1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến giữa Liên Xô và Mỹ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi My2Cents, 27/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. allah_akbar

    allah_akbar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    hề hề, các bác biết vì sao USA sáng tác ra cái thuật ngữ friendly fire ko? Ấy là vì các bác Mỹ đi đâu cũng vác cái văn hóa cao bồi thừa đạn bạ đâu bắn đấy. Đến nỗi hồi WW 2 xe cơ giới nào của đồng minh cũng phải sơn trên nóc hay mui một hình ngôi sao trắng to vật để ko bị GI cho ăn đòn từ trên không xuống. Bác nào đọc rộng hẳn cũng nhớ chuyện một đơn vị Ba Lan lớn đánh nhau bên Anh -Mỹ bị hội USAF nướng chả gần sạch. Thậm chí có cả tướng Mẽo bị các bác ấy friendly fire cho nghẻo sặc gạch luôn. Chẳng thế mà tớ đọc lung tung có một tay lính Anh nói đại khái chỉ cần cách xa ba mét không phân biệt nổi lính Anh với lính Đức là đủ tiêu chuẩn đi làm hoa tiêu bom cho USAF rồi.
    Còn tỷ lệ tổn thất của Bomber hồi WW2 thì khủng khiếp. Các bác Mỹ chê dân Anh yếu bóng vía phải đi đêm, hoành tráng chơi đội hình dày đặc, mỗi chú B17 lại lắp đến ngót chục súng máy, thế mà vẫn bị đám đệ tử của Adolf Gallan bắn cho rụng như sung. Hình như tổn thất của các phi hành đoàn bomber đồng minh Anh Mỹ hồi ném bom Đức lên đến ngót 100000 chú!!! (ko nhớ đến tận số lẻ,nhưng đúng là khoảng vậy), nên 1 trận gặp tiêm kích mà rụng có mấy cái B25 trang bị phòng thủ kém hơn B17 nhiều cũng chả lạ. Còn món P38 hai thân trông hao hao giống chú Messeschmidt 110 thực ra đánh dog fire ko phải ngon lắm, nổi tiếng nhất chỉ có vụ hạ Yamamoto thôi. Sau này khi có đám Mustang P51 rồi thì hầu hết là đám này đi hộ tống bomber.
    Nói về ace thời WW2 thì có lẽ Lufwaffe là khủng khiếp nhất, có đến hai chú hạ được trên 300 máy bay địch. Bên đồng minh cao nhất hình như là một phi công Nga hạ được trên 60 chú Đức, còn Anh Mỹ thì không có chú ace nào hoành tráng lắm.
    Về ace phản lực thì không khéo VN ta vào loại nhiều nhất
  2. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Nhảm quá. Bác này chơi game quen rồi hay sao, cứ phải bắn hết sạch HP mới hạ nổi chắc? Pháo 30 ly nã chéo thân là cánh tan nát, hoặc vài viên súng máy vào động cơ... rồi bên chasseur ngồi ngắm quỹ bay quán tính của bomber...
    Ngày nay tên lửa AA ưu việt hơn về khả năng và xác suất trúng, chứ so damage với 3 khẩu canon trên máy bay đời cũ thì chưa chắc
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Nghe vậy là bác chưa từng bao giờ nghiên cứu nghiêm túc về thế chiến thứ 2 rồi. Bác nghĩ không có tên lửa đối không thì máy bay ngày đấy bay lên trời tìm nhau làm gì. Pháo và súng máy ngày đó nã nhau là chính. Và với 9 cái Yak hạ có 7 cái thì dư đủ cơ số đạn, bác yên tâm. Bám đuôi bắn nhau với tiêm kích thì tốn đạn do trượt nhiều chứ đánh bomber thì dễ lắm bác ạ, 1 loạt ngắn 30 ly chỉ cần trúng 1 viên duy nhất là 1 cái B-25 thành bó đuốc ngay (nhưng thứ này đi bắn fighter gần như vô tích sự do tốc độ bắn quá chậm với độ cơ động của fighter), còn 1 tràng 12,7mm là 1 bên động cơ B-25 đi đứt, rơi tức khắc. B-25 là loại máy bay nhỏ nên khả năng dính đạn mà còn sống rất thấp chứ không chì như B-17 hay B-29 được. Đám bomber này nói chung không tổ lái được nên việc tiêm kích bổ nhào ngắm vào chỗ nào cũng dễ ẹt, cái khó chỉ là mấy tháp pháo .50 của nó ủi khiến phải cẩn thận thôi. Bomber thời đó khi đi không có tiêm kích bảo vệ mà gặp tiêm kích địch thì chỉ có cầu chúa là chính. Đàn bomber khi gặp fighter đối phương cũng giống đàn trâu rừng trước những con sư tử săn thôi, cố gắng dựa vào nhau để hạn chế thương vong nhưng kiểu gì cũng có con chết. Nhiều khi chỉ 1 cái tiêm kích cũng bổ nhào vào đám bomber vài lần cho đến khi hết đạn mới chịu về. Kỷ lục về chơi bomber trong 1 trận của ace Mẽo hình như là 5 chiếc mà khi về nhà vẫn còn đạn, không biết các ace của Đức thì kinh hoàng đến mức nào. Nếu so với thời đại jet thì con số này là không tưởng.
  4. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    @ bác phantom: tôi rất khoái cái hình ava của bác, nhất là chỗ "thoát nước mưa" nhưng vẫn phải phản đối bác một phát. Bác chả hiểu gì về Dogfight và cũng chả hiểu về khả năng của các lực lượng không quân WW2. Đánh nhau trên trời người ta không ẩn nấp được theo kiểu dưới đất thì người ta nấp theo kiểu trên trời, nấp vào mây, nấp vào ánh sáng mặt trời, nấp vào độ cao.v.v. Bác cần bổ túc thêm về mặt này. Còn cái chuyện bác nói là KQLX chưa bao giờ được coi là lực lượng không quân ưu tú thì đấy là...quan điểm riêng của bác
    @bác mig19: Tỷ lệ hộ tống 2:1 là tỷ lệ lý tưởng, ai cũng biết điều đó nhưng mãi đến cuối ww2 mới thực hiện được do ** có nhiều máy bay lên còn Đức thì ít máy bay đi (sau này khi đánh Hà Nội. tỷ lệ của Mỹ có trận còn lên đến 14:1 cơ). Hơn nữa P.38 là dạng tiêm kích - cường kích (ko phải tiêm kích đánh chặn thông thường) có hoả lực mạnh mang thêm được rocket và bom, nó sẽ hỗ trợ oanh tạc cùng bomber hoặc tiêu diệt AA dưới đất bảo vệ bomber chứ không phải chỉ lo bảo vệ trên không.
    - Chà chà mình tài quá, trong một bài post mà dogfight với hẳn hai bác máy bay !
  5. phantom8004

