1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972 (Phần 1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn, 08/04/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Bác Nông dân thân mến.
    Quân ta từ ngày xưa tới giờ chưa bao giờ sinh ra để chiến đấu hay biểu diễn.
    Bác có thể khẳng định 100 lần mà không sợ sai:
    - Thời nhà Trần, dân Việt chưa có môn võ riêng, ngoài vật ra không còn môn chiến đấu nào nữa
    - Đến thời Quang Trung, ngoài mấy bài "mì ăn liền" không có môn võ học thâm sâu, biểu diễn nào.
    - Đến thời chống Pháp, chẳng có Vệ quốc đoàn nào được học tập bài bản, bắn súng còn sai yếu lĩnh (đa số)
    - Thời chống Mỹ, quân Việt chỉ giỏi bắn tắc bụp, không thể so tài thiện xạ hay tài đặc nhiệm với bất kỳ ai.
    Nhưng:
    Quân ta sau chiến tranh lại là nông dân, không giống mấy bác lê dương AK-M, hay lính Mỹ, là dân chuyên nghiệp
    Đó là dân Việt.
    Bác biết, với vài trăm giờ bay, để hạ được cấp tá của USAF, không phải là chuyện ăn may, mà phải là thục luyện. Với vài trăm giờ bay, nếu còn đầu tư vào chuyện múa may như mấy ông VNCH, liệu có làm bia bay cho USAF và US Navy không? Quân ta chỉ thục luyện đúng bài bắn chết địch, như mấy ông nông dân học Quang Trung bài côn đâm thủng bụng quân địch, mà chả cần biết múa may thế nào.
    Tất nhiên, nếu về biểu diễn, không ông ace của KQNDVN dám qua mặt USAF hay USNavy, vì bài bom, napalm chắc chắn các ổng chưa có khái niệm.
    Riêng em, quý các ông ấy vì vậy. Bác tưởng tượng, những thiếu sinh quân mới qua lớp 5, lớp 7, học 1 năm 3 lớp để tốt nghiệp phổ thông, để bắt đầu học những kiến thức của đại học, để ngồi lên một chiếc tiêm kích, đâu phải chuyện đùa. Ngồi lên rồi, còn bắn rụng được những bậc đàn anh đào tạo tử tế, kinh qua hàng ngàn giờ bay, lực lượng hơn hẳn, hỗ trợ kỹ thuật khỏi bàn..... là kinh lắm đấy chứ.
    Bác lại nghĩ kỹ hơn tý nữa, lực lượng của KQNDVN chọn từ nông dân, những người không hề biết mùi đường sữa từ lúc bé, chăn trâu cắt cỏ đi làm kháng chiến, thì thể lực đâu để chịu hàng chục G???? Bác ơi, mấy thằng đường sữa thì đi lái cho Pháp, Mỹ hết rồi, những ông nông dân trèo được lên cánh Mig là của cực hiếm của dân tộc, bác đừng coi thường người ta.
    Bác có bao giờ tin rằng chế độ ăn uống của phi công tiêm kích VN, chỉ được tăng trong giờ trực chiến không??? Còn ngoài giờ, vẫn có hơn, nhưng khẩu phần thịt, sữa 1 tháng chỉ vài kg, bác tin không??? Cho mấy thằng US pilot ăn thế, nó có bay nổi không bác???
    Thêm tý, bác bảo ta ít hơn nó, nên bắn bừa dễ lập công, sao thằng mẽo cứ gào biển người là thế qué nào bác??? Nó sẵn hỏa lực sao không cố lập công cho giống KQNDVN đi???
    Đánh bộ bác biết là khó hơn đánh trên trời thế nào rồi, đúng không ạ???
    Được kien098 sửa chữa / chuyển vào 21:51 ngày 29/12/2005
  2. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Theo tớ nếu không có thực hành mọi kiến thức học đều chỉ có giá trị tương đối, nhưng nếu có học có thực hành sẽ hơn anh có thực hành không.
    Tiếc rằng phi công tiêm kích của chế độ cũ ko có thực hành.
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Tôi ủng hộ ý kiến của Mig-19.
    Trước hết không thể đánh giá phi công VNCH là khó đọ cánh được với phi công Bắc Việt chỉ vì họ chưa qua lửa đạn. Trước ngày 03/04/1965 toàn bộ phi công Bắc Việt cũng chưa ai qua lửa đạn, trung bình giờ huấn luyện lại quá thấp, có mỗi 200 giờ, nhưng vào cuộc họ vẫn bắn rơi được máy bay Mỹ trong các tình huống địch đông hơn bội lần.

    Phi công VNCH cũng là người việt cả. Hơn nữa, phần lớn phi công xuất sắc nhất miền Bắc lúc đó cũng vốn là đồng bào trong nam tập kết. Thống kê của Quân chủng như sau:
    Bến tre: 8 (anh hùng Võ Văn Mẫn Mig-17...)
    Cần thơ: 5
    Minh Hải: 4
    Sài gòn: 3
    Sóc trăng: 3
    An Giang: 2
    Đồng tháp 2
    Đồng nai: 1
    Bình định: ít nhất 1 (anh hùng Nguyễn Hồng Nhị Mig-21)
    Sa đéc: ít nhất 1 (anh hùng Nguyễn Văn Bảy Mig-17).
    Quảng Ngãi: ít nhất 1 (anh hùng Lê Hải Mig-17)
    Cà mau: ít nhất 1 (Lâm Văn Lích - người gốc hoa - thành tích 3 chiếc. Phi công bay đêm đầu tiên. Đêm 3/2/1966 anh bay đêm bất ngờ bắn rơi 2 chiếc A6 căn trộm, lập kỷ lục về hiệu suất bắn rơi máy bay Mỹ ban đêm).
