1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHỮNG TRANG THIẾT BỊ TRONG MỘT KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi danngoc, 19/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    THÙNG ĐỰNG RÁC
    Thiết kế một thùng đựng rác tốt cho một không gian công cộng cụ thể, một điều nghe chừng đơn giản mà thực tế lại chẳng dễ dàng chút nào. Một thùng rác cần phải thuận tiện khi sử dụng, dễ dàng khi đổ rác và dễ vệ sinh bảo quản.
    Những nơi cần đặt thùng rác
    Một sai lầm thường gặp phải trong thiết kế đô thị là người ta hay bố trí thùng rác tại những chỗ dễ thu dọn chúng thay vì tại những nơi thuận tiện cho mọi người sử dụng. Kết quả là có những con đường đầy rác bẩn và những thùng đựng rác trống rỗng. Lý do là mọi người thường không thích đi chệch khỏi lối đi của mình để tìm ra thùng rác. Để xác định một vị trí hợp lý để đặt thùng rác, chỉ cần thực hiện một khảo sát đơn giản tại địa điểm cần thiết kế. Vị trí đặt những trang thiết bị hiện có cùng loại hình và vị trí các công trình trên đoạn phố đó (ví dụ: cửa hàng bán lẻ, siêu thị, nhà hàng ?) phải được ghi lại trên bản vẽ mặt bằng khu cần thiết kế. Đồng thời, cũng cần phỏng vấn những công nhân vệ sinh cho khu vực đó về những vấn đề họ thường gặp.
    Vị trí đặt thùng rác hợp lý nhất là những nơi có nhiều người qua lại như tại lối qua đường ở các giao lộ đông người, gần những nơi có các hàng quán ăn uống, cạnh trạm chờ xe buýt, trên quảng trường, bên ngoài các cao ốc văn phòng hay các chung cư cao tầng và cạnh các băng ghế hay buồng điện thoại công cộng. Số lượng thùng rác xác định dựa trên số người lui tới khu vực, lượng rác từ các công trình trong khu vực và hiệu quả của hệ thống vệ sinh công cộng.
    [​IMG]
    Hình 6: Cảnh thu gom rác mất vệ sinh tại Lễ hội 30-4, Công viên 30-4, Tp. HCM.
    Nguyên tắc thiết kế
    Yêu cầu quan trọng nhất là chiếc thùng rác đó phải trông đúng là một nơi để bỏ rác. Một điều không kém quan trọng nữa là phải dễ sử dụng. Khi thiết kế, cần tuân theo những nguyên tắc sau:
    - Người sử dụng không phải chạm hay ấn tay vào thùng đựng rác khi bỏ rác vào.
    - Thùng đựng rác phải đủ rộng để chứa rác. Kích thước cửa bỏ rác tuỳ thuộc địa điểm bố trí: nếu đặt tại công viên, nơi người ta thường bỏ những rác có kích thước lớn thì thiết kế lỗ bỏ rác phải lớn. Cửa bỏ rác phải rộng ít nhất 30 cm, đủ rộng để nhét vào một tờ báo gập lại hay một vỏ hộp thức ăn rỗng, nếu không, tờ báo có thể bị kẹt giữa chừng và rác sẽ tràn ra ngoài thùng. Cửa bỏ rác cũng không được cách mặt đắt hơn 1 m để người tàn tật có thể sử dụng được.
    - Kích thước thùng đựng rác phụ thuộc vào thời gian thu gom rác và yêu cầu thực tế. Tại các không gian công cộng được quản lý tốt cần đặt những thùng rác kích thước nhỏ và được thu gom thường xuyên hơn là đặt thùng lớn nhưng không thu gom thường xuyên.
    Quản lý và bảo trì
    Cần tuân theo những yêu cầu sau:
    - Phải bền chắc, sử dụng vật liệu chống vỡ, chống ăn mòn, chịu được lửa và không hoen ố.
    - Phải có thuận tiện cho công nhân vệ sinh thao tác thu gom và đổ rác, tốt nhất là loại có cửa đổ rác ở phía trên đỉnh. Loại thùng có cửa đổ rác bên hông khó thao tác, tốn thời gian và dễ hư hỏng gãy nứt.
