1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trang Hồi Ký ...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi julie06, 12/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Những trang Hồi Ký ...

    1. Chiếc Xe Đạp​
    (Hồ Dzếch)


    Chuyện thật ! Về một đoạn đời của một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Còn nhớ, trong thời kỳ ở Khu Bốn, Hồ Dzếnh viết bài "Nhớ Nguyễn Sơn" để tưởng niệm một vị tướng bộ đội yêu văn nghệ. Không ngờ lại trùng vào dịp nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm cũng có bài tưởng niệm "Khóc Nguyễn Sơn". Thế là Hồ Dzếnh bị quy chụp thành một thi sĩ "có vấn đề", đến nỗi nhà thơ phải "tự nguyện" làm thợ đúc thép ở Gia Lâm. Trước đó, năm 1946, Hồ Dzếnh tản cư từ Phát Diệm về Thanh Hóa, cưới vợ, rồi dắt díu nhau lên khai phá miền sơn cước, vẫn sống không nổi, lại kéo nhau về đồng bằng. Tại đây, đứa con thứ hai của nhà thơ ra đời vào tháng Bảy, 1949. Hồ Dzếnh thuật lại một giai đoạn gian truân của mình bằng giọng kể của cậu bé này. Chuyện đời của một nhà giáo. Chuyện về một chiếc xe đạp cũng cọc cạch như chủ nó. Chuyện đã xảy ra hơn nửa thế kỷ qua. Chuyện vẫn còn đang xảy ra hôm nay, từ nhà giáo tới nhà thơ...

    Ở một làng ven rừng, cách xa Hà Nội hai trăm cây số, tôi đã ra đời trong một hoàn cảnh chưa ổn định. Cái đầu tiên tôi cần nói, là chúng tôi nghèo đến nỗi không đêm nào không có tiếng bàn bạc to nhỏ của cha mẹ tôi về đồng tiền. Mẹ tôi lo lắng nhiều, nên đã hai phen, tôi bị xúc động trong bụng mẹ. Một lần tôi cựa quậy, thiếu chút nữa cái màng bọc thai rách ra. Lần thứ hai, tôi làm lộn xộn bụng người mẹ lên, vì giòng sữa nuôi tôi đâm ra thiếu. Mỗi lần như vậy, tôi đều bị một chất nước khai khai, hăng hăng, mằn mặn hòa vào mùi gay gắt của lá ngải cứu trấn áp, nên đáng lý làm xẩy thai, tôi lại nằm yên.

    Một hôm tôi nghe có tiếng vải bục xé ra. Cha tôi đã hy sinh hai cái áo lót cũ để làm tã lót tôi. Tã được nhuộm mực Tàu hòa vào nước lá chàm, hung hung một màu tro mát mắt. Tôi cố nhớ mãi mà không nhớ được những thứ nào khác nữa, ngoài cái thúng treo lên làm võng để đưa ru tôi.

    Ba giờ chiều vào một tiết Thu dịu, một hài nhi xé lòng mẹ ra đời, quấn mình trong cái tã cũ và chiếc áo sợi thay chăn.

    Trong khi đó, ở một trường huyện nhỏ thiết lập tạm trong miếu thờ Thành Hoàng, một tôn sư đang giảng bài văn Pháp cho học sinh nghe: "Tờ-ra-vai-ơ là làm việc, bố-cu là nhiều lắm, giơ là tôi. Giơ tờ-ra-vai-ơ bố-cu là tôi làm việc nhiều lắm...". Thầy giáo giảng nghĩa rất kỹ, đến nỗi tất cả học sinh đều nhớ in vào trí. Thầy tận tâm, ngoài chức phận đã đành, lại còn một cớ nữa: Cuối tháng rồi ! Học sinh cần phải được vui lòng để nộp tiền học sớm. Bài giảng hết, thầy sửa soạn đứng lên và run run hỏi:

    - Hôm nay có em nào xung phong trả tiền học cho ban quản trị trước không ?

    Lớp học lạnh ngắt như... hơi đồng. Niềm hy vọng phất phới đậu rồi bay từ mặt này sang mặt khác. Không một ai lên tiếng. Thầy chờ nữa, chờ nữa. Một em nhỏ đứng phắt lên:

    - Thưa thầy, người nhà con bảo tiền học mỗi tháng nặng lắm, nên còn phải thu xếp.

    Thầy ngước mắt lên nhìn tấm lịch. Hôm nay đã là mùng hai. Ông thủ quỹ mắt toét ngày làm việc ở trường, tối đến đi học lớp bình dân, ngồi đợi ba hôm nay mà chưa thu được đồng nào cả.

    Thầy giáo nói cho đỡ trống trải:

    - Không. Là thầy nhắc các anh như vậy. Cũng nên thanh toán đi cho ban giám đốc khỏi nhắc. Chớ thầy chỉ biết dạy học thôi.

    Lớp học vẫn im lặng. Đôi mắt thầy dạo lên trên năm mươi mấy anh học trò. Bỗng thầy nhìn đăm đăm vào một anh lớn nhất rồi hỏi đùa:

    - Anh Tước, anh vẫn cưỡi "xe đạp chân" đi học à ?

    Anh học trò tên là Tước cười cười :

    - Dạ, con vẫn định mua xe, nhưng chưa chọn được. Hôm nào con phải nhờ thầy xem giúp.

    Ý nghĩ thoáng đến làm thầy giáo run. Thầy nghĩ đến cái xe đạp của mình. Thầy muốn bán nó đi. Bởi vì vợ thầy đã đẻ, con thầy những hai đứa còn non, mà lương hàng tháng lại chậm và ít. Đành rằng bán xe thì chỉ có nước đi bộ, kéo lê hàng mấy chục cây số đến trường. Nhưng còn hơn là để nó mà vợ con đói. Nó cũng là vợ đấy, người vợ bằng sắt, người vợ đã dắt dìu chồng trong mấy năm nay, từ trường này đến trường nọ. Nó chỉ phải cái tội là hay dở chứng luôn. Lúc thì đứt xích, lúc lại long cá, lúc phì hơi. Đi nhanh, nó kêu kèn kẹt, chồm lên ở những mô đất lồi lõm. Nhưng ân nghĩa tào khang cũng còn bằng mấy so với đôi chân cuốc bộ.

    Thầy mới có ý định bán xe mà đã thấy buồn rười rượi. Cái đống sắt kia chỉ đáng giá vài trăm là hết nước. Nhưng tình khắng khít kỷ niệm mới thật là to, là nặng. Phải, những hôm chiều trời bảng lảng, tan buổi học về, bánh xe kêu ro ro trên con đường đê nghe thật vui tai lạ. Đứa con của thầy giáo ngồi phía trước, sung sướng được bố đưa đi chơi. Và cũng có những đêm mưa lạnh, xe trườn trên lớp bùn làm quắn bánh lại, mồ hôi người đạp lẫn vào lớp nước tát lên xe. Rất nhiều khi xe nằm ỳ ở rìa đường ruộng. Cái thất vọng tưởng chừng như bao la, gieo thành nỗi căm tức lên mấy thanh sắt hình tam giác, hình tròn, hình vòng cung, đường kính. Nhưng khổ cực nhất là lúc người phải cõng xe, dò dẫm băng qua những chiếc cầu tre ẽo ợt. Đến giữa cầu, cây tre run lên, lớp lạt đứt, cả người cả xe run thành một điệu xiếc bất đắc dĩ. Sắt đè lên vai, ê ẩm, tiến cũng dở, lùi cũng nguy. Nước sông dưới kia chảy xiết, liệng đống sắt xuống lại không đành. Chỉ còn cách bò sấp, xe cõng trên lưng, trườn từng đoạn một. Rồi cả xe cả người nằm ngất ở bờ cỏ, trong thiên tâm sự bi đát có lẫn điệp khúc anh hùng ca !

    Đến lúc này, thầy giáo sắp bán người bạn sắt quấy rầy nhưng lại là ân nhân kia đi. Để nuôi sống những sinh mạng khác mà cái tồn tại cần thiết hơn là cái trọng lượng hai mươi cân. Đợi tan buổi học, thầy giáo gọi Tước lại, nói khẽ:

    - Tôi định mua một chiếc xe đạp khác, nếu anh muốn lấy, tôi để lại với giá ủng hộ.

    Người học trò nhìn thầy một cách kinh ngạc. Không phải kinh ngạc vì thầy dám bán xe, mà vì xe của thầy khó lòng bán nổi... Trông nó thô kệch thế nào ! Niên hiệu xa mờ, dấu xe cằn cỗi không đảm bảo được chút nào cả. Gả chồng cho một cô gái đứng tuổi gù lưng lấy một chàng thanh niên còn dễ hơn là bán chiếc xe vào loại đó. Mắt người học trò đương lơ láo thì thầy giáo đã nhấn mạnh thêm:

    - Tôi đã bảo anh đừng e ngại. Xe càng cổ càng bền. Cái này tôi đã dùng mười năm nay. Anh cứ lấy, tôi vừa cho, vừa biếu. Đáng lẽ tôi thưởng cho anh vì sức học giỏi, nhưng tôi nghĩ chưa phải lúc.

    Người học trò khó nghĩ quá. Thầy mình gán cho mình cái bảo vật cổ này để làm gì. Thực là khó hiểu, khó nghĩ. Từ chối thì bất tiện, mà ưng thuận thì có chỗ không đành.

    - Tôi đã bảo anh cứ lấy. Có người trả tôi ba trăm, tôi không thuận, vì ai lại bán xe cho người lạ. Đằng này, với anh, tôi chỉ tính có hai trăm. Anh phải cho là rẻ...

    Người học trò vẫn yên lặng. Hắn bắt đầu nhìn chiếc xe, suy tính. Kể ra thì hắn cũng là tay biết xe, và tinh ý nữa. Cuối cùng, hắn ngoảnh lên, nửa đùa, nửa lễ phép:

    - Xin trả thầy... một trăm !

    Một gáo nước dội vào lòng người cầm cân nẩy mực về văn tự. Nhưng trường hợp bán mua đó rất chông chênh, nguy hiểm. Nếu thầy chối từ là việc thất bại. Mà thầy đòi thêm, đâu phải đạo bề trên. Thôi thì đành, một nụ cười cay chua trên đôi môi khô héo:

    - Thôi được, tôi cũng để cho anh. Khi nào không cần, anh trả cho tôi cũng được.

    Câu nói vuốt cơn ngượng, thầy biết: chiếc xe đã bị hy sinh một cách tàn nhẫn. Thầy lẩm nhẩm:

    "Nó có tiền mua xe, sao nó không trả tiền học ? "

    Người học trò như đoán được ý thầy, quay lại:

    - Tiền con đi nộp thuế, thấy thầy nói vậy, con cũng liều tiêu đi, để lúc khác hãy nộp.

    Nhìn chiếc xe bon bon theo đường cỏ, chở đứa học trò vừa thắng thầy một ván bạc tiểu xảo, bất giác người môn sư nghèo kia ứa nước mắt. Đâu đây, trong lớp bóng tre buông xuống mặt đường, còn như vo vo đôi bánh xoay tít. Và trên chiếc cầu tre, hình ảnh con người cõng xe vẫn run run, khó nhọc.

    Bước chân yếu đuối chậm chạp lên đường. Một trăm bạc nằm trong đáy hầu bao không nghe nặng chút gì cả. Thầy đưa khăn lên lau mồ hôi: Xa xa, những lũy tre xanh biếc. Ở nơi chân trời kia, trong căn nhà nhỏ, thầy như vừa nghe tiếng của trẻ con khóc... Đôi mắt thầy chớp lên mấy cái. Trời ngã màu chiều.

    Tối hôm đó, cha tôi bước vào nhà. Anh tôi chơi ngoài hè, thấy bóng bố, nhảy lên cỡn:

    - Bé, bé, bé cười, bố ạ.

    Và tiếng người đàn bà run run từ trong bóng tối căn buồng đưa ra:

    - Con trai ngoan lắm, mình ạ. Sao mình về chậm thế ?

    Chậm thật. Có mặt trăng mà cha tôi vẫn cặm cụi đi, không biết. Một lưỡi liềm gài lên sau hàng rào tre mỏng. Ngọn đèn dầu nhỏ hiu hắt trên bàn con và bóng tối ngào ngạt những hơi sữa. Hai bàn tay nắm chặt lấy nhau, một cái lạnh vì sương gió, một cái yếu vì mất nhiều sinh lực. Cha tôi ghé xuống hôn tôi, trong khi đặt anh tôi lên đầu gối.

    - Xe đạp của mình đâu ? Hay lại hỏng ?

    Cha tôi quay nhìn ra ngoài, rồi đáp :

    - Xe đạp còn đưa sửa lại bánh. Tôi nóng ruột nên về nhà, để hôm khác lấy. Tại sao mẹ tôi lại yên lặng lại ? Một tiếng thở dài kín đáo làm hơi run bóng tối. Rồi có tiếng nói gần như khóc:

    - Hay là mình... ?

    - Không có gì lạ cả, tôi sửa xe, mai lấy về, có thế thôi. Sao mình lại hốt hoảng ?

    - Tôi ngỡ mình... mất xe. Mất xe, thì mình đi sao được ? Mình yếu rồi mà ! Cha tôi đứng lên quay ra rửa mặt, sau khi yên ủi vợ:

    - Mình mới sinh nở, hãy tĩnh dưỡng cho khỏe, đừng buồn vớ vẩn.

    Trong chậu nước, cha tôi hụp mặt xuống. Màu trăng gợn trên nước, như có ai lấy bông mát đắp vào đôi mắt đau. Nếu tôi biết nói lúc đó, thì tôi sẽ bảo mẹ tôi rằng tôi thấy hai vai cha tôi run lên, trong lúc khỏa nước lên mái tóc.


