1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972 (Phần 1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn, 08/04/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jet_Ace

    Jet_Ace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    Bác kqndvn ơi, đấy chỉ là tên lửa đời đầu, rear aspect thôi. Bi giờ là all aspect, sá gì 90 độ.
  2. MeoCon

    MeoCon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Có bạn nào biết mua cuốn Vùng trời ở đâu (Hà nội) thì chỉ cho tôi với nhé. Hay ai có cuốn đó dạng .pdf thì gửi lên nhé. Tks.
  3. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Bác viết vạn bài đều giống nhau một phong cách HuyPhuc của Bác ạ . Tất cả các bài viết của Bác nhiều chổ tôi không đồng ý nhưng bài này tôi đồng ý 100% câu nói của Bác có 2 loại người . Loại thích dùng đao to búa lớn và loại bình thường . Không biết ai là người thích dùng đao to nhỉ hihihi....Dao trước chê anh em kiến thức chỉ lớp 7 so với kiến thức sinh viên kỹ thuật quân sự của Bác . Dạo này thì bảo tôi kiến thức chưa hết trung học so với kiến thức ...Kỹ Sư ( kỹ thuật tên lã ? ) của Bác hihihi.... Bác nên Học Bác Đức và kẻ tử thù của Bác , Bác KQNDVN kià . Tôi tranh luận với Bác Đức cả tuần nay có nặng lời với nhau không ? có nói gì ngoài đề tài không ? Tôi dao trước tranh với Bác KQNDVN bác ấy phản ứng ra sao ? hết sức nhả nhặn lịch sự và khiêm tốn . Học cái Tu Dưỡng của người ta trước đi rồi hãy bảo ai là bốc phét cũng chưa muộn . Còn cái mớ phân tích của Bác hả ...hihihi....xin để dành cho Bác tự ngâm cứu vậy heheeee....Tranh với Bác Đức biết mình sai chổ nào đúng chổ nào biết phải làm gì để sửa chổ sai của mình và tôi tin mọi người đọc cũng thấy vậy . Mớ của Bác mà nhào vô tranh luận thì cái topic này sẽ thành đống rác như dạo trước ở topic tranh luận với HuyPhuc vậy hihihi........
    .............................................................
    Tiếp Bác KQNDVN cái nhé : Stinger từng hạ khoảng 250 máy bay Liên Xô các loại trong chiến tranh Afghanistant .
    "The Basic Stinger received worldwide attention during the Afghanistan conflict, when over 250 Russian fixed-wing aircraft and helicopters were destroyed by Mujahideen guerrillas using US-supplied Stingers. Despite limited training, the Mujahideen achieved over 80 per cent combat success with the Stinger missile. "
    http://www.harpoonhq.com/encyclopedia/HTML_Files/facilites_files/sams_unitedstates.htm
    Trong chiến tranh Do thái - A rập trước đây Phe A-rập từng bắn SA-7 sáng cả trời mà chẳng trúng được bao nhiêu cả heheeee....Kết quả buộc LX phải nghiên cứu SA-14 thay thế thui chứ không thì .....
    đây là cái kết quả của tên lửa vô địch SA-7 của Giáo Sư Tuất
    "During the Yom Kippur war the SA-7 saw large scale service against high speed jet fighter bombers. The Arab states are said to have fired more than 4000 SA-7 rounds against Israeli Skyhawks and other such ground attack aircraft and scored 7 shot down and another 30 damaged 2). " 7 bị bắn rơi sau khi bắn 4 nghìn trái tên lã . vì sao lại thế ?
