1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972 (Phần 1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn, 08/04/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    30 phút sau, chiến dịch cứu nạn của không quân Mỹ bắt đầu. Lực lượng cứu nạn có mặt tại khu vực máy bay rơi.
    Ban đầu chỉ có 2 F-4 quần đảo dùng máy định vị ví trí phi công. Một lúc sau AD-5 xuất hiện.
    Sở chỉ huy tính toán, Mộc châu ở xa trung tâm, địch dễ mất cảnh giác, ít đề phòng, đó là điều cần thiết để ta tạo bất ngờ chiến thuật. Tôi xin tư lệnh Đào Đình Luyện.
    11giờ:
    Một biên đội Mig-21 do Phạm Phú Thái (nay là thiếu tướng Tham mưu trưởng PK-KQ) và Bùi Thanh Liêm (đã hi sinh sau chiến tranh khi bay huấn luyện tại Đồ Sơn Hải phòng) xuất kích. Biên đội do sở chỉ huy quân chủng dẫn đường (Lê Thành Chơn là cán bộ dẫn đường quân chủng).
    5 phút sau, ta tiếp tục cho biên đội Mig-21 Nguyễn Đức Soát (nay trung tướng Tư lệnh quân chủng PK-KQ) và Ngô Duy Thư (liệt sỹ) cất cánh do sở chỉ huy trung đoàn Sao đỏ 921 dẫn đường.
    11 giờ 10 phút:
    Từ phía nam Hồi xuân, ta cho Thái-Liêm lấy đủ độ cao và đạt vận tốc không chiến. Mỹ vẫn chưa thấy động đậy gì, rõ ràng chưa phát hiện ra ta.
    Ở phía Bắc, Soát-Thư cũng đã tiến vào khu vực không chiến. Chúng tôi cho Thái - Liêm tiếp địch từ hướng biên giới Việt - Lào tạo yếu tố bất ngờ cao hơn. Liêm phát hiện địch, Thái thấy 4 chiếc F-4 bay ở 2 độ cao khác nhau nhưng cùng hướng. Thái và Liêm liền từ hai độ cao khác nhau cùng công kích 2 tốp. 2 F-4 của địch nổ tung. Ở bên kia Soát và Thư cũng vừa hạ 2 F-4 khác.
    Đài Mỹ VOA 22 giờ đêm ngày 27/06/1972 đã đưa tin: Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận trong ngày 5 F-4 Mỹ đã bị KQ Bắc Việt bắn hạ, nhiều nhất từ trước tới nay.
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Đồng Văn Đe (con trái Trung tướng Đồng Văn Cống nổi tiếng miền Tây Nam Bộ) là một phi công xuất sắc. Trong chiến đấu, anh đã từng bắn rơi 2 chiếc F-105 trong chưa đầy 2 phút. Anh hi sinh khi địch mở một chiến dịch đại quy mô mang tên "Quét sạch bầu trời" trên bầu trời Bắc Kạn.
    Hôm đó, KQ Mỹ rất đông, ta chưa biết âm mưu của địch nên cất cánh, lọt vào thế bị bao vây.
    Đe trúng tên lửa. Anh đã nhảy dù ra ngoài, nhưng chiếc dù không mở...
    Lê Thành Chơn
    Anh hùng trên 9 tầng mây
    kqndvn:
    Chiến dịch trên diễn ra vào đầu tháng 1/1966. Trong 2 trận ta mất 6 máy bay Mig-21 trên tổng số 8 chiếc xuất kích, nhưng rất may không phi công nào hi sinh. Trong số phi công nhảy dù có NGuyễn Văn Cốc, NGuyễn Hồng Nhị, Đặng Ngọc Ngự, Nguyễn Đăng Kính (nay thiếu tướng) đều là các aces của Việt nam.
    Theo hồi ức của tướng Đồng Văn Cống trên Sự kiện và Nhân chứng, Đe hi sinh vào trận tiếp theo, sau khi đã hộ trợ đồng đội bắn bị thương một chiếc.
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Hình chụp hi hữu chiếc Mig-21 của ta do camera của chiếc KNL chộp được vào khoảng năm 1970(Tom Cooper collection)
    [​IMG]
    Theo số liệu của KQ Bắc Việt, chỉ riêng năm 1969, tiêm kích miền Bắc, chủ yếu là Mig-21 đã không dưới 540 lần xuất kích đánh chặn KNL, bắn rơi 10 chiếc (8 chiếc do Mig-21 của Sao đỏ 921 và 2 chiếc do Mig-17 của Yên thế 923 bắn hạ).
