1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972 (Phần 1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn, 08/04/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    1 điều tôi muốn nói thêm là trên máy bay cung giử bên phải như lái xe. Thí dư nếu 2 máy bay bay ngượt chiều thì 2 chiếc phải bay qua bên phải để tránh nhau.
    Còn chuyện lái xe như khối theo Anh thì chỉ áp dụng dưới đất thôi.
    Được 929rr sửa chữa / chuyển vào 02:15 ngày 30/04/2005
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Tháng 5/67.
    (Tiếp theo)
    Trong mấy ngày tiếp đó hoạt động có vẻ giảm bớt, nhưng trong ngày 12, 13, 14 đã có những trận không chiến lớn nhất trong chiến tranh cho đến lúc đó.
    Ngày 12 lực lượng ném bom tấn công một doanh trại được bảo vệ mạnh ở Hà đông, lần đầu tiên sử dụng thùng cannon. Một F 105 bắn rơi 1 Mig 17 bằng cannon. F4 của phi đoàn 366 tấn công 5 Mig 17 trong khi bay quần vòng bảo vệ trên khu vực một phi công F 105 nhảy dù. Biên đội trưởng tiếp cận một Mig 17 nhưng cannon tắc nên Mig 17 bay thoát, trong khi 1 F-4 khác bị bắn hạ. Phi công chiếc F 4 này báo có vấn đề động cơ khi một động cơ không thể bật tăng lực; sau đó người ta thấy anh ta bị 2 Mig 17 tóm được từ phía sau.
    Trận không chiến ngày sau đó trên bầu trời ga Vĩnh Yên thậm chí còn lớn hơn. Lần đầu tiên, F 105 ghi bàn bằng AIM 9, bắn rơi 2 Mig 17. F-105 cũng bắn rơi thêm 3 Mig 17 bằng cannon và bắn bị thương 2 chiếc nữa. F-4 chống Mig bắn rơi 2 Mig 17 một bằng AIM 7 và một bằng AIm 9.
    Phi công báo cáo giờ đây Mig 17 đã thay đổi chiến thuật, thiết lập 2 "bánh xe", một ở cao độ thấp, và một ở trên 5000 feet để bẫy máy bay ném bom vào giữa. CHiến thuật không giúp được gì nhiều. 7 Mig rơi và 2 Mig hỏng mà không mất chiếc nào là kết quả tốt nhất cho Mỹ, thậm chí hơn cả chiến dịch Bolo.
    Vào 14/5, F4 của phi đoàn 366 TFW hộ tống F 105 tấn công doanh trài quân đội ở Hà đông 4 dặm tây nam Hà nội đã có gun kill. Phi đội Speedo F4 trang bị cannon bay sau và trên đội hình F105 phát hiện 2 F-105 rời mục tiêu bị bám đuổi bởi 4 Mig 17 (bay theo 2 nhóm 2 chiếc). F 4 ngoặt vào tấn công, số 1 và 2 tấn công cặp Mig bay đầu, số 3 và 4 tấn công cặp Mig bay sau; Mig 17 liền ngoặt vào các đám mây. Khi Số 1và 2 cải bằng, họ thấy thêm khoảng 16 chiếc Mig 17 nữa trong khu vực.
    Số 1 chọn một Mig 17, tấn công bằng AIM 7 - nhưng tên lửa đâm xuống đất - rồi tấn công tiếp bằng cannon nhưng trượt. Mig thoát vào mây. Số 1 lại tấn công một Mig 17 khác, cũng lại như trên - tên lửa đam xuống đất và cannon không trúng.
    F 4 đã ngăn cản Mig 17 tạo đội hình "Bánh xe". Số 1 lại thấy thêm 2 Mig 17 ở bên phải và bay khá chậm. Số 1 tấn một chiếc bằng cannon, bắt đầu bắn từ khoảng 2,500 feets với điểm ngắm đặt xa phía trước Mig, giúp cho luồng đạn sẽ trôi dọc thân Mig khi anh ta lại gần. Khi F 4 đã đến gần, Mig 17 kéo ngoặt gấp hơn nữa; kính chắn gió của F4 hoàn toàn bị che lấp bởi Mig, và số 1 thấy các viên đạn trúng gần buồng lái; lửa bùng lên, và chiếc Mig nổ tung ngay trước mặt. Số 1 và 2 vòng ra để rời khu chiến; họ thấy một Mig 17 nữa ngay trước mũi đang vòng nhẹ sang trái. Số 1 kéo vào đằng sau chiếc Mig và bắn 1 AIM9D từ khoảng 3,500 feet, nhưng tên lửa bay trượt 200 feet phía sau bên dưới Mig. Định tiến công tiếp bằng cannon nhưng hết đạn, được báo còn nhiều Mig nữa, Số 1 và 2 quyết định bay thoát với số dầu còn lại chỉ vừa đủ.
