1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những triệu chứng và cách điều trị vi khuẩn hp ở trẻ em bạn nên biết

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi dthieu96, 21/06/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dthieu96

    dthieu96 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/08/2017
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Vi khuẩn Hp ở trẻ em có những triệu chứng và cách điều trị khác so với người lớn. Chính vì vậy bài viết sau đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn về vấn đề này. Hãy tham khảo nhé!

    Dấu hiệu và triệu chứng
    Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn Hp mà không biết tới sự tồn tại của nó trong cơ thể bởi vì, hầu hết nhiễm khuẩn Hp là “thể ngủ” tức không có triệu chứng. Khi mà vi khuẩn gây ra các triệu chứng thì chúng thường bắt đầu với Viêm hoặc Loét dạ dày tá tràng.

    [​IMG]
    Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp ở trẻ em
    Hệ thống tiêu hóa của con người bao gồm nhiều thành phần hoạt động cùng với nhau để chuyển hóa thức ăn và nước uống thành các thành phần và năng lượng cho nhu cầu cơ thể.

    Ở trẻ em, triệu chứng của bệnh Viêm dạ dày bao gồm buồn nôn, nôn, và thường xuyên kêu đau bụng. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau ở trẻ em.

    Vi khuẩn Hp có thể gây ra Loét dạ dày tá tràng. Ở những trẻ lớn hơn và người lớn, triệu chứng phổ biến của Loét dạ dày tá tràng là ợ nóng và đau bỏng rát ở bụng, thường là khu vực dưới xương sườn và trên rốn. Đau thường tăng lên khi đói và giảm bớt khi ăn thức ăn hoặ cuống sữa hoặc uống thuốc giảm acid.

    Trẻ bị Loét dạ dày có thể có vết loét chảy máu với biểu hiện là nôn ra máu hoặc nôn ra có màu cà phê, hoặc đi ngoài ra máu (thường phân có màu đen như hắc ín hoặc màu máu). Trẻ nhỏ hơn mà có Loét dạ dày thường có không có triệu chứng trên rõ ràng, chính vì vậy, việc chẩn đoán khó hơn so với trẻ lớn.

    Lây nhiễm vi khuẩn Hp
    Các nhà khoa học cho rằng việc lây nhiễm vi khuẩn Hp chủ yếu diễn ra trong gia đình và phổ biến ở những trẻ sống trong điều kiện đông đúc, vệ sinh kém. Ngoài ra còn có một số con đường lây nhiễm khác từ người sang người như ở trong các lớp học bán trủ, trong bếp ăn tập thể, lây nhiễm chéo khi đi làm nội soi với các thiết bị nội soi không được tiệt trùng tuyệt đối.

    Chẩn đoán
    Các bác sỹ có thể chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp cho trẻ bằng các cách xét nghiệm vi khuẩn hp khác nhau như:

    • Nhìn trực tiếp vào lớp niêm mạc dạ dày. Đối với trẻ em, thủ thuật nội soi dạ dày sẽ được gây mê và sử dụng các ống nội soi qua đường thực quản tới dạ dày và tá tràng. Sau đó lấy mẫu sinh thiết dạ dày và kiểm tra vi khuẩn Hp trong phòng thí nghiệm.
    • Test hơi thở (UBT) giúp phát hiện các phân tử Carbon 13 (hoặc 14) bị biến đổi bởi vi khuẩn Hp sau khi cho trẻ uống một dung dịch chứa C13 hoặc C14. Test hơi thở thường diễn ra trong vòng 10–30 phút và cho biết tình trạng nhiễm Hp của trẻ chứ không cung cấp thông tin về mức độ của nhiễm khuẩn. Đối với trẻ nhỏ, thì test này khó thực hiện. Lưu ý, trẻ nhỏ không nên sử dụng test C14 vì có tính phóng xạ cao hơn C13.
    • Xét nghiệm phân, phát hiện ra vi khuẩn Hp có trong phân. Giống như test thở, xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp cũng cho biết tình trạng nhiễm Hp nhưng không đánh giá được mức độ bệnh do vi khuẩn Hp gây ra.
    • Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn Hp. Xét nghiệm này rất dễ tiến hành, tuy nhiên thường cho kết quả dương tính giả — tức là phát hiện kháng thể chống vi khuẩn Hp trong máu nhưng thực tế không có vi khuẩn Hp trong dạ dày.
    Điều trị