    (Trích: Chương 6 & 7, "Quyển Truyện Không Tên", hồi ký của Hồ Dzếnh)
  2. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    2.Hồi Ký SONG ĐÔI Tuổi Nhỏ HUY CẬN - XUÂN DIỆU
    (Huy Cận)
    Tuổi nhỏ Huy Cận
    Trước hết tôi xin nói về quê hương nhỏ của tôi tức là xã Ân Phú, thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nay thuộc huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh. Xã tôi là một xã bán sơn cước, nằm ở chân núi Mồng Gà, bên tả ngạn sông La, cảnh núi sông rất đẹp, nhưng trước cách mạng thì vắng vẻ và hắt hiu, mặc dù bên kia sông chợ Nướt, mỗi tháng họp chín kỳ (cứ ngày 3, ngày 6, ngày 9 âm lịch là phiên chợ) thu hút dân buôn bán và nông dân cả mấy huyện xung quanh thành một nơi tụ hội nổi tiếng. Anh Xuân Diệu khi nói về quê tôi đã viết ?oCái làng nửa sơn cước, khuất nẻo bên sông vắng, có nhiều cây cọ ?" ở Hà Tĩnh gọi là cây tro ?" chao ôi, trước Cách mạng Tháng Tám 1945 sao mà vắng vẻ hắt hiu đến thế! Nếu không thương bạn chưa chắc tôi đã về. Rất nhiều cá tính của đất đai, có thể nói mỗi mảnh đất đều tràn đầy xúc cảm,như tích tụ cái cổ sơ đâu từ hàng trăm năm trước. Làng quê hương đã cung cấp cho Huy Cận một cái vốn đất đai gì sâu thẳm như từ ruột của thời gian?. Sông núi đất đai ấy như đã làm ra xương thịt và tâm hồn tôi.
    Tôi sinh ra ở miền sơn cước
    Có núi làm xương cốt tháng ngày
    Đất bãi tơi làm ra thịt mát
    Gió sông như những mảng hồn bay.
    (Tôi nằm nghe đất)
    Tuổi nhỏ tôi trùm trong nhớ thương
    Cách sông chợ Nướt, bến đò sương
    Làng quê sơn cước chiều về sớm
    Bóng núi dài lan mát ruộng nương

    Ở dưới chân núi, chạy dọc bờ sông là một cánh đồng dài đất khá mầu mỡ, một phần nhỏ là ruộng nước, phần lớn là nương, tức là ruộng cạn, trồng lúc trỉa, hoặc là trồng mía. Đầu xuân, khi ngô mới nhú mầm, lá non mịn tơ như lông tuyết, xanh sáng như ngọc bích, cả cánh đồng ánh lên như một thảm nhung rất đẹp, mát mắt, tưởng như có thể xén từng mẩu đất mà nhai nuốt được. Buổi chiều về, gió sông thổi mát, bóng núi Mồng Ga lan dài trên cánh đồng như một cái chăn mỏng đắp lên làng xóm. Chính cái buổi chiều sớm ấy ở làng sơn cước đã gợi lên một nỗi buồn man mác. Ngày bị rút ngắn lại, sông núi ở ngay bên cạnh nhà mà được màu xa vắng. Chính trên cánh đồng chân núi ấy, lúc bốn tuổi, năm tôi đã theo cha mẹ, o tôi, chú tôi đi bừa, đi nhặt cỏ, đi gieo hạt. Thú nhất là đứng trên cái bừa đạp cho bò kéo đi như là đứng trên một chiếc xe, nghe từng cục đất vỡ tơi dưới chân bừa, xông lên mùi cỏ úa. Có khi còn lấy roi tre quất cho bò chạy nhanh, chiếc bừa xông lên như một cỗ xe thắng trận. Nhưng có một lần hứng ythú như vậy tôi đã bị ngã, con bò cứ lướt tới, và tôi bị chẹt giữa cái bừa bị bò lôi đi, may mà không bị xây xát gì. Từ đó về sau cha mẹ tôi không cho tôi đi đứng bừa nữa. Tôi lại cưỡi trâu, trời cuối năm se lạnh, ngồi trên lưng trâu ấm lắm. Cầm dây thừng (ở Hà Tĩnh gọi là chạc mũi). Tôi điều khiển trâu như cầm cương ngực, và lấy hai chân thúc vào hông trâu chạy thật nhanh như ngựa phi. Có lần trâu chạy đến dốc vực Trộ đó, đột ngột trâu dừng lại, và tôi ngã phía trong vườn. May mà trâu dừng và tôi ngã, nếu không thì cả trâu lẫn người đã rơi tòm xuống vực sâu ở dưới có đá ong. Ở xã tôi hồi ấy, có tục lệ: cuối năm, hần teat, cả làng xóm cho trâu bò lên núi hàng mười ngày, nửa tháng. Các anh trai cày cho trâu lên núi, chặt cây rừng và lá cọ làm một cái lán gọi là chòi trâu. Có một lần tôi được đi theo các anh trai cày ấy, như tham gia một cuộc phiêu lưu, tạm xa nhà chừng ba bốn cây số mà tưởng là xa ngái lắm. Chiều cuối năm, gió trở lạnh, sườn núi hoang vắng, những cây sim, cây thanh hao (tức là cỏ trện) lắt lay trong gió càng tăng vẻ lạnh lẽo của sương chiều đã phủ mờ mờ trên lưng núi va 2trên cánh đồng sát chân núi. Các anh lớn bảo chúng tôi: ?oTa hãy làm cái trống đất để tế trời?. Tôi không hiểu làm một cái trống đất là làm thế nào, lấy đất mà vắn thành trống, hay lấy một cục đất to mà đẽo thành hình trống chăng? Các anh ấy cầm dao tày, dao dựa, đào một lỗ xuống đất khoét thành đất cho tròn, sâu chừng ba bốn mươi phân và đường kính cũng chừng hai gang tay. Xong rồi các anh đi chặt một sợi rừng, loại sợi dẻo dai, vắt ngang cái hố đã đào, và hai đầu dây buộc chặt vào hai cái cọc đóng sâu bên miệng hố. Đoạn, các anh lấy một thanh cây gọt tròn như cái khăng đánh vào sợi dây rừng và tự nhiên vang lên một tiếng bịch bịch: đó là âm điệu rất cổ sơ của chiếc trống đất, và tang trống là cả bề dày của đất triền núi. Một anh cứ thế ngồi ?ođánh trống đất? và mấy anh khác đứng lên hướng về chóp núi vái trời. Đó là lễ tế trời của đám trai cày chăn trâu trên núi:
    Chiếc trống vang lên điệu cổ sơ
    Rung từ lòng đất ?" Đến bây giờ
    Tôi còn nghe rõ trong chiều lặn
    Tiếng dội như là đất thở ra.
    Cứ như thế ?oVang động hoàng hôn một sợi rừng?
    Tiếng nhạc cổ sơ ấy, như là hơi thở của đất ấy cứ vang thầm mãi trong tôi
    Hồn thở nghe trong chiều vời vợi
    Đất trời gần gũi tiếng nguyên sơ?

    Trước Cách Mạng Tháng Tám, thời gian ở quê tôi như ngưng đọng lại, như không nghe thấy bước đi của các thế kỷ, một số phong tục, tập quán cổ xưa đâu từ các đời trước truyền lại còn nguyên vẹn. Chẳng hạn phong tục đón giao thừa. Cứ đến đêm ba mươi tết, một số trai làng tập hợp lại, bận áo quần teat, đầu chit khăn đỏ, khăn vải điều, và mang nhị, mang trống cơm, mang sanh tiền đi chúc teat khắp làng. Đến mỗi nhà các anh ấy tay vỗ vào trống cơm (cũng gọi là trống tầm vông) hát lên những bài hát điệu rất cổ sơ mà lời cũng rất cổ sơ, nói đến trời đất, nói đến ?ocây cỏ dương hòa? nói đến thần tài, thần mệnh, nói đến ?ocon cháu đầy đàn?, nói đến âm dương, nói đến tạo hóa. Lời hát nửa đượm màu huyền bí, nửa rât hiện thực cuộc đời nằm trong một điệu nhạc trầm trầm, đều đều có một cai gì đó rất hấp dẫn, gợi lên bề sâu của sự sống ở nơi mảnh đất cổ xưa này. Cho đến hôm nay việt đoạn hồi ký này, tôi vẫn còn nghe trong tâm tưởng điệu nhạc ấy, giọng hát ấy, tiếng trống cơm ấy và còn thấy rõ những chiếc khăn điều tươi tắn hiện lên trong đêm như một tín hiệu thần tiên, hay nói đúng hơn như hé mở một thế giới nào vừa gần gũi vừa kỳ lạ mà tôi cảm thấy nhưng không nói rõ được ra lời.
    Cũng nói về phong tục tập quán, xin ghi thêm việc rước thần ở làng tôi vào rằm tháng giêng và rằm tháng bảy. Khi kiệu thần đi qua xóm tôi, mọi người đổ xô ra xem. Đối với tôi, lúc đó khoảng sáu, bảy tuổi, là một sự khám phá kỳ diệu. Ông thần (tức là ông đồng) mặc áo quần toàn đỏ, khăn cũng đỏ, ngồi trên kiệu hai tay khoát khoát, có lúc kiệu gặp đường gập ghềng nghiêng hẳn đi mà thần vẫn ngồi thẳng không có gì xiêu lệch. Thần là ông Giao, ở xóm Boòng, một người có học chữ Nho, dáng người đẹp và nét mặt thì cũng có vẻ gì như là thần, vừa nghiêm mà lại vừa tươi tắn. Các bà trong xã, trong làng cũng trầm trồ khen ông, chắc là có mê ông.
    Nhân nói việc rước thần, tôi lại nhớ những lần theo cha tôi lên đình Trung, trên một ngọn đồi thấp, sự những buổi tế thần Thành hoàng của xã. Đêm trước ngày lễ chính, những chức sắc trong làng tụ tập ở đình để làm lễ tiến thường. Nhân dịp này, xã lại cho trần thiết đình làng với những lư hương và những cây đèn bạch lạp bằng đồng thau sáng choáng, và nhất là cho treo bộ tranh dân gian gồm 24 bức, tranh cổ kính rất đẹp. Nghe nói bộ tranh này do một vị quan người của xã có dịp ra thăm Thăng Long mua về hồi dời nhà Lê. Tranh vẽ những voi, ngựa hạc, các vị tướng? Tôi còn nhớ rõ những con voi phủ bành nỉ điều có thêu rất đẹp, các vị tướng thì đội mũ chóp nhọn có ngù như các vị tướng đời Tây Sơn mà ta thấy biểu hiện qua chân dung Nguyễn Quang Hiền (giả danh là Nguyễn Huệ sang thăm triều Nhà Thanh). Năm 1955, về thăm quê, tôi hỏi thăm các vị bô lão trong làng thì mới hay bộ tranh đã mất dần, chỉ còn lại 4 bức do bác Cù Hoàng Thự (thầy học khai tâm của tôi) còn cất giữ. Tôi đã xin 4 bức tranh ấy đưa ra Hà Nội biếu cho bảo tàng mỹ thuật: 2 bức vẽ hai con ngựa hồng và trắng có lộng che, dáng ngựa rất nghịch ngợm: 1 bức tranh hạc và 1 bức tranh tướng. Tất cả 4 bức tranh đều tô màu với chất liệu màu lấy từ thảo mộc. Anh Nguyễn Đỗ Cung đã xem kỹ 4 bức tranh này (lúc đó anh là giám đốc bảo tàng mỹ thuật) và xác định là tranh đời nhà Lê, có thể là do một phường vẽ tranh ở Thăng Long sản xuất, in hàng loạt bằng bản gỗ.
    Đêm tiền thường ở đình Trung khói hương nghi ngút, đèn nến ?olấp lánh như sao?, nhiều chức sắc ngủ tại đình, không khí rất tôn nghiêm mà lại có cái gì rất dân dã. Tôi cũng theo chú tôi ngủ tại đình, giấc ngủ chập chờn, mỗi lúc thức dậy lại thấy các ngựa, voi trong tranh như đang như đang đi dồn dập trong một đám rước. Luôn luôn cái cảm giác nửa truyền thuyết, bửa cuộc đời cứ chờn vờn trong tâm trí tôi. Gần sáng thì có tiếng lợn kêu bên cạnh sân đình: đang mổ lợn để tế thần. Còn xôi và thịt gà thì do các gia đình làm lướt (đến phiên phải làm cỗ cúng thần) bong đến. Ngày lễ chính, có rước sắc thần (cuộc tròn cất trong một cái hòm sắt dài, sơn son thếp vàng) từ đình đi qua các xóm, vào tận chân núi rồi trở về. Đám rước có ông tiên chỉ đi trước, có hàng cờ đại và cờ đuôi nheo đi theo, có trống chiên rền vang từng hồi một. Đám rước đi ngoằn nghèo trên đường làng, có khi đi tắt qua những bờ ruộng, hiện lên rất đẹp mắt với màu cờ đỏ viền màu tím thẫm trên nền xanh của những ruộng lúa, ruộng ngô, trên những bờ tre xanh mượt. Tôi không kể chuyện ăn uống ở đình làng mà nhiều người đã biết. Tôi chỉ ghi cái ấn tượng: lễ tế thần hoàng của xã đượm một tinh thần nhờ tổ tiên, nhớ cha ông đã khai hoang, lập ấp. Đường dây liên hệ giữa các thế hệ trước, sau thật là tươi thắm, tưởng như sờ mó được. Nhân dịp này những cụ cao tuổi nhất tropng làng lại kể sự tích của thần hoàng, con cháu ngồi nghe cảm động; cứ như thế truyền cho nhau những nét lịch sử của làng xã rất thực, rất đời, mang tính tráng ca dân gian.
    Người dân xã An Phú của tôi cũng như nhiều xã trong vùng rất mê hát ví dặm, rất hay kể chuyện cổ tích, rất thích hát chèo và xem chèo. Trong xã tôi không có phường hát bội (hát tuồng) nhưng bà con thường rủ nhau lên xã Cẩm Trang xem hát bội vào dịp tết hoặc vào lễ mừng lúa mới tháng 5 và tháng 10. Vốn văn nghệ dân gian rất giàu ở trong xã, được cất giữ trong những ?obảo tàng sống? tức là những cụ già, cả những bậc trung niên. Tôi nhớ mãi ông bộ Căn (tên ông là cù Hoàng Trại) giỏi chữ nho, rất thuộc Kiều và ca dao. Những ngày nhàn rỗi ông cầm chiếc quạt mo đi chơi khắp làng và bình luận ca dao và truyện Kiều cho bà con nghe. Xóm tôi ở có một bãi cát khá rộng gọi là bãi Giang bên bờ sông La (đoạn sông của xã tôi gọi là sông Ngàn Su). Những đêm trăng tyhanh gió mát, nhiều bà con kéo nhau ra bãi Giang hát, hò, có khi suốt đêm. Trai gái hát đối đáp bằng ví dặm, ứng khẩu tại chỗ nhiều câu rất tài tình, có đôi khi vài cụ già đứng đằng sau gà hộ. Có lần đò dọc (gọi là đò Choèn), đi trên sông cũng hát ghé vào rất tình tứ. Chính trong những buổi hát đối đáp ví dặm trong cảnh trăng thanh gió mát như vậy đã có những mối tình nảy nở hoặc được củng cố giữa những lứa đôi. Có khi còn hát vọng từ bến bên này sang bến trước mặt kia thuộc xã khác (xã du Đồng) và những tình cảm bay qua dòng sông cũng không kém phần đằm thắm và bền chặt. Chính tôi đã có một người cô họ đi lấy chồng bên kia sông sau những buổi hát giao duyên thơ mộng ấy. Trong những dàn cảnh của đoàn nghệ thuật ca nyhạc Nghệ Tĩnh, tôi cũng đã thấy hiện lên những cảnh nên thơ (như cảnh hát ví dặm ?ogiận nmà giận mà thương thì thương?), nhưng chưa bao giờ tôi thấy một ai dàn cảnh đẹp mà lại rất thực như cảnh hát ví dặm ở bãi Giang quê nhà. Đó có phải là sức huyền diệu của kỷ niệm, hay chính bà con làng xóm của tôi đã sống rất thực mà rất mộng, rất thơ?
  3. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Dòng mạch văn nghệ dân gian thật là chảy dào dạt trong đời sống nhân dân làng xóm. Tuyệt đại đa số bà con là thất học, nhưng ai nấy cũng đều thuộc truyện Kiều và thuộc lòng ít nhất là dăm ba đọan trong truyện thơ của Nguyễn Du. Có khi bà con cũng chả biết ai đã làm ra truyện Kiều, chỉ biết là những câu thơ ấy hợp với cuộc đời, thấu hiểu cuộc đời và tâm tình của họ nữa, và giữa thơ Kiều với ca dao có khi bà con cũng không phân biệt. Và dòng mạch văn nghệ dân gian ấy không chỉ chở những vốn cũ như ca dao hay thơ lục bát của Nguyễn Du, mà còn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong cộng đồng thôn xóm ngày ấy. Có lúc chúng ta như là bắt được quả tang sự ra đời của những bài thơ dân gian, của những ca dao nói chuyện ngày nay mà đậm đà hương vị truyền thống. Đó là trường hợp mộyt anh làm vè ở quê tôi, ở bên làng Thị (phía hữu ngạn sông Ngàn Su gần chợ Nướt). Lúc còn nhỏ ở nhàtôi đã được nghe bà con truyền miệng những bài vè của anh đầy chất thơ. Những chuyện xảy ra trong làng xóm, những chuyện thời sự như ta nói ngày nay, anh thường đặt thành vè rất kịp thời: chuyện tâm tình của một lứa đôi, chuyện thất tình của một gã si tình, chuyện hào lý kiệu nhau, chuyện anh em nhà kia yêu thương nhau, đùm bọc lấy nhau sau khi cha mẹ từ trần, chuyện anh lính khố đỏ đi Tây về thì mất vợ, chuyện đi săn hươu, săn nai, chuyện phường hát bội ở làng trên xóm dưới, chuyện vợ chê chồng, chuyện vợ già chồng trẻ, chuyện bà già mà muốn ghẹo trai tơ, và có cả chuyện ngày cưới, ngày hội, ngày teat. Anh Giái Thụng làm vè hay đến nỗi có những người đến đặt hàng cho anh làm vè hay làm ca dao. Hoặc là để nói giùm tâm tình của mình, hoặc là để nhờ anh châm biếm, phê phán một sự bất công hoặc một việc lố lăng trong xã hội. Rõ ràng là nhà thơ dân gian này đã sáng tác ?otheo sự đặt hàng của xã hội? thời đó. Mẹ tôi và em gái tôi còn thuộc nhiều câu thơ, câu vè của anh, và anh làm thơ như người nông dân đi cày, mà bản thân anh cũng là một dân cày. Anh:
    Gieo vần như thể tay gieo hạt
    Nhịp sống làm nên những nhịp thơ

