1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972 (Phần 1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn, 08/04/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Máy bay Mig-17 do LX viện trợ cho VN
    [​IMG]
  2. mechua155

    mechua155 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi sách có nhầm lẫn một chút
    Đây là phi công ĐỒng Văn Đe, liệt sỹ, con trai Trung tướng Đồng VĂn Cống nguyên phó tư lênh quân Giải phóng miền nam
    anh Đe hy sinh là do nhảy dù có trục trặc ở ghế phóng làm anh bị ngạt thở nên rơi xuống đất an toàn nhưng vẫn hy sinh, phía VN đã mới chuyên giai LX đến xem tận nơi, sau đó LX đã cải tiến ghế phóng, trước đó phía VN phản ảnh họ không tin, vì họ, cũng như Huy Phúc luôn tin rằng " hàng LX là hoàn chỉnh, miễn góp ý"
    Ông Hoàng Quốc Việt tên thật là Hạ Bá Cang, không phải Cương
    3 anh em ruột là Lê Đức Thọ, Đinh Đức Thiện, Mai Chí Thọ họ gốc là họ Nguyễn quê Nam Định chứ không phải Đồng Sỹ Nguyễn, Con trai ông Lê Đức Thọ vẫn mang họ Lê là Lê Nam Thắng hiện là thứ trưởng bộ Bưu chính - Viễn Thông. Ông Đồng Sỹ Nguyên tên thật là Nguyễn Sỹ Đông vì một lý do không tiện nói ở đây nên người ta dùng kế ''Kim tiền thoát xác" đổi tên cho ông. Con trai ông cũng là một phi công Mig21 thuộc trung đoàn 921, hiện nay đang là phó tổng GĐ VN airlines
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm khó quên
    18/12/2004 08:33



    Từ thợ máy trở thành phi công chiến đấu
    Phạm Tuân sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông thuộc xã Quốc Tuấn (Kiến Xương, Thái Bình). Tuổi thơ, anh cũng chăn trâu, cắt cỏ quần quật, cũng bơi lội bì bõm, tung tăng thả diều, nhưng có cái may mắn hơn bạn, anh được gia đình cho ăn học. Cả tỉnh Thái Bình mới chỉ có 3 trường cấp ba, trường gần nhà nhất cũng đến 15 cây số. Tinh mơ, anh đi học, trưa về, sau bữa cơm là ra đồng. Vất vả là vậy cho đến khi trưởng thành?

    Năm 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt, học sinh, sinh viên nhập ngũ đồng loạt. Phạm Tuân tự nguyện vào quân đội. ?oTôi ước mơ vào hải quân. Thế nhưng vì sức cũng đủ mà cân nặng cũng khá nên tôi được đi tuyển phi công. Đến đây thì không trúng do mắt, tim bị cho là ?ocó vấn đề?, tôi được chuyển sang học thợ máy?. Cuối năm 1965, anh được cử sang Liên Xô học thợ máy. Số người Việt Nam học phi công ở Liên Xô rớt rất nhiều, ta đề nghị tuyển thêm phi công trong người Việt học thợ máy? Và anh đã trúng tuyển. ?oThời kỳ đầu mới sang, nhìn chiếc MiG bay trên bầu trời mùa thu, tôi ước mơ được ngồi trên đó xem thế nào. Trong 2 tháng đầu, tôi phải học gấp một khối lượng kiến thức khổng lồ để theo kịp bạn. Lần đầu tiên ngồi trên máy bay, cảm giác lâng lâng, chơi vơi thật khó tả. Bài học lý thuyết rất thuộc nhưng khi bay thật trên trời thì chẳng biết đường nào, hướng nào?.

    Tuy nhiên, mọi khó khăn rồi cũng trôi qua, năm 1968, anh tốt nghiệp Trường Kỹ thuật Không quân Liên Xô loại giỏi, về nước với quân hàm thiếu úy, được biên chế về Trung đoàn Sao Đỏ, lái máy bay phản lực chiến đấu.

    Kỷ niệm khó quên
    ?oLần đầu gặp địch ở vùng trời Vinh mãi là kỷ niệm khó quên. Địch bay thấp, ra-đa ta không phát hiện được, chúng tấn công, rồi hai bên quần nhau. Tôi vừa lo lắng vừa hồi hộp?.

    Nhắc đến chiến công đêm 27-12-1972, Phạm Tuân nhớ rõ bầu trời đen kịt, chỉ có những dải sáng phát ra sau những tiếng bom nổ inh tai, nhức óc. Rồi anh bắn rơi ?opháo đài bay? B52. ?oMột cảm giác vui chợt thoáng qua trong tôi rồi vụt tắt. Bắn hạ B52, tôi nghĩ ngay đến việc sẽ phải thoát thế nào cho an toàn bởi máy bay địch bao vây rất đông, không kể còn có tên lửa, đạn pháo của ta. Máy bay hạ cánh an toàn mà tôi vẫn chưa hết lo. Gần sáng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện chúc mừng, tôi mới chắc chiếc máy bay B52 đó đã bị bắn rơi?.

    Đầu 1973, tại trại giam Hỏa Lò diễn ra cuộc trò chuyện giữa Phạm Tuân với viên phi công B52 bị bắn rơi. Cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn khi chính viên phi công đó cũng không thể hiểu nổi vì sao người anh hùng của không quân Việt Nam có thể hạ được ?opháo đài bay? B52.