    Như vậy gần như tất cả các phi công Mig-17 xuất sắc nhất đều là đồng bào trong Nam.
    Sau đến là về trình độ của phi công ta, các bạn mà đã đọc các cuốn Lịch sử KQNV VN, Ký sự Quân chủng PK-KQ, các chuyện của Lê Thành Chơn, các tập truyện của nhiều tác giả về KQ sẽ thấy, chính ta cũng đánh giá trình độ bay của ta còn hạn chế. Và chiến thắng của ta là vượt qua được chính mình.
    Thực vậy, nếu trình độ phi công ta vượt trội xuất chúng (như không quân Israell so với KQ khối Ả rập) thì chúng ta đã không phải dùng chiến thuật đánh nhanh - rút nhanh, đánh tại đỉnh sân nhà để tận dụng cao xạ, mà chỉ việc dàn quân ra mà thịt từng thằng địch một. Chúng ta đọc "Khối mây hình lưỡi búa" thấy rõ từ giai đoạn 03/04/1965 tới 03/02/1966 chỉ xuất kích đánh trận gặp địch có một chục lần, mà tỉ lệ thắng thua là 12: 10. Giữa giai đoạn đó có những khoảng thời gian Quân chủng phải cho đoàn Sao đỏ tạm ngừng chiến đấu để tìm nguyên nhân thất bại và biện pháp chiến đấu mới (10/07/65 tới 20/09/65)
    Đọc trong cuốn lịch sử Trung đoàn 925 sẽ thấy phi công Mig-19 thiệt hại rất nhiều. Trong cuốn lịch sử trung đoàn 927 còn có đoạn: "những ngày này (tháng 5/1972), Mig-17 và Mig-19 hầu như không còn đánh được, cứ lên là bị bắn rơi, chỉ còn mỗi Mig-21 là còn đánh được". Trong ngày 10/05/1972 có đến 3 Mig-17 và 2 Mig-19 bị bắn rơi với 4 phi công hi sinh (trong tổng số 10 chiếc ta công nhận mất hôm đó).
    Các truyện khác đều nói thời mới bước vào chiến đấu, các phi công mới chỉ bay trugn bình có 200 giờ. Đơn vị chỉ bay được thời tiết đẹp, không bay được khí tượng phức tạp, không bay được ban đêm, không bay được ở tầm thấp, khó bay được đội hình chiến đấu lớn (chỉ bay đội hình 4 chiếc, nhưng nhiều trận số 2 lạc số 1, mỗi người về một sân bay hoặc hạ cánh trước sau). Vừa chiến đấu vừa phải huấn luyện dần dần.
    Ngay trong luyện tập trước chiến đấu đã có 2 Mig-17 tai nạn (có con một ông tướng). Trong ngày 16/06/1965 và ngày ?/06/1965 hai phi công Lê và Văn Lai đâm vào địa vật trong không chiến...
    Chú tôi học lái Mig-21ở Liên xô về chưa được huấn luyện đủ các khoa mục bay thì đã phải về nước tham gia chiến đấu vì tình thế cấp bách.
    Trích một số đoạn trong Khối mây hình lưỡi búa của Lê Thành Chơn:
    "Các đồng chí, ...Hôm nay chúng ta học hai bài. Đại đội 1 tập lượn vòng với độ nghiêng lớn, ứng dụng cho trường hợp phải cắt bán kính để đánh từ góc trong. Đại đội 2 sẽ tập động tác thắt vòng chiến đấu, độ cao 4.000 mét, chú ý an toàn, bây giờ chúng ta luyện tập ở mặt đất, khí tượng tốt sẽ thực hành bay"
    Phi công ta có hệ thống dẫn đường mặt đất cực kỳ quan trọng, không những cảnh báo sớm, mà còn tính toán toàn bộ thông số bay cho họ gặp địch thuận lợi nhất.
    "- Không có dẫn đường, phi công không thể nào tự mình bay lên, tự mình gặp địch và tự mình bay về được. Tất cả các yếu tố tạo nên ưu thế chiến thuật cho phi công là do các sĩ quan dẫn đường đảm nhiệm. Tôi cho là, các anh như là một phi công của biên đội. Vì vậy, cần phải phán đoán đúng địch, dẫn chững chạc cho phi công phát hiện địch trước".
    KQ Mỹ vào bầu trời Việt nam về sau mới có hệ thống cảnh báo, nhưng họ hầu hết vẫn phải tự tính toán đường bay tiếp cận (Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt).
    Thượng tá Tư lệnh muốn nghe trực tiếp người lái máy bay chiến đấu hiểu như thế nào về cuộc chiến đấu sắp tới, ông hỏi:
    - Theo các cậu, làm thế nào để đánh thắng không quân Mỹ?
    Ngôn đứng dậy:
    - Thưa Tư lệnh, ... Chúng ta đều thua kém Mỹ về trang bị kỹ thuật, về trình độ bay. Chúng ta không nên đánh giá thấp tinh thần của phi công Mỹ. Tôi không nghĩ, nếu chúng ta có quyết tâm chiến đấu cao và đánh nhau trên vùng trời của ta, ta chính nghĩa, là tự nhiên ta thắng được Mỹ.
    ...