    "Both the SA-7a and SA-7b were limited to a tail-chase and rely upon a fairly crude sensor to lock onto IR emissions from the target aircraft which can be jet or piston engined fixed wing or rotary and were never modified to rely upon other kinds of radiation to increase reliability 1)."
    http://www.brushfirewars.org/weapons/surface_to_air_missiles/sa_7_grail/sa_7_grail.htm
    Được VietKeDocLap sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 11/09/2005
    Được VietKeDocLap sửa chữa / chuyển vào 22:48 ngày 11/09/2005
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Vừa rồi, trên báo Phụ Nữ có bài về nạn prồ (profesional), những trí thức cầm điện thoại to đùng, sử dụng máy tính xách tay..v.v.v quần áo hiện đại, nói phần nhiều tiếng Anh làm người nghe vất vả.v.v.v nhưng không thể đọc được bản vẽ trong công việc, đến mức đồng nghiệt thốt lên:''thế bên nước bạn học người ta dậy khác à.". Đây là căn bệnh thường gặp. Rất nhiều sinh viên, thi không đỗ đại học trong nước được gia đình tống đi du học. Một số thì bố mệ sĩ, gửi con đi cho khuất mắt, khỏi bị bạn bè(bố mẹ) chế cười là không biết nuôi dậy con. Hai là bố mẹ hy vọng một nền giáo dục khác lạ có thể cải tiến được những cái đầu quỷ ám. Nhưng phần lớn, những con bệnh đó cần một phương thuốc là sự tận tâm của người lớn để giáo dục lại họ, bù những thứ mà sự lười biếng từ bé đã làm hỏng. Một môi trường xa lạ phần lớn làm chìm đắm hoàn toàn những con bệnh này.
    Nhưng sĩ vấn là sĩ. Không thể thay máu được cho cái ruột đã quá đần độn, mà sức ép phát triển của tuổi trẻ thì mạnh mẽ, thế là một bộ phận họ trở thành prồ. Sau nhiều năm du học, họ trở về với cái đầu đần hết thuốc chữa (hồi ở nhà cũng đần nhưng còn cơ hội). Sự phát triển của họ tập trung vào bề ngoài, thế là có các prồ, với vẻ ngoài rất chuyên nghiệp, nói cực kỳ thạo tiếng Anh (nhưng nghe kỹ thì hay sử dụng ngôn ngữ vỉa hè vào giấy tờ hay văn phòng, và rất lười dịch ra tiếng Việt do không dịch được), những những kiến thức cơ bản hay quy tắc xã giao tối thiểu đều rỗng. Nhưng những hương vị lạ mắt của prồ đang được nhiều chị em chuộng (chị em thì luôn rồ một tí mà), đang trở thành model, đến mức báo Phụ Nữ kêu toáng.
    Cho prồ là mốt, nhiều kẻ còn chơi chò này. Sau khi đọc lại những áng văn chương của họ tự viết, họ thay các từ tiếng Việt bằng một mớ tiếng Anh mà họ cho là đúng, cộng thêm một mớ tiếng Anh mà họ không tìm được nghĩa tiếng Việt, và có những bài viết nhan nhản tiếng Anh về mặt hình thức. Còn nội dung: trong sức ép phát triển, những kẻ để bề ngoài trội lên phần lớn là do năng lượng không chạy trong phần lõi được, hay là có một hình thức hào hùng hoàng tráng bao lấy cái lõi còi.
    Hừ, một kẻ cho rằng thân máy bay cọ sát với không khí phát tia tử ngoại, mà lại thao thao bất tuyệt không biết bao nhiêu trang về đầu dò. Không biết điều cơ bản này tác giả như vậy hiểu được không: chiến tranh là việc lớn nhất của một quốc gia. Vũ khí là thiết bị quan trọng nhất để giành thắng, nên cuộc đua vũ trang là cuộc đua sâu rộng nhất về kỹ thuật, nên đầu dò là đỉnh cao nhất của công nghiệp điện tử và vật lý (Trích "binh pháp Tôn Tuất"). Thao thao bất tuyệt, đến mức Tuất tôi muón hãm lại chút, vẫn điên cuồng vật vã, ra sức chứng minh thân máy bay phát tia tử ngoại, vật vã ***g lộn giành thắng. Một tác giả nói tràng giang đại hải về đỉnh cao của vật lý, bằng lý thuyết thân máy bay cọ sát với không khí phát tia cực tím, nói hãm phanh không được, nó không biết ngựơng, không biết ngựợng đến mức, cho bốc phét văng mạng, loa nổ như thế là tu dưỡng . Thảo nào các lão tiền bối phát chán, họ cãi vã làm gì với người tràng giang đại hải chứng minh rằng thân máy bay cọ sát với không khí phát tia cực tím. Tu dưỡng như thế có phải là cái bệnh người ta gọi là mặt dầy không.