    Năm 1979, theo Hiệp ước Hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô Phạm Tuân lại một lần nữa được tuyển chọn tham gia chuyến bay vũ trụ Việt - Xô vì mục đích hòa bình. Để tham gia chuyến bay ấy anh đã phải khổ luyện suốt 2 năm trời ròng rã. Ngoài tập bay, anh còn phải tập thể lực, xuống nước, lên không, nhảy dù? ?oTôi vào loại khỏe, vậy mà cũng không khỏi mệt. Vất vả nhất là bài tập trên máy quay kiểm tra tiền đình. Cứ 3 giây cúi đầu lại 3 giây ngẩng đầu, liên tục trong 10 phút, tưởng không chịu nổi?.

    Đúng 1 giờ 33 phút 03 giây ngày 24-7-1980 (giờ Hà Nội), tại sân bay vũ trụ Bai-cô-nua (Liên Xô), tàu vũ trụ Liên hợp 37 do V.Go-rơ-bát-cô và Phạm Tuân điều khiển đã được phóng vào vũ trụ. 8 ngày trên vũ trụ để tiến hành thí nghiệm các vấn đề về khí quyển, y học, sinh học vũ trụ, điều tra tài nguyên và điều kiện thiên nhiên, công nghệ học vũ trụ quả là một khoảng thời gian đáng nhớ.

    Bình dị giữa đời thường
    Cuộc sống của Anh hùng Phạm Tuân cũng bình dị như biết bao gia đình quân nhân. Một tổ ấm với 4 thành viên, vợ là quân y, từng ở chiến trường, từng sang Lào làm nhiệm vụ. Con gái đã tốt nghiệp cao học ngành Kiểm toán, một con trai đang học đại học. Ngày ngày, sau thời gian làm việc, anh sống hòa mình với bạn bè, đồng nghiệp. Từ ngày giữ trọng trách Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, anh hầu như không có thời gian nghỉ. Chuyên môn kỹ thuật không quân, bản lĩnh chỉ huy đã giúp anh điều hành công việc. ?oNhiều người nghĩ rằng, làm kinh tế ở các doanh nghiệp Quân đội dễ dàng hơn so với các đơn vị làm kinh tế khác. Thực tế không phải vậy, vẫn phải tuân thủ quy định chung. Doanh nghiệp Quân đội không đơn thuần là lợi nhuận mà còn phải cân nhắc tới các nhiệm vụ chính trị, xã hội?.

    Điều anh mong muốn ở thế hệ trẻ hôm nay là ý chí, nghị lực vươn lên: ?oLớp trẻ bây giờ nhanh nhẹn hơn, định hướng rõ ràng hơn thế hệ chúng tôi ngày xưa. Chỉ mong sao thế hệ thanh niên ngày nay phát huy truyền thống của lớp cha anh??

    HNM

  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    GẶP LẠI NHỮNG PHI CÔNG NÉM BOM SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT
    Thứ bảy, 23/4/2005, 10:26 GMT+7