    - Thùng rác phải có lớp lót hay túi chứa để ngăn rác hay chất lỏng chảy ra ngoài lối đi. Tốt nhất là một túi chứa nilông có khung nhựa cứng vì túi nilông thì dễ thu gom hơn thùng kim loại những hay gây chảy tràn các chất lỏng bên trong. Những túi này phải chịu được nhiệt độ, khó rách thủng, kín mùi và dễ di chuyển.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG
    Tại những nơi mà người qua đường lo ngại về an ninh, việc chiếu sáng công cộng được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, chiếu sáng quá mức cũng không tốt chẳng kém việc thiếu ánh sáng. Vấn đề chính là phải liên hệ được việc chiếu sáng với những chức năng khác bởi chiếu sáng công cộng không chỉ là do yêu cầu kỹ thuật, phục vụ việc đảm bảo an ninh hay trang trí. Mặc dù mục đích trước hết vẫn là đảm bảo mọi người nhìn được rõ về đêm để tạo cảm giác an toàn và yên tâm, hệ thống chiếu sáng công cộng cũng cần quan tâm tới đối tượng sử dụng. Ví dụ hệ thống đèn chiếu sáng lối đi cho người đi bộ cần giảm số đèn đường chiếu trên cao mà thay vào là loại kích thước nhỏ hơn bố trí với khoảng cách gần hơn.
    CÔNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

    - Đảm bảo an toàn tại những công cộng.
    - Giúp người sử dụng định hướng nhờ chiếu sáng những mốc quan trọng như đài phun nước, công trình, cầu, tháp, tác phẩm điêu khắc v.v.
    - Làm nổi bật ý nghĩa và tính lịch sử của không gian bằng cách chiếu rõ những chi tiết, những thành phần đáng chú ý hoặc có nét độc đáo.
    - Tạo hồn cho khung cảnh.
    [​IMG]
    Hình 7: Chiếu sáng Lễ hội 30-4
    CÁC NHU CẦU VỀ CHIẾU SÁNG
    - Chiếu sáng cảnh quan: những dãy cây có gắn đèn ?oled? hay đèn ?ocon ong? tạo nên một khung cảnh hấp dẫn thường thấy ở nhiều thành phố nổi tiếng trên thế giới (mà gần đây đã xuất hiện ở các đô thị Việt Nam), nhất là trong những dịp lễ hội, có lẽ do chúng tạo nên một ấn tượng lôi cuốn, có ma lực thu hút mọi người chú ý tới không gian công cộng.
    - Chiếu sáng các trạm chờ giao thông công cộng: con người có cảm giác an toàn hơn khi các trạm chờ xe buýt, xe lửa hay xe điện được chiếu sáng rõ. Ánh sáng cũng thu hút mọi người và khuyến khích họ sử dụng những phương tiện này.
    - Chiếu sáng lối vào công trình: chiếu sáng xung quanh lối vào các cao ốc khi chiều tối ?" nhất là lối vào các khu chung cư cao tầng ?" đem lại hiệu quả an ninh thậm chí còn cao hơn việc chiếu sáng bừa bãi thiếu tập trung.
    - Chiếu sáng các ranh giới: ranh giới các công viên hay quảng trường ?" đặc biệt tại những cổng vào, hàng rào và những cây cao ?" phải được chiếu sáng để giúp xác định và nhận biết không gian bên trong. Các công trình nằm ở rìa công viên cũng phải có gắn những đèn chiếu riêng để thu hút sự chú ý.
    - Chiếu sáng trưng bày tại các shop bán lẻ: chiếu sáng trưng bày tại các shop bán lẻ, thậm chí khi cửa hàng đã tới giờ đóng cửa, không chỉ nhằm chiếu sáng cho đường phố mà còn khuyến khích mọi người đi xem mua sắm. Điều này giúp tăng số người đi bộ trên phố, nhờ đó nâng cao sự an ninh.
    - Chiếu sáng các chi tiết kiến trúc: chiếu sáng các lối vào, vòm cổng, gờ chỉ, cột và những chi tiết khác thu hút sự chú ý tới nét độc đáo đặc sắc của công trình, của nơi chốn, của khu vực và tạo cảm xúc cho những cuộc dạo bộ ban đêm.
    - Chiếu sáng biển chỉ dẫn: những bản đồ công cộng và các biển chỉ đường, biển thông tin được chiếu sáng tốt giúp định hướng vào ban đêm.
    - Chiếu sáng các điểm nhấn công cộng: chiếu sáng các tác phẩm điêu khắc, đài phun nước, cầu, tháp và các thành phần quan trọng khác trong khu vực, đặc biệt những điểm nhấn mà người đi bộ và ngồi trên xe có thể thấy được giúp mọi người định hướng rất hiệu quả.
    - Chiếu sáng để giảm tốc độ giao thông: sự khác biệt giữa chiếu sáng đường cho người đi bộ và chiếu sáng đường cao tốc giúp người lái biết ngay rằng họ đang đi vào một khu vực khác, buộc họ phải giảm tốc độ chạy.
