay Limey đây chỉ là trường hợp của " Này anh em, mang chổi của bạn đến đây ".

    Đôi khi các máy bay hai động cơ cũng được sử dụng trong việc lên kế hoạch cho các cuộc tấn công kamikaze. Ví dụ, máy bay ném bom loại Mitsubishi Ki -67 Hiryu (" Peggy "), có căn cứ ở Đài Loan đã thực hiện các cuộc tấn công kamikaze vào lực lượng Đồng Minh ở ngoài khơi Okinawa.

    Chuẩn Đô đốc Matome Ugaki, chỉ huy thứ 2 của Hạm đội Liên hợp Thái Bình Dương, chỉ huy các cuộc tấn kamikaze công chính thức cuối cùng, tung ra các máy bay Judies "từ 701 Air Group để tấn công hạm đội Đồng Minh tại Okinawa ngày 15 tháng 8 năm 1945.
  6. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Hiệu ứng của chiến thuật Kamikaze


    <FONT class=imageattach face=[/IMG]Khi cuộc chiến đã đi đến hồi kết thúc, các nước đồng minh đã không còn bị nhiều thiệt hại nghiêm trọng, mặc dù có thêm rất nhiều tầu và phải đối mặt với một cường độ lớn hơn các cuộc tấn công kamikaze. Mặc dù gây ra một số thương vong nặng nề nhất cho các tàu sân bay Mỹ vào năm 1945, Hải quân Nhật đã hy sinh 2525 phi-công kamikaze và Không quân Nhật - IJAAF mất 1387 phi-công, nhiều hơn so với số họ mất vào năm 1942, năm họ đã đánh chìm hoặc làm tê liệt ba tàu sân bay (mặc dù không gây ra được thương vong gây đáng kể). Trong năm 1942, khi Hải quân Mỹ còn khan hiếm tầu sân bay, sự vắng mặt tạm thời của các tàu chiến chủ chốt ở vùng chiến sự làm họ bị mất thế chủ động. Tuy nhiên vào năm 1945, Hải quân Hoa Kỳ đã đủ mạnh để các tàu bị hư hỏng có thể được tách ra trở về cảng nhà để sửa chữa mà không gây cản trở đáng kể đến khả năng hoạt động của hạm đội . Những tầu chiến bề mặt thực sự bị mất là những tàu khu trục và những tàu nhỏ hơn, những chiếc không có khả năng khả năng sống sót trước những thiệt hại nặng nề. Nhìn chung kamikaze không thể đảo ngược được xu hướng của cuộc chiến và ngăn chặn được quá trình tấn công của Đồng Minh. Sau chiến tranh sức phá hoại tiềm năng của kamikaze được đưa vào nghiên cứu trong Operation Bumblebee cho đến khi tên lửa có điều khiển RIM -8 Talos được đưa vào hoạt động vào năm 1959.

    Khi nhận những đòn đánh trực tiếp từ các cuộc tấn công kamikaze, tàu sân bay Anh với sàn đáp bọc thép của họ dường như có khả năng phục phục hồi nhanh hơn so với các đối tác Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phân tích sau chiến tranh cho thấy rằng một số tầu sân bay của Anh như HMS Formidable đã bị thiệt hại ở phần cấu trúc dẫn chúng bị loại bỏ vì việc sửa chữa sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế, và thảm kịch tài chính thời hậu chiến của nước Anh cùng với kích cỡ liên tục suy giảm của Hải quân Hoàng gia chắc chắn đã đóng một vai trò trong việc quyết định không tiến hành sửa chữa các tàu sân bay bị hư hỏng. Ngược lại, ngay cả những tàu sân bay bị hư hỏng nghiêm trọng của Mỹ như chiếc USS Bunker Hill đã được thành công sửa chữa và ở trong tình trạng tốt, mặc dù nó đã không tham gia phục vụ quân đội sau Thế chiến II khi nó được xem là đồ dư thừa.

    Số tàu chìm là một vấn đề gây tranh cãi. Theo một thông báo tuyên truyền chiến tranh của Nhật Bản, kamikaze đã đánh chìm 81 tàu và làm hư hỏng 195 chiếc khác và theo một tính toán từ phía Nhật Bản, các cuộc tấn công cảm tử đã tạo ra 80 % số tổn thất của Mỹ trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến Thái Bình Dương. Trong một cuốn sách Chiến tranh Thế giới II năm 2004, các sử gia Wilmott, Cross và Messenger nói rằng các cuộc tấn công kamikaze đã làm cho hơn 70 tàu Mỹ " bị đánh chìm hoặc hư hỏng không thể sửa chữa ".
    Theo một trang web của Không quân Hoa Kỳ:


    Khoảng 2.800 vụ tấn công Kamikaze đánh chìm 34 tàu hải quân, hư hại 368 chiếc khác, giết chết 4.900 thủy thủ và làm bị thương hơn 4.800 người khác. Mặc dù có radar phát hiện và cảnh báo cũng như các biện pháp đánh chặn trên không đã tiêu hao và bắn hạ một số máy bay lớn, 14 phần trăm máy bay Kamikaze vẫn lọt qua để lao vào những chiếc tàu; gần 8,5 phần trăm trong tổng số các con tàu bị đánh chìm bởi Kamikaze.



    Các nhà báo Denis và Peggy Warner, trong một cuốn sách năm 1982 (The Sacred Warriors: Japan’s Suicide Legions) cùng viết với nhà viết sử hải quân của Nhật Bản Seno Sadao, đã đếm tổng cộng có 57 chiếc tàu bị đánh chìm bởi kamikaze. Tuy nhiên, Bill Gordon, một người Mỹ chuyên nghiên cứu về Nhật Bản đặc biệt là về kamikazes, đã công bố trong một bài báo vào năm 2007 rằng có 47 chiếc tàu bị đánh chìm bởi các máy bay kamikaze. Gordon nói rằng Warner và Seno đã tính cả mười chiếc tầu không chìm. Danh sách của ông bao gồm:
    • ba tàu sân bay hộ tống : St Lo, Ommaney BayBismarck Sea
    • 14 tàu khu trục , bao gồm chiếc tàu cuối cùng Callaghan bị chìm vào ngày 29 tháng 7 năm 1945 ngoài khơi Okinawa
    • ba tàu vận tải cao tốc
    • năm tầu đổ bộ cỡ lớn
    • bốn tầu đổ bộ cỡ vừa
    • ba tầu đổ bộ cỡ vừa có Rốc két
    • một tàu chở dầu phụ trợ
    • ba tầu hàng Canada
    • ba tàu Liberty
    • hai tàu quét mìn cao tốc
    • một tàu quét mìn lớp Auk
    • một tàu khu trục săn ngầm
    • hai PT Boat
    • hai tầu Hỗ trợ đổ bộ
    Tuyển dụng

    Việc thành lập các lực lượng kamikaze yêu cầu tuyển dụng người cho công việc, điều này được chứng minh là dễ dàng hơn so với những gì các chỉ huy đã dự kiến. Các chỉ tiêu tuyển dụng là rất đơn giản " tuổi trẻ, sự tỉnh táo và nhiệt tình, kinh nghiệm bay có tầm quan trọng tối thiểu và kỹ thuật hạ cánh là một điều gì đó quá xa xỉ (he he kamikaze lại còn biết kỹ thuật hạ cánh nữa) ". Đại úy Motoharu Okamura nhận xét rằng " có quá nhiều tình nguyện viên cho các phi vụ cảm tử mà ông gọi họ như một bầy ong, " và ông giải thích rằng " Ong sẽ chết sau khi chúng đốt " Okamura được công nhận là người đầu tiên đề xuất chiến thuật tấn công kamikaze. Ông đã bày tỏ mong muốn được dẫn đầu một nhóm tình nguyện cảm tử tấn công khoảng bốn tháng trước khi Đô đốc Takijiro Ohnishi, Chỉ huy của lực lượng không quân thuộc hải quân Nhật tại Phillippines, trình bày ý tưởng này cho nhân viên của mình. Trong khi Phó Đô đốc Shigeru Fukudome, chỉ huy của hạm đội Không lực số hai đi kiểm tra không đoàn 341, Đại úy Okamura đã có cơ hội để thể hiện ý tưởng của ông về chiến thuật đâm bổ nhào " Trong tình hình hiện nay của chúng ta, tôi tin chắc rằng cách duy nhất để kết thúc chiến tranh trong thế có lợi cho chúng ta là bổ nhào xuống tấn công bằng máy bay của chúng ta. Không có cách nào khác. Sẽ có rất nhiều các tình nguyện viên cho cơ hội này để cứu đất nước của chúng ta và tôi muốn được chỉ huy một hoạt động. Hãy cấp cho tôi 300 chiếc máy bay và tôi sẽ làm thay đổi xu hướng của cuộc chiến"