    Anh Nguyễn Văn Lục và anh Hán Văn Quảng (bìa phải) vui mừng gặp lại nhau.
    Trong lịch sử Không quân nhân dân Việt Nam, thì trận ném bom của phi đội Quyết Thắng vào sân bay Tân Sơn Nhất chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975 là một chiến công xuất sắc. Đây là trận đánh mà ta lấy 5 máy bay A37 của địch đánh địch, phá hủy 24 máy bay địch, tiêu diệt hàng trăm tên địch góp phần cùng pháo binh chặt đứt cầu hàng không cuối cùng của địch. Cả phi đội chiến thắng trở về hạ cánh an toàn tại sân bay Phan Rang. Ba mươi năm đã trôi qua, tôi đã làm cuộc hành trình từ Bắc đến Nam đi tìm gặp tất cả các phi công trong phi đội Quyết Thắng xưa...
    Tôi ra Hà Nội vào cuối năm ngoái, khi những đợt gió mùa đông bắc tràn về phố phường, những chiếc lá bàng bay xào xạc trong gió, người đi đường co ro trong những chiếc áo bông to sụ. Đang sống ở phương Nam quen với khí hậu nóng quanh năm, nên cái rét như cắt da cắt thịt làm tôi chẳng muốn đi đâu, song cứ nghĩ đến được gặp những phi công một thời hào hùng là lòng tôi lại như có lửa đốt vậy. Tôi tìm đến nhà đại tá Hán Văn Quảng ở phố Lê Trọng Tấn. Đại tá Hán Văn Quảng niềm nở tiếp tôi trong căn phòng khách nhỏ nhưng hết sức ấm cúng. Anh Quảng có dáng người cao đậm, khuôn mặt vuông chữ điền và nụ cười đôn hậu. Trong bếp vợ và các con anh đang nấu nướng, tiếng cười vui của họ tràn ra cả phòng khách mùi thức ăn xào quyện với câu chuyện của anh thêm đậm đà.
    Bốn mươi năm trước, chàng sinh viên Hán Văn Quảng đang học trường thể thao ở Từ Sơn, Hà Bắc, thì có đợt khám tuyển phi công. Được trúng tuyển, anh mừng quá về nhà khoe mẹ, ai ngờ mẹ không đồng ý vì cứ nghĩ bay trên không trung xa vời vợi, gặp chuyện gì thì tính mạng khó bảo toàn. May mà có các bác, các chú đã thông tư tưởng, bà cụ mới nói vớt vát: "Anh muốn đi đâu thì đi, anh phải cưới vợ cho tôi một thằng cu cho tôi yên tâm tuổi già". Mong ước của cụ đơn giản vậy mà phải mười năm sau anh mới thực hiện được, dù lúc ấy anh đã đem lòng yêu mến người bạn học cùng phổ thông. Chị tên là Nguyễn Thị Nga, những ngày anh đi học lái ở nước ngoài chị đằng đẵng chờ đợi dù tin tức về anh gần như không được biết gì. Những ngày ấy cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ vào miền Bắc hết sức khốc liệt, cho nên việc các phi công ở đâu, làm gì được giữ bí mật. Chị Nga miệt mài học y sĩ ở Trường trung cấp Y Hà Bắc. Ra trường, chị xung phong vào bộ đội với hy vọng cùng sát cánh chiến đấu với người yêu? Mãi đến năm 1974, sau khi hòa bình đã lập lại trên miền Bắc, thì đôi uyên ương mới thực hiện đuợc lời hẹn hò từ 10 năm trước. Trong lễ mừng chiến thắng ngày 13 tháng 5 năm 1975, Hán Văn Quảng được bay trong đội hình diễu hành gồm 3 biên đội, mỗi biên đội 4 chiếc. Sau đó anh tham gia chiến đấu nhiều trận để giải phóng các đảo Tây Nam, chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Năm 1977 anh được bổ nhiệm Trung đoàn phó C37, tham gia đánh địch ở kênh Vĩnh Tế, cửa khẩu Xamát Tây Ninh?
    Năm 1980 anh được học chuyển loại máy bay ở nước ngoài. Năm 1984, anh được bổ nhiệm Trung đoàn trưởng C23. Anh đã trải qua các cương vị tham mưu phó, sư phó tham mưu trưởng, sư đoàn trưởng sư đoàn không quân B72. Năm 1997, anh được bổ nhiệm tham mưu phó quân chủng, hiện nay anh đang chờ nghĩ hưu. Anh đã được tặng thưởng 2 huân chương chiến công hạng nhất.
    Kể cho tôi nghe chuyện tình, anh Hán Văn Quảng gọi chị Nga và các cháu ra giới thiệu. Anh chị có một trai, một gái đã ổn định công việc, và đã xây dựng gia đình riêng, anh chị đã lên chức ông bà ngoại. Anh chị mời tôi ở lại dùng cơm trưa. Khi nghe tôi hỏi nhà anh Nguyễn Văn Lục, anh vui vẻ chỉ sang nhà anh Lục cách đấy mấy căn và nói:
    Nhà báo cứ sang gặp anh Lục đi, trưa nay tôi mời cậu dùng cơm với gia đình tôi và anh Lục nhé.
    Đại tá Nguyễn Văn Lục dáng người nhỏ, thoạt nhìn tôi hơi ngỡ ngàng vì cứ nghĩ phi công là phải thật cao to. Khi tiếp xúc tôi mới thấy đôi mắt tinh nhanh và phong cách của người phi đội trưởng phi đội 4 ba lần anh hùng của đoàn không quân C23. Đại tá Nguyễn Văn Lục sinh năm 1947, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Anh học lái tàu hỏa trước khi học lái máy bay. Năm 1964, anh vào bộ đội, theo học lái máy bay ở Trung Quốc. Tháng 3 năm 1968 về nước, anh được phân về đại đội 4 C23 B71. 33 năm trong nghề bay với 1.100 giờ an toàn tuyệt đối, Nguyễn Văn Lục đã lái qua nhiều loại máy bay MiG-17, A37, Cy-22 . Anh đã bắn rơi 2 máy bay không người lái. Từ năm 1973, anh là đại đội trưởng đại đội 4 C23, là đơn vị 3 lần được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tháng 4 năm 1975, anh được chọn cùng một số phi công vào Đà Nẵng chuyển loại máy bay A37. Ngay từ khi thành lập phi đội ngoài Hà Nội vào, anh Lục đã được cử là phi đội trưởng.
    Sau năm 1975, anh đã trải qua các cương vị Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng C23, Sư phó đoàn B72, trưởng phòng thanh tra bay, trưởng phòng quân huấn quân chủng. Anh đã được tặng thưởng 2 huân chương chiến công hạng nhất. Mãi năm 1975 anh Lục mới lấy vợ là chị Nguyễn Thị Liên. Chị Liên kém anh 6 tuổi, dạy học ở Vĩnh Phúc, sau này chị chuyển về làm công nhân viên quốc phòng trong quân chủng để tiện chăm sóc anh. Anh chị chỉ có một cháu trai, cháu học giỏi, có 2 bằng đại học. Năm 2001, đại tá Nguyễn Văn Lục về nghỉ hưu?
    Buổi trưa hôm ấy tôi và anh Lục anh Quảng cùng ngồi để ôn lại thời khắc lịch sử cách đây 30 năm?
    Đầu tháng 4 năm 1975, Quân chủng phòng không ?" không quân đã chuẩn bị phương án dùng máy bay địch đánh địch. Ngày 19-4, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh cho lệnh không quân chuẩn bị sẵn sàng tham gia chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ tư lệnh giao nhiệm vụ cho đồng chí Trần Mạnh ?" Tham mưu phó quân chủng chịu trách nhiệm về cách đánh, công tác huấn luyện chuyển loại phi công được giao cho đồng chí Phạm Ngọc Lan ?" Chủ nhiệm bay quân chủng, công tác bảo đảm kỹ thuật hàng không do tổ kỹ thuật đồng chí Hồ Thanh Minh, Phó Phòng kỹ thuật máy bay đảm nhiệm. Ngày 20 tháng 4 năm 1975, phi công Từ Đễ, Dương Bá Kháng, Nguyễn Văn Thọ và ngày 22 tháng 4 các phi công Nguyễn Văn Lục, Trần Cao Thăng, Hán Văn Quảng, Tạ Đông Trung, Vũ Khởi Nghĩa, Hoàng Mai Vượng và Nguyễn Phú Ninh vào Đà Nẵng bằng máy bay quân sự. Vừa vào đến nơi các anh đã nhanh chóng học lý thuyết và thực hành chuyển loại từ máy bay MiG-17 sang láy A37. Trong quá trình huấn luyện, ta có sử dụng hai phi công của ngụy, nhưng đã được giác ngộ, tình nguyện làm việc cho cách mạng. Tổ kỹ thuật Hồ Thanh Minh vừa phải bảo đảm kỹ thuật ở Đà Nẵng vừa phải đi Phù Cát tìm máy bay tốt, vì Đà Nẵng chỉ còn 2 chiếc A37 bay được. "Tổ đặc nhiệm" ngày ấy gồm 14 kỹ sư chuyên ngành hàng không của ta và sử dụng 12 thượng sĩ nhất của Sư đoàn 1 không quân ngụy đã được giác ngộ.
    12 giờ 45 phút ngày 27 tháng 4, theo chỉ thị của Bộ Tư lệnh Quân chủng, toàn phi đội chuyển từ Đà Nẵng vào sân bay Phù Cát. Hai phi công Nguyễn Thành Trung, Hoàng Mai Vượng lái máy bay A37, các phi công khác đi bằng máy bay An-24. Sáng ngày 28 tháng 4 năm 1975, ta mới sửa được 4 chiếc máy bay A37 tốt, nên các anh Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Lục, Từ Đễ và Hán Văn Quảng chuyển sân từ Phù Cát vào sân bay Phan Rang. Buổi chiều kỹ thuật sửa thêm được một máy bay tốt nữa, các thủ trưởng quyết định cho phi công Hoàng Mai Vượng cùng Trần Văn On (phi công ngụy đã được giác ngộ) bay chiếc máy bay này vào sân Phan Rang.