    Trong lúc đó, Số 3 và 4 đang đuổi bám cặp Mig 17 bay sau. Số 3 bắn 1 AIM 7 nhưng tên lửa mất điều khiển. Anh định tấn công tiếp bằng cannon nhưng không bật kịp công tắc chuyển nên để Mig 17 bay thoát vào mây.
    2 F4 này lại thấy thêm 2 Mig 17 nữa, liền kéo vào đuôi chúng; Số 3 bắn 1 Aim 7 nhưng lẫn nữa lại mất điều khiển. F 4 ngoặt ra và tấn công tiếp 3 Mig 17 đang cố gắng thiết lập đội hình "Bánh xe". Một Mig bị tụt lại khá xa hai chiếc kia. F 4 bắn chiếc tụt lại bằng cannon từ 2,500 feet phía sau và ngay lập tức quan sát thấy đạn trúng giữa thân và Mig bắt đầu bùng cháy ở bên phải phía sau. F 4 ngoặt tránh, và Mig nổ tung, lao sầm xuống đất.
    Cùng lúc nó, một phi đội F4 cũng tấn công Mig và bắn rơi 1 chiếc bằng AIM 7, nhưng 2 AIM 7 và 7 AIM 9 khác trượt.
    Hôm đó, AIM 7 bắn trúng 1 trong 7 lần bắn; AIM 9 0-11. Cannon 2:4. Một trong các phi công F4 bắn rơi địch hôm đó bình luận: "Tôi đoan chắc phi công Mig sẽ phải có một cuộc họp về chiến thuật tại Phúc Yên tối nay". [1]
    kqndvn:
    [1] Ý hắn nói là sau khi bị mất quá nhiều Mig, Chỉ huy KQVN sẽ phải họp xem xét lại chiến thuật để đối phó.
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Tháng 5/67.
    (Tiếp theo)
    Trong mấy ngày tiếp đó hoạt động có vẻ giảm bớt, nhưng trong ngày 12, 13, 14 đã có những trận không chiến lớn nhất trong chiến tranh cho đến lúc đó.
    Ngày 12 lực lượng ném bom tấn công một doanh trại được bảo vệ mạnh ở Hà đông, lần đầu tiên sử dụng thùng cannon. Một F 105 bắn rơi 1 Mig 17 bằng cannon. F4 của phi đoàn 366 tấn công 5 Mig 17 trong khi bay quần vòng bảo vệ trên khu vực một phi công F 105 nhảy dù. Biên đội trưởng tiếp cận một Mig 17 nhưng cannon tắc nên Mig 17 bay thoát, trong khi 1 F-4 khác bị bắn hạ. Phi công chiếc F 4 này báo có vấn đề động cơ khi một động cơ không thể bật tăng lực; sau đó người ta thấy anh ta bị 2 Mig 17 tóm được từ phía sau.
    Trận không chiến ngày sau đó trên bầu trời ga Vĩnh Yên thậm chí còn lớn hơn. Lần đầu tiên, F 105 ghi bàn bằng AIM 9, bắn rơi 2 Mig 17. F-105 cũng bắn rơi thêm 3 Mig 17 bằng cannon và bắn bị thương 2 chiếc nữa. F-4 chống Mig bắn rơi 2 Mig 17 một bằng AIM 7 và một bằng AIm 9.
    Phi công báo cáo giờ đây Mig 17 đã thay đổi chiến thuật, thiết lập 2 "bánh xe", một ở cao độ thấp, và một ở trên 5000 feet để bẫy máy bay ném bom vào giữa. CHiến thuật không giúp được gì nhiều. 7 Mig rơi và 2 Mig hỏng mà không mất chiếc nào là kết quả tốt nhất cho Mỹ, thậm chí hơn cả chiến dịch Bolo.