    phantom8004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    @ bác phantom: tôi rất khoái cái hình ava của bác, nhất là chỗ "thoát nước mưa" nhưng vẫn phải phản đối bác một phát. Bác chả hiểu gì về Dogfight và cũng chả hiểu về khả năng của các lực lượng không quân WW2. Đánh nhau trên trời người ta không ẩn nấp được theo kiểu dưới đất thì người ta nấp theo kiểu trên trời, nấp vào mây, nấp vào ánh sáng mặt trời, nấp vào độ cao.v.v. Bác cần bổ túc thêm về mặt này. Còn cái chuyện bác nói là KQLX chưa bao giờ được coi là lực lượng không quân ưu tú thì đấy là...quan điểm riêng của bác
    @bác mig19: Tỷ lệ hộ tống 2:1 là tỷ lệ lý tưởng, ai cũng biết điều đó nhưng mãi đến cuối ww2 mới thực hiện được do ** có nhiều máy bay lên còn Đức thì ít máy bay đi (sau này khi đánh Hà Nội. tỷ lệ của Mỹ có trận còn lên đến 14:1 cơ). Hơn nữa P.38 là dạng tiêm kích - cường kích (ko phải tiêm kích đánh chặn thông thường) có hoả lực mạnh mang thêm được rocket và bom, nó sẽ hỗ trợ oanh tạc cùng bomber hoặc tiêu diệt AA dưới đất bảo vệ bomber chứ không phải chỉ lo bảo vệ trên không.
    - Chà chà mình tài quá, trong một bài post mà dogfight với hẳn hai bác máy bay !
    [/quote]
    Thì các thông tin tớ giả dụ ấy mà, chứ làm gì có tỉ lệ cố định cho không quân áp dụng, tùy theo nhiệm vụ, tình hình mà Sở chỉ huy cho 1 phi đoàn cất cánh theo 1 tỷ lệ thích hợp, không nhất thiết tỷ lệ 2:1 là phí phạm bởi vì nếu xác định được vùng địch có phòng không mạnh thì chẳng dại gì vác cả đám bomber đi mà không có sự hộ tống gắt gao của tiêm kích, huống hồ như bác nông dân 19 ấy thì B25 chẳng phải loại ngon lành gì cứ như đống sắt biết bay vậy, thế có khác gì nộp mình cho quỹ dữ đâu. Còn dogfight như bác nói thì ngày nay kỹ thuật tiên tiến khiến nó chiếm ưu thế được với bọn Bomber thôi, chứ còn ngày trước kỹ thuật và nhất là thời chién không phải lúc nào tình trạng bảo dưỡng cũng tốt nhất đâu bác ạ, có khi vừa hạ cánh sau 1 cuộc đi tuần tiễu vè mà lại bị như cái cảnh trong câu chuyện trên thì lại bị dựng đầu đi tiếp khách như thế ngay, không khéo vừa lên tới trển máy nó nóng quá tự cháy tía nó luôn thì pỏ U. Bác dogfight với B25 thôi chứ tớ với Mig của ngày nay thì bác dog là dog thế nào được. Bác chỉ khéo.... đùa với tử thần.
  6. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Lủng củng quá không hiểu ông muốn nói gì. Tạm thời thế này đã
    1. "nếu xác định được vùng địch có phòng không mạnh thì chẳng dại gì vác cả đám bomber đi mà không có sự hộ tống gắt gao của tiêm kích". Khái niệm SEAD thời đó là chưa có, đem tiêm kích đi là để chống tiêm kích địch chứ với pháo phòn không thì có đem đi cũng chả để làm gì. Với lại cái tỷ lệ ấy chỉ là con số giả tưởng của ông, tóm lại không bàn thêm rắc rối vì chả đi đến đâu.
    2. Không hiểu đoạn sau là ý gì, sao lại có "Mig ngày nay" ở đây, đang nói chuyện ngày đó thì ở yên ngày đó đi, mỗi thời mỗi khác. Sao lại chơi đánh tráo chủ đề thế.
  7. allah_akbar