    Thưa Tư lệnh, đặc điểm kỳ lạ ở trên không, ở trong buồng lái, không hề có tác động của ảnh hưởng đối với người bên cạnh về mặt tinh thần. Bọn Mỹ không phải là những tên ngu muội, phi công Mỹ được đào tạo căn bản, có nhiều giờ bay... Chúng ta không nên coi họ là những kẻ đánh thuê không có đầu óc, không có lý tưởng. Tôi nghĩ, nếu chúng ta hiểu như vậy thì?theo tôi muốn đánh thắng không quân Mỹ, chúng ta phải khôn ngoan hơn. Người Trung Quốc có câu ?omạnh dùng sức, yếu dùng mưu?. Chúng ta yếu hơn, phải nhiều mưu mẹo.
    Ông Tám thở ra:
    - Anh ấy còn trẻ, lại chưa qua chiến đấu, thấy cái gì cũng dễ dàng, hoang tưởng? Tôi có vinh dự tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuối cùng, ta thắng, Pháp thua? nhưng con số hy sinh đến nay đã có ai công bố chính thức là bao nhiêu đâu. Chỉ riêng đại đội của tôi đã thay ba lần đại đội trưởng, quân số thay sáu lần, sống sót từ đầu đến cuối chỉ có 8 người, trong đó có tôi.
    ...
    Bất giác Nhân thở dài, mắt nhìn vào số phi công quý báu, phải gần chục năm chúng ta mới đào tạo được chừng này người
    ...
    Thiếu tá Trần Lạc giơ tay, Đào Đình Luyện gật đầu, Trần Lạc đứng lên:
    - ...Có đồng chí phi công đã nêu vấn đề quyết tử, sẵn sàng lao vào địch một đổi một. Chúng tôi và các đồng chí đều thống nhất, chúng ta chỉ có hơn 20 chiếc Mig-17, nếu một đổi một thì chỉ vài trận chúng ta sẽ hết sạch.
    (Cũng trong chuyện này, tổng cộng có hơn 20 chiếc, nhưng mới đánh hơn 10 trận trong năm 65 ta đã bị mất 10 máy bay)
    Phi công Mỹ có giờ bay rất cao, thường từ 800 đến 1.000 giờ, một số 2.000 giờ và có phi công đến 4.000 giờ bay?, kỹ thuật rất giỏi. ...họ được đào tạo có bài bản, kiến thức cao. ...Tôi muốn nhấn mạnh, chúng ta chiến đấu với một đội quân có kiến thức và kỹ thuật cao và kỷ luật cũng rất cao. Muốn thắng chúng, ta phải hơn phi công Mỹ về tinh thần chiến đấu và phải hơn hẳn về trí tuệ, tức là chúng ta phải dùng mưu mẹo, phải giấu kỹ, phải lừa giỏi. Tôi hết ý kiến.
    ...
    "Trung đoàn tiến hành tập bay đánh chặn, lúc đầu tập phương án đánh theo lối cổ điển. Sĩ quan dẫn đường Anh Quang ở sở chỉ huy binh chủng không quân đề nghị cấu tạo đường bay của quân xanh theo chương trình được đào tạo, từ Nội Bài cất cánh bay đến Hữu Lũng thuộc tỉnh Bắc Giang qua Yên Bái về Nội Bài, quân xanh cất cánh trước hai phút, quân đỏ cất cánh cắt bán kính vào phía trong, xạ kích ở cạnh số 2. Sở chỉ huy binh chủng sẽ dẫn quân xanh. Sở chỉ huy trung đoàn dẫn quân đỏ. Nguời bay quân xanh là phi công Phạm Ngọc, quân đỏ là Lâm Văn và Lưu Huy. Diễn tập kết thúc mà không đi đến kết quả. Văn và Huy được thông báo ?ođịch?đến từng cây số, biên đội vào đến cách mục tiêu chỉ có sáu cây số, nhưng quân đỏ không thấy mục tiêu, ba lần dẫn thoát ra, tiếp cận trở lại ba lần, đều không có kết quả? Đào Đình Luyện đứng ở góc đài chỉ huy, tiếng loa vọng đến tai ông rành rọt, khẩu lệnh của sĩ quan dẫn đường và tiếng trả lời của phi công. Cấu trúc của đường bay đơn giản. Đó là ba cạnh của một tam giác, chỉ có độ cao của quân xanh, sở chỉ huy quân đỏ không biết, chiếc radar đặt ở một vị trí rất thuận lợi, ở bên kia đường băng, máy bay cất cánh và hạ cánh đều có thể biết được, vậy mà, phi công không nhìn thấy? Ông lo lắng .... Quân xanh, chắc là thay độ cao, sở chỉ huy quân đỏ lại dẫn theo mặt phẳng ngang, không thấy là điều dễ hiểu.
    Phạm Ngọc đứng lên, ?okhịt? bên trong đốc giọng theo thói quen, nhe răng cười lóa ánh sáng một mảnh kim loại ở bên trong:
    - Tôi ở bên dưới, tôi thấy các đồng chí lướt qua ở trên lưng vòng ra rồi tiến vào, tôi biết Văn và Huy không nhìn thấy tôi. Binh chủng ra lệnh tôi xuống độ cao 3.000 mét, quân đỏ vồ trượt, theo tôi do dẫn đường không chú ý độ cao.
    Phan giơ tay:
    - Chúng ta tập bay nhưng cũng như chiến đấu. Như vậy sĩ quan dẫn đường hôm nay không hoàn thành nhiệm vụ, cần phải kiểm điểm, bất kỳ lý do nào. Nếu hôm nay quân xanh là bọn Mỹ thì anh Văn và anh Huy đã bị,? Còn người chỉ huy quân xanh, tại sao lại tự tiện thay đổi độ cao? Một chuyến bay không thành công, trên 5.000 lít dầu lãng phí, không tập được gì là có tội với nhân dân.
