1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Truyện Kiếm hiệp nàp hay nhất vậy mọi người ơi, của Cổ Long và Kim Dung..., Mình định đọc mà c

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi xukayeunobita, 23/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longpetrovic

    longpetrovic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã từng mơ ước nhiều điều cao xa to tát nhưng đến bây giờ tôi bằng lòng với cuộc sống dung dị tầm thường và tôi thấy cuộc đời của mỗi con người sao giống với đời hoa đến thế,cũng mỏng manh,ngắn ngủi,phù du,dù đôi khi cũng loé lên một vài điều cao cả.Bạn cứ tiếp tục chuẩn bị để làm những cái lớn lao trong đời bạn nhé,hãy cứ chìm vào thời loạn thế Tống Liêu để tìm ra Kiều Phong,Đoàn Dự của đời mình.Tôi đã gặp những người có tính cách phần nào giống Vương,Lâm trong cuộc đời hôm nay bạn ạ.Sau trận rượu thứ nhất Đoàn Dự kết nghĩa với Kiều Phong và sau trận thứ hai Hư Trúc.Theo bạn Dự hiểu gì về Phong,Phong biết gì về Trúc.Lấy cái ân nghĩa và khí khái của bọn họ đem so với tam anh kết nghĩa ở vườn đào tôi sợ là thiệt thòi cho Phong,Dự,Trúc.Cám on bạn đã cho tôi cái đường links,tôi đã đọc đủ Kim Dung và fan Kim Dung đến mức bây giờ tôi chỉ viết những điều tôi nghĩ chứ ko chịu ảnh hưởng của bât kỳ ai.Nhưng nghe bạn nói đến giá trị thật của Kim Dung tôi lại tò mò xin được hỏi có phải bạn muốn nhắc đến sự kiện Mông Kha chết ở Điếu ngư thì Kim Dung lại bẻ về Tương Dương ko bạn
    Được longpetrovic sửa chữa / chuyển vào 02:26 ngày 31/08/2007
  2. caoboithon07

    caoboithon07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    hiiiii,bạn chỉ biết dừng lại ở mơ ước mà chưa dám thực sự làm! Khi đã thực sự làm thì dẫu "ko thành công cũng thành nhân",cái cao xa to tát ko nhất thiết phải là 1 cái gì đó "nổi danh thiên hạ" mà chỉ cần ta đứng trên cái "đỉnh" của mình cũng đã đủ để có 1 cái gì đó "đáng" rồi! Đó gọi là "chí tiến thủ" đó bạn! Bạn chưa có cái đó,tôi nói thế bởi chỉ đến khi "chợt 1 chiều tóc trắng như vôi" thì con người ta mới đủ "tinh hoa" để ngẫm xem cuộc đời mình được-mất cái gì. Cuộc đời con người đúng là ngắn ngủi nhưng ko phù du đâu,bởi ít nhất điều mỗi con người làm dc là "đứng trên cái đỉnh của mình" để góp phần tạo điều kiện cho con cháu,góp phần phát triển XH,để những tài năng thực sự cống hiến dc nhiều hơn cho "nhân sinh",đó gọi là cái cao cả trong cái bình thường đó!
    Tôi ko chìm đắm vào thời loạn,tôi chỉ muốn nói là KIM DUNG đã dựa vào những giai thoại có thật để hư cấu nên nhân vật của mình hòng đưa ra cái tư tưởng của ông! Và thời nào cũng sẽ có những "hiệp khách"! Cụ thể là thời gian vừa qua báo chí đã ca ngợi những bác nông dân đã bán hết tài sản,ko quản hao tâm tổn lực,ko sợ những lời đe dọa của những"thế lực đen" để đưa ra ánh sáng những nhân vật tham ô,những con sâu mọt,há chẳng phải những hành động "khí khái" ư ?Thời chiến có những "phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai" ko phải những anh hùng ư ? những nhân vật "quái kiệt" như Vương,Lâm mới gọi là "hiếm"!
    Tôi đưa ra "kết nghĩa vườn đào" vì giữa họ có những điểm tương đồng ! Bởi 3 anh em lưu,quan,trương cũng chỉ cần nhìn những hành động "trượng nghĩa" trên phố mà trước đó chưa hề quen nhau mà đã có thể cùng mưu sự việc lớn,huống hồ Phong,Trúc,Lưu chỉ cần có người tri kỷ hiểu mình để cùng "phiêu diêu tự tại",ko đòi hỏi cái gì quá lớn lao thì cớ gì lại ko dc? Những trận rượu chỉ là cái chính thức,còn trước đó họ đã chứng kiến những "khí khái" của nhau ( Đoàn dự đã được thấy Hư trúc ko ngại chống lại 36 động-72 đảo để cứu 1 đứa trẻ mà sau mới biết là 1 lão bà...)
    Nhưng tôi đã nói cái đáng bàn là những giá trị tồn tại qua nhiều thế hệ cơ mà,ko lẽ bạn ủng hộ cái kiểu giang hồ như Năm Cam?
    Tôi đưa ra những đánh giá của các nhà chuyên môn là để khách quan chứ tôi ko hề bị ảnh hưởng! bởi tôi đã mê KD từ thủa "thiếu thời",và muốn tìm hiểu thêm từ những chuyên gia để xem cảm nhận của mình đến đâu!
    Tại sao bạn lại lấy cái hư cấu trong văn học để đánh giá giá trị đích thực của 1 tác phẩm và cao hơn là của 1 tác gia? Bạn chưa từng học môn văn trong nhà trường phổ thông à? ha ha
    Đáng tiếc, đáng tiếc!
    Được caoboithon07 sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 31/08/2007
  3. longpetrovic