    Khi các tình nguyện viên đến để xin thi hành nhiệm vụ trong đơn vị đông gấp hai lần so với số máy bay " Sau chiến tranh, một số chỉ huy bày tỏ sự hối tiếc vì cho phép những người không cần thiết được xuất kích cùng với các phi vụ, đôi khi họ phải tự ép mình trên (buồng lái của) những chiếc máy bay ném bom và máy bay chiến đấu để khuyến khích các phi-công cảm tử và có vẻ như họ tham gia vào việc đánh chìm một tàu lớn của đối phương" (hè hè cái này đại loại như là ba bốn người vì quá nhiệt tình đã nhảy lên buồng lái của một chiếc Kamikaze mà đáng lẽ chỉ một người là đủ) Nhiều phi-công kamikaze tin rằng cái chết của họ sẽ trả món nợ mà họ còn nợ và thể hiện tình yêu mà họ đã dành cho gia đình , bạn bè của họ và cho hoàng đế " Vì vậy, nhiều phi-công được đào tạo tối thiểu mong muốn được tham gia vào các nhiệm vụ cảm tử và khi phi vụ của họ bị trì hoãn hoặc hủy bỏ, các phi-công trở nên rất chán nản Nhiều người trong số những người được lựa chọn cho một nhiệm vụ sẽ bị tan xác ( bodycrashing) được mô tả là cực kỳ hạnh phúc trước lần xuất kích cuối cùng của họ"

    Đào tạo

    " Khi bạn loại bỏ tất cả những suy nghĩ về cuộc sống và cái chết , bạn sẽ có thể hoàn toàn bỏ qua cuộc sống trần gian của bạn. Điều này cũng sẽ cho phép bạn tập trung sự chú ý của bạn vào việc tiêu diệt kẻ thù với quyết tâm vững chắc, trong khi đó nó cũng tăng cường sự xuất sắc của bạn trong kỹ năng bay - Một đoạn trích từ cẩm nang hướng dẫn của một phi-công bay cảm tử ".

    Tokkōtai đào tạo phi-công, như mô tả của Kasuga Takeo nói chung " bao gồm đào tạo vô cùng vất vả, kết hợp với hình phạt độc ác và tra tấn như là một thói quen hàng ngày . " Irokawa Daikichi , một trong những người được đào tạo tại Tsuchiura Naval Air Base, nhớ lại rằng ông "đã bị đánh vào mặt thường xuyên làm cho mặt của ông ta đã không còn được nhận ra nữa " Ông cũng đã viết : "Tôi bị đánh rất nhiều và tôi không còn có thể nhìn thấy gì và ngã xuống sàn nhà. Những phút tôi thức dậy, tôi lại bị đánh bằng một cái dùi cui để buộc tôi phải nhận lỗi ", phương pháp " đào tạo "tàn bạo này được bắt nguồn bằng các ý tưởng rằng nó sẽ thấm nhuần một " tinh thần chiến đấu của người lính" Tuy nhiên, việc đánh đập hàng ngày và trừng phạt thân thể có khả năng đã loại bỏ chủ nghĩa yêu nước trong nhiều phi-công.

    Các phi-công được cho một quấn cẩm nang hướng dẫn những chi tiết rằng họ phải suy nghĩ, chuẩn bị và tấn công làm thế nào. Từ hướng dẫn này các phi-công đã được nói đến " đạt được một mức độ cao của huấn luyện tinh thần, "và để " giữ sức khỏe [ của họ ] , trong điều kiện tốt nhất. " Những điều này trong số những người khác có nghĩa là để đưa vào tư tưởng của các phi-công rằng họ phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đi đến cái chết .

    Quấn cẩm nang hướng dẫn phi công tokkōtai cũng giải thích làm thế nào một phi-công có thể quay trở lại nếu họ không thể tìm được một mục tiêu và rằng " [ một phi-công ] không nên lãng phí cuộc sống của mình " tuy nhiên nếu một phi-công liên tục trở lại căn cứ sẽ bị bắn sau lần trở về thứ chín của mình.

    " Chúng tôi cố gắng sống với 120 đến phần trăm, hơn là chờ đợi cái chết. Chúng tôi đọc và đọc, cố gắng tìm hiểu lý do tại sao chúng tôi đã phải chết trong tuổi hai mươi của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy tiếng tích tắc của đồng hồ tiến về phía cái chết của chúng tôi, mỗi âm thanh của đồng hồ lại rút ngắn cuộc sống của chúng tôi."

    Irokawa Daikichi , Nhật ký Kamikaze: Những phản ánh của người lính sinh viên Nhật Bản

    Quấn cẩm nang này hướng dẫn rất chi tiết về cách mà một phi-công phải làm khi tấn công. Một phi-công sẽ bổ nhào về phía mục tiêu của mình và " mục tiêu cho một điểm giữa các tháp cầu và ngăn xếp khói " . Bước vào một khói đống cũng được cho là " hiệu quả ". Các phi-công được yêu cầu không nhằm đích vào tháp chỉ huy, tháp súng của con tàu mà thay vào đó là chiếc thang máy hoặc boong tàu bay để đâm vào. Đối với các cuộc tấn công theo chiều ngang, phi-công ngắm vào " mục tiêu ở giữa tàu, hơi cao hơn so với mực nước "hoặc" Mục tiêu ở lối vào các nhà chứa máy bay, hoặc chân ống khói "nếu các mục tiêu trước là quá khó khăn.

    Các hướng dẫn của tokkōtai truyền đạt với các phi-công rằng không bao giờ được nhắm mắt của họ lại. Điều này là bởi vì nếu một phi-công nhắm mắt anh ta sẽ có ít các cơ hội hơn để lao vào mục tiêu của mình. Trong những giây phút cuối cùng trước khi vụ va chạm xảy ra, viên phi-công sẽ hét lên "Hissatsu" có nghĩa là " chết mà không thất bại "





    Kamikaze trong văn hóa Nhật Bản



    Năm 1944-1945 , người Nhật chịu ảnh hưởng lớn của niềm tin Shinto. Trong số những thứ khác, thờ phụng Hoàng đế được nhấn mạnh sau khi Shinto được coi như là một tôn giáo nhà nước trong thời Cải cách Minh Trị. Thời gian trôi qua, Thần đạo được sử dụng ngày càng tăng trong việc thúc đẩy tình cảm dân tộc. Trong những năm 1890, Huấn lệnh về Giáo dục của Đế chế - the Imperial Rescript on Education đã được thông qua, theo đó sinh viên được yêu cầu đọc nghi thức lời tuyên thệ của mình để " hiến dâng cho Tổ quốc "cũng như để bảo vệ Hoàng gia . Sự hiến dâng cuối cùng là từ bỏ cuộc sống của một người. Đó là một cái chết vinh dự cho Nhật Bản và Hoàng đế. Các nhà nghiên cứu Axell và Kase chỉ ra: " Thực tế là vô số binh sỹ, thủy thủ và phi-công đã xác định được chết để trở thành linh thiêng, ( linh hồn bảo vệ ) " cho tổ quốc [...] Nhiều người Nhật cảm thấy được thờ tại đền thờ Yasukuni là một vinh dự đặc biệt bởi vì các hoàng đế hai lần một năm đến thăm đền thờ để tỏ lòng kính trọng. Yasukuni là ngôi đền duy nhất tôn thờ những người thường, mà các hoàng đế sẽ tới thăm để tỏ sự kính trọng của mình ". người Nhật trẻ tuổi được truyền thụ từ độ tuổi sớm nhất với những lý tưởng này.

