1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến giữa Liên Xô và Mỹ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi My2Cents, 27/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. My2Cents

    My2Cents Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Những trận không chiến giữa Liên Xô và Mỹ

    Trong lịch sử có khá nhiều trận đụng độ giữa không quân LX và Mỹ. Tôi muốn mở chủ đề này để bàn về các cuộc đụng độ giữa không quân của 2 nước này kể từ WWII đến giờ. Xin mời mọi người tham gia.

    ATB,
  2. My2Cents

    My2Cents Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Trận không chiến đầu tiên vào cuối năm 1944
    rong Đại chiến Thế giới lần thứ 2, Liên Xô và Mỹ là đồng minh chống phát xít nhưng có một số lý do từ phía Mỹ mà một trận kịch chiến không quân đã xảy ra giữa 2 bên trong giai đoạn cuối chiến tranh.
    Phương Tây không muốn nhắc lại ?osự cố? này, còn ở Liên Xô trước đây và Nga ngày nay cũng không nhiều người biết.
    Trận kịch chiến bất ngờ
    Trong chiến dịch thu - đông năm 1944, một sự kiện hy hữu đã xảy ra với đơn vị không quân Xô Viết đóng ở sân bay của thành phố Nish phía đông bắc Cộng hoà Xerbia (trong Liên bang Nam Tư).
    Vào sáng ngày 7/11/1944, trên sân bay này các phi công của Trung đoàn không quân cường kích 707 đã họp mít tinh làm lễ kỷ niệm 27 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Bỗng nhiên, trên đầu họ một tốp máy bay lạ nhào tới ném bom.
    Trong thời khắc nước sôi lửa bỏng đó, các chiến sĩ quân đội Xô Viết cho rằng đây là những máy bay kiểu ?orama? hai thân của Đức- như ở quân chủng không quân Liên Xô đã từng gọi loại máy bay chiến đấu ?oFokke - Wulfa? FW - 189 của phát xít Đức thời đó.
    Nhưng thật lạ lùng, bởi vì trước hết ?orama? là loại máy bay trinh sát tầm cao không dùng để ném bom sân bay. Hai là quân đội Đức lấy đâu ra được mấy chục chiếc FW 189 khi đã sức tàn lực kiệt? Đáp lại cú đấm bất ngờ này, các máy bay trực chiến của Trung đoàn không quân tiêm kích 866 gần đó lập tức xuất trận tấn công.
    Ngay đợt tấn công đầu họ đã hạ được hai tên cướp ?olạ? kia. Rồi tiếp theo là toàn Trung đoàn cất cánh. Trên bầu trời thành phố Nish diễn ra trận không chiến ác liệt ở tầm thấp mà thời đó người ta gọi là ?ocuộc đấu chó?. Lại một ?orama? nữa bị loại khỏi vòng chiến, còn Không quân Xô viết thì bị mất một chiếc ?oIak ?" 3??
    Sau mấy phút ?oquần nhau?, các phi công Xô viết ngạc nhiên nhận ra rằng trên cánh và thân máy bay địch không có các dấu chữ thập ngoặc đen của quân đội Đức mà là những ngôi sao trắng - dấu hiệu của Không lực Hoa Kỳ.
    Để chấm dứt trận chiến ?ohuynh đệ tương tàn? này người phi công ưu tú, hai lần anh hùng Liên Xô, đại úy Alêcxanđrơ Kônđunốp đã có một hành động quả cảm. Anh đã mạo hiểm bay tới chiếc máy bay mà anh đoán là chỉ huy của phía bên kia để ?ophơi mình? - trưng bày cho họ thấy những ngôi sao đỏ (dấu hiệu của Không lực Liên Xô) trên máy bay mình.
    Việc làm dũng cảm và tỏ thiện chí này của anh đã phần nào khiến phía bên kia phải nhận ra rằng họ đã hồ đồ tấn công nhầm đối tượng. Và phút chốc cả đoàn máy bay kia đã thoát li trận địa. Nhưng khoảng nửa giờ sau một tốp máy bay Mỹ khác lại lao vào tấn công một đoàn quân Xô viết đang hành quân dọc theo con đường rải nhựa đi qua thành phố Nish.
    Bọn này cũng bị Trung đoàn Không quân Xô viết đánh trả quyết liệt và phải cuốn gói, nhưng phía Liên Xô cũng bị hy sinh một số, trong đó có vị tướng chỉ huy Quân đoàn Xtêpanốp.
    Bị động nhưng vẫn thắng
    Trên tờ báo ?oPolitica? xuất bản ở Bêôgrát (Nam Tư) ngày 9/11/1988 đã đăng những hồi ký của các cựu chiến binh Nam Tư về sự kiện này.
    Theo những cựu chiến binh ấy, ngày 7/11/1944, trên đầu đoàn quân của Quân đoàn bộ binh cận vệ số 6 của Hồng quân Liên Xô đang hành quân ở phía Bắc thành phố Nish, bất ngờ xuất hiện một tốp máy bay ném bom B-25 ?oMitchell? của Mỹ với sự yểm trợ của các máy bay tiêm kích ?oLightning?.
    Tất cả có tới 30 chiếc! Người Mỹ đã ném bom trúng vào đoàn quân này. Vị chỉ huy Quân đoàn cùng 31 sỹ quan và chiến binh đã hy sinh, 37 chiến sĩ khác bị thương. Từ sân bay gần đó, 9 chiếc tiêm kích Iak-3 của Không quân Xô viết đã lập tức cất cánh đánh trả, trong đó 1 chiếc đã bị đối phương bắn rơi.
    Mấy phút sau, trên bầu trời Nish diễn ra cuộc không chiến khốc liệt.
    Vị Chính ủy của đội du kích Nam Tư ở vùng này đã theo dõi trận đánh và đã thống kê được chính xác kết quả sự kiện đó: Không quân Xô Viết có 3 chiếc tiêm kích Iak-3 bị hạ, còn phía Mỹ bị bắn rơi 7 chiếc: 2 chiếc máy bay ném bom ?oMitchell? B-25 (mỗi chiếc có 5 phi công) và 5 chiếc máy bay tiêm kích hạng nặng P-38 ?oLightning? (1 người lái).
    Đó là những máy bay chiến đấu của Tập đoàn không quân số 5 của Không quân Hoa Kỳ lúc đó (1944) đóng trên đất Italia.
    Thế là, trong trận đấu này tuy Không quân Xô Viết bị bất ngờ nhưng đã ?olội ngược dòng?, với tỷ số đậm 7:3. Tuy nhiên, một số chiến sỹ Hồng quân (trong đó có 1 vị tướng) đã hy sinh là một tổn thất nặng. Và, theo thoả thuận giữa hai bên, sự kiện đáng tiếc trên dù vô tình hay nhầm lẫn cố ý (vì từ tháng 10/1944 không còn bóng quân Đức phát xít trên lãnh thổ Nam Tư) cũng đã được xếp lại.
    Nguồn: http://www.nuocnga.net/index.php?option=content&task=view&catid=382&id=1433&Itemid=488
  3. daihan

