1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những truyện ngắn hay ( Mục lục : trang 4 )

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi lolita04, 30/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lolita04

    lolita04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2004
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Những truyện ngắn hay ( Mục lục : trang 4 )

    Ai có truyện gì hay thì post tiếp nhé.

    Áo bông chần đỏ - Phan Hồn Nhiên

    Gã tóc nâu đứng chếch ngưỡng cửa, đầu thuốc lá lóe sáng khi gã rút từ dưới áo ngắn khẩu súng lục, điềm tĩnh nheo mắt ngắm bắn hai phát. Người trúng đạn vẫn ngồi trên yên cho tới khi con ngựa rống lên một tiếng thảm thiết, ngã lăn ra đất hất theo người kỵ mã xấu số. Anh ta nằm ngửa, cặp mắt mở hé phản chiếu ánh mặt trời. Một nhánh hoa dại đu đưa trước gương mặt dần dần bình thản. Người kỵ mã gượng hé mắt lần nữa, cười nuối tiếc, thì thào: ?oSố phận an bài. Nhưng đời đẹp quá!? Các vệt mây trắng và dòng chữ cuối phim chạy dọc màn ảnh. Những người trong phòng chiếu lục tục đứng dậy, tiến về ô cửa sáng.

    Cô gái đi cùng khoác nhẹ tay Vinh. Dư vị u hoài từ bộ phim vương vất trong anh: đồng cỏ hoang, ngựa, các cuộc sống lang bạt ngắn ngủi. Ra khỏi rạp, Vinh mới tìm thấy một câu khả dĩ: ?oEm thích bộ phim chứ?? An mỉm cười, giọng hơi khàn của người nhiễm lạnh: ?oEm sẽ không quên buổi chiếu này?? Rất nhiều lúc trong cuộc sống, đoạn cuối bộ phim cao bồi hiện ra trước mắt Vinh, và âm vọng tiếng An lặp lại câu thoại kỳ lạ: ?oSố phận an bài. Nhưng đời đẹp quá??

    *

    Ở bất cứ đâu, những phòng chờ sân bay càng về khuya càng trở nên trống rỗng. Tiếng ầm ì ngoài đường băng khiến các khối không khí giao động mạnh, như thể cả thế giới chao đảo bay trong khoảng không ướt át thốc đầy gió. Giọng nói trên loa vang lên đột ngột cho biết máybay vừa tiếp đất an toàn. Cho tới khi hành khách mệt mỏi cuối cùng ra khỏi trạm kiểm soát, vẫn chưa thấy người cộng sựï xuất hiện. Vinh lo lắng vòng qua mấy cây cột. Anh đón một cộng sự chưa biết mặt bay ra từ phương Nam. Cô gái mảnh khảnh ngồi trên cái va-li xanh da trời, mớ tóc thẳng vén qua tai. Vẻ như cô ta không còn trông đợi gì cả. Vinh tới gần, hỏi: ?oChuyến vừa rồi có ai bỏ bay, tên An, cô biết không?? Cô gái lắc đầu: ?oKhông rõ. Nhưng tôi cũng tên An?? Cảm giác ngạc nhiên vì nhầm lẫn tai hại. Tuy nhiên Vinh chỉ nói đơn giản: ?oXin lỗi. Thật khó nhận ra cô là người cần đón.? ?oCó hề gì. Nhiều người nghĩ tên tôi như đàn ông.?- An đáp.

    Taxi chở họ vào thành phố. Cô gái lẩm bẩm trong bóng tối: ?oBan nãy tôi cứ nghĩ máy bay đi lạc?? Anh đưa cô ta mảnh khăn chùi mắt. Các mẩu thông tin rời rạc giữa họ xóa mờ cảm giác xa lạ. An vừa ra trường nhưng làm thiết kế đã ba năm. Chưa bao giờ cô đi xa. Vinh là trưởng phòng, phụ trách thiết kế đồ họa. Anh sẽ liên hệ mật thiết với người cọâng sự này, theo yêu cầu công việc. ?oHãng đang phát triển. Việc chúng ta sẽ nhiều và nặng- Anh nói bình thản- Cô kham nổi chứ?? Ánh tự hào lan trên mặt An: ?oTôi 23 tuổi rồi!? ?oBằng vợ sắp cưới của tôi.- Vinh nhận xét- Nhưng cô ấy can đảm hơn cô nhiều?? Cô gái cười. Nụ cười trong trẻo giữa bóng tối mùa thu khiến Vinh bàng hoàng. Xe vào nội ô. Những mái ngói trĩu nâu. Loáng thoáng cây như người xanh tái mất ngủ. Tất cả bao phủ bởi vô số làn gió dính nước. Khi taxi đỗ trước khách sạn, cô thảng thốt: ?oMùi gì thế?? Vinh hiểu ra: ?oHoa sữa. Cô sao vậy?? An cho biết hơi khó thở rồi đẩy va-li vào thang máy cổ, cảm ơn Vinh đã tới đón và đóng chốt, chậm rãi bốc lên cao sau dãy chấn song cũ xưa.

    Hai tuần tiếp sau Vinh không nói chuyện riêng với An. Cô ngồi giữa các nhân viên đồ họa, làm quen một số yêu cầu thiết kế chuyên biệt, viết chương trình làm việc phối hợp cho văn phòng đại diện ở phương Nam. Một cách kín đáo, người chung quanh cười giọng nói du dương cùng cử chỉ hơi khác thường nơi An. Sáng An tới hãng sớm, áo khoác cũ, tha cái túi lớn đựng bản vẽ. Hết giờ, cô chạy đón xe bus về khách sạn tồi tàn.

    Một buổi chiều rời văn phòng muộn, Vinh phóng sượt qua cô gái xanh cóng vì gió. Anh dừng lại, gọi: ?oĐi uống chút gì chứ?? Cô giữ khoảng cách lặng re sau anh. Cơn mưa ngắt quãng từ sáng đến giờ tạnh hẳn. Những vệt mây ướt sũng tan ra thành làn hơi xam xám. Đám lá khô như tờ báo cũ vụn vỡ cuốn tung theo gió? Mùa đông lờ mờ phía chân trời. ?oBây giờ cô thích nghe gì??- Vinh chợt hỏi. ?oRock- An thở dài- Mấy tuần tôi chưa nghe nó.?. Họ vào phố trung tâm, lên gác một ngôi nhà cổ, luồn vào căn phòng đầy người. Còn hai ghế ở ban-công nhìn xuống mặt hồ lặng im xanh. Các bản ballad giống dòng nước màu hổ phách xuyên qua các câu chuyện. An uống cốc cà phê to, bối rối trả lời vài câu hỏi từ Vinh. Cô không tự tin. Cô có vài bạn thân. Ở trong kia cô sống một mình?
    -Anh gần kết hôn ư?-An hỏi khẽ.
    -Hai tháng nữa- Vinh bật cười- Vợ của tôi rất đẹp, giỏi nữa. Cô thấy lạ ư?
    Cô gái lắc đầu:
    -Sống với một người, điều ấy thật đáng kể.
    Vinh cười to hơn. An co lại, gương mặt ửng đỏ.
    -Cô yêu ai bao giờ chưa?- Vinh tò mò.
    Không có trả lời. Bản ballad dâng cao trong quán tối. Lúc xuống cầu thang, điều gì xui khiến anh cầm cánh tay An buông lơi?

    Họ đi bộ chậm rãi đường quanh hồ. Gió mỏng. Một cơn mưa không nhìn thấy, chỉ ướt. ?oMùa lạnh thích quá!?- Cô gái thì thào, rồi run run nắm chặt bàn tay anh. Hơi thở nhẹ. Nụ cười yên tĩnh tinh khiết. Trạng thái tự do. Tuổi trẻ. Kinh nghiệm non nớt? Nhưng cùng chuỗi xúc cảm tha thiết ấy, sự trống trải mọc lên trong Vinh. Anh biết đừng làm sai lạc thứ tự đã xếp đặt trong cuộc sống. Gắn bó với một người là trò chơi nguy hiểm? Hồ như đọc được dòng suy nghĩ im lặng, An rùng mình, khẽ khàng: ?oTuần sau tôi bay về thì hơn. Công việc tạm ổn rồi.? Họ lên xe. Chẳng có vấn đề gì được đặt ra. Nhưng tất cả bắt đầu thay đổi...

    Những ngày mùa đông, trời xám xanh như bọc thép. Các trận gió tràn về làm huyên náo mọi đỉnh cây cả đêm và ngày. Không khí lạnh buốt đầy hơi ẩm. Vinh đưa người cộng sự tới trạm xe hàng không, từ đấy cô sẽ ra sân bay một mình. Trạm chờ vắng hoe. Ông tài xế ngồi quán chè chén ven đường rít thuốc lào, bảo nửa giờ nữa xe mới chạy. Vinh điện thoại hoãn giờ họp chiều, ở lại với An những phút cuối cùng. An ngồi im dưới tấm bạt, nhìn mưa lưa thưa trên các chùm dâu gia xoan chảy xuống ngói cũ. Nhận ra cô gái run rẩy dưới áo khoác mỏng, Vinh phóng vội về nhà, tìm thấy một áo bông chần nằm cũ đáy rương. Áo bông chần quả trám đỏ, gấu cũng cạp điều. Anh mua cho An thanh kẹo lạc và nhắc cách thức phối hợp công việc. An gật đầu, đôi mắt xám tro tựa hai mặt hồ thảng thốt. Họ bồn chồn, cùng dự đoán sự lãng quên nay mai. Người ra trạm xe đông dần. Cô gái trùm tấm áo cổ xưa kỳ dị, lên xe, vẫy Vinh. Tài xế nhấn hồi còi buồn rầu, cho xe lăn bánh.

    Cuối năm ấy, Vinh làm đám cưới với người vợ anh đính hôn, theo đúng trình tự được nhìn thấy trước.