    http://baobariavungtau.com.vn/viet/vtcn_doisongxh/6514/
  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    "Quan trọng là phải có ý chí"
    (29.12.2004, 08:34 pm GMT+7)

    Không có gốc, không thể có ngọn. Không phải sinh ra Phạm Tuân đã là phi công. Không phải sinh ra ông đã là anh hùng. Ông thất bại nhiều lắm. Ba lần thi tuyển phi công, cả ba lần ông đều trượt. Không phải vì cân nặng, cũng không phải vì chiều cao (ông nặng 60kg, cao 1m74), đơn giản vì..."tim có vấn đề". Không từ bỏ ước mơ, ông sang Nga học sửa máy. Không được lái máy bay thì làm anh thợ sửa vậy. "Thời kỳ đầu mới sang, nhìn chiếc MiG bay trên bầu trời mùa thu, cảm xúc khó tả lắm", ông tâm sự. Ông thèm được một lần được ngồi lên cho thỏa.
    Cơ hội rồi cũng đến với ông. Một số phi công chiến đấu của Việt Nam sang Nga học không đủ tiêu chuẩn. Thiếu người, Nga tuyển thêm cả anh em thợ máy lên. Khám sức khoẻ, lại một lần nữa Phạm Tuân bị loại, cũng chỉ vì?tim. Ông nằng nặc đòi bác sĩ cho bay thử, một lần cũng được. Thế rồi đậu. Rồi thành phi công. "Người ta trượt phi công xuống làm thợ máy, còn tôi, "trượt" thợ máy lên làm phi công!", ông kể lại.
    Đó không phải là lần duy nhất Phạm Tuân "lội ngược dòng". Năm 1979, theo hiệp ước hữu nghị Việt - Xô, 4 người Việt Nam sang Nga học phi công vũ trụ, dự định sẽ lấy hai người vào đội bay chính, một người của ta không đủ tiêu chuẩn, không biết lấy người đâu bù vào, Phạm Tuân được chọn "vớt" trên quan điểm "đằng nào cũng loại, lấy vào cho đủ". Không tin vào khả năng của những người "xét vớt", một giáo sư người Nga đã chỉ "đích danh" Phạm Tuân và nói: "Các anh đừng có mơ bay nổi vào vũ trụ". Nhưng rồi cái không thể ấy đã thành có thể. Phạm Tuân lại là người được chọn vào đội bay chính thức và trở thành người châu Á đầu tiên bước chân lên vũ trụ.
    2 năm trời ròng rã tập luyện cho chuyến bay, ông và các đồng sự lúc nào cũng căng thẳng. "Tôi vào loại khỏe, nhưng mà cũng không khỏi mệt. Vất vả nhất là bài tập trên máy quay kiểm tra tiền đình. Cứ 3 giây cúi đầu lại 3 giây ngẩng đầu, liên tục trong 10 phút, tưởng không chịu nổi". Ai cũng phải gồng mình hết sức. Họ tập để thích ứng với mọi tình huống có thể xảy ra, phần để quen, phần để không bao giờ nghĩ đến chữ "nếu". "Áp lực lên chúng tôi là rất lớn. Tôi vẫn nhớ câu chuyện về một phi công người Đông Âu trong chuyến bay ấy. Trước khi tàu vũ trụ phóng, chúng tôi được lên tàu và chuẩn bị tinh thần trong vòng 3 giờ đồng hồ. Không chịu nổi áp lực tâm lý, huyết áp của anh này tăng lên đến 180/110, mạch đập 120 lần/phút. Lần ấy, mạch của tôi vẫn chỉ ở mức 70 lần/phút", ông cho biết.
    Phạm Tuân tự cho mình là người may mắn, trong công việc, nhiệm vụ và cả trong cuộc sống: "Thú vị nhất là bắt đầu sự nghiệp, tôi là anh thợ máy, bây giờ tôi lại trở lại là anh thợ máy. Bởi tôi quan niệm công việc Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng của tôi bây giờ chẳng qua cũng chỉ là một anh thợ máy, có khác chăng là anh thợ máy làm công tác quản lý".
    Những nét chính trong cuộc đời Anh hùng Phạm Tuân:
    - Năm 1965: tình nguyện nhập ngũ, vào lực lượng không quân.
    - Cuối năm 1965: thi trượt phi công, sang Nga học thợ máy
    - Năm 1968: tốt nghiệp loại giỏi Trường Kỹ thuật Không quân Liên Xô.
    - Ngày 27/12/1972: lần đầu tiên, người đầu tiên bắn rơi máy bay B52 của Mỹ
    - Năm 1979: được lựa chọn tham gia chuyến bay vũ trụ Việt - Xô theo Hiệp ước Hữu nghị Việt Nam - Liên Xô.
    - Đúng 1h33 ngày 24/7/1980 (giờ Hà Nội), tại sân bay vũ trụ Bai-cô-nua (Liên Xô), tàu vũ trụ Liên hợp 37 do Gorơbatco và Phạm Tuân điều khiển đã phóng thành công lên vũ trụ.
    - Năm 2002: Phạm Tuân vinh dự nhận giải thưởng Piot Đại Đế do Quỹ "Những nhà quản lý giỏi nhất thời đại mới" của Nga trao tặng. Cùng nhận giải thưởng với ông còn có Chủ tịch Ngân hàng thế giới, Tổng Giám đốc Liên Hợp Quốc, Tổng thống Tajikistan, Tổng thư ký Hội đồng châu Âu, Tổng thống Mông Cổ.
    Hiện nay, Phạm Tuân đang giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
    http://nguoicungkhovn.com/index.php?act=view&code=post&cid=3&id=8&sid=efaf7396ed29a1a061771bcb9003a10b
  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Không vào được mục Phi công tiêm kích nên cho tạm vào đây.
    Đây là phi công năm 2002 đã cứu một chiếc Su-27 bị hỏng động cơ, đem về hạ cánh an toàn. Vụ này khác với vụ chiếc Su-27 2 chỗ ngồi bị hỏng hồi tháng 10 năm vừa rồi.
    Một đảng viên - phi công trẻ xuất sắc
    CPV: Đến đoàn C37, không ai là không biết phi công trẻ Huỳnh Mạnh Thắng, sinh năm 1971, quê ở Cẩm Hà, Điện Bàn, Quảng Nam. Anh không những là một bông hoa đẹp trong vườn hoa quyết thắng của Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) mà còn là một trong mười gương mặt thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2003.
    Con đường anh đến với nghề bay khá bất ngờ, năm học lớp 12 có đoàn của Quân chủng PKKQ về trường khám tuyển phi công, Anh đã đăng ký khám và trúng tuyển. Những năm tháng học ở trường và công tác tại đơn vị, anh luôn xác định phải không ngừng học tập tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để xứng đáng với niềm tin tưởng của gia đình, nhà trường và Quân chủng PKKQ.
