1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những triết lí sống trong nhạc Trịnh, ai đồng ý, ai phản đối!!!

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi Voldo, 07/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tungnkt

    tungnkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Nghe nhạc Trịnh như nghe Kinh, Từng lời, từng lời thấm thía. Càng nghe càng thấy hay càng thấy sâu sắc. Các bác nghĩ sao?
    Cái gì tôi cũng biết chỉ trừ... cái gì tôi không biết!
  2. NangKhuya

    NangKhuya Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    1
    Triết lý nhạc Trịnh Công Sơn
    Ôi tiếng buồn rơi đều, nhìn lại mình đời đã xanh rêu
    Bao nhiêu năm làm kiếp con người chợt một chiều tóc trắng như vôi
    Lá vàng rơi như một nỗi đời riêng, đừng tuyệt vọng Em ơi đừng tuyệt vọng
  3. Black_Hands

    Black_Hands Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    2.557
    Đã được thích:
    0
    Nghe những lời của Volvo thật đáng thương.... chẹp cái tai của bạn rất tốt, còn........ thì.......
  4. yeutrinh

    yeutrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    triết lí sống? sống bao nhiêu năm thì tìm được triết lí sống cho mình? em ko biết triết lí sống là gì nên em ko dám tranh cãi. em mới 21 tuổi! quá non trẻ để nói về triết lí sống. chỉ có điều,em muốn là người sống theo những câu danh ngôn chứ ko chỉ đọc rồi nói rồi để đó! thế thôi ạ!
  5. gio_mua_dong_bac2001

    gio_mua_dong_bac2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Triết lí của Trịnh đẹp nhưng mà mỏng manh wá, có thể vì thế mà mới để gió cuốn đi. Thực ra, có mấy ai yêu nhạc Trịnh mà sống với triết lý ấy được đâu. Triết lý của Trịnh hổng gần gũi với triết lý sống của tui tẹo nào, triết lý sống của tui là phải biết Hưởng thụ, hưởng thụ hiểu theo nghĩa làm bản thân mình hài lòng, làm việc cũng là một cách hưởng thụ chứ không chỉ ăn chơi tiêu xài, Tui hơi bị..Vị kỷ nhưng mà......... Tui vẫn yêu nhạc TRịnh, vậy thì, có phải tui nghe nhạc Trịnh cũng là một cách hưởng thụ không nhỉ? Tui không biết...mà thôi tui đi nghe Khánh Ly đây, chào nhé!
  6. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Ờ, cũng phải cảm ơn Lys tự nhiên mở lại cái ngăn kéo lâu k xài để bà con có thêm chỗ trút bầu tâm sự.

    Trước khi bàn tới cái gọi là triết lý trong nhạc Trịnh để mà đem nó ra mổ xẻ và tranh cãi xem là đúng hay sai. Sao bạn không thử một lần đặt những câu mà bạn coi là ?otriết lý sống? ấy vào trong hoàn cảnh ra đời của nó ???
    Nhạc TCS là nhạc nói về Quê hương, Tình yêu và Thân phận con người? và phần lớn những ca khúc ấy được người nghệ sĩ sáng tác trong giai đoạn quê hương đổ nát bởi chiến tranh. Tình yêu là những cảm xúc dữ dội như nỗi chết và vết thương sâu? ?onhư nỗi chết cơn đau thật dài??Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa? là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài? đến nhánh cỏ cũng xót xa, phiến đá cũng ưu phiền?
    Dù toàn bộ âm nhạc ?ođẹp như một bức tranh trìu tượng?, chất chứa những hình ảnh lạ lùng, quyến rũ như thủa hồng hoang, cánh vạc bay, dấu địa đàng?.hay nhận diện quê hương qua hình hài nát đấu bom với xác người chết hai lần. Cả nhạc lẫn lời, cả câu chữ lẫn hồn thơ nghe lãng đãng mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa nhưng nếu nghe kỹ thì vẫn có một tư tưởng chỉ đạo khá rõ. Mọi triết lý cũng đưa về một ý chính: Con người hãy yêu nhau đi,hãy sống với nhau bằng tấm lòng?, quay lưng lại với bạo lực và chiến tranh.
    Thế là đẹp quá rồi !!! Còn gì nữa để mà phân tích hay bàn cãi đúng hay sai chứ ? Chỉ biết rằng qua nhạc Trịnh mình học được những bài học lớn về lịch sử, tìm được những cảm xúc sâu sắc trong tình yêu, dễ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và không suy sụp tuyệt vọng trước những đổ vỡ của cuộc đời? thế thôi.
  7. dtmttvn

    dtmttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    "Chỉ biết rằng qua nhạc Trịnh mình học được những bài học lớn về lịch sử, tìm được những cảm xúc sâu sắc trong tình yêu, dễ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và không suy sụp tuyệt vọng trước những đổ vỡ của cuộc đời? thế thôi" Hay quá.
    Cho bổ sung với nhé: "...để biết mình đang tồn tại và có những niềm yêu, niềm đam mê.."