    *

    Trong suốt 12 tháng họ hầu như không gặp nhau. Thi thoảng qua điện thoại, An trao đổi công việc bằng giọng nói lơ đãng, như quãng thời gian bất ổn kia chưa từng tồn tại giữa hai người. Mọi thứ trôi đi bình thường, Vinh đổi lên ngôi nhà lớn khu trung tâm. Vợ anh trầm tĩnh, chu toàn mọi việc và vừa sinh một con gái. Lâu lâu anh bay ra nước ngoài, thực hiện chương trình quảng cáo đặt hàng. Cuộc sống không có gì phàn nàn. Tuy nhiên một buổi sáng, băng ngang gác quán năm trước từng ngồi với An, đoạn ballad quen thuộc tình cờ vướng vào tâm trí Vinh. Các hình ảnh An dội vào ký ức Vinh như sóng biển. Từ cô, anh thấm đầy tình yêu cuộc sống lạ lùng, nỗi khao khát làm việc, lòng tự trọng đến e ngại làm tổn thương người khác. Tuy nhiên các ý thức ấy không bền trước thói quen thỏa hiệp của cuộc sống. Rốt cuộc, anh phó mặc thời gian của mình cho đủ thứ ngẫu nhiên? Bản nhạc vẫn tỏa ra từ căn gác. Nỗi nhớ An lớn dậy bất thần, cồn cào. Anh rút điện thoại bấm số văn phòng trong Nam. An ở đầu dây. Sự im lặng thông hiểu kinh ngạc. Vinh cho biết tối mai anh bay vào. Cô không nói gì...

    ?oAnh cần em biết bao!? Vinh thốt lên khi nhánh dâu da xoan mảnh dẻ mặc áo bông chần đỏ ùa tới, nhớ nhung, ấm áp nép vào anh ở ga đến sân bay.

    ...Không ai biết mối quan hệ bí ẩn giữa họ. Từø phương Bắc thi thoảng Vinh điện thoại vào cho An, cô trả lời máy, không lúc nào không xúc động. Cô không than phiền về nỗi cô đơn, không đặt ra những câu hỏi khiến anh cảm thấy phiền toái. Một cách tinh tế, cô chưa bao giờ đả động tới vợ hay con gái anh, như thể họ thuộc về một thế giới hoàn toàn khác và anh thường xuyên sống nơi ấy là điều thật bình thường. Với cả sự xa cách và gần gũi, giữa hai người chầm chậm đan nên mối cảm thông, sự tận tường tâm hồn và cả nỗi xót thương nhau đến thắt đau. Những sáng hiếm hoi cùng ngồi trên vỉa hè thành phố uống cà phê, An nói với anh về công việc, các sự cố vụn vặt mà cô vượt qua ổn thỏa, rồi nhẹ nhàng: ?oChẳng nên buộc mình vào mối phụ thuộc làm gì, phải không?? Vinh nhìn mắt cô, thử mỉm cười: ?oCó ai đấy ngỏ lời với em ư?? An lắc đầu. Những lúc như thế anh thương cô xiết bao. Cô không bao giờ gọi điện cho anh, để tránh mọi nghi ngờ. Các vấn đề cuộc sống cô tự giải quyết. Có lần Vinh liên lạc văn phòng trong Nam hỏi một bản mẫu trễ hạn, người ta cho biết cô ốm đã ba ngày. Gọi về nhà, cô chỉ nói: ?oEm sốt, thường thôi?? ?oAn này- Anh nói khó nhọc- Giá như anh ở cạnh em bây giờ!? ?oKhông cần phải như vậy đâu.?- cô thầm thì, cười, rồi lặng lẽ khóc. Cuộc sống họ hồ như thẫm màu. An còn trẻ, đã là nữ thiết kế hàng đầu trong hãng, thời gian phía trước còn nhiều hy vọng, thế mà vì mối liên hệ bất an, cô bỏ qua bao nhiêu cơ hội hạnh phúc. An hỏi: ?oNgoài ấy ra sao?? Vinh kể cho cô nghe làn không khí tươi tắn có thể uống đầy phổi, dưới những tán cây vẫn mát lạnh khi ngoài phố nắng hoe, màu lá óng xanh lần cuối trước khi ngả vàng? ?oAnh đừng kể nữa- Cô run lên bên đầu dây- Em bỗng chẳng biết làm gì.? Họ cùng im lặng. Hoàn cảnh buồn rầu khiến cả hai trở nên lặng lẽ. Họ cảm thông với những bất thường chung quanh, ít than phiền. Vinh thực hiện các dự án, đi từ thành công này sang thàng công khác. An thường vẽ những phác thảo bám đầy ý tưởng kỳ lạ. ?oỞ lẽ nào đấy em biết ơn cuộc sống- Một lần cô nói với Vinh- Nhiều khi em hạnh phúc.? Câu nói giản dị khiến Vinh xúc động sâu xa, tới mức anh chẳng thể nghĩ rằng sự thể cần thay đổi.

    Những đợt công tác được thầm lặng trông chờ. Tuy nhiên mỗi lần bay vào, anh nhận ra gương mặt An đang trở nên giống đầu tượng nữ được đẽo gọt tinh tế, định hình. Đó là sự thanh mảnh kín đáo, như thể An thận trọng tự cất mình vào khoảng không hẹp bằng vẻ gầy gò lạ lùng. Chỉ có đôi mắt vẫn vậy, trong sáng, chân thành. Một lần cùng dự họp ở phương Nam, Vinh nhận ra nhiều người lưu tâm cô. Lúc về anh bảo An điều trên, cô dịu dàng: ?oAnh biết không, các nhận xét như vậy khiến em thấy mình khốn khổ. Em tự do, vậy là ổn. Anh đừng nhắc những chữ thiệt thòi hay vô vọng. Chúng làm cho quan hệ của anh và em đặt dưới ánh sáng tồi tệ?? Anh giữ cô trong tay. Tinh mơ thức giấc đột ngột, anh cảm thấy An ngồi bên cửa sổ tối om, mảng thẫm của áo bông khoác hờ trên đôi vai trần ánh đỏ cô độc. Còn lâu mới có tiếng đường phố. Sự yên tĩnh thấm vào khoảng không giữa họ. ?oEm nghĩ gì vậy??- Vinh gọi. ?oKhông gì cả- An bất động- Anh ngủ thêm đi. Chiều ra sân bay?? Thời gian còn lại trong buổi sáng An đề nghị đi xem phim cao bồi. Trong rạp chiếu, cô chăm chú nhìn màn ảnh, căng thẳng, có lúc cười to. Vinh linh cảm điều bất ổn. Sau khi chia tay, anh về khách sạn sửa sọan hành lý bay. Mối quan hệ của họ bình lặng nhưng bắt đầu nhuốm âu lo, hồ như vì một bộ phim.

    *

    Rất nhiều lúc trong cuộc sống Vinh, âm vọng tiếng An lặp lại câu thoại bí ẩn: ?oSố phận an bài. Nhưng đời đẹp quá?? Giải pháp giản dị nhất thường là giải pháp hiếm khi nghĩ tới. Hình ảnh gã tóc nâu và người trúng đạn ngã ngựa trong bộ phim thường xuyên trở về trong tâm trí Vinh, như một dấu hiệu đầy ám chỉ. Anh là ai, do đâu anh luôn nhận từ cuộc sống bao nhiêu ân huệ. Còn vì anh và sự gắn bó vô vọng với anh, tuổi trẻ của An đang nhạt phai? Anh quan tâm tới cô nhiều hơn, dự định cuối năm thu xếp chuyến du lịch. Khi nghe anh bàn, An thờ ơ: ?oTại sao phải như vậy?? Câu hỏi tựa mũi dao am tường. Thi thoảng họ thử nói về một cuộc chia tay giả định. Câu chuyện bỏ lửng lưng chừng?

    Những người thiết kế bỗng xôn xao về một đồng nghiệp ở văn phòng đại diện sáng nay đã nghỉ việc. Là An. Các nỗ lực liên lạc riêng của Vinh đều thất bại. Vinh giữ vẻ bình thản bề mặt, giải quyết các vấn đề công việc êm xuôi. Chỉ đến tối, khi ngồi ở quán gác quen, anh sắp xếp lại các dữ kiện. Nghĩ tận cùng, phải chăng anh vẫn thầm mong một ngày trở về cuộc sống an toàn, cắt lìa các bận tâm buồn bã? Còn An lại đọc được suy nghĩ chìm sâu? Vinh cảm thấy ngột ngạt, dù bên hồ gió thổi mạnh. Điện thoại. Giọng nói An vang lên đột nhiên:
    -Em vẫn bình thường. Chẳng có gì phải lo âu cả?
    -Tại sao lại thế?- Gần như Vinh hét lên.
    -Em không biết- Giọng nói bắt đầu lùi xa, mơ hồ- Phần quan trọng nhất chúng ta thuộc về nhau, nhưng tất cả còn lại thì không.

    Vinh rời quán. Gió vẫn không ngưng thổi rỗng các vòm cây mùa đông. Cuộc sống ngày mai phẳng lặng. Và An, với những ô quả trám trống không, cô cũng khởi sự cuộc sắp đặt khác. Mọi việc lại vào trình tự mong muốn. Thế nhưng từ sâu thẳm, Vinh biết một mảnh cuộc sống anh- cái phần chân thành, đẹp đẽ và bị cấm đoán- đã không còn nữa.