    allah_akbar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Các bác đã xem tập 12 "Whirlwind" trong serie The world at war chưa. Tập đó nói riêng về việc KQ** ném bom Đức. Hồi đầu vì máy bay tiêm kích tầm hoạt động ngắn hơn đám bomber hạng nặng nên tiêm kích chỉ hộ tống được đến nửa đường là cắp đít quay về không hết dầu rớt mất. Nửa đường sau các bác bomber phải tự lo lấy thân. Các bác RAF nhà nghèo ít súng thì phải lén lút cất cánh lẻ từng chiếc, đến khu tác chiến thì tập kết ném bom xong chuồn lẹ. Nhưng tiêm kích đêm của Đức chia thành từng ô trên trời để tuần tra, nên các bác RAF cũng rụng nhiều. Các bác Mỹ thì cậy máy bay lắm súng (cứ so sánh số súng của B17 với Lancaster thì rõ) nên bay thành đội hình dày đặc, chiếc nọ yểm hộ chiếc kia. Nhưng KQ Đức vẫn đối phó được. Có điều sức có hạn bắn không xuể nổi các bác Mỹ nên Đức vẫn bị ăn bom tan tành. Có điều là ném bom của ** hạ thủ được mấy trăm ngàn thường dân Đức (trong đó đê tiện nhất là vụ ném bom thảm sát hình như ở Đređen, bất chấp thành phố này đã được tuyên bố là thành phố mở không có hiện diện quân sự để làm chỗ cho dân chạy nạn tập trung) nhưng chẳng có chút hiệu qủa nào trong việc làm giảm khả năng công nghiệp của Đức. Sản lượng công nghiệp quân sự của Đức vẫn tăng đều đều cho đến tận 1945. Còn vụ D-Day thì hơn 10000 thường dân Pháp chết vì bom Anh-Mỹ, cùng mấy ngàn con bò bị vạ lây, trong khi phòng tuyến bờ biển của Rommel thì hầu như chả sứt mẻ gì. Thế nên bomber Mỹ có nhầm nhọt mà liệng ít bom xuống đầu Hồng quân cũng là chuyện nhỏ.
    Tớ ít hiểu biết về không quân. Nhưng thấy trong phim Battle of Britain quân Đức ném bom Anh tiêm kích cũng không nhiều hơn ném bom là mấy (hay là do điều kiện làm phim ko cho phép), mà tiêm kích thường bay thành đội hình riêng chứ không bay lẫn vào đội hình ném bom.
    Còn về hộ tống tiêu diệt phòng không thì hình như đồng minh cũng có nhiều rocket fighter như món Typoon của RAF chuyên dùng đánh mục tiêu mặt đất. Bác nào đọc A bridge too far rồi cũng thấy đám này được dùng để chế áp phòng không yểm trợ cho đổ bộ.
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Không hẳn bác Nông dân ạ. Theo hồi ký của Nguyên soái KQ 3 lần Anh hùng LX Pokryskin thì fighter đi hộ tống bomber, trong trường hợp bị phòng không bắn mạnh hoàn toàn có thể tham gia chế áp.
    Cũng theo đó thì tỉ lệ fighter : bomber của Hồng quân thường thấy là 1:2 hoặc 2:3. Rất hiếm trường hợp fighter nhiều bằng hay hơn bomber.
    To phantom8004 : đừng quên loại máy bay nào đã được Mẽo trang bị thêm Vulcan để dogfight với MiG-17 nhé
  9. Mig1