    Từ nhận thức đúng đắn trên, ngay từ khi được điều động về công tác tại Trung đoàn không quân C37 anh hùng - một Trung đoàn có nhiệm vụ vô cùng to lớn là bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, anh luôn xác định tốt nhiệm vụ được giao, luôn có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân.
    Với những kiến thức đã được học tập trong nhà trường, bản thân anh luôn tích cực trau dồi thêm về mọi mặt, chủ động khắc phục khó khăn, chịu khó tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của lớp đàn anh đi trước. Tích cực học tập nâng cao trình độ kỹ thuật - chiến thuật, kỹ thuật lái, tính năng tác dụng của các hệ thống máy bay, đảm bảo khai thác sử dụng tốt vũ khí trang bị kỹ thuật.
    Trong công tác hàng ngày anh luôn gương mẫu chấp hành kỷ luật quân đội, chế độ quy định của đơn vị, tham gia tích cực các phong trào của đơn vị. Anh luôn khiêm tốn đoàn kết giúp đỡ đồng chí, đồng đội, chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp phê bình của mọi người để khắc phục, sửa chữa những thiếu sót khuyết điểm, phấn đấu hoàn thiện mình ngày càng tốt hơn.
    Là một phi công, trong những năm qua anh luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu giờ bay, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong các đợt bay huấn luyện anh luôn đạt kết quả tốt. Tính đến nay, anh đã đạt được 537 giờ bay an toàn tuyệt đối.
    Trong phong trào thi đua quyết thắng từ năm 1997 đến năm 2000 anh luôn được nhận bằng khen của Trung đoàn. Năm 2001 anh được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua, được Thủ tướng Chính phủ tặng băng khen về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
    Đặc biệt năm 2002, trong đợt bay huấn luyện vũ khí thật trên đường thực hiện nhiệm vụ khi cách sân bay gần 200km, máy bay phát sinh hỏng hóc nghiêm trọng về động cơ. Nhưng với tinh thần bảo vệ, giữ gìn tài sản xã hội chủ nghĩa, với ý thức trách nhiệm của một sỹ quan đảng viên quân đội, với bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng đã được tôi luyện, cùng với sự giúp đỡ của chỉ huy bay và đồng đội, anh đã bình tĩnh xử lý kịp thời thực hiện các thao tác một cách chuẩn xác, máy bay hạ cánh an toàn trong niềm vui khôn xiết của đồng đội.
    Khi chúng tôi hỏi anh về những thành tích đạt được, anh cho biết: ?oNhững thành tích trên đây là kết quả bước đầu trong quá trình phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện của bản thân tôi, đó chỉ là đóng góp nhỏ vào thành tích chung của đơn vị. Tôi tự nhận thấy mình phải cố gắng nhiều hơn nữa và phải làm hết sức mình để trở thành một phi công ưu tú. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xứng đáng với niềm tin của Đảng, của nhà nước, của nhân dân, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, của Quân chủng PKKQ anh hùng?.
    Từ thành tích đó và những thành tích mà anh đã đạt được trong quá trình công tác, anh đã được Quân chủng PKKQ tặng bằng khen. Ngoài ra anh còn được nhận bằng khen về thành tích trong phong trào thanh niên. Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng huy chương tuổi trẻ dũng cảm và được bình chọn là một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu cho thanh niên toàn quốc năm 2003.
    Thu Hà
    http://dangcongsan.vn/details.asp?topic=31&subtopic=125&leader_topic=189&id=BT320435819
  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Không vào được mục Phi công tiêm kích nên cho tạm vào đây.
    Đây là phi công năm 2002 đã cứu một chiếc Su-27 bị hỏng động cơ, đem về hạ cánh an toàn. Vụ này khác với vụ chiếc Su-27 2 chỗ ngồi bị hỏng hồi tháng 10 năm vừa rồi.
    Một đảng viên - phi công trẻ xuất sắc
    CPV: Đến đoàn C37, không ai là không biết phi công trẻ Huỳnh Mạnh Thắng, sinh năm 1971, quê ở Cẩm Hà, Điện Bàn, Quảng Nam. Anh không những là một bông hoa đẹp trong vườn hoa quyết thắng của Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) mà còn là một trong mười gương mặt thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2003.
    Con đường anh đến với nghề bay khá bất ngờ, năm học lớp 12 có đoàn của Quân chủng PKKQ về trường khám tuyển phi công, Anh đã đăng ký khám và trúng tuyển. Những năm tháng học ở trường và công tác tại đơn vị, anh luôn xác định phải không ngừng học tập tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để xứng đáng với niềm tin tưởng của gia đình, nhà trường và Quân chủng PKKQ.
    Từ nhận thức đúng đắn trên, ngay từ khi được điều động về công tác tại Trung đoàn không quân C37 anh hùng - một Trung đoàn có nhiệm vụ vô cùng to lớn là bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, anh luôn xác định tốt nhiệm vụ được giao, luôn có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân.
    Với những kiến thức đã được học tập trong nhà trường, bản thân anh luôn tích cực trau dồi thêm về mọi mặt, chủ động khắc phục khó khăn, chịu khó tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của lớp đàn anh đi trước. Tích cực học tập nâng cao trình độ kỹ thuật - chiến thuật, kỹ thuật lái, tính năng tác dụng của các hệ thống máy bay, đảm bảo khai thác sử dụng tốt vũ khí trang bị kỹ thuật.
    Trong công tác hàng ngày anh luôn gương mẫu chấp hành kỷ luật quân đội, chế độ quy định của đơn vị, tham gia tích cực các phong trào của đơn vị. Anh luôn khiêm tốn đoàn kết giúp đỡ đồng chí, đồng đội, chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp phê bình của mọi người để khắc phục, sửa chữa những thiếu sót khuyết điểm, phấn đấu hoàn thiện mình ngày càng tốt hơn.