    ...
    Còn phi công, tôi thấy, các đồng chí bay lờ đờ lắm. Cách địch sáu cây số, phải xa hơn, mười cây số, dẫn đường thông báo, các đồng chí không phát hiện được, chúng ta phải cơ động, sục sạo ngang, sục sạo phía dưới cả phía trên.
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 05:43 ngày 30/12/2005
  4. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Bác thân mến,
    họ khó đọ cánh vì họ chả có tinh thần.
    Bác xem quân thuộc địa trong lực lượng Pháp đánh nhau thế nào ở ĐBP?
    Họ đánh được với VM không? Có quá đi chứ, thế sao chả lập được công trạng gì bác???
    Đặt lại vấn đề: phi công ta tổn thất không nhỏ, song họ có vì vậy mà ngừng không chiến với mẽo không?
    Tại sao trình độ các phi công VNCH cao (đào tạo bài bản từ thời Pháp, tu nghiệp Mỹ...) vật chất đủ, yểm trợ hùng mạnh mà không cất cánh đi giao chiến???
    Và câu hỏi em muốn hỏi bác, thực sự: Sự kiêng nể của phi công Mỹ đối với phi công KQNDVN là có hay không???
  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0

    Tôi muốn, hôm nay chúng ta bàn một vấn đề mấu chốt của chiến thuật không chiến. Chúng ta đều biết, ai thấy trước, ai chủ động, người đó sẽ thắng.
    Đào Đình Luyện ... dừng lại ở khối sĩ quan dẫn đường, ông nói:
    - Muốn thấy trước, muốn có thế chiến thuật có lợi, phi công không thể làm được. Người tạo thế ban đầu cho phi công là sĩ quan dẫn đường. Các đồng chí đó sẽ tạo tốc độ, sẽ giấu biên đội, làm cho địch không thấy,v.v
    ...
    Thành mạnh mẽ, tự tin:
    - Thưa, trong chiến thuật không chiến, có ba yếu tố cấu thành lợi thế. Đó là độ cao, tốc độ và hướng tiếp cận. Theo tôi để có tốc độ không chiến, phải tích lũy. Mig-17 của chúng ta không có bộ phận tăng lực, tốc độ tối đa chỉ 1.000 km/giờ. Chúng ta sẽ dẫn cho biên đội cách địch 30- 40km, phải có tốc độ xấp xỉ 800 km/giờ. Phi công phải tự mình tăng tốc độ sau khi có lệnh ?ovứt thùng dầu phụ?.
    ...
    Vấn đề đang còn tranh cãi, chính là độ cao. Người ta dạy chúng tôi phải có ưu thế về độ cao. Độ cao, cao hơn, Mig của chúng ta sẽ có tốc độ lớn, người Trung Quốc có câu ?ođộ cao sẽ biến thành tốc độ?. Tập thể dẫn đường yêu cầu, khi tập, phải dẫn quân ta cao hơn địch, tôi cũng tập như vậy. Nhưng,? đây là ý kiến cá nhân của tôi? Thưa các đồng chí, trong chiến đấu, người Mỹ nhiều máy bay hơn ta, tốc độ máy bay của chúng lớn hơn ta, máy bay của ta làm sao để bay cao hơn địch được? Địch lên 7.000 mét, ta phải lên 7.500 hoặc 8.000 mét, Mig-17 càng lên cao, càng bất lợi vì khi điều khiển ở độ cao dưới 3.000 mét, tính năng cơ động của Mig-17 tốt. Tôi đề nghị lôi địch xuống dưới thấp để đánh.
    ...
    Nguyễn Văn Tiên vỗ vai Trung đoàn trưởng đoàn Sao Đỏ, nhỏ nhẹ:
    - Tôi rất hiểu tình cảm của anh em. Anh Luyện, ta có nên nói thẳng cho anh em biết để thật bình tĩnh trước và sau chiến đấu?
    - Thưa anh, thật ra, nếu chỉ có tính năng chiến đấu máy bay Mỹ vượt trội chúng ta, điều đó không có gì phải nói. Anh em phi công biết rõ ta kém Mỹ về máy bay và giờ bay tích luỹ. Mà giờ bay của phi công nó quan trọng lắm.Vấn đề đặt ra là tinh thần chiến đấu, bọn Mỹ có hơn chúng ta?
    - Tôi và anh, chẳng có điều gì chúng ta phải giấu. Theo anh, bọn Mỹ có tinh thần chiến đấu bằng chúng ta không?
    Đào Đình Luyện không cần phải suy nghĩ, ông nhớ đến Long, một sĩ quan trẻ, dẫn đường ở sở chỉ huy binh chủng. Đã có lần Long tâm sự thật lòng: ?oNếu chúng ta cứ nghĩ rằng người Mỹ không có tinh thần chiến đấu và chúng ta thắng vì có tinh thần chiến đấu thì thật là ngây thơ...?.
    Nguyễn Văn Tiên vỗ đùi nói lớn:
    - Đúng, đánh thắng thằng hèn có vinh quang gì. Đánh thắng một thằng kiêu hãnh mới đáng mặt. Có điều, về trang bị kỹ thuật chúng ta còn quá yếu. Nhưng chúng ta không sợ.
    ....
