1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972 (Phần 1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn, 08/04/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuvanquang

    vuvanquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi một câu hỏi cũ : Chiếc B52 bị VXThiều bắn hạ , ngoài Việtnam thì Mĩ có công nhận không , nếu có thì có số hiệu của chuyến bay không ? có phi công B52 nào còn sống sót không ?
  2. mgz

    mgz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Có tài liệu nào nói về số máy bay bị down, số phi công hy sinh vì friendly fire kô :(
    mỗi lần đọc bài của bác pkkqvn gì đó nhặc đến khúc cao xạ/tên lửa phê mình bắn phe ta mà em nẫu hết cả ruột :(
    Mà sao bọn Triều Tiên và Liên Xô keo kiệt thế, viện trợ tòan Mig-17 từ thời thế chiến triều tiên, cả mấy chú tình nguyện quân Bắc triều cũng lái Mig-17 ::( -> mục tiêu tự do
    - Ngòai ra với các dàn tên lửa đời mới như hiện nay, người ta làm thế nào để chống lại HARM hở các bác?
    - Việt Nam ta có ace kô? là những ai? Và tính acenhư thế nào? (= bắn hạ trên 5 máy bay hay là??)
    Được Mgz sửa chữa / chuyển vào 23:44 ngày 25/12/2005
  3. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Phi công MiG-19 Farmer - Nguyễn Hùng Việt thuộc sư đoàn không quân 371,hy sinh trên vùng trời Thái Nguyên ngày 6/10/1972
    lúc hy sinh thì mới nhập ngũ được 2 năm....
    Người này là bác tôi, có ai có thêm thông tin gì không ? cho tôi biết với, bao nhiêu năm nay tôi muốn biết mà chả biết gì nhiều...
  4. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Ảnh đẹp quá. Chúc bác sớm tìm được thông tin về bác ấy.
  5. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    tôi có cái link
    mời các bác xem
    http://www.nuocnga.net/index.php?option=content&task=view&catid=314&id=965&Itemid=453
  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Ảnh đẹp thật. Nhìn bác Việt mà lại nghĩ đến mình chưa làm gì được nhiều cho đất nước cả.
    Bác Hùng Việt lái Mig-19 nên cậu có thể tìm đọc cuốn Lịch sử trung đoàn tiêm kích 925 (Tôi đã đọc trong thư viện quốc gia Hà nội) để xem thêm danh sách và trường hợp hy sinh của bác.
  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Tớ chưa thấy một tổng kết nào, nhưng đã đọc nhiều lần về các trường hợp quân ta bắn nhầm lẫn nhau.
    Mình đã đọc 3 lần tên lửa bắn nhầm phi công ta, trong đó 2 lần phi công hi sinh (Nuocnga.net - tên lửa Nga bắn nhầm máy bay ta ở Sân bay Kép tháng 9/1965 - không nói số phận phi công; Lịch sử Quân chủng PK-KQ: 2 trường hợp, một hi sinh và một thương nặng).
    Còn qua so sánh giữa sử liệu không quân của ta và Mỹ, sử gia không quân người Hungary phát hiện ngay trong trận đánh thứ 2, ngày 4/4/65, giữa biên đội Trần Hanh, Phạm Giấy, Nguyễn Minh Huân, Trần Nguyên Năm với F-105 địch trên không phận cầu Hàm Rồng thì có khả năng cả 3 máy bay ta bị bắn rơi (3 phi công đều hi sinh, mình Trần Hanh hạ cánh bắt buộc xuống vùng rừng núi Hà tĩnh) là do cao xạ bắn nhầm, vì không phi công Mỹ nào báo cáo đã xạ kích vào máy bay ta.
    Năm 1985, đi dự một đám cưới phi công, mình có nghe trộm được câu chuyện của mấy ông sau 75 một Mig-21 G mới tinh cũng bị tên lửa ta bắn nhầm: nhưng lại trượt. Tên lửa lúc đó bị phê bình vì thứ nhất là chưa tỉnh táo phân biệt được địch ta, thứ hai là bắn quá kém: vì Mig-21 bay trên đất ta thẳng tưng với tốc độ tuần phòng ổn định, vậy mà cũng bắn trượt.
    Về việc viện trợ máy bay, tớ thấy Liên xô cũng viện trợ ác đấy chứ!
    Hồi đầu ta chưa có không quân thì gửi người sang đào tạo tại Trung quốc. Trung quốc viện trợ luôn cho máy bay Mig-17 (do Nga sản xuất?), và sau này là Mig-19 (do TQ sản xuất).
    Sau đó gửi được người sang Liên xô học Mig-21, nhưng chưa có máy bay. Bên xe tăng, tên lửa cũng vậy. Lính tráng và kỹ thuật viên đã có rồi nhưng hơn 1 năm vẫn phải đợi khí tài do Liên xô đang trogn thời kỳ "xét lại" chưa ngã ngũ. Sang năm 66 thì bắt đầu có Mig-21 rồi. Trong cuốn Vùng trời của Hữu Mai có nói Tư lệnh KQ nói với cấp dưới ta được LXô viện trợ rất nhiều máy bay, chỉ sợ không có đủ người lái.
    Tại sao ta không được Mig-23 v.v thì tôi nghĩ đấy là lẽ tự nhiên. Lúc đó LXô mới biên chế Mig-23 và Mig-25 vào chiến đấu mấy năm nên chưa thể đem phổ biến rộng rãi vì còn bí mật công nghệ. Lúc đó đang thay thế dần Mig-21 bằng Mig mới hơn, họ thải Mig-21 cũ ra thì cho ta đã là tốt lắm rồi. Còn có ý kiến nữa là sức khoẻ và khả năng tiếp thu kiến thức khoa học của phi công của ta chưa đủ để dùng Mig-23 lúc đó. Đấy là còn chưa nói đến việc họ lo sợ cán bộ KQ của ta, vốn phần nhiều được đào tạo tại TQ, sẽ làm "tay chân" ăn cắp công nghệ LXô cho TQ.
    Bọn Trung đông nó bỏ tiền ra mua máy bay thì khác, mà nó chỉ có theo mỗi một anh cả thôi. Ta theo một lúc 2 anh cả LXô và TQuốc thì LXô không viện trợ tối đa cũng dễ hiểu.
    Nói ngoài lề:
    Một phần Liên xô không viện trợ vũ khí hiện đại cho ta nữa là do thời kỳ "xét lại".
    Lâu rồi tôi không nhớ rõ, hình như viết trong cuốn truyện ký "Phi công mặt đất", hoặc là "Theo vết xích xe tăng", có nhiều mẩu truyện các học sinh quân sự của ta học tập trên đất bạn gặp phải giai đoạn đấu tranh nội bộ căng thẳng ở Liên xô (thời kỳ xét lại) nên kết quả sinh hoạt và học tập bị ảnh hưởng xấu. Ta chủ trương đứng ngoài đấu tranh chính trị của bạn, nhưng nhiều cán bộ Liên xô trong trường học trực tiếp tới vận động yêu cầu ta phải có chính kiến: phe này hay phe kia. Phía ta chủ trương hạn chế tiếp xúc với bạn để tránh bị lôi kéo, nhiều giáo viên bạn hiểu thì thông cảm, nhưng cũng có người lên án sự lạnh nhạt.
    Trước tình hình quan hệ giữa đoàn học viên Việt nam và trường bạn đã trở nên nghi kỵ, đề phòng nánh ché lẫn nhau, đến mức khi ra đường ta phải đi đông người để yểm hộ nhau. Mức độ gay gắt đã có thể ảnh hưởng tới việc đoàn ta có được tiếp tục học hay không, ban cán sự Đảng của đoàn ta đã họp khẩn cấp và quyết định tổ chức một ngày Việt nam mời cán bộ nhà trường bạn đến ăn các món đặc sản của Việt nam. Hôm đó ta tổ chức thành công. Vợ con các cán bộ ở đó còn hỏi có được mang nem về không, ta ok liền. Từ đó quan hệ dần trở lại nồng ấm.
    Thời gian ngắn sau đó, sau khi đã học hơn 2 năm, tất cả mọi người được gọi về nước "nghỉ phép", để lại đồ đạc với tinh thần sẽ quay lại học tiếp. Nhưng thực ra ai cũng nghĩ là sẽ không được quay lại. Quả nhiên như vậy.
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 03:55 ngày 27/12/2005
  8. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn KQNDVN rất rất nhiều, xin vote 5* cảm tạ ... tôi vẫn được nghe bà nội tôi kể là bác tôi và anh hùng Cốc là bạn chiến đấu, bác Cốc được học lái MiG-21 còn bác tôi khi đang trên đường sang Liên Xô học thì thời điểm đó LX ngừng viện trợ VN 1 thời gian (nghe bảo do bọn xét lại của LX) thế nên bác tôi phải ở lại TQ học MiG19.
    Sau này khi bác tôi hi sinh, bác Cốc có qua thăm ông bà nội tôi vài lần...
    Đến năm 81 ông bà chuyển vào nam sống thì gia đình cũng không được gặp bác Cốc lần nào nữa.
    Mấy hôm nữa phải lên Thư viện Quốc gia kiếm sách mới được, cám ơn bạn nhiều lắm....
  9. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    Lục trong kho ảnh gia đình còn 1 tấm ảnh nữa vừa scan của bác Việt, post lên góp với các bạn vậy... Tôi vô cùng thần tượng bác mình, có lẽ với tôi, bác là một lý tưởng, dám bỏ tất cả để đi bộ đội mặc dù bị cả nhà phản đối...
    [​IMG]
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    21/06/1972
    6 F4B từ tầu Enterprise tổ chức phục kích không quân ta trên sân bay Nội bài.
    ...
    Thời đó, do chiến đấu căng thẳng, đơn vị chỉ tập trugn bay huấn luyện buổi sáng. Ban chiều, sau giờ trực chiến thì tổ chức "bay rút ban", nghĩa là biên đội trực chiến cất cánh bay tập theo quy định cho những phi công hàng năm vào cuối giờ, có khi là một khoa mục bay chiến đấu cho cá nhân, có khi bay đánh chặn có quân xanh, quân đỏ.
    ...
    Mờ sáng, chiếc Mig-21 hai chỗ ngồi được kéo ra. Thiếu tá Đinh Tôn vừa từ bệnh viện trở về sẽ được bay phục hồi. Ngồi sau anh là một chuyên gia bạn.
    Máy bay vừa cất cánh chưa kịp thu càng vào bụng thì máy bay đichj ấp tới áp đảo. Lẽ ra trong trường hợp này, xử lý tình huống ở trên không thuộc trách nhiệm của giáo viên. Nhưng đích tứ phía, tấn công quyết liệt, tay lái người giáo viên đã "lỏng".
    Đinh Tôn quyết định phải hành động. Anh đã chủ động phản công bắn bị thương khá nặng một F4, rồi hạ cánh an toàn.
    ...
    Giáo viên bạn bước vội đến chúc mừng bày tỏ kham phục với phi công Việt nam.
    Tia chớp giữa bầu trời
    Lê Thành Chơn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này