    Vào 14/5, F4 của phi đoàn 366 TFW hộ tống F 105 tấn công doanh trài quân đội ở Hà đông 4 dặm tây nam Hà nội đã có gun kill. Phi đội Speedo F4 trang bị cannon bay sau và trên đội hình F105 phát hiện 2 F-105 rời mục tiêu bị bám đuổi bởi 4 Mig 17 (bay theo 2 nhóm 2 chiếc). F 4 ngoặt vào tấn công, số 1 và 2 tấn công cặp Mig bay đầu, số 3 và 4 tấn công cặp Mig bay sau; Mig 17 liền ngoặt vào các đám mây. Khi Số 1và 2 cải bằng, họ thấy thêm khoảng 16 chiếc Mig 17 nữa trong khu vực.
    Số 1 chọn một Mig 17, tấn công bằng AIM 7 - nhưng tên lửa đâm xuống đất - rồi tấn công tiếp bằng cannon nhưng trượt. Mig thoát vào mây. Số 1 lại tấn công một Mig 17 khác, cũng lại như trên - tên lửa đam xuống đất và cannon không trúng.
    F 4 đã ngăn cản Mig 17 tạo đội hình "Bánh xe". Số 1 lại thấy thêm 2 Mig 17 ở bên phải và bay khá chậm. Số 1 tấn một chiếc bằng cannon, bắt đầu bắn từ khoảng 2,500 feets với điểm ngắm đặt xa phía trước Mig, giúp cho luồng đạn sẽ trôi dọc thân Mig khi anh ta lại gần. Khi F 4 đã đến gần, Mig 17 kéo ngoặt gấp hơn nữa; kính chắn gió của F4 hoàn toàn bị che lấp bởi Mig, và số 1 thấy các viên đạn trúng gần buồng lái; lửa bùng lên, và chiếc Mig nổ tung ngay trước mặt. Số 1 và 2 vòng ra để rời khu chiến; họ thấy một Mig 17 nữa ngay trước mũi đang vòng nhẹ sang trái. Số 1 kéo vào đằng sau chiếc Mig và bắn 1 AIM9D từ khoảng 3,500 feet, nhưng tên lửa bay trượt 200 feet phía sau bên dưới Mig. Định tiến công tiếp bằng cannon nhưng hết đạn, được báo còn nhiều Mig nữa, Số 1 và 2 quyết định bay thoát với số dầu còn lại chỉ vừa đủ.
    Trong lúc đó, Số 3 và 4 đang đuổi bám cặp Mig 17 bay sau. Số 3 bắn 1 AIM 7 nhưng tên lửa mất điều khiển. Anh định tấn công tiếp bằng cannon nhưng không bật kịp công tắc chuyển nên để Mig 17 bay thoát vào mây.
    2 F4 này lại thấy thêm 2 Mig 17 nữa, liền kéo vào đuôi chúng; Số 3 bắn 1 Aim 7 nhưng lẫn nữa lại mất điều khiển. F 4 ngoặt ra và tấn công tiếp 3 Mig 17 đang cố gắng thiết lập đội hình "Bánh xe". Một Mig bị tụt lại khá xa hai chiếc kia. F 4 bắn chiếc tụt lại bằng cannon từ 2,500 feet phía sau và ngay lập tức quan sát thấy đạn trúng giữa thân và Mig bắt đầu bùng cháy ở bên phải phía sau. F 4 ngoặt tránh, và Mig nổ tung, lao sầm xuống đất.
    Cùng lúc nó, một phi đội F4 cũng tấn công Mig và bắn rơi 1 chiếc bằng AIM 7, nhưng 2 AIM 7 và 7 AIM 9 khác trượt.
    Hôm đó, AIM 7 bắn trúng 1 trong 7 lần bắn; AIM 9 0-11. Cannon 2:4. Một trong các phi công F4 bắn rơi địch hôm đó bình luận: "Tôi đoan chắc phi công Mig sẽ phải có một cuộc họp về chiến thuật tại Phúc Yên tối nay". [1]
    kqndvn:
    [1] Ý hắn nói là sau khi bị mất quá nhiều Mig, Chỉ huy KQVN sẽ phải họp xem xét lại chiến thuật để đối phó.
  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Copy lại đoạn này để ta có điều kiện so sánh với số liệu của Mỹ. Rất tiếc là phía Việt nam toàn "quên" không cho số liệu thiệt hại và tỷ lệ được mất không chiến.