    Đào Đình Luyện nhìn Tư lệnh, nói:
    - Ông Tào nhiều lần khuyên tôi nên xin loại máy bay khác. Ông ta không tin Mig-17 có thể đánh nhau được với không quân Mỹ. Ông ta đã nói thẳng với tôi: "Anh chỉ có một trung đoàn, hơn 30 chiếc Mig-17 với gần 30 phi công đánh được bao lâu?". Ông ta nói: "Trung đoàn của anh lúc đầu tuyển hơn 60 cán bộ. Sang Trung Quốc mới học xong lý thuyết và bay sơ cấp chỉ còn lại 43 người. Chuyển qua học Mig-15 chỉ còn 31 đến nay? Đào tạo một phi công lâu lắm. Những người còn lại rất quý. Nhưng đánh với không quân Mỹ, chỉ vài tháng là hết sạch. Mig-17 làm sao mà đánh Mỹ được".

  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Một nguồn khác qua sách của sử gia người Hungary (đã từng được scan lên ttvnol thì phải) thì cho rằng cùng được huấn luyện chung trường với phi công Hungary và Cuba, phi công Việt nam có chất lượng bay kém hơn nhiều do thua thiệt về thể hình và sức khoẻ.
  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Về bàn luận tránh tên lửa:
    - Tôi được quân chủng cử sang Trung Quốc, xuống tận sư đoàn 7 Không quân, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nơi đã có rất nhiều phi công chiến đấu với không quân Mỹ và không quân Tưởng Giới Thạch để học về động tác chống tên lửa. Về động tác, khi phát hiện địch phóng tên lửa tức là thấy ?oxẹt?xanh ở cánh máy bay địch, lập tức úp máy bay, đẩy mạnh cần lái về phía trước tạo thành một góc 90 độ trở lên theo mặt phẳng đứng, tên lửa không tự lái được, buộc phải đi thẳng, ta tránh được dễ dàng. Đó là động tác rất khoa học, tuyệt đối đúng. Có thể còn những động tác khác nữa. Nhưng nó là biến ngẫu của động tác này mà ra. Tôi đề nghị, chúng ta quán triệt để thực hành trong chiến đấu.
    ...
    Phạm Ngọc đứng lên, ?okhịt? trong đốc giọng, cầm quyển sổ chi chít số liệu, nói hùng hồn:
    - Thưa anh Luyện. Tôi không phản đối phương pháp thực hành tránh tên lửa do anh Phước phổ biến. Đúng là, một động tác, một cách đánh đều phải dựa trên một cơ sở. Tôi rất cám ơn anh Phước, bởi vì có một gợi ý về động tác cụ thể chúng ta mới có một ý niệm và đẻ ra một con tính. Tôi xin thử tính toán. Tốc độ của tên lửa bằng tốc độ của máy bay địch cộng với tốc độ trung bình của tên lửa. Giả sử tốc độ máy bay 900 km/giờ, tốc độ của tên lửa cũng cỡ đó, tức là vận tốc là 1,5 MACH, 400 mét một giây. Cự ly bắn của tên lửa ?oRắn đuôi kêu? theo như chúng ta đã học, khoảng chừng 2.000 mét. Thời gian bay của tên lửa mất năm giây. Về phía chúng ta, cho là chúng ta nhìn thấy địch bắn tên lửa rất xa, bắt đầu từ khi mắt thấy, thần kinh phản xạ một giây. Tay điều khiển cần lái và chân mất một giây để làm động tác. Chiếc Mig sẽ chịu sức ì của quán tính cho đến khi hành động mất hai giây máy bay mới lật úp. Sau đó máy bay mới chuyển động xuống mất một giây nữa. Như vậy là tên lửa đã đến nơi, đó là con số lý thuyết. Còn? mắt ta có thể thấy được tên lửa ?oxẹt? hay không lại là? Mà dù cho có thấy ?oxẹt?, tức là lúc địch phóng tên lửa, cũng không tránh kịp? Tôi chỉ cung cấp những số liệu để chúng ta bàn. Tôi hết ý kiến.
    Các bác này, ngay từ hồi đó ta đã không tin vào anh bạn tàu:
    Tôi nhất trí với cách tính của anh Phạm Ngọc. Chẳng ai làm động tác dại dột như vậy. Các đồng chí phi công hãy phân tích xem. Theo tôi, tránh như ông bạn chúng ta bày thật là quá nhiều động tác nhưng nằm trên một đường thẳng rất lâu, tôi cho là không đúng rồi. Cần phải nhanh chóng chuyển hướng khi phát hiện máy bay địch ở phía sau. Không thể thấy tên lửa được. Tôi nghĩ, một là người truyền kinh nghiệm cho anh Phước là người không có thực tế, tưởng tượng ra hoặc là ông bạn của chúng ta muốn cho chúng ta đổ máu, mất máy bay? Máy bay của chúng ta rất ít, chỉ vài trận lật như thế này sẽ hết sạch.
    ...
    theo tôi, việc tránh tên lửa là do thói quen hành động của mỗi người, làm sao chuyển hướng càng nhanh càng tốt, có thể cơ động gấp trên mặt phẳng ngang hoặc cơ động thẳng đứng tùy từng trường hợp. Có điều, chúng ta phải nhanh chóng cơ động với độ góc lớn, làm cho tên lửa tìm nhiệt mất mục tiêu, không bắt được nhiệt. Còn tên lửa có điều khiển cũng vậy, cơ động lớn sẽ làm cho việc điều khiển gặp khó khăn. Tôi muốn nhấn mạnh, các đồng chí dẫn đường phải dẫn cho biên đội phát hiện địch trước.