    Mỗi người đều có sai, đúng, tại sao có người hơi sai chút không sao, cũng cái sai đó, Tuất tôi phản đối mạnh. Vì có người nói đâu cũng đúng, hơi sai tí thì cái đúng của ngời ta bớt chút, nhưng vẫn rất nhiều. Còn có người không nói gì đúng, nên sai thêm chút là như giọt nước tràn ly. Bác VietKedoclap à, bác nên xem lại cách nói của bác, như tôi nói trang trước ấy:
    "Thưa bác vietkedoclap, nếu bác có thấy tôi hơi nặng lời với bác thì bác nên làm hai điều. Một là bác đọc lại những cách nói chuyện của bác. Hai là, tôi nói về bác chứ không nói với bác."
    http://www3.ttvnol.com/quansu/502252/trang-22.ttvn
    đó, bác thử xem, bác ăn nói với tôi thế nào.
    Tôi nói về bác thế này.
    http://www3.ttvnol.com/quansu/502252/trang-25.ttvn
    Bác thử xem lại các bài viết của bác một tuần nay, có bài nào đúng không. Bác dũng cảm kêu lên: "người ta làm lạnh đầu dò cơ à". Bác không biết rằng người ta làm lạnh đầu dò thật à???? Thế mà bác dám thao thao bất tuyệt không biết bao trang về đầu dò cơ à. Rồi sau bác thấy có vẻ như là người ta làm lạnh đầu dò thật, liền tưởng tượng rằng đầu dò có cục làm lạnh, như là nhà trổ cửa cho cái điều hòa?????? thế bác chưa bao giờ nghe thấy làm lạnh tiếp giáp à, hay bác chưa đọc sách vật lý trung học thật, thế chưa đọc sách ấy mà bác đã đọc những sách Photon, energy..v.v.v. à, thế thì loạn chữ là đúng rồi. Chính vì loạn chữ nên bác mới prồ lên cho rằng đầu dò có cục điều hòa, mới nhảy cỡn lên khi tôi nói đầu dò được làm lạnh. Tôi nói cho bác prồ thêm nhé: ngày xưa người ta làm lạnh nitơ lỏng-toàn bộ và hiệu quả thấp-chỉ được vài chục độ K, còn ngày nay, làm lạnh tiếp giáp, cục bộ và cực nhậy, đầu dò có nhiệt độ công tác gần không độ K. Af, mà sợ bác lại không biết độ K là gì, nó gần bằng -273 độ C, được địnhh nghĩa là không có gì lạnh hơn 0 độ K. Thế tại sao đầu dò lạnh lại nhậy???? bác có biết không???
    Loạn chữ, hay tự sáng tác lấy lý thuyết vật lý, nên bác vietkedoclap mới thao thao rằng, mầu của hồng ngoại là cực tím ??? Bác phản đối mạnh mẽ tôi việc đầu dò lọc tần hồng ngoại, chụp ảnh mầu hồng ngoại. Vietkedoclap nhảy dựng lên khi Tuất tôi nói tên lửa tầm nhiệt được dẫn đường bằng data-link trước khi bám mục tiêu. bác mịệt thị tôi là huy gì, là giáo sư gì, bác giễu cợt cái kỹ sư của tôi. Hóa ra bác không hề biết hồng ngoại là gì, đầu dò là gì, mà dám thao thao hàng trang. Vietkedoclap à, bác phải hiểu rằng, sau những thứ đó, tôi ngồi gõ như thế này là may mắn cho bác lắm, may cho bác lắm bác hiểu chưa. Bác vietkedoclap không tin đầu dò đối đất. Ngày nay, hầu hết tên lửa chống tăng sử dụng đầu dò hồng ngoại bác à. Tên lửa chống tăng tầm xa dùng liên kết dữ liệu phức tạp, nó được phóng bằng đại bác hay súng cối, tên lửa đối đất tầm xa hay máy bay, đến gần nó mới phát hiện mục tiêu rồi chia nhau tấn công. Bác không thấy tên lửa tầm nhiệt đối đất được, do không thấy việc lọc mầu đầu dò, cho ảnh mầu về nhiệt độ, dùng chống nhiễu và quan trọng nhất là CPU toán học lớn, cho phép thừa hưởng năng lực của phần mềm computer.
