1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972 (Phần 1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn, 08/04/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    ?oThất bại do lỗi của Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ??
    Đây là ý kiến chính trong bài tham luận đọc tại hội thảo về Trận chiến ?oĐiện Biên Phủ trên không?-chiến tranh Việt Nam do đại học Tếch-dát (Mỹ) tổ chức. Mác-san Mai-cơn, tác giả của bài tham luận, một phi công F.4 với hơn 300 phi vụ chiến đấu tại Việt Nam từ năm 1970 đến năm 1973, 26 năm làm việc cho không lực Mỹ, chức vụ cuối cùng là phụ trách kế hoạch bay trong chiến tranh vùng Vịnh I. Mai-cơn mở đầu bài tham luận của mình bằng ngay câu: ?oThất bại trong chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II là do lỗi của Bộ chỉ huy không quân chiến lược (SAC)?.
    Mai-cơn viết: Việc lên kế hoạch và thực hiện các phi vụ xuất kích trong chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II từ 18 đến 29-12-1972, thoạt tiên do không đoàn 8AF-đơn vị chỉ huy mọi pháo đài bay B.52 đóng tại Đông Nam Á, có đại bản doanh tại Gu-am. Nhưng khi Tổng thống Ních-xơn ra lệnh mở màn kế hoạch thì SAC có trụ sở tại Ô-ma-ha, lại giành lấy. SAC nhanh chóng lên kế hoạch hành động, theo đó B.52 sẽ thâm nhập vào Việt Nam theo hướng tây bắc, rồi quay xuống phía nam tiến lên Hà Nội. Sau khi trút bom sẽ rẽ ngay hướng tây để thoát ra. Rắc rối đã nảy sinh ngay từ đợt tấn công thứ nhất trên bầu trời Hà Nội đêm 18-12, bình thường các thiết bị điện tử gây nhiễu của B.52 được xuống mặt đất, nhằm gây nhiễu hệ thống ra-đa dẫn đường của tên lửa SAM.2. Mỗi khi thả bom xong, B.52 lập tức nghiêng cánh quẹo một góc 45 độ trong khoảng thời gian là 50 giây. Lúc này các thiết bị gây nhiễu của B.52 lại hướng lên trời, trong lúc B.52 ở ngay tâm điểm của lưới lửa phòng không Bắc Việt. Thêm vào đó việc SAC chỉ đạo cho tất cả các máy bay B.52 bay cùng một độ cao, thả bom cùng mục tiêu trước một lực lượng phòng không, không quân tài ba của Bắc Việt thì thất bại là điều không tránh khỏi, thế cho nên cũng không lấy gì làm lạ và không nên kêu trời khi chúng ta bị rụng mất 3 chiếc B.52 khác bị bắn hỏng trong đêm 18-12.
    Đêm 19-12, may cho chúng ta là không một chiếc B.52 nào bị bắn rơi. Điều này làm cho SAC cảm thấy yên tâm phần nào với kế hoạch của họ đã vạch ra. Trong khi các phi hành đoàn không ngừng kêu ca việc lên kế hoạch bay sớm như vậy. Lý do: mỗi đêm có 3 đợt tấn công, mỗi đợt cách nhau 4 giờ, cụ thể là vào lúc 20 giờ, 0 giờ và 4 giờ sáng hàng ngày. Hơn nữa do khoảng cách quá xa về địa lý giữa tổng hành dinh SAC và các đơn vị chiến đấu đóng tại Gu-am và U-ta-pao (Thái Lan). Thông thường, SAC lên kế hoạch bay sớm trước 48 tiếng đồng hồ trước khi B.52 xuất kích. Việc lên kế hoạch quá sớm như vậy đồng nghĩa với việc mất gần hai ngày trước khi có thể linh hoạt thay đổi kế hoạch chiến đấu. Và điều này chỉ có lợi cho Bắc Việt, trong khi họ có thể điều chỉnh lại kế hoạch chiến đấu cho phù hợp hơn từng ngày, từng giờ. Điều này giải thích tại sao Bắc Việt đã cho tăng cường SAM.2, bố trí lại các vị trí dàn phóng tên lửa một cách hợp lý nhất để có thể bắn trúng B.52 vào lúc các ?opháo đài bay? quẹo cua. Sự điều chỉnh hợp lý này của Bắc Việt nhanh chóng mang lại hiệu quả. Đêm 20-12, khi đợt B.52 đầu tiên vừa cắt bom xong và bắt đầu quẹo cua thì đã bị