    Nhánh hoa dại bình thản đu đưa. Nó có nhìn thấy mảnh trời xanh lơ trong mắt người cao bồi mặc áo bông chần đỏ trúng đạn không?
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Đêm Hà Nội
                                                                    _MagicHorse_  văn học
    Buổi tối trời Hà Nội mưa nhỏ nhưng không oi như mọi ngày, từng giọt mưa rất thưa rơi xuống mà không đủ làm ướt mặt đường. Phóng xe lang thang trên đường, có khi thật nhanh để cho mưa từng giọt lất phất rơi nhiều hơn trên mặt rồi sau đó lại nhớ tới D, nhớ những con đường vắng vẻ, những con kênh và bầu không khí mát lạnh nơi xa. Thời gian trôi thật nhanh. Cũng những con đường này, cũng cảm giác này nhưng có thật nhiều thứ đã xa, quá xa  ... Nỗi nhớ kỳ lạ thật, nó chẳng cố định ở đâu mà cứ nhảy từ nơi này đến nơi khác, góp nhặt chút ít rồi sau đó lại quay về chỗ cũ - không gian cứ liên tục thay đổi nhưng thời gian như đang quay ngược lại, từ tốn, đều đặn nhưng mỗi bước thời gian quay ngược như mở ra thật nhiều, thật nhiều  ...
    Hà Nội với người vẫn thế, đôi khi hờ hững nhưng vẫn thân thiết lắm mỗi khi về đêm. Mỗi lần người ngắm HN là như đang ngắm hồn mình phản chiếu lên màn đêm tĩnh lặng, lên những con phố tưởng như rất quen vào ban ngày nhưng lại vô cùng mới mẻ, lạ lùng vào ban đêm, lên cả những làn gió như những hơi thở của đêm khi nhẹ nhàng mơn man khi cuộn xoáy. Hà Nội đó, cũng như người, cũng có khi vừa dữ dội vừa bình yên, khi rộng và sâu như muốn ôm tất cả vào lòng, khi thì thu lại, đơn độc, lạ lùng và băng giá.
    Hắn hay đi lang thang, và bây giờ vẫn thế. Xe đi lúc nhanh, lúc chậm nhưng thật ít khi xe đi trên những con đường to, mới và đẹp. Thay vào đó là những con phố cũ kỹ, ngoằn ngoèo. Góc phố này hắn đã một lần uống rượu với cậu bạn thân khi nó thất tình. Con đường kia, đường Láng, bụi bặm và xa tít, nơi người đã bao lần dừng xe vì một cốc mía đá hay một hàng truyện cũ bày trên rìa đường. Đoạn đường này, xưa đi tắt qua 1 đường men con kênh nhỏ rồi mới vòng qua rạp Đống Đa thật là buồn cười, cứ đi một đoạn lại có một cái nắp cống nằm giữa đường, nhớ ngày xưa 2 đứa đạp xe cố chèn nhau vào từng cái nắp cống một.
    Đã định quay xe về nhà mà không hiểu sao người lại tiếp tục, phóng xe như đi trong nỗi nhớ. Đoạn đường này, chỗ này đây - gần đối diện với chùa Bộc - là nơi hắn đã từng say rượu lần đầu tiên và duy nhất (cho tới nay) để rồi phải dựng xe vào đó. Tiếp theo là con đường nhỏ và vắng vẻ trong khu tập thể, nơi mấy đứa khoác tay đi bộ trong một đêm trốn bố mẹ đi ngủ ở nhà bạn, chả nhớ người đi hay rượu đi nữa. Đoạn đường này đây, khi 2 thằng lần đầu tiên chứng kiến cảnh đua xe máy bất đắc dĩ và cũng lần đầu tiên có một giấc ngủ đêm, dẫu thật ngắn, trên yên xe máy. Rồi đây là quán Karaoke mà mấy đứa phải chuồn thật nhanh khi vừa bước vào đã nhìn thấy giữa phòng một chiếc bàn thấp xung quanh là mấy cô gái - ánh mắt lờ đờ, mặt thì hốc hác, xác xơ cùng những cái ống điếu để bên  ...
    Đến con dốc đầu phố, hắn phóng xe chậm lại, chạy từ từ như muốn nhớ lại cảm giác khi đi bộ từ từ, một mình giữa con đường vắng, rộng thênh thang với 2 hàng cây cao vút 2 bên. Đơn độc nhưng thật hiên ngang, cây cao nhưng người không thấy bé, đêm thật tĩnh lặng, gió lạnh rít qua từng kẽ lá, bước chân người vẫn đi, chậm rãi và bình thản. Người như đang đi xuyên qua đêm, qua cả không gian bao la và sâu thẳm, qua bức tường thời gian như đang ngừng trôi.Đến ngã tư, nơi có quán phở đêm mà hắn hay dừng chân ghé qua có khi chỉ để bớt thấy đêm dài, có khi chỉ để bóc một gói quà sinh nhật. Một vài bóng người đạp xe đổ dài rồi ngắn dần và mất hút khi lướt qua ánh đèn vàng đầu đường. Người đưa bún hay bánh phở, người lên đường mua rau chợ sớm hay người vội ra bến xe cho kịp mua hoa quả tươi đem từ biên giới cho một ngày ngồi vỉa hè hay rong ruổi bán hàng trên khắp đường phố HN? Họ như những nhịp đập của đêm HN, tạo nên sự sống và vẻ đẹp cho HN. Một vẻ đẹp không có trong những bài thơ, trong lời của những bài hát về HN. Một vẻ đẹp có thể xoa dịu mọi nỗi đau của những tâm hồn lang thang trong đêm HN. Người không còn là một bóng đơn lẻ trong lòng HN, cũng chẳng phải người đang hoà vào ngọn gió, mùi hương cỏ cây, mà người thực sự đang tìm được mình, đang hoà với trái tim tràn đầy tình yêu nhưng thật dũng cảm, dám đi tới tận cùng những nẻo đường xa nhất cho dù có phải đi một mình.
  3. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Những bức tường màu sáng
    Doan Tu Anh
    Tôi và nó là hai đứa con gái làm thơ. Chẳng biết đứa nào làm thơ sớm hơn nhưng tôi dám chắc nó thuộc thơ tôi nhiều hơn tôi đọc thơ nó. Sinh nhật nó, tôi quên;nhưng cái ngày nhắc nhớ đến giây phút tôi chào đời dù có là một ngày mưa gió dầm dề thì nó vẫn mang quà đến, ướt lướt thướt với nụ cười khoái trá nhìn tôi mếu máo vì xúc động. Nó hay cuời, hài hước hoá tất cả những chuyện nghiêm trọng để có cái mà cười.
    Quen dần, tôi bảo "Như mi, trông vào thì sung sướng và tàn nhẫn lắm, về trùm mền chỉ thấy bão giông". Nó chăm chú nghe, xong nheo một mắt lại, cười hết cỡ: "Nhà thơ dùng ngôn ngữ hình tượng quá. Khiếp! mà mi thì có hơn gì ta đâu"- nó hất cằm lên , đá lông nheo, trông ghét  không tả nổi.
    Nó học văn, Sư phạm văn đàng hoàng. Tôi châm chọc: "Không thể tưởng tượng nổi  một ngày đẹp trời nào đó, mi tha thướt trên bục giảng và tuôn ra những ngôn từ đẹp đẽ được. Bất hạnh cho đứa nào lỡ làm học trò của mi".
    -Trời- nó tròn xoe mắt, ngạc nhiênmột cách cố tình- Tao làm xong thủ tục về quê rôig, ra trường yên ổn. Ở nhà với má và đi dạy tại ngôi trường cấp 3 tao đã học.
    Hai mươi tuổi chẵn, chưa có thằng con trai nào để gọi là người yêu. Nó làm thơ tình. Và dửng dưng kể các mối quan hệ, những chắp nối vụn vặt, những đối đáp cỏn con?. gom cả lại thành thơ, và cười đắc thắng:
    -Yêu đủ để làm thơ thôi mày ạ.
    -Nhưng hay lắm! Tôi khen, thật tình. Dúi sổ tay tôi cho nó, lâu lâu giở ra đọc, thấy thấp thoáng bóng mình, như khi nó đọc thơ, ngông ngông mà mắt thì mênh mông lắm.
    Nó ở trọ trong một căn phòng tít tầng ba, trên con đường thiếu cây xanh, thừa tiếng ồn và bụi bặm. Tối thứ bảy, tôi ghé đến, nó lò dò đi ra, cười cợt:
    -Người yêu đến đón đi chơi đây, cũng thơ mộng ra phết.
    -Không lâu đâu? Tôi hậm hực, không thể cười, thấy tôi và nó cứ giống hệt nhau, những tối thứ bảy một mình nên lại tìm đến, bày ra những trò vặt vãnh, cười bảo tôi hồn nhiên lắm.
    Những tối không là  thứu bảy. Tôi đến khi buổi chiều vừa tắt nắng. Chúng tôi leo lên sân thượng, nằm ngửa mặt nhìn những đốm sao thưa thớt nằm rải  trên nền trời cao vợi, những bày chim lẻ tẻ bay về. Tôi bảo:
    -Ở đây bình yên hẳn, chẳng phải lo nghĩ gì?
    -Thôi, coi chừng té.
    Nó thò vội ra chiếc phanh đường bay bổng của tôi, nhưng không hề tỏ vẻ hối lỗi gì, thản nhiên bỏ đi, lát sau mang lên ly sữa thật to, ngồi xuống cạnh tôi.
    -Đôi khi thật ân hận vì đã trót dại chơi với mày- và thở dài cố ý- lỡ rồi, bỏ đi lại thấy tội nghiệp cả hai đứa.
    Tôi chăm chỉ uống, muốn giận nó lắm mà không thể. Nó có quên không, những lần tôi buồn là đến gục đầu vào lòng nó, khóc. Mà nó có bao giờ có được những lời ngọt ngào trơn tuột đâu, chỉ tưng tửng với cái điệu cười "biết cả rồi" quen thuộc. Nó nghiêm túc khi nói về mẹ, về gia đình, ngoài ra mọi thứ đều đơn giản như nhau; không như tôi, một con kiến có thể thổi to bằng con voi, để mà âu lo, để mà sợ hãi.
    Mùa hè, tôi theo nó về quê, làu bàu vì quãng đường đến dài dằng dặc. Nó không thèm để mắt đến vẻ mặt khó chịu của tôi, cứ dõi ra hai bên đường với những hàng cây, những ngôi nhà, nhưnũg mặt người cứ trôi vùn vụt phía sau như chạy trốn.
    -Nhìn xem, có thấy ngôi nhà với ô cửa màu xanh không, ngôi nhà màu trắng nữa nè, của bọn tao hồi ấy, gần gũi vô cùng?
    Tôi thờ ơ nhìn, như muôn vàn ngôi nhà khác, có lạ lẫm gì đâu mà nó nhắc bằng giọng xúc động khác thường. Tôi im lặng, ánh mắt sâu hun hút kia chẳng giúp tôi hiểu thêm được điều gì.
    Quê có những con đường  đặc quánh bụi, cuồn cuộn gió, lưa thưa cây xanh và những con kênh khô nứt nẻ. Nó nhìn vẻ mặt ủ dột của tôi, hất mặt lên hỏi:
    -Chán chưa?
    Tôi lườm nó, lầm lầm lì lì bước đi. Một ngã ba vắng hoe, lại thêm một ngã ba nữa. Vài chiếc xe đạp trôi trên đường buồn tẻ. Nó gọi tên một người quen nào đó, cười vồn vã. Tôi đếm những trụ điện xám mờ mọc cao vút trên đường, giống như các dường kẻ xám ờ lạc loài giữ vô vàn ô, bụi, mô hình nhà cửa thấp lè tè trong một bảng thiết kế thiếu quá nhiều chi tiết. Nó nắm lấy tay tôi:
    -Quên tao chẳng có gì, nhà tao càng bèo bọt hơn thế nữa.
    -Ấm ớ?. Tôi gờm gờm nhìn nó. Nó bật cười, không phải khiêu khích mà là đồng loã.
    Nhà trông có vẻ khang trang, nhưng bên trong chỉ thấy bốn bức tường và những tấm bằng "tổ quốc ghi công" treo cách quãng. bà nó nằm trong góc nhà, t rên chiếc giường nhìn ra góc sân ngập nắng. Bà liệt gần chục năm, là mẹ của những tên người mờ mờ nhạt nhạt đóng khung treo trên vách. Mẹ nó thương tích đầy mình là người suy nhất còn trở về sau cuộc chiến tranh. Giọng bà khàn khàn như bằng chứng hùng hồn vì bệnh tật, khắc khổ và tất bật quán xuyến gia đình. Nó trầm ngâm:
    -Tao chẳng hiểu mẹ tao làm cách nào mà có tiền cho tao đi học, lương hưu thì ít, mấy con heo và dăm vụ mùa thì ấm áp gì. mày thấy quê tao đấy, đất khô, nắng bỏng, nước nôi hiếm như sương- rồi cười- tao ít lo nghĩ lắm, nhưng rất khâm phục mẹ.
    Nó bước ra sau nhà, chạy vội đến bên một người đàn ông nhỏ bé đứng tựa người bên chiếc nạng gỗ nhặt rau hét to:
    -Chú!
    Người đàn ông chập choạng xoay về phía chúng tôi, khuôn mặt xếp lại những nếp nhăn thành những nụ cười méo mó.
    Tôi khoanh tay chào. Nó cười toe, lại giọng vút lên to quá cỡ:
    -Bạn con, ở Sài Gòn xuống.
    Nó quay sang tôi, giải thích:
    -Chú bị lãng tai, từ rất lâu rồi.
    Ông gật đầu, bê rổ rau, gõ chiếc nạng lộc cộc vào bếp. Tôi đứng lặng, cảm giác như những khát khao vật chất nơi thành phố trở nên xa xỉ, thừa thãi ở chốn này. Nó đập tay lên vai tôi:
    -Xao động hả? Thấy giống cái trại thương binh không? ?" và sẫm mặt xuống- có duy nhất tao là lành lặn.
    Tôi tưạ lưng vào vách, nhìn mảnh vườn xác xơ mấy tàu lá dừa vàng úa, nghe môi cứ đắng chát. Nhớ những ngày ở thành phố, tôi vẫn xuýt xoa với nó về một chiếc xe đời mới, một mốt áo mới ra, những quán bar mờ ảo?. bằng vẻ thèm muốn vô bờ. Nó nhẫn nại nghe, cười rất hiền hoà mà giọng nói đầy mùi thông cảm:
    -Chúc mày toại nguyện.
    -Đồ khốn! ?" Tôi mắng, và trừng mắt nhìn nó, hình như nó cố tình châm chọc và giễu cợt  tôi, nhưng lại rành rọt:
    -Tao nói thật! Có gì đâu!
    Tôi ngồi lặng, Những dòng người vẫn hối hả kéo qua, thấy những ước ao của tôi bỗng chốc thật tầm thường. Nó không giận câu chửi khá nặng của tôi, nó níu tay tôi, nói rất mềm:
    -Ai sống mà chẳng ước mơ, có điều những ước mơ ấy khác nhau ở mỗi người, chẳng có gì là xấu đâu, máy cứ ước mơ đi, để thấy đời còn đẹp lắm.
    Nó ngồi im một chốc, phá lên cười:
    -Tao mới thực tập lên lớp với mày. Sao mà mày đóng vai học trò ngoan hay thế? Ôi?
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Buổi tối, tôi ra trước ngõ nhà nó trông còn đường vắng hoe và râm ran tiế ng dế vang từ dưới bờ cỏ dại, cảm giác như mình lạc vào một chốn rất hoang sơ. Nó ngồi trước thềm nhà với mẹ, bóp nhẹ nhàng đôi vai không còn lành lặn của bà, loáng thoáng nhắc tên một vài người con trai nào đó. Giọng nó thản nhiên, mà nghe như mới được vớt lên từ ao nước lạnh vô cùng:
    -Tình cảm bọn con không có gì? không còn gì?
    -Má biết cả rồi, đã lâu, nó đâu sang nhà mình nữa?
    Đêm. Tôi không ngủ. Nó không ngủ. Hai đứa nằm xoay lưng lại với nhau. Trước mặt tôi vẫn là những tờ giấy vuông mang tên người xa lạ giăng kín một mảng tường. Bên tai tôi là tiếng nói mê ú ớ của bà và hơi thở nhọc nhằn của mẹ nó. Tôi trở người, không hiểu tại sao  những bức tường có màu sáng thế, cứ như có ánh lửa nào lấp loá thắp bên trong. Nó choàng khẽ qua tôi:
    -Không ngủ được à? Thấy buồn hả?
    -Tại lạ chỗ- Tôi trả lời qua quýt- Sao mày giấu tao nhiều chuyện thế?
    -Tao nghĩ chẳng có gì, tao sợ sự phức tạp lắm- Nó khẽ gắt- Ngủ đi, mai còn đi chơi nữa.
    Tôi khép mắt, cố gắng thở thật đều. Giấc ngủ đến chập chờn và mẹt mỏi. Sáng sớm, tôi trở dậy, chú nó đã gõ nạng trong vuông sấn hẹp ,tay trái cầm chổi gom những xác lá khô. Những tiếng lộc cộc khô khan cứ vọng đều từng hồi như điệp khúc.
    Tôi vội vàng trở về, sớm hơn dự định.
    Mẹ nó dặn:
    -Khi nào quay lại chơi nghen con, - và cười áy náy ?" mà nhà cửa thế này, chắc?
    -Có dịp con về lại?.
    Tôi hứa. Người bà nằm ở góc nhà đăm đắm nhìn tôi, cười lơ mơ như trẻ thơ. Tôi vội vã quay đi, chỉ sợ vẻ mặt thương cảm của tôi làm cho tất cả họ tổn thương. Nó hấp tấp dắt xe ra cửa, giục:
    -Lẹ lẹ lên, trễ xe là ở lại?.
    Nó chở tôi ra quốc lộ. Những ngã ba vắng người và nhiều bụi tụt lại đằng sau. Ngôi trường nó sắp về dạy đang cháy rực màu hoa phượng. Nó lặng lẽ đạp xe, con đường quốc lộ đã gần lắm rồi. Nó nói nhanh:
    -Về yên ổn. Khi nào gặp, tao cho mày lên sân thượng để đếm sao và làm thơ cho tao đọc.
    Nó cười, trong vắt. Tôi nắm chặt tay nó, cảm nhận được sự vững vàng trong năm ngón mảnh mai kia. Toi leo lên xe, nó nheo mắt lại, bảo:
    -Không buồn đâu, đừng hòng mà nhớ?.
    Xe chạy, tôi quay lại, nó đang đạp theo vun vút phía sau, tóc ngược chiều gió như muón lôi nó ngã. Tôi thò tay ra cửa xe, vẫy rối rít, thấy nó cười như nắng toả mênh mang, nó sẽ như con thoi thấy rộn ràng cái không gian trống trải giữa những bức tường màu sáng, và vo nỗi day dứt thành câu: "Mình là đứa lành lặn duy nhất " ném quanh nhà như những dấu chấm than; rất âm thầm?.
    Được lonesome sửa chữa / chuyển vào 13:25 ngày 30/06/2006
  5. sn75