    In his excellent book ?zAir War Over North Viet Nam?o, Dr. Istvan Toperczer published some data about Vietnamese efforts to intercept US recce drones, he was able to find in SRVAF records. According to these, in 1969 alone, Vietnamese fighters - mostly MiG-21s - were scrambled no less than 540 times in order to intercept drones, claiming to have shot down ten Firebees. According to Toperczer, the 921st Fighter Regiment (FR), claimed eight, and the 923rd FR (equipped with MiG-17s and stationed at Kep AB), claimed two drones
    Vào tháng 5/1970, trong nỗ lực bắn rơi KNL, một phi công bắc Việt đã bắn 2 đạn K-13, nhưng cả hai đạn đều hỏng. Phi công cố gắng hạ KNL bằng cách phá huỷ cánh bay của nó. Anh phi công đã quên để ý lượng đồng hồ nhiên liệu, nên đã phải nhảy dù trên đường về nhà, sau khi đã làm chiếc KNL rơi xuống biển. Chiếc KNL này được Mỹ thu hồi và vẫn hoạt động tiếp sau đó.
    Ngày 09/03/71 tai nạn đã xảy ra khi 2 Mig-21 đánh chặn KNL gần sân bay Thọ xuân. Số 2 sau khi khoá mục tiêu đã bắn tên lửa, nhưng tên lửa lại trúng số 1 làm phi công Luong Đức Trường hi sinh.
    Vẫn chiếc KNL này vài tuần sau đó bay vào và bị cả cao xạ và một Mig-21 chặn đánh. Trong khi KNL bay thoát thì phi công đã bị quân ta bắn rơi.
    Đến cuối năm 1971, thêm 2 Mig nữa của ta bị rơi khi cố gắng chặn đánh vẫn chính KNL này.
    Vào giai đoạn này 1 chiếc KNL khi quay về với máy bay mẹ C-130 đã bị F-4 bắn rơi bằng AIM-7 vì tưởng là Mig-21 đuổi đánh C-130. Ngoài ra, khi một chiếc KNL hạ cánh sai địa điểm, chiếc UH-1 ra thu hồi nó đã gặp nạn rớt luôn xuống biển. 7 người phi hành đoàn đã bám vào nó để đợi tiếp cứu.
    Đã có ít nhấ 578 chiếc KNL bị mất trên bầu trời Bắc Việt và TQ, trong đó 258 là bị bắn rơi.
    In total, between August 1964 and late April 1975 squadrons of the 100th SRW flew 3.435 missions over North Vietnam, using 22 different variants of AQM-34s. No less than 578 drones were lost over China and North Vietnam: 251 were shot down, 80 were declared ?zmissing in action?o, 53 were lost during recovery, 30 during winching up and the rest to different reasons. Nonetheless, the history of their operations during this war can only be described as ?zhappy end?o.
    Nguồn acig.org
  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Hình F-4 bị chụp qua gun-camera của Mig-21 trong chiến tranh Trung đông:
    [​IMG]
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 01:44 ngày 01/01/2006
  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Hình gun-camera của Mig-15, Mig-17 trong chiến tranh Triều Tiên:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://www.aeronautics.ru
  6. gia_lanh_bien_cuong

    gia_lanh_bien_cuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Trong chiến tranh Triều Tiên mà đã có Mig17 rồi hả Bác. EM tưởng hồi đó chỉ có Mig15 thôi chứ. Và bắt đầu từ đó dòng Mig mới thật sự có tiếng.
  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0

    Trong cuốn Đọ cánh với B-52, Lê Thành Chơn cho biết hầu hết các phi công gốc trong nam đã hi sinh.
    Do đó, theo anh hùng Nguyễn Văn Bảy (Sa đéc), quân chủng đã có ý định giữ những người còn lại không cho bay nữa để sau này trong ngày chiến thắng sẽ vẫn còn đại diện ưu tú của KQ là con em miền nam.
    [​IMG]
    Mig-17 của ta bị dính tên lửa Aim-9.
    [​IMG]
    Mig-17 của ta do camera trên máy bay của địch chụp.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mig-17 huấn luyện.
  8. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Bác kqndvn thì vưỡn thế. MIG-21 trong chiến tranh VN còn có radar dẫn bắn tên lửa. Đến khối lượng bác còn thay đổi để chịu G.
    Đồng ý với bác gia_lanh_bien_cuong.