    daihan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Té ra Không lực Hoa Kỳ "củ chuối" thiệt !!! Vậy mà em cứ tưởng...
  4. supersniper

    supersniper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Bó tay bọn không lực mĩ[
  5. phantom8004

    phantom8004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Phía Mẽo là 1 phi đoàn 30 chiếc, cứ cho là 10 chiếc B25 đi còn lại 20 chiếc P38. Phía Gấu là phi đội 9 chiếc. Không chiến không phải như dưới mặt đất có thể chơi du kích, nấp kỹ rình rình độp 1 phát rồi zdọt. Ở đây chiến thuật và khí tài quyết định, không quân LX chưa bao giờ được coi là 1 lực lưọng ưu tú của thế giới trong quá khứ, bây giờ và cả tưong lai nữa. Thế mà với quân số ít hẳn 1 nửa so với đối thủ mà có thể thủ thắng lấy 3 đổi 7 đúng là thần kỳ đến hoang đường, "thế mới tài các cậu nhể". Mà chẳng hiểu cái nhà bác Nam Tư kia có uống rượu Vokka không mà sao bác ấy nói tài thế không biết.
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Ngược lại.
  7. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    - "Phía Mẽo là 1 phi đoàn 30 chiếc, cứ cho là 10 chiếc B25 đi còn lại 20 chiếc P38". Sẽ rất ít khi có trường hợp mà tỷ lệ tiêm kích yểm trợ đông gấp đôi máy bay ném bom thế này bạn ạ vì nó quá phí phạm. Nhất là khi B-25 là loại máy bay ném bom cỡ trung chả mang được mấy bom, cần 2 con P-38 đi bảo vệ thì phí quá. B-29 tầm cao chưa chắc đã được yểm trợ tốt đến thế.
    - Không chiến chính là nơi lối đánh du kích, bụp rồi vọt thể hiện rất rõ ràng. Phe tấn công buộc phải bay chậm để tiết kiệm xăng và do phải chở thêm bom đạn. Các máy bay tiêm kích đánh chặn thường nhỏ nhẹ và lấy tốc độ cao, hỏa lực xối xả làm lợi thế chính là để cho trò bụp rồi té này. Với 9 chiếc tiêm kích Yak bụp vào 30 chiếc tấn công thì đã là tỷ lệ quá thuận lợi cho phe phòng thủ rồi. Nếu như chỉ toàn B-25 mà không có máy bay chiến đấu yểm trợ thì chắc không có chiếc nào trong số 30 chú này về nổi căn cứ đâu. Thời này mà bomber gặp tiêm kích thì cứ gọi là la oai óai, nếu máy bay yểm trợ bị gặt sạch thì chỉ có nước cả đám bay liền cánh để không cho tiêm kích địch bổ nhào liên tục xuyên đội hình và tận dụng hỏa lực của các tháp pháo phòng ngự nhằm hạn chế thương vong thôi.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 09/11/2006
  8. phantom8004

