1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972 (Phần 1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn, 08/04/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Theo sách Đánh thắng B-52 của trung tướng Hoàng Văn Khánh:
    Đại ý:
    Chúng tôi tổ chức hội nghị bàn cách đánh B-52...
    Tất cả các đơn vị đã từng gặp B-52 đều có đại diện tham dự. Đặc biệt là các đơn vị đã từng bắn rơi nó như các trung đoàn x, y, z ở Nghệ an, Hải phòng, Quảng bình...
    Do các đơn vị được trang bị các bộ khí tài khác nhau [1], đánh ở khu vực địa hình khác nhau, trong các điều kiện tham số bắn hoàn toàn khác nhau, nên cách đánh cũng có khác nhau tuỳ tình huống chiến thuật cụ thể.
    Đã xảy ra tranh cãi quyết liệt ở cuộc thảo luận. Đơn vị nào cũng cho rằng chiến thuật bắn của mình là đúng, là chuẩn. Tư tưởng bảo thủ "địa phương" đã bắt đầu bộc lộ rõ nét.
    ...
    Chúng tôi làm việc ngày đêm, phân tích các bức ảnh chụp màn hình rađa khi có B-52, ...
    ...
    Cuối cùng vào tháng /72, tập sách hướng dẫn quy trình thao tác bắn B-52 đã được hoàn thiện.
    ...
    phương pháp T [2]
    ...
    Hà nội đã đánh thắng B-52 bằng cách riêng của Hà nội, nhưng phải nói cho đầy đủ là Hà nội đã đánh thắng dựa vào kinh nghiệm xương máu của các vùng khác.
    kqndvn:
    [1] Tổng hợp từ nhiều nguồn: Tên lửa của ta được nhận viện trợ làm nhiều đợt "lai rai". Có khí tài được đem đến từ Nga. Có khí tài được đem sang từ Dân chủ Đức, Tiệp khắc, thậm chí TQ, còn nguyên cả cờ hiệu quân đội của họ.
    Có khí tài đã rất cũ từ thủa "sơ khai", đã có tuổi thọ phục vụ lâu dài trong quân đội các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Có khí tài loại mới đã được cải tiến theo điều kiện thực tế chiến trường và được bán dẫn hoá.
    Các đơn vị tên lửa khi nhận khí tài mới (rađa đo cao mới, xe điều khiển thế hệ mới, xe tính toán...) đã phải mất thời gian để cho kíp trực chiến "chuyển loại".
    [2] Lehaiha cho biết bắn bằng phương pháp T là phương pháp gì vậy ?
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Trong chiến tranh, địch từng sử dụng loại nhiễu "rãnh đạn" can thiệp vào quá trình điều khiển của tên lửa của ta, khiến tên lửa mất điều khiển.
    Có ngày, hơn 20 đạn bắn lên đều không nhận điều khiển, tự nổ huỷ hoặc rơi xuống đất làm thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất cho ta.
    Chuyện này được nhắc lại khá rõ trong Ký sự quân chủng PK-KQ tập 2, lịch sử PK-KQ tập 2.
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Trước kia em cũng đã từng đặt câu hỏi này cho 1 cựu lính tên lửa hồi 72. Theo ông ta thì phía mình cũng chẳng phân biệt được hay cũng chẳng có thì giờ phân biệt cái khác nhau dữa Shrike với AGM-78S.
    Luật hoạt động an toàn trong lúc chiến đấu là nên bật ra-đa không quá 6 giây. Theo kinh nghiệm của ta lúc đó, 6 giây là thời gian cần thiết để tên lửa tìm sóng (mình gọi hết là Shrike) bám được vào mục tiêu.
    Theo ông này kể lại, ông ấy cũng chưa nghe thấy bao giờ chuyện ra-đa của ta bị hạ khi luật điều hành trên được tuân theo đầy đủ (giả thuyết của em khi mà ra-đa bị dính AGM-7S hoạt động tốt).
    Vì thế theo em có 2 giả thuyểt để giải thích chuyện này :
    1- AGM-7S hoạt động rất tốt và ta giấu thông tin về 1 loại tên lửa mới có thể hoá giải chiến thuật phòng không bằng tên lửa của ta. Cái này hơi khó tin vì nó đi ngược lại cách hoạt động bình thường của ta : nếu địch thay đổi chiến thuật hay vũ khí chế ngự được cách phòng thủ của ta, thì ta dừng lại, hoặc ít ra (nếu tình hình chiến trường không cho phép dừng) tin tức đầy đủ cũng được truyền tới tất cả các đơn vị phòng không nhằm nghiên cứu tìm cách khắc phục nó.