    Đoàn không quân Sao Đỏ
    Đoàn không quân Sao Đỏ - cũng là cái nôi của Không quân Việt Nam-ra đời ngày 3-2-1964. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Bác Hồ cùng nhiều đồng chí trong Bộ Chính trị đã về thăm đơn vị. Bác dặn chúng tôi: ?o... Phải cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao. Đã đánh là đánh thắng, thắng ngay trận đầu... Phải luôn luôn học tập, rèn luyện để tiến bộ mãi...?. Vâng lời Bác và để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác, Đảng và của nhân dân, chúng tôi nhắc nhau: ?oPhải cố gắng hết sức mình, phải lập nhiều chiến công xuất sắc dâng lên Bác, Đảng kính yêu!...?. Rồi chỉ hơn một năm sau, thời cơ ấy đã tới. Ấy là ngày 3-4-1965, chúng tôi được lệnh xuất kích. Hai biên đội lên tiêu diệt địch ở vùng trời Thanh Hóa. Biên đội của các anh Trần Hanh, Phạm Giấy làm nhiệm vụ kiềm chế, yểm hộ và nghi binh, còn biên đội của các anh Phạm Ngọc Lan, Phạm Văn Túc, Hồ Văn Quỳ và Trần Anh Phương trực tiếp tấn công. Phát hiện được địch, biên đội trưởng biên đội chiến đấu này lập tức hạ lệnh cho số 2 vào công kích. Địch quay ngoắt lại đối đầu số 2. Ngay tức khắc, biên đội trưởng lao tới yểm hộ và cùng bấm nút tên lửa, chiếc máy bay địch bốc cháy. Đánh tan đội hình tốp trước, biên đội trưởng và số 2 lộn lại cùng số 3 và số 4 tách thành hai gọng kìm, bám chặt 4 chiếc F105. Chúng hốt hoảng tháo chạy. Nhưng ra tới biển, thì loạt đạn chuẩn xác nữa của Phạm Ngọc Lan kịp vùi thêm một chiếc xuống biển xanh... Tiếp sang ngày 4-4-1965, chúng tôi lại được lệnh đánh địch ở đây. Lần này, các anh Phạm Ngọc Lan và Lê Trọng Long làm nhiệm vụ nghi binh và yểm trợ, còn các anh Trần Hanh, Phạm Giấy, Lê Vinh Huân và Trần Nam nổ súng tiến công. Biên đội chiến đấu lao tới khi địch đang bổ nhào trút bom xuống cầu Hàm Rồng. Căm thù sôi lên trong lòng các chiến sĩ, mặc địch đông hơn gấp 6 lần, các anh xuyên thẳng vào giữa đội hình chúng. Mới vài phút đầu, số 3 và số 4 đã bắn rơi hai chiếc. Song suốt 30 phút sau, cuộc quần đuổi dằng dai, quyết liệt. Sở chỉ huy gọi biên đội trở về, nhưng thấy địch ỷ thế đông, cố vây chặt máy bay ta, các anh đã quyết định ở lại đánh đến cùng. Và ?ohiệp? 2 này, thêm hai tên cướp nữa tan xác, đưa số máy bay địch bị tiêu diệt qua hai trận chiến đấu đầu tiên lên tới 6 chiếc (có 4 chiếc F105 và 2 chiếc F8U)... Những trận đầu chiến thắng trong ngày 3 và 4-4-1965 đó, không những tạo ra một khí thế, mà còn tạo ra niềm tin và tư thế cho không quân chúng tôi. Mặc dù lực lượng nhỏ, kinh nghiệm ít, trang bị thiếu thốn, lại đọ sức với không quân Mỹ có số lượng đông, trang bị kỹ thuật hiện đại, hung hãn và xảo quyệt, song từ trận đầu ấy, kế tiếp nhiều trận sau, chúng tôi đã luôn luôn giành chiến thắng. Thắng từ không quân chiến thuật đến không quân chiến lược, thắng cả ngày và đêm, cả trên bộ và trên biển, cả khi chúng bay thấp và bay cao, thắng mọi loại máy bay - từ Thần Sấm, Con Ma, Giặc nhà trời đến Pháo đài bay... Suốt hơn 10 năm tham gia chiến đấu (1964-1975), ở đâu, thời kỳ nào, chúng tôi cũng cùng các đơn vị bạn lập công giòn giã; vừa đánh mạnh, vừa bồi dưỡng, phát triển lực lượng, sáng tạo nhiều cách đánh có hiệu suất cao; càng về sau càng bắn rơi nhiều máy bay, bắt sống nhiều giặc lái (năm 1966, bắn rơi gấp 4 lần 1965; năm 1967, gấp 