    Có phải vì tinh hoa phát tiết ra ngoài mà anh chết sớm (lúc 37 tuổi) ai cũng thương tiếc? Một người như anh nếu gặp điều kiện tốt (được đi học văn hóa cao, gặp môi trường thuận lợi?) có thể đã trở thành một tài ba lỗi lạc. Tôi nghĩ trong nhân dân ta có vô số trường hợp như vậy: một số tài ba đâu lại, nảy nở và biết bao nhiêu những mầm đầy nhựa tươi tốt đã phải mòn lụi đi vì chẳng gặp môi trường?
    Trở lại bãi Giang quê nhà. Những đêm trăng mà bà con ra bến hát ví dặm thì tôi cũng đi theo (lúc đó 6,7 tuổi) vừa nghe người lớn hát, vừa chơi trò làm cối xay trên bãi cát. Bọn trẻ chúng tôi hay lấy tay đào thật sâu một cái hầm dưới cát, trên mặt hầm vẫn để nguyên một lớp cát dày chừng mươi phân, và lấy que xoi một lỗ giữa cái cầu cát ấy. Rồi lấy tay vốc cát khô cho cát chảy qua lỗ đã xoi. Cát xuống dần dần như cái đồng hồ cát cổ đại, như vậy chúng tôi gọi là cối xay cát. Trò chơi có đánh cuộc: xem thử côi xay nào chịu cát đổ xuống được lâu nhất cho đến khi đầy cái hầm đã đào. Anh nào có cối xay bền nhất, chịu cát đổ lâu nhất là được cuộc.
    Cũng trên bãi Giang ấy hồi nhỏ tôi đã đi thả diều với chú tôi. Hai chú cháu hàng ngày trời công phu vót tre làm diều, giã quả cậy để phất giấy bản vào thân diều. Chú tôi là người rất khéo tay, đẽo ba cái ba sáo (sáo diều) rất đẹp và rất kêu. Nhìn cái diều với ba sáo, sáo to ở giữa và hai sáo nhỏ ở hai bên, mường tượng như một chiếc máy bay nhiều động cơ ngày nay. Lại còn làm dây diều bằng tre vót, và luộc cho chín, dẻo thou tre. Công phu chuẩn bị chẳng khác nào các nhà du hàng vũ trụ ngày nay chuẩn bị đi chinh phục không gian. Mà thật vậy, cũntg là một dòng hoài bão làm chủ và điều khiển không gian. Khó nhất và thú nhất là lúc phóng diều lên. Một người phóng diều, người kia cầm dây chạy, khéo chạy, khéo giật đầu dây: như vậy gọi là nuôi gió. Lúc diều lên lại rất nhẹ nhàng. Tay cầm đầu dây mà cảm giác nghe được gió đầu tay, không gian trên cao trở nên rất cụ thể, rất sống, rất nhạy trong tay người thả diều. Tôi và chú tôi thả diều không chỉ ở trên bãi Giang mà còn thả ở trên cánh đồng dưới chân núi Mồng Ga. Có lần tôi mê mải thả diều quên cả về ăn cơm trưa, cha tôi ra bean bãi tìm thấy, bắt tôi về, tôi nói chưa thu diều về được, thì cha tôi cắt dây diều rơi tận bên kia sông, rồi cha tôi đanh tôi một trận. Tôi nói: ?oCha đánh thì cứ đánh, nhưng phải trả diều lại cho con?. Có lần chú tôi và tôi mang cái diều to đi thả, diều lên rất cao, ?ocao quá mặt trăng?, diều được gió cứ lên cao mãi và tiếng sao diều kêu vo vo nghe khắp cả một vùng. Tối đến chú tôi buộc dây diều vào một cây dúôi và cứ thế diều ở mãi trên không suốt đêm. Chú tôi là một tài tử:
    Tâm hồn tài tử lâng lâng gió
    Làm chiếc diều to ba sáo kêu
    Thả tự ban chiều lên quá núi
    Sang đêm diều lẫn với trăng cao

    Ôi những trưa hè trời xanh ngắt, vắng bóng mây, hai chú cháu chạy giữa cánh đồng rộng hay trên bãi cát dài ven sông! Có phải đó là những cảm giác không gian đầu tiên, cảm giác bát ngát về sau nó nhập vào thờ tôi thành một thứ ám ảnh, thành một hơi thở tự nhiên trong các bài thơ, cái hơi thở của bát ngát, của mêng mông, của trời đất. Dù sao thì thả diều cũng là một say mê lớn của tuổi nhỏ của tôi. Hiện nay tôi còn giữ được cái miệng một sáo diều, mà chú tôi đã gọt, làm kỷ niệm. Miệng sáo ấy cha tôi đã cất trên giàn bếp, đen mồ hóng. Lúc tôi đậu tú tài, nghỉ hè về thăm nhà, thì cha tôi đưa cái miệng sáo diều ấy cho tôi và nói: ?obây giờ anh có thả diều thì tôi cũng không đánh anh nữa. Nhưng chắc ngày nay anh thích làm thơ hơn là thả diều. Làm thơ cũng là thả diều đó thôi?. Cha tôi nói xong, hai cha con cười với nhau; chú tôi đứng cạnh đó cũng cười theo và nói ?oCòn chiếc diều to gác bên nhà chú, hay là ta lại ra cánh đồng Cây Tran thả diều!?.
    Chú tôi mất đã lâu. Nay ngồi viết mấy dòng kỷ niệm này, tôi tưởng còn chạy dưới cái nắng trưa hè với chú, tai còn nghe tiếng sáo vi vu làm vang động cả bầu trời và sông nước quê nhà.
    Tôi không chỉ theo chú tôi đi thả diều, mà còn nhiều lần theo chú đi trọi chim, nhất là trọi chim cu gáy. Chú làm một ***g chim rất đẹp, có cái bẫy lưới phía đằng trước. Chú quảy ***g chim trên một cái sáo dài. Đến nơi có nhiều chim về đậu thì chú lấy sào treo ***g chim lên một nhánh cây cao. Chim mái ở trong ***g gù mãi, như là ra tín hiệu cho chim trống ở xa bay về. Chàng chim trống bay sà xuống và nhảy vào cái bàn đạp phía trước ***g chim, thế là lưới sập, chim trống bị giữ lại trong đó. Thường khi bị vào bẫy như vậy thì cả chim trống lẫn chim mái hết gù hết gáy. Nhưng cũng có lần tôi thấy, tôi nghe thì đúng hơn, đôi chim có thể sau một phút bàng hoàng lại tiếp tục gáy với nhau. Quả thật là tình yêu bất chấp mọi sự nguy hiểm, chú tôi lại nói: ?oVề nhà tha hồ mà gáy!?. Tôi có lần hỏi chú tôi: ?oTại sao cứ phải lấy chim mái làm mồi, mà không lấy chim trống cho vào ***g??. Chú tôi trả lời: ?oỜ, cũng chưa ai nghĩ ra điều đó. Có lẽ tại con trai hay tự mình đi ve con gái trước? để rồi ta thử lấy chim trống làm mồi xem có ăn thua gì không?. Noí vậy, chứ cũng chẳng bao giờ chú tôi cho chim trống vào ***g để gọi chim mái. Những trưa hè đi trọi chim trong một không khí rất yên lắng, mây trên trời cũng ngừng bay, gió chỉ thổi hiu hiu, có khi cả hai chú cháu liu riu ngủ; đến lúc tỉnh dậy thì đã thấy một chim trống bị bẫy trên cao rồi.
    Trò chơi tuổi nhỏ của tôi thật là phong phú. Tôi theo các bạn chăn trâu vào khe chân nuí lấy một thứ đất sét (tiếng Hà Tĩnh gọi là đất thó) rất dẻo, rất mịn để vắt thành hình con vịt, rỗng ở trong và miệng vịt có lưỡi gà, đến lúc vịt khô thì thổi thành một thứ sáu. Con vịt đất như thế gọi là con tu huýt. Mỗi lần vào khe nuí tôi vắy được dăm bảy con tu huýt mang về cho các em. Tiếng tu huýt cũng như tiếng trống đất tôi đã kể trên kia đúng là hơi thở của đất, là sự rung động của đất, là sự rung động của thớ đất quê nhà. Trò chơi đơn sơ, mộc mạc nhưng có gì gắn với cội rễ đất đai, ăn sâu vào tâm tưởng của đứa bé. Một trò chơi phổ biến ở nhiều vùng quê mà tôi cũng đã chơi mê say là đánh con quay (tiếng Hà Tĩnh gọi là đánh gụ). Gụ của tôi gọt bằng gỗ ổi, hoặc bằng gỗ cây duối vừa nặng vừa bền thớ. Đánh gụ cũng chọi nhau, cũng ăn thua, và nhiều lần tôi cũng được chuộc. Gụ ngủ lâu nhất.
    Tuổi thơ chơi gụ mê say
    Đến khi gụ ngủ là quay tuyệt vời?
    ? Mê chi mê lạ mê lùng
    Đến sờn dây cuốn chưa chùng lòng mê?

    Trước khi nói đến phong trào cách mạng xã tôi (vì xã Ân Phú quê tôi là một xã xô-viết trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh) tôi xin kể thêm vài nét về cuộc sống cũ của quê nhà. Chợ búa hàng tuần, hàng tháng để mua thức ăn vật dùng, để bán ít thóc, ớt, đậu, con gà, con lợn, hay để đi cắt thang thuốc bắc thì đã có chợ Nướt. Nhưng đến gần tết thì cả làng xóm đi chợ Thượng (tức là chợ ở huyện lỵ huyện Đức Thọ) là chợ to nhất của Hà Tĩnh lúc bấy giờ. Sáng sớm bà con chung nhau thuê đò dọc đi chợ, và mãi đêm khuya đò mới trở về bãi Giang. Đó là thường phiên chợ 24 tháng chạp âm lịch. lúc nhỏ tôi chờ cha tôi, chú tôi, có khi cả bà nội tôi nữa đi chợ Thượng về, lòng háo hức. Chú mang về những bánh pháo ?oĐiện Quang? nhãn rất đẹp, đốt lên rất kêu, bà mang về đôin chiếu hoa dệt rất mịn và rất thơm, bà còn mang về nhiều thứ sắm tết nữa: vải Tây cống (tức là vải trắng), the, lương đen để may áo dài, cái khăn xếp, tấm vải nhuộm nânu non, cái yếm nái nhuộm điều, cái dây lưng cũng bằng nái nhuộm màu xanh lá cây hay màu lá vàng? Chú tôi còn mua cả cái hộp đựng thuốc lào bằng sắt tây có gương ở trong và sơn vàng, lại có cả hộp dầu ?ocôba? từ Sài Gòn bán ra. Tóm lại chợ Thượng ?" đối với bà con và đối với tôi lúc đó là một thế giới ?ovăn minh?. Ít người được đ đến Vinh, thành phố lớn của Ngệ An luýc đó, chỉ có thể đi chợ Thượng để mua sắm một ít hàng công nghiệp, để tiếp xúc với ?ocái mơí? ở các thành thị đưa về. Những chuyến đi đò dọc về chợ Thượng, và từ chợ Thượng ngược về bãi Giang là những chuyến đi lý thú đối với chú tôi cũng như đối với bà con. Dọc sông các ả chèo đò lại hát vĩ dặm, có khi lời bâng quơ, nhưng cũng có khi là những lời hát nhắn gửi tình tứ rất cụ thể giữa những người sống trên bến nước. Sau này mỗi lúc về quê tôi thường ghé thăm các chợ Thượng, nhưng không tìm lại được cảm giác và ấn tượng say sưa của tuổi nhỏ. Điều đó cũng bình thường. Nhưng giờ đây tôi đang nhớ lại quá khứ, mà chợ Thượng đã là một quãng thời gian lẫn không gian của tuổi nhỏ xa xôi của tôi.
  4. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Xã Ân Phú, quê tôi là một xã xô viết trong phong trào Xô viết ?" Nghệ Tĩnh. Lúc xảy ra phong trào xô viết thì tôi đang học ở Huế (học lớp nhì tiểu học). Những sự kiện tôi kể sau đây là do bố mẹ, chú tôi và bà con trong họ, trong làng kể lại cho tôi nghe.
    Dân xã An Phú từ xưa vẫn có tiếng là một dân cứng đầu, không dễ dàng tuân lệnh quan trên và thường hay bàn ngang những việc mà triều đình hay tỉnh, huyện đã quyết định. Thực dân Pháp sang, triều đình đầu hàng thì đã có một số người trong xã đi theo cụ Phan Đình Phùng lập căn cứ mười năm chống Pháp . phong trào Cần Vương của cụ Phan kết thúc, mấy người đó người thì chết trận, người thì chết bệnh trong rừng, người thì mất tích, và có người đi biệt xứ. Trong làng vẫn kể lại sự tích của một vài ông ?olính cụ Phan?, ?omôn sinh của cụ Đình Nguyên?. Tinh thần yêu nước sau đó lại được nuôi dưỡng bằng thơ văn cụ Phan Sào Nam (tức là Phan Bội Châu), thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải (Bút quan hoài, Duyên nợ phù sinh?) và thơ văn của nhiều nhà yêu nước khác. Tôi còn nhớ lúc tôi học lớp năm và lớp tư ở trường Tổng Dị Long, các thầy giáo đã đọc cho học sinh nhỏ tuổi của mình những bài của Á Nam như ?oHai chữ nước nhà?, ?oTrưng nữ vương?. Tôi về nhà, các ông trong xóm bảo tôi đọc lại cho các ông nghe để các ông chép bằng chữ quốc ngữ, hoặc bằng chữ nôm, hoặc để các ông học thuộc ngay khi tôi đọc, rồi cứ thế các ông truyền cho nhau những vần thơ khêu gợi lòng yêu nước này. Bài hát ?oAnh Khóa? (theo điệu sa mạc) của Á Nam cũng được các cụ các ông trong làng rất thuộc và thường ngâm ngợi. Tôi còn nhớ rõ giọng khàn khàn, trầm trầm của ông phó Tiết ở đầu hồi nhà tôi cứ ngầm mãi một cách thống thiết những câu như:
    Giọt máu nóng thấm quanh hồn nước,
    Theo cha già lần bước dặm khơi
    Từ đây đôi ngả đôi nơi
    Con về hãy nhớ những lời cha khuyên:
    Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định
    Mấy nghìn năm suy thịnh đổi thay?