    sn75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    4.178
    Đã được thích:
    1
    Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31-12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
    Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho nên đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới.
    Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ. Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phác, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào.
    Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
    - Xin mời ngồi!
    Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
    - Có thể... cho tôi một? bát mì được không?
    Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
    - Đương nhiên? đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
    Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
    - Cho một bát mì.
    Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau.
    - Ngon quá - thằng anh nói.
    - Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
    Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: ?oThật là ngon! Cám ơn!? rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
    - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
    Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31-12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
    - Có thể? cho tôi một? bát mì được không?
    - Đương nhiên? đương nhiên, mời ngồi!
    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
    - Cho một bát mì.
    Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
    - Vâng, một bát mì!
    Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
    - Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
    - Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
    Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: ?oTrông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!?.
    Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
    - Thơm quá! - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá! - Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
    Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
    - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
    Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu. Đến ngày 31-12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện.
    Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là ?o200đ/bát mì? và thay vào đó giá của năm ngoái ?o150đ/bát mì?. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy ?oĐã đặt chỗ?.
    Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.
    - Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
    Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
    - Làm ơn nấu cho chúng tôi? hai bát mì được không?
    - Được chứ, mời ngồi bên này!
    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy ?oĐã đặt chỗ? đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì?.
    - Vâng, hai bát mì. Có ngay.
    Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi. Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
    - Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
    - Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
    - Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
    - Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
    Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
    - Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
    - Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
    - Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
    - Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
    - Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần, chúng ta phải cố gắng lên!
    - Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
    - Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
    - Có thật thế không? Sau đó ra sao?
    - Thầy giáo ra đề bài: ?oChí hướng và nguyện vọng của em là gì??, Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: ?oBa bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc?. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: ?oVào tối 31-12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn?. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: ?oCố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!?.
    Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
    - Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
    - Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
    - Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: ?oCám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vã về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được? Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con?.
    Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
    - Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
    Lại một năm nữa trôi qua. Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy ?oĐã đặt chỗ? nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện. Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
    ?oViệc này có ý nghĩa như thế nào??. Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ.
    Bàn số hai ?ocũ? trở thành ?ocái bàn hạnh phúc?, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này. Rồi rất nhiều lần 31-12 đã đi qua. Lại một ngày 31-12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay.
    Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai.
    Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn? Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
    Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại.
    Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên. Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
    - Làm ơn? làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
    Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp bắp nói:
    - Các vị? các vị là?
    Một trong hai thanh niên tiếp lời:
    - Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
    Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vã nhả ra, đứng dậy nói:
    - Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ! Mau lên!
    Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
    - Ồ phải? Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
    Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
    - Có ngay. Ba bát mì.
    - o O o -
    Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm.
    Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.
    Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Đường qua thị trấn
                               _Anhhungxalo_


    Xe đi chừng hai cây số , qua vạt đồi xanh mướt điều và tiêu thì trời đổ mưa, ập xuống nhanh như lật trang sách, từ vùng nắng chiều vào giữa một cơn dông. Mưa dữ dội, đổ ròng ròng trên những cành café lá to bóng loáng chìa ra đường quệt ngang mặt người. Tr. dừng xe căng vạt áo mưa màu đỏ, kêu tôi chui vào rồi dọ dẫm tìm vết con đườn mòn nhỏ giữa vạt cây bạt ngàn rủ lá ướt sũng. Bánh xe trượt trên con đường đất trơn như bôi mỡ, thỉnh thoảng ngầu lên những dòng nước xiết chảy, trôi ầm ầm về phía trước. Tr. để xe chạy số một, gồng mình lên giữ cho chiếc xe khỏi nhào về một bên.
    Nước mưa lọt qua cổ áo bắt đầu thấm ướt áo hai đứa, chảy vào tay tôi dớp dáp. Không biết vì mưa hay vì mồ hôi từ lưng áo Tr.mà mắt tôi cay xè. Trong mưa vẫn còn nghe mùi mồ hôi và vải ẩm ướt từ chiếc áo cũ. Áo Tr. có miếng vá bên vai, giờ đây cọ xước một bên má tôi.