tên lửa SAM.2 ?orình? sẵn, phóng lên và ?oxơi tái? mất 3 chiếc B.52, ngoài ra một chiếc B.52 bị hỏng. Tổn thất quá nặng nề ngoài dự kiến này buộc SAC phải tạm ngưng đợt tấn công thứ hai. Đến lúc này thì đã có những sức ép đòi hủy bỏ đợt tấn công thứ ba để tìm ra nguyên nhân của những tổn thất trên. Ngay cả các đơn vị hải quân cũng phải lên tiếng phản đối kế hoạch tấn công cứng nhắc của SAC. Thế nhưng SAC vẫn bỏ ngoài tai những lời góp ý và ra lệnh tấn công đợt ba, cái giá phải trả cho việc bỏ ngoài tai những lời góp ý khi thêm 3 chiếc B.52 phơi xác. Quá kinh hãi trước những tổn thất này, SAC vội vàng hủy bỏ kế hoạch tấn công đợt một, đợt hai đêm 21-12. Không rõ SAC đã có những thay đổi như thế nào, chỉ biết có thêm 2 pháo đài bay bị bắn rơi trong đợt ba lúc 4 giờ sáng. Do bị mất quá nhiều B.52 trên bầu trời Hà Nội nên SAC bèn ra lệnh tạm ngưng không kích vào Hà Nội, thay vào đó là các mục tiêu phụ cận nội thành và các địa phương chung quanh Hà Nội. Việc này đã làm cho Hà Nội cảm nhận thấy chiến thắng đã gần nằm trong tay họ.
    Trong khi đó mọi búa rìu bắt đầu đổ xuống SAC, từ tướng Hây-gơ đến đô đốc Mo-rơ, chủ tịch Ủy ban tham mưu liên quân... dồn dập gọi điện cho tướng Mây-ơ, phụ trách việc lên kế hoạch tấn công của SAC, giải thích cho việc tại sao B.52 lại bị mất nhiều như vậy? Cũng phải mất mấy ngày sau SAC mới nhận thấy kế hoạch của họ đề ra là sai lầm và trả lại quyền lên kế hoạch cho không đoàn 8AF. Ngay lập tức không đoàn 8AF lên kế hoạch cho B.52 ồ ạt đánh vào Hà Nội trong khoảng thời gian 15 phút từ nhiều hướng tấn công khác nhau. Thế nhưng tác giả Mai-cơn, trong bài tham luận của mình lại không sao giải thích được vì sao những ngày sau, mặc dù đã được đặt dưới sự chỉ huy của không đoàn 8AF, những ?osiêu pháo đài? bay vẫn đều đặn bị bắn rơi trên bầu trời Bắc Việt.
    Mai-cơn viết tiếp: ?oTôi đã từng kinh qua nhiều chiến trường nhưng phải công nhận là hệ thống pháo phòng không và tên lửa SAM.2 của Bắc Việt là mạnh nhất, chưa từng có trên thế giới: 34 chiếc B.52 của chúng ta bị bắn rơi trong chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II đã nói lên sức mạnh của hệ thống phòng không-không quân của Bắc Việt. Giờ đây khi chiến tranh đã lùi vào quá khứ, nhìn nhận lại những gì đã xảy ra, tôi thấy Bắc Việt xứng đáng khi chiến thắng trong trận ?oĐiện Biên Phủ trên không?.
    Nguyễn Hùng (Trích dịch)
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Truyện về người phi công vũ trụ thứ 2: [1]
    Bùi Thanh Liêm
    27/12/1972:
    11h.
    Ở tuyến trực ban chiến đấu của đoàn Sao đỏ, tôi và Lộc (hiện đang làm phó lãnh sự Việt nam tại Quảng Châu, Trung quốc) dẫn đường K5 (tuyến cất/hạ cánh) ra đón Bùi THanh Liêm khi chiếc Mig-21 của anh vừa hạ cánh.
    Vừa nhìn thấy chúng tôi, anh ôm bụng cười sặc sụa. Chẳng hiểu gì, nhưng chúng tôi cũng cười theo, "Sao vậy?". "Dẫn đường nhà anh như hề Sác Lô"
    Hôm đó đã là ngày thứ 8 của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, không quân ta mới chỉ bắn rơi 1 F-4. 10h. Mỹ đánh trận địa tên lửa. Chúng ta cho Trần Việt (hiện là thiếu tướng) bí mật bay thấp hơn bọn Mỹ, đánh lên. Cùng lúc đó cho biên đội Văn Sang và Thanh Liêm cất cánh ở độ cao rất cao, mục đích kéo tiêm kích dãn ra cho Việt đánh. Chúng tôi dẫn theo lối đánh võng, sàng qua sàng lại, chủ yếu sử dụng tốc độ và gián cách. Hơn chục chiếc F-4 mắc mưu.