    2- AGM-7S hoạt động không tốt như nó được quảng cáo. Cái này có vẻ có lý hơn. Hồi 72, loại này vừa mới được sản xuất khá gấp gáp nhằm đối phó với ra-đa của ta, cho nên những sai sót hồi đầu của nó cũng không đáng ngạc nhiên. Cộng thêm
    cái thói hay "treo đầu dê bán thịt chó" trong giới sản xuất vũ khí tư nhân để buôn bán với chính phủ Mẽo, thế là mọi người đều tưởng là không quân mẽo có vũ khí khắc phục ra-đa đối phương...
  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Ngày hôm nay cách đấy hơn 40 năm, chiếc máy bay đầu tiên của Không lực Mỹ đã rớt ở Miền Nam Việt nam.
    February 2
    1962 First U.S. Air Force plane crashes in South Vietnam.
    The first U.S. Air Force plane is lost in South Vietnam. The C-123 aircraft crashed while spraying defoliant on a ********* ambush site.
    The aircraft was part of Operation Ranch Hand, a technological area-denial technique designed to expose the roads and trails used by the *********. U.S. personnel dumped an estimated 19 million gallons of defoliating herbicides over 10-20 percent of Vietnam and parts of Laos from 1962 to 1971. Agent Orange--so named from the color of its metal containers--was the most frequently used.
    The operation succeeded in killing vegetation but not in stopping the *********. The use of these agents was controversial, both during and after the war, because of questions about long-term ecological impacts and the effect on humans who handled or were sprayed by the chemicals. Beginning in the late 1970s, Vietnam veterans began to cite the herbicides, especially Agent Orange, as the cause of health problems ranging from skin rashes to cancer and birth defects in their children. Similar problems, including an abnormally high incidence of miscarriages and congenital malformations, have been reported among the Vietnamese people who lived in the areas where the defoliate agents were used.
    http://www.historychannel.com/tdih/tdih.jsp?category=vietnamwar&month=10272954&day=10272967
  5. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    thêm một giả thuyết nữa là cái AGM78S vào thời điểm đó rất đắt, chính bọn Mỹ cũng còn dùng tiếp Shrike 1 thời gian sau nữa. Cho nên có thể là vào năm 1972 chỉ có 1 số rất ít AGM78S hiện đại được dùng để doạ quân ta sợ không dám mở máy là chính, còn chủ yếu Mỹ vẫn dùng Shrike và AGM78 đời đầu chưa có bộ nhớ?
  6. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Cũng có thể lắm bác kỵ sỹ ạ. AGM-78 quả thật là đắt hơn Shrike nhiều. Mục đích của em là muốn biết loại tên lửa này hữu hiệu đến mức nào hồi 72...
    Ngay đến ngày hôm nay, nhiều tác giả tử tế vẫn coi loại này như loại vũ khí khắc tinh của ra-đa ta. Trên giấy tờ thì có vẻ như vậy nhưng trên thực tế thì em chưa có bằng chứng gì sất...
  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    cái link này bảo là nếu tắt rada thì AGM-78 vẫn có thể bay tới mặc dù giảm độ chính xác
    Có lẽ cái chính là "giảm độ chính xác" ấy là giảm bao nhiêu!
    http://www.ausairpower.net/TE-Weasel.html
  8. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Tiếp:
    Các nhân viên đang kiểm tra lần cuối các máy bay trên hàng. Các thiết bị các nhân được bỏ vào buồng lái (mũ bay, dù, sơ đồ, clipboard, cards). Vũ khí được kiểm tra lần nữa, đặc biệt là ngòi nổ, được thiết lập để kích hoạt ngay khi bom chạm cầu. Dây an toàn, nối từ quả bom tới giá treo giúp phòng ngừa bom nổ trên máy bay được kiểm tra lần nữa.
    Với kế hoạch phải tới mục tiêu vào lúc 15:58, công việc chuẩn bị phải hoàn thành để khởi động máy chính xác vào lúc 13:50, và cất cánh vào lúc 14:18.
    Quan sát các máy bay khởi động, lăn bánh ra đường băng, xếp hàng phóng lên, tập hợp trên bầu trời, giống như nhìn một dàn nhạc.
    ...