2 lần 1966; 1972 bằng 40% tổng số máy bay địch bị bắn rơi 4 năm đầu. Và riêng chiến dịch bảo vệ thủ đô Hà Nội - 12-1972, không quân ta đã bắn rơi số máy bay địch bằng 30% tổng số cả hai cuộc chiến tranh phá hoại của chúng) [*]. Quá trình chiến đấu, Đoàn chúng tôi cũng đã sáng tạo nên nhiều cách đánh và nhiều trận đánh mang ý nghĩa lớn, khẳng định từng bước trưởng thành và vững chắc của không quân ta-Đó là trận diệt gọn cả tốp máy bay Mỹ - như trận ngày 4-4-1965 của biên đội các anh Hanh, Huân, Năm, Giấy; trận 27-6-1972, biên đội các anh Soát, Thư, Liêm, Thái cũng bắn rơi 4 chiếc A6A; rồi trận 27-12-1972, anh hùng Phạm Tuân bắn rơi cả pháo đài bay B.52 của không lực Hoa Kỳ; lại còn trận ?o1 thắng 36? ngày 3-1-1968, anh Hà Văn Chúc bắn rơi một chiếc F105, bắt sống tên đại tá Mỹ nguyên là liên đội trưởng sân bay Cò Rạt. Chưa hết, trận mở đầu chiến thuật ?ochặn kích? ngày 30-4-1967, biên đội của các anh Độ, Cốc, Huyên, Đinh bắn rơi hẳn 2 chiếc F4, 2 chiếc F105; trận mở đầu chiến thuật ?ođồng thời công kích? ngày 23-8-1967, biên đội các anh Chiêu, Cốc bắn rơi những 3 chiếc F4; rồi trận mở đầu chiến thuật ?ođánh nhanh, thọc sâu? ngày 17-12-1967, biên đội Đinh, Kính, Nhi cũng bắn rơi tới 4 chiếc F4... Đâu chỉ có sự hy sinh, quả cảm, lúc chiến đấu trong gian khổ, hiểm nguy, tình đồng chí đồng đội của các chiến sĩ không quân, càng bộc lộ sâu sắc thiêng liêng-Trận ngày 5-12-1966, khi thấy địch nghiêng đầu định bắn số 2 của mình, anh Hiếu đã vút tới bắn chặn, rồi lấy thân mình che đạn cho bạn; trận 17-6-1965, số 2 phải nhảy dù vì máy bay gặp sự cố, Lâm Văn Lích (số 1) đã hạ độ cao, lượn vòng trên không, bảo vệ bạn cho đến khi dù xuống tới mặt đất; trong chiến đấu, mải đánh địch, hoặc gặp khó khăn, nhiều khi chúng tôi bay quá lượng dầu cho phép, lúc trở về không còn dầu nữa. Theo giáo lệnh bay, người phi công có thể nhảy dù. Các anh Phạm Ngọc Lan và Trần Hanh đã gặp trường hợp ấy. Sở chỉ huy cho phép nhảy dù, song các anh tiếc máy bay, đã bình tĩnh, dũng cảm, tìm cách hạ cánh bắt buộc: Anh Lan đậu xuống một bãi cát bên dòng sông, còn anh Hanh đỗ xuống một thung lũng, hai anh đã giữ được cả người và máy bay an toàn. Hỏi, anh hùng Trần Hanh chỉ cười: ?oChiếc máy bay quý lắm!...?. Nhìn lại chặng đường chiến đấu và chiến thắng của Đoàn không quân Sao Đỏ từ sau trận đầu đánh thắng, lớp lớp sĩ quan trẻ chúng tôi chẳng những tự hào với bao chiến công của lòng mưu trí, dũng cảm và sáng tạo, mà còn tự hào bởi trong gian khổ, ác liệt và hy sinh, những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ không quân càng ngời sáng. Chính điều đó đã bổ sung, nâng cao và hoàn chỉnh 16 chữ vàng truyền thống: ?oTrung thành vô hạn, kiên quyết tấn công, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể? của Không quân Việt Nam anh hùng, mà chúng tôi phải phấn đấu hết sức mình để gìn giữ, phát huy...
    Nguyễn Phúc Ấm
    [*] kqndvn: đọc thấy hơi vô lý. Cả chiến dịch 12 ngày đêm ta tuyên bố cao xạ, tên lửa, không quân bắn rơi 81 chiếc, trong đó có 34 B52 (16 rơi tại chỗ). Nếu "riêng chiến dịch bảo vệ thủ đô Hà Nội - 12-1972, không quân ta đã bắn rơi số máy bay địch bằng 30% tổng số cả hai cuộc chiến tranh phá hoại của chúng" thì không tương xứng với con số gần 4,000 máy bay bị bắn rơi bắn cháy trên miền Bắc.