    Mig1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    39
    Những phi công Át Xô-viết trên bầu trời Triều Tiên

    Diego Fernando Zampini
    Người dịch: Ngô Ngọc Phương

    Ngày 17 tháng Sáu năm 1951. Một trong rất nhiều cuộc quyết đấu tay đôi giữa Sabre (máy bay tiêm kích phản lực F-86 của không lực Hoa Kỳ) và MiG đang gây chấn động bầu trời phía nam sông Áp Lục - Bắc Triều Tiên, một phi công tiêm kích từng trải, một chỉ huy của Trung đoàn không quân 336 của không lực Hoa Kỳ ?" trung tá Bruce Hinton đang tiếp cận một chiếc MiG-15 không chú ý đề phòng, chuẩn bị có được một chiếc MiG thứ ba trong hành trang chiến đấu.
    (Hinton đã bắn hạ một chiếc MiG đầu tiên từ rất sớm và là phi công đầu tiên dùng Sabre hạ MiG-15 ?" đó là chuyện từ 6 tháng trước). Đột nhiên, phi công nhìn thấy phía trước một chiếc Sabre đồng đội đang bị một chiếc MiG khác bám đuôi, chuẩn bị ?ohạ thủ? bằng khẩu cà nông 37mm khủng khiếp của mình. Hinton thậm chí còn nhìn thấy một mảnh của chiếc Sabre đồng đội rời ra khỏi máy bay. Đạn lửa đang vây bọc xung quanh chiếc Sabre. Không hề ngần ngại, Hinton lao ngay đến để giúp đồng đội, theo đúng điều lệ số 1 của đơn vị: ?oKhông có máy bay MiG nào là giá trị đối với tổn thất của phi công F-86?.

    Tuy nhiên, Hinton không hề ngạc nhiên chút nào khi người phi công lái chiếc MiG-15 đang tấn công kia - chắc chắn đã nhìn thấy Hinton đến ứng cứu ?" quên ngay chiếc F-86 đang bị tử thương, quay lại ứng chiến mặt đối mặt với Hinton, như hai người hiệp sỹ thời trung cổ trong cuộc đấu thương. Hinton thấy chiếc MiG-15 tiến ngược lại nhanh như chớp và gần đến nỗi phi công tự hỏi, làm sao anh ta kịp tránh khỏi cú va chạm giữa trời ấy, đâm lướt qua chiếc F-86 của Hinton chỉ cách dưới 15 thước Anh (khoảng 13,5 mét). Trong trận đấu tiếp sau đó, Hinton đã phải vận dụng tất cả kinh nghiệm và các thủ pháp chiến thuật cũng như kỹ thuật bay để dành dù chỉ một tí ti lợi thế so với đối thủ. Người phi công bay cặp với Hinton sau này thú nhận, anh ta không thể theo được người chỉ huy, dù đã cố gắng hết sức. Nhưng sau vài cú nhào lộn ?onhảy cừu?, Hinton đã đưa được chiếc MiG vào vòng ngắm nhưng chỉ kịp bắn hai loạt ngắn làm chiếc MiG bị thương. Đủ thông minh để hiểu sự bất lợi, người phi công lái chiếc MiG rút nhanh về bên kia sông Áp Lục. Hinton không theo kịp và cũng không muốn theo sau một trận đấu căng thẳng đến thế.
    Nguồn : nuocnga.net
  10. Mig1