    Nước được bơm vào để cất cánh. Các máy bay tạo gián cách 11 giây để hoạt động hiệu quả nhất trong điều kiện nắng 90 độ F, chạy hơn 1 dặm, nhấc mình khỏi đường băng sau 28-29 giây.
    Máy bay dẫn đầu tăng tốc lên 300 knots, bay khoảng 3 dặm dọc hướng đường băng, rồi bắt đầu từ từ lười nhác vòng lại 180 độ, nhằm tạo điều kiện cho các thành viên đoàn bay kiểm tra lại toàn bộ hệ thống lần nữa. Nếu bất cứ máy bay nào không hoạt động như mong muốn sẽ có máy bay dự bị đợi sẵn để thay thế. Hôm đó mọi thứ suôn sẻ, các máy bay dự bị lại trở lại hàng đợi cho ngày tiếp theo.
    Tiếp dầu được thực hiện ở khu vực Bắc Lào, có tên gọi là "Mỏ neo xanh". Máy bay chiến đấu còn ít nhiên liệu nhất sẽ tiếp dầu đầu tiên, để nhỡ có gì trục trặc anh ta còn kịp quay về sân bay bạn.
    4 phút trước khi rời máy bay tiếp dầu, các máy bay chiến đấu đều đã đủ dầu, tập hợp lại với nhau và với các biên đội khác, tiến về hướng bắc.
    Các máy bay tiếp dầu hoạt động hết sức chính xác, không lên xuống, trao đổi radio tối thiểu, đúng đường, đúng chỗ và đúng thời gian.
    Lực lượng đánh phá hôm đó gồm một biên đội chế áp SAM, một biên đội chế áp cao xạ, ba biên đội ném bom, một biên đội F-4 chống Mig từ phi đoàn số 8. Mỗi biên đội có 4 máy bay.
  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Khi bắt đầu vào không phận Bắc Việt, các máy bay bật chế độ vũ khí sẵn sàng.
    Lực lượng Wild Weasal bay trước kiên nhẫn nghe ngóng, dò quét, nhìn ngó bất cứ dấu hiệu nào của SAM, Mig và radar dẫn bắn của cao xạ.
    Đoàn bay trong điều kiện nắng rất tốt. Khi cả đoàn vượt qua sông Hồng, khoảng 95 dặm phía Tây Bắc Hà nội, họ đồng thời tăng tốc từ 500 knots lên 0.9 March (khoảng 600 knots). Cao độ đạt khoảng 10,000 feets.
    Còn 4 phút cách mục tiêu, đoàn bay ngoặt góc ở đầu Tây- Bắc của dãy Thud Ridge [1].
    Trong giai đoạn này, đoàn bay phân tán độ cao để làm rối và né tránh các đơn vị cao xạ.
    Khi đoàn bay đang bay theo hướng xuống đầu Đông - Nam của dãy Thud Ridge, Mig bắt đầu cất cánh từ sân bay Phúc Yên, chỉ cách đường bay của lực lượng ném bom có vài dặm. Mig cố gắng lấy độ cao, vòng vào đánh vỗ mặt nhưng không thành. Cả đoàn bay xuyên qua đội hình Mig mà không một thiệt hại. Ngoặt lại 180 độ để đuổi theo F-105 là công việc không tưởng với Mig, vì họ đơn giản là không thể bắt kịp.
    kqndvn:
    [1] Tên dãy núi của ta do Mỹ đặt. Có trong bản đồ post lên trước kia.
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Khi đoàn bay bắt đầu ló ra khỏi đầu cuối của dãy Thud Ridge, mục tiêu đã hiện ra rõ ràng. Cây cầu như một con rắn đen đang vươn mình qua dòng nước màu nâu hung dữ. Nó hiện ra đúng như bên tình báo đã mô tả.
    Cả đoàn vòng lần cuối về hướng nam và leo lên độ cao 13,000 feet để bắt đầu ném bom. Phi công gọi đây là động tác "trồi". Động tác cho phép 4 máy bay của biên đội tránh cao xạ, đạt được độ cao ném bom, và dàn đội hình bậc thang.
    Khi đã đến điểm mặt đất được tính toán chính xác từ trước, số 1 và 2, theo sau bởi số 3 và 4, bắt đầu ngoặt vào và đâm xuống mục tiêu với độ dốc 45 độ.
    Trong quỹ đạo ném bom, các máy bay chúi xuống đất về hướng mục tiêu, bật tăng lực, bay sát đầu mút cánh của nhau (rất khó nhưng phi công đã được huấn luyện để làm điều đó thành thạo).
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này