    Nhà mình tuyên truyền nhiều lúc thông tin đá nhau lung tung cả.
  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Copy lại đoạn này để ta có điều kiện so sánh với số liệu của Mỹ. Rất tiếc là phía Việt nam toàn "quên" không cho số liệu thiệt hại và tỷ lệ được mất không chiến.
    Đoàn không quân Sao Đỏ
    Đoàn không quân Sao Đỏ - cũng là cái nôi của Không quân Việt Nam-ra đời ngày 3-2-1964. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Bác Hồ cùng nhiều đồng chí trong Bộ Chính trị đã về thăm đơn vị. Bác dặn chúng tôi: ?o... Phải cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao. Đã đánh là đánh thắng, thắng ngay trận đầu... Phải luôn luôn học tập, rèn luyện để tiến bộ mãi...?. Vâng lời Bác và để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác, Đảng và của nhân dân, chúng tôi nhắc nhau: ?oPhải cố gắng hết sức mình, phải lập nhiều chiến công xuất sắc dâng lên Bác, Đảng kính yêu!...?. Rồi chỉ hơn một năm sau, thời cơ ấy đã tới. Ấy là ngày 3-4-1965, chúng tôi được lệnh xuất kích. Hai biên đội lên tiêu diệt địch ở vùng trời Thanh Hóa. Biên đội của các anh Trần Hanh, Phạm Giấy làm nhiệm vụ kiềm chế, yểm hộ và nghi binh, còn biên đội của các anh Phạm Ngọc Lan, Phạm Văn Túc, Hồ Văn Quỳ và Trần Anh Phương trực tiếp tấn công. Phát hiện được địch, biên đội trưởng biên đội chiến đấu này lập tức hạ lệnh cho số 2 vào công kích. Địch quay ngoắt lại đối đầu số 2. Ngay tức khắc, biên đội trưởng lao tới yểm hộ và cùng bấm nút tên lửa, chiếc máy bay địch bốc cháy. Đánh tan đội hình tốp trước, biên đội trưởng và số 2 lộn lại cùng số 3 và số 4 tách thành hai gọng kìm, bám chặt 4 chiếc F105. Chúng hốt hoảng tháo chạy. Nhưng ra tới biển, thì loạt đạn chuẩn xác nữa của Phạm Ngọc Lan kịp vùi thêm một chiếc xuống biển xanh... Tiếp sang ngày 4-4-1965, chúng tôi lại được lệnh đánh địch ở đây. Lần này, các anh Phạm Ngọc Lan và Lê Trọng Long làm nhiệm vụ nghi binh và yểm trợ, còn các anh Trần Hanh, Phạm Giấy, Lê Vinh Huân và Trần Nam nổ súng tiến công. Biên đội chiến đấu lao tới khi địch đang bổ nhào trút bom xuống cầu Hàm Rồng. Căm thù sôi lên trong lòng các chiến sĩ, mặc địch đông hơn gấp 6 lần, các anh xuyên thẳng vào giữa đội hình chúng. Mới vài phút đầu, số 3 và số 4 đã bắn rơi hai chiếc. Song suốt 30 phút sau, cuộc quần đuổi dằng dai, quyết liệt. Sở chỉ huy gọi biên đội trở về, nhưng thấy địch ỷ thế đông, cố vây chặt máy bay ta, các anh đã quyết định ở lại đánh đến cùng. Và ?ohiệp? 2 này, thêm hai tên cướp nữa tan xác, đưa số máy bay địch bị tiêu diệt qua hai trận chiến đấu đầu tiên lên tới 6 chiếc (có 4 chiếc F105 và 2 chiếc F8U)... Những trận đầu chiến thắng trong ngày 3 và 4-4-1965 đó, không những tạo ra một khí thế, mà còn tạo ra niềm tin và tư thế cho không quân chúng tôi. Mặc dù lực lượng nhỏ, kinh nghiệm ít, trang bị thiếu thốn, lại đọ sức với không quân Mỹ có số lượng đông, trang bị kỹ thuật hiện đại, hung hãn và xảo quyệt, song từ trận đầu ấy, kế tiếp nhiều trận sau, chúng tôi đã luôn luôn giành chiến thắng. Thắng từ không quân chiến thuật đến không quân chiến lược, thắng cả ngày và đêm, cả trên bộ và trên biển, cả khi chúng bay thấp và bay cao, thắng mọi loại máy bay - từ Thần Sấm, Con Ma, Giặc nhà trời