    Và những câu sau đây:
    Giở lịch sử gương kia còn đó
    Mở dư đồ đất nọ chưa tan
    Giang san này vẫn giang san
    Mà nay xẻ nghé tan đàn vì ai?

    Những ông thầy ở trường Tổng Dị Long đã truyền thơ văn yêu nước cho học sinh nhỏ tuổi, tôi đoán chắc đó là những đảng viên của đảng Tân Việt hồi đó, hay ít nhất cũng là những người cảm tình của tổ chức cách mạng này. Có một thầy tôi còn nhớ tên là thầy Kiên Giang, người nhỏ bé nhưng giọng đọc thơ thì sang sảng và đầy nhiệt huyết. Tôi cũng còn nhớ các thầy cô vận động phong trào dùng nội hóa, chẳng hạn có thể bận quần áo theo âu phục nhưng may bằng vải dệt ta, vải hơi thô nhưng mà mang nhãn hiệu Tiên Long (tên một hãng buôn của tư sản hồi ấy) gợi tinh thần dân tộc.
    Thơ văn của cụ Phan Sào Nam cảng được phổ biến rộng rãi, nhất là trong đám các cụ ít nhiều suốt tháng cứ nghẫm ngợi những bài thơ thất ngôn bát cú của cụ Sào Nam mà ông cứ gọi tắt một cách đầy tôn kính là ?ocụ Phan?. Nhân đây cũng siêng ghi: ông ngoại tôi (?oquê ở làng Tùng Ánh) cũng làm thơ, nhưng ít có bài hay. Sau khi tôi đậu Thành chung, ông biết tôi có làm thơ, và tỏ lòng quí tôi, ông có đọc cho ngh một số bài, tôi chỉ còn nhớ 4 câu:
    Nhỏ đi đáy gọc là đồ Nghệ
    Lớn bổ làm quan tựa cậu bồi?
    ? Ông này già cả mèo khoanh bếp.
    khuyên cháu nên voi đỡ nước nhà.

    Chính vì nhớ ảnh hưởng của thơ Á Nam trong quê hương tôi như thế, nên tháng 5/1975, lúc vào tham gia ytiếo quản Sài Gòn, tôi và anh Xuân Diệu đã đến thăm ngay nha 2thơ Trần Tuấn Khải. Lúc đó nhà thơ đã già yếu lắm, dọc đường tôi và anh Xuân Diệu đang nghĩ nên gọi nhà thơ như thế nào: cụ, hay là ông, hay là ngài? nhưng đến nhà, thấy nhà thơ đang nằm trên giường, dáng mệt lắm, mắt lờ đờ, tôi liền đến đầu giường hỏi: ?oAnh Khóa có khỏe không??. Nghe được câu chào là anh khóa nhà thơ Á Nam ngồi hẳn dậy, mặt tươi tỉnh, mắt long lanh cảm động đưa tay bắt tay tôi nắm chặt hồi lâu?.
    Sau này tôi và anh Xuân Diệu đã bàn với nhà xuất bản Văn học ra tuyển tập thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, và anh Diệu đã viết bài nghiên cứu in ở đầu sách Aâu đó cũng là một cách trả món nợ tinh thần, tình cảm đối với một nhà thơ yêu nước?
    Tôi sinh năm 1919 tại xã nhà, lúc mẹ tôi 24 tuổi sau khi mẹ tôi đi Thanh Hóa về. Còn ngày 31 tháng 5 là do cậu Bùi Vân của tôi sáng tạo ra lúc làm giấy khai sinh cho tôi để vào học trường huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên), nơi cậu tôi làm hiệu trưởng. Họ Cù của tôi có nhiều nhánh, riêng ở trong xã thì có nhánh Cù Hoàng và Cù Huy, hai nhánh cùng chung một ông tổ hồi đời nhà Lê. Tôi có một ông can (trên bậc cố) đã làm thanh tra kho tiến của nhà vua, rất thanh liêm và đã được vua thưởng mấy quan tiền đồng gọi là ?otiền dưỡng liêm?. Ông can đã chết dọc đường trong một chuyến đi kinh lý. Ông nội tôi là nông dân cày sâu cuốc bẫm, dần dần làm ăn khá lên, tu được ít ruộng và trở thành một nhà khá giả trong làng. Phân tích thàn phần như ta làm ngày nay thì ông cuối đời thuộc vào tầng lớp phú nông. Thật ra ông không giàu lắm, ruộng để lại cho các con chẳng bao nhiêu, nhưng cũng đủ sức để nuôi thầy học trong nhà (thầy chữ Hán) cho hai con trai ăn học là cha tôi và chú tôi. Ông tôi lâm bệnh mất sớm, mới ngoài 50 tuổi.
    Ông tôi chết vào hồi tôi 5 tuổi thì phải. Ông đau chừng lâu lắm. Nằm liệt hai ba tháng. Giường ông nằm ở gian trong. Lúc mời danh y phải đem cáng đến đón, có mang cả cái gối tựa bọc lụa điều nữa, vì vị danh y cũng đã cao tuổi. Hồi đó nhà tôi đang thịnh vượng, ông tôi gây nên một cơ nghiệp bằng cả một cuộc đời làm lụng. Và than ôi, ngày ông tôi mất là ngày có dịp cho tôi thấy nhà tôi có một vẻ gì cao quí lắm. Ông tôi lúc sống, người mập mạp, nói tiếng thì tiếng to, ồ ồ. Nhưng ông chết đi dường như sự thân mến, thương yêu trong nhà tôi cũng theo ông mà mòn lụi. Ông còn sống ấy là cột trụ , ấy là trung tâm của tình gia đình. Ông chết thì do Duẩn (lúc ấy còn là o Thiu) chưa gả cho ai. Vì là con út nên o được cả nhà chăm chút, thương yêu, nhất là ông tôi. Lúc ông hấp hối, ông gọi thầy tôi, chú tôi, bà tôi bvà mẹ tôi mà dặn, có cả o Ngoéch nữa: ?oBay thành thân cả rồi chỉ còn con Thiu đang dại. Thương lấy nó với?? Ông tôi tắt thở. Mẹ tôi kể lại chuyện đó cứ khóc và bảo tôi: ?oÔng dặn sao tao làm vậy; thế mà người ta ăn ở với tao vẫn bạc bẽo như thường?. Mẹ tôi muốn nhắc chuyện em Chúc bị o Duẩn đuổi về (lúc đó em ở trọ nhà o để đi học) vì hay đái dầm. Em Chúc phải bỏ học cũng chỉ vì thế. Lúc đưa đám ông, tôi là cháu đích tôn, được người ta để ý nhất, tôi không hiểu lắm, chỉ mờ mờ thấy ông đã chết. Lòng thương ông của tôi lúc đó gần như một bản năng hơn là một tình cảm. Tôi buồn không rõ rệt, chỉ mênh mang. Người ta bận áo xô đại tang và đội mũ rơm cho tôi. Tôi phải chống một cái gậy bằng gỗ vông. Dường như tôi ngã, nên sau có ông chắt Nguyện đến dắt tôi đi theo sau linh cữu. Tôi chỉ nhớ rõ ràng trong lúc đưa đám có một điều ông chắt Nguyện dặn đi dặn lại tôi rằng: ?oKhi người ta bỏ hòm (áo quan) xuống đất thì con nhớ khóc và nói câu này ?oÔng đi đâu rồi ông ơi? Ông bỏ cháu lại đây!? Tôi không nhớ rõ có khóc và có nói câu ấy không. Nhưng lần đầu tiên chịu tang và buồn về cái chết, tôi chừng như đã cảm thấy nỗi buồn và sự lặng im vĩnh viễn rồi.
    Chôn ông xong, người ta làm một cái nhà mồ trên mộ ông tôi. Trong ba đêm liên tiếp bà tôi và tôi ra ngủ ở nhà mồ ?ođể cho ông khỏi buồn?. Bây giờ tôi nhớ lại vẫn còn ngửi thấy mùi đầt mới xới, hơi ẩm ướt, và nơi da tôi như còn rờn rợn những thanh nứa nhỏ, sắt đó là làm chiếu nằm cho bà cháu tôi nơi nhà mồ. Lúc ấu sao mà hồn tôi mông lung thế; lòng tôi như không phải là cảm nữa mà như bị dẫn theo những điều huyền bí lang thang trong nhà tôi. Ông tôi chết, bây giờ tôi chỉ nhớ mặt ông rất mơ hồ, chỉ nhớ là ông khỏe mạnh và dáng người phương phi. Tôi nằm ngủ nơi nhà mồ với bà thì bị kẻ trộm đến bẻ mất cái tói bạc (vòng bạc) đeo nơi cổ, đeo nơi cổ. Sáng mai dậy tôi vẫn không biết là mất tói. Về nhà bố tôi hỏi tôi mới biết là mất và khóc òa lên. Từ đó tôi không được ra nhà mồ ngủ nữa, nếu không thì cũng còn ngủ với ?oông? nđến nửa tháng nữa. Bà ra ngủ một mình, bà sợ, rồi cũng thôi. Nhà mồ lúc cúng năm mươi ngày cũng phá. Mộ ông tôi lúc ấy vẫn còn ướt và cỏ chưa mọc được nhiều.
    Bà chắt Nguyện kể lại với tôi rằng: Lúc ông sắp chết ông có gọi chắt Nguyện sang dặn dò về mẹ tôi: ?oThôi ta chết thì chú thay ta bày vẽ cho con Cháu (tức là mẹ tôi), khi thằng Cháu (tức là bố tôi) có dại thì chú khuyên răn cho ta. Và những đêm khuya chú ở bên nhà thì nhớ coi nhà cho cháu với. Nhất là thương lấy con Cháu (mẹ tôi), tội nghiệp!?. Vì thế sau này mẹ tôi mỗi khi buồn chán về cảnh nhà, về chuyện thầy bỏ nhà đi chơi, bán ruộng, vẫn thỉnh thoàng nhắc lại lời dặn dò của ông là một lời an ủi. Ông quí mẹ tôi lắm. Bà tôi không phải ác nghiệt với nàng dâu mà ghét mẹ tôi, nhưng tính bà hơi trẻ nhỏ, hay riêng tây yêu hai o nhiều quá nên bà và mẹ ít khi thuận hòa. Chỉ có nàng dâu và ông gia biết quí nhau, an ủi cuối cùng của mẹ tơi là ở đó. Ông tôi lúc chết buồn lắm, ông chắt Nguyện nói lại với tôi như vậy. Có những giờ chỉ có hai người với nhau, ông tôi than thở: ?oSuốt đời ta mong lo sự nghiệp cho con thế mà không ra sao cả. Cháu thì còn nhỏ quá, ta chưa biết được?. Ông cần cù làm ruộng mà trở nên giàu có; ông hiền từ, cư xử rất tử tế quảng đại với mọi người. Thời ông sống ông rước thầy dạy học về dạy bố tôi và chú tôi. Hy vọng khoa cử. Cha tôi chỉ thi được vào tam trường; còn đến khi chú tôi lớn thì khoa cử theo lối xưa đã bỏ. Nhưng may, lúc ông chết ông chỉ buồn về chuyện bố tôi không đạt được ước nguyện khoa cử mà thôi. Nếu ông thấy được sau này bố tôi làm sa sút gia sản thì chắc ông cũng sầu mà chết. Ngày ông tôi chết là một ngày rất quan hệ trong gia đình tôi. Sự điêu tàn bắt đầu từ đó; sự suy vong chầm chậm đến và nhất là quang cảnh bình lạc khi xưa không còn nữa. Chỉ còn những cuộc cãi cọ, những điều xích mích và than ôi có cả những lần định đi kiện nhhau nữa (o Ngoéch và mẹ tôi định kéo nhau lên cửa quan). Tôi chưa hề thấy một lần nào có sự yên vui thật thà, sự thương mến nhàu nồng đậm trong nhà tôi từ khi ông tôi mất. Cảnh tâm lý trong nhà tôi khi nào cũng âm u, chỉ nắng héo với sương mù, chỉ có hắt hiu, chỉ có lạnh tẻ. Có lẽ vì sống trong cảnh ấy ngày nhỏ nên sau này vào tuổi thiếu nhiên, thanh niên tôi mới hay buồn, hay sầu não về cuộc đời đó chăng?
    Ông tôi chết, cái nhà ông làm ra cũng dần dần đổ nát: mọi ăn ván thưng, mối đùn lên từng đám, ăn thủng cột trụ và dần dà mái đã dột. Rồi đến lúc cả từng tấm cửa rã, từng xà nhà xiêu. Nhà hư, và tình gia đình cũng bạc nhựôc dần với gỗ, với tranh, với nền đầt càng ngày càng lũm xuống.
    Ông tôi chết năm nay đã hơn 60 năm. Bố tôi có tâm hồn yếu đuối, ham bỏ nhà đi chơi, có khi sa vào sòng bạc không đủ sức tinh thần để chủ trì gia đạo. Mẹ tôi, chỉ có mẹ tôi giữ bánh lái cho gia đình tôi. Nhưng sóng gió như thế, chỉ có lòng mẹ tôi làm sao màgiữ nổi! Bây giờ mộ ông tôi đã dời lên núi Mồng Ga cùng với mộ bà tôi, mộ bố tôi, mộ chú tôi, mợ tôi, mộ các em Chúc, em Dục của tôi. Mỗi lần về thăm quê, đi thăm mộ gia đình trên núi, lòng tôi không khỏi bùi ngùi thương ông, thương bà, thương bố, thương chú, thương các em. Tôi sinh trong một quê hương đẹp mà nghèo, trong một gia đình nghèo và buồn. Hồi nhỏ có người nói với tôi đó là số mệnh. Cũng có người an ủi tôi và nói rằng con ngọc trai không bị vết thương thì không kết thành ngọc! Nếu phải trả cái giá ấy để có một chút tài năng thì trả giá đắt quá! Giờ này không phải giờ triết lý, tôi chỉ ngồi nhớ lại những mẩu đời đã vùi trong quá khứ, và thương những người đã khuất?
  5. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    (trích: Hồi ký Huy Cận)
    Tổ ong ?otrại? ​
    Ngày xưa ông tôi nuôi nhiều ong; đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật. Sau ngày ông tôi chết, cha và chú tôi còn nuôi một ít đõ, nhưng không ?ovượng? như xưa nữa. Sau nhà có hai đõ ong ?osây? lắm. Chiều lỡ buổi (khoảng 4 giờ chiều) thì ong bay ra họp đàn trước đõ, và tôi hay ra xem, nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi. Buồn lắm, cái buồn xa côi vắng tạnh của chiều quê, của không gian mà tôi cảm nghe từ buổi ấy. Nhất là những lúc cả nhà đi vắng thì tôi buồn đến nỗi khóc một mình, nghe lòng bị ép lại, như trời hạ thấp xuống. Và bầy ong thì vù vù không thôi. Buồn nhất là mấy lần ong ?otrại?, nghĩa là một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa. Nếu ong ?otrại? vào buổi trưa thì thường thường chú tôi biết được và hô lên cho cả xóm ném đất vụn lên không, thế là cả bầy ong mệt lử phải đậu lại ở một cây nào đó hay trở về đõ. Ong đậu lại trên cây, chú tôi hay người khác lại trèo lên bắt mang về đõ cũ hoặc cho vào một đõ mới. Nhưng đôi khi ong trại buổi chiều lỡ buổi vào một lúc chú tôi phải ra đồng cày tra (cày ải). Một lần, ở nhà một mình tôi thấy ong trại mà không thể làm gì được. Tôi cũng ném đất vụn lên không nhưng không ăn thua gì. Ong vù vù lên cao, bay mau và mất hút trong chốc lát. Tôi nhìn theo, buồn không nói được. Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa? Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại? Một thi sĩ phương Tây ngày trước đã nói đúng lắm: những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Cái tổ ong sau thềm nhà, cái giá đặt đõ ong, từng chậu nước con con ở chân giá xanh lè vì rêu bám: bao nhiêu vật nhỏ nhẻ, vụn vặt mà đã gom góp cho tôi những cảm giác đầu tiên, những cái nhìn ngó đầu tiên vào ý nghĩa cuộc đời và vũ trụ. Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của bọn thi nhân đâu.
    o0o​
    Vườn cau còi ​
    Ngày trước ông tôi lập vườn, vườn rông đất tốt. vườn cau xanh rờn, mạnh mẽ, như cả sinh khí tụ lại, trổ ra những ngọn huy hoàng. Như mạch đất của làng tìm nhà tôi mà đến, ấy là thời vượng. Sự giàu có lên nhịp đều, un un như cây cỏ, và cảnh gia đình ấm áp, ủ ôm. Thời bình lạc than ôi một ngày một suy; ông tôi mất đi là sự sụp đổ bắt đầu. Cái bàn tay gây cơ nghiệp của ông đã buông xuôi, thế là sự thịnh vượng cũng bỏ nhà tôi mà đi dần. Rồi vườn cũng bớt nhụy, cam bưởi bị sâu ăn, gãy nhánh. Cái nhà long thần sau nương bị lợn ủi, lở tứ phía, cột nghiêng, cửa mục, mái dột trăm chiều. Thần đất đã rời đi rồi, ai ở mà cầm cương, giữ mực nữa.
    Cau mỗi năm mỗi ?orầy? (còi đi), lá vàng úa trông não lòng như thấy cái gì đang hấp hối. Vườn cau còi, cỏ mọc um, và dưới gốc cau, đất màu trôi tan, lòi ra rễ cau đỏ như những con trạch. Tôi nghe người ta nòi một vườn cau thường năm bảy mươi lăm mới cỗi, sao vườn ông tôi lập ra chưa được bao lâu mà đã héo còi? Thế rồi bón phân, xe đất, để cứu vãn lại một chút xanh tươi đang tàn héo. Lá vẫn úa, cau vẫn ngã, cội vẫn trơ trụi ra. Đất không nuôi nữa, đất lở hết màu, trôi hết nhụy, lấy gì mà chuyển nhựa như xưa. Cây cỏ tiêu điều, lây nỗi bạc nhược của người. Rồi chiều lỡ buổi đứng giữa sân nhìn quanh vườn, thấy mấy ngọn cau vàng úa lắc lư như tuyệt vọng thì buồn đến chết được. Não lòng biết mấy khi thấy bao nhiêu thịnh vượng cứ thoát nhà tôi từng chút, từng chút. Gốc cau lung lay cùng với nền móng nhà tôi một lượt.
    o0o​
    Bà đốt nhà ​
    Tôi kể đàn ong trại và vườn cau còi trên đây là cũng như để báo trước cho bạn đọc những bi kịch sắp xảy đến trong gia đình tôi, như một lời phi lộ cho những ?oxen? dữ dội trên sân khấu nhà tôi.
    Tôi không nhớ rõ vì sao xảy ra chuyện đốt nhà. Lúc đó o Ngoéch bên sông về chơi. Mẹ và bà thì giận nhau luôn, cớ sâu xa chắc là ở lòng xung khắc đó. Bà ở bên chú, bà ghết lây cả con mẹ (nghĩa là cháu bà, than ôi!) làm mẹ mủi lòng, khiến mẹ dày vò thầy tôi đủ cách. Bố tôi thì hiền, hiền quá hóa quẫn. Mẹ mời bà về ở với mẹ, nghĩa là ở bên nhà lớn, nhà của ông để lại cho thầy là con trưởng. Chú mợ Cu ở nhà bên khi trước là nhà thầy mẹ ở, bây giờ sửa sang lại vững vàng hơn nhà lớn. Ai xui bà? Hay bà cũng vì khổ quá, thấy cảnh con dâu con không hợp bà buồn? Cãi cọ nhau lâu lắm, từ buổi chiều cho đến chập choạng tối. Mẹ lấy giọng không cần. Bà thì nhắc ông mà khóc. Thầy thỉnh thoảng cười nhạt với chú Cu. Mợ Cu, thật thà, chỉ đứng lo sợ xảy ra chuyện gì ghê gớm. Tôi còn nhỏ, thương bà khóc tôi ũng khóc theo. Các em tôi ngủ chiều dậy khóc òa cả lên. Bữa cơm chiều thì bỏ mặc chưa ai lo nấu nướng. Tôi sợ quá, tôi đoán, tôi cảm nghe thì đúng hơn sẽ có chuyện gì dữ tợn đang đến với nhà tôi. Tôi nhớ có cảm giác chém giết nữa kia.
    Tôi không nhớ rõ đầu đuôi câu chuyện. Thấy bà cầm diêm đi trước, thầy theo sau. Mẹ đứng dưới bếp. bà xăm xăm lên thềm trước cửa lớn, nói to: ?oĐây, nhà của ông cháu để lại, không thuận hòa ở chung thì đốt đi!?. Bà nói với một giọng gì nghe rợn sau gáy tôi lúc ấy. Tôi không hiểu nữa, chạy lên bên thầy. Bố không can bà, và bà châm diêm, trời ơi! Mẹ run, nhưng mẹ không nói, mẹ uất người rồi chạy vào nhà bồng các em tôi ra, rồi đứng dưới bếp. Lửa bắt đầu lên mau, nhà lợp lá cọ cháy nhạy lắm. Hoàng hôn mới xuống, lửa đỏ nơi mái cọ, nhìn rợn quá! Im vài giây đồng hồ. Gia đình tôi như tan nát, tàn rữa, trôi cả hết rồi. Đốt nhà! Và đứng xem!
    Hú vía! May mà còn chú tôi tỉnh táo, không khờ đi vì đau khổ, vì giận như bà như mẹ. Chú giơ hai tay đập vào lửa, rút nhanh tranh xuống và lửa tắt.
    Dấu lửa đốt, sau này còn mãi ở mái nhà. Từ đó mẹ ?obôi vôi vào mặt bà? (lời mẹ). Khi nào nấu nước chè tươi mới, hay có thức ăn gì thì mời bà (mít chín, gai, bưởi?), nhưng mẹ chỉ ngọt ngào bề ngoài. Mẹ giận bà chắc đến tận kiếp còn chưa nguôi. Và bà từ đó cũng ít về bên nhà thầy nữa, ở hẳn bên chú, và thường đi chơi với các o.
    Mỗi kỳ nghỉ hè về nhà, tôi thấy bà tôi càng nhỏ đi, trắt người lại y như là những bà già tả trong bài thơ của Baudelaire. Bà tính nết rất hiền, nhưng hay hờn giận và đôi khi trẻ con. Vì vậy mà và và mẹ tôi giận nhau đời kiếp. Cái chùm số mệnh ấy, bà tôi, mẹ tôi, thầy tôi, các o tôi thật là ngẩn ngơ đau đớn. Tôi cam đoan rằng không một ai ác hết; chỉ vì quẫn trí quẫn lòng và cảnh gia đình éo le mà họ quấy rối nhau làm khổ nhau. Không, tôi không tin ở sự ác được; nhưng tôi ngờ rằng có một sự tiền định nào đó của những số kiếp gặp nhau. Tiền định? Hay là hoàn cảnh xã hội trong cuộc đời cũ đã tạo ra những cảnh oái oăm mà ta tưởng hình thành số kiếp? Dù sao thì lúc nhỏ tôi sống giữa những người thân thích nhất của tôi với một cảm quan nặng nề về số mệnh. Tôi thương tất cả mọi người thân mà lại thấy những người thân dày vò nhau: có bi kịch nào đau đớn cho một đứa trẻ!
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 08:54 ngày 15/05/2004
  6. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    (trích: Hồi ký Huy Cận)
    Lụt tháng tư ​
    Năm đó (năm 1925 hay 1926) tôi còn ở nhà. Tháng tư nước lụt lên cao lút cả nhà. Bố đi vắng, chỉ nheo nhóc mấy mẹ con ở nhà. Nước lên mau, không kịp dọn đồ đạc; nước lấp xấp thềm nhà vào lỡ buổi xế chiều nước lút nửa cột. Mẹ ẵm các con lên chạn, nấu nướng ở trên ấy, rồi ló đầu ra đầu hồi gọi với ông chắt Nguyện, hỏi dò chừng nước nông sâu. Quanh xóm ngập cả, nhà này qua nhà kia chỉ có thuyền đi lại, bè chuối không dám dùng, sợ nước xoáy xiết đi. Mẹ nói: ?oThôi mấy mẹ con ôm nhau ở đây, nước mà lên nữa thì ôm nhau mà chết?. Đã sắp phải bò lên mái nhà, nước xấp xỉ đến chạn, không còn liên lạc với ai được nữa. Nguy nan đến cổ, mẹ ấp lấy con như gà ấp trứng. Gọi với láng giềng lời mẹ dặn:
    ?oCó chi, cứu giúp lấy con tôi!
    Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng
    Đáp lại từ xa một tiếng ời?