    Mykoyan đã chế MIG-1 và MIG-3, nhưng không mấy hay. Ông là một tronh những người đi tiên phong trong động cơ phản lực Soviet, nhưng các dộng cơ pulse ram jet trên MIG trong thế chiến vô dụng rồi bỏ đi. Sau chiến tranh, ông cùng YAK chế tạo máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên dùng động cơ BMW-3 Đức (động cơ cải tiến của JMO-003, đức đã sản xuất nhưng chưa kịp trang bị rộng). MIG-9 và YAK-15 bay duyệt binh ở Hổng Trường năm 1947, đây là những máy bay cánh quạt cải tiến lắp động cơ phản lực. Ông cũng thực hiện lái điện tử đầu tiên trên tên lửa chống hạm đầu tiên, máy bay MIG-9 không người lái. Chỉ sau khi Stalin chết, Khrusov mới trục Chelomei lên làm tên lửa chống hạm (đã bị Stalin bỏ vì các bản copy V-1 tên Nga Kh-10 quá tồi). Đến năm 1947, các máy bay không chiến YAK và PE vẫn là chủ lực. PE chết sớm vì tai nạn trong chiến tranh. Còn YAK người đề xuất máy bay tiêm kích Soviet, thứ trưởng phụ trách nghiên cứu thử nghiệm nhường cho lớp trẻ. Nhóm SU giản tán một thời gian.
    MIG-15 là máy bay đầu tiên đưa Liên Xô thành nước sở hữu máy bay không chiến mạnh nhất thế giới. Máy bay có cánh xuôi sau của TA-183 Đức, thích hợp với tốc độ trên 800km/h, tiến bộ so với cánh ngang của YAK-15. Thân máy bay cải tiến so với MIG-9, YAK-15 và TA-183. Động cơ đưa về sau buồng lái, ống đuôi động cơ kéo dài chứ không chỉ phần trên thân như TA-183 (sau này, cái kiểu đuôi kéo dài treo cao MIG-9 còn thấy ở F-4 trong chiến tranh Việt Nam, một nguyên nhân thất bại của Mỹ). Động cơ máy bay được Liên Xô thửa RR thiết kế, tác giả Nene. Lúc đó Anh Quốc là đồng minh thân thiết. CHiến tranh lạnh xuất hiện, Liên Xô không nhập được Nene nữa, cải tiến tăng năng lực động cơ, thành MIG-15bis. Động cơ mới là VK-1. Cùng với đó là thêm phần đốt đít chi MIG-15 và MIG-9.
    MIG-17 có hai mẫu thử, một động cơ và hai động cơ. Do tiến bộ chậm động cơ VK-5 nên mẫu thử một động cơ trở thành MIG-17, mẫu thử hai động cơ mãi sau này thành MIG-19. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc thì MIG-17 đang chửa đẻ. Trong chiến tranh Việt Nam, MIG-17 và MIG-19 mang súng quá lạc hậu lại dẫn điểm các F. Các máy bay MIG-15 đến MIG-19 thuộc lớp máy bay phản lực thế hệ 2 Soviet. Một chiếc nào đó lớp này đã vượt tường âm thanh lần đầu.
    MIG-21 ra đời năm 1958 chỉ sau chút ít MIG-19. Năm 1956 động cơ R-11 ra đời. Lớp MIG-21 là những máy bay không chiến nhỏ, bay M2 tối đa, rất nhỏ rẻ linh hoạt. Các mẫu thử YE-5,7,9,10 là những đời MIG-21 đầu tiên. các mẫu thử YE-1,2,3,4 không được sản xuất hàng loại, đang phát triển kỹ thuật. YE-3 rất giống MIG-21. Các mẫu thử YE-6 và YE-8 dừng để phát triển máy bay tương lai do hạn chế kỹ thuật. YE-6 là tiền thân của YE-8. Sau đó, YE-8 được phóng to, làm rộng, trang bị điện tử mạnh thành MIG-23. Tương lai của YE-8 rất lớn, sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ hiện đại hoá máy bay này thành F-16. Liên Xô sau đó cũng lục lại mẫu này và đóng MIG-29. MIG-21 trong chiến tranh Việt Nam có phương pháp không chiến tầm ngắn lạc hậu so với dẫn bắn radar của F-4, những vẫn dẫn điểm. Đặc biệt, 3 pháo đài bay B-52 được bảo vệ vòng trong vòng ngoài bị MIG-21 hạ. Bây giờ, những trận không chiến của MIG-21 Việt Nam là sách giáo khoa không chiến. Tìm trên net, không máy bay nào nổi tiếng như nó.
    Phát triển tiếp theo của các máy bay MIG không chiến chuyên nghiệp là MIG-25, máy bay không chiến tầm xa. Nếu như MIG-21 chỉ có thời thì MIG-25 đến nay vẫn là kểu máy bay không chiến mạnh nhất thé giới. Năm 1975, MIG-25 phát triển thành MIG-31. Cuối thế kỷ 20, MIG-31 mang động cơ và đồ điện mới. Mỹ đóng thu nhỏ MIG-25 trở thành F-15, máy bay không chiến mạnh nhất của họ. Vừa hoàn thành MIG-25 năm 1963 thì Mikoyan về hưu.