đến Pháo đài bay... Suốt hơn 10 năm tham gia chiến đấu (1964-1975), ở đâu, thời kỳ nào, chúng tôi cũng cùng các đơn vị bạn lập công giòn giã; vừa đánh mạnh, vừa bồi dưỡng, phát triển lực lượng, sáng tạo nhiều cách đánh có hiệu suất cao; càng về sau càng bắn rơi nhiều máy bay, bắt sống nhiều giặc lái (năm 1966, bắn rơi gấp 4 lần 1965; năm 1967, gấp 2 lần 1966; 1972 bằng 40% tổng số máy bay địch bị bắn rơi 4 năm đầu. Và riêng chiến dịch bảo vệ thủ đô Hà Nội - 12-1972, không quân ta đã bắn rơi số máy bay địch bằng 30% tổng số cả hai cuộc chiến tranh phá hoại của chúng) [*]. Quá trình chiến đấu, Đoàn chúng tôi cũng đã sáng tạo nên nhiều cách đánh và nhiều trận đánh mang ý nghĩa lớn, khẳng định từng bước trưởng thành và vững chắc của không quân ta-Đó là trận diệt gọn cả tốp máy bay Mỹ - như trận ngày 4-4-1965 của biên đội các anh Hanh, Huân, Năm, Giấy; trận 27-6-1972, biên đội các anh Soát, Thư, Liêm, Thái cũng bắn rơi 4 chiếc A6A; rồi trận 27-12-1972, anh hùng Phạm Tuân bắn rơi cả pháo đài bay B.52 của không lực Hoa Kỳ; lại còn trận ?o1 thắng 36? ngày 3-1-1968, anh Hà Văn Chúc bắn rơi một chiếc F105, bắt sống tên đại tá Mỹ nguyên là liên đội trưởng sân bay Cò Rạt. Chưa hết, trận mở đầu chiến thuật ?ochặn kích? ngày 30-4-1967, biên đội của các anh Độ, Cốc, Huyên, Đinh bắn rơi hẳn 2 chiếc F4, 2 chiếc F105; trận mở đầu chiến thuật ?ođồng thời công kích? ngày 23-8-1967, biên đội các anh Chiêu, Cốc bắn rơi những 3 chiếc F4; rồi trận mở đầu chiến thuật ?ođánh nhanh, thọc sâu? ngày 17-12-1967, biên đội Đinh, Kính, Nhi cũng bắn rơi tới 4 chiếc F4... Đâu chỉ có sự hy sinh, quả cảm, lúc chiến đấu trong gian khổ, hiểm nguy, tình đồng chí đồng đội của các chiến sĩ không quân, càng bộc lộ sâu sắc thiêng liêng-Trận ngày 5-12-1966, khi thấy địch nghiêng đầu định bắn số 2 của mình, anh Hiếu đã vút tới bắn chặn, rồi lấy thân mình che đạn cho bạn; trận 17-6-1965, số 2 phải nhảy dù vì máy bay gặp sự cố, Lâm Văn Lích (số 1) đã hạ độ cao, lượn vòng trên không, bảo vệ bạn cho đến khi dù xuống tới mặt đất; trong chiến đấu, mải đánh địch, hoặc gặp khó khăn, nhiều khi chúng tôi bay quá lượng dầu cho phép, lúc trở về không còn dầu nữa. Theo giáo lệnh bay, người phi công có thể nhảy dù. Các anh Phạm Ngọc Lan và Trần Hanh đã gặp trường hợp ấy. Sở chỉ huy cho phép nhảy dù, song các anh tiếc máy bay, đã bình tĩnh, dũng cảm, tìm cách hạ cánh bắt buộc: Anh Lan đậu xuống một bãi cát bên dòng sông, còn anh Hanh đỗ xuống một thung lũng, hai anh đã giữ được cả người và máy bay an toàn. Hỏi, anh hùng Trần Hanh chỉ cười: ?oChiếc máy bay quý lắm!...?. Nhìn lại chặng đường chiến đấu và chiến thắng của Đoàn không quân Sao Đỏ từ sau trận đầu đánh thắng, lớp lớp sĩ quan trẻ chúng tôi chẳng những tự hào với bao chiến công của lòng mưu trí, dũng cảm và sáng tạo, mà còn tự hào bởi trong gian khổ, ác liệt và hy sinh, những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ không quân càng ngời sáng. Chính điều đó đã bổ sung, nâng cao và hoàn chỉnh 16 chữ vàng truyền thống: ?oTrung thành vô hạn, kiên quyết tấn công, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể? của Không quân Việt Nam anh hùng, mà chúng tôi phải phấn đấu hết sức mình để gìn giữ, phát huy...