    Tr. nói rất to, át cả tiếng mưa và tiếng sấm từng hồi dội lên phía trước mặt:
    -Anh đã nói mùa này hay mắc phải dông mà! Mưa dữ lắm, không dám tạnh đâu! Lạnh dữ!

    Nói rồi Tr. rùng mình một cái. Tôi dí mũi về đằng trước mãi cũng mỏi, quay đầu qua bên, cảm thấy bắt đầu lạnh nhưng không dám ngồi sát hơn mà vòng tay về phía trước tìm một chút hơi ấm. Tưởng như thế sẽ mất hết những trong trẻo mà bấy lâu nay khổ sở giữ gìn.
    Cứ đi như thế được mấy cây số nữa, chưa đến thị trấn Long Khánh trời đã tối như sắp về đêm. Con đường chỉ còn là một vệt mờ nhạt trong màn mưa trắng xoá kéo mãi ra không hết giứa những rẫy café vô tận. Bánh xe quay tít bất lực trên những mô đất lồi lõm. Nhìn Tr. tôi rất xấu hổ. Tôi nhận lời cùng Tr. về đây chỉ là để có cớ nói với anh những lời từ chối vụng về sắp xếp từ trước, mà cho đến bây giờ, sau một ngày dài, qua bao lời đã nói, cũng là bao ngày lần nữa, rốt cuộc vẫn chưa nói ra được. Không nói bây giờ thì sẽ không bao giờ tôi có được can đảm. Vì tôi thương anh, thương đến mức có thể im lặng mãi mãi, cứ để Tr. loay hoay trong mối tình vô vọng. Để tôi nhận về mình tất cả nỗi buồn, giấu đi những nỗi đau không đạt tới, để nó thành giấc mơ. Dù nó sẽ cứ về hằng đêm, nhắc lại nhiều chua xót.

    Sấm vang trời, mưa đập thì thụp qua mảnh áo mưa trùm ngang đầu. Đất đỏ bám vào bánh xe nặng nề, bắn túi bụi lên hai ống quần. Quần áo ngấm nước mưa nặng trịch, bó sát người lạnh buốt. Tr. mệt, thở hổn hển, suýt mấy lần lao xe vào những ổ trâu chồng chất trên đường đi. Đầu tôi nóng hâm hấp, đôi tay tê cóng không còn cảm giác, chỉ cầu trời sao cho chóng qua đi. Đến lúc này mới thấy mình với những tính toán mới nhỏ bé làm sao. Và những gì chúng tôi giành cho nhau, dù chỉ là im lặng, chỉ là một tình cảm quyến luyến, không phải là đã nhiều hơn mọi lời nói đó sao!

    Học hết lớp 9, Tr. ra thị trấn. Ngoài thị trấn mới có trường cấp 3, có đèn điện buổi tối để mấy người bạn cùng lớp xúm học trong căn nhà trọ trống huếch. Cũng con đường này xưa, mỗi chiều thứ 7 Tr. đạp xe mười tám cây số, đi về mỗi mùa mưa nắng đã quen. Tr. gầy gò, hay ốm vặt, học khuya thường đói và không ngủ được. Mười bảy tuổi, điếu thuốc đầu tiên cháy giữa những ngón tay gầy. Café mang lên thị trấn để nộp học phí và uống suốt những kỳ thi. Bây giờ những lúc buồn, buồn thị trường vắng khách, buồn chuyện đi thâu tiền mà chủ hàng khất lần, buồn cuộc sống long đong cơm đường cháo chợ, Tr. vẫn thường kéo tôi đi dọc đường phố Sài gòn bụi bặm huyên náo, kể mãi những kỉ niệm cũ, rồi im lặng ngồi xích lại gần nhau, nghe tiếng đàn từ chiếc máy hát cũ như chẳng ăn nhập gì với nhịp sống này. Để đêm về nhớ nhau, cảm thấy vừa buồn vừa hạnh phúc. Niềm hạnh phúc mà có thể chỉ có một lần trong cuộcđời, nhưng cũng có thể là kí ức mãi mãi.

    Có điều Tr. không kể cho tôi nghe những con đường lầm bụi đỏ chạy kề các mái nhà thấp lè tè chạy gần thị trấn. Xóm người Hoa nghèo khổ, hẻo lánh suốt bao năm không có gì thay đổi. Những mảnh tối nằm bên ngoài kí ức đẹp đẽ.

    Lúc chúng tôi quay về thành phố, mẹ Tr. ngồi trong cửa nhìn ra, trong cái nắng quái chiều quay quắt, mắt đỏ hoe, chéo khăn bạc phủ lên vai. Làm tôi với Tr. cuống quýt đi như chạy trốn, mặc khoảng mây đen vắt ngang trời báo trước trận mưa này.

    Xe đột nhiên xóc lên một cái rồi đổ dốc, chạy nhanh qua những bụi cây hai bên đường đang rủ xuống nặng trĩu nước mưa. Đã thấy con đường cái chạy lấp ló sau mấy khoảng cây thưa, nước mưa chảy xuôi dưới bánh xe bạc như màu giấy thiếc, không còn đỏ ngầu đất cao nguyên nữa. Đây là thị trấn. Gió thổi ào ào tốc mảnh vải mưa phía sau tôi bay thốc lên. Tr. dạt xe vào một mái hiên bên đường, bước xuống lảo đảo gỡ mảnh vải nhựa, tóc dính bết trên khuôn mặt tái xám.

    -Em có chịu được không?

    Tr. hỏi , loay hoay giũ mảnh áo mưa rồi lò dò qua ngôi nhà kế bên tìm hơi thuốc. Tôi đứng sát bức vách gỗ, co tay che ngực áo ướt đẫm. Có vẻ như đây là một cái chợ nhỏ, nước chảy ào ào về cái cống, đọng lại sau một mớ rác lớn. Có cả mủng  mẹt rách bươm và vài cái can trắng toát trôi dập dềnh, của mấy người bán rau chạy không kịp cơn mưa. Khoảng năm giờ chiều. Ở thành phố giờ này bạn ta bắt đầu lượn qua Nhà Thờ Đức Bà về quán bò bía kề Hồ Con Rùa, qua nốt một chủ nhật bình yên với áo hoa và tấm vé xem phim buổi tối. Nhớ không Tr., mưa nhẹ thì choàng thêm tấm pông-sô trong suốt, em không bao giờ phải một mình và lạnh như thế này.

    Tr. mồi xong điếu thuốc, quay về chợt ngó sững vào mặt tôi, rồi lập cập tháo dây ba lô nãy giờ vẫn đè lên vai tôi nặng trĩu. Điếu thuốc rơi xuống nền đất tắt ngúm. Tôi lảo đảo dựa lưng vào vách, môi miệng đắng ngắt, nóng bừng vì cơn sốt. Tr. chống hai tay lên vắt đứng chắn trước mặt tôi, môi run run tái nhợt, còn đôi mắt lại xót xa.

    Tr. nhìn tôi , như thể đã làm tất cả cho tôi, và anh sẽ làm tất cả vì tôi.

    "Như thế nào có ích gì đâu!" Tôi thầm nghĩ, trong cơn sốt hâm hấp thấy ngực lạnh buốt và tim đau thắt lại,dù không hiểu là vì đâu.
    Một lúc thật lâu. Một thế kỷ từ khi quen nhau. Một ngàn triệu thời gian từ khi hai đứa cầm tờ đơn xin việc chạy khắp Sài Gòn, từ khi những kỷ niệm biết ghi dấu ấn không thể phai trong lòng. Tôi mở mắt ra, thấy Tr. đã đứng ở phía khác, lưng quay lại tôi. Tr. đang chăm chăm nhìn những mái nhà dọc phố, những mảnh vườn đã tạnh mưa xanh ngát. Nắng đã lên trên khoảng mái hiên bên kia đường, loé lên vài vạt màu vàng sẫm vớt vát.Tr. như cố hết sức để nói câu này với tôi, vừa cứng cỏi, vừa tuỵêt vọng:
    -Tạnh rồi, đi chưa Hà ơi?

    Khi ấy, có điều gì đã mất đi, trôi qua không cách gì giữ lại được.

    Phải Tr. đã khóc khi chạy xe qua những vạt hoa vàng bên đường, những gì gợi nhớ một cách lặng lẽ về một niềm hạnh phúc hiếm hoi trong cuộc đời này?
    Cơn mưa vội vã đến, vội vã đi. Chỉ một tiếng nữa tôi sẽ về đến thành phố, với bạn bè và công việc, quen thuộc nhưng đôi khi thấy xa lạ và cô đơn. Sẽ có người hỏi thăm Tr., hỏi thăm liệu tôi có muốn theo anh về làm bà chủ rẫy café? Và mỗi khi mưa vào buổi chiều, tôi ướt mèm từ công ty trở về, lòng trống trải không một niềm vui?Long Khánh ở phía sau tràn một màu xanh trong các khu vườn. Ở đó, Tr. đã dừng xe hái cho tôi nắm hoa kim phượng ướt sũng và rực rỡ, như nỗi buồn cầm tay.