    Khối mây hình lưỡi búa
    Lê Thành Chơn
  8. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Nói thế thì không có đúng. Phi công miền Bắc có bao giờ thường xuyên đem máy bay vào ném bom miền Nam đâu mà tiêm kích miền Nam xuất kích đánh chặn? Khéo bên KQ VNCH lại còn kêu KQ miền Bắc hãi KQ phía Nam nên không dám vào.
    Chính Mỹ đã cấm không cho không lực Việt nam Cộng hoà ra bắc, vì thứ nhất là không cần thiết: KQ Mỹ là đã quá đủ; thứ hai là sợ KQ Mỹ và KQ VNCH đánh lộn (đã có trường hợp), thứ ba là F-5 tầm bay chiến đấu không đủ để ra tác chiến sâu trong Miền Bắc (cũng như Mig-21 không đủ tầm để đánh sâu vào Nam. Ra đánh miền Bắc bao giờ F của KQ Mỹ cũng phải tiếp dầu trước khi vào khu vực ném bom cũng như khi thoát li ra - KQ VNCH thì làm gì có máy bay KC-135), thứ tư nữa là vấn đề chính trị: Bắc Việt coi đó là cớ để càng đưa quân vào trong nam.
    Nguyễn Cao Kỳ sau khi bay AD-6 ra Bắc cũng bị Mỹ gây sức ép bắt phải thôi.
    Theo LÊ Thành Chơn, tướng Đào Đình Luyện đã gọi mấy ông hay nói phi công địch không có tinh thần, tầm thường v.v là ... chỉ giỏi làm lính thổi kèn đồng.
  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Thông tin trên là từ trang web chính thức của Không quân Mỹ airforce.military nên đáng tin cậy nhất. Chắc là các máy bay khác của ta bị hạ là do lực lượng Không quân Hải quân.
    Ta có số liệu khớp với claim này của địch. Ngày 10/07/1965, 2 phi công Nhạ và Cương hi sinh vì bị Aim-7 bắn từ xa trong khi đang tuần phòng.
    Theo cuốn Khối mây hình lưỡi búa của Lê Thành Chơn thì cho đến trước ngày 10/07/65 này, ta mất 5 máy bay
    - ngày 04/04/1965: mất 3 Mig-17, hi sinh 3 phi công Trần Nguyên Năm, Nguyễn Minh Huân, Phạm Giấy.
    - ngày 16/06/65: Biên đội Mig-17 Lê, Nhật, Lâm Văn, Cao. Lê bắn rơi 1F4 chỉ huy nhưng sau đó bị địch lừa đâm vào núi hi sinh. Nhật bay kèm Lê bị bắn rơi (nhảy dù). Lâm Văn bắn cháy tiếp 1F4 nhưng Cao bị bắn rơi hy sinh.
    Như vậy, trước trận 10/07/65, ta cho rằng có 5 Mig-17 của ta bị bắn rơi (trong tổng số 6 chiếc bị mất), hi sinh cả 5 phi công, nhưng KQ địch lại không ghi nhận các trường hợp này, hoặc là nó thuộc thành tích của lực lượng hải quân.
    Hai trận trên là trận thứ 2 và trận thứ 4 Không quân ta xuất kích gặp địch. Cả hai trận ta đều hi sinh 3 phi công trong đội hình biên đội 4 chiếc.
    Kể cả Trần Hanh bị thương phải vào viện trước đó và Nhật nhảy dù không chiến đấu tiếp được (quy định: bất cứ phi công nào nhảy dù cũng phải đi khám và phục hồi sức khoẻ hàng tháng), thực tế sau trận thứ 4 chiến đấu với địch lực lượng ta đã mất 8 phi công (6 hi sinh) trên tổng số 30 phi công. Mất 7 máy bay trên tổng số hơn 20 máy trực ban ban đầu của Trung đoàn Sao đỏ.
    Đến ngày 10/07 thì có thêm 3 phi công nữa hi sinh là Văn Lai, Phan Thanh Nhạ và Nguyễn Cương. Như vậy thiệt hại một nửa số máy bay và 1/3 tổng số phi công chiến đấu. Đó là thiệt hại không thể cho là nhẹ. Do đó cũng trong ngày này Bộ Tư lệnh cho Sao đỏ dừng chiến đấu, củng cố lực lượng và nghiên cứu cách đánh.
    Đó là sự thực. Là chính số liệu của ta mới đây đã công khai thành sách vở. Còn sự khốc liệt và thiệt hại thực sự thế nào thì qua các chú các bác trong gia đình và tập thể thì tôi cũng đã biết từ lâu rồi. Có điều ngày xưa nói ra là kiêng kị thôi; lại bị đánh giá về lập trường.
    Trước đây ta chỉ nói đến thắng, nhưng không bao giờ nói đến giá phải trả, để an lòng cán bộ, chiến sỹ, nhân dân. Nhờ thế mà ta mới thắng. Bây giờ thời bình rồi, ta có điều kiện biết nhiều thông tin hơn, là để biết cha anh ta đã hy sinh vô bờ bến thế nào, chứ không phải là để xét lại.
    Các bạn hãy đọc truyện của anh hùng Lê Hải khi chiến đấu ở 923 nữa. Có đợt sau 3 ngày mất 10 phi công ưu tú nhất của trung đoàn.
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 07:31 ngày 30/12/2005
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0

    Điều tốt đẹp của mùa xuân
    Huỳnh Dũng Nhân - Trần Duy Phương
    Xuân Thiều - điều tốt đẹp của mùa xuân, là cái tên dòng họ Vũ gốc ở xã Hải An, Hải Hậu, Nam Hà đặt cho đứa con trai thứ 7 của chi cả, ngành cả tại Hà Nội. Và chắc là đứa con trai ấy cũng hiểu ý nghĩa của tên mình. Trong trận chiến với B52 cuối năm 1972, Anh hùng phi công Vũ Xuân Thiều đã góp phần đem mùa xuân về cho cả dân tộc.