    Trong lúc gian nan chỉ có ông chắt Nguyện là dò thăm đến mẹ con tôi, ơn ấy mẹ không khi nào quên. Sau này ông Chắt đau, thầy phải hết lòng thuôc thang trông nom như bậc cha chú. Mẹ có những câu nói hòa vào lòng tôi nhỏ máu: và đời mẹ bíu vào đời con, chỉ có sự liên quan ấy cứu sống lấy mẹ. ?oÔm nhau mà chết?, nước lụt và đau khổ cũng thế. Mẹ tôi như bị nước lụt suốt kiếp, đau khổ dồn dập từng ngày, chầm chậm mà đều đều, rồi cũng có lúc lụt đến cổ. Nhưng giữa chiều nước xoáy, chân mẹ bấu vững vào đất nhờ mang con trong lòng. Nước lụt tháng tư: trái thời như mẹ tôi sái kiếp.
    o0o​
    ?oCon cá ngựa? ​
    Có phải năm ấy là năm bố tôi suýt bị vào tù vì liên quan với các vị chức sắc trong xã về việc khai sắc thần đo không? (xin triều đình phong sắc cho thần làng). Lúc ấy mẹ tôi có thai em Thước, mà phải đi về, chạy ngược chạy xuôi để lo cho thầy tôi trắng án. Thầy được quan xét là ?obắt oan? về nhà thẹn quá, không chịu xuống ông bà ngoại; mẹ bảo thế nào thầy cũng không đi, mẹ giận và cho thầy là người không biết điều. Cùng cực mẹ khóc, mẹ bận một cái áo lương rách, đội một cái nón cời về thăm bà ngoại ở dưới Hạ (làng Tùng Anh, gần đồn Linh Cảm).
    Mẹ ở Hạ về thì đau đẻ, mẹ đau quặn, vì lo nghĩ quá, người mẹ đã gầy sẵn lại gần thêm. Người mẹ vốn đã mảnh khảnh lần này lại như khô tàn hẳn đi. Mẹ đau thai, báo bố đi mời ông lang. Bố đi lấy thuốc về nhưng thuốc không uống được. Nhưng điều đó chưa can chi, đằng này thầy lại còn bỏ nhà đi suốt mấy ngày. Trời ơi bố lại theo ông Quản Tốn xuống đò đánh bài. Mẹ uất người lên, nhưng mẹ không cho người đi gọi bố như mấy lần trước. Trong tủ ở nhà (cái tủ quang dầu, màu vàng vàng để giữa nhà) có một cái hộp quí lắm, trong hộp cất một con cá ngựa. Sao lại là cá ngựa? Tôi làm biết được! Nhưng lúc đó tôi nghe chuyện con cá ngựa như chuyện nửa ma quỷ tà thuật, nửa hoang đường thần tiên. Con cá ngựa! Nó làm bằng chất gì sáp ong, nhẹ, có nhiều vân rỗng và xốp ở trong; nó vàng vàng chói chói như từng ong; hình là con cá, thon thon dài. Con cá ngựa của mẹ tôi cũ lắm, đã sứt từng miếng, vảy nó đã loang lổ rơi gãy. Và chừng như nó đã gãy rơi một lần, phải lấy sáp ong gắn xít lại. Nhưng con cá ngựa còn linh thiêng lắm. Khi nào ai đau thai lâu mà không đẻ được thì chỉ cần để nó lên bụng vài giây đồng hồ là chuyển thai ngay. Và người nào muốn phà thai chỉ việc cầm lấy con cá ngựa trong tay một chặp, thế là xong! Còn thai chưa đã đủ tháng mà cũng cầm con cá ngựa trong tay, thế là thai chuyển mạnh, quá mạnh, và xong đời đứa bé trong bụng! Mẹ không thèm gọi bố nữa. Mẹ muốn trả thù bố bằng cách (trời ơi! Mẹ tôi đau khổ đến nỗi có ý tưởng ấy kia ư?) bằng cách? cầm con cá ngựa. Mặt mẹ quặn lại, mẹ mở tủ, mẹ sờ, mẹ mở hộp. Mẹ đi nằm, mẹ không nói gì nữa. Mẹ mở hộp: con cá ngựa nằm dài ở trong! Mẹ giơ tay, mẹ sắp ấn ngón xuống? mẹ ngừng lại. Thôi! Em tôi được sống rồi, mẹ đầy cái hộp ra rồi nmẹ khóc; mẹ khóc không thành tiếng được, mẹ chỉ ức nước mắt tràn trề mà thôi. Khi mẹ kể lại chuyện này thì tôi thấy mẹ hối hận rõ rệt. Bây giờ trong tình mẹ thương em Thước, có chút ngậm ngùi vì thế phải chăng? Đẻ em Thước xong mẹ vứt con cá ngựa đi thì phải? đã lâu lắm mẹ không nhắc đến chuyện đau thai. Nhưng sau khi tôi đậu tú tài, không biết vì duyên cớ gì mẹ lại khóc và nhắc tới chuyện con cá ngựa. Mẹ đẻ em Thước khó khăn quá. Sau này em cứ yếu luôn, em ốm mấy trận tưởng chết, tội lắm! Sao miệng em Thước khi nào cũng như mếu, như khóc vậy? Em tôi sao lại mang buồn não trên môi trên miệng? Cả đến lúc em cười nữa cũng có cái gì đau đớn trong nét mặt của em và nụ cười của em không thật tươi mà hơi héo. Hay là con cá ngựa còn quanh quẩn đâu đó? Bố ơi, lỗi của bố đối với mẹ, đối với em con bố có thấy hết không?
    Tôi còn nhớ khi mẹ mới đẻ em Chúc, ở bên nhà riêng thì tôi mới 5,6 tuổi gì đó. Bố ham đi chơi năm sáu đêm suốt không về, nhắc năm bảy lần cũng không thấy tăm hơi. Mà mẹ thì đau, mẹ yếu quá, mẹ thổ huyết. Tôi nhớ mẹ đứng sau nương nhà, cạnh nhà bếp, bên cây mít cà. Mẹ cắn răng lại cho vững mình kẻo sợ ngã. Môi của mẹ thì mỏng, mà răng mẹ thì nhỏ và sắc, mẹ cắn lên môi có ngấn một đường. Mẹ rơm rớm nước mắt nhưng mẹ không khóc, mẹ nìn con, thấy con đứng bên cái vại sau bếp mẹ mới òa khóc lên, nức nở một hồi lâu. Sao mẹ phải khổ đến thế? Mẹ thổ huyết mà không một ai chăm sóc, không một ai hỏi han. Mẹ ngã khuỵu xuống bên cây mít cà, mẹ giơ tay với cái nồi đất vỡ để đi tiểu vào trong. Mẹ thấy máu ra, mẹ khóc, mặt mẹ quặn từng thớ thịt một. Mẹ mới đẻ em Chúc được mươi hôm thôi, mẹ nằm lửa chưa kỹ, người nhợt nhạt, gầ so, mà ở bên nhà riêng mẹ ở thì lạnh teo không ai bếp núc, lửa, củi cho. Có o Biên (con nuôi ông bà) nhưng o còn phải ra đồng làm lụng. Mẹ đau nhắn bố về, bố cứ liền nín mãi. Sau cùng mẹ phải nói? không về thì đi mời cho tôi một ông thầy thuốc, kẻo tôi chết đây!?.
    Mẹ yếu hai ba tháng phải không? Mẹ giận bố, mẹ oán trách bà. Mẹ muốn tự tử, mẹ muốn bỏ nhà mà đi. Sau này tôi mới biết mẹ cắn răng chịu khổ ở lai là vì mẹ thương tôi và các em tôi. Mẹ nói: ?oTao về nhà mi, vì ông cháu ngày trước. Ông thương tao, biết trọng và nể người. Ông Chau chết rồi, còn ai hiểu gì nữa đâu! Cứ kể bà mi với bố mi thì tao bỏ nhà đi đã lâu rồi?, rồi mẹ khóc và mẹ nói luôn: ?oThương con nên phải đi theo với chồng?. Mẹ chua chát với bố nhiều lần lắm, mẹ mếu máo, mẹ khóc và ngồi nhặt rau nấu canh mẹ cũng hát:
    ?oChót rằng tay đã nhúng chàm
    Dại rồi còn biết khôn làm sao đây??