    Nguyễn Phúc Ấm
    [*] kqndvn: đọc thấy hơi vô lý. Cả chiến dịch 12 ngày đêm ta tuyên bố cao xạ, tên lửa, không quân bắn rơi 81 chiếc, trong đó có 34 B52 (16 rơi tại chỗ). Nếu "riêng chiến dịch bảo vệ thủ đô Hà Nội - 12-1972, không quân ta đã bắn rơi số máy bay địch bằng 30% tổng số cả hai cuộc chiến tranh phá hoại của chúng" thì không tương xứng với con số gần 4,000 máy bay bị bắn rơi bắn cháy trên miền Bắc.
    Nhà mình tuyên truyền nhiều lúc thông tin đá nhau lung tung cả.
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Đó chỉ là phần của sư đoàn Sao Đỏ thôi, 4000 máy bay đó là thành quả của cả lực lượng vũ trang miền bắc Việt Nam . Dẫu cho các bác nhà ta có tuyên truyền hơi quá đi chăng nữa thì cũng chẳng sao, càng thêm tự hào mà lị . Thôi kính bác vại bia , đừng có thắc mắc kiểu ấy nữa chỉ tổ tranh cãi thêm thôi. Dịch tiếp đi ha.
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Đó chỉ là phần của sư đoàn Sao Đỏ thôi, 4000 máy bay đó là thành quả của cả lực lượng vũ trang miền bắc Việt Nam . Dẫu cho các bác nhà ta có tuyên truyền hơi quá đi chăng nữa thì cũng chẳng sao, càng thêm tự hào mà lị . Thôi kính bác vại bia , đừng có thắc mắc kiểu ấy nữa chỉ tổ tranh cãi thêm thôi. Dịch tiếp đi ha.
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chắc ý tác giả là số bắn rơi trong 12 ngày đêm chiếm 30% tổng số máy bay Mỹ bị không quân ta hạ trong cả 2 cuộc chiến tranh phá hoại.
    Kể thì số liệu cũng hơi đá nhau. Nhà mình tuyên bố là không quân diệt được một trăm mấy chục máy bay Mỹ, thì 30% phải tầm 40-50 chiếc, ăn mất cả phần tên lửa
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chắc ý tác giả là số bắn rơi trong 12 ngày đêm chiếm 30% tổng số máy bay Mỹ bị không quân ta hạ trong cả 2 cuộc chiến tranh phá hoại.
    Kể thì số liệu cũng hơi đá nhau. Nhà mình tuyên bố là không quân diệt được một trăm mấy chục máy bay Mỹ, thì 30% phải tầm 40-50 chiếc, ăn mất cả phần tên lửa
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Chắc ý tác giả là số bắn rơi trong 12 ngày đêm chiếm 30% tổng số máy bay Mỹ bị không quân ta hạ trong cả 2 cuộc chiến tranh phá hoại.
    Kể thì số liệu cũng hơi đá nhau. Nhà mình tuyên bố là không quân diệt được một trăm mấy chục máy bay Mỹ, thì 30% phải tầm 40-50 chiếc, ăn mất cả phần tên lửa
    [/QUOTE]
    Tại cửa vào của Bảo tàng KQ, tại đường Trường Chinh, có bảng ghi là KQ Việt nam bắn rơi tổng cộng gần 300 máy bay Mỹ các loại.
    Ngày xưa, năm 94, kỷ niệm 30 năm trận đầu đánh thắng, gặp bác mình ở Sân bay Nội bài, mình cũng phải chọn lúc bác mình vui vẻ nhất, rồi mới dám nửa đùa nửa thật: "số liệu của các bác ...đ... tin được".
    Ông ấy cười xoẹt một cái, rồi nói là số liệu công bố thế nào là do Bộ Tư lệnh và bên Thông tấn xã Việt nam quyết định, chứ dưới đơn vị cũng chỉ có một phần trong đó thôi. Có đợt KQ khó khăn, ra trận bị thiệt hại không đánh được cả tháng, trung ương quy bớt thành tích do tên lửa bắn sang cho KQ "vui" lấy tinh thần.
    Không biết có nước nào chơi kiểu điều tiết bớt thành tích của bên này cho bên kia như ở Việt nam không? Nhưng mà không thế thì chắc là chẳng ai tin tưởng vào chiến thắng để mà ra trận cả.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này