    Bác có hơn kqndvn không, không đâu. kqndvn còn nổ hai lần liền (SAM-2 bị bắt và 30'' rụng 30 máy bay) để bảo vệ chính kiến, còn dũng cảm. Còn bác vietkedoclap hèn lắm, nổ yếu lắm. Bác cho rằng bac cẩn thận hơn kqndvn à, không, ông này chỉ nhầm lẫn việc phát hiện mọi hướng với tấn công mọi hướng ở bài viết trên thôi. Chứ bác khăng khăng chứng minh thân máy bay phát tia cực tím. Tức thế này:
    Kqndvn dốt vô ý (có thể do nhầm) <------> Vietkedoclap dốt cố ý, ra sức bảo vệ tia cực tím là mầu của hồng ngoại, hay Vietkedoclap không phải nhầm mà là dốt hết thuốc chữa.
    Thế thì rõ ràng, bác Kqndvn thông minh hơn bác vietkedoclap nhiều.
    nào, các bác, chúng ta quay lại vấn đề. Trên kia đã nói Kqndvn nhầm lẫn việc phát hiện mọi hướng với tấn công mọi hướng. Thế nó thế nào.
    Khi chưa phân biệt được nhiệt độ, chỉ chụp được ảnh đen trắng cường độ phát xạ và sử lý chưa đủ mạnh để nhận dạng hình học, thì đầu dò chỉ căn cứ vào cường độ phát xạ. Hay nó đi tìm điểm sáng nhất trên ảnh, bất kể điểm đó là điếu thuốc ở gần hay mặt trời xa lắc. Trong nghững điều kiện thiếu thông tin như thế, người ta cũng chỉ nên cho tên lửa tấn công điểm sáng nhất, trượt bắn quả khác. Vì việc phân tích thông tin nghèo nàn của đầu dò đen trắng đem lại chỉ thêm nhầm lẫn Tập trung dựa vào cường độ phát xạ hồng noại và đầu do không nhậy lắm, nên rất nhiều đầu dò chỉ phát hiện được đuôi (ống xả), nên chỉ nhìn được từ phía sau. Nhưng đây là điều cổ xưa, các đầu dò đen trắng sau này đã nhìn được mọi hướng, còn đến đầu dò mầu thì như trang trước Tuất tôi đã nói. http://www3.ttvnol.com/quansu/502252/trang-25.ttvn
    Việc nhìn thấy từ mọi hướng còn xa lắm mới đến tấn công từ mọi hướng. Dù sao thì Kqndvn cũng hiểu nhầm thôi, hơn chán vietkedoclap.
    Tôi chỉ xin phép spam chút vào chủ nhật thôi. Các lão làng đã dừng, tôi cũng chả cãi vã với kẻ thao thao chứng minh thân máy bay phát cực tím, cực tím là mầu hồng ngoại. Tôi không ngượng vì tôi nói đúng. Tôi ngượng vì tôi nói cùng với kẻ mặt dầy không bài viết nào đúng, không bài viết nào không cười cợt vào những cái dĩ nhiên. Kệ bác vietkedoclap. Kệ cái prồ.
  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Vùng trời được Hữu Mai viết lâu lắm rồi, viết 2 tập trong chiến tranh, tập cuối năm 78 (?). Truyện đã được chuyển thể thành phim "Vùng trời".
    Cậu có thể vào Thư viện quốc gia Hà nội mượn đọc (khu nhà D).