    phantom8004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    - "Phía Mẽo là 1 phi đoàn 30 chiếc, cứ cho là 10 chiếc B25 đi còn lại 20 chiếc P38". Sẽ rất ít khi có trường hợp mà tỷ lệ tiêm kích yểm trợ đông gấp đôi máy bay ném bom thế này bạn ạ vì nó quá phí phạm. Nhất là khi B-25 là loại máy bay ném bom cỡ trung chả mang được mấy bom, cần 2 con P-38 đi bảo vệ thì phí quá. B-29 tầm cao chưa chắc đã được yểm trợ tốt đến thế.
    - Không chiến chính là nơi lối đánh du kích, bụp rồi vọt thể hiện rất rõ ràng. Phe tấn công buộc phải bay chậm để tiết kiệm xăng và do phải chở thêm bom đạn. Các máy bay tiêm kích đánh chặn thường nhỏ nhẹ và lấy tốc độ cao, hỏa lực xối xả làm lợi thế chính là để cho trò bụp rồi té này. Với 9 chiếc tiêm kích Yak bụp vào 30 chiếc tấn công thì đã là tỷ lệ quá thuận lợi cho phe phòng thủ rồi. Nếu như chỉ toàn B-25 mà không có máy bay chiến đấu yểm trợ thì chắc không có chiếc nào trong số 30 chú này về nổi căn cứ đâu. Thời này mà bomber gặp tiêm kích thì cứ gọi là la oai óai, nếu máy bay yểm trợ bị gặt sạch thì chỉ có nước cả đám bay liền cánh để không cho tiêm kích địch bổ nhào liên tục xuyên đội hình và tận dụng hỏa lực của các tháp pháo phòng ngự nhằm hạn chế thương vong thôi.

    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 09/11/2006
    [/quote]
    Đồng ý Bác mig19farmer, thế dưng ở đây bác lại bị lặm quá hay sao vậy, bác sài S300 với S400 PMU riết rồi bác đâm ra hồ đồ sao thế. Dạ thưa bác, ngày trước ấy ở cái năm 1944 của thế kỷ 20 đấy chưa có tên lửa trang bị cho phi cơ tiêm kích bác ạ, Vê on Vê đơ cũng chỉ mới có thằng Đức sài dưng mà số lượng đếm trên đầu ngón tay, thế thì lấy đâu ra cho bác LX dùng mà bắn những 7 em B25 thế không biết, cứ cho bắn hiệu quả 2 quả đổi 1 em B25 thì cũng hết tía nó 14 quả rồi có mà mơ. Lúc bấy giờ xin thưa bác người ta cứ vác súng máy lên mà độp nhau thôi, 30 con B25 mà bác bắn xong chắc cũng hết cả buổi ấy nhể, chứ đừng nói mà lấy cơ dộng, hỏa lực xối xả...bắn người ta, mà cái Lak-3 của LX cũng đâu có nhỏ nhắn gì cho cam bác vvậy thì lấy đâu ra nó cơ dộng hơn thằng P38 được nhỉ. Tâm sự với bác mấy dòng, mong bác vui góp ý cho em và các đồng đạo được mở mắt. Nghe tên nick bác chắc cũng dân trong nghề đấy chứ.
  9. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    các anh ơi, P-38 là loại long range fighter, nó có hai động cơ chuyên làm nv escort nên làm sao cơ động bằng Yak-3. Hơn nữa Yak-3 hoả lực không đến nỗi, hoặc là 3 khẩu 30mm B-20 hoặc 2 khẩu 30mm Shvakh(chắc em đánh sai). Ở WW2 thì 30mm thì dư xăng chơi đc bomber. Tỷ lệ escort thì 1 bảo vệ 1 là quá sướng cho thằng bomber, như em thấy đức và nag trong trò chơi IL-2 thì có 8 cái Yak-3 bảo vệ đến 30 cái IL-2 hoặc bỏ bom rồi.
  10. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    nếu theo danh sách phi công át của LX và những tên tuổi Đức bị bắn hạ thì có vẻ không phải thế!!
    Phi công LX choảng thực sự với Mỹ là ở chiến tranh Triều Tiên. LX cử sang một lực lượng nhỏ thiện chiến gồm toàn phi công "Át" từng bắn hạ nhiều máy bay Đức thời chiến tranh TG, tuy nhiên hổ trợ mặt đất và số lượng thì dĩ nhiên không bằng Mỹ.

Chia sẻ trang này