    CÁC YÊU CẦU
    Các nguồn sáng khác nhau đem lại chất lượng sáng khác nhau, ảnh hưởng lớn tới cảnh quan và cảm giác an toàn về đêm của không gian công cộng. Đèn cao áp natri, loại nguồn sáng được sử dụng phổ biến trong hệ thống đèn đường đô thị, cho ta thứ ánh sáng vàng cam hiển thị màu sắc không chính xác; nó làm giảm khả năng quan sát và chất lượng chung của cảnh quan đô thị. Ngược lại, đèn halogen kim loại là một nguồn sáng cung cấp thứ ánh sáng trắng dịu, hiển thị cho ta màu sắc chính xác của vật thể; nó cho ta cái nhìn rõ ràng hơn, tăng tốc độ phản ứng cho người lái xe và tiêu thụ ít điện năng hơn. Chất lượng của ánh sáng cũng bị ảnh hưởng bởi số lượng đèn hay chính xác hơn, bởi mối quan hệ giữa độ sáng của đèn và khoảng cách giữa các đèn.
    Càng xa bóng đèn thì độ khuếch tán ánh sáng càng lớn, do đó ảnh hưởng tới chất lượng ánh sáng. Cao độ lắp đặt nguồn sáng trong những thập kỷ gần đây ngày càng được gia tăng nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, cho phép sử dụng những những loại đèn đường sáng hơn và lắp đặt được cao hơn. Tuy nhiên chúng thường được ứng dụng cho đèn pha xe hơi và đèn chiếu sáng cho các bãi đậu xe. Việc chiếu sáng cho người đi bộ lại đòi hỏi phải giảm chiều cao lắp đặt đèn, điều chỉnh chúng cho phù hợp với kích thước của người đi trên vỉa hè, cần lắp đèn gần nhau hơn. Điều này ảnh hưởng tới loại nguồn sáng, loại cột đèn và vị trí lắp đặt, ảnh hưởng tới cảnh quan chung của đường phố. Do chiều cao lắp đèn giảm, độ sáng của đèn phải được điều chỉnh tương ứng để không làm chói mắt người đi bộ.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Bác nào mod resize ảnh giúp nhé.
    Tiếp nào:
    Cách bố trí trụ đèn trên đường phố sẽ tạo những ảnh hưởng nhất định lên cảnh quan chung:
    - Bố trí so le: tạo cảm giác tự nhiên, không đơn điệu, giúp giảm số lượng đèn cần sử dụng.
    - Bố trí đối xứng: tạo cảm giác trang trọng, cho phép ta treo ngang những băng rôn, những chuỗi đèn trang trí hay các dải trang trí trên đường phố trong những dịp lễ hội.
    - Phù hợp với cảnh quan hiện hữu: dù khoảng cách giữa các trụ đèn có thể xác định cụ thể là khoảng 12m ?" 15m, ta vẫn có thể bố trí thêm tại những điểm nhấn như quán cafe, băng ghế, trạm chờ xe buýt, buồng điện thoại công cộng, biển chỉ dẫn giao thông v.v.
    - Bố trí trụ đèn gần hơn so với yêu cầu chiếu sáng đơn thuần giúp tạo ra một ranh giới đậm nét dọc tuyến vỉa hè, nhấn mạnh không gian đi bộ tấp nập.
    CÁC YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG TỚI THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG
    Hệ thống đèn phải phù hợp đặc điểm của con phố hay của không gian công cộng đang thiết kế. Những yếu tố như đặc điểm kiến trúc hay tính lịch sử của các công trình và không gian, cây xanh và sánh sáng đèn đều liên quan tới nhau. Nếu công năng chính của con đường là tuyến giao thông, việc thiết kế chiếu sáng sẽ khác hẳn so với các phố nằm giữa khu ở. Đối với các phố đi bộ hay các con đường nằm giữa khu ở, đèn đường phải được thiết kế là một phần của cảnh quan chung, phù hợp với các trang thiết bị công cộng khác như các băng ghế, trạm chờ xe buýt, thùng rác, phục vụ cho hoạt động đi lại và buôn bán, sinh hoạt văn hoá trên vỉa hè, quảng trường, mảng xanh công cộng. Các yếu tố cần quan tâm là số đèn lắp trên một cột đèn (một đèn, hai đèn hay nhiều hơn), vật liệu, màu sắc, hình dáng hiện đại hay cổ điển. Ngoài ra, nhiều loại đèn phục vụ những mục đích khác nhau cũng nên được lắp đặt kết hợp với nhau. Chúng nên đồng bộ cùng một kiểu, chỉ khác nhau theo yêu cầu chức năng đòi hỏi. Khi thiết kế cũng cần quan tâm tới các thành phần gắn kèm khác như biển báo giao thông, biển hướng dẫn v.v.

    Loại ánh sáng và hình dáng đèn cũng phải phù hợp với các yếu tố sau: chiều rộng đường, chiều rộng vỉa hè, chiều rộng lối đi bộ (trong công viên hay trên quảng trường), chiều cao của các công trình xung quanh, số lượng, vị trí và loại cây xanh xung quanh, chiều dài của các công trình.