    -Hà ơi, có khi anh là người lãng mạn cuối cùng trên đời này. Em không cần phải nói ra nữa đâu. Anh biết hết! Thế cũng kể là thanh thản. Chỉ cần anh cảm thấy vẫn có tình yêu ở cuộc sống, tình yêu đã có ở tuổi hai mươi. Như vậy là hạnh phúc rồi. Như chén trà có lần em đã rót cho anh, hạnh phúc cũng giản dị như thế. Nhỏ nhoi nhưng đầy đủ, phải vậy không?

    Cuối cùng Tr. cũng đã biết điều tôi không dám nói. Và cuối cùng, Tr. cũng sẽ chỉ còn là những kỉ niệm.

    Nắng muộn trên đường chúng tôi quay về thành phố.
    Được lonesome sửa chữa / chuyển vào 06:46 ngày 06/07/2006
  7. giotmuathu

    giotmuathu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    1.956
    Đã được thích:
    0
    Nếu muốn ly hôn, hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh
    Vào ngày cưới của tôi, tôi đã ôm vợ trên đôi tay của mình. Xe đưa dâu dừng tại trước tổ uyên ương của chúng tôi. Đám bạn thân của tôi nhất quyết bắt tôi phải đưa nàng ra khỏi xe trên đôi tay của mình.
    Do vậy, tôi đã bế nàng vào nhà. Lúc đó, nàng là một cô dâu tròn trĩnh và e thẹn, còn tôi là một chú rể rất sung sức và tràn trề hạnh phúc.
    Nhưng đó là cảnh của mười năm trước. Những chuỗi ngày sau đó cũng giản dị như một cốc nước tinh khiết: chúng tôi có con, tôi bước vào thương trường và cố gắng kiếm thật nhiều tiền. Khi của cải trong gia đình chúng tôi mỗi lúc một nhiều hơn cũng là lúc tình cảm giữa hai chúng tôi suy giảm dần.
    Vợ tôi là một công chức nhà nước. Mỗi sáng chúng tôi cùng ra khỏi nhà với nhau và hầu như về nhà cùng một lúc. Con chúng tôi thì học tại một trường nội trú. Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi nhìn bề ngoài hạnh phúc đến nỗi nhiều người phải ganh tị. Nhưng thật ra cuộc sống yên ấm đó gần như bị xáo trộn bởi những đổi thay không ngờ...
    Dew đã bước vào cuộc đời tôi.
    Đó là một ngày đầy nắng. Tôi đứng trước một ban công rộng lớn. Dew ôm vòng sau lưng tôi. Con tim tôi, một lần nữa, lại đắm chìm trong dòng suối yêu đương cùng nàng. Đây là căn hộ tôi mua cho cô ấy.
    Dew nói: ?oAnh là mẫu đàn ông có sức cuốn hút với đàn bà nhiều nhất?. Câu nói của Dew đột nhiên nhắc tôi nhớ đến vợ mình. Hồi chúng tôi mới cưới, nàng nói: "Mẫu đàn ông như anh, khi thành đạt sẽ rất quyến rũ với phụ nữ". Nghĩ đến lời nói đó của vợ mình, tôi thoáng do dự. Tôi hiểu mình đang phản bội lại nàng. Nhưng tôi đã không thể cưỡng lại chính mình.
    Kéo tay Dew sang một bên, tôi nói: ?oEm đi mua mấy món đồ nội thất nhé? Anh có vài việc phải làm ở công ty?. Hiển nhiên là nàng thất vọng rồi bởi vì tôi đã hứa sẽ cùng đi với nàng. Ngay lúc ấy, ý nghĩ phải ly hôn xuất hiện trong tâm trí tôi mặc dù trước đây ly hôn là một điều tưởng chừng không thể.
    Nhưng tôi nhận ra khó mà mở lời với vợ về chuyện này. Cho dù tôi có đề cập nó một cách nhẹ nhàng đến đâu chăng nữa, cô ấy chắc chắn sẽ bị tổn thương sâu sắc.
    Công bằng mà nói, cô ấy là một người vợ tốt. Tối nào, cô ấy cũng bận rộn chuẩn bị bữa ăn tối, trong khi tôi ngồi phía trước màn ảnh TV. Bữa ăn tối thường xong sớm. Sau đó, chúng tôi cùng xem TV. Không thì, tôi lại thơ thẩn bên máy tính, mường tượng thân thể của Dew. Đó là cách tôi thư giãn.
    Một ngày nọ, tôi nửa đùa nửa thật nói với vợ tôi, ?oGiả dụ chúng ta phải ly hôn, em sẽ làm gì??. Cô ấy nhìn chằm chặp tôi phải đến vài giây mà không nói lời nào. Hiển nhiên cô ấy tin rằng ly hôn là một cái gì rất xa vời với cô ấy. Tôi không hình dung được vợ tôi sẽ phản ứng thế nào một khi biết rằng tôi đang nói nghiêm túc về chuyện đó.
    Luc vợ tôi bước vào phòng làm việc của tôi ở công ty thì Dew cũng vừa bước ra. Hầu như tất cả nhân viên ở văn phòng tôi đều nhìn vợ tôi với ánh mắt ra chiều thông cảm và cố giấu giếm chút gì đó khi nói chuyện với nàng. Vợ tôi dường như có nghe phong phanh vài lời bóng gió. Cô ấy chỉ mỉm cười dịu dàng với đám nhân viên, nhưng tôi đọc được nỗi đau trong đôi mắt ấy.
    Một lần nữa, Dew lại nói với tôi: "Ninh, anh ly dị cô ấy đi? Rồi chúng mình sẽ cùng chung sống với nhau?. Tôi gật đầu. Tôi biết mình không thể chần chừ thêm được nữa.
    Khi vợ tôi dọn ra bàn chiếc dĩa cuối cùng, tôi nắm lấy tay cô áy. ?oAnh có điều này muốn nói với em?, tôi nói. Cô ấy ngồi xuống, lặng lẽ ăn.
    Tôi lại nhìn thấy nỗi đau trong đôi mắt nàng. Đột nhiên, tôi không biết phải mở miệng như thế nào. Nhưng tôi phải nói cho cô ấy biết những gì tôi đang suy nghĩ thôi. ?oAnh muốn ly hôn?. Cuối cùng thì tôi cũng đặt vấn đề hết sức nặng nề này một cách thật nhẹ nhàng.
    Cô ấy tỏ ra không khó chịu lắm với lời tôi nói mà chỉ hỏi nhỏ ?oTại sao??. ?oAnh nói thật đấy?, tôi tránh trả lời câu hỏi của cô ấy. Cái gọi là câu trả lời của tôi đã khiến cô ta giận dữ. Cô ấy ném đôi đũa đi và hét vào mặt tôi ?oAnh không phải là đàn ông!?.
    Đêm đó, chúng tôi không nói chuyện với nhau. Cô ấy khóc lóc. Tôi hiểu cô ấy muốn biết chuyện gì đã xảy ra với cuộc hôn nhân của chúng tôi. Nhưng tôi khó đưa ra được câu trả lời thỏa đáng bởi vì trái tim tôi đã nghiêng về Dew.
    Trong tâm trạng tội lỗi tột cùng, tôi thảo đơn ly hôn ghi rõ cô ấy sẽ sở hữu căn nhà, chiếc xe hơi và 30% cổ phần trong công ty tôi. Nhìn lướt qua tờ đơn, cô ấy xé nó ra từng mảnh. Tôi cảm thấy tim mình đau nhói. Người phụ nữ chung sống với tôi suốt mười năm nay bỗng trở nên xa lạ chỉ trong một ngày. Nhưng, tôi không thể rút lại những lời đã nói.
    Cuối cùng, điều tôi mong đợi đã đến. Cô ấy òa khóc trước mặt tôi. Tiếng khóc của cô ấy thực sự là liều thuốc an thần cho tôi. Ý định ly hôn dằn vặt tôi suốt nhiều tuần qua giờ đây dường như càng trở nên rõ rệt và mạnh mẽ.
    Trời khuya, tôi về nhà sau tiệc chiêu đãi khách hàng. Tôi nhìn thấy vợ tôi đang cắm cúi viết tại bàn làm việc. Tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nửa đêm, tỉnh giấc, tôi thấy cô ấy vẫn ngồi viết. Tôi trở mình và ngủ tiếp.
    Vợ tôi đưa ra điều kiện ly hôn: Cô ấy không cần bất cứ thứ gì của tôi, nhưng tôi phải cho cô ấy thời gian một tháng trước khi chính thức ly hôn; và trong thời gian một tháng đó, chúng tôi phải sống với nhau một cuộc sống bình thường. Lý do chỉ đơn giản vì: tháng sau con trai của chúng tôi sẽ kết thúc kỳ nghỉ hè và cô ấy không muốn nó phải chứng kiến cuộc hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ.
    Cô ấy đưa cho tôi thư thỏa thuận cô ấy soạn sẵn và hỏi: ?oAnh còn nhớ em đã vào phòng cô dâu trong ngày cưới như thế nào không??.
    Câu hỏi này chợt làm sống tại trong tôi tất cả những kỷ niệm tuyệt vời ngày ấy. Tôi gật đầu và nói: ?oAnh còn nhớ?.
    ?oLúc đó, anh đã bế em trên đôi tay của anh?, cô ấy tiếp tục, ?odo vậy, em có một yêu cầu là anh phải bế em ra vào ngày chúng ta ly hôn. "Từ giờ đến hết tháng này, anh phải bế em từ giường ngủ đến cửa nhà mình vào mỗi sáng?. Tôi mỉm cười đồng ý. Tôi biết cô ấy đang nhớ lại những chuỗi ngày ngọt ngào hạnh phúc và muốn cuộc hôn nhân của mình kết thúc lãng mạn.
    Tôi kể cho Dew nghe về điều kiện ly hôn của vợ mình. Cô ấy cười to và cho rằng đó là một yêu cầu ngu xuẩn. ?oCho dù cô ta có đưa ra mánh khóe gì chăng nữa, thì vẫn phải đối mặt với kết cục ly hôn mà thôi?, cô ấy nói một cách khinh bỉ. Lời nói đó của Dew ít nhiều khiến tôi cảm thấy khó chịu.
    Vợ tôi và tôi đã không đụng chạm gì về thể xác kể từ khi tôi có ý định ly hôn. Chúng tôi đối xử với nhau như hai người xa lạ. Vì vậy ngày đầu tiên tôi bế cô ấy, cả hai chúng tôi tỏ ra khá lóng ngóng, vụng về. Đứa con trai vỗ tay theo sau chúng tôi: ?oCha đang ôm mẹ trên tay?. Lời nói của con trẻ làm tim tôi đau nhói. Từ phòng ngủ đến phòng khách, sau đó mới đến cửa ra vào, tôi đã đi bộ trên mười mét với cô ấy trên tay. Cô ấy nhắm mắt và nói nhẹ nhàng, "Chúng ta sẽ bắt đầu từ hôm nay đừng nói gì cho con hay?. Tôi gật đầu và cảm thấy chút gì đổ vỡ. Tôi đặt cô ấy xuống ở cửa ra vào. Cô ấy đứng đó chờ xe buýt, còn tôi lái xe đến công ty.
    Vào ngày thứ hai, chúng tôi ?odiễn? dễ dàng hơn. Cô ấy dựa vào ngực tôi. Chúng tôi quá gần nhau đến nỗi tôi có thể ngửi được mùi hương từ áo khoác của nàng. Tôi nhận ra rằng đã lâu lắm rồi tôi không nhìn kỹ người phụ nữ thân yêu của mình. Tôi nhận ra vợ tôi không còn trẻ nữa. Đã xuất hiện một vài nếp nhăn trên gương mặt của nàng.
    Ngày thứ ba, cô ấy thì thầm vào tai tôi: "Vườn ngoài kia đang bị xói mòn đấy. Anh cẩn thận khi đi qua đó nghe".