    Để điều trị vi khuẩn hp ở trẻ em, bác sỹ sử dụng các phác đồ điều trị Hp ở trẻ em với nhiều loại kháng sinh với liều cao hơn liều điều trị các nhiễm khuẩn thông thường. Bởi vì một loại kháng sinh đơn độc không thể tiêu diệt được vi khuẩn Hp, cho nên bạn có thể thấy đơn thuốc của bác sỹ kê cho con bạn có tới 2 loại kháng sinh kết hợp và liều sử dụng cao hơn khi điều trị nhiễm khuẩn khác. Thông thường bác sỹ sẽ cho trẻ sử dụng kết hợp thêm thuốc giảm tiết acid dạ dày trong quá trình điều trị bệnh

    [​IMG]
    Vi khuẩn hp rất nguy hiểm với trẻ
    Nếu trẻ có triệu chứng chảy máu tiêu hóa thì phải được điều trị nội trú tại các cơ sở chuyên khoa tiêu hóa.

    Bởi vì nhiễm khuẩn Hp có thể điều trị được với các thuốc kháng sinh cho nên hầu hết trẻ nhiễm khuẩn Hp được điều trị ngoại trú tại nhà, điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị này là cha mẹ phải giúp trẻ tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị mà bác sỹ đã kê.

    Một cách giúp giảm đau bụng ở trẻ là cho trẻ ăn các bữa nhỏ, chia nhiều bữa và đều dặn. Điều này giúp cho dạ dày của trẻ không bị rỗng trong thời gian dài. Mỗi ngày ăn 5–6 bữa nhỏ là hiệu quả nhất, sau khi ăn xong nên cho trẻ nghỉ ngơi một lúc trước khi vận động.

    Một điều lưu ý khác cho phụ huynh là cần phải tránh cho trẻ sử dụng thuốc aspirin, thuốc chứa aspirin, ibuprofen, hoặc các thuốc chống viêm khác bởi vì chúng có thể kích thích vết loét trong dạ dày tá tràng, làm trẻ đau nặng hơn.

    Khi sử dụng phác đồ điều trị với thuốc kháng sinh kéo dài, tình trạng viêm dạ dày tá tràng, loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp ở trẻ có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.

    Phòng ngừa

    Ngay bây giờ, chưa có bất kỳ loại vaccine nào có thể phòng ngừa được nhiễm khuẩn Hp. Ngoài ra, việc lây nhiễm vi khuẩn Hp là khá dễ dàng và chưa được hiểu đầy đủ nên chưa có một Hướng dẫn phòng chống Hp thống nhất nào trên thế giới. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để tự bảo vệ cho con mình và những người thân yêu:

    • Rửa tay sạch sẽ.
    • Vệ sinh thức ăn, nước uống thật tốt.
    • Uống nước từ nguồn nước đảm bảo.
    • Sử dụng kháng thể chống vi khuẩn Hp thường xuyên để tránh nhiễm vi khuẩn Hp.
    Tìm hiểu thêm: xét nghiệm vi khuẩn hp ở đâu thì tốt?

    Tóm lại trẻ bị nhiễm khuẩn Hp có thể mắc một số bệnh như Viêm dạ dày, tá tràng, Loét dạ dày, tá tràng. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Hp không đặc trưng, mà đa số là không có triệu chứng rõ ràng, do đó khi phát hiện có sự khác thường trong lối sinh hoạt, điều kiện sức khỏe thông thường của trẻ, đặc biệt là khu vực bụng trên rốn bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia và nên đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán điều trị kịp thời. Việc xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp có thể tiến hành dễ dàng với các xét nghiệm sẵn có hiện nay. Để điều trị bệnh lý cho vi khuẩn Hp gây ra trên trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát, sử dụng đúng phác đồ điều trị được bác sỹ kê đơn. Hiện nay chưa có loại vaccine nào giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn, chính vì vậy các biện pháp vệ sinh và sử dụng kháng thể chống Hp là những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ gia đình bạn khỏi loại vi khuẩn nguy hiểm này.

Chia sẻ trang này