    Là một phi công, trong những năm qua anh luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu giờ bay, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong các đợt bay huấn luyện anh luôn đạt kết quả tốt. Tính đến nay, anh đã đạt được 537 giờ bay an toàn tuyệt đối.
    Trong phong trào thi đua quyết thắng từ năm 1997 đến năm 2000 anh luôn được nhận bằng khen của Trung đoàn. Năm 2001 anh được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua, được Thủ tướng Chính phủ tặng băng khen về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
    Đặc biệt năm 2002, trong đợt bay huấn luyện vũ khí thật trên đường thực hiện nhiệm vụ khi cách sân bay gần 200km, máy bay phát sinh hỏng hóc nghiêm trọng về động cơ. Nhưng với tinh thần bảo vệ, giữ gìn tài sản xã hội chủ nghĩa, với ý thức trách nhiệm của một sỹ quan đảng viên quân đội, với bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng đã được tôi luyện, cùng với sự giúp đỡ của chỉ huy bay và đồng đội, anh đã bình tĩnh xử lý kịp thời thực hiện các thao tác một cách chuẩn xác, máy bay hạ cánh an toàn trong niềm vui khôn xiết của đồng đội.
    Khi chúng tôi hỏi anh về những thành tích đạt được, anh cho biết: ?oNhững thành tích trên đây là kết quả bước đầu trong quá trình phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện của bản thân tôi, đó chỉ là đóng góp nhỏ vào thành tích chung của đơn vị. Tôi tự nhận thấy mình phải cố gắng nhiều hơn nữa và phải làm hết sức mình để trở thành một phi công ưu tú. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xứng đáng với niềm tin của Đảng, của nhà nước, của nhân dân, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, của Quân chủng PKKQ anh hùng?.
    Từ thành tích đó và những thành tích mà anh đã đạt được trong quá trình công tác, anh đã được Quân chủng PKKQ tặng bằng khen. Ngoài ra anh còn được nhận bằng khen về thành tích trong phong trào thanh niên. Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng huy chương tuổi trẻ dũng cảm và được bình chọn là một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu cho thanh niên toàn quốc năm 2003.
    Thu Hà
    http://dangcongsan.vn/details.asp?topic=31&subtopic=125&leader_topic=189&id=BT320435819
    Hai anh em sinh đôi lái máy bay
    Trung tá Lê Trọng Phương và trung tá Lê Trọng Đông là hai em sinh đôi, họ là phi công kỳ cựu của Cty bay dịch vụ Miền Nam. Lê Trọng Đông hiện là Chủ nhiệm bay máy bay Tây Âu, Lê Trọng Phương là Trưởng ban Bảo đảm chất lượng an toàn bay. Nhà ở Hà Nội, cùng học Trường Phổ thông Lý Thường Kiệt và cùng có sở thích yêu môn thể thao xà kép, các nữ sinh trong trường đều biết tiếng "Phương - Đông xà kép", nhưng các cô không nhận ra đâu là em, đâu là anh.
    Hai anh em trở thành phi công thật tình cờ. Lần đi khám sức khoẻ lấy giấy chứng nhận bổ túc hồ sơ ở Bệnh viện Không quân, đúng lúc ở đây có đợt khám tuyển phi công, hai anh em vào khám thử, rồi trúng tuyển luôn. Năm 1980 ra trường, Lê Trọng Đông về bay trực thăng đoàn Đồng Tháp, còn Lê Trọng Phương được giữ lại trường làm giáo viên. Lê Trọng Đông phục vụ ở Đoàn không quân Đồng Tháp 5 năm, đó là những tháng ngày anh bay UH-1 phục vụ cho chiến trường Campuchia. Có lần từ sân bay Stungcheng về Phnom Penh bị Pol Pot bắn trúng, máy bay vẫn hạ cánh an toàn.
    Cuối 1984, Lê Trọng Đông được điều xuống Vũng Tàu bay phục vụ dầu khí. 1985, Công ty bay trực thăng dầu khí được thành lập. Ngày ấy, sân bay Vũng Tàu còn tiêu điều, máy bay chỉ có hai chiếc trực thăng Mi-8 cũ kỹ, thỉnh thoảng mới bay một chuyến, 6 tháng đầu phi công không có lương. Cũng năm ấy, Lê Trọng Phương xin về Vũng Tàu để anh em gần nhau. Nhờ chăm chỉ học tập và tích lũy kinh nghiệm bay, hai anh em trở thành những phi công bay chủ lực của công ty. Phi công Lê Trọng Đông được cấp bằng bay quốc tế ở Anh, còn phi công Lê Trọng Phương được cấp bằng bay quốc tế ở Pháp. Đây là những tấm bằng quý giá trong việc đảm bảo độ tin cậy cho những khách hàng đòi hỏi an toàn bay cao.
    Hai chàng trai Hà Nội đã chọn Vũng Tàu là nơi định cư xây dựng gia đình, nơi họ đã có hàng ngàn giờ bay phục vụ tổ quốc. Đoàn Hoài
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(39,117981)
  8. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Cũng có khi Lê Trọng Long là người miền Bắc (?)
    "
    Phi công Lê Trọng Long hy sinh ở Hòa Bình, gia đình muốn đưa hài cốt về Gia Lâm, ông Cảnh tìm mọi cách giúp đỡ.
    Năm 2000, ông Lê Đình Cảnh đưa hài cốt của hai liệt sĩ phi công Trần Thiện Lương và Trần Văn Mão về Bến Tre.
    Trong dịp 27 tháng 7 này, ông Lê Đình Cảnh lại tiếp tục cùng anh em đến thăm đồng đội trong các nghĩa trang và gắn bia cho các liệt sĩ phi công Phan Thanh Nhạ, Tạ Văn Thành, Tạ Đình Đoàn... Niềm mong ước của ông sẽ tiếp tục làm đủ 34 chiếc bia nữa cho các liệt sĩ phi công. Việc làm nghĩa tình của ông Lê Đình Cảnh chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của đồng đội và của cơ quan chính sách Quân chủng Phòng không-Không quân."
    Qua thông tin trên, chí ít đoàn 921 và 923 cũng có hơn 50 phi công hi sinh.
  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Người anh hùng của những chuyến bay