    Anh Thiều sinh năm 45. Hy sinh ở tuổi 27. Trong một chiều mùa đông, sau gần nửa thế kỷ, bà hàng nước tóc bạc trắng ngồi trước cửa nhà anh run run nhớ: "Thiều nó thuỳ mỵ lắm. Đi học xong về nhà ngay, chẳng bao giờ gây sự với trẻ hàng xóm...".
    Các anh chị của anh trong một lần ngồi lại cùng nhau nhớ em, bỗng nhớ ra rằng cái đặc biệt nhất của Thiều là chẳng bao giờ làm phiền ai. Nhà 10 người con, mỗi người mỗi tính, Thiều thứ 7 nhưng không chành choẹ anh chị cũng chẳng bắt nạt em.
    Cô Bình người em thứ 9 rất thân với anh kể, sách vở của Thiều chỉ bị vẽ thêm máy bay. Buổi tối khi cả nhà đi ngủ, anh lại lên sân thượng tập quay tròn. Có lần anh bảo cô: Tao đi khám 2 lần rồi không được, lần cuối may mà chịu nổi đến khi thông báo kết quả xong mới chạy ra ngoài nôn.
    Ký ức của mẹ về Thiều có lần được kể về đôi vành xe đạp. Thuở ấy học sinh cấp 3 có xe đạp đi là oai lắm. Bạn bè thường đánh đôi vành của mình thật bóng so nhau để "làm sang". Thiều về nhà chẳng nói gì, đem sơn xanh hết cho đỡ ai nhìn ngó. Mẹ bảo: Tính nó đơn giản vậy thôi.
    Anh hùng phi công cảm tử
    Thiều xung phong đi bộ đội năm 1965 khi đang là sinh viên năm thứ ba khoa Vô tuyến Đại học Bách khoa. Người bí thư chi đoàn này đã được chọn đi khám và trúng tuyển phi công. Sang Liên Xô học tập, Thiều nhanh chóng trở thành một phi công giỏi, được cấp trên tín nhiệm và đồng đội yêu mến.

    Về nước, lớp MIG21 của Thiều được chia đôi, chuyên bay đêm và chuyên bay ngày. Đêm 28.12.1972, Vũ Xuân Thiều cất cánh tại sân bay Cẩm Thủy. Đây là một sân bay... bằng đất, có lẽ chỉ có thể có ở Việt Nam. Khi ra lệnh cất cánh, kíp trực phải... gõ kẻng. Hàng trăm nữ dân quân cầm đuốc lao ra đứng hai bên đường băng làm cọc tiêu cho Thiều cất cánh. Chiếc Mig 21 của Thiều lao vút lên chiếm lĩnh độ cao theo sự dẫn đường của Sở chỉ huy. Người trực tiếp dẫn đường cho Thiều lúc đó là thượng úy Lê Thiết Hùng (hiện nay công tác tại Sở LĐTB và XH TPHCM). Trong Sở chỉ huy lúc đó có Phó Tư lệnh binh chủng Trần Hanh, Phó Tư lệnh quân chủng Đào Đình Luyện, Chính uỷ binh chủng Văn Duy... Sau này, đại tá nhà văn Hà Bình Nhưỡng, Trưởng phòng Biên tập ký sự lịch sử Phòng không không quân đã viết về trường hợp Vũ Xuân Thiều hy sinh như sau:
    ... Mọi người hồi hộp đến nín thở nhìn theo chiếc Mig 21 được biểu thị bằng vệt chì đỏ trên bản đồ bằng mica đang lao vào đội hình máy bay địch được biểu thị bằng vệt chì đen. Ngay lập tức địch phát hiện ra Mig 21 của Thiều. Tốp F4 hộ vệ B52 bắn hàng loạt tên lửa vào chiếc Mig 21 đơn độc nhưng dũng mãnh trên không. Thiều cơ động thoăn thoắt tránh tên lửa của địch và vọt lên độ cao hơn 10 ngàn mét. Anh liên tục báo về Sở chỉ huy: "Hồng Hà! Sao Mai đã vượt qua được "sương mù". Mây đen (B52) đang ở phía trước, đã nhìn thấy các đèn "đỏ xanh đỏ đỏ" trên lưng Mây đen. Xin phép công kích".
    Ngay sau đó, Thiều đã bắn hết hai quả tên lửa vào chiếc B52, nhưng bị tên lửa gây nhiễu của B52 làm giảm hiệu lực nên chỉ làm chiếc B52 bị thương và vẫn chưa rơi... Sở chỉ huy lo ngại và hồi hộp theo dõi đường chì đỏ trên bản đồ. Đột nhiên tiếng của Vũ Xuân Thiều lại vang lên: "Hồng Hà! Mây đen chỉ bị thương, Sao Mai xin công kích lần hai, quyết tiêu diệt Mây đen". Các đồng chí trong Sở chỉ huy nhìn nhau, quyết định ra lệnh cho Thiều quay về nhưng đột nhiên tín hiệu tốp 13 của máy bay B52 bị xóa trên màn hiện sóng, nhưng rồi cả vết chì đỏ cũng đột ngột ngừng lại. "Sao Mai đâu? Sao Mai đâu? Trả lời đi!". Nhưng không có một tín hiệu nào đáp lại. Mọi người đều lặng người đi, tim thắt lại và hiểu rằng Thiều đã biến chiếc Mig 21 thành viên đạn cuối cùng lao thẳng vào cắt đôi chiếc pháo đài bay của Mỹ...