    Ngày thứ tư khi tôi nâng cô ấy lên, tôi có cảm giác chúng tôi vẫn còn là một đôi uyên ương khăng khít và tôi đang ôm người yêu trong vòng tay âu yếm của mình. Những tơ tưởng về Dew trở nên mờ nhạt dần.
    Đến ngày thứ năm và thứ sáu, cô ấy tiếp tục dặn dò tôi vài thứ, nào là cô ấy để chiếc áo sơ mi vừa ủi ở đâu, nào là tôi phải cẩn thận hơn trong lúc nấu nướng. Tôi đã gật đầu. Cảm giác thân thiết, gần gũi lại trở nên mạnh mẽ nhiều hơn.
    Nhưng tôi không nói với Dew về điều này. Tôi cảm thấy bế cô ấy dễ dàng hơn. Có lẽ mỗi ngày đều luyện tập như vậy đã làm tôi mạnh mẽ hơn. Tôi nói với cô ấy: ?oCó vẻ bế em không còn khó nữa?.
    Vợ tôi đang chọn váy đi làm. Tôi thì đứng đợi để bế cô ấy. Cô ấy loay hoay một lúc nhưng vẫn không tìm ra chiếc váy nào vừa vặn cả. Rồi, cô ấy thở dài, ?oMấy cái váy của em đều bị rộng ra cả rồi?. Tôi mỉm cười. Nhưng đột nhiên tôi hiểu rằng thì ra cô ấy đã ốm đi nên tôi mới bế cô ấy dễ dàng, chứ không phải vì tôi mạnh khỏe hơn trước. Tôi biết vợ mình đã chôn giấu tất cả niềm cay đắng trong tim. Tôi lại cảm thấy đau đớn. Theo phản xạ tự nhiên, tôi đưa tay chạm vào đầu cô ấy.
    Đúng lúc đó, thằng con chúng tôi chạy đến "Cha à, đến giờ bế mẹ ra rồi" - nó nói. Đối với nó, hình như nhìn thấy cha bế mẹ ra đã là một phần tất yếu trong cuộc sống của nó rồi. Vợ tôi ra hiệu cho nó lại gần và ôm nó thật chặt. Tôi quay mặt đi vì sợ rằng mình sẽ thay đổi quyết định vào phút chót.
    Tôi ôm cô ấy trong vòng tay, bước từ phòng ngủ qua phòng khách, qua hành lang. Tay cô ấy vòng qua cổ tôi một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Tôi ôm cô ấy thật chặt, tưởng tượng như chúng tôi đang trở về ngày tân hôn. Nhưng tôi thật sự buồn vì vợ tôi đã gầy hơn xưa rất nhiều.
    Vào ngày cuối cùng, tôi thấy khó có thể cất bước khi ôm cô ấy trong vòng tay. Con trai chúng tôi đã lên trường. Vợ tôi bảo: ?oThực ra, em mong anh sẽ ôm em trong tay đến khi nào chúng ta già". Tôi ôm cô ấy thật chặt và nói: "Cả em và anh đã không nhận ra rằng cuộc sống của chúng mình từ lâu đã thiếu vắng quá nhiều những thân mật, gần gũi".
    Tôi phóng ra khỏi xe thật nhanh mà không cần khóa cả cửa xe. Tôi sợ bất cứ sự chậm trễ nào của mình sẽ khiến tôi đổi ý. Tôi bước lên tàu. Dew ra mở cửa. Tôi nói với cô ấy: ?oXin lỗi, Dew, anh không thể ly hôn. Anh nói thật đấy?.
    Cô ấy kinh ngạc nhìn tôi. Sau đó, Dew sờ trán tôi. ?oAnh không bị sốt chứ?, cô ấy hỏi. Tôi gỡ tay cô ấy ra. ?oDew, anh xin lỗi?, tôi nói. ?oAnh chỉ có thể xin lỗi em. Anh sẽ không ly dị. Cuộc sống hôn nhân của anh có lẽ tẻ nhạt vì cô ấy và anh không nhận ra giá trị của những điều bé nhỏ trong cuộc sống lứa đôi, chứ không phải bởi vì anh và cô ấy không còn yêu nhau nữa. Bây giờ, anh hiểu rằng bởi anh đưa cô ấy về nhà, bởi cô ấy đã sinh cho anh một đứa con, nên anh phải giữ cô ấy đến suốt đời. Vì vậy anh phải nói xin lỗi với em?.
    Dew như choàng tỉnh. Cô ta cho tôi một cái tát như trời giáng rồi đóng sầm cửa lại và khóc nức nở. Tôi xuống cầu thang và lái xe đến thẳng công ty.
    Khi đi ngang tiệm hoa bên đường, tôi đặt một lẵng hoa mà vợ tôi yêu thích. Cô bán hàng hỏi tôi muốn viết lời chúc gì vào tấm thiệp. Tôi mỉm cười và viết ?oAnh sẽ bế em ra, vào mỗi sáng cho đến khi chúng ta già?.
    st
  8. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Phục thù
     Hồ Thủy Giang
    Hai cô gái cùng rất đẹp. Một cô nổi trội hơn chút ít nhờ gương mặt nhẹ nhõm, tươi như hoa. Nếu chỉ có vậy thì cũng chẳng có gì để bàn. Đằng này, hai cô cùng yêu đắm đuối một chàng. Dĩ nhiên chàng đó thật điển trai và tài giỏi.
    Ở cái thị xã nhỏ như bàn tay này hẳn cũng chỉ có vài chàng trai như thế. Kết cục, cô có gương mặt tươi như hoa đã thắng cuộc. Ngày cưới của họ được tổ chức sau đó ít ngày. Ngày cưới của cô này đã trở thành đám tang tinh thần của cô kia. Cô gái thua cuộc không đi dự lễ cưới. Ngày hôm đó cô khóa trái cửa, ở lì trong phòng. Cô lấy con dao nhọn khắc vào cái chân đèn bằng gỗ cẩm lai hai chữ: Phục thù. Đáng sợ thật! Sự phục thù của đàn bà sẽ chẳng ai lường trước được điều gì. Đón đường đón chợ, dao phay, đòn gánh, tạt axít, đánh thuốc độc, thậm chí bắt cóc con tin. Trời ơi! Khi cơn tam bành của họ nổi lên thì không chuyện gì họ từ nan. Khiếp đảm quá! Khi tình địch đã khắc cốt ghi xương hai tiếng "Phục thù" thì hãy dè chừng.
    Một năm. Hai năm. Rồi năm năm. Vẫn chưa động tĩnh gì. Có vẻ như con hổ mang, con sói xám còn đang thu mình mai phục. Cô gái mặt hoa đã lần lượt sinh ba đứa con. Cô gái kia vẫn chưa hề tung ra một miếng đòn nào. Kể cũng lạ. Cô ta đã quên thù cũ hay là đang giấu mình trong lối chơi hiểm độc? Việc này không ai đoán nổi. Có một điều mà tất cả mọi người đều thấy là mặc dù không ít những kẻ đến quỳ thụp xuống dưới chân cô để cầu hôn nhưng lòng cô thì vẫn giá băng. Hình như điều cô quan tâm nhất chỉ là những bài thể dục mạnh ở nhà thi đấu. Cô tập không bỏ buổi nào, nắng cũng như mưa. Sức lực của cô ngày một sung mãn trông thấy. Vâng! Sức lực! Điều hết sức cần thiết cho một kẻ đang nuôi chí phục thù rửa hận.
    Mười năm trôi qua. Vẫn chưa hề động tĩnh. Bây giờ ngoài việc luyện tập cơ bắp để có một cơ thể nở nang săn chắc, cô còn tìm đọc rất nhiều sách về tâm sinh lý con người. Hỡi ôi! Thật đáng gờm cho kẻ mang chí phục thù mà lại văn võ song toàn như cô. Mà hình như không chỉ có thế, cô còn quan tâm thường xuyên đến cả sắc đẹp của mình nữa. Nào củ đậu, dưa leo, sữa tắm ... Không có thứ gì là cô không sử dụng để làm cho làn da tươi tắn mịn màng. Quả là ở cô có nhiều bí ẩn khôn lường.
    Lâu quá, đúng vào cái lúc mọi người đã tưởng rằng cô nản chí thì buổi sớm hôm ấy cô vùng dậy. Cô lấy tay phủi lớp bụi bám vào hai chữ "phục thù" trên cái chân đèn. Một lúc sau, cô đi tới bàn trang điểm. Cô thoa phấn, kẻ mày, đánh môi rất kỹ. Người phụ nữ nào mà chẳng vậy. Dù có chuẩn bị dao búa trong huyết chiến, thậm chí dù biết sẽ phải chết thì họ vẫn điểm tô nhan sắc để được chết đẹp. Âu cũng là một ưu điểm mà có lẽ cánh mày râu còn lâu mới có được.
    Đã vào tuổi "băm" mà trông cô rực rỡ như một ngôi sao màn bạc. Cơ thể cô lại cân đối và dũng mãnh như một nữ cầu thủ bóng chuyền. Một nhà tâm lý học đã từng nói người phụ nữ đẹp nhất không phải ở tuổi dậy thì mà chính là ở tuổi ba lăm quả là quá chính xác đối với cô trong lúc này.
    Cô bỏ mấy thứ vào cái sắc rồi đi ra cửa, nhằm hướng nhà vợ chồng cô gái mặt hoa bước tới.
    Cô bấm chuông.
    Cửa mở.
    Chủ nhà vô tư dẫn cô vào nhà.
    Cô nhún nhảy bước, mặt mày tươi tỉnh như không có chuyện gì.
    Vợ chồng cô mặt hoa hình như đang thu dọn đống rác rưởi mà cả tuần qua bận rộn họ không kịp động tay. Cô nhếch mép cười khi nhìn thấy khuôn mặt lốm đốm tàn nhang bắt đầu chảy xệ của bà chủ nhà. "Nào, vẻ mặt tươi như hoa của mày biến đâu rồi?" - Cô thầm đắc chí.
    Cô gái tiến đến ngồi cạnh bà chủ mặt hoa. Ông chủ thì ngồi ngay đối diện.
    - Dạo này sống khá chứ? - Khách quay sang khẽ hỏi.
    - Cũng ... tạm ... nhưng ... - Bà chủ ấp úng.
    Chủ, khách ngồi đã yên vị. Cô gái ngước cặp mắt đen đến nao lòng đưa về phía ông chủ làm gã cứ ngồi đực mặt ra. Giời ơi! Sao lại có cặp mắt tình tứ đến thế, cứ như thiêu, như đốt. Mắt của vợ gã bây giờ chỉ còn một màu tối xám và nhoèn gỉ thôi. Kìa! Cô gái còn cười với gã nữa chứ. Gã sực nhớ là ngày xưa cô ấy cũng từng mê mình. Cặp môi dày của gã run lên bần bật. "Sao cô ta còn đẹp đến mê mẩn thế nhỉ. Thân thể cứ săn chắc như thiếu nữ" - Gã thầm rên lên.
    Suốt gần nửa giờ đồng hồ, gã chỉ nhìn dán vào mỹ nhân chứ chẳng dành một giây khắc nào cho cái cơ thể đang ọp ẹp của cô vợ đã ba con của gã. Đúng là một con công và một con gà mái già đứng bên nhau. Mỗi lúc mặt gã lại thêm nghệt ra như ngỗng ... Cô gái nhìn vẻ mặt si tình của gã đàn ông, bật cười thành tiếng. Tiếng cười như muốn nói rằng: "Anh đã thấy chưa? Đã thấy tôi là thế nào chưa? Thế mà ngày ấy anh đã chọn nó chứ không chọn tôi. Đại ngu. Bây giờ thì cứ việc rỏ dãi ra nhé".
    Một lúc sau, cô gái cầm cái sắc đứng dậy. Cô hít hà một cách khoan khoái. Cô sung sướng đến đỏ bừng mặt. "Chà! Thôi thế là đủ. Quá đủ!" - Cô thầm kêu lên đắc chí.
    Cô vếch mặt chào hai vợ chồng rồi ngúng nguẩy ra về.Tới nhà, việc đầu tiên là cô ném cái chân đèn có khắc hai chữ "Phục thù" vào bếp than. Thế là xong. Hơn mười năm nung nấu cho một cuộc phục thù, cô chính là người chiến thắng. Cô hả hê phấn chấn, luôn mồm nói đi nói lại mấy câu: "Đã đời quá đi mất! Đã quá!".
  9. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0