    Như vậy, MIG-15 là máy bay thành công đầu tiên trong chuỗi liên tục các máy bay không chiến mạnh nhất thế giới của Mikoyan. Đến nay, các mẫu máy bay của ông vẫn là những máy bay không chiến chủ lực cả ở Nga và Mỹ
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    http://www.nuocnga.net/index.php?option=content&task=view&catid=314&id=965&Itemid=453
    Đây. Bài viết trong cuốn sách của Diego Fernando Zampini. Trước đây đã được dịch sơ lược trên box.
    Tuất cũng đã từng nói về cảm giác của các phi công Mỹ với Bẩy, khi chứng kiến trận đánh Đồ Sơn. Anh lái máy bay đã quá lạc hậu (out of date). "chứng tỏ đẳng cấp, lắc mình tránh hai đợt phi đạn, bắn hạ hai máy bay" là lời kể của các phi công Mỹ về anh. Một chiếc là F-8 và một chiếc là F-4 chuyên không chiến đi hộ tống. Ngày hôm sau, anh còn cùng biên đội tiếp tục bắn hạ hai chiếc A-4. Chiếc F-4 ngày thứ nhất bị bắn ở tầm rất gần, ngòi nổ an toàn không kích nổ đạn tránh nguy hiểm, tức chỉ vài chục mét đến hơn 100 mét. Sau khi bắn, anh kéo máy bay thấp vượt qua ngay sát bụng chiếc máy bay địch chưa kịp mất thăng bằng. Đến khi bị bắt, cả hai phi công F-4 vẫn chưa biết mình bị máy bay tiêm kích bắn hạ. Trận đánh gây ấn tượng lớn về MIG-17.
    Sau đó, các MIG-21 lập nhiều chiến công hơn, dĩ nhiên vì đó là máy bay tốt hơn. Cũng có thời gian ngắn không quen chiến thuật. Nhưng cùng cải tiến chiến thật và vũ khí, MIG-21 lại "chứng tỏ đẳng cấp". Randall Cunningham đến năm 1972 đã cố gắng san bằng tỷ số, bằng việc tổ chức huấn luyện nghiêm ngặt , dùng số lượng rất lớn máy bay đời mới cùng nhiều chiến thuật lạ. Nhưng lúc đó các MIG cũng hoàn thiện chiến thuật của mình. Năm 1972, ngày 24 tháng 6, các MIG đã tương kế tựu kế lừa các F một trận ngoạn mục. Các F phục kích lao vào tấn công MIG, bị các MIG khác phục kích trở lại bắn hạ. Một tốp F khác đi trước, đằng sau là 8 chiếc im lặng bám theo hòng đánh các MIG tấn công tốp nhử đi đầu. Nhưng MIG phục kích ở độ cao lớn, lợi thế của MIG, lừa cho F bay qua bên dưới và thịt hai chiếc F-4 đi sau cùng !!!! Năm 1972 đánh dấu bằng thắng lợi của MIG-21, các máy bay nạn nhân hầu hết đều đời mới đắt đỏ. Trong đó có 3 chiếc B-51. Thuỷ quân lục chiến có duy nhất một chiếc F-4 cũng bị Nguyễn Đốc Soát hạ.
    Bôt cái này lên nhân dịp Randall Cunningham ngày đó nay bị bắt vì tham nhũng. Tham nhũng thật, chứ không dựng đứng bịa láo như bác kqndvn nói Pham Thanh Ngân tham nhũng. Thật ra, các anh hùng đều dũng cảm và thông minh, điều đó dẫn đến nhiều kết quả khác nhau, đều ấn tượng mạnh.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 09:39 ngày 01/01/2006
  10. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Ơ bác này bảo thế thì hoá ra KQVNCH là con rối à, Mỹ bảo thôi là thôi à!
    KQVNCH có bay ra đánh vùng giáp giới tuyến, vùng này thì không sợ Mig cũng khỏi cần tiếp dầu! Chỉ được vài ba tháng, "hy sinh" cũng khá, thì lão chỉ huy trung tá Phạm Phú Quốc, "anh hùng" bị bắn hạ. Ngay lập tức cuộc phiêu lưu Miền Bắc bị ngưng. Nếu sau năm 1973 mà còn dám mò ra Bắc lần nữa thì chắc chắn sẽ gặp Mig rồi!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này