    Truyện được viết hoàn toàn theo các trận chiến cụ thể và con người cụ thể. Phi công Hoàng Văn Quỳ là nguyên mẫu của truyện này. 15 năm trước ông vẫn còn là giám đốc Cụm Cảng Hàng không miền trung. Người kế nhiệm ông 2 nhiệm kỳ sau thì vừa rồi đã tự tử bằng xăng tại phòng làm việc vì dính vào tiêu cực.
    Trong cuốn này, tập 3, có nói rõ đến giai đoạn trăn trở tìm kiếm chiến thuật cho Mig21. Liên tục nhiều trận khi đèn báo đến khoảng bắn bật đỏ, phi công bắn ngay nhưng tên lửa bị trượt.
    Do đó, trong trận đấu đầu tiên sau thời gian dài nghỉ ngơi rút kinh nghiệm tìm chiến thuật mới, phi công số 1 đã quyết tâm lao vào rất gần, đến mức đèn báo nguy hiểm đã bật sáng, thì mới phóng đạn: mục tiêu bị diệt.
    Trong tập này, đếm tỉ lệ thắng thua thì ta địch là 10:9 và 5 phi công ta hi sinh.
  6. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Đó là "tiểu thuyết hoá" phi công siêu đẳng Phạm Thanh Ngân. Ông là huấn luyện viên và là số một cho nhiều phi công nổi tiéng, trong có có Cốc. Ong bắn rơi nhiều loại máy bay nhất không quân ta, vì ông là phi công thử nghiệm. Không, nước ta chưa bao gờ chế tạo máy bay chiến đấu nên ông không phải là phi công thử nghiệm máy bay mới trong bay thử, mà ông là phi công thử nghiệm chiến thuật và mục tiêu mới, trong chiến đấu thật.
    Trận đánh nóí trên kết thúc một thời kỳ dài không hiệu quả của MIG-21. Nhiều ý kiến cho rằng nên sử dụng trở lại MIG-17, cho rằng chiến thuật và máy bay MIG-21 không thích hợp. Phạm Thanh Ngân đã thử nghiệm chiến thuật sau này được coi là tốt nhất của MIG-21, được đưa vào các sách giáo khoa của Mỹ và Trung Quốc (tất nhiên là Liên Xô và Ta nữa). Đó là: máy bay đến mục tiêu bằng đường bay thấp, lợi dụng địa hình tránh bị phát hiện. Máy bay nhanh chóng lấy vị trí xuất phát tấn công từ độ cao lớn bằng đường bay vọt lên không, do tín hiệu radar địch chỉ mạnh ở độ cao 5km nên thời gian bị địch chú ý rất nhỏ. Tấn công từ trên cao và phía sau, hạ thấp độ cao thoát khỏi vòng chiến. Chiến thuật này lợi dụng điểm mạnh của MIG là tốc độ tăng tốc, lấy độ cao trội nhất lúc đó. MIG sẽ xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh chóng. Trận đánh có hai máy bay ta tham gia, Phạm Thanh Ngân số 1, trên bầu trời Thanh Hoá hay Ninh Bình
    Không may cho Phạm Thanh Ngân, ông thấy mục tiêu rất giống MIG-21, liền bật máy hỏi, khi phóng tên lửa thì cự ly chỉ còn 1500met. Vài ngày sau ông mới biết mục tiêu là chiếc F-102 đầu tiên bị rơi.
    To bác Vietkedoclap, kệ bác nổ, bác nổ to nữa lên, nổ hoành tráng lên nào. Bác bảo vệ ý kiến của mình đi chứ, thân máy bay nó phát cực tím thế nào hả bác.
  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Nguồn thông tin của kqndvn ở dưới đây.
    Và trực tiếp tôi năm 1985 khi còn học phổ thông cũng đã nghe ông về nói chuyện với các cháu đội viên rồi.
    http://web.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/5/20/110307.tno
    "Cụm cảng hàng không bình yên
    Những người làm báo lâu năm ở khu vực miền Trung từng tiếp xúc với lãnh đạo CCHKMT vẫn còn chưa hết lạ lùng về những chuyện xảy ra ngay chính trong lãnh đạo của cụm cảng. Khi ông Hồ Văn Quỳ (nguyên mẫu của nhân vật chính trong tiểu thuyết Vùng trời của nhà văn Hữu Mai) còn làm tổng giám đốc chưa có quyết định nghỉ hưu (1988) thì..."
    http://www.vuontinhnhan.net/forum/viewtopic.php?p=100021&sid=239b9bbc6c9bfa585f6860b1b1dcdddc
    2. (3 hoa) Ai là nguyên mẫu ngoài đời trong tiểu thuyết Vùng trời của nhà văn Hữu Mai?
    Ông HỒ VĂN QUỲ, Phó Tổng giám đốc CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN TRUNG năm 1988.
  8. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Một trận đánh trong tháng 11/67 của Không quân ta.
    Nguồn: Hà nội mới Điện tử.
    Bài tương tự có trong các cuốn sách của Lê Thành Chơn (Đọ cánh, Tia chớp giữa bầu trời)
    Chàng phi công Hà Nội qua ký ức một cựu binh Mỹ
    10/11/2004 07:57

    Các phi công trẻ sau giờ trực chiến

    J. Clower, thiếu tá Hải quân Mỹ, từng phục vụ trên Hàng không mẫu hạm Enterprise năm 1967 và đại úy G. Estes trong chuyến thăm TP HCM năm 2000 có hứa sẽ cho tôi tư liệu về trận không chiến ngày 19-11-1967 tại vùng trời Kiến An - Hải Phòng. Năm 2001, ông gửi cho tôi tư liệu trận đánh đó theo trí nhớ và những gì mình biết được thông qua những tài liệu lưu trữ chính thức đã được công khai tại Mỹ. Tất nhiên, về phía tôi, trận đánh đó liên quan đến một phi công đó là Nguyễn Phi Hùng trong biên đội Mig-17 cùng Hồ Văn Quỳ, Lê Hải và Nguyễn Đình Phúc.
    Nguyễn Phi Hùng người Hà Nội chính gốc, đẹp trai, cao lớn. Anh thuộc dạng người ít nói. Tốt nghiệp phổ thông trường Chu Văn An, Hà Nội, có giấy gọi vào đại học, nhưng anh nhập ngũ vào lực lượng không quân. Là một học viên bay thuộc lớp bay phản lực đầu tiên do chúng ta tự đào tạo. Năm 1967 ra trường, được bổ sung về đơn vị chiến đấu, anh là lớp phi công mới, trẻ trung cùng với lớp phi công đàn anh dày dạn chiến trận của Không quân nhân dân Việt Nam.
    Ngày ấy Clower cùng ngồi trên một chiếc F-4B với Estes. Ông là phi công chính, còn Estes là hoa tiêu ngồi ở phía sau, cũng là người điều khiển vũ khí. Điều Clower cùng với Estes muốn tìm hiểu chính là ai đã bắn rơi họ ?
    Tôi giở tấm bản đồ miền Bắc tỷ lệ 1/500.000 hỏi: Ông bị bắn rơi ở đâu?
    Mặc dù đã trên 30 năm, nhưng dường như không sao quên được, Clower chỉ vào huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng bây giờ.
    Ngày hôm trước 8 giờ 30, thiếu tá J. Clauger chỉ huy một liên đội cường kích 12 chiếc A4 trên tàu Ranger, ném bom oanh tạc sân bay Kiến An. Clower đã được xem không ảnh... sân bay gần như tan hoang. Đoạn đường băng ở phía Tây bị cắt đôi, những hố bom sâu hoắm, đất đá ngổn ngang. Các chuyên gia hàng đầu của Hải quân cho rằng, giỏi lắm phải mất 3 ngày Bắc Việt Nam mới sửa xong.
    6 giờ 30 ngày 19-11-1967, tức là chỉ sau 22 giờ sân bay Kiến An bị ném bom, biên đội Mig-17 do Hồ Văn Quỳ chỉ huy cùng với Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc và Nguyễn Phi Hùng hạ cánh nhẹ nhàng xuống sân bay Kiến An? Như vậy, chỉ sau một đêm, hàng trăm dân làng và công binh không quân đã sửa gấp sân bay một cách tài tình.
    9 giờ 30 phút, chiếc F-4B mang số hiệu 1438 NAVY do Clower và Estes lái được đặt vào băng chuyền động xuất phát. Sau đó 20 phút toàn bộ 24 chiếc máy bay mang bom, 16 chiếc tiêm kích trong đội hình ?omật tập? của Mỹ đã tập hợp xong.
    10 giờ, biên đội Mig-17 của không quân ta cất cánh. Biên đội được lệnh bay thẳng ra Đồ Sơn, tạo thế rồi bất ngờ lao vào đội hình phi cơ oanh tạc của Mỹ từ hướng biển.
    Clower bỗng thấy bốn chiếc Mig-17 từ phía Bắc lao đến. Những chiếc A4 hoảng loạn vứt bom xuống ven biển, tháo chạy.
    Bấy giờ 4 chiếc Mig-17 hình thành thế đan xen với tốp F4 của chúng tôi tạo thành những vòng tròn lệch tâm, kéo những chiếc F-4B về gần sân bay phát huy thế mạnh cơ động ngang của Mig-17, ghìm buộc chúng tôi phải xuống thấp. Cuộc không chiến diễn ra hết sức ác liệt.
    Clower nhắc Estes ?ochuẩn bị phóng tên lửa?. Estes đã cho 2 chiếc Mig vào rađa ngắm. Ngón tay phải của Estes đã để vào nút đỏ, chỉ chờ Clower ra lệnh? nhưng Clower thấy từ bên dưới, 1 chiếc Mig-17 nhằm thẳng vào máy bay của mình lao tới rất nhanh? Clower trợn mắt, kéo cần lái, theo phản xạ ép sang trái, lượn vòng né tránh?
    Chỉ đợi có vậy. Chớp thời cơ, Nguyễn Phi Hùng người lái chiếc Mig-17, ép chiếc F-4B vào góc trong, đưa vào vòng ngắm, anh bóp cò, loạt đạn rất chính xác, chiếc F4 bùng cháy?
    Bị đòn đau, mất tên chỉ huy, tốp F4 rối loạn rút lui. Thời cơ thuận lợi, Quỳ và Hải hạ liền hai chiếc F-4B trong chưa đầy nửa phút. Nhân dân Kiến An và sân bay Kiến An tận mắt nhìn thấy những chiếc phản lực Mỹ rơi hết chiếc này đến chiếc khác trên vùng trời Hải Phòng. Trận này ta bắn rơi 3 máy bay giặc.
    Nguyễn Phi Hùng lúc đó mới có hơn 200 giờ bay. Còn Clower, thiếu tá - người hùng của Hạm đội 7 có tới 3600 giờ bay, lái chiếc F-4B là loại máy bay hiện đại nhất của Mỹ lúc đó. Clower và hai chiếc F-4B khác đã phơi xác trên thành phố Cảng. Nguyễn Phi Hùng hạ Clower lúc anh mới ngoài 20 tuổi, đó là chiếc phản lực Mỹ thứ 3 bị anh bắn rơi. Chiếc thứ tư là chiếc F-105 vào ngày 19-12-1967 và chiếc thứ năm là chiếc F-8E ngày 9-7-1968 trên vùng trời Nghệ An quê Bác?
    Nguyễn Phi Hùng - người con trai của thủ đô, một phi công tài hoa đã bắn rơi năm máy bay Mỹ. Tháng 12-1995 anh được Nhà nước ta tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Cuộc chiến ở Việt Nam đã lùi xa trong quá khứ, nhưng đối với Clower và biết bao tướng lĩnh, binh sĩ Hoa Kỳ, ký ức về những cuộc giao tranh ác liệt đã trở thành kỷ niệm mang theo suốt cuộc đời. Cũng như Clower và biết bao cựu chiến binh Mỹ còn sống đến hôm nay, điều làm họ ngạc nhiên đến bàng hoàng là mình đã bị bắn hạ và thua cuộc bởi những người lính Việt Nam cực kỳ trẻ tuổi, trong đó có những chàng trai Hà Nội mà Nguyễn Phi Hùng chỉ là một trong trăm ngàn số họ.

    kqndvn:
    1. Theo Lê thành Chơn (Tia chớp giữa bầu trời), trong trận cuối cùng ngày 9-7-1968, sau khi tiêu diệt một chiếc, Hùng đã bị trúng tên lửa F-4 của địch và hi sinh.
    2. Theo Hồi ký của Đại tá Lê Hải, Lê Hải đã chủ động bay dử phía trước để cho F4 bay theo, đúng lúc F4 đang ổn định đường bay chuẩn bị phóng đán thì chớp thời cơ Hùng xạ kích diệt địch.
    3. Mới ngoài 20 tuổi thì quá trẻ, và mới bay có 200 giờ thì còn rất ít kinh nghiệm bay. Vậy mà bay Mig-17 cổ lỗ, Hùng vẫn bắn rơi được 5 máy bay địch, chứng tỏ anh rất bản lĩnh và có "năng khiếu" bay.
  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Hai bác Vietke và bác Duc,
    Tôi đã nói ngay với mọi người từ lúc Than_Dậu(81)_Tuat mới xuất hiện bài đầu tiên, cậu ta chính là clone của Huyphuc81_nb đấy, mọi người không nên để ý nói đi nói lại.
    Các bác cũng thấy đấy, bài nào cũng như bài nào, đầu tiên là chửi chửi mắng người khác học chưa hết phổ thông, tiếp theo là một bài luận lộn xộn và lan man theo kiểu "nhiều trong 1" cover một nội dung lớn kiểu như lịch sử từ WWII cho tới nay, trong đó thì cứ cái gì của Nga thì chắc chắn là số 1 không thể chối cãi.

    Đặc điểm nữa rất Huyphuc81_nb của cậu Than_Dậu(81)_Tuat là kiểu viết bù lu bù loa rất dài, nhưng vẫn chỉ nói suông, đai đi đai lại một chủ đề từ bài nọ sang bài kia, cố tình trích dẫn sai người khác, và đặc biệt là không cung cấp link mà cứ bảo bận, các bác phải tự đi tìm đọc lấy (câu này chỉ có Huyphuc81_nb)..
    Và cái kiểu lúc nào cũng dùng từ đao to búa lớn, kiểu "phi công siêu đẳng", hay văn vẻ kiểu tự hỏi và tự trả lời thì cả forum này duy nhất chỉ có Huyphuc81_nb mới dùng mà thôi.
    Vậy khi chúng ta đã biết nick Than_dau_tuat là người thế nào, có lẽ không nên đôi co tiếp vì sẽ không đi đến đâu cả. Tôi cũng có nhiều cái hiểu khác với các bác trong vấn đề này vấn đề kia chứ, nhưng chúng ta tôn trọng nhau quan điểm mỗi người. Cãi nhau ở đây chẳng giải quyết được cái gì cả.
    Than_dau_tuat rồi cũng sẽ như Huyphuc81_nb, càng chửi người khác nhiều thì sẽ càng "mất điểm", khéo lại phải đổi nick lặn lần nữa.
    Rất mong các bác không để ý đến nick đó nữa. Tôi để bài này ở đây một hôm. Hôm sau sẽ tự xoá đi.
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Phạm Thanh Ngân, đó là phi công đặt ra phương án tấn công từ trên cao, sau lao xuống và thoát của MIG-21.
    Đó là phi công thử nghiệm chiến thuật trong chiến đấu thực tế.
    Ông đã thắng, các thử nghiệm chiến thuật của ông đã thành công. Phương án tẫn công đó được coi là tốt nhất của MIG-21.
    u?c chiangshan s?a vo 16:17 ngy 13/09/2005
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này