    Tiếng mẹ đau xé cả lòng tôi. Tôi còn nghe rõ tiếng khàn khàn (vì mẹ khóc nhiều qua) của mẹ lẫn với tiếng giã gạo sau hồi nhà. Mẹ đau mà bố như thường, đi chơi hàng ngày với ông Quản Tốn. Tội nghiệp, sau có chú Cu đi lấy thang thuốc và về sắc thuốc cho mẹ. Trong gia đình mẹ chỉ phục có chú Cu về cách cư xử. Và dường như những cực khổ của mẹ, mẹ còn tâm sự với chú mợ nhiều hơn là với bố.
    Mẹ đau lần ấy dậy mẹ yếu hẳn đi và từ đó, vai mẹ gánh nặng thì đau, và dông trời mẹ hay nhức xương. Tội của bố đối với mẹ tôi không kể xiết. Trời đã cho tôi nhiều nước mắt trong tuổi nhỏ cũng phải.
    o0o​
    Tóc ngứa của mẹ​
    Mẹ có một hàng tóc ngứa, chính giữa đường ngôi trên trán. Hàng tóc ngứa bạc hẳn đi, ngắc và cứng. Nhổ rồi lại mọc, mà càng nhổ càng ngứa. Thường khi nhàn rỗi mạ bảo em Trà hoặc nhờ người hàng xóm lấy hai hạt thóc kẹp từng sợi mà dứt, cứ được một sợi mạ lại đưa lên mắt xem và lạ lùng như trẻ nhỏ. Tôi thường nhìn mặt mẹ thì tôi nghe đau chích trong lòng. Tôi đau nơi từng nét mặt của mẹ. Hai mắt mẹ cạn, nhỏ mà nhanh. Tôi nhìn mặt mẹ mà không biết nghĩ gì, chỉ băn khoăn đau xót, và chỉ biết có một điều, thấy có một chuyện: mẹ khóc!
    Có người trả miếng mẹ (vì sao?) nói rằng: ?oKiếp còn nặng nợ, nên tóc ngứa còn dài?. Những lời nọc rắn ấy mẹ tôi chết từng mảnh hồn, từng chùm tin tưởng. Mẹ tôi đau khổ một cách đầy đủ quá, hết lòng hết dạ quá nên không kịp nghĩ đến đôi chút an lạc trong đời. Những lời an ủi mẹ nghe mát lòng, nhưng mà quên ngay, còn những câu châm biếm, trêu chọc thì để dạ mà tự nung nấu, thối gan thối ruột.
    Mỗi bận tôi về nhà, nhìn mặt mẹ tôi đã biết trong khoảng tôi xa nhà bao nhiêu sự đau khổ đã đến với mẹ tôi, và những nếp nhăn không phải là nếp già; ấy là dấu số kiếp vồ lên mặt mẹ tôi.
    o0o ​
    Hầu đẻ ​
    Lúc ấy mẹ tôi chưa sinh tôi; mẹ mới về làm dâu và bố tôi thì đang học thi cử. Ông tôi còn sống, cảnh nhà có vẻ ?othế gia? và cao quí. Hai o tôi chưa lấy chồng. O Thiu còn đang nhỏ chưa biết gì, nhưng o Ngoéch đã lớn và đã biết đóng vai em chồng rất khéo léo. Bà tôi thì vô tâm nhưng có một lối cư xử tưởng là mực thước mà lại thành ra rất cay nghiệt. Mợ Giáo tôi đẻ, mẹ tôi về Hạ một tháng lo chăm sóc, khuya sớm thuốc ********* mợ. Chỉ chăm sóc theo tình chị em mà thôi, chứ phải đâu là hầu hạ! Thế mà khi mẹ rửa bát đũa, không cho sờ đến mâm nồi, viện cớ rằng người đi hầu đẻ về không sạch sẽ. Phải chờ ba tháng mười ngày cho hết?phạm long? đã mới được mó tay vào đồ đạc ăn uống.
    Mẹ tủi cực lắm nhưng cắn răng mà chịu. Vả lại mẹ cũng liều, cũng gan ruột lắm. Được thể mẹ càng bỏ bừa công việc, không chăm chỉ như trước nữa. Bà tuy gay gắt mà nhát gan không dám trị nàng dâu; các o chỉ nheo nhéo trêu tức chứ cũng không có gan chống cự với mẹ tôi. ?oGái kẻ Hạ? chứ vừa đâu! Bà ngoai tôi biết chuyện, giận bà nội tôi mãi, nhưng không hề tỏ ra. Bà ngoại lượng rộng hải hà biết tha thứ và cho bà nội tôi là vô tâm mà làm khổ con dâu. Bà ngoại tôi; mặt trời vui tươi, ấm áp trong cái cảnh người u ám đó.
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 09:01 ngày 15/05/2004
  7. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    (trích: Hồi ký Huy Cận)
    Cây mít cà ​
    Cây mít cà là của bà tôi, cây nhỏ, trái nhỏ và tròn, múi nhỏ mà rất ngọt. Thường bà lấy sào nứa đâm thử, thấy trái chín thì bà gọi cháu leo lên cây bẻ trái xuống. Bà cháu xúm lại, bổ mít ra, lấy rơm lau mét (tức là nhựa). Múi sây, ăn mãi không hết, ngọt khay nên không ăn được nhiều. Mẹ kiêng cây mít cà ấy; mít chín cũng không chọc, chờ bà sang lấy không thì thôi. Sau này có cây trầu leo bám cây mít, trầu của mẹ trồng. Do đó mẹ và bà gần nhau hơn một chút, nhờ thảo mộc bình tĩnh làm nguôi lòng quá ?osôi nổi? của hai con người.
    ***
    Hắt hủi ​
    Ngày tôi còn nhỏ, tôi ở với bà và chú bên nhà lớn, còn bố mẹ ở riêng bên nhà nhỏ làm ra sau. Bà ít lai vãng đến nhà bố mẹ, và chừng như mẹ cũng ít sang bên này. Hai nhà sát gần nhau, không cách một hàng giậu một bức tường nào cả, thế mà thành hai thế giới riêng biệt. Dường như xa lạ hẳn đi. Bà tư vị, thương con không đều, có ý săn sóc đến o Ngoéch nhiều hơn cả, thương o Duẩn vừa vừa, vị nể chú Cu, còn đối vối bố tôi bà dường như dửng dưng, lãnh đạm. Bà nhẹ dạ, nhẹ lòng, ưa những lời ngọt ngào đường mật, mà tính mẹ tôi lại thẳng bà không chịu được, rồi sinh ra mỉa mai, soi mói nàng dâu như trẻ con. Tôi phải chép nguyên vẹn lịch sử nhà tôi dần có phải nói nặng nề về bà chăng nữa. Tôi cũng phải nhớ ghi điều này: một lần bà giận mẹ tôi đến nỗi bà đã thốt ra một lời ác nghiệt: ?oÁc thế mà trời không vật con nó chết đi!?. Bà đi nộp cháu! (tức là nói rtủa). Mẹ tôi chết điếng cả người, tức uất đến tột cùng, cũng không khóc được nữa. Tôi không tin rằng lời nói ấy là biểu hiện đúng tâm địa bàtôi. Không, bà thương tôi lắm, thương các em tôi lắm. Giận dâu mà hóa ra rủa con cháu đó thôi. Có khi bà nuôi cháu như nuôi con, lẽ nào bà lại có thể độc địa được. Đến khi bố mẹ về nhà lớn, chú mợ Cu sang ở nhà con, thì bà ở lại với bố mẹ mấy năm. Nhưng bà hay qua lại bên nhà chú, coi lo bếp núc, nấu giùm nồi nước hay quét cái nhà, những chuyện vặt vãnh ngụ lòng thương con. Nhưng bà không sao nhãng chuyện nhà bên này cũng lo lắng sớm khuya với mẹ và mẹ tỏ ra quí trọng bà đến mực. Nhưng về sau bố tôi ra làm việc làng, có lần sa đà bài bạc, vắng nhà hàng tháng, cảnh nhà buồn và mẹ hay than thở. Bà cũng buồn nản mà bỏ sang nhà o hàng tuần, biệt tăm hơi. Có lúc bà dắt cả tôi đi theo bà sang thăm o. Sau đó ít lâu bà dọn sang ở bên nhà chú, ?ohủ hỉ? với chú mợ, bỏ bừa công việc nhà lớn cho mẹ con tôi. Mẹ tôi can đảm, không hề oán thán và chẳng một lần ngỏ ý mời bà về. Bà tôi như ?ocon chim ưa vui rộn? nên ở đâu tấp nập thì về, thành thử ít lâu và lại về bên nhà lớn, mẹ chẳng nói gì. Sau bà lại đi, và ít lúc sau bà lại muốn trở về ở với bố mẹ cho vui cảnh già thì mẹ tôi nhất định từ chối. Mẹ hắt hủi bà cho đã cơn giận mấy năm xưa. Bà tủi cực trong lòng, chờ bố khuyên răn mẹ để mẹ mời bà về nhà. Nhưng mẹ đây đẩy một hai xua đổi bà ra. Mẹ nói: ?oMay có chú Cu, không thì nhà đã cháy rồi, còn đâu nữa mà về với đến!?. Bà cũng hay mủi lòng dễ khóc như mẹ. Có điều mắt bà đã bắt đầu lòa, ?ođã thành gương?, nên giọt lệ già ảo não hơn! Cái thân khô tàn tiết ra những giọt đau thương cuối đời. Bố tôi nói với mẹ: ?oNgười lạ đời quá, nhà bà thì bà muốn ở khi nào thì ở, cấm sao được!?. Mẹ không thèm cãi, chỉ cười trừ, mai mỉa cười, oán giận và tủi nhục. Bố yếu thế cũng cười và nhắm mắt, cong lưỡi hắt bã trầu như hắt những ý nghĩ rầy rà xui bố quẫn trí: sức phản ứng của bố xưa nay vẫn yếu như vậy mà!?
    ***
    Tướng số ​
    Mẹ tôi đi rất mau, bước ngắn nhưng hấp tấp, vội vàng. Đi thì hơi ẩy ra phía trước, tay đánh xa không đều, dáng đi hóa ra mệt nhọc. Họ hàng thường vẫn nói rằng cái dáng đi đứng thế chả trách số kiếp long đong, cả đời mẹ ít được lúc thong thả. Mẹ tôi nghe nói cười going, rồi nghĩ tủi thân lại ứa nước mắt khóc liền. Nhưng dần dần dáng mẹ đi càng khoan thai, thong thả lại; nhất là nước bước càng ngày càng đàng hoàng. Đời mẹ tôi về sau đã có một chút yên vui chăng? Một đôi lần muốn an ủi mẹ, tôi nhắc mẹ điều đó, và tỏ ý rằng tôi tin ở tướng số. Mẹ vui hẳn lên, cái vui nấy chỉ tôi mới nhận thấy được. Mắt mẹ sáng một cách ngậm ngùi, và mẹ liếm môi trên hai ba lần mới nói: ?oChỉ có con hiểu cho mẹ, bố con thì có cũng như không?. Khi nào mẹ cũng có một lối tâm sự ấy, lòng tôi là một bình lệ sắp tràn, chỉ một lời mẹ buông ra là nghiêng đổ. Cuối năm tú tài nhất niên tôi bị cắt học bổng vì tham gia biểu tình đi đón Gôđa, đại diện của Chính Phủ Mặt trận bình dân Pháp đến Huế hồi tháng 4/1937. Tin về dưới Hạ (quê mẹ) ông ngoại tôi chửi mắng ầm lên. Mẹ tôi hay tin tướng số về nhà nằm liệt ba ngày không muốn làm lụng gì nữa. Bố đi vắng, mẹ khóc cay khóc đắng, như dứt từng mảnh thịt. Mẹ nghĩ đời mẹ làm một cái chết lăng trì. Hết hy vọng ở chồng, mẹ tin tưởng vào con. Nay con bị mất học bổng, liệu con có học đến nơi đến chốn không. Mẹ bảo: ?oHy sinh hết cho con đi học như đánh số với trời. May trời thương mà con học đến nơi; nếu trời ghét, đọa đầy thì thôi, thế là hết!?. Chưa bao giờ mẹ tôi lại chán nản đến nỗi bỏ cả công việc hai ba ngày như lần ấy. Thậm chí năm tôi học lớp ba (1928) tôi đau thập tử nhất sinh mà mẹ còn giữ bình tĩnh hơn. Lúc ấy mẹ sợ tôi chết đã hơi hối hận, nhớ lại ngày hai mẹ con xuống Hạ (đi theo mợ Vân vào Huế), vào ngày nước lụt. ?oĐi ngày con nước, thôi chắc là trôi nát hết rồi!?. Mẹ tôi lại quy cho số mệnh và cho là có điềm báo trước. Nhưng sau này tôi học mỗi năm một lên, năm tôi đậu tú tài toàn phần mẹ tôi nhớ ngày tôi ra đi mà nói: ?oTé ra điềm tốt, nước lụt càng ngày càng lên cao, cho nên con học mới ngày càng tấn tới?.
    Trong buổi thanh niên tôi hay buồn, sầu não vô cớ. Bản nhất tôi có thực sầu chăng? Tôi không tin như vậy vì lòng yêu đời của tôi âm âm mà mãnh liệt. Dẫu sao nếu hồi đó không có một cớ mà bám vào đời nữa, thì tôi cũng phải sống, sống để mẹ tôi mát lòng một chút. Tôi là cuộc thử thách cuối cùng của mẹ tôi chọi với số mệnh. Các em tôi thành thân, mẹ tôi sung sướng lắm. Nhưng chỉ có tôi mới là câu trả lời.
    ***
    An ủi ​
    Lúc đó tôi mới đi học chưa đậu yếu lược có ông Nguyện Phiên mỉa mai mẹ tôi mà gọi đùa bằng Cụ. Bố tôi thì tự nhiên không lấy làm điều những câu xỏ xiên của thiên hạ. Nhưng mẹ thì xấu hổ, căm căm trong lòng. Đến khi tôi đậu tú tài phần thứ nhất thì cả làng đều tôn bố mẹ lên bậc Cụ. Ngày trước là bà (hoặc mụ) và ông. Nay nghiễm nhiên làm cụ mở mày mở mặt với hàng tổng hàng huyện. Mẹ tôi được chút an ủi, phơi phới trong lòng và mỗi khi mẹ gặp sung sướng thì lòng rộng lượng cố hữu của mẹ được bày tỏ rõ rệt. Mẹ quên cả các tị hiềm xưa và chào đón mọi người. Quên tị hiềm, nhưng cái khối tủi thì canh cánh trong lòng, gặp dịp là bùng ra. Ông Nguyện Phiên từ đó mắc cỡ, ít tới lui, sợ phải chào mẹ tôi bằng cụ. ?oAi ngờ gọi chơi mà hóa thiệt!?.
    ***
    Mẹ tôi yếu trước tuổi ​
    Mẹ tôi yếu trước tuổi, xương mỏi, mắt mờ mà mới 45. hai vai và lưng hay mỏi. Những lần đau nặng hậu sản, không ai thuốc thang, trách nào! Người mẹ teo lại, héo khô bởi đã mảnh khảnh sẵn. Khi nào mẹ lòi hai xương vai, nhìn mà não ruột. Thịt chỗ ấy chín đi mà hơi nổ vảy trăng trắng, như là ?omắt? ngô. Chín tím đi một vùng quanh xương vai, thịt da nheo như là da con lạc đà bọc cái ống nhị. Hai ngón chân cái của mẹ thường đi phải bấu chặt vào đất cho khỏi trượt, nhất là khỏi xảy chân những lần có thai, hai ngón chân ấy chạng ra cong lên và hơi sưng. Đã nhắc thì nhắc cho luôn một ngón tay của mẹ móng thối thâm đi mà không mọc lại, đau nhức quanh năm. Mẹ phải đeo quả cà vào, song càng đau thêm. Cổ mẹ nhỏ, nhỏ lắm, có phải theo cách nói bây giờ lại ốm so. Ai biết cái cổ đó đã la gọi hết hơi để réo bố tôi về!
    Tôi có vẻ kể lể quá; thực ra chính mẹ tôi kể lể đó thôi:
    ?oChém cha cái kiếp má đào
    Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi?
    Mẹ tôi tuồng như thuộc ca dao và Truyện Kiều chỉ để mượn những câu than thở về cuộc đời, về số kiếp chung qui chỉ có hai chữ ấy đè nặng lên tâm hồn mẹ tôi và nhà tôi.
  8. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    (trích: Hồi ký Huy Cận)
    Nghèo ​
    Có năm mất mùa nhà tôi phải ăn củ khoai chuối. Khoai chuối ngọt và dẻo như khoai dong, nhưng vẫn là món ăn trừ bữa của kẻ nghèo. Có khi cả nhà ra đồng bứt rau trìu về luộc chấm tương, chấm nước cáy nhưng đó là một lần mùa mất kiệt , đói kém quá chừng.
    Còn thường về mùa rét, độ mùa cấy tháng 10 thì cơm nấu thường độn khoai lang, khoai khô cặt từng miếng tròn như đồng bạc. Ăn nhấm nhía thì bùi và ngon, nhưng ăn mau, ăn vội thì ngớn lắm tắc lại nơi cổ không tài nào nuốt trôi, lại còn ăn với nhút ngọn đậu nữa chứ! Ăn cơm bằng bát đàn, nơi cái mâm mươn. Tôi vừa ăn vừa lườm nhìn chừng mẹ, hễ mẹ lơ đãng là tôi lè lưỡi ra, đẩy miếng khoai xuống tay bưng bát, rồi hạ xuống dưới mâm cho con vàng chực sẵn. Cứ thế làm mãi cho đến khi mẹ tôi bắt gặp được; ấn đầu tôi xuống bắt nuốt hết khoai. Nghĩ lại những lúc phải ăn cả khoai hà, nước mắt trào ra mà cũng phải nuốt!
    ***
    Trốn trong nghạch ​
    Ngày nhỏ ở nhà mỗi khi giận mẹ giận bà hoặc giận bố, tôi thường bỏ cơm đi trốn dưới sập (cái sập to) đựng thóc, và các đồ đạc quí giá của gia đình hoặc trốn trong nghạch. Tối mò mò, tôi nằm im, nín thở để cho cả nhà đi tìm tôi suốt cả buổi tối. Nếu nhà tìm ra thì tôi khóc òa lên rồi hờn dỗi. Cũng có khi tôi trốn ngoài vườn rồi đêm đến về nằm sau thềm, gần mấy đõ ong. Bụng tôi lép xẹp, mà tôi chứ nghe trong nhà bàn nên để cơm cho tôi hay không. Tôi tủi uất cả người, nằm khóc một mình, có khi ngủ quên đến sáng. Nhưng thường thường, trong đêm khuya tôi lại vào tìm bà, và bà cháu lại lục đục dậy dọn ăn.
    Tôi là cháu đích tôn được bà trọng bà thương nhưng tôi được chăm sóc về ăn uống hơn là về mặt học hành. Linh hồn tôi lúc đó hơi vơ vất một chút, dường như bị nhà bỏ mặc để nó đi hoang dại một dạo. Tôi hay thơ thẩn một mình, sau thềm sau nương. Bố bận việc hoặc bỏ nhà đi chơi để mặc con như cây dại trong vường. May mà có mẹ tôi lo lắng, và bản lĩnh của tôi mạnh và trong trẻo. Xung quanh tôi nhan nhản gương xấu, chơi bời lêu lổng. Tôi đã sớm biết sự quan hệ của ảnh hưởng xã hội, tôi tự tìm ra và tự biết phòng mình. Mặc dù tuổi nhỏ tôi đã biết cố gắng giữ cái mầm tốt nơi tôi được tươi tắn, cho đến lúc tôi được gặp cái khí hậu ấm áp của nhà trường thì đâm chồi, nở hoa.
    ***
    Ăn cắp tiền của mẹ ​
    Lấy tiền để làm gì tôi quên mất rồi, chỉ nhớ mang máng là để mua kẹo lạc. Tiền mẹ để trong một cái nối đất treo nơi cái gióng thọng xuống lưng chừng trong buồng mẹ, một buồng tối tăm không cửa sổ. Dưới đất là khoai lang để lâu ngày đã lên mầm; bên một góc là áo quần đã mặc treo nơi một cái sào. Tiền để trong nồi lâu chưa đụng đến, nhiều đồng đã xanh lè, tanh đồng phủ lên khắp. Tôi thò tay bốc một nắm chừng được ba bốn tiền, mà không kịp đưa tay khỏa lại cho bằng lỗ hỏm trong nồi. Mẹ không biết gì và không hề soát lại. Tôi cũng tự nhiên, như không?
    ***
    Em Kiến và em Giới ​
    Em Kiến tôi (em gái) đã chết năm em lên bảy tuổi. Nghỉ hè về nhà tôi cứ bế em chạy luôn, dạy cho em học cho em hát. Em Kiến hay thẹn ít nói, tôi hơi la thì em khóc liền. Khi sắp khóc thì em nhìn sững vào mặt tôi, em mếu thế là không dỗ được nữa. Anh em sao lưu luyến nhau thế, em hay đến cạnh tôi nhưng tôi nhìn thấy em thì em tránh. Mắt em yếu, ờ phải rồi, ánh mắt của em chừng như không nhận được ánh mắt của tôi và của các em Trà, Chúc, Thước, Điểu, Chữ, Dục. Trời đã báo trước rằng em sẽ chết phải không? Em Kiến mơ ước được ra Hà Nội với tôi để làm ?ocô trợ? (cô giáo). Em chết khi tôi đang đi học ở Hà Nội.
    Em Giới, con chú Cu chết măn tôi học tiểu học ở Huế. Buổi trưa nắng, em Giới và em Chúc rủ nhau ra bến tắm, đúng ngọ. Bãi vắng vẻ chỉ có hai em thôi. Sông không sâu nhưng gần bến có vực, mà trên bến có đền thần. Một cây gạo to đã mấy đời lúc đó mới gãy. Ngày nhỏ tôi cũng đã một lần suýt chết đuối ở bến ấy. Tôi nhớ con đường đi xuống bến cứ lở dần, sau cùng người trong xóm phải đi lán vào sân đền. Buổi tối hôm ấy em Giới về em lên cơn sốt, em mê sảng và hai ngày sau em chết. Em Giới là con đầu của chú mợ Cu, em thông minh, và tính rộng rãi. Em Giới chết như là có ma dắt em đi. Cái bến Giang xóm tôi dần dần trở lên một cái bến thiêng. Chú mợ tôi tội nghiệp quá! Buồn mấy năm mà không nguôi. Gặp tôi là chú mợ tôi lại cứ nhắc em Giới. Em Giới và em Kiến đếu chết khi tôi đi xa nhà. Cứ sống đời tôi, theo thơ theo mộng của tôi, lắm lúc tôi quên hẳn nhà. Tôi là một lãng tử tự nhiên, anh Xuân Diệu đã không bảo tôi là ở dưới đất nẻ mà nên đó ư! Đôi khi sực nhớ đến, mới biết nhà tôi, cha mẹ anh em tôi vẫn ở đó, với những nỗi đau khổ không ngừng. Và tôi cũng có cái cảm tưởng rằng cha mẹ tôi tuy thương tôi lắm nhưng dường như cũng có khi quên tôi như thế. Mẹ ơi! Không, mẹ có quên con bao giờ đâu! Lời con mới viết là một câu vu vơ để tả cái vu vơ trong tâm lý con hồi đó thôi?
  9. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0

