1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972 (Phần 1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn, 08/04/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại, trong năm 67, 68 đã có 177 lượt xuất kích với hơn 380 tấn vũ khí tấn công cầu Long biên.
    113 lượt là F-105. Còn lại là F-4 với chức năng chế áp cao xạ, và thêm ít trợ giúp từ F-105 chống SAM.
    Mỗi một máy bay vào và ra khu vực này sẽ phải hứng chịu tấn công từ hơn 300 vị trí súng phòng không và 84 vị trí tên lửa, mỗi vị trí có 4-6 bệ phóng.
    109 SAM bắn tới. 24 lượt Mig-17/21.
    2 máy bay bị mất, 24 chiếc bị thương.
    Ngày 2/1/68, không thám chụp được bức ảnh cây cầu 19 dầm. (post ở trên). 4 dầm vẫn gãy. 3 dầm gẫy khi sử dụng. 12 dầm đã được sửa lại. 2 mố cầu chính và một mố cầu tạm bị phá huỷ.
    Ước lượng lần nữa là cần 2 tháng rưỡi tới 3 tháng để sửa cầu.
    Từ ngày đó tới 31.3.68, thời tiết xấu không cho phép tấn công cầu. Các cuộc tiến công nữa có lẽ không cần thiết, tính đến hiện trạng cầu.
    Tuyên bố ném bom hạn chế không cho phép tấn công trên vĩ tuyến 20, nó cho phép cầu được tiếp tục sửa chữa.
    Chỉ đến tận năm 72, không quân mới đánh cầu lần nữa, và lần này họ sử dụng vũ khí dẫn đường, viết nên một trang sử mới vẻ vang của air power.
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Ảnh không thám trước khi cầu Long biên bị tấn công ngày 18/12/67
    [​IMG]
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Ảnh không thám sau khi cầu bị trúng bom, ngày 18/12/67
    [​IMG]
  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0

    Về việc phóng tên lửa rồi mới phát sóng chiếu xạ, một cựu sỹ quan tên lửa ở đường Trường Chinh giải thích như sau:
    Trong tình huống bị chế áp mạnh bởi nhiễu không tìm ra địch trên màn hiện sóng, hoặc bị Sơ rai đe doạ không thể phát sóng,
    - Sỹ quan điều khiển tìm kiếm mục tiêu bằng mắt qua ống nhòm xa đặt trên nóc đài điều khiển theo hướng trinh sát cung cấp, hoặc từ trên chỉ thị xuống (không biết là "dòm" vào nó hay nhìn qua màn hình?).
    - Phát hiện được mục tiêu, bắn định hướng qua ống nhòm theo phương pháp 3 điểm (không cần chiếu xạ để đảm bảo bí mật bất ngờ). Bắn xa thì không chính xác, nên đa số sẽ bắn khi địch ở cách dưới 25, 30 km.
    - Tên lửa SAM-2 lúc bắt đầu rời bệ phóng sẽ dùng tầng 1 để đạt tốc độ ban đầu. Giai đoạn này, tên lửa bay "đạn đạo", không điều khiển.
    - Sau ~7s, tầng đẩy của tên lửa được nhả ra và rơi xuống. Chỉ còn tầng trên của tên lửa bay tiếp. Tên lửa bắt đầu vào pha khiển dụng.
    - Từ lúc này cho đến lúc tên lửa gặp mục tiêu sẽ khoảng 10-20s.
    (Tổng hợp tốc độ tăng dần đều của SAM-2 và tốc độ bay vào của mục tiêu, 2 bên sẽ lao vào nhau với tốc độ khoảng ~ 3March, tức là 0,9km/s, 9km/10giây).
    - Cùng lúc tên lửa khiển dụng, radar chiếu xạ vẫn "rê" theo hướng của ống nhòm từ trước bây giờ mới bật. Nếu tìm được mục tiêu thì trắc thủ bám theo ngay. Tuy vậy thao tác cực khó vì tổng thời gian cho Sỹ quan điều khiển chỉ còn hơn chục giây, quá ngắn để vừa xác định mục tiêu, vừa điều khiển chữ thập "kẹp" vào đó.
    Nói chung là bắn kiểu này khó chính xác, mang tinh thần khắc phục khó khăn, kiên quyết tấn công là chính.
    Về bắn 2 tên lửa cùng một lúc vào 2 độ cao khác nhau như tài liệu của KQ Mỹ thì rất đúng với thực tế chiến thuật lúc đó.
    Đơn vị sỹ quan này thường xuyên cho 2 tiểu đoàn tên lửa cùng phóng đạn một lúc vào cùng một tốp mục tiêu. Điều này cũng phù hợp với Hồi ký của tướng Hoàng Văn Khánh là những năm 67, 68 ta tập trung tới 10 trung đoàn TL bảo vệ Hà nội, và bắn theo phương thức cả trung đoàn hoặc 2 trung đoàn tập trung hoả lực bắn một tốp mục tiêu địch.
    [So sánh với năm 72 chỉ có mỗi 2 trung đoàn TL ở Hà nội, tức ~6 tiểu đoàn 36 bệ phóng, mà đã làm nên Điện biên phủ trên không).
    Hoặc, bình thường một tiểu đoàn ta bắn một mục tiêu 2 quả dãn cách 6 giây. Nay ta chỉ bắn gián cách 1-2 giây thì cũng coi như là bắn cùng lúc (nhưng như thế làm giảm tác dụng. Chỉ hiệu quả nếu ta bắn địch bất ngờ ở rất gần nên không có thời gian dãn cách).
  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Ảnh chụp ngày 24 tháng 10 năm 68.
    Lưu ý thấy cả chiếc cầu phao phía xuôi dòng.
    [​IMG]
  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0

    Theo hồi ký của tướng Hoàng Văn Khánh, tướng Đào Đình Luyện, ta đã thu được từ những chiếc F-105 và F-4 bị bắn rơi gần 20 tên lửa chống rađa chiếu xạ vẫn còn rất nguyên vẹn(không nói rõ loại nào).
    Sau khi được "mổ sẻ" ở trường Đại học BK HN với sự giúp đỡ của chuyên gia bạn, Quân chủng đi đến thống nhất, khẳng định tên lửa chống rađa của địch không hề có bộ nhớ vị trí như chúng quảng cáo. Do đó, các biện pháp chống địch phản kích vào đài phát vẫn giữ nguyên giá trị.
    Điều này cũng trùng với thông tin của phía Mỹ là loại AGM-78 Standard đời đầu cũng dùng chung một đầu dò với tên lửa Shrike (Sơ rai):
    [​IMG]
  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  8. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Tên các dãy núi của ta do Mỹ đặt.
    Chú ý dãy thud ridge chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm ở phía tây bắc Hà nội.
    Sườn núi này che chở cho đội hình địch tiến đánh Nội bài và Hà nội mà không bị phát hiện sớm từ xa.
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này