  8. CHOCLO

    CHOCLO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/07/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Bao nhiêu năm, bao nhiêu lần vô tình nghe được một vài câu thơ trong bài hát Trịnh,có khi ở một quán cóc ven đường, ở một quán trà sang trọng hay trong phòng hát Karaoke... không để ý đến nó, quên hẳn đi. Để 5,10 năm sau, bên sườn đồi đầy nắng nhẹ như tơ của Đà lạt, trên con đường dát lá vàng của mùa thu Hà nội, hay lọt giữa mênh mông cát và biển Phan thiết,,, hay chỉ khi trở về nhà sau chia tay với một cuộc tình... Tự nhiên những câu thơ ấy vọng về, rõ nét dần, rồi chuyển thành mấp máy đầu môi. Không thể diễn tả hết cảm xúc bằng lời, triết lý lại càng không vì nó rất thực và chân thành, lúc đó cũng không cần nhớ những câu thơ,những giai điệu là từ ai mà ra.
    Trở về ngôi nhà cũ kỹ chợt nhớ đó là những "trải" và "nghiệm" của ông.
    Tôi nghe nhạc Trịnh tình cờ như vậy , nghe như hờ hững, để rồi một phút giây nào đó...
  9. oleviosa

    oleviosa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    774
    Đã được thích:
    1
    Em không phải là một tên sành nhạc Trịnh, chỉ nghe, thích và hiểu theo cách hiểu của riêng mình. Đôi khi em hiểu thế này, nhạc sỹ viết ra những ca từ đó không phải để hướng chúng ta đến một cái triết lý cụ thể, có thể đó lànhững gì nhạc sỹ cảm nhận, nhạc sỹ thả rơi nó trên những nốt nhạc, chỉ thế thôi, và em cũng nghĩ chỉ thế thì nhạc của ông mới trở nên đặc biệt, đặc biệt ngay từ chính cái dòng suy nghĩ tự do ấy. Những ca từ ấy đối với người nghe có thể là một cái gì đó khó hiểu, trầm mặc và bí ẩn, để rồi hết người này đến người nọ đi tìm lời đáp cho cái ý nghĩa thực chất của nó là gì. thực sự ta có thể hiểu nhặc sỹ không? Các bác đã khi nào không hiểu ngay chính bản thân mình chưa? Con người là vậy đấy, đôi khi là một tập hợp của những mâu thuẫn trong bản chất, xen lẫn, hòa trộn....phức tạp đến mức không thể hiểu nổi.
    Một tác phẩm nghệ thuật thực sự là một tác phẩm mở, cái hiệu ứng mà nó mang lại không phải chỉ là cái mà nhạc sỹ muốn gửi gắm đơn thuần (theo em, Trịnh công Sơn không phải là người nghệ sỹ viết những tác phẩm để gửi gắm tư tưởng mà thực chất ông chỉ viết ra những tâm tưởng của mình và gắn vào những nốt nhạc, có khi chỉ cho riêng mình chứ chưa hẳn đến cho ai hoặc dạy dỗ ai). Một tác phẩm thực sự luôn luôn là một tác phẩm mà ýnghĩa của nó nằm ở từng con người đang thưởng thức nó, 5 người 10 ý, mỗi người cảm nhận và thấm thía nó theo cách riêng, không thể nói ai đúng ai sai, và tác giả cũng chưa chắc là đúng. Khi tác phẩm đó phát huy được nhiều hơn nhiều hơn nữa
    hững ý nghĩa của nó, tức là nó đang trở thành một tác phẩm thực thụ. Một tác phẩm nếu trăm người nhìn vào đều chỉ thấy nó đúng chỉ là như thế, quá bình thường, quá đơn giản đúng không, liệu có ai sẽ bảo nó hay?
    Nhạc Trịnh luôn gây nên những dòng tranh luận, chính những dòng tranh lậun đó đã làm nên giá trị của dòng nhạc này.
    Triết lý trong nhạc Trịnh đôi khi buồn, đúng vậy, không biết có phải em ko giống ai không nhưng đôi khi em thấy nó day dứt lắm. Nghe và thấm thía, không hẳn như nghe Kinh (Kinh thì chẳng có gì thú vị ngòai chuyện hết răn rồi dạy để mà phải nghe, nghe nhạc tầt nhiên phải khác nghe Kinh rồi). Nghe không phải để làm theo, để rồi tự thả mình lềnh bềnh trên một cái gì đó gọi là vô thường, thực chất em cũng không hiểu lắm cái khái niệm này (có bác nào có thể dành cho em một buổi off để giảng tường tận cho em hiểu được cái gọi là vô thường đấy không nhỉ?). Nghe chỉ để nghe, có lúc cái chất nhạc đó đem lại một cái cảm giác gì đó, lúc thì lạc, lúc cần thiết, lúc để nâng đỡ cái tâm trạng nhất thời. Lúc thả hồn theo điệu nhạc và lãng đãng túm lấy vài ca từ để bất chợt suy nghĩ về một cái gì đó mông lung, rồi thôi. Có lúc nào đó không lãng đãng, ngồi nghe chăm chú, từng chữ một, im lặng và đâu đó trong đầu những suy nghĩ bắt đầu đan xen, hơi hỗn độn. Kết quả là có một cái cảm xúc ra đời, có thể nói là một chút tự luận cho chính mình. Vậy thôi!
  10. chamomile

    chamomile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Sống theo danh ngôn??? thường thì những ai đọc danh ngôn cũng chỉ để biết là có cái này có cái nọ, mấy ai sống theo dn?
    Phàm thì con người ta chả ai sống theo như những điều sách báo cả, dù biết là nên thế
    Xin lỗi cho em mượn đất tý!
    Còn nói về những triết lí trong nhạcTrịnh - đọc những bài tâm sự của Khánh Ly mới thấm thía hơn, chứ đầu óc cũng có hạn, không tự cảm thụ được hết!

Chia sẻ trang này