1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972 (Phần 1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn, 08/04/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0

    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 05:05 ngày 27/12/2005
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    26/04/1966 anh hùng Nguyễn Văn Bảy (Bảy A, Sa đéc) đã bắn rơi chiếc F-4 đầu tiên.
    Thu 65 tôi đánh trận đầu tiên. Quần nhau quyết liệt mà không bám được chiếc nào. Trong lúc tập trung bảo vệ cho biên đội trưởng, tôi bị F4 bắn 2 tên lửa nổ cách 10m trong lúc đang vòng gấp. Mảnh tên lửa làm nát hết đuôi máy bay.
    Lẽ ra phải nhảy dù, vì máy bay lúc này điều khiển rất khó khăn,
    tôi cố bao lần mà máy bay vẫn cứ nghiêng. Tôi sực nhớ cách bơi xuồng ngang sông, lái cạnh, thế mà đưa được máy bay về hạ cánh.
    Đếm được 82 lỗ, có lỗ to bằng chén ăn cơm.
    29/04/1967 tôi hạ F-4 Hoà bình tại Đà bắc. Trớ trêu thay, 15 ngày sau, Võ Văn Mẫn, người bạn rất thân thiết của tôi, trong trận không chiến ác liệt, anh bắn đôi hình địch nát vụn, rơi tại chỗ 1 F-4E và anh bị bắn rơi xuống cách chiếc tôi bắn rơi trước đó chưa tới 1 km.
    Mất anh tôi đau đớn tột độ và quyết trả thù, nhưng cấp trên không cho tôi đánh nữa. Đó là ý của Bác Hồ mãi sau này tôi mới biết: Bác muốn đồng bào miền Nam thấy phi công bằng xương bằng thịt chứ không chỉ nghe.
    Tia chớp giữa bầu trời
    Lê Thành Chơn
    Từ các tài liệu khác:
    Anh hùng Nguyễn Văn Bảy là một trong 3 phi công được phong anh hùng đầu tiên. Anh đã hạ 7 máy bay giặc bằng Mig-17, trong khi chưa bao giờ phải nhảy dù. Các phi công giỏi khác đều đã từng phải nhảy dù, như Trung tướng Nguyễn Văn Cốc (2 lần: một lần tháng 1/67 trong chiến dịch Bolo bị hạ ngay khi vừa cất cánh, một lần hết dầu khi đang không chiến), thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị (2 lần: 1 lần chiến dịch Bolo, một lần không nhớ rõ ngày), thiếu tướng Phạm Phú Thái (2 lần), Lê Thanh Đạo (2 lần)...
    Sau khi Võ Văn Mẫn và hàng loạt phi công xuất sắc bị hi sinh trong đợt KQ Mỹ tìm diệt trả đũa không quân ta, Bảy không được bay nữa vì Bác Hồ và Chính phủ muốn giữ gìn người giỏi.
    Trận đánh anh hùng Nguyễn Văn Bảy nhớ nhất lại là trận đánh anh suýt bị địch bắn rơi. Biên đội anh gồm Bảy, Hôn, Bôn, Địch (cả ba phi công kia đều đã hi sinh) bí mật hạ cánh xuống Kiến An buổi sáng.
    "Tối hôm trước sau khi Kiến An bị đánh phá, dân công ta đã kịp phục hồi cho sân bay, địch chủ quan không phòng bị gì. Quân ta cất cánh xuất thần, lần lượt Hôn, Bôn, Địch đều bắn rơi địch. Riêng tôi vẫn chỉ lo lượn vòng tránh tên lửa vì địch đông quá. Gần cạn dầu, tôi phải thoát li quay về, thì bị 4 chiếc F-4 đuổi theo. Vòng lại phản kích thì không còn dầu. Bay tiếp thì địch sẽ bắt kịp và một ... chùm tên lửa. thế là hết! Đúng lúc đầu đang ong lên như búa bổ không biết phải làm gì khi cái chết đến gần thì đột ngột có một phát tên lửa đơn vị nào đó bắn lên hạ ngay một F-4. Loáng một cái 3 chiếc F-4 còn lại chạy biến. Tôi thoát hạ cánh an toàn".
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 04:11 ngày 27/12/2005
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
  4. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Ở chỗ Trường Chinh đối diện với bể bơi có một loạt nhà các phi công Phạm Tuân, Nguyễn Văn Cốc....
  5. BAOLEO

    BAOLEO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Đúng là có chuyện này. Lúc ấy tớ đóng ở vùng 1 Hải quân. Tớ thường hay lênchơi với bạn là đại trưởng đại đội A72 của sư 369 bảo vệ cho bọn tớ.