    Anh hùng Phạm Tuân
    sau khi bắn rơi "pháo
    đài bay" B52.
    Hai nhà du hành vũ trụ
    Phạm Tuân và Victor
    Vaxilevich Gorơbátcô.
    Anh hùng Phạm Tuân
    trao đổi kinh nghiệm
    bay với các phi công trẻ.
    Tổng Bí thư Lê Duẩn và
    Thủ tướng Phạm Văn Đồng chúc mừng Đại tá V.Gorơbátcô và Thượng
    tá Phạm Tuân sau khi nhậnHuân chương Hồ
    Chí Minh và danh hiệu
    Anh hùng lao động
    Việt Nam năm 1980 .
    L.I. Brezenev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lenin cho Thượng tá
    Phạm Tuân năm 1980.
    Cuộc gặp gỡ với viên phi công lái máy bay B52 bị Phạm Tuân bắn rơi đầu năm 1973.
    Hai nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân và Victor Vaxilevich Gorơbátcô luyện tập chuẩn bị cho chuyến bay vào vũ trụ.
    Phạm Tuân trên con tàu
    vũ trụ Liên Hợp 37.

    Vợ chồng Anh hùng Phạm Tuân ngoài đời giản dị như những quân nhân khác .
    Phạm Tuân, phi công Việt Nam đầu tiên bắn rơi "pháo đài bay" B52, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ, tiết lộ những điều ít người được biết...
    CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ
    Xuất thân trong một gia đình thuần nông bên dòng sông Trà Lý (Thái Bình), Phạm Tuân cũng chăn trâu, cắt cỏ, làm ruộng và nghịch ngợm như bao bạn bè cùng trang lứa. Nhưng, anh có may mắn được gia đình tạo điều kiện cho ăn học...
    Năm 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt, lớp thanh niên như anh hăng hái gia nhập quân đội. Phạm Tuân nhớ lại: "Lúc đó, tôi ước mơ vào hải quân. Thế nhưng, sau khi kiểm tra sức khoẻ, tôi được giữ lại để đi tuyển phi công. Khi khám tuyển phi công không đạt do mắt, tim "có vấn đề", tôi được chuyển sang học sửa chữa máy bay tại Liên Xô (cũ)".