    Người phi công cảm tử ấy đã anh dũng hy sinh khi vừa tròn 27 tuổi.
    Chuyện của 30 năm
    Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân Lam Sơn kể, Thiều có lần tâm sự "Em chỉ nói riêng cho Trung đoàn trưởng biết thôi nhé, nếu bắn B52 mà nó không chịu rơi thì em sẽ nhào vô "taran" (tiếng Nga: Đâm vào địch). Và đêm 28.12.1972, Vũ Xuân Thiều đã thực hiện đúng lời hứa của mình. Một ngày sau, đồng chí Phạm Ngọc Lan, Đoàn trưởng Đoàn bay đêm đến tận nơi chiếc B52 rơi ở xã Tạ Khoa, Châu Yên, Sơn La thì thấy chiếc Mig 21 của Vũ Xuân Thiều cũng rơi ngay gần đó.
    Người dân Sơn La kể họ nhìn thấy hai vệt lửa nhỏ lao đi, rồi sau đó là một vầng lửa rất to bùng lên sáng rực một khoảng trời. Khi biết có phi công mình bị tai nạn, bà con chia nhau đi tìm và đưa xác anh về nghĩa trang Bố ÂÍn (Mường La). Một hôm mẹ nhận được bức thư của một người không quen từ Thanh Hoá kể đã trực tiếp khâm liệm anh Thiều, rằng 5 giờ sáng hôm đó bà con Châu Yên, Mường La đã đưa anh về nơi an nghỉ rất đông và thi thể anh còn khá nguyên vẹn, xin mẹ hãy yên lòng.
    Năm 1994, sau khi Vũ Xuân Thiều được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, một hôm mẹ bảo mơ thấy Thiều, Thiều nói: "Mẹ ơi, mẹ bảo anh Thăng đưa con về". Âu cũng là sự mong muốn hơn 20 năm của mẹ hiện vào giấc mơ. Khi Quân chủng Không quân và gia đình bàn với tỉnh Sơn La về chuyện này, chị Tòng Thị Phóng khi đó là Bí thư Tỉnh uỷ thưa rằng, ý mẹ chúng con xin vâng lời. Nhưng đồng chí Thiều bây giờ cũng là người con của Sơn La, chỉ xin mẹ cho để lại một số kỷ vật ở Bảo tàng tỉnh và cho phép làm một lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng, cũng là lễ tiễn anh về Hà Nội. Buổi lễ bắt đầu từ 5 giờ sáng ở nơi rừng núi nhưng bà con đến rất đông, lãnh đạo tỉnh không thiếu ai và còn cử một đoàn tiễn về tận Hà Nội.
    Trong ngày cuối năm 2002, kỷ niệm 30 năm chiến thắng B52 Mỹ, chúng tôi đến thăm căn gác nhỏ ở 21 phố Đặng Dung, Hà Nội, nơi anh Vũ Xuân Thiều từng lớn lên trong tình thương yêu của một đại gia đình. Mẹ đã mất. Hàng xóm láng giềng ngậm ngùi: "Cụ sắp một trăm ngày, hiếm có ai sống tốt được như cụ!". Ông Vũ Xuân Thăng người anh thứ hai đến bên bàn thờ lấy cho chúng tôi xem di ảnh của anh Thiều chụp tại Krassnoda (Liên Xô), tuyết bám đầy trên vai áo. Ông bảo: Về nước là Thiều vào trận ngay nên chẳng kịp chụp kiểu ảnh nào. Ông kể cho chúng tôi về cuộc gặp gỡ ngày 28.12 vừa qua nhân 30 năm ngày giỗ. Có đủ cả những đồng đội còn sống, cả lớp MIG21 ngày xưa nay tụ tập về, Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN Phùng Quang Thanh cũng có mặt. Có một tin mới, được đồng đội bay ngày xưa nay là giảng viên Học viện Quốc phòng thông báo: Cuộc chiến đấu cuối cùng của Vũ Xuân Thiều đã được đưa vào giáo trình dạy bay như một chiến lệ (trận chiến đấu mẫu) về tấn công ở tầm gần hạ được máy bay địch. Rồi ông Thăng kể cho chúng tôi về đám tang của mẹ, mà một đồng đội bay khác Phó Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Đức Soát đã đứng ra lo liệu như người con trong nhà. Ông Thăng hồi tưởng, năm nào cứ khi mùa xuân sắp tới mẹ cũng gọi các bạn của Thiều đưa cả gia đình tập trung ở đây. Anh em đến đông đủ lắm nên mẹ cũng được an ủi nhiều.
    Cuối buổi, ông Thăng bảo chúng tôi: Còn một kỷ vật nữa rất ít người biết nhưng tôi sẽ cho anh xem. Ông lục tìm rất lâu mà không thấy.
    - Đó là vật gì vậy bác?
    - Tấm ảnh. Tất cả các phi công đến thăm mẹ.
    Tôi định sửa chắc là tất cả lớp MIG21 của anh Thiều thôi, nhưng chợt nghĩ: Tại sao không? Sẽ thật đẹp! Thật có ý nghĩa, nếu ghi lại được trong một khuôn hình tất cả phi công VN đến thăm người mẹ của một đồng đội đã hy sinh dũng cảm
    [​IMG]
    Kỷ vật còn lại của liệt sĩ Vũ Xuân Thiều do anh trai Vũ Xuân Thăng giữ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này