    Lỡ Duyên
    Linh Bảo
    Tại sao cô Sâu Chiếu không bằng lòng kết hôn với cậu Trùn, và tại sao cậu Trùn không chịu cưới cô Chiếu, chim Họa Mi biết rất rõ ràng. Một hôm chim Họa Mi vui chuyện kể lại như sau:
    ?oNgày xưa, dưới một tảng đá kia có một cô sâu Chiếu rất xinh đẹp. Cô nổi tiếng thích làm dáng nhất trong vùng. Cô thường giải trí bằng cách ngắm nghía những bàn chân nhỏ của mình không bao giờ chán mắt. Cô có đúng 1000 bàn chân, nên cô bắt đầu ngắm từ tảng sáng, mãi cho đến hoàng hôn ngày hôm sau mới xong cuộc ?otriển lãm? chân nàỵ
    Nếu có người lỡ vô ý đạp nhằm một trong những bàn chân của cô, cô sẽ giận dỗi cuốn mình lại thật chặt và nằm vạ hàng nửa ngày chẳng thèm nói năng gì với ai cả.
    Cách nhà cô không xa, có một cậu Trùn rất siêng năng cần mẫn. Cậu đào đất suốt ngày và xây rất nhiều đường hầm phức tạp ăn thông với nhau. Cậu sống bình yên, thanh nhàn và rất mãn nguyện trong tòa lâu đài đồ sộ chính tay cậu kiến trúc.
    Suốt ngày cậu Trùn sống và làm việc dưới đất nên thân hình rất bóng, dài và mềm mạị Cậu nổi tiếng là đẹp trai và giàu có nhất vùng, vì thế nên làng trên xóm dưới, những cô Trùn chưa chồng đôi khi vẫn mượn cớ trời nắng, tạt vào nhà cậu xin hớp nước, nghỉ chân một lúc, cốt để gặp cậu tán chuyện vớ vẩn, mong cậu chú ý đến mình, nhưng cậu vẫn chưa hề yêu ai.
    Một hôm, sau một cơn mưa, cậu lên mặt đất hóng mát, tình cờ đi ngang qua tảng đá nhà cô Chiếu . Cậu vừa gặp cô liền cảm thấy yêu cô ngay, và cô Chiếu cũng thế, cô thấy hình như linh hồn đã bị cậu Trùn thu hút mất. Cả hai cùng bị ?otiếng sét của tình yêu?o đánh ngay một lúc.
    Ngay hôm ấy, cậu Trùn đi tìm bà Dế Mèn nhờ bà làm mối giùm. Bà Dế Mèn rất sốt sắng, lập tức đến nhà cha mẹ cô Chiếu làm quen. Bà tán rất khéo, nào là cậu Trùn đẹp trai, thông minh, siêng năng, thật thà, trung hậu, Câu Trùn có một tấm thân khỏe mạnh, có một sức làm việc bền bỉ kiên nhẫn, có những tòa lâu đài đồ sộ mênh mông v.v...
    Cha mẹ cô Chiếu nghe thế vui mừng bằng lòng gả cô ngay lập tức. Khi tất cả họ hàng Trùn biết tin cậu Trùn sắp cưới cô Chiếu đều vặn mình than thở và tỏ lòng thương hại cậu Trùn. Một số bạn thân của cậu bảo:
    - Thế thì chỉ có nước chết! Các anh thử nghĩ xem, cô Chiếu có những 1000 bàn chân. Anh Trùn rồi đây làm việc suốt đời cũng trả không xong những món nợ giầy của cô ta!
    - Cô Chiếu đã nổi tiếng làm dáng nhất vùng, cô ta suốt ngày chẳng chịu làm gì ngoài việc ngắm chân, đi đóng giầy mới, nghĩ các kiểu giầy bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi năm chắc cô ta phải thay đến mấy lượt giầỵ
    - Cứ tính in ít thôi, chỉ 500 đôi giầy thường, 500 đôi đi chơi phố dạo mát, 500 đôi đi mưa, và 500 đôi giầy da rắn để đi dự tiệc là cậu Trùn nhà ta đủ phá sản!
    Về phần các bạn của cô Chiếu cũng phản đối không kém. Một cô nói:
    - Cậu Trùn thì có gì đáng cho chị yêu chứ! Người ngợm gì mà từ đầu đến đuôi chỉ một bàn chân cũng không có. Thật là một con quái vật !
    Một cô khác thêm:
    - Cứ tưởng tượng phải cắt may và giặt áo quần cho một con người vừa dài thườn thượt vừa xấu xí như cậu ấy thì chẳng thà chết đi cho xong! Thât là phí cả công trang điểm!
    Những cô khác cũng kinh ngạc:
    - Tội nghiệp cô Chiếu, từ nay cô ấy sẽ chẳng bao giờ được nghỉ ngơi nữa! Cô sẽ phải lau quét nhà cửa và giặt áo quần cho Trùn suốt ngàỵ Các chị phải biết rằng giống Trùn sống dưới đất bẩn thỉu lắm nhé. Mỗi ngày phải thay đến 10 lần áo là ít:
    - Bộ thế gian hết sâu Chiếu hay sao mà . . . . . !
    Cô Chiếu rất yêu cậu Trùn nên nghe các bạn nói thế thì khổ tâm vô cùng, và cô cũng không thể không do dự suy nghĩ.
    Trong lúc cậu Trùn đang ra sức xây dựng một căn nhà mới đẹp đẽ rộng rãi để làm lễ cưới, thì cô Chiếu đắn đo lo đến cuộc sống và trách nhiệm của cô sẽ phải gánh việc mai sau . Cô tưởng tượng sau này cô sẽ may những cái áo dài thườn thượt cho chồng, lại còn suốt ngày phải giặt, là, những bộ quần áo bẩn chàng thay
    ra. Cô nghĩ đến cô phải lo săn sóc gia đình, làm cho trong nhà được ngăn nắp sạch sẽ và thoáng khí, vì cô không quen ở dưới đất. Suốt ngày cô sẽ phải làm quần quật, lau chùi, quét dọn những tòa nhà vĩ đại, đồ sộ dọc ngang của cậu Trùn đã xây, đang xây và còn xây thêm nữa . . .
    -Chao ơi, thế thì bỏ công trang điểm thực! . . . Còn gì là tuổi xuân ! Cô sẽ biến thành một tên nô lệ bẩn thỉu, quanh năm bị nhốt dươí hầm, không còn được thấy ánh mặt trời, không còn được thở làn không khí trong sạch, thanh khiết, không còn tự do ca hát vui đùa, và nhất là không còn thong thả rảnh rang để ngắm nghía 1000 bàn chân xinh xắn của mình nữa!
    Cô Chiếu nằm dưới hang trong kẹt đá ngẫm nghỉ suốt một ngày một đêm. Cuối cùng cô nhất định từ hôn, mