1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972 (Phần 1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn, 08/04/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    http://www3.ttvnol.com/quansu/629561.ttvn
    Đây không phải là chiến tranh Việt nam, nhưng người chỉ huy trận đánh này nghiên cứu kỹ Việt Nam và Mỹ, cũng như kỹ thuật mới. Đặc điểm của chiến thuật phòng không trong chiến tranh Việt Nam ấn tượng ở ba điểm. Một là kết hợp nhiều lực lượng súng pháo+tên lửa+không quân. Hai là cơ động liên tục, giấu mình tối đa và đánh chắc thắng. Điểm thứ ba quan trọng nhất trong dối kháng điện tử là hai bên liên tục cải tiến kỹ tuật. Ta lúc đó gặp khó khăn về cải tiến, sử dụng thì tốt nhưng các hệ thống tự động lúc dó rất khó cải tiến, không như các máy tính hệ Turring-Newman dễ lập trình ngày nay. Hai đợt cải tiến vũ khí đáng nhớ. Đợt đầu năm 1967. Tên lửa SAM-2 (75) là tên lửa đất đối không đầu tiên chiến đấu thật trên thế giới, những trận đầu, thắng rất ròn rã. Mỹ đến năm 1967 Mỹ lần đầu tìm được một phương án khắc chế. Đó là gây nhiễu cho ngòi nổ cảm ứng radio của đầu đạn, có thể do bắt được tên lửa từ Trung Đông, cũng có thể thử nghiệm phát hiện ngay trên Miền Bắc. Một đợt, các tên lửa không nổ, quá tầm tự huỷ. Các chuyên ra Nga không đợi Maskva có giải pháp đã hiệu chỉnh lại, vô hiệu hoá gây nhiễu này. Sau đó là cuộc chiến giữa ta và địch liên tục cho đến cả trong trận 12 ngày đêm. Bên địch tìm mọi cách gây nhiễu và diệt radar ta, ta thì tìm cách khắc chế. Trận 12 ngày đêm có một phát hiện quan trọng hàng đầu với chiến thắng, đó là tìm ra hiện tượng các B-52 khi nghiêng cánh bị lộ, lập tức bố trí lại trận địa. Khi tên lửa đang trên đường đến vị trí mới thì Mỹ đánh đợt nữa, Mỹ khoái trá cho rằng ta hết đạn, thậm chí tung tin cụ Giáp trúng đạn !!!! Khoái trá này của Mỹ đợt sau được chứng minh ngay. Người Mỹ cũng rất công bằng, ba ngày đầu bộ chỉ huy chiến lược liên quân đánh, ba ngày sau là không quân chỉ huy, chia đều thất bại ra cùng hưởng. Các ngày sau đó thì Mỹ đánh cầm chừng đợi lệnh ngưng chiến. Một đợt cải tiến rất quan trọng nữa của SAM-7. Các xạ thủ ngoài chiến trường báo về, rất khó khoá mục tiêu. Nhiều xạ thủ ngắm đến khi hết pin vẫn không bắt được mục tiêu. Có thể đầu dò tầm nhiệt được thiết kế để dùng ở vùng khí hậu lạnh hơn, các máy bay nổi rõ hơn. Cũng có thể các máy bay mới của Mỹ ít phát xạ hồng ngoại hơn. Phản hồi về đến Maskva và phương án cải tiến đầu dò được tiến hành tức khắc. Không hiểu là thay đạn mới hay chỉnh lại đầu dò đạn cũ, nhưng sau đó chiến thuật trực thăng vận phá sản. Kết quả này do cả súng và tên lửa, tên lửa hiệu quả hơn nhưng các chỉ huy và xạ thủ 12,7mm thì nhiều kinh nghiệm hơn, bố trí súng và ngắm bắn bài bản. Trên không có các ace với tiêu chuẩn 5 thắng lợi, nhưng trên đất có những dũng sĩ hạ 17 trực thăng bằng 12,7mm (bác quê Hà Nội). Chỉ những máy bay hiện đại ngày nay, AH-64 và A-10 mới chống lại được thứ súng nhẹ này.
    Sau này, kinh nghiệm được áp dụng ở Apganistan theo chiều ngược lại. Sau khi 22 chiếc SU-25 đời đầu bị bắn hạ, các SU được cải tiến. Động cơ R-95 tăng tỷ lệ bypass từ không đáng kể (chỉ để làm mát ổ đỡ và trục) đến trên 1, chính thức biến nó từ turbojet thành động cơ turbofan R-195 (đây là những động cơ cải tiến từ R-13 của MIG-21 cắt đi đốt đít. R-11 có các hậu duệ là R-13, R-25 giống hệt chỉ thay vật liệu mới. Các anh em gần là R-95, F-195 và R-33 cho máy bay chống tăng). Khí làm mát đi qua máy nén áp thấp, dẫn bên trong trục rỗng, thổi thẳng vào luồng khí qua buồng đốt, làm nguội tức khắc luồng khí nóng. Nhiệt độ khí thoát hạ từ 600 độ C xuống còn dưới 200 độ C. Đồng thời, giáp máy bay được tăng cường một yếm giữa hai động cơ, các thùng dầu được ngăn cách và điền đầy khí trơ dập lửa. Không một máy bay SU-25 nào rơi sau đó, kể cả khi trúng đạn không đối không từ F-16 Pakistan. Ở Checchen, SU-25 rơi 5 cái, hầu hết do lỗi kỹ thuật.
    Nhiều người biện hộ cho việc Mỹ thua trên chiến trường miền Bắc (Ta bảo trên 3 ngàn, Mỹ ít hơn tí xíu, mọt con số máy bay rơi khổng lồ). Một lập luận của họ là Mỹ kiêng đánh vào các trung tâm phòng không do lo đánh phải chuyên gia Nga Tầu ??? Trong chiến tranh giết nhau mà còn kiêng ??? Thực tế thì các phi công Nga cũng đã từng ngồi trên máy bay tham gia bắn hạ Mỹ, các phi công Tầu và Triều Tiên thì hy sinh đáng kể. Các trận địa radar và tên lửa bị đánh ác liệt. Thông thường, khi phát hiện tên lửa chống phát xạ đến gần, trạm radar được tắt tín hiệu, nhưng như thế mất quả đạn và mất chiến công. Một phương pháp lúc đó là chiếu chùm sóng thấp vào một vùng đất gần đó, lừa tên lửa. Các trắc thủ dũng cảm chỉ tắt radar thời gian ngắn. Một trận hiệp đồng xuất sắc ở Sơn Tây ngay những ngày đầu dùng tên lửa (hình như vẫn do chuyên gia bắn). Ngày hôm trước, tên lửa từ đây bắn hạ các F, hôm sau, các máy bay trinh sát chụp rõ tên lửa ở đó, thật ra đó là các ra-cót, nick name của mục tiêu giả làm bằng cót. Các mục tiêu giả này còn được nhồi đầy bột màu và chất đốt, cháy như thật, lừa các F đến ném bom nơi đã phục kích chu đáo pháo phòng không.
    Nếu đọc hồi ký của Mac, thì sẽ thấy, Mac phản đối tấn công thiếu suy nghĩ vào các trận địa phòng không mạnh để tránh thương vong cho máy bay. Do lúc đó chưa có thiết bị không đối đất tầm xa chính xác, các máy bay buộc phải ném bom bổ nhaò. Nếu tấn công trận địa phòng không thì đây là động tác lao thẳng vào họng súng ở độ cao và tốc độ thấp. Không chỉ các trận địa phòng không mà các đầu cầu cũng vậy. Để bổ nhào cây cầu hẹp , buộc phải dùng hướng cố định dọc cầu, do đó các đầu cầu quan trọng như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hàm Rồng là những nơi ghi nhiều chiến công nhất của súng phòng không và cả MIG-17. Chỉ đến cuối chiến tranh phá hoại miền Bắc, xuất hiện bom lượn điều khiển laser thì cầu Hàm Rồng mới sập. Cũng còn đỡ thương vong cho Mỹ, các pháo 23mm dẫn bắn radar đến muộn. Cũng cực kỳ may mắn cho Mỹ, 12 ngày cuối cùng ta không dỡ được SAM-3 lên bờ. Nếu không thì các vũ khí dẫn bắn mới chưa kịp nghiên cứu gây nhiễu sẽ đánh đòn mạnh nữa. Có lẽ việc này là kết quả của Tầu-Mỹ năm 1972, nếu không ta chỉ cần dỡ hàng ở một cảng nhỏ của Tầu là được.
    Người chỉ huy đơn vị phòng không Nam Tư thực hiện nghiêm ngặt kinh nghiệm Việt Nam. Ông có 200 lính được huấn luyện lỹ càng, một phần trong đó chỉ chuyên lo tim vị trí và xây dựng trận địa mới. Các đơn vị lẻ di chuyển liên tục và chỉ phát xạ trong thời gian ngắn hiệu quả nhất. Đồng thời, việc sử dụng bước sóng dài cỡ dm cũng vô hiệu hoá tàng hình. Bước sóng dài được phương tây coi là đồ cổ lỗ do thiếu chính xác. Nhưng nó có nhiều ưu điểm, tầm xa và chống tàng hình. Sử dụng bước sóng này bằng các máy tính mạnh tăng chính xác và kết hợp bước sóng cm là ưu thế của các đài radar Nga. Như thế cũng chưa làm chiếc F-117 tuyệt mật rơi, do radar chỉ phát hiện ra một vậy thể chứ chưa phân loại được vật thể đó, do mẫu radar của F-117A vẫn tuyệt mật. Nhưng khổ thân cái con na già này lại đi lại 4 lần cùng một con đường. Như vậy, mất chiếc F-117A chỉ là chuyện nhỏ, mất mẫu radar đó mới là chuyện lớn. Ngày nay, trong số các máy bay tấn công mặt đất Mỹ duy nhất có một chú ký hiệu F (F=fighter=không chiến), còn đâu toàn là A (tấn công mặt đất). Tức là, chim ưng nổi tiếng một thời bị xếp vào ở lẫn với gà vịt. (Ự, khổ thân quá.)
    Ngay sau khi chiếc ẠH-64 bị một nông dẫn bắn hạ ở Iraq (nó còn nguyên, hạ cánh khẩn cấp được, viên đạn nhỏ do thánh Ala dẫn đường chui đúng vào một bộ phận ở ổ cánh quạt đuôi), ngày hôm sau Tuất đã thấy chiếc máy bay bị cắt béng radar trên nóc cánh quạt, chắc đã lên đường đi Maskva lấu mẫu tín hiệu. Xác chiếc máy bay được đưa về Bađha nhưng đã cháy trụi.
    Đây là Iraq, chứ ở Triều Tiên thì 2000 lính Tầu khênh khẩn cấp chiếc F-86 hạ cánh ở bờ biển, các máy bay Mỹ lập tức đuổi theo đoàn xe, nhưng từng chặng có các hầm ngầm đã đem được của quý về đến Maskva. Thậm chí ngay trên căn cứ không quân tiền tuyến, tác giả của chiến công rút khẩn cấp các dung dịch trong máy bay đem bảo quản, trong đó có hệ thống trợ lực dầu đỏ, một ưu thế của những F-86 đời sau, có mặt cuối chiến tranh. Đây là một trong số những F-86 bị bắt sống, nằm trong chương trình đặc biệt bắt sống F-86 của những phi công ưu tú nhất. Người thực hiện chiến công này là trung đoàn trưởng, Anh hùng Liên Xô, ace khét tiếng. Ông ban đầu phản đối chương trình đặc biệt kỳ thú này do quá khó, nhưng lại là người thực hiện được đầu tiên.
  2. BAOLEO

    BAOLEO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Tớ đã đưa hết số liệu không quân VN bắn rơi không quân Mỹ. Lần này là số liệu không quân Mỹ bắn rơi quân ta.
    Thời gian/Không đoàn Mỹ/Loại máy bay Mỹ tham chiến/Tên phi công Mỹ/Hoa tiêu Mỹ/Vũ khí sử dụng/Loại máy bay VN bị bắn rơi
    4Apr65/355/F-105D/Bennet/ /20mm/MiG-17
    4Apr65/355/F-105D/Magnusson/ /20mm/MiG-17
    4Apr65/ /F-100D/Kilgus/ /20mm/MiG-17
    17Jun65/VF-21/F-4B/L. Page/J. Smith Jr./AIM-7/MiG-17
    17Jun65/VF-21/F-4B/J.Batson Jr./R. Doremus/AIM-7/MiG-17
    17Jun65/VF-21/F-4B/J.Batson Jr./R. Doremus/AIM-7/MiG-17
    20Jun65/VA-25/A-1H/C.Johnson/ /20mm/MiG-17 (cùng tham gia với máy bay khác)
    20Jun65/VA-25/A-1H/C.Hartman III/ /20mm*/MiG-17 (cùng tham gia với máy bay khác)
    10Jul65/45/2 AD/F-4C/T. Roberts/R.Anderson/AIM-9/MiG-17
    10Jul65/45/2 AD/F-4C/K.Hokombe/A.Clark/AIM-9/MiG-17
    20Jul65/ /F-4/Kari/Briggs/ /MiG-17
    6Oct65/VF-151/F-4B/D.MacIntyre/A.Johnson/AIM-7D/MiG-17
    14Oct65/36/644/F-105D/Shuler/ / /MiG-17
    23Apr66/555/8 TFW/F-4C/M. Cameron/R. Evans/AIM-9/MiG-17
    23Apr66/555/8 TFW/F-4C/R. Blake/S.W. George/AIM-9/MiG-17
    26Apr66/480/35 TFW/F-4C/P. Gilmore/W. Smith/AIM-9/MiG-21
    26Apr66/555/8 TFW/F-4C/W. Dowell/H. Gossard/AIM-9/MiG-17
    30Apr66/555/8 TFW/F-4C/L. Godberg/G. Harfgrave/AIM-9/MiG-17
    12May66/555/8 TFW/F-4C/W. Dudley/I.Kringelis/AIM-9/MiG-17
    12Jun66/VF-211/F-8E/H.Marr/ /AIM-9D/MiG-17
    14Jun66/VF-142/F-4B/T.Rodger/D.Vermilyea/AIM-7D/An-2
    14Jun66/VF-143/F-4B/J.Tibbs/H.Trupp/AIM-7D/An-2
    21Jun66/VF-211/F-8E/E.Chancy/ /20mm/MiG-17
    21Jun66/VF-211/F-8E/P.Vampatella/ /AIM-9D/MiG-17
    29Jun66/421/388 TFW/F-105D/F.Tracy/ /20mm/MiG-17
    13Jul66/VF-161/F-4B/W.McGuigan/R.Fowler/AIM-9D/MiG-17
    14Jul66/480/35 TFW/F-4C/W. Swendner/D. Buttlell Jr./AIM-9/MiG-21
    14Jul66/480/35 TFW/F-4C/R. Martin/R. Krieps/AIM-9/MiG-21
    18Aug66/34/388 TFW/F-105D/K. Blank/ /20mm/MiG-17
    16Sep66/555/8 TFW/F-4C/J. Jameson/D. Rose/AIM-9/MiG-17
    21Sep66/421/388 TFW/F-105D/K. Richter/ /20mm/MiG-17
    21Sep66/333/355 TFW/F-105D/F. Wilson/ /20mm/MiG-17
    9Oct66/VF-162/F-8E/R. Bellinger/ /AIM-9/MiG-21
    9Oct66/VA-176/A-1H/W. Patton/ /20mm/MiG-17
    5Nov66/480/35 TFW/F-4C/J. Tuck/J. Rabeni Jr./AIM-7/MiG-21
    5Nov66/480/35 TFW/F-4C/W. Latham Jr./K. Klause/AIM-9/MiG-21
    4Dec66/469/388 TFW/F-105D/R. Dickey/ /20mm/MiG-17
    20Dec66/VF-114/F-4B/H.Wisely/D.Jordan/AIM-7E/An-2
    20Dec66/VF-213/F-4B/D.McRae/D.Nichols/AIM-7E/An-2
    2Jan67/555/8 TFW/F-4C/R. Wetterhahn/J. Sharp/AIM-7/MiG-21
    2Jan67/555/8 TFW/F-4C/W. Radeker II/J. Murray III/AIM-9/MiG-21
    2Jan67/555/8 TFW/F-4C/R. Olds/C. Clifton/AIM-9/MiG-21
    2Jan67/555/8 TFW/F-4C/E. Raspberry/R. Western/AIM-9 /MiG-21
    2Jan67/433/8 TFW/F-4C/P. Combies/L. Dutton/AIM-7/MiG-21
    2Jan67/433/8 TFW/F-4C/J. Stone/C. Dunnegan/AIM-7/MiG-21
    2Jan67/433/8 TFW/F-4C/L. Glynn Jr./L. Cary/AIM-7/MiG-21
    6Jan67/555/8 TFW/F-4C/R. Pascoe/N. Wells/AIM-7/MiG-21
    6Jan67/555/8 TFW/F-4C/T. Hirsch/R. Strasswimer/AIM-7/MiG-21
    10Mar67/354/355 TFW/F-105D/M. Brestel/ /20mm/MiG-17
    10Mar67/354/355 TFW/F-105D/M. Brestel/ /20mm/MiG-17
    26Mar67/333/355 TFW/F-105D/R. Scott/ /20mm/MiG-17
    19Apr67/354/355 TFW/F-105D/J. Hunt/ /20mm/MiG-17
    19Apr67/357/355 TFW/F-105D/H. Johnson/ /20mm/MiG-17
    19Apr67/357/355 TFW/F-105D/L. Thorsness/ /20mm/MiG-17
    19Apr67/354/355 TFW/F-105D/F. Tolman/ /20mm/MiG-17
    19Apr67/354/355 TFW/F-105D/W. Eskew/ /20mm/MiG-17
    23Apr67/389/366 TFW/F-4C/R. Anderson/F. Kjer/AIM-7/MiG-21
    24Apr67/VF-114/F-4B/C. Southwick/J. Laing/AIM-9B/MiG-17
    24Apr67/VF-114/F-4B/D. Wisely/G. Anderson/AIM-9D/MiG-17
    26Apr67/389/366 TFW/F-4C/R. Moore/J. Sears/AIM-7/MiG-21
    28Apr67/357/355 TFW/F-105D/A. Dennis/ /20mm/MiG-17
    28Apr67/357/355 TFW/F-105D/H. Higgins/ /20mm/MiG-17
    30Apr67/333/355 TFW/F-105D/T. Lesan/ /20mm/MiG-17
    1May67/VF-211/F-8E/M. Wright/ /AIM-9D/MiG-17
    1May67/390/366 TFW/F-4C/R. Dilger/M. Thies/ /MiG-17
    1May67/VA-76/A-4C/T. Swartz/ /Zuni Rocket/MiG-17
    4May67/555/8 TFW/F-4C/R. Olds/W. Lafever/AIM-9/MiG-21
    12May67/333/355 TFW/F-105D/J. Suzanne/ /20mm/MiG-17
    13May67/333/355 TFW/F-105D/C. Osborne/ /AIM-9/MiG-17
    13May67/333/355 TFW/F-105D/R. Rilling/ /AIM-9/MiG-17
    13May67/44/388 TFW/F-105D/M. Seaver Jr./ /20mm/MiG-17
    13May67/354/355 TFW/F-105D/C. Couch/ /20mm/MiG-17
    13May67/354/355 TFW/F-105D/P. Gast/ /20mm/MiG-17
    13May67/433/8 TFW/F-4C/W. Kirk/S. Wayne/AIM-9/MiG-17
    13May67/433/8 TFW/F-4C/F. Haeffner/M. Bever/AIM-7/MiG-17
    14May67/480/366 TFW/F-4C/J. Hargrove Jr./S. Demuth/20mm/MiG-17
    14May67/480/366 TFW/F-4C/J. Craig/J. Talley/20mm/MiG-17
    14May67/480/366 TFW/F-4C/S. Bakke/R. Lambert/AIM-7/MiG-17
    19May67/VF-211/F-8E/P. Speer/ /AIM-9D/MiG-17
    19May67/VF-211/F-8E/J. Shea/ /AIM-9D/MiG-17
    19May67/VF-24/F-8C/B. Lee/ /AIM-9D/MiG-17
    19May67/VF-24/F-8C/P. Wood/ /AIM-9D/MiG-17
    20May67/389/366 TFW/F-4C/R. Titus/M. Zimmer/AIM-7/MiG-21
    20May67/389/366 TFW/F-4C/R. Janca/W. Roberts/AIM-9/MiG-21
    20May67/433/8 TFW/F-4C/J. Pardo/S. Wayne/AIM-9/MiG-17
    20May67/433/8 TFW/F-4C/R. Olds/S. Crocker/AIM-7/MiG-17
    20May67/433/8 TFW/F-4C/P. Combies/D. Lafferty/AIM-9/MiG-17
    20May67/433/8 TFW/F-4C/R. Olds/S. Crocker/AIM-9/MiG-17
    22May67/389/366 TFW/F-4C/R. Titus/M. Zimmer/AIM-9/MiG-21
    22May67/39/366 TFW/F-4C/R. Titus/M. Zimmer/20mm/MiG-21
    3Jun67/13/388 TFW/F-105D/R. Kuster Jr./ /20mm/MiG-17
    3Jun67/469/388 TFW/F-105D/L. Wiggins/ /AIM-9/MiG-17
    5Jun67/555/8 TFW/F-4C/E. Raspberry/F. Gullick/AIM-7/MiG-17
    5Jun67/480/366 TFW/F-4C/D. Priester/J. Pankhurst/20mm/MiG-17
    5Jun67/555/8 TFW/F-4C/R. Pascoe/N. Wells/AIM-9/MiG-17
    13Jun66/USN/F-4B/?/?/AIM-9/MiG-17
    21Jul67/VF-24/F-8C/M. Isaacs/ /AIM-9/MiG-17
    21Jul67/VF-24/F-8C/R. Kirkwood/ /20mm/MiG-17
    21Jul67/VF-211/F-8E/R. Hubbard/ /20mm/MiG-17
    21Jul67/VF-24/F-8E/P.Dempewolf/ /20mm/MiG-17
    10Aug67/VF-142/F-4B/G. Freeborn/R. Elliot/AIM-9/MiG-21
    10Aug67/VF-142/F-4B/R. Davis/G. Ellie/AIM-9/MiG-21
    23Aug67/34/388 TFW/F-105D/D. Waldrop III/ /20mm/MiG-17
    21Sep67/VF-161/F-4B/D.Brent/M.Peinemann/AIM-9/MiG-17
    18Oct67/333/355 TFW/F-105D/D. Russell/ /20mm/MiG-17
    24Oct67/433/8 TFW/F-4D/W. Kirk/T. Bongartz/20mm/MiG-21
    24Oct67/433/8 TFW/F-4D/W. Kirk/T. Bongartz/20mm/MiG-21
    26Oct67/555/8 TFW/F-4D/J. Longeman Jr./J. McCoy/AIM-7/MiG-21
    26Oct67/555/8 TFW/F-4D/W. Gordon III/J. Monsees/AIM-7/MiG-17
    26Oct67/555/8 TFW/F-4D/L. Cobb/A. Lavoy/AIM-4/MiG-17
    26Oct67/VF-143/F-4B/R. Hickey Jr./J. Morris/AIM-7/MiG-21
    27Oct67/354/355 TFW/F-105D/G. Basel/ /20mm/MiG-17
    30Oct67/VF-142/F-4B/E. Lund/J. Borst/AIM-7E/MiG-17
    30Oct67/VF-142/F-4B/E.Lund/J.Borst/AIM-9/F-4B (máy bay Mỹ bắn nhầm nhau)
    6Nov67/435/8 TFW/F-4D/D. Simmonds/G. McKinney Jr./20mm/MiG-17
    14Dec67/VF-162/F-8E/R. Wyman/ /AIM-9D/MiG-17
    17Dec67/13TFS/432TFW/F-4D/D.Baker (USMC)/J.Ryan Jr./AIM-4/MiG-17
    19Dec67/435TFS/8TFW/F-4D/J.Moore/G.McKinney Jr./20mm/MiG-17
    19Dec67/357TFS/355TFW/F-105E/P.Drew/W.Wheeler/20mm/MiG-17
    19Dec67/333TFS/355 TFW/F-105F/W.Dalton/J.Graham/20mm/MiG-17
    19Dec67/VF-151/F-4B/D.Clower/W.Estes/AIM-7/MiG-17
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0

    Theo cuốn Lịch sử Quân chủng Không quân, một bài hồi ký cá nhân của một phi công in trên báo Quân đội cỡ năm 90, và cuốn Đọ cánh với B52 của sỹ quan dẫn đường Lê Thành Chơn, tháng 03 năm 1972, lần đầu tiên ta cho Mig-21 dùng tên lửa ngắm bắn bằng radar bắn hạ thành công một chiếc không người lái.
    Trước đó, ngày 09/03/71 khi tìm cách bắn một chiếc không người lái khác, phi công số 2 đã khoá radar nhầm vào số 1 chứ không phải là chiếc KNL phía trước khiến cho phi công số 1 Lương Đức Trường hi sinh.
    Chiếc Mig-21 F196, loại mà Phạm Tuân dùng để bắn rơi chiếc B-52 đầu tiên có trang bị loại tên lửa này. Ra bảo tàng không quân đường Trường Chinh có thể thấy 2 quả ngoài cùng là tên lửa tìm nhiệt, 2 quả bên trong là 2 quả dùng radar.
    Chiếc Mig-21 của Vũ Xuân Thiều là loại F194 thì không có.
  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Đấy là trường hợp bắn của phi công Lê Hải chứ không phải Nguyễn Văn Bảy. Chú đọc lại hồi ký của Lê Hải ở mục Phi công tiêm kích đi để khỏi phải lo kqndvn bốc phét.
    Chú ít tuổi mà ăn nói hỗn quá.
  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Theo cuốn Ký sự Quân chủng phòng không - không quân tập 2 thì thằng phi công anh hùng Mỹ James Carler bị Nguyễn Biên và Võ Văn Mẫn bắn hạ đã từng hạ nhiều Mig-17 ở Triều tiên nên hắn rất tin vào chiếc "búa đanh" F-105. Hắn đã chủ động kéo đồng đội F-105 đi tìm diệt Mig-17.
  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Tôi nói theo logic chứ tôi không nói theo sĩ diện "quân ta" thì phải thế này thế kia.

    Đi ném bom vào khu hoả lực thì đến không quân Mỹ còn rụng nữa là VNCH. KQNDVN đi ném bom vào miền nam thì cũng vậy thôi.
    Nói về lực lượng đi ném bom của KQ ta thì chỉ có số trận đánh trên đầu ngón tay.
    Trong cả cuộc chiến tranh, không quân ta vượt giới tuyến đi ném bom đúng có một lần duy nhất là Mậu Thân 1968. Ta dùng IL-14 cải tạo để ném bom. Chỉ sau đúng 1 tuần thì chỉ còn một chiếc nguyên vẹn trở về do thời tiết xấu và bay đêm không tìm được mục tiêu phải quay về với nguyên vẹn bom (nhưng phải thả huỷ ở Sơn tây trước khi hạ cánh để tránh nguy hiểm), 1 chiếc khác bị bắn hỏng phải hạ cánh khẩn cấp xuống Thanh hoá, còn lại toàn bộ các tổ bay bị bắn rơi mất tích đến nay mới tìm được xác 2 chiếc giữa năm 2005 (sau gần 40 năm). Tổng số phi công hi sinh mất tích lên đến hàng chục chiến sỹ, trong đó có anh hùng ? Ba (nhưng mãi đến tận năm 1998 mới lần đầu tiên công bố nhân kỷ niệm 30 năm trận đánh. Đọc báo Sự kiện nhân chứng 1998 và Thế giới mới tháng 8/2005).
    An-2 đi ném bom bên Lào đúng một lần thì cũng hi sinh 2 tổ bay trong đó có anh hùng Phan Như Cẩn. Trong Văn Nghệ quân đội có hồi ký của một cựu chiến binh Thanh hoá nhan đề Bây giờ anh đang ở đâu. Chuyện kể An-2 của ta đi đánh tàu biệt kích bị địch bắn trả làm phi công thương nặng phải hạ cánh khẩn cấp xuống bãi cát bờ biển Thanh hoá. Bác cựu chiến binh này đã cùng dân quân và bà con kéo phi công ra khỏi máy bay đem đi cứu chữa và đồng thời cất giấu chiếc An-2 cho Quân chủng KQ về sau đến thu hồi.
    Cả một trung đoàn ném bom IL-28 của ta thành lập gần chục năm không bao giờ được lệnh đánh ở chiến trường B vì ai cũng biết việc đó không logic. Thậm chí ý định bay cùng tàu hải quân bảo vệ biển cũng không thực hiện được. Phải dùng Mig-17 để đi ném bom tàu chiến Mỹ. Chỉ có một lần duy nhất IL-28 tác chiến là sang ném bom theo yêu cầu của Lào tháng 10/72 là khi đã gần kết thúc Vietnam Air war, ở nơi không có phòng không, và mang tính bất ngờ, không bao giờ cho IL-28 bay lại. Sau khi Mỹ đã rút hết ta cũng không hề có ý định đưa IL-28 vào đánh trong nam.
    Như vậy là Không quân ta hay VNCH hay Mỹ đi ném bom đều chịu thiệt hại nặng cả. Nhìn vào số liệu trên thì ta thiệt hại rất nặng, mỗi lần đi ném bom đều thiệt hại ít nhất một nửa lực lượng. Và ta cũng không mạo hiểm lặp lại.
    Đây là vấn đề logic chứ không phải vấn đề ta giỏi ta dũng cảm là đi đánh được. Anh có muốn nhưng điều kiện không cho phép thì cũng phải thôi.
  7. msft

    msft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    Tớ có hỏi các bác Không Quân VNCH là tại sao khi xưa Không Quân miền Nam không ra bomb miền Bắc như Không Quân Mỹ. Các bác Không Quân VNCH cho biết là những máy bay F người Mỹ giao cho KQ VNCH đều không có bình xăng phụ và cũng Không có C 135 tiếp tế xăng. Trong trận chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 01 năm 1974 Không Quân VNCH cũng không thể không yểm mặt trận Hoàng Sa vì nếu bay tới nơi thì cũng không thể quay về vì thiếu xăng. Những năm 1964-1965 khi KQ VNCH (Nguyễn Cao Kỳ , Phạm Phú Quốc) bay ra miền Bắc bỏ bomb thì cùng lắm chỉ bay đến Đồng Hới hay Vinh là phải bay về mà thôi.
    Không riêng vì bên Không Quân, bên Hải Quân cũng thế. Khi người Mỹ bàn giao một tàu chiến nào thì những cơ phận quan trọng của tàu cũng bị tháo gở bớt.
  8. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    không cần dùng hay không dùng được thì Mỹ nó lấy lại bớt đồ, thế thôi, nếu KQVNCH mà đủ sức đánh bom Miền Bắc thay cho Mỹ thì Mỹ nó sẽ trang bị cho, nó còn mừng nữa là! Với lực lượng không quân đông thứ 4 thế giới như VNCH thì ít ra cũng làm được nhiều hơn là ném bom MB 3 tháng! Cứ công nhận là không đánh nổi đi cho xong chứ lại còn bảo là không có bình xăng phụ!
    À mà chuyện bình xăng phụ này hình như Miền Bắc cũng có chuyện nghiên cứu lắp bình xăng phụ hay là chế tạo bình xăng phụ cho 1 máy bay nào đấy thì phải!
    Được cavalry sửa chữa / chuyển vào 14:22 ngày 03/01/2006
  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Chú đã không biết gì thì đừng có nói. Không có cái kiểu logic ta cái gì cũng nhất, cũng làm được còn địch thì ngu dốt trâu bò đâu.
    KQ bên kia chỉ được tăng cường máy bay sau khi Mỹ rút đi năm 73. Lúc đó Mỹ tổng động viên F-5 từ các nước đồng minh sang hỗ trợ cho VNCH (lấy từ kho của Iran, Hàn quốc, Đài loan). Trước đó thì KQVNCH số lượng tiêm kích cũng rất hạn chế thôi, còn toàn là A-1. Sau 73, KQ Việt nam CH đứng thứ 4 thế giới về số lượng máy bay nhưng một phần quan trọng bởi số lượng trực thăng mà họ sử dụng, chứ còn các phi đoàn tiêm kích F-5 thì số lượng máy bay cũng chỉ như miền Bắc thôi.
    Trước kia thì Mỹ đảm nhận đánh phá phía bắc vì lấy cớ ta đánh tàu Madox. Mỹ muốn giữ hình ảnh chính phủ VNCH yêu hoà bình nên không cho miền nam đưa quân đánh ra miền Bắc. Và thực tế chưa bao giờ chủ lực VNCH đánh ra bắc vĩ tuyến 17 cả. Chỉ có thả do thám bằng C-47 mà thôi.
    Lúc Mỹ rút đi thì Hiệp định Paris ký ngày 27/1/73 là hiệp định đình chiến nên không có chuyện không quân hai bên sang ném bom lẫn nhau đâu.
    Đấy là về chính trị, còn về mặt kỹ thuật cũng là cản trở lớn.
    Loại F-5 và A-37 tải trọng hữu ích đã ít mà lại đeo thêm mấy thùng dầu phụ vào thì lấy đâu ra tải trọng cho vũ khí nữa?
    Tổng tải trọng cất cánh của anh chỉ có thế, khi mang tối đa vũ khí thì phải mang bớt dầu, tầm chiến đấu của nó có mỗi 300km. Với con số ít ỏi để du di này thì chỉ cần một lần cơ động tránh SAM-2/7 phải tăng lực thôi là chưa chắc đã đủ dầu quay về nếu đánh sâu qua vĩ tuyến.
    Còn nếu bớt vũ khí mang tối đa dầu để có thể bay xa >800km thì lại chỉ mang được mỗi 2 quả bom 250kg. Bay tận 800 km đường để ném mỗi 2 quả bom thì có đáng không? Nếu hàng ngày cứ bay thế thì ai mà chịu nổi chi phí. Còn nếu không chiến mà mang tối đa dầu và chỉ 2 quả AIM-9 thì tầm chiến đấu tối đa cũng chỉ >900km. Thông số của thằng A-37 cũng không khá hơn http://www.globalaircraft.org/planes/a-37_dragonfly.pl
    Nhưng đấy là bay tuần phòng tốc độ và độ cao ổn định và đường bay tương đối thẳng thì mới được thế. Nếu đã gặp máy bay địch chặn kích mà phải vứt thùng dầu phụ + đánh võng + bổ nhào rồi lại bật tăng lực kéo cao thì dầu tốn rất nhanh, máy bay chỉ bay được một nửa khoảng đó thôi.
    Thế nhưng, không ai bay đến mục tiêu ném bom bằng đường thẳng kẻ từ sân bay cả. Làm thế thì đương nhiên sẽ bị bắt bài và trên đường gặp hàng loạt ổ phòng không thế nào cũng phải cơ động tránh. Muốn đi ném bom thì phải kẻ một đường bay qua hàng loạt địa vật làm điểm kiểm tra, phải bay thấp dấu mình (mà bay thấp thì cực tốn dầu), rồi lại phải đi lòng vòng né tránh các trạm phòng không và chọn hướng đột kích bất ngờ, rồi lại phải bay thấp kéo cao bổ nhào rồi lại kéo cao v.v và v.v.
    Thằng F-4 và F-105 có lượng dầu rất lớn + một thùng dầu phụ nữa nhưng để bay từ Thái lan qua đánh thì trước khi vào khu vực tác chiến vẫn phải tiếp dầu thêm một lần và khi bay ra cũng thế, lại phải tiếp dầu trên không thêm một lần nữa, nếu không thì không đủ dầu. Theo cuốn Các cuộc không chiến trên bầu trời Bắc - Việt thì có rất nhiều trường hợp (incidents) phi công trẻ mới tham chiến phải nhảy dù trên đất Lào vì đánh quần với Mig-21 không về kịp khu vực tiếp dầu trên đất Lào.
    Về phần ta cũng gặp hạn chế kỹ thuật tương tự. Mig-17 và Mig-21 tầm chiến đấu thấp.
    Máy bay ta mang thùng dầu phục cất cánh từ Gia Lâm đi đánh địch ở Hàm Rồng Thanh hoá (đã đến 200km đâu) hay từ Nội bài + Kép + Yên bái đi phục kích EB-66 ở Tuyên Quang hay Mộc Châu đã là đi đánh xa (Lê Thành Chơn). Tuyệt đại đa số các trận đánh xuất phát từ Nội bài và Gia Lâm chỉ sang đến đất Hà Sơn Bình, Thái Nguyên, và Hà Nam Ninh là hết. Trận Mig-21 đuổi đánh Không người lái ra đến biển thì lúc quay về phải nhảy dù vì không còn dầu. Anh hùng Nguyễn Văn Cốc trong một trận đánh cũng phải nhảy dù vì hết dầu.
    Những năm ta đánh Trung quốc ở Trường sa và Hoàng Sa Mig-21 thì chắc chắn không ra tới rồi. Phải xin viện trợ Su-17 và Su-22 (trong sách Không quân của ta gọi là máy bay S-52 và S-55 / hay là S-50 và S-52 gì đấy lâu quá quên mất). Nhưng Su-22 ra đấy cũng rất rủi ro, chỉ được làm một vòng lượn thôi chứ không được làm vòng thứ 2 vì lượng dầu du di rất ít. Bay thẳng ra đấy rồi bay thẳng về luôn chứ không phải là ra đấy rồi lượn trên khu chờ tuần phòng, cảnh giới chục phút mới về đâu. Chú đừng cãi tôi cái này vì thằng anh tôi là phi công Su-22 đi tuần phòng Trường Sa đấy.
    Chuyện cải tiến bình xăng thực ra chỉ là dùng nguyên bình xăng được viện trợ từ Trung quốc, Liên xô, sau đó tìm cách gá lắp thiết bị của loại này cho loại khác. Ta không tự sản xuất được thùng dầu phụ. Kể cả đến bây giờ ta cũng không làm được.
    Bổ sung thêm số liệu về tầm tác chiến của F-5
    Tham khảo về tầm của F-5
    www.fas.org:
    F-5:
    Combat radius with maximum payload -- 195 miles
    Combat radius with maximum fuel and two 530-pound bombs 558 miles. with maximum fuel -- 1543 miles
    Combat radius with maximum fuel and 2 Sidewinder missiles -- 656 miles.
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 02:54 ngày 04/01/2006
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Bác kqndvn cực kỳ giỏi giang thông minh. Nên mới chê bai "chú không biết gì". Những người thiếu suy nghĩ thì hay nổi nóng, vì không tìm được giải pháp nào hay hơn nổi nóng chửi càn. Người khôn thì chửi thô nhưng không càn. Những người thiếu kiến thức thì rất thích quảng cáo và những thể loại thơ văn vần dễ thuộc. Bác kqndvn hết sức kiên trì bảo vệ những lập luận dạng như thay đổi khối lượng..... đến bi giờ bác vẫn không hiểu tại sao người ta không thay đổi khối lượng để chịu G, tại sao bọn học sinh lớp sáu cứ kiện bác là không nên thay đổi khối lượng. Nhưng thôi, không thể cấm các cháu bé tè bậy.
    Với một lực lượng không quân đứng thứ 3 thứ 4 thế giới, không có lý do gì để bớt đi vài chục chiếc máy bay hỗ trợ tiền tuyến đổi lấy máy bay không chiến. Việc thiếu hoàn toàn tính không chiến là một quái dị khi phát triển lực lượng mà một sĩ quan cấp thấp nhất cũng biết là không được phép. Nó như việc một lực sĩ cực kỳ khoẻ mạnh, chiến thắng mọi thứ nhưng với một điều kiện rất dở hơi nào đó, ví dụ như đối phương không được phát âm chẳng hạn. Chúng ta đã ném bom Tân Sơn Nhất dễ dàng. Lúc đó, chỉ một vài tháng diễn biến quá nhanh, ta chưa kịp đem phòng không không quân và xây dựng các căn cứ. Nếu quân Nguỵ cầm cự được nửa năm nữa, thì điều chắc chắn là quân ta đem MIG vào.
    Tại sao có điều quái gở là một không quân có trang thiết bị thứ 4 thế giới lại không bao giờ không chiến ???
    Bác kqndvn thì giải thích rất đơn giản, bay 800km để ném hai quả bom có gì đáng không. Đối với bác thay đổi khối lượng thì không thể giải thích được cho bác hiểu, nhưng đối với các bác, Tuất nói thế này, hai quả bom rơi vào đầu đối phương rất quý. TU-16 chẳng hạn, với phiên bản chống hạm, tầm xa hàng ngàn km, , tổ lái 5 người, trọng lượng cất cánh gần 90 tấn, nhưng chỉ mang được 2 tên lửa chống hạm, khối lượng thuốc nổ hữu ích đến được mục tiêu chỉ là 600kg hay 1 tấn tuỳ loại tên lửa. Cũng đừng nói điều đó lạc hậu, nước Trung Quốc ngày nay giàu có và trình độ khoa học kỹ thuật cao hơn nhiều nguỵ quân Sài Gòn, nhưng hôm nay vẫn dùng cách đó làm máy bay ném bom chủ lực của họ.
    Ngay cả, một không quân trong chiến tranh lâu dài mà không bao giờ không chiến đã là một điều quái gở.
    Ngay cả chúng ta, không xây dựng lực lượng tấn công mặt đất nhưng cũng ném bom, cũng ném bom tầm xa, năm 1968 và hạm đội 7. Rồi căn radar của Mỹ bên Lào.
    Cũng giả sử lúc đó Mỹ thật sự không có máy bay nào viện trợ cho Nguỵ, hay cấm tuyệt đối nguỵ không chiến, thì việc cất cánh ở Lào yểm trợ thả biệt kích, hay đột phá những mục tiêu quan trọng, hay bắn trộm máy bay chở hàng chở khác chở vip....cũng là việc không thể thiếu. Chí ít, cần để phi công biết những ví dụ nhỏ nhất của không chiến.
    Đằng này một cuộc chiến 30 năm, một đội không quân trang bị thứ 4 thế giới mà không bao giờ không chiến. Câu trả lời thì có nhiều, nhưng rốt cuộc các lập luận đều dẫn đến kết luận rằng. Tráng sĩ hùng dũng đó không phải là con người bình thường đầy đủ các bộ phận, sống theo quy luật bình thường, mà đó là một quái thai.
    Ngay cả đợt ông Kỳ ra Bắc. Đó là một điều vô kỷ luật không thể chấp nhận của nhà binh. Càng vũ khí hiện đại, thì từng động tác nhỏ nhất đến chiết thuật đều cần kỷ luật cao. Chỉ ví dụ rất nhỏ thế này, quân Mỹ đang tìm cách gây nhiễu hay đánh lừa hệ phòng không thì ông dẫn đoàn máy bay của ông đến. "Thiếu suy nghĩ" đó thực chất là việc đổi hậu quả lớn của phi công và không quân Nguỵ lấy cái tiếng càn quấy của cá nhân ông Kỳ. Tỷ lệ thương vong cao của đợt ra Bắc đó đã chứng minh.
    Các bác thử xem, nếu là một nhà nước, một quốc gia, một dân tộc bình thường, có điều kiện xây dựng các căn cứ lớn, không bị ném bom trong 30 năm, được viện trợ một lực lượng không quân như thế???. Tất cả bất kỳ mọt nới nào đó trên thế giới, đã đủ điều kiện xây dựng những nhà máy sửa chữa rồi tiến lên chế tạo máy bay, ít ra cũng tự đóng được các máy bay huấn luyện, điều đó đạt tiếng tăm tử tế hơn nhiều cái chuyến ra bắc vô kỷ luật. Inđônêxia chẳng hạn, họ có được viện trợ nhiều đâu.
    Nói chuyện với bác thay đổi khối lượng cự kỳ mệt. Bác làm 30 trang cãi cọ ầm ĩ về một vấn đề rất nhỏ. Tuất bảo đuôi sương tạo ra trong không khí quá bão hoà hơi nước. Có chuyện đơn giản như thế mà bác mất 30 trang để cãi rằng sương đọng trong không khí khô. Bác hết sức lươn lẹo lèo là tìm moiách nhất lớn nhất để lươn lẹo lèo lá bịa đặt. Ví dụ, MIG-21 có tên lửa điều khiển radar. Chúng ta biết rằng, ngày đó máy tính điện tử còn tồi, máy bay bắn tên lửa tầm xa điều khiển radar là những máy bay lớn mang radar lớn. Hai chỗ ngồi để xạ thủ điều khiển tên lửa. Chỉ đến những máy bay sản xuất sau những năm 1970, máy tính mới tự lái hoàn toàn tên lửa. Những quả tên lửa dẫn bắn radar không nhỏ chút nào. Ngay cả những năm 1970, những máy bay nhỏ vẫn phải dùng chảo có điều khiển hướng trực tiếp vào mục tiêu để dẫn đường tên lửa dẫn bắn radar, sau này mới bỏ được cái chảo nhỏ cho mỗi mục tiêu đó đi.
    Tại sao chỉ mỗi mình bác dựng ngược lên chuyện MIG-21 ngày đó dẫn bắn tên lửa radar ??? Có phải bác hạ thấp chiến công chũng ta khi cả thế giới biết rằng chũng ta dùng máy bay cũ, thậm chí quá hạn chiến thắng, bác chứng minh rằng MIG-21 hiện đại hơn F-4???. Hay bác lương lẹo coi như rằng máy bay có radar là dẫn bắn radar ??? MIG-15P đầu những năm 1950 đã có radar, MIG-17 có bắn súng ngắm bằng radar. Bác thừa nhiệt thành và kiên trì văng khắp các topic rằng MIG-21 bắn tên lửa dẫn đường radar, máy bay có radar là dẫn bắn radar.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 04:17 ngày 04/01/2006
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này