    Mig1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    39
    Những phi công Át Xô-viết trên bầu trời Triều Tiên
    (tiếp theo)
    Cố gắng lắm mới kèm được chiếc F-86 bị thương nặng (số 49-1281) về căn cứ ở Suwon, Hinton mới biết là mình đã cứu sống được bạn thân Glenn T. Eagleston, Phi đội trưởng phi đội tiêm kích số 4 cùng đơn vị. Eagleston, phi công Át trong chiến tranh thế giới II với thành tích 18,5 chiếc máy bay Đức bị hạ (18 chiếc cá nhân, 1 chiếc cùng người khác), và là phi công đã hạ được hai chiếc MiG trong vòng sáu tháng gần đây. Nhưng họ hiểu trong trận này họ đã chạm trán phải một đối thủ đáng gờm, một ?oÁt? Xô-viết. Hinton nhớ lại về trận đấu với đối thủ ấy:
    ?oNgười phi công lái chiếc MiG quả là tốt, thượng hạng là khác. Anh ta đã chờ đợi ở phía trên - cuộc chạm trán giữa những chiếc MiG và những chiếc F-86. Anh ta có kỹ thuật và chiến thuật bay rất tốt thường được sử dụng bởi những phi công Át đơn độc săn lẻ - chiến thuật của ?oCasey Jones? và chắc chắn không phải là một ?ongười Phương Đông? (phi công Bắc Triều Tiên hoặc Trung Quốc). Họ thường chiếm độ cao và bất thần bổ nhào xuống lợi dụng tốc độ để tấn công một chiếc F-86 đang tham chiến, hoàn toàn đúng như cách mà Bá tước Ríchhốpphen thường làm trong Thế chiến I?. (Casey Jones ?" nhân vật thời nước Mỹ trong cơn sốt vàng. Ông ta là một người lái xe lửa, thường ngồi trên nóc cabin đầu máy để có thể nhìn rất nhanh, không bỏ sót bất kỳ một hiện tượng gì. Các phi công Mỹ thường so sánh hình ảnh này với những phi công MiG đi săn lẻ thường bay rất cao và tìm cơ hội tốt để tấn công, đặt cho họ tên lóng ?oCasey Jones? - TG).
    Vậy thì cái anh chàng ?oCasey Jones? đó là ai vậy? Đúng thế, Hinton đã đúng khi nghi ngờ mình đã chạm trán phải một phi công tiêm kích thượng hạng của không quân Xô-viết ?" không phải một gã ?oPhương Đông?. Người phi công ấy là Xéc-gây Ma-ca-rô-vích Kra-ma-ren-cô, phi công của Trung đoàn không quân tiêm kích Cận vệ 17 thuộc Sư đoàn không quân tiêm kích 324 của Không quân Xô-viết. Trên thực tế, bắn bị thương Eagleston đã là chiến công thứ ba của Đại uý Xéc-gây Kra-ma-ren-cô, người trước đó đã hạ một chiếc F-80C (hôm 12/4/1951) và một chiếc F-86 (2 tháng Sáu). Sau này người phi công Xô-viết còn lập nhiều chiến công đưa tổng số máy bay anh hạ được lên tới 13 chiếc. Ngày 11 tháng Bảy, anh hạ một chiếc F-86 của Conrad Allard (hy sinh), ngày 29 tháng Bảy hạ một chiếc F-86A mang số hiệu 49-1098 - những chiến công làm cho anh trở thành phi công Át đầu tiên của chiến tranh Triều Tiên và đồng thời là phi công Át đầu tiên của kỷ nguyên phản lực chống phản lực.
    Trong thời gian đó, các ?oHonchos? (tên lóng của các phi công F-86 Sabre gọi các phi công MiG thượng hạng) đang chiến đấu ở Triều Tiên, từ tháng Tư năm 1951 đến tháng Giêng năm 1952 (?othời kỳ Honcho?) đã hạ được (cả bắn rơi lẫn bắn bị thương lết được về) 158 chiếc máy bay Liên quân (Liên Hiệp quốc ?" ND), trong khi chỉ mất có 68 chiếc, có nghĩa là đạt tỷ lệ hơn 2:1. Tháng chiến đấu thành công nhất của họ là tháng Mười năm 1951, khi các phi công MiG Xô-viết ?obỏ túi? 8 chiếc F-86, 6 chiếc F-84E, 2 chiếc RF-80A và một chiếc F-80C, một Meteor và 10 chiếc B-29A ?" 25 chiến thắng trong khi chỉ mất có 8 chiếc MiG - đạt tỷ lệ 3:1. Trong thời gian này, hơn 30 phi công Xô-viết được mệnh danh là Át MiG-15, trong số đó có các phi công: Nhi-cô-lai Su-chi-a-ghin (hạ được 21 máy bay), Ép-ghê-ni Pê-pê-li-a-ép (19 máy bay), Lép Schu-kin (17 máy bay), Xéc-gây Kra-ma-ren-cô (13 máy bay), Mi-kha-in Pô-nô-ma-ri-ép (11 máy bay), Đơ-mi-tơ-ri Sa-môi-lốp (11 chiếc) và nhiều nữa?
    Nguồn : nuocnga.net

Chia sẻ trang này