    CÁC CHỨC NĂNG PHỤ CỦA CỘT ĐÈN
    - Chức năng trang trí hay treo băng rôn biểu ngữ: Có thể tận dụng treo một bên hay cả hai bên của cột đèn. Cao độ lắp đèn có thể ảnh hưởng tới chiều dài của băng rôn. Băng rôn phải phù hợp với vật liệu và kiểu dáng cột đèn. Những dải trang trí lễ hội phải được treo cao ít nhất 5m cách mặt đường để không ảnh hưởng tới xe cộ giao thông, phải phù hợp chiều cao của các công trình lân cận và phù hợp không khí chung của không gian xung quanh, đồng thời phải tính tới sức gió giật tại khu vực.

    - Dùng để treo cây xanh ?" hoa trang trí: tốt nhất là dùng loại thực vật không phải tưới nước, dây leo hay loại được tưới nước nhờ ống nước giấu trong cột đèn.
    - Lắp đặt các thiết bị điện trên đường phố.
    Bộ mặt các đô thị này trong tương lai có hiện đại văn minh phù hợp với đà phát triển kinh tế hay không? Các không gian công cộng của chúng có thực sự thu hút mọi người tới hay không, chúng ta có xây dựng được lối sống đô thị lành mạnh hay không? Các câu hỏi này sẽ thật dễ trả lời nếu chúng ta vẫn thiết kế đô thị bừa bãi và thiếu chuyên nghiệïp như hiện nay. Những kiến thức nêu trên chỉ là một vài thông tin cơ bản cần biết khi thiết kế các thành phần quan trọng trong một không gian công cộng. Hy vọng rằng chúng sẽ hữu ích cho nghề thiết kế đô thị Việt Nam với tiềm năng phát triển to lớn trong tương lai.

    ThS. KTS. Lý Thế Dân

  4. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Anh có thể nói thêm về hiểu biết của anh trong lĩnh vực yếu tố nước này được không? Ví dụ như đề cập đến những khả năng sử dụng của yếu tố nước, con người sử dụng yếu tố nước như thế nào, nguyên tắc thiết kế với nước, xu hướng phát triển,...
    Trong phần này, đúng là anh đã đề cập hai điều tuyệt vời của yếu tố nước: "Chạm được sờ được" và "âm thanh"! Hai vấn đề ko xa lạ nhưng nhiều lúc lại "lãng quên".
    Cám ơn anh!
  5. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề rác, theo anh có nên chú trọng đến phân loại rác trong nguyên tắc thiết kế ko? Em ko biết gì về lĩnh vực này, nhưng khi xưa hay nghe ông thầy bảo nên phân loại rác thải.
    Nếu chọn địa điểm đặt rác thải thuận lợi cho người sử dụng thì về mặt nào đó sẽ gây bất tiện về luân chuyển thu hồi rác thải, chẳng hạn như thời gian thu hồi sẽ lâu hơn, điều đó có ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường ko?
  6. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Rác thải nên được phân chia làm nhiều loại, ví dụ như thức ăn thừa, các thực phẩm dễ phân hủy cần phải được để riêng. Các loại rác khác như chai lọ thủy tinh, có thể đem đến nhà máy tái chế thì để riêng. Một số loại khác như giấy tờ, thùng cacton có thể được phân loại riêng.
    Các loại rác khác nhau có thể được thu hồi theo những ngày khác nhau. Ví dụ như thức ăn, trái cây có thể được thu gom 2 lần/ tuần, các loại chai lọ thủy tinh hay giấy tờ thu dọn 1 tuần/ lần.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Bác HH góp thêm ý về vấn đề rác thải cho các event luôn nhé. Sau các Event ở CV 30-4 thì hiện trường thật khủng khiếp.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    LỄ HỘI NĂM MỚI - SG 2006
    [​IMG]
    Trồng lúa ra đường. Con bù nhìn này thực ra nông dân Nam Bộ không dùng nữa.
    [​IMG]
    Năm chó, nên phải có chó. Hãy tưởng tượng xem đây là con gì. Theo tớ, chúng giống một bầy chuột cát hơn.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    31-12-2005
    [​IMG]
    Cây rơm
    [​IMG]
    Cây rơm, ao nước và gọng vó.
    [​IMG]
    Cha mẹ các bé đóng tiền, các bé thi (quấy quá) dưới ánh sáng tù mù, và phát giải.
    [​IMG]
    Bãi cỏ bị giẫm chèp nhẹm
  10. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    Vụ án nước nôi này hay thật , thanks.
    Tôi sẽ đưa vào dự án của tôi xem chúng nó có duyệt không.

Chia sẻ trang này