    longpetrovic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ nói là đã từng mơ ước những điều cao xa to tát và bây giờ băng lòng với cuộc sống bình thường chứ chưa bao giờ nói tôi chưa từng sống và làm việc để hoàn thành những ước mơ.Bạn dựa vào đâu mà phán rằng tôi chưa cố gắng cứ như bạn hiểu rất rõ về đời tôi thế.Ko những nhận xét của bạn mang nặng tính chủ quan,mà còn đi vào khuynh hướng chỉ trích cá nhân,rời xa chủ đề đang thảo luận.Mong bạn lưu ý ở những bài sau.Từ khi chúng ta bắt đầu trao đổi,tôi chưa khi nào phủ nhận giá trị những tác phẩm của Kim Dung mà chỉ nói nếu đem so sánh truyện Cổ Long gần với hiện thực cuộc sống bây giờ hơn.Ví dụ tôi nói một người chỉ có lòng tốt với tài năng,rất ít thủ đoạn như Kiều Phong mà lại làm nên sự nghiệp-thành công hoặc thành nhân-trong xã hội bây giờ hiếm gặp hơn những anh tốt gàn gàn như Vương Động.Cũng như vậy những sự kiện xảy ra trong đời Đoàn Dự ko thể có trong cuộc sống hiệnnay mà ta hay gặp hơn những trường hợp như Lâm Thái Bình.Bạn trả lời rằng Kiều Phong,Đoàn Dự là những mẫu hình ko hiếm trong thời phong kiến.Ko nói đến vấn đề bạn đúng hay sai trong nhận định này,tôi chỉ nói với bạn chúng ta ko chìm đắm trong thời phong kiến nữa để từ đó rút ra kết luận Vương,Lâm gần với hiện thực hơn. Bạn nhắc đến những người nông dân tranh đấu,vậy theo bạn tâm trạng của nhũng con người ấy gần với những nhân vật tốt một cách tự nhiên của Kim Dung như bạn nói trong bài viết đầu tiên hơn hay gần với những nhân vật luôn phải vật lộn để cầu sinh,những nhân vật mà cuộc đấu tranh giữa lương tri và cái ác dường như diễn ra ngay trong lòng họ của Cổ Long hơn.Bạn nhắc đến những giá trị tồn tại qua nhiều thế hệ.Theo ý tôinhững người anh hùng đến rồi đi,cách đánh giá sự nghiệp của họ mỗi thời mỗi khác,các quốc gia và dân tộc xuất hiện rồi biến mất,chẳng có gì tồn tại lâu dài bằng cuộc đấu tranh để sinh tồn và cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.À,có một thứ cũng tồn tại lâu dài cùng nhân thế,đó là tình bạn.Bạn nói rằng trước khi kết nghĩa Phong,Trúc,Dự đã rõ về khí khái của nhau những trận rượu chỉ là chính thức.Xin bạn hãy cụ thể cho tôi,trước khi cùng uống rượu ở tửu lâu Dự hiểu gì về Phong được nhỉ,và trước khi kết bái ở Thiếu Lâm Phong biết gì về sự tồn tại của Trúc,trước lúc kết giao Trúc nghĩ gì về con người của Dự.Theo ý bạn,những mối sinh tủ chi giao xây dựng chủ yếu bằng cảm tính như vậy có mang tính hiên thực ko.
  4. longpetrovic

    longpetrovic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
  5. caoboithon07

    caoboithon07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    hiiiiii,tôi đành phải ABC cho bạn vậy! Coi như cái tâm!

    Thế này nhé! Tôi phán xét bạn thế là bởi bạn nói cuộc sống tầm thường và giống với đời hoa.Hơn nữa,1 con người hay kể cả 1 quốc gia,muốn tiến bộ thì ko bao giờ được tự hài lòng,như thế mới có đấu tranh,mới nảy sinh mâu thuẫn và như thế XH mới phát triển (truyện KD lên án cách giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực). Cụ thể hơn,1 con người bình thường,khi có xe đạp rồi lại phấn đấu có xe máy,có xe máy lại muốn mua thêm cái nữa để phục vụ gia đình..,ko ai có thể bằng lòng với những cái mình đang có,và nói thẳng ra là ai cũng muốn mình hơn cái tầm của mình! 1 người nông dân dù có phải ăn khoai ăn sắn,dù điều kiện ko dc cho con học thêm học nếm,gia sư như con nhà thành phố khá giả,nhưng họ sẵn sàng bán trâu,bán ruộng,vay mượn,thậm chí là đi "ăn cướp" để con mình có dc cái bằng DH,CD để làm ông nọ bà kia..đó là những cái to tát trong cái bình thường! Tại sao cùng là nông dân mà có những ngườihọ biết cách làm giầu ? chúng ta sống trong 1 xh hiện đại,có nhà nước dân chủ chứ ko phải 1 xh phong kiến hủ bại,có pháp luật chứ ko phải "luật giang hồ" vậy thì chỉ trách mình ko có tài chứ sao lại đổ lỗi cho hoàn cảnh ?Những con người tàn tật mà họ còn ko đổ lỗi cho hoàn cảnh,họ còn biết vượt qua số phận!
    Chỉ đến khi đã xế chiều người ta mới ngẫm được xem mình đã làm được cái gì,đã mất những gì,và cái gì mới là giá trị đích thực với mình !
    Những nhân vật như Vương,Lâm đã nói họ sống trong 1 mỗi trường gọi là "võ lâm" thì sao có thể gần gũi với hiện thực dc ?Cũng như thế,nhưng KD đã khéo léo dẫn dắt câu chuyện,xây dựng nhân vật có tính hợp lý cao hơn từ đó mới ***g vào đó những giá trị mang tính thời đại và hiện thực cao được( đề cao tình người,đề cao công bằng XH,lên án bạo lực...),những giá trị mà bất kỳ 1 XH nào cũng cần,đó mới là giá trị đích thực!
    Bạn nói Kiều Phong làm nên sự nghiệp ư? sai hoàn toàn! ANh ta đã phải đấu tranh với cái gôc khiết đan "man rợ" của mình,đấu tranh với mối thù nhà,với sự kỳ thị,với cái gọi là "trung quân báo quốc" để ko dấy động can qua gây lầm than! Cuối cùng thì anh ta được gì ? Trong mắt người Tống anh ta là khiết đan "man rợ",trong mắt người khiết đan anh ta đã ko tận trung báo quốc! Và cái XH hiểm ác ấy đã đẩy anh ta đến cái chết mà vẫn ko thể ngăn chặn những cuộc chiến Tống-Liêu,âu cũng là 1 cái giá cho sự kiện "máu nhuộm Tụ Huyền Trang" (cũng là do xh đã đẩy anh ta vào)! Nhưng kiều phong dc ca tụng bởi cái chết của ANH đã thức tỉnh mọi người rằng,bạo lực dù chính hay tà cũng ko bao giờ là cách giải quyết tốt cả !
    KO có khái niệm tốt 1 cách tự nhiên hay ko, mà "nhân chi xơ tính bản thiện" vậy nên con người sau này sẽ trở thành thế nào do cách giáo dục và do cách anh ta đấu tranh giữa thiện-ac,đúng-sai! Nếu nói thành công theo nghĩa thông thường thì Chu Nguyên Chương trong "ỷ thiên đồ long" mới thành công,vì chỉ có thủ đoạn như thế mới lãnh đạo được 1 XH như thế,còn Trương Vô Kỵ rút lui vì anh ta biết anh ta ko làm dc thế!
    Những nguời anh hùng hay những kẻ đại gian ác đều là những đại diện cho cuộc đấu tranh giữa thiện-ác, đúng-sai! Các quốc gia và dân tộc trong quá khứ xuất hiện và mất đi cũng là những sự đấu tranh như thế để đạt được cái tiến bộ và văn minh như ngày nay!
    Còn chuyện bạn nói "mối sinh tử chi giao" được xây dựng trên cảm tính,vậy thì bạn nên đọc lại "Tam Quốc" để xem kết nghĩa vườn đào xảy ra trong hoàn cảnh nào! Chuyện phong,dự,trúc tôi chỉ đưa ra 1 ví dụ điển hình đó là khi ở trên thiếu lâm,trong lúc mà quần hùng chửi Kiều Phong là đại gian ác và muốn ăn tươi nuốt sống,vậy mà Dự cùng với Trúc đã ko sợ mang tiếng cùng kẻ gian ác,ko ngần có thể sẽ bị quần hùng tiêu diệt để cùng "hôm nay có rượu,hôm nay say" với nghĩa huynh! có cảm tính ko?
    Truyện của KD là tiêu thuyết "kiếm hiệp" chứ ko phải sách lịch sử nên ông ko phải chịu trách nhiệm về lịch sử! Nếu bệ nguyên lịch sử vô thì lấy sách sử ra mà đọc !Cái hay của tiểu thuyết là tác giả khéo léo hư cấu để dẫn dắt người đọc vô cái "trong thực có hư,tuy hư mà thực" để từ đó mang những giá trị hiện thực xuyên suốt thời đại !

    Đáng tiếc,đáng tiếc !
  6. caoboithon07

    caoboithon07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
  7. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Xin hỏi bằng hữu caoboithon07 một chút nhé:
    1- Võ lâm và hiện thực có gì khác nhau (về bản chất) để bạn nói rằng những nhân vật sống trong võ lâm không thể gần gũi với hiện thực?
    2- Trước khi đánh giá nghĩa khí của Đoàn Dự hay Hư Trúc, bạn có thể làm ơn phân tích hoàn cảnh xuất thân của hai người này để thấy rõ cái gọi là vì đại nghĩa của họ được không.
    3- Cái chết của Kiều bang chủ thể hiện rằng bạo lực không bao giờ là cách giải quyết tốt nhất ở chỗ nào vậy? Đề nghị bạn chỉ dùm được không?
    Bây giờ nói thêm, tại sao Cổ lão gần gũi hơn Kim lão, tất nhiên không phải với tất cả, chỉ là với một số người đã và đang lăn lộn với cuộc đời, lại có cái thói xấu hay đánh giá lại bản thân mới thấy.
    Bằng hữu nói không sai, nhưng đánh giá cuộc đời thế nào là tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người, ai cũng có thế giới quan của mình.
    Theo cảm nhận của tại hạ, chuyện Cổ Long không hợp với những ai lòng còn đầy hoài bão, khát vọng, còn luôn mơ mộng thành ai đó. Chuyện Cổ Long thường nhận được sự đồng cảm bởi những kẻ đã bị cuộc đời đánh cho bầm dập, đã tự nhận thức được cái chân giá trị của mình đến đâu, đã ngán đến tận cổ cảnh tranh tranh đoạt đoạt, người đâm ta phản trong đời rồi.
    Chỉ có vài lời muốn nói vậy thôi.
    Được kemetmoi sửa chữa / chuyển vào 15:40 ngày 01/09/2007
  8. caoboithon07

    caoboithon07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0

    Trời...! Thôi được rồi,rất có thể đây là bài cuối cùng tôi viết! Nếu các vị vẫn "chấp mê bất ngộ" thì tôi chịu rồi !
    Võ lâm là gì?
    Võ lâm là 1 môi trường mà ở đó có những bang phái,những nhân vật giang hồ tuy tồn tại song song và đường hoàng với pháp luật nhưng lại có thể tùy tiện đánh nhau,giết nhau và đánh giết cả những người dân bình thưòng mà chả sợ ai truy cứu,chỉ tồn tại cái gọi là "báo thù cá nhân"! Chỉ cần là người có võ công mạnh nhất thì có thể chém giết theo ý mình !
    Có những bang phái lớn quanh năm ko làm ăn gì mà có thể nuôi sống hàng nghàn đệ tử ( chỉ trừ có đệ tử nhà phật là sống bằng "hương hoa" của người mộ đạo)! Những nhân vật bôn tẩu giang hồ ko có nghề nghiệp gì,quanh năm chỉ dạo quanh giang hồ,tham gia vào những việc "chém giết" mà vẫn quần áo xúng xính,vẫn vào hàng quán ăn uống như ai !
    Có những con người với sức mạnh phi phàm,nội công thâm hậu,1 có thể địch được trăm! (Tôi mà có sức khoẻ thế ở cái XH hiện đại này thì chắc giầu to...)
    Với những điều trên thử hỏi có thể áp dụng vào cuộc sống thực ko nhể ?
    Xuất thân của 1 con người liệu có thể đánh giá được hoàn toàn nhân cách của 1 con người ko đồng chí ? Cái vì "đại nghĩa" cũng đơn giản chỉ là tận tâm vì điều hay lẽ phải,tận lực diệt cái xấu!
    Cái chết của KIều Phong nói lên 1 điều là,trong cái XH mà người ta dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn,những kẻ ác như Mộ Dung Phục hay Khư Ma Chí bị tiêu diệt đã đành! Nhưng 1 nguời tốt như Kiều Phong với võ công đệ nhất thiên hạ và dùng võ công ấy hành hiệp trượng nghĩa song vẫn ko tránh khỏi kết cục ko có chỗ dung nạp ( là 1 kẻ ác nhân đối với dân Tống,1 kẻ ko tận trung báo quốc với nhà liêu) và phải chết! Đơn giản bởi bất cứ lúc nào người ta cũng có thể dùng "chém giết" để khẳng định mình,để giải quyết mâu thuẫn và lại dùng "chém giết" để trả thù "chém giết" và dẹp yên "chém,giết" ( Kiều Phong cũng ko tránh khỏi cái vòng luẩn quẩn này)
    Chúng ta sống trong 1 XH văn minh nơi có nhà nước "dân chủ" lấy pháp luật làm sự công bằng ( cái mà con người đã phải mất hàng nghàn năm lầm than,mất mát và đấu tranh để có được) ! Tuy chưa thể nói là công bằng 100%( trên đời có gì là tuyệt đối?) nhưng mỗi 1 con người được sinh ra khoẻ mạnh ko có khiếm khuyết gì thì việc sinh ra trên đời,có cơ hội khẳng định mình,cạnh tranh,làm việc và va vấp khó khăn là như nhau! Trong cái XH hiện đại với guồng quay chóng mặt như bây giờ thì cái gì yếu ,cái gì ko hợp thời tất sẽ tự đào thải - quy luật chọn lọc công bằng nhất ! Vậy thì chỉ trách mình ko đủ bản lãnh vượt qua thử thách chứ sao lại đổ cho hoàn cảnh ? Những con người tàn tật mà họ còn làm dc những điều to tát cơ mà ?
    Trong cái chủ đề này tôi chỉ thấy có bạn gwens83 là lập luận có lí có tình! Nhưng dạo này ko thấy nói gì nữa .
    Đáng tiếc,đáng tiếc !
    Được caoboithon07 sửa chữa / chuyển vào 18:50 ngày 01/09/2007
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    thì những Quách Đại Lộ, Yến Thất, Hương Soái, Hồ Thiết Hoa, Lục Tiểu Phụng, Hoa Mãn Lâu, Dương Bất Phàm phải để vào đâu?
    Họ có bị cuộc đời làm cho bầm dập kô? Có thể có, có thể kô. Nhưng lòng họ lúc nào cũng tràn đầy khát vọng tận hưởng cuộc sống, như Quách Đại Lộ thì người như tên, cứ đường thẳng mà làm, ai dám bảo họ kô còn hoài bão?
    Trầm Lãng, A Phi, có thể chịu nhiều khổ đau đấy, nhưng có bao giờ bỏ đi ước vọng vươn lên hay kô?
    Đọc Cổ lão mà chỉ nghĩ đến những Lý Tầm Hoan, Tạ Hiểu Phong, Phó Hồng Tuyết thì đã thiếu đi 1/2 tinh thần của Cổ lão vậy.
    Nếu nói đến những bầm dậm của cuộc đời, cái đau khổ của những Lý Tầm Hoan, Châu Mãnh, Tiểu Cao, Tạ Hiểu Phong cũng kô thể vượt quá được cảnh ngộ của Tiêu Phong, cái thê thảm của Đinh Điển, Địch Vân.
    Nếu nhân vật của Cổ lão kô ngừng nhìn lại bản thân, thì chẳng lẽ Tiêu Phong, Dương Quá, Lý Văn Tú thì sao đây?
    Trần Mặc có nhận xét, Kim lão viết ít về tình bạn, bởi vì bản thân Kim lão kô có bạn. Nhưng có lẽ cũng chính vì vậy mà chủ đề của Kim lão bao trùm thiên hạ, kô như Cổ lão, sau này có cả Ôn chưởng môn và Huỳnh tiên sinh, đọc tới đọc lui sẽ bắt đầu thấy nhàm, vì là bổn cũ xào lại, chỉ coi tay nghề xào nấu có cao, làm cho nó khang khác 1 chút hay kô mà thôi.
    Tóm lại, thiên hạ dĩ nhiên có nhiều ý kiến, có người có thể cho rằng Cổ lão gần gũi hơn Kim lão. Đó là sở thích cá nhân, nhưng nếu chỉ vì những lý do trên thì e là chưa hợp logic cho lắm.
  10. caoboithon07

    caoboithon07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    hiiii,tớ ko đọc nhiều của Cổ Long nên ko biết nhiều nhân vật thế,chỉ đọc 1 số tác phẩm tiêu biểu và thấy nó "dung tục" nên stop!
    Hành động Kiều Phong tự sát ko chỉ nói lên rằng Kiều Phong đã nhìn lại bản thân mà còn nhìn ra cả mối qua hệ nhân-quả,thời đại,quốc gia...( cái này cũng phải phân tích ra thì ABC quá ) hiiiiiiiiiii

Chia sẻ trang này