    Chuyện là thế này: Mic 21 từ Nội Bài lên Kép qua đêm. Sáng hôm sau bay từ Kép về lại Nội Bài nhưng lại via qua đường Hoành Bồ, Quảng Ninh. Sư 369 -Quảng Ninh không nhận được thông báo nên tưởng là Tầu đột nhập. Sư đoàn phóng Sam 6 nghênh cản nhưng trượt. Về sau bị tướng Phùng Thế Tài quạt là: thứ nhất bắn nhầm, thứ hai là bắn trượt. Mà tội thứ hai thì nặng hơn tội thứ nhất.
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác kqndvn có biết có bao nhiêu phi công của ta hy sinh trong không chiến với Mỹ không ? Hồi trước đọc thấy 1 sĩ quan bên KQ nói là quân chủng có hơn 300 phi công hy sinh, nhưng có lẽ trong đó có cả những người hy sinh trên mặt đất hoặc trong huấn luyện...
  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ tai nạn một chiếc IL-14 thôi là mất ít nhất 6 phi công. Mà tai nạn và hi sinh trong chiến đấu của IL-14 thì tôi không nhớ chính xác, mang máng là cỡ 10 chiếc.
    Trích một đoạn ký về việc huấn luyện bay của đơn vị vận tải IL-14 (đơn vị của anh hùng ?Bang) bằng phi cụ (không có tầm nhìn hoặc tầm nhìn không ổn định, bay bằng tính toán và dựa vào số đo đồng hồ):
    "Nếu sai số do gió và do lực kéo của động cơ làm máy bay đi nhanh hơn hoặc chậm lại thì các đỉnh núi vô cùng nguy hiểm.
    ....
    Một ngày cuối xuân 1967, đơn vị tổ chức huấn luyện bay đêm với điều kiện khí tượng phức tạp (đầy mây, mây thấp, tầm nhìn hạn chế). Hôm đó, do sai sót tính toán, số liệu không chính xác, máy bay bay trong mây đã đâm vào núi, hi sinh toàn bộ tổ bay.
    "
    Trong trận 6 IL-14 ném bom Huế năm 1968 thì bị mất tích 4 tổ bay là đã mất gần 20 đồng chí. Trận 4 An-2 ném bom trạm rada Pathí bên đất Lào (TACAN) thì cũng mất tích 2 tổ bay 8 phi công(trong đó có tổ bay của anh hùng Cẩn - mới tìm được tung tích máy bay cỡ năm 1997 - Báo Sự kiện nhân chứng 1997).
    Ngoài ra còn số phi công hi sinh trong huấn luyện ở Liên xô. Trong cuốn chuyện ký Phi công mặt đất của Vũ Thành thì riêng đơn vị của ông đã có 5 người hi sinh.
  8. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Lê Thành Chơn
    Đoạn ký về khó khăn trong dẫn đường những ngày cuối năm 1972. Lúc này sân bay vừa bị F-111 bất ngờ đột kích, ném bom mảnh văng tới tận tháp chỉ huy. Nó bay thấp đến nỗi nhiều quả bom chỉ văng thia lia không nổ.
    " Lúc này toàn bộ các trạm radar báo bị nhiễu rất nặng, gần như toàn bộ các radar có bước sóng cm đều bị phá hoại, hoàn toàn không thấy mục tiêu. May thay, những chiếc P.12 dù bị nhiễu vẫn loáng thoáng nhìn thấy. Dù sao chúng tôi vẫn có thể biết được đại khái khu vực có B-52 và khu vực có tiêm kích.
    ....
    Tôi nhìn lên bàn, tấm bản đồ của chúng ta do radar dẫn đường báo về vẫn trắng tinh. Kỳ lạ! Máy bay Mỹ đã vào, bom đã nổ, bọn Mỹ đã bay ra. Vậy mà radar chẳng phát hiện được gì."
  10. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    kq: TACAN (tactial air nav) không phải là trạm rada mà là chỉ 1 đài phát tính hiệu trên tần số 960-1215 MHz. Nếu máy bay nào có trang bị TACAN recevier to có thể nhận được tín hiệu và có thể biết được khoảng cách tớn đài là bao xa và ở vị trí nào (0-360 độ) của đài. HK dân sư cũng xài một hệ thống tương nhưng tần số 108.0 MHz-117.95 MHz gọi là VOR/DME.
    Thường thì các đài này có máy phát điện riêng và hoàng toàn tự động không cần người vận hành.
    Bạn nhìn trong cái bản đồ Jeppesen bạn thấy khá nhiều đài VOR nối liền với nhau tạo thành 1 hệ thống xa lộ trên không.
    Được 929rr sửa chữa / chuyển vào 01:10 ngày 28/12/2005
    u?c chiangshan s?a vo 17:57 ngy 28/12/2005
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này