    (trích: Hồi ký Huy Cận)
    Tình trẻ thơ ​
    Mấy đoạn hồi ký vừa viết trên nhắc đến nhiều đau khổ quá, nhiều ảo não quá, nhiều âm u quá và buồn thương quá. Cho nên tôi chen ngay vào đây một chút tươi mát, chút tình trẻ thơ. Lúc đó tôi khoảng 7, 8 tuổi, gần nhà tôi có một bạn gái cũng trạc tuổi tôi. Tự nhiên thấy quyến luyến nhau, và hay rủ nhau đi ra các góc vườn hái những hoa dại, hoặc là hái những dái mít chấm muối cùng ăn. Có khi hai đứa cùng đào củ gừng ở bụi gừng sau nhà, cũng để chấm muối ăn. Có lần hai đứa còn dám phiêu lưu đi vào tận chân núi Mồng Ga để ăn quả sim quá móc.
    Lúc đó tôi đã đi học trường tổng, mỗi khi về nhà cứ đi qua trước cửa nhà bạn để kể cho bạn nghe những chuyện hay ở trường. Bạn tôi không được đi học nghe tôi kể những việc ở trường thì rất thèm thuồng. Hai đứa cứ thủ thỉ hồi lâu, có khi nhà gọi về ăn cơm tối mới rời nhau. Đến ngày xuống trường học, tôi cứ nhơ nhớ, một sự nhớ mơ hồ, chưa thành tình cảm, nhưng cũng không phải chỉ thoáng qua. Mấy năm sau khi tôi còn học ở Huế được thư nhà cho biết bạn gái của tôi đã chết đuối trong một ngày đi gặt ở chân núi. Mối tình trẻ thơ, tôi có ghi lại trong bài thơ sau đây:
    Cô gái thôn tôi?
    Cô gái thôn tôi thuở xóm nhà
    Rủ tôi đi nhởi rú Mồng Ga
    Ăn sim quẹt tím hai tay áo
    Chiều tối về im, sợ mẹ la.
    Đi chợ ba mươi tết có năm
    Mua con gà bột có mào bầm
    Mang về cho bạn, gà thôi gáy
    Tình trẻ thơ rồi cũng lặng câm
    Đi học xa nhà tôi mải mê
    Mấy năm đằng đẵng, bỗng thơ quê
    Tin ai chết đuối mười hai tuổi
    Gặt lúa chiều giông lội vượt khe
    Thế giới nào nuôi hồn chết sớm
    Những người con gái mãi thơ ngây?
    Sao về quê cũ chân tôi bước
    Nặng trĩu đồi kia với suối này.

    Chút tình trẻ thơ ấy còn đọng lại trong tình cảm tôi qua một bài thơ nữa là bài:
    Hoa cà màu tím tuổi thơ
    Hoa cà màu tím tuổi thơ
    Hoa mua tuổi tím: bao giờ cho phai
    Tuổi thơ tình nụ nhớ dài -
    Ta còn, người mất, vườn hoai lá hồng
    Tuổi qua, để lại tấc lòng,
    Còn đây chân núi, khúc sông ngày nào
    Sống rồi, cứ tưởng chiêm bao, -
    Hoa chưa nở, mãi ngọt ngào mùa hương.

    *
    * *
    Ngủ chiều ​
    Lúc nhỏ ở nhà, tôi hay ngủ trưa với bà nội, hoặc có khi ngủ một mình. Nhiều lần ngủ quá buổi, sang lỡ buổi chiều, hoặc chập choạng tối mới thức dậy. Ngủ chiều dậy thấy ánh đèn dầu đỏ đỏ một cách ma quỷ thì khóc ùa lên. Mỗi lần như vậy là một lần chết đảm, giật thột đến phần sâu kín nhất của linh hồn. Cha mẹ tôi và mọi người đều nói là tôi bị mộc đè. Người lớn lại bảo tôi phả tránh ngủ gần cột nhà, nhất là cột lim hay cột dẻ, cột táu, nghĩa là các thứ gỗ hồng sắc, vì người lớn tin rằng từ các cột ấy tỏa ra một luồng không khí nặng, nó đè lên giấc ngủ của trẻ con. Dù sao thì lúc tôi tỉnh dậy đã hoàng hôn, tranh tối tranh sáng, mà trong nhà lai vắng người thì tim tôi như bị giật thót, tôi bàng hoàng như nửa tỉnh nửa mê. Bà tôi hoặc thầy tôi phải đến lay tôi dậy và bắt tôi đứng thẳng lên và đi cho ra khỏi cái luồng mộc đè. Có khi, vừa bị mộc đè, lại ra sân nhìn núi cháy đỏ rực một đám, lửa lườm lườm như cái lưỡi khổng lồ liếm hết cả cây cối một vùng. Ấn tượng bàng hoàng ấy lúc ngủ chiều dậy cứ ám ảnh tôi mãi cho đến lớn. Có lẽ không phải chỉ bóng cột nhà, mà cả bóng núi Mồng Ga, bóng rừng sau núi cũng đã đè lên giấc ngủ chiều của đứa trẻ. Cho nên tôi có thưa với các cụ bà cụ già không nên để các cháu ngủ chiều, tránh cho chúng nó cái giật thột, cái hoảng sợ khi bóng chiều dần yếu, khi bóng đêm đang lên, khi trời ở trong phút giờ chập choạng.
    Con trẻ ngủ chiều hay giật thột
    Khóc inh vỡ cả nắng ngày tàn
    Bà ôm dỗ mãi, hờn không ngớt
    Tiếng nấc nằm mê ngực vẫn ran.
    Cát phừng ngoài bãi, bóng trong vườn
    Gió chảy theo sông tự nước nguồn
    Có phải đã vào trong giấc trẻ
    Làm ra xao động của hoàng hôn
    Bà ơi ngày hạ nhiều hương nắng
    Chớ để say hương cháu ngủ chiều
    Hồn trẻ chưa quen nghe vắng lặng
    Trong từng hạt gió thổi ngày xiêu.