    ...
    09/10/72
    Chấp hành lệnh của Bộ Tổng tham mưu, theo yêu cầu bạn Lào, chúng ta cho 2 chiếc IL-28 do Bùi Văn Trừ và Bùi Trọng Hoan điều khiển lần đầu tiên mang bom tấn công căn cứ Buông Lọng giữa trưa. 10 phút sau ta cho MIg-21 do Sang và Liêm cất cánh yểm hộ.
    Bất ngờ 2 tốp tiêm kích 4 chiếc của KQ Mỹ lao nhanh vào 2 chiếc IL-28 vừa mới về qua đất ta. Chúng tôi cho biên đội tấn công. Liêm công kích rất khéo, chúng phải chạy. Nhưng sau đó Liêm phê bình: "43 gọi Đông đô. Tức quá! Phải chi góc vào lớn một tí". "Nói ít thôi, tôi thấy rồi" Tôi (Lê thành Chơn) sẵng giọng
    Liêm đã nhìn thấy sự dẫn đường non kém của tôi trong tình huống vừa rồi và chỉ ra cái sai. Cũng may lúc đó chỉ có tôi, người bên cạnh và biên đội là nghe được câu chuyện này trên kênh liên lạc, mọi người còn lại đang bận nghe loa đối không, nên không biết được, chứ nếu không thì rất ngượng (trẻ con).
    ....
    Chúng tôi thấy Mỹ tăng cường trinh sát không người lái (KNL). Cứ sau 10g sáng, có khi ở phía đông, khi ở phía tây, C-130 xuất hiện được một lúc là y rằng một lúc sau rada phát hiện KNL bay vào. Đánh KNL căng thẳng và có trường hợp hi sinh vì bắn gần. Cho nên chúng tôi chia 2 giai đoạn:
    - Đánh khi KNL bay vào: rất khó vì rada phát hiện gần, phi công phải hết sức nhanh, đoạn đường bay ngắn.
    - Đánh khi KNL bay ra: Chấp nhận lúc KNL bò từ 300m lên 15.000m. Thuận lợi là rađa phát hiện tốt, chính xác, nhưng phi công khó xử lý vì Mig-21 phải bay lên góc lớn, phóng tên lửa rất nguy hiểm, uy hiếp an toàn bay.
    12/11/1972:
    11h
    Sang (số 1) và Liêm (2) trực chiến. Khi thấy C-130 ở nam Hòn Mê, rồi KNL xuất hiện ở Nam định, ta cất cánh. Liêm bám theo và bắn rơi KNL ở Ân thi.
    kqndvn:
    [1] Thấy nhiều người lại bảo là Bùi Thanh Liêm là phi công vũ trụ thứ nhất, Phạm Tuân là dự bị. Do anh hi sinh do tai nạn trên bờ biển Đồ Sơn, Hải phòng nên Phạm Tuân mới được thay anh đại diện cho Việt nam.
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 02:16 ngày 29/12/2005
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    27/06/1972:
    Khu vực Hà nội trời đầy mây. Nhưng Yên bái cho đến phía tây tình hình mây khá tốt.
    11g. Tư lệnh Không quân cho Bùi Đức Nhu và Hà Vĩnh Thành (con trai Hoàng Quốc Việt) xuất kích, bay chéo tạo gián cách lớn rồi bất ngời vòng lại. KQ Mỹ hoàn toàn bất ngờ. EB66 hôm đó không hiểu sao, trục trặc thế nào vào chậm 5 phút nên rađa của ta hoàn toàn không có nhiễu tích cực, ta quan sát được toàn bộ quân địch rõ ràng và dễ dàng.
    Máy bay ta lao đến từ phía sau. Toàn bộ bọn máy bay mang bom hoảng loạn trút bom. Bốn chiếc F-4 áp dụng chiến thuật chống Mig bằng phương pháp tách đôi: Số 3 và 4 kéo cao; Số 1 và 2 lượn rắn bò.
    Chớp thời cơ thấy số 2 của địch vừa đảo độ nghiêng, Nhu kéo cò. Máy bay địch trúng đạn, phi công nhảy dù xuống thị xã Yên bái.
  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Theo bài dưới của KQ Mỹ thì khi một F-4 bắn rơi 1 Mig của KQVN, cả hai phi công trên chiếc F-4 đó đều được tính thành tích là bắn rơi địch. Thế nên nếu ai đọc danh sách không biết sẽ cộng thành tích, tưởng là 2 phi công bắn rơi 8 máy bay, nhưng thực ra họ chỉ bắn rơi 4 máy bay.