    Do nhu cầu của cuộc chiến tranh, phía Việt Nam đề nghị Liên Xô tuyển thêm phi công trong số những người Việt Nam đang học thợ máy. Và anh đã trúng tuyển.
    Thế rồi, năm 1968, anh tốt nghiệp Trường Không quân Liên Xô loại giỏi. Trở về nước với quân hàm thiếu uý, anh được phân về Trung đoàn Sao Đỏ, chuyên lái máy bay phản lực chiến đấu....
    NHỮNG KỶ NIỆM KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
    Trong chiến tranh, mỗi trận đánh đều để lại những kỷ niệm sâu sắc. Phạm Tuân còn nhớ trận đánh ở vùng trời thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An: "Do máy bay địch bay thấp, hệ thống radar của ta không phát hiện được. Chúng tấn công mục tiêu và chúng tôi được lệnh xuất kích. Hai bên quần nhau trên không. Đó là lần đầu tiên tôi giáp mặt máy bay địch, một cảm giác vừa lo lắng, vừa hồi hộp nhưng cũng đầy ấn tượng".
    Nhưng có lẽ anh chẳng bao giờ quên được cái đêm 27-12-1972 ấy. Cả bầu trời đen kịt, chốc chốc lại lóe lên những ánh sáng sau tiếng nổ đanh của những chùm bom rải thảm mà các máy bay ném bom siêu nặng được mệnh danh "pháo đài bay" B.52 của không lực Hoa Kỳ đang muốn đưa Thủ đô Hà Nội về "thời kỳ đồ đá". Phải trừng trị kẻ thù, bảo vệ Thủ đô, trái tim của cả nước. Và điều phải đến đã đến:
    "Sau khi nhả đạn vào một chiếc B52, tôi nghĩ ngay đến việc sẽ phải thoát thế nào cho an toàn bởi có nhiều máy bay địch bao vây, ấy là chưa kể đến khả năng bay vào vùng hoả lực phòng không của ta. Máy bay hạ cánh an toàn mà vẫn chưa thấy hết lo. Gần sáng hôm sau, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện chúc mừng, tôi mới chắc rằng chiếc máy bay B52 đó đã bị bắn rơi".
    Đầu năm 1973, tại trại giam Hoả Lò mà nhiều người biết đến với cái tên Hilton - Hà Nội, diễn ra cuộc trò chuyện giữa Phạm Tuân với viên phi công lái máy bay B52 bị bắn rơi. Cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn khi chính viên phi công đó cũng không thể hiểu nổi điều gì đã giúp người Anh hùng của không quân Việt Nam có thể hạ được "pháo đài bay" B52.
    Năm 1979, niềm vinh dự mới lại đến với Phạm Tuân: anh được chọn tham gia chuyến bay Việt- Xô nghiên cứu khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình. Anh còn nhớ thời gian khổ luyện để nâng cao sức bền thể lực: "Tôi vào loại khoẻ vậy mà có lúc còn không tránh khỏi sự mệt mỏi. Vất vả nhất là bài tập trên máy quay kiểm tra tiền đình. Cứ 3 giây cúi đầu lại 3 giây ngẩng đầu, liên tục trong 10 phút tưởng chừng không chịu nổi".
    Ngày 23-7-1980, tại sân bay vũ trụ Baicônua (Liên Xô), tàu vũ trụ Liên Hợp 37 đã đưa anh và nhà du hành vũ trụ Liên Xô Victor Vaxilevich Gorơbátcô vào vũ trụ để tiến hành các thí nghiệm khoa học.
    PHẠM TUÂN GIỮA ĐỜI THƯỜNG
    Cuộc sống gia đình của Anh hùng Phạm Tuân cũng bình dị như biết bao gia đình quân nhân khác. Vợ là bác sĩ quân y, từng ở chiến trường. Một con gái đã tốt nghiệp cao học ngành kiểm toán và một con trai đang học đại học. Công việc hàng ngày trên cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng dường như không cho anh có thời gian nghỉ. Tuy nhiên anh cảm thấy rất vui vì trong cuộc sống hôm nay, anh rất tin vào lớp trẻ vốn nhanh nhẹn và thông minh sẽ biết tiếp thu thật nhiều kiến thức và phát huy truyền thống của lớp cha anh để phát triển đất nước ngày một giàu mạnh.



    PHẠM TUÂN
    - Sinh ngày 14-2-1947.
    - Gia nhập quân ngũ tháng 9-1965.
    - Hiện là Trung tướng Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
    - Được phong tặng: Anh hùng Lực lượng vũ trang; Anh hùng Lao động; Anh hùng Liên Xô; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Lênin; Huân chương Quân công hạng ba... và nhiều danh hiệu khác.

    http://vietnam.vnagency.com.vn/VNP-Website/News_Detail/Default.asp?ID_Cat=6&ID_NEWS=1200&language=VN&number=12&year=2004
  10. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này