    Sau khi chiến thuật kamikaze được bắt đầu, báo chí, sách vở, bài viết và những câu chuyện tôn vinh những người đánh bom cảm tử, để hỗ trợ trong việc tuyển dụng. Trong tháng 10 năm 1944, Nippon Times trích lời của Trung úy Sekio Nishina : . " Tinh thần của đoàn cảm tử là tinh thần tuyệt vời và nó chạy trong máu của mọi người dân Nhật Bản... Cú đâm máy bay này để tiêu diệt kẻ thù và đồng thời cũng (tiêu diệt) chính mình mà không như vậy thì làm sao được gọi là tấn công đặc biệt ... mọi người dân Nhật Bản đều có khả năng trở thành một thành viên của đoàn cảm tử" Các nhà xuất bản cũng nêu lên ý tưởng rằng kamikaze đã được tôn thờ tại Yasukuni và tung ra những câu chuyện phóng đại về những kamikaze dũng cảm - có cả câu chuyện cổ tích cho trẻ em nhỏ để khuyến khích kamikaze. Một quan chức Ngoại giao có tên Toshikazu Kase nói: "Đó là thói quen của GHQ [ ở Tokyo ] để tung ra những thông báo sai về chiến thắng và bỏ qua hoàn toàn sự thật và làm cho công chúng phấn chấn, tự mãn để làm tăng độ tự tin của họ "

    Trong khi nhiều câu chuyện đã được làm sai lệch thì một số là sự thật ví dụ như những câu chuyện về Kiyu Ishikawa để cứu một con tàu của Nhật Bản anh đã lao máy bay của mình vào một quả ngư lôi mà một tàu ngầm đã phóng ra. Người trung sĩ này sau khi chết được thăng chức trung úy hạng hai của Hoàng đế và đã được suy tôn tại Yasukuni. Những câu chuyện như thế này cho thấy người ta sản xuất các loại ca ngợi và tôn vinh cái chết, khuyến khích thanh niên Nhật Bản tình nguyện viên tham gia lực lượng cảm tử và thấm nhuần một mong muốn trong mỗi thanh niên là được chết như là một kamikaze. ( Đương nhiên thời nay có lẽ các bác sẽ đọc và cười ruồi nhưng thời xưa người ta lại tin như thế biết làm sao được)


    Nghi lễ được tiến hành trước khi phi-công kamikaze khởi hành để làm nhiệm vụ cuối cùng của họ. Họ được trao lá cờ của Nhật Bản hoặc lá cờ mặt trời mọc - rising sun flag ( cờ của Hải quân Nhật Bảnu ) ghi lại lời cảm hứng về tinh thần, một khẩu súng lục Nambu hoặc katana và thông thường uống rượu Sakê trước khi cất cánh (theo em thì về cái khoản chị em các bác này cũng được đãi ngộ để nâng cao tinh thần thì phải). Họ buộc một tấm băng đầu hachimaki có hình mặt trời mọc và một chiếc senninbari - một " vành khắn có một ngàn mũi khâu " được thêu bằng một ngàn mũi khâu của phụ nữ. Họ cũng sáng tác và đọc bài thơ về cái chết, một truyền thống bắt nguồn từ những samurai, người sáng tác nó trước khi tiến hành mổ bụng tự tử - sepuku. Thực hiện lời cầu nguyện cho gia đình và chúng được cất giữ ở nơi lưu trữ của quân đội - military decoration.

    Trong khi thông thường thì các tình nguyện viên đã lũ lượt đăng ký để được làm nhiệm vụ kamikaze, người ta cũng đồng thời lập luận rằng có sự cưỡng chế rộng lớn và áp lực liên quan đến việc tuyển dụng binh sĩ để tấn công cảm tử. Động lực " tình nguyện " của họ là rất phức tạp và không đơn giản chỉ là vì lòng yêu nước, mang danh dự đến cho gia đình họ. Và ít nhất một trong số các phi-công là một người Hàn Quốc nhập ngũ với một tên Nhật Bản, theo Pháp lệnh Soshi - kaimei được thông qua trước cuộc chiến tranh bắt buộc người Hàn Quốc phải lấy một cái tên Nhật Bản (rồi mới được gia nhập kamikaze).Trong số 1036 phi-công kamikaze của IJA đã chết trong những lần xuất kích từ Chiran và các căn cứ không quân Nhật Bản khác trong Trận chiến Okinawa có 11 người là người Hàn Quốc.

    Theo truyền thuyết, các phi-công trẻ làm nhiệm vụ kamikaze thường bay về phía tây nam ngọn núi Kaimon của Nhật Bản ở độ cao trên m 922 ( 3.025 ft). Ngọn núi này còn được gọi là "Satsuma Fuji" (có nghĩa là một ngọn núi như Núi Phú Sĩ nhưng nằm ở khu vực tỉnh Satsuma). Các phi-công làm nhiệm vụ cảm tử nhìn qua vai của họ để thấy ngọn núi này, ngọn núi cao nhất ở phía nam trên đất liền Nhật Bản trong khi họ đang bay trong không, nói tạm biệt với đất nước và chào ngọn núi của họ.


    Người dân cư trú trên đảo Kikaishima Island, phía đông Amami Oshima ( một hòn đảo thuộc quần đảo Ryūkyū của Nhật Bản ) nói rằng các phi-công từ các đơn vị làm nhiệm vụ cảm tử thả hoa trong không trung khi họ rời đi làm nhiệm vụ cuối cùng của họ. Theo truyền thuyết, những ngọn đồi ở quanh sân bay Kikaishima có rất nhiều hoa Cornflower (một loại hoa dại) nở vào đầu tháng 5.

    Thời gian trôi qua, một quân nhân nổi tiếng của Nhật Bản - người sống sót sau cuộc chiến và trở thành một trong những nhân vật quan trọng của nước Nhật thời hậu chiến, Saburo Sakai - một ace củaHải quân Nhật cho biết:

    " kamikaze là một cuộc tấn công bất ngờ, theo chiến thuật của chiến tranh cổ của chúng ta tấn công bất ngờ sẽ thành công lần đầu tiên, có thể lần thứ hai hoặc ba lần…. Nhưng sẽ thật là ngu ngốc nếu tiếp tục các cuộc tấn công tương tự trong mười tháng ? Hoàng đế Hirohito phải nhận ra điều này. Ông nên ra lệnh 'Dừng nó lại '.

    " Ngay cả bây giờ , rất nhiều khuôn mặt của các học viên ( môn học kamikaze) của tôi xuất hiện khi tôi nhắm mắt lại. Rất nhiều học viên ra đi. Tại sao Tổng hành dinh vẫn tiếp tục tấn công một cách ngớ ngẩn như vậy trong mười tháng! Đúng là ngu ngốc ! Genda người đã bỏ sang Mỹ ( bác này là chỉ lực lượng máy bay Nhật bản tấn công Trân Châu Cảng) - tất cả những người này đã nói dối rằng tất cả mọi người đều tình nguyện cho các đơn vị kamikaze. Họ đã nói dối"

    Trong năm 2006, Tsuneo Watanabe - quyền Tổng biên tập tờ báo Yomiuri Shimbun, chỉ trích việc những người theo chủ nghĩa quốc gia Nhật Bản đã tôn vinh chiến thuật tấn công kamikaze:

    " Đó toàn là những lời nói dối mà chúng mang lại lòng dũng cảm, niềm vui và nước mắt " Hoàng đế muôn năm ! " Họ đã mổ các con cừu tại một lò mổ, mọi người đều nhìn xuống và đang run rẩy. Một số đã không thể đứng lên liền bị khênh lên và đẩy vào các máy bay bởi những binh sĩ làm nhiệm vụ bảo dưỡng ( máy bay) " ( Bác này chắc cũng là một cựu Kamikaze và kể về tình hình thực tế của những phi-công Kamikaze khi bước lên buồng lái)



    Banzai Banzai Banzai
  7. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Trận chiến đảo Okinawa - trận chiến cuối cùng của Hải quân Nhật Bản trong WWII


    Trận đánh này được trích từ quấn Chiến tranh Thái Bình Dương (đối với những người yêu tầu bè thì đây là cái chết của chiếc Thiết giáp hạm khủng nhất thế giới)

    Sau thất bại ở Philippines, hải quân Nhật đã kiệt quệ và không khôi phục được nữa. Khi Mĩ đổ bộ lên Iwo Jima, họ cũng không thể xuất trận. Nhưng giờ đây Okinawa bị tiến công, giới lãnh đạo hải quân nhận thấy đã đến lúc phải cho hạm đội xuất kích để đánh trận cuối cùng. Chỉ cần so sánh những gì còn lại của hải quân Nhật với các hạm đội hùng hậu của Đồng minh cũng thấy rõ đây là một quyết đinh tự sát. Phó đô đốc Ryunosuke Kusaka, tham mưu trưởng hạm đội Liên hợp phản đối sự hi sinh vô ích này vì muốn để dành lực lượng cho những trận đánh sắp tới ở ngay trên Đất Mẹ. Nhưng ông cũng không cưỡng lại được đa số muốn tuân theo truyền thống võ sĩ đạo.

    Ngày 5-4, đô đốc Soemu Toyoda, tư lệnh hạm đội Liên hợp ra lệnh cho Phó đô đốc Seiichi Ito, tư lệnh hạm đội số 2 tiến đánh hạm đội địch đang thả neo ở Okinawa.

    Là lục lượng chiến đấu duy nhất còn lại của Hạm đội Liên hợp, nhưng hạm đội số 2 cũng chỉ có 10 chiến hạm, gồm chiếc siêu thiết giáp hạm Yamato, tuần dương hạm nhẹ Yahagi và 8 khu trục hạm. Tất cả đang đậu tại căn cứ trong biển Nội Hải. Nhận được lệnh trên, phó đô đốc Ito liền thông báo cho các cấp chỉ huy dưới quyền, đồng thời cho mở tiệc giã từ trên các chiến hạm của ông ngay tối hôm ấy. Đây là những giây phút vui vẻ cuối cùng trước khi đi vào cõi chết. Không ai nói ra, nhưng mọi người đều biết đây là một cuộc xuất trận "tự sát" để bảo tồn danh dự hải quân Hoàng gia, theo truyền thống võ sĩ đạo. Vì vậy trên các chiến hạm, không khí cởi mở hơn, kỉ luật nới rộng hơn.

    Trên tuần dương hạm nhẹ Yahagi, đại tá hạm trưởng Tameichi Hara cùng chuẩn đô đốc Keizo Komura, chỉ huy đội tàu đột kích số 2 của hạm đội, nhảy lên bàn của phòng ăn sĩ quan hát bài "Dokino Sakura” (Hoa Anh đào). Cuộc vui kéo đến hơn nửa đêm.

    Trưa hôm sau, trên chiếc kì hạm - siêu thiết giáp hạm Yamato, Tư lệnh hạm đội số 2, phó đô đốc Ito chiêu đãi phó đô đốc Ryunosuke Kusaka, tham mưu trưởng hạm đội Liên hợp, người mới đến để trực tiếp giải thích sứ mệnh của hạm đội số 2 trong cuộc hành quân này.

    Phó đô đốc Ito hỏi:

    - Nếu bị chặn đánh trên đường đi trước khi đến Okinawa, chúng tôi phải làm gì? Phó đô đốc tham mưu trưởng hạm đội Liên hợp trả lòi:
    - Ngài toàn quyền định liệu.

    Suy nghĩ giây phút, Ito nói:

    - Tôi thấy, tôi hiểu. Xin Ngài đừng lo nghĩ gì cho tôi. Tính tôi bình thản, tôi không có gì để luyến tiếc và sẽ từ giã cõi trần một cách thanh thản nhẹ nhàng.

    Lúc 3 giờ chiều ngày 6-4, hạm đội nhổ neo rời căn cứ ra đi chiến đấu. Chiếc Yahagi dẫn đầu, tiếp đó là 4 khu trục hạm. Theo sau là chiếc Yamato và 4 khu trục hạm nữa. Trên một chiếc thủy phi cơ, phó đô đốc Kusaka bay theo đoàn tàu một thặng dài rồi mới quay trở lại.

    Để chia lửa với hạm đội số 2, chiều hôm đó Bộ tư lệnh hải quân Nhật đã sử dụng 341 máy bay ném bom và phóng ngư lôi, 355 máy bay Thần phong tiến hành 10 đợt oanh kích trong suốt 4 giờ đồng hồ vào hạm đội địch ở Okinawa. Cho đến tối, 3 khu trục hạm, 1 tàu đổ bộ LST và 2 tàu chở quân nhu, đạn dược của Mĩ đã bị đánh đắm, 10 hạm tàu khác bị thương nặng. Chiến công này lập tức được báo cho phó đô đốc Ito đang hành quân trên thiết giáp hạm Yamato cùng hạm đội của ông, nhưng bằng những số liệu lạc quan hơn sự thật: 30 hạm tàu địch bị chìm, 20 chiếc khác bốc cháy.

    Buổi tối, toàn bộ thủy thủ đoàn của tuần dương hạm Yahagi tập hợp trên boong để nghe hạm trưởng Hara đọc thông điệp cuối cùng của đô đốc Toyoda, kêu gọi họ chiến đấu đến cùng trong chiến dịch này. Ông vừa đọc xong thì nổi lên hàng loạt tiếng hô "Banzai! Banzai!" kéo dài cả 5 phút.

    Không biết nghĩ sao, ông ta còn đứng lại một lúc chứ không về phòng chỉ huy. Sau đó Hạm trưởng phát biểu:

    "Nhiệm vụ hôm nay là một nhiệm vụ "tự sát", nhưng tôi muốn nói cho các anh rõ: tự sát không phải là mục đích cuối cùng của cuộc hành quân này. Mục đích là chiến thắng. Các anh không phải là những con cừu mà người ta xua lên bàn mổ. Nếu chẳng may chiến hạm bị chìm, đừng lưỡng lự hãy tự cứu sống để rồi còn cống hiến cho các trận chiến khác. Tôi ra lệnh: các anh phải sống".

    Sau đó, một thiếu úy hải quân xin được hỏi: "Tại sao ở học viện Hải quân, người ta bảo là phải chết theo tàu?"

    Hara đáp :
    - Thời phong kiến xa xưa, cái sống rất rẻ, sinh mạng con người không ra gì hết. Hiện nay chúng ta đang sống ở thế kỉ 20".

    "Giáo điều Bushido (nói về nguyên tắc sống của một võ sĩ đạo) đã nói "Ta phải sống thế nào, để luôn luôn sẵn sàng chết". Ta phải hiểu theo nghĩa của thế kỉ 20 này. Chúng ta sống để chiến thắng. Thua keo này, bày keo khác, chứ không phải thua là tự sát"

    Vì đây là một quan niệm rất mới đối với quân nhân Nhật nên mọi người yên lặng. Nhiều người không đồng tình hẳn.

    Lúc 20 giờ, hạm đội rời eo biển Bongo ra Thái Bình Dương, di chuyển dọc theo bờ đảo Kyushu xuôi về Nam với tốc độ 20 hải lý/giờ. Sáng ngày 7-4 họ đến vùng biển rộng và sắp xếp đội hình hành quân. Chiếc Yamato ở giữa, xung quanh là các tàu chiến khác, tựa như một vòng tròn bảo vệ. Lúc 11 giờ 30, đoàn tàu đã bị một thủy phi cơ trinh sát Mĩ phát hiện.

    Đô đốc Spruance, Tư lệnh hạm đội thứ 5 Hoa Kỳ ra lệnh cho Phó đô đốc Mitscher, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 58 hãy để cho Nhật tiến xa hơn về phía Nam, để tiêu diệt gọn không ai trở về được. Nhưng phó đô đốc Mitscher đang có một vấn đề khó giải quyết. Số là khi trận chiến ở biển Philippines xảy ra, thì các phi công báo về rằng chính họ là những người đã tiêu diệt chiếc Musashi (tàu chị em của Yamato).

    Còn cánh hải quân và tàu ngầm cho rằng chính họ đánh ngư lôi chìm tàu nọ. Họ đồng thanh cho rằng bom của không quân không cách gì làm chìm một chiến hạm như thế. Vì vậy Mitscher xin được lệnh cho không quân đánh lần này, và kết quả kì này sẽ là tiêu chuẩn để xác định hay phủ định thành quả của không quân kì trước.

    Quá 12 giờ trưa, trên chiếc Yahagi, chuẩn đô đốc Komura là người đầu tiên phát hiện phi cơ địch. Khoảng 40 chiếc oanh tạc cơ của đợt tấn công đầu tiên chúi mũi xuống đoàn tàu. Súng phòng không bắn lên như mưa nhưng phi công Hoa Kỳ vẫn xuyên qua được lưới lửa. Hai trái bom rơi xuống gần cột buồm chính và một trái ngư lôi trúng vào cạnh sườn chiếc Yamato. Trên boong tàu, tay chân, ruột gan văng tung tóe, cả một cái đầu người văng lên cao rơi xuống trúng một pháo thủ phòng không, khiến anh ta ngất đi.

    Tàu Yamato chỉ còn chạy được với tốc độ 18 hải lí một giờ nhưng hạm trưởng, chuẩn đô đốc Kosaku Ariga vẫn hướng dẫn tàu tiến tới. Chiếc Yahagi cũng bị trúng nhiều bom và ngư lôi. Đợt tấn công thứ hai của địch lại đánh cháy khu trục hạm Isokaze đang chạy tới tiếp cứu cho chiếc Yahagi. Lúc 13 giờ 35, thêm một đợt tấn công với 150 máy bay. Yamato né tránh tài tình nhưng vẫn bị trúng thêm hai trái ngư lôi nữa. Nước tràn Vào tàu nghiêng bên trái. Lúc ấy máy bay oanh tạc bổ nhào lại thả thêm 7,8 trái bom rơi trúng boong giữa, tàu nghiêng 15 độ. Một nửa trong tổng số 150 pháo phòng không và súng máy phòng không trên tàu đã bị phá hủy.

    Sĩ quan phụ trách hầm tàu điện thoại lên đài chỉ huy báo: “Nước vào tàu ở mức độ tối đa. Chúng tôi phải cho nước vào để lấy lại thăng bằng cho tàu. Vì vậy, một buồng máy sẽ ngưng hoạt động". Điều này có nghĩa là tàu chỉ còn chạy được với tốc độ 9 hải lý/giờ.

    Đúng 14 giờ, chiếc Yamato bị trúng quả ngư lôi thứ 8.

    Điện thoại vang lên: "Vài phút nữa, buồng lái bằng thủy lực sẽ ngập, sẽ không còn điều khiển tàu được nữa".

    Chuẩn đô đốc Ariga ra lệnh: "Cho tàu hướng về phía Bắc".

    Ngươi Mĩ trên máy bay nhìn xuống, thấy Yamato quay vòng 180 độ, hướng mũi về nước Nhật tưởng là nó bỏ chạy. Họ phóng thêm 3 ngư lôi vào con mồi đã tử thương. Họ đâu có biết là theo quy ước võ sĩ đạo, người chết quay đầu về hướng Bắc. Và Ariga đang muốn chiếc Yamato quay về hướng Hoàng cung, bệ kiến Thiên hoàng rồi chết.

    Tuần dương hạm Yahagi dẫn đầu hạm đội bị trúng 13 bom và 7 ngư lôi. Hạm trưởng Hara nhìn quanh, thấy nước tràn vào khá nhiều xung quanh các tàu khác chiếc thì cháy, chiếc thì nghiêng. Đúng 14 giờ 05 tàu chìm. Khi chuẩn đô đốc Komura trồi được lên mặt nước, xung quanh ông ta lõm bõm nhiều người bơi, mặt ai cũng đen vì dầu nhớt. Cách nơi ông khoảng 6 hải lí, chiếc Yamato vẫn di chuyển nhưng máy bay Mĩ như bầy ong vỡ tổ bâu quanh, mặc cho một lưới lửa từ tàu tung lên.

    Đúng 14 giờ 15, quả ngư lôi thứ 12 trúng vào chiếc Yamato, tàu nghiêng 30 độ. Hạm phó Nomura báo cáo chuẩn đô đốc, hạm trưởng Ariga: "Thưa Hạm trưởng, giây phút cuối cùng sắp đến". Ariga liên lạc với phòng chỉ huy qua ống nói: "Thưa đô đốc Tư lệnh, xin Ngài rời tàu với thủy thủ đoàn, tôi ở lại với tàu”.

    Đoạn quay qua Hạm phó, ông ta nói:

    - "Hạm phó Nomura, ông hãy rời tàu. Đây là lệnh".

    Ông ta ra lệnh cho một hạ sĩ quan buồng lái, lấy dây cột ông ta vào trụ hải bàn. Người này buộc ông ta xong thì lấy dây buộc bản thân anh ta cạnh đó. Hạm trưởng quát:

    - "Đồ ngu, chúng mày còn trẻ phải sống cho nước Nhật tương lai".

    Phó đô đốc Ito từ giã Ban tham mưu, mở cửa phòng mình vào trong ấy chờ chết.

    Lúc 14 giờ 30, Yamato nghiêng hẳn một bên giống như con cá voi bị tử thương nhìn lên bờ. Lệnh rời tàu được ban ra. Tàu từ từ chìm xuống cùng với một tiếng nổ long trời làm rung mặt biển. Đó là kho đạn hải pháo trong tàu nổ tan dưới biển. Trong số thủy thủ đoàn 3.332 người của chiếc kỳ hạm Yamato, chỉ có 269 người sống sót.

    Điều trớ trêu của lịch sử là đại tá Jiro Nomura, người đã ra lệnh phóng lên không chiếc máy bay trinh sát đầu tiên bay về Trân Châu cảng, mở màn chiến tranh Thái Bình Dương thì nay lại chính ông ta tham dự và sống sót qua cuộc tự sát của hạm đội Nhật. Sau này khi được các phóng viên Mĩ phỏng vấn (năm 1951), ông ta trả lời vỏn vẹn bằng tiếng Anh: "I have had enough" (quá đủ đối với tôi).

    Trên mặt biển đầy rẫy những ván, gỗ trôi nổi, dầu loang khắp nơi và đầu người bơi lội, đột nhiên nổi lên tiếng hát đồng ca một bài ca quen thuộc của hải quân Nhật:

    "Nếu tôi rời xa biển cả,
    Tôi sẽ trở về như xác chết nổi trôi,
    Nếu nhiệm vụ gọi tôi lên núi,
    Đồng cỏ xanh sẽ là áo khoác thân tôi.
    Vì đã nguyền hiến thân phục vụ Thiên hoàng,
    Tôi sẽ không chết bình yên giữa thê nhi êm ấm" .

    Thỉnh thoảng, xen vào âm thanh bi tráng này là những tiếng la to "Tenno Heika Banzai" (Thiên hoàng vạn tuế), chúng tỏ một người nào đó kiệt lực, đành bỏ dở nửa chừng bài hợp xướng và xuôi tay vĩnh viễn.

    Tối 8-4 hạm đội số 2 trở về căn cứ chỉ còn 4 khu trục hạm Suzuki, Fuyuzuki, Yuki Kaze và Hatsushimo; trên boong chiếc nào cũng đầy người được vót từ biển lên.

    Như vậy, hạm đội số 2 cũng như Hạm đội Liên hợp Nhật coi như bị xóa tên. Để làm được điều đó, quân Mĩ chỉ tấn công trong 3 giờ, mất 12 phi công và 10 máy bay bị Nhật bắn rơi.

    Câu chuyện về kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại trong trận đụng độ không - hải cuối cùng của cuộc chiến Thái Bình Dương thật là đơn giản, nhưng đã gây sủng sốt cho các nhà thống kê. Với việc siêu thiết giáp hạm Yamato bị đánh chìm, hải quân Hoàng gia Nhật cũng chìm theo.

    Và nước Nhật đang bước vào giai đoạn hoàng hôn của cuộc chiến.


  8. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Cái nhận định rằng "nếu không để xổng 3 TSB Mẽo thì kết cục chiến tranh có thể khác" là do hội "sử gia" quân sự sau thế chiến nó kịch tính hóa lên thôi, chứ thực chất không ảnh hưởng gì đến toàn cục đâu bác ơi.
    Bởi vì 3 TSB cộng thêm khoảng 150 máy bay trên đó thì thấm tháp gì đâu. Đến cuối cuộc chiến số lượng TSB của Mỹ là đâu gần 100 cái (không rõ là số sản xuất được hay số còn sở hữu), còn số lượng máy bay là trên 100 000 :-O

    Từ trước và trong chiến tranh tiềm lực Nhật luôn kém xa Mỹ, quyết định tấn công Trân Châu Cảng là một quyết định ngu xuẩn.

    Nước Nhật khôn ra thì đáng lẽ cứ tập trung đánh Trung Quốc, giữ Triều Tiên, dàn hòa với Mỹ, Anh, Liên Xô - thế nào chẳng được bọn nó gật đầu để rảnh rang đánh Đức (thời đầu 1940s thì cả Anh và LX đang còn phải lo giữ mạng sống cho bản thân cho nên khả năng hai thằng này đồng ý là cao).

    Nếu tình hình như thế thì biết đâu VN mình đã được nhờ về lâu về dài sau này [r23)]
  9. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7




    người ta bảo xảy một ly thì đi một dặm bác ợ, nếu Nhật nó " khôn ra thì đáng lẽ cứ tập trung đánh Trung Quốc, giữ Triều Tiên, dàn hòa với Mỹ, Anh, Liên Xô" thì VN ta bây giờ có lẽ vẫn là thuộc địa kiểu cũ của Pháp và bài học vỡ lòng của VN bây giờ có lẽ vẫn là " tổ tiên chúng ta là người Goloa he he"

    Nếu Nhật ko muốn gây chuyện với Mẽo thì ko được tiến quân vào Đông Dương, người Nhật không vào Đông Dương thì người Pháp ko bị tiêu diệt, sức mạnh của người Pháp không bị tiêu diệt thì làm gì có ngày 19 tháng 8 hay là ngày 2 tháng 9 năm 1945 đây ạ? hay liệu có cái ngày VN tổ chức 1.000 ngày Rồng bay Rắn lượn một cách rình rang không ạ? hay ta hy vọng một ngày nào đó các chú Gà trống Goloa có lòng tốt đem độc lập tự do trả lại cho mấy bác Annamit đây ạ"


    Cái lúc mà Mẽo nó có gần 100 tầu sân bay như bác nói là cũng phải cuối năm 1944 bác ạ, chứ năm 1941 -> 42 Mẽo thiếu tầu sân bay lắm, sau trận Santa Cruz thì ở mặt trận Nam Thái Bình Dương Nhật còn 3-> 4 tầu sân bay nhưng hết máy bay, hết phi-công, Mỹ chỉ còn lại 01 chiếc TSB USS Enterprise nhưng cũng phải đem sửa chữa, người Mỹ may mắn còn máy bay ở sân bay Henderson Field mà người Nhật không thể diệt nổi nên dù thua người Mỹ vẫn chiếm ưu thế trên không --> cuối cùng lại giành chiến thắng ở chiến trường Nam TBD.


    Nếu cứ lấy sức sản xuất ra mà so thì về sản xuẩt tăng, pháo, máy bay, tổng số quân ... Đức không bằng Nga, sản xuất máy bay, tầu chiến Nhật không bằng Mỹ. Như vậy về lâu dài thì Đức - Nhật sẽ thua nhưng không phải là không có lúc người Nga và Mỹ không gặp nguy hiểm đâu bác ạ. Nói như thế chưa phải là chính xác, phải nói là Nga và Mỹ đã có những lúc ở tình huống ngàn cân treo sợi tóc và chỉ một lựa chọn khác đi của đối phương là tình thế hoàn toàn thay đổi.


    Hè hè cũng phải nói thế này mới đúng, người Nhật quá ngu xuẩn khi gây chiến với người Mỹ nhưng trận Trân Châu Cảng của Yamamoto thì lại tuyệt vời. Nó sẽ là quá tuyệt vời khi người Nhật xử lý hậu trận đánh một cách triệt để
  10. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Những trận Hải chiến thời kỳ chiến tranh lạnh




    Cuộc chiến Falklands năm 1982



    Thông tin tóm lược



    Thời gian: Ngày 02 tháng 4 -> 14 tháng 6 năm 1982<P class=MsoNormal style=[/IMG]Địa điểm: Xung quanh vùng biển và vùng trời Quần đảo Falkland, South Georgia và quần đảo South Sandwich

    Kết quả: Anh chiến thắng quân sự Quyết địnhNước Anh chiếm lại quyền kiểm soát South Georgia và Falklands
    Argentina kết thúc chiếm đóng South Thule
    Sự sụp đổ của nhà độc tài Leopoldo Galtieri và Lực lượng Junta tại Argentina
    Sự củng cố Chính phủ của Đảng Bảo thủ do Thủ-tướng Margaret Thatcher cầm đầu tại Vương quốc Anh


    Các bên tham chiến


    Argentina

    Chỉ huy
    Trung tướng Tổng thốngLeopoldo Galtieri
    Đô đốc Jorge Anaya
    Thiếu tướng Basilio Lami Dozo
    Phó Đô đốc Juan Lombardo
    Thiếu tướng Ernesto Crespo
    Thiếu tướng Mario Menéndez
    Chuẩn Đô đốc Carlos Busser

    Thương vong

    649 người thiệt mạng
    1.068 người bị thương
    11.313 bắt làm tù binh
    ---------
    1 tàu tuần dương
    1 tàu ngầm
    4 tàu chở hàng
    2 tàu tuần tra
    1 tầu tình báo
    ---------
    25 máy bay trực thăng
    35 máy bay chiến đấu
    2 máy bay ném bom
    4 máy bay vận tải
    25 máy bay Coin
    9 máy bay bay tập có vũ trang



    Vương quốc Anh

    Chỉ huy
    Đô đốc Sir John Fieldhouse
    Chuẩn Đô đốc John "Sandy" Woodward
    Thượng tướng Jeremy Moore
    Thiếu tướng Julian Thompson
    Thiếu tướng Hải quânMichael Clapp

    Thương vong

    258 người thiệt mạng
    777 người bị thương
    115 bắt làm tù binh
    ---------
    2 tầu Frigate
    2 tàu khu trục
    1 tầu đổ bộ LSL
    1 tầu đổ bộ LCU
    1 tàu container
    ---------
    24 máy bay trực thăng
    10 máy bay chiến đấu



    Bối cảnh và nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến Falkalands


    Chiến tranh Falklands còn được gọi là Xung đột/ khủng hoảng Falklands, là cuộc chiến trong năm 1982 giữa Argentina và Vương quốc Anh về việc tranh chấp Quần đảo Falkland và Quần đảo South Georgia và Nam Sandwich. Quần đảo Falkland gồm hai đảo lớn và nhiều đảo nhỏ trong phía Nam biển Đại Tây Dương và phía đông của Argentina; tên của hòn đảo và chủ quyền đối với những hòn đảo này là chủ đề cho những cuộc tranh cãi từ lâu.

    Chiến tranh Falklands bắt đầu vào ngày thứ Sáu mùng 2 tháng Tư 1982 khi Argentina đổ quân chiếm đóng quần đảo Falkland và South Georgia, và đã kết thúc với sự đầu hàng của Argentina vào ngày 14 tháng 6 năm 1982. Cuộc chiến kéo dài 74 ngày và là nguyên nhân dẫn đến cái chết của 255 người Anh và 649 binh sĩ, thủy thủ và phi công người Argentina, và ba dân thường người Falkland. Đây là cuộc xung đột gần đây nhất mà Vương quốc Anh tham chiến mà không có nước Đồng minh nào trong Liên Hiệp Anh (Úc, Newzealand …) tham gia còn đối với Argentina thì đây là cuộc chiến đầu tiên diễn ra ngoài biên giới kể từ những năm 1880.

    [FONT=border=]Cuộc xung đột là kết quả của một đối đầu về ngoại giao kéo dài[/FONT] liên quan đến chủ quyền của quần đảo. Không có quốc gia chính thức tuyên bố chiến tranh và giao tranh chỉ phần lớn giới hạn ở những vùng lãnh thổ tranh chấp và thuộc Nam Đại Tây Dương. Cuộc xâm lược ban đầu được mô tả như việc Argentina tái chiếm lại lãnh thổ riêng của họ và như là một cuộc xâm lược của Vương quốc Anh vào một lãnh thổ phụ thuộc Anh.

    Người Anh đã tung ra một lực lượng hải quân đặc biệt tấn công vào Hải quân Không quân Argentina, và chiếm lại các đảo bằng lực lượng tấn công đổ bộ . Anh cuối cùng đã thắng thế và ở phần cuối của hoạt động chiến đấu vào ngày 14 tháng sáu hòn đảo đã thuộc quyền kiểm soát của Anh. Tuy nhiên đến thời điểm năm 2010 và như nó đã có từ thế kỷ 19, Argentina cho thấy không có dấu hiệu của sự từ bỏ yêu cầu về chủ quyền của nó. Các yêu cầu này được giữ lại trong hiến pháp Argentina sau khi nó được cải cách vào năm 1994.

    Những ảnh hưởng chính trị của cuộc chiến đã nổ ra một cách mạnh mẽ ở cả hai nước. Một làn sóng yêu nước bùng lên ở cả hai quốc gia: sự mất mát của Argentina đã tạo nên những cuộc biểu tình còn lớn hơn so với những cuộc biểu tình chống Chính phủ quân sự cầm quyền, và đã đẩy nhanh sự sụp đổ của nó, ở Vương quốc Anh chính phủ của Thủ-tướngMargaret Thatcher lại thu được sự ủng hộ. Nó đã giúp chính phủ Thatcher giành được chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 1983 khi mà trước cuộc chiến mọi sự còn chưa rõ ràng. Cuộc chiến tranh đã đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa của cả hai nước, và đã là chủ đề của nhiều cuốn sách, phim, và các bài hát. Theo thời gian, trọng lượng về mặt văn hóa và chính trị của cuộc xung đột có hiệu lực ít hơn vào công chúng Anh hơn vào người Argentina, nơi mà cuộc chiến vẫn còn là một đề tài cho nhiều cuộc thảo luận.

    Quần đảo Falkland đã là chủ đề của những cuộc tranh chấp chủ quyền gần như kể từ khi lần đầu tiên có người định cư trong năm 1764, giữa một bên là Vương quốc Anh và bên kia liên tục là Pháp, Tây Ban NhaLiên Hiệp các Tỉnh của River Plate (Sau này là Argentina). Một khu định cư ( Puerto Soledad )đã được thiết lập thành công trên các đảo này vào năm 1828 bởi Luis Vernet (Mặc dù đã có cả những người Anh, Pháp và Tây Ban Nha định cư trước khi đó). Vernet đã có được sự cho phép cho khu định cư của mình từ cả hai Chính phủ Liên hiệp các tỉnh và Lãnh sự quán Anh. Vernet cung cấp các báo cáo thường xuyên cho người Anh và đã yêu cầu sự bảo hộ của Anh cho khu định cư của mình nếu người Anh trở lại. Người Anh đã phản đối về mặt ngoại giao khi Vernet được bổ nhiệm làm Thống đốc của Liên hiệp các tỉnh và cả Anh và Hoa Kỳ đã thực hiện những nỗ lực ngoại giao để ngăn chặn việc niêm phong lên các hòn đảo. Sau khi Vernet bắt giữ một chiếc tàu săn hải cẩu của Mỹ trong các hòn đảo và tịch thu những thứ săn bắt được của họ, Hoa Kỳ đã gửi một tàu chiến tới các đảo, việc này đã dẫn đến sự hủy diệt của Puerto Soledad và cho hồi hương tự nguyện rất nhiều trong số những người định cư. Sau đó, Hoa kỳ đã cố gắng để thiết lập lại một khu định cư tại Puerto Soledad như là một thuộc địa nhưng một cuộc binh biến đã nổ ra dẫn đến việc giết một viên Thống đốc. Không lâu sau đó cuộc binh biến đã được dẹp yên, trong tháng 1 năm 1833, một lực lượng đặc nhiệm hải quân Anh kéo đến và thiết lập lại sự cai trị của Anh trên các hòn đảo. Anh yêu cầu rằng người của chính quyền Argentina phải rời khỏi hòn đảo này, những người này lập tức tuân thủ yêu cầu này mà không cần nổ một phát súng. Trái điều mà mọi người thường tin, những người định cư trên đảo không bị trục xuất cùng một lúc mà còn được khuyến khích để tiếp tục ở lại bởi người Anh. Những hòn đảo vẫn tiếp tục nằm trong sở hữu của Anh từ đó cho đến năm 1982.

    Trong thời gian 1976-1983, Argentina nằm dưới sự kiểm soát của một chế độ độc tài quân sự, và ở giữa một cuộc khủng hoảng đã tàn phá nền kinh tế. Lực lượng Tổ chức lại Hành chính Quốc gia - National Reorganization Process được biết đến với các tên là Junta, đã giết hàng ngàn công dân Argentina thuộc phe đối lập chính trị với chính phủ của họ. Thời kỳ này được gọi là cuộc chiến bẩn thỉu - the Dirty War, và từ đó được mô tả như là "diệt chủng" bởi một tòa án Argentina. Rất nhiều nạn nhân đã bị chỉ đơn giản là "biến mất", Không có toàn án pháp luật để chống lại tham nhũng làm cho đất nước trở thành con bệnh càng thêm trầm trọng.

    Các cuộc đàn áp vào người dân Argentina vẫn tiếp tục dưới thời kỳ độc tài sau một cuộc đảo chính và lật đổ Tổng thống Isabel Perón và đưa Tướng Jorge Videla lên nắm quyền lực. Quyền lực được chuyển giao từ Tướng Videla cho Tướng Roberto Viola và sau đó là tướng Leopoldo Galtieri trong một thời gian ngắn. Trước khi ông bắt đầu cuộc Chiến tranh Falklands, Galtieri đã bị sự phản đối ngày càng tăng từ phía nhân dân. Chế độ độc tài của tướng Galtieri thực tế chỉ kéo dài mười tám tháng nhưng ông đã một người chủ chốt trong việc thủ tiêu và áp bức người dân của mình trong nhiều năm. Trong năm 1981, Argentina chứng kiến lạm phát phi mã lên đến hơn 600% và GDP giảm 11,4%, sản lượng sản xuất giảm 22,9% và tiền lương thực tế giảm 19,2%. Công đoàn ngày càng có được sự ủng hộ nhiều hơn từ các cuộc tổng bãi công mỗi ngày và quần chúng nhân dân ngày càng phản đối lực lượng Junta.

    Tổng thống Galtieri, là người đứng đầu chính phủ quân sự, nhằm để đánh lạc hướng mối quan tâm của công luận về các vấn đề kinh tế và nhân quyền bằng một chiến thắng nhanh chóng ở Falklands và chiến thắng này sẽ tạo ra tình cảm dân tộc chủ nghĩa cho công chúng. Các sĩ quan tình báo Argentina đã làm việc với Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) để giúp gây quỹ cho lực lượng Contras tại Nicaragua, và chính phủ Argentina tin rằng họ có thể được tưởng thưởng cho hoạt động này bằng cách Hoa kỳ sẽ không can thiệp vào nếu họ xâm chiếm Falkland.
    Argentina gây áp lực ở Liên Hiệp Quốc bằng cách gợi ý một cách tinh tế về một cuộc xâm lược có thể xảy ra, nhưng người Anh, hoặc quên khuấy hoặc bỏ qua mối đe dọa này và không có phản ứng. Người Argentina cho rằng người Anh sẽ không sử dụng vũ lực nếu các đảo bị xâm lược.

    Theo các nguồn của Anh, người Argentina giải thích phản ứng của người Anh như là một sự thiếu quan tâm vào Falklands do việc dự kiến thu hồi ( một phần của một kế hoạch tổng thể để làm giảm kích cỡ của Hải quân Hoàng gia năm 1981) các tầu Antarctic Supply cuối cùng, HMS Endurance, và bởi Luật quốc tịch Anh năm 1981, luật này thay quyền công dân Anh đầy đủ của người định cư trên Đảo Falkland bằng các điều khoản mới hạn chế hơn.

    Chiến dịch Operation Sol được tiến hành vào năm 1976 với việc đổ bộ một lực lượng bí mật gồm 50 người thuộc quân đội Argentina dưới sự chỉ huy của Đại úy César Trombetta lên đảo South Thule không có người ở thuộc Quần đảo South Sandwich (được tuyên bố là) của Anh, nơi họ thành lập một tiền đồn quân sự - Corbeta Uruguay. Việc này dẫn đến một phản đối chính thức từ Vương quốc Anh và mọi nỗ lực để giải quyết vấn đề này là thông qua các biện pháp ngoại giao chứ không phải là quân sự. Chiến dịch Operation Journeyman, triển khai một lực lượng quân đội nhỏ đến Nam Đại Tây Dương bởi chính phủ theo Đảng Lao động của thủ tướng Callaghan, có thể đã giúp ngăn chặn những hành động xa hơn nữa và các báo cáo tiếp theo từ Ủy ban Liên Tình báo (JIC - Joint Intelligence Committee) vào năm 1977, 1979 và 1981 đã cho rằng "miễn là người Argentina còn cho rằng Chính phủ Anh chuẩn bị để đàm phán một cách nghiêm túc về chủ quyền (của quần đảo), thì họ sẽ không đến việc sử dụng vũ lực "Tuy nhiên., nếu ... các cuộc đàm phán bị phá vỡ, hoặc nếu người Argentina kết luận rằng họ rằng không có triển vọng cho một tiến bộ thực sự hướng tới một thỏa thuận đẻ chuyển giao chủ quyền, có thể rất có nguy cơ rằng sau đó họ sẽ phải dùng đến nhiều biện pháp mạnh mẽ, bao gồm cả sử dụng hành động quân sự trực tiếp "


    Lên kế hoạch


    Tại một bữa ăn trưa giữa Đô đốc Jorge Isaac AnayaTướng Leopoldo Fortunato Galtieri ngày 9 tháng 12 năm 1981, trong doanh trại quân đội chính tại Campo de Mayo, cả hai đã thảo luận làm thế nào và khi nào để lật đổ Tổng thống Viola. Anaya gợi ý về sự hỗ trợ của hải quân và ngầm hiểu rằng hải quân sẽ được cho phép chiếm quần đảo Falkland, South Georgia. Galtieri dường như hy vọng rằng dư luận sẽ ủng hộ việc thu hồi các hòn đảo một cách thành công và ủng hộ cho quyền lực của ông trong vòng ít nhất mười năm. Họ tin rằng khi lá cờ của Argentina tung bay ở Port Stanley vào ngày kỷ niệm thứ 150 " việc tiếm quyền bất hợp pháp của Anh vào quần đảo Las Malvinas" sẽ dẫn đến một thời đại chủ nghĩa Peron mới của niềm tự hào quốc gia.

    Ngày thứ ba 15 tháng 12, Anaya đã bay từ Buenos Aires tới căn cứ hải quân chính của Argentina tại Puerto Belgrano. Ông đến đó để ủy quyền cho Phó Đô đốc Juan Lombardo chính thức Chỉ huy trưởng mới của Lực lượng Hải quân cho chiến dịch này. Sau buổi lễ, Anaya làm Lombardo ngạc nhiên bằng cách nói cho ông ta đang chuẩn bị một kế hoạch cho việc chiếm đóng quần đảo Falkland. Lombardo sau đó nói với nhà báo Martin Middlebrook trong một cuộc phỏng vấn rằng Anaya nói với ông để "chiếm chúng nhưng không nhất thiết phải giữ chúng". Cuộc hội thoại giữa Anaya và Lombardo là ngắn ngủi và Anaya nhấn mạnh rằng cần phải giữ bí mật tuyệt đối.

    Ngay sau mệnh lệnh ban đầu này, Lombardo đã bay tới Buenos Aires để yêu cầu Anaya làm rõ các lệnh của ông. Lombardo nhớ lại sau đó, "Tôi đưa ra các câu hỏi của mình trong một văn bản viết tay để đảm bảo rằng chúng đã được ghi lại, nhưng không có bản sao cho những câu hỏi này của tôi. Liệu chiến dịch này được tiến hành hoàn toàn bởi hải quân, hoặc kết hợp với các lực lượng khác? Liệu ông ta có ý định chiếm và giữ các hòn đảo, hoặc sau đó giao cho lực lượng khác giữ và nếu là như vậy thì đây có phải là một lực lượng của Argentina hay là một lực lượng quốc tế, liệu đó có phải là lực lượng Liên Hiệp Quốc. Liệu ông ta có thể đảm bảo cho tính bí mật của kế hoạch này sẽ được đảm bảo. Đây là những câu trả lời cho những câu hỏi mà tôi đã được đưa ra: Đó là phải là một hoạt động chung, nhưng chưa một ai khác đã được thông báo. Tôi không biết tại thời điểm này liệu Galtieri và Lami Dozo đã biết được mệnh lệnh mà Đô đốc Anaya đã giao cho tôi, nhưng điều này đã được khẳng định một vài ngày sau đó rằng họ đã biết. Tôi đã lên một kế hoạch một kế hoạch để chuyển giao chứ không phải là để chuẩn bị phòng thủ các đảo đảo sau đó. Về việc đảm bảo bí mật, ông nói rằng tôi sẽ chỉ làm việc với ba đô đốc khác – Allara và Busser của Thủy quân lục chiến và Garcia Bol của Không quân thuộc Hải quân, này đã được tất cả gần tôi tại Puerto Belgrano. Tôi bắt đầu đàm phán với ba người bọn họ và tất cả họ đều hỏi những câu hỏi giống nhau hoặc tương tự như nhau"

    "Vì vậy, tôi đã đi trở lại Buenos Aires và nhấn mạnh rằng, nếu chiến dịch cần sự tham gia của nhiều lực lượng thì sự hợp tác của các lực lượng khác nhau là điều cần thiết" Lombardo kể tiếp. Anaya đồng ý rằng Tướng Garcia thuộc Lục quân cần được cho biết nhưng vẫn chưa được thông báo. Ông ta lặp đi lặp lại rằng đó là Hải quân có nhiệm vụ để chiếm Malvinas, những gì tiếp theo là do lực lượng junta quyết định. Họ không nghĩ rằng sẽ có bất kỳ phản ứng quân sự nào từ phía người Anh"

Chia sẻ trang này