    *
    * *
    Thầy học Khai Tâm của tôi ​
    Lúc tôi lên 6 tuổi thầy tôi đã cho tôi học chữ Hán. Tôi còn nhớ rõ mẹ đi chợ mua về cho tôi một xấp giấy bản trắng tinh, thầy tôi đóng thành quyển vở chữ Hán và ***g vào đó một cái thiếp chữ mẫu để tôi đề theo. Có khi thầy tôi hoặc ông thầy học trong xóm viết đầy trang giấy mấy hàng chữ mẫu với bút son, và tôi cứ thế mà đồ lại. Tôi thấy đi học như vậy cũng hay hay, cũng mấy bạn ê a suốt buổi. Nhưng lúc đó (1925) Hán học đã suy tàn, lớp học của tôi là một sự hấp hối của nền học cũ. Mấy tháng sau, lớp này cũng tự nhiên giải tán, vì các gia đình có con em học ở đó đều rút về cho đi học trường tổng (trường Pháp Việt) hoặc trường Phụng công ở bên kia sông. Tôi cũng ở trong trường hợp ấy. Tôi còn nhớ ông ngoại lên thăm bố mẹ tôi có gọi tôi đến gần mà hỏi: ?oTại sao mi chưa đi học quốc ngữ?. Nghe ông hỏi tôi sợ quá, trả lời liều: ?oThưa ông, tại con ăn phải trái khế rơi giữa bãi *** trâu nên chắc là con tối dạ, không đi học được!?. Ông tôi nghe nói thì cười và bảo tôi: ?oTối dạ, thì mi uống nước nhiều để rửa *** trâu trong bụng đi rồi sẽ sáng dạ và phải đi học ngay lập tức?. Ông vừa nói vui nhưng nét mặt lại rất nghiêm, mắng tôi biếng nhác, và la rầy mẹ tôi.
    Sau khi ông về, mẹ tôi và bố tôi đem tôi xuống nhà bác hương Thự, gửi cho bác nhờ bác dạy quốc ngữ cho tôi cùng một số trẻ khác tại nhà bác. Bác Thự (họ Cù Hoàng), kém thầy tôi vài ba tuổi, có học chữ Hán, và đã học qua tiểu học Pháp Việt. Bác là người thông minh và lấy việc dạy trẻ trong nhà là một niềm vui. Phương pháp dạy của bác thì cũng là bắt học thuộc lòng, và bắt viết tập nhiều. Bác rất nghiêm khắc khi bắt học trò đọc bài, đứa nào không thuộc thì bác bắt ngồi lại học cho kỳ thuộc, mới cho về. Về sau đông học trò bác chuyển lớp sang nhà bác Hợi là anh ruột bác. Tôi đã nhờ bác Hợi gái mua cho tôi gói phẩm tím ở chợ Nướt. Đem pha với nước chè xanh mực tím đặc quánh, viết lên mực ánh tím rất đẹp.
    Tôi còn nhớ, mấy ngày đầu đến nhà bác Thự tôi lười học, cứ trốn về nhà. Sau đó mẹ tôi và chú tôi phải trói tôi lại gánh tôi bằng một cây tre như gánh lợn đi chợ, mẹ đi trước chú đi sau, đến giao cho bác Thự. Sau này gặp tôi bác Thự cứ nhắc mãi: ?oĐi học phải mẹ và chú gánh như gánh lợn mà bây giờ lại giỏi thế nào! Âu cũng là cái số?. Bác Hợi gái khi còn sống, lúc đó răng rụng hết, mặt giăn gieo gặp tôi thì cứ hỏi: ?oCó nhớ cái lọ phẩm tím pha nước chè xanh không, anh Cận??? tôi học ở nhà bác chưa đầy nửa năm thì tôi được vào học trường tổng Dị Long (1926) bắt đầu học lớp năm, rồi tháng 9/1927 lên học lớp tư. Tháng 10/1927, mợ Vân về đón tôi đi vào Quảng Điền (Thừa Thiên) để học với cậu tôi? Tôi rất biết ơn bác Thự thầy học khai tâm của tôi. Sau này mỗi kỳ nghỉ hè về thăm nhà bác. Mỗi lần tôi cũng có chút quà tặng bác, gọi là nhớ ơn thầy, bác rất cảm động và nói: ?oTôi đã dạy hàng trăm học trò, nhưng chỉ có anh là người còn nhớ thầy, còn thương thầy?. Tình thầy trò bây giờ không như xưa nữa! Năm 1981, có người ở quê ra cho tôi biết bác Thự vừa mất, thọ 87 tuổi. Tôi có làm bài thơ viếng bác, đã in trong tập thơ Hạt lại gieo, xin trích đây vài đoạn:
    Có người ở quê ra
    Đưa tin thầy học chết
    Bác Thự, thầy đầu tiên
    Dạy tôi học, tôi viết.
    Năm lăm năm trước mắt
    Xã An Phú quê nhà
    Một cuộc đời vụt tắt
    Nghe lòng con xót xa.
    Con lười đến nhà thầy
    Mẹ và chú phải gánh
    Lọ phẩm tím đeo tay
    Pha chè xanh đặc quánh.
    ? Cùng học chữ với bác
    Tôi thuộc mỗi bờ cây
    Mỗi một làn gió mát
    Mỗi đồi cao, ruộng lầy.
    Tôi thuộc mỗi con chim
    Bay qua nhà lạnh hót
    Thuộc giọt tranh quanh thềm
    Những ngày mưa không ngớt.
    Về sau tôi tập viết
    Về sau làm thơ ca
    Trong mỗi vần mỗi nét
    Lại bâng khuâng quê nhà.
    Được tin bác mất đi
    Tôi bồi hồi suốt buổi
    Bác, thầy học khai tâm
    Cho hồn tôi có tuổi.

  10. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    (trích: Hồi ký Huy Cận)
    Chúa Bồn trên rú Trùa
    Trên rú Trùa đằng sau núi Mồng Ga có chùa Bồn, cảnh chúa rất đẹp, xung quanh chùa có mấy cây sơn trà (một thứ cây muỗm trái nhỏ mà chua) có nhiều cây hoa trang (tức là hoa mẫu đơn), và sau lưng chùa có mấy cây hoa mộc. Hồi nhỏ tôi cùng chúng bạn đi trâu hay lên chùa Bồn hái trái sơn trà, và riêng tôi lại thích hái trộm hoa mộc của chùa bỏ vào túi áo, vì hoa mộc có một mùi hương mê mẩn. Mãi về sau này tôi vẫn thích ngửi mùi hoa mộc, và mỗi dịp đi thăm cảnh chùa nào là tôi cũng tìm xin hoa mộc của cửa Phật. Ở chùa Bồn cũng như ở nhiều chùa khác có xây hình địa ngục và thiên đường trong một gian khuất đằng sau, hơi u tối. Thiên đường thì ở trên cao, bọn nhỏ tôi không thấy rõ, nhưng địa ngục thì ở tận mặt đất thấy rõ ràng từng cảnh đày đọa, người bị quăng vào vạc dầu, người bị chó ngao cắn, người bị cưa xẻ dọc làm đôi? Bôn tôi sợ, nhưng cũng sợ vừa vừa thôi, chỉ có tò mò xem thử các tội ác được trừng phạt như thế nào? Còn để thì giờ đi leo cây sơn trà hái trái chua lét:
    Nhớ những trưa hè tuổi bé thơ
    Trốn cha, theo bạn rủ lên chùa
    Trèo nhăm quả muỗm chua chua lét
    Phượng thắm, ve sầu nhịp mõ khua
    Rồi kéo nhau vào trong hậu tự
    Xem thôi địa ngục lại thiên đàng
    Thiên đàng cao quá không nhìn rõ
    Địc ngục phơi bày thật thảm thương?
    Nhớ mãi đầu bươu thằng quỷ sứ
    Mắt thòi ra nửa, lưỡi cong liềm
    Tây cầm chày giã đàn bà chửa
    Thai phọt ra ngoài đọng máu đen
    Lại có những người bị lửa thiêu
    Những dầu nhúng vạc cháy xèo xèo
    Những thân cưa dọc như cưa gỗ
    Cưa cả mắt nhìn , cả miệng kêu.
    Bọn tôi nhìn kỹ mới hay rằng
    Họ giống bà con trong xóm làng
    Cũng áo quần nâu gầy guộc mặt
    Ở đây không thấy kẻ giàu sang?
    Tôi sợ nhưng mà sợ ít thôi
    Không bằng cái sợ của bà tôi
    Đi qua địa ngục bà run gậy?
    Đâu đó dường như đã thấy rồi?

    Chùa Bồn bây giờ đã bị phá trụi, chỉ còn cái nền cỏ mọc xanh um; thiên đàng, địa ngục cũng không còn dấu vết. Cả mấy cây muỗm (cây sơn trà) cũng không còn, nhưng cảnh rú Trùa vẫn đẹp, sườn núi vẫn tươi xanh. Mỗi lúc về quê, tôi lại lên thăm rú Trùa. Trong ánh nắng hè oi ả, gió thoang thoảng, tôi lại cảm nghe cái vị chua lét của trái sơn trà tuổi nhỏ?
    - * -
    Trèo lên cây mít ​
    Lúc năm, sáu tuổi, tôi thường hay leo lên cây mít sau nhà. Cây mít này có một nhánh nằm ngang, và trổ nhánh đâm ra lại có một mặt bằng phẳng do trước đây bố tôi đã cưa một nhánh gãy. Mặt bằng ấy như cái bàn tròn cao quá mặt đất chừng ba thước. Tôi leo lên đất, ngồi suốt buổi, vắt đất làm đồ chơi, có khi mang lên đó những con giống ngũ sắc, bằng bột nếp mà mẹ hoặc bà đã mua ở chợ Nướt về cho tôi. Tôi cứ ngồi chơi tẩn mẩn một mình như vậy hàng giờ không chán. Tôi nhìn lên trời theo dõi từng đám mây bay, theo dõi những con chim bay qua vườn hoặc nhảy chuyền từ cành này qua cành khác. Có lúc tôi lại leo lên cây hồng bên cạnh nhà chú, cây hồng không có cái bàn như cây mít, nên tôi cứ đứng hàng giờ, lấy một chiếc gậy khèo những quả hồng chín, có khi cả quả hồng xanh nữa. Khi bố mẹ tôi về nhà, đã biết nơi ?ogiải trí? của tôi, nên cứ ra gốc mít mà gọi tôi xuống. Bố mẹ6cũng chẳng la mắng gì, chỉ dặn leo lên leo xuống phải cẩn thận. Ở dưới gốc cây mít có một đám lá lốt rất tốt, mẹ tôi thường ra hái để nấu canh, nhất là nấu canh hôn (một thứ rùa mu trơn, ở trong ruộng). Có khi tôi cũng hái một nắm lá lốt vò đi cho vào nồi nấu, cho một tí nước mắm rồi xì xụp ăn rất ngon.
    - * -
    Lần đầu tiên nói láo ​
    Tôi sáu, bảy tuổi gì đó, thường ở nhà coi nhà và bồng em. Đến khi bố mẹ về tìm đồ đạc không thấy thì hỏi dồn tôi? Con thấy đâu không??. Thấy thì chỉ đã đành, nhưng thường tôi có để ý gì đâu, nên đụng đến là tôi lia lịa trả lời không. Rồi nói mãi như vậy tôi thấy ngượng, tôi thêm thắt vào: ?oCon không biết?. Nhưng gặp gì bố mẹ cũng hỏi tôi, mà ngụ ý rằng tôi phải biết. Tôi thấy người lớn tin ở tôi nhiều quá, tôi phải cáng đáng lấy một phần trách nhiệm mà người lớn giao cho tôi. Và từ đó tôi nói quanh: ?oKhi nãy con thấy nó chỗ này, bữa qua bố cất trong kia?. Nói láo mọc mầm từ đấy, lúc đầu chỉ là một cách thối thác, sau dần dần mới thành bịa đặt. Tôi nghĩ rằng trẻ con bắt đầu nói láo thường cũng ở vào cùng một trường hợp với tôi. Bắt chúng phải có trách nhiệm quá sức, là bày cho chúng tôi nói liều đắc sách nhất. Cũng như bao nhiêu người tầm thường mà thiên hạ có cho một công việc quá sức, phải khoác loác làm càn, hoặc quanh co trốn việc.
    - * -
    Mụ Giao và ông Đĩ Đóa ​
    Chưa một lần nào mẹ tôi nghi ngờ bố tôi đi đánh bài bạc vì mê gái. Nhưng mối nghi ngờ hình như đã đến với cái tên mụ Giao đi cặp kè với ông Đĩ Đóa. Mụ Giao người nhà quê mà khí cốt giang hồ. Người mụ trắng, đẹp và hai con mắt của mụ rất quyến rũ. Người ta đồn rằng mụ hay nằm lang với nhiều người và vào sòng bạc là mụ chìa bắp đùi ra cho đàn ông gối đầu. Mê mẩn rồi tha hồ thua, lắm con bạc vì vậy mà bại sản. Bố tôi dạo ấy cũng có khi đi với đám mụ Giao, Đĩ Đóa có bị sức hấp dẫn của người đàn bà ma quái ấy chăng? Tôi nghe người ta nói đến mụ Giao một cách thì thầm bí mật như đụng đến cửa cấm. Mụ ta hay bận áo trắng, đuôi gà buông lượt thượt? người đàn bà ấy đi qua làng như một cái bóng ma mà có đủ sức ám ảnh của một con hồ tinh. Bố tôi biết đâu đã không bị hai con mắt của nó thu hút. Dẫu sao tôi cũng không khi nào nghe mẹ tôi cằn nhằn (đay nghiến) bố tôi về chuyện nghi kỵ đó. Vả lại một dạo rồi thôi, mụ Giao biến đi như cơn chiêm bao bối rối, ông Đĩ Đóa lại yên nghiệp làm ăn, buôn bò, làm chủ lái.
    - * -
    Ở nhà bác Nhỡn ​
    Tôi học lớp năm ở trường tổng Dị Long thì ở trọ một người bà con là bác Nhỡn. Vợ chồng bác Nhỡn rất tử tế với nhà tôi, và chăm sóc cho tôi như con trong nhà, cho ăn uống tử tế, và giặt quần áo cho tôi tươm tất. Nhưng anh con cả của hai bác thì rất quái ác, cứ trêu chọc tôi, và như quấy rầy không cho tôi học. Lại có lần tôi đang ngủ anh lấy que tre dính một ít mủ nhọt nơi chân của người nhà và để trước mũi tôi. Tự nhiên tôi thức dậy, thấy mùi hôi thối quá, kinh hoàng và la lên. Bác Nhỡn gái sau đó đem tôi đi tắm sạch sẽ và thay áo quần cho tôi. Tôi viết hồi ký phải công bằng, ơn ai tôi không quên, nhưng những trò trêu chọc quái ác tôi cũng phải ghi cho đủ tình tiết.

Chia sẻ trang này