    Thêm vào đó, phía Mỹ cũng làm giống như ta đã làm với anh hùng Nguyễn Văn Bảy, họ không cho phi công ace đầu tiên của họ tiếp tục chiến đấu, vì rất sợ anh ta bị bắn rơi. Khi đó sẽ là một thắng lợi tuyên truyền rất lớn của Bắc Việt.
    http://www.af.mil/news/airman/0803/aces.html
    Aces in the Sky
    by Capt. Pamela A.Q. Cook
    On the other hand, the F-4 Phantom used in Vietnam was a great multi-purpose plane, but wasn?Tt designed for the air supremacy role. Hence there were only five Vietnam aces ?" three of whom were Air Force.
    Furthermore, because of how victories were cre***ed in Vietnam ?" a full victory for the F-4 front-seater and another for the backseater ?" pilot Capt. Steve Ritchie and weapons systems officer Capt. Charles DeBellevue each received a full cre*** for four of the same kills. Ritchie became the first Vietnam ace while assigned to the 432nd Tactical Fighter Reconnaissance Wing during his second tour in Southeast Asia. He?Ts the only American pilot to have shot down five MiG-21s, doing so between May and August 1972.
    ?oThe day after I shot down the last one, there was an order waiting for me,? Ritchie said. ?oIt instructed me not to fly any more. They [DoD officials] felt like, since I was the only MiG-21 ace, if I were to be shot down it would be a great propaganda victory.?
  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Các đồng chí xem F-5 từ những năm 60 cũng đã có khả năng tiếp dầu trên không . Rất ít máy bay của KQ các nước trên thế giới có khả năng này.
    [​IMG]
    F-5 ngày 31/01/1966 tại Biên hoà
    [​IMG]
    Tranh thủ các bác xem thêm không ảnh do Mỹ chụp về vụ khủng hoảng tên lửa Liên xô ở Cu ba:
    http://www.af.mil/shared/media/photodb/photos/020924-O-9999G-004.jpg
    http://www.af.mil/shared/media/photodb/photos/020924-O-9999G-005.jpg
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 03:41 ngày 29/12/2005
  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Trang web của Không quân Mỹ cho thấy mãi tới tận ngày 10/07/1965 KQ Mỹ mới ghi nhận bắn hạ Mig-17 đối phương đầu tiên. Trong khi đó các trận đánh bắt đầu từ ngày 03/04/1965.
    Jul 10, 1965 Scoring the first U.S. Air Force air-to-air combat victory in Southeast Asia, two F-4C aircrews of the 45th Tactical Fighter Squadron down two communist MiG-17 jet fighters over North Vietnam.
    http://www.af.mil/history/milestones.asp?dec=1960&sd=01/01/1960&ed=12/31/1969
  7. nuthancuocsong

    nuthancuocsong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    3
    Một câu hỏi ngoài chủ đề! Xin Mod đừng xoá!
    Từ ngày 24 tháng 1 đến ngày 4 tháng 2 năm 2006. Có cuộc khám tuyển phi công nào không? Điều kiện về thể lực thế nào? Nếu có khám tuyển thì khám tuyển ở đâu?
    Rất mong bác 929r hay bác nào biết giúp em nhé!
    Cám ơn các bác trước.
  8. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Cho hỏi trong các cuộc không chiến trong CCVN có sự tham gia của phi công VNCH hay k hay lực lượng này chỉ loanh quanh tại MNVN?
  9. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    A 37B có khả năng tiếp xăng trên không nhưng không tận dụng ở VN
    [​IMG]
  10. BAOLEO

    BAOLEO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Tớ sẽ đưa dần lên số liệu các trận không chiến, bao gồm số liệu VN bắn rơi Mỹ, và Mỹ bắn rơi VN.
    Đây là số liệu của nước ngoài, nếu các bác thấy không nên đưa tiếp tục, tớ sẽ dừng lại.
    Số liệu được 2 bên công nhận, thể hiện bằng font Normal
    Quân ta bắn quân mình, thể hiện bằng font Straight
    Số liệu chưa được công nhận, thể hiện bằng font Italic
    Máy bay chỉ bị hư hỏng, thể hiện bằng font VIOLET
    Số liệu KQ Bắc Việt bắn rơi KQ Mỹ:
    Thời gian Trung đoàn Loại máy bay Phi công Vũ khí Loại máy bay Mỹ bị hạ Tên phi công Mỹ và đơn vị
    6Nov61 - Li-2 Dinh Ton 12.7mm RB-26C CIA (damaged)
    ??---64 - T-28B/D 963 Nguyen Van Ba/Le Tien Phuoc 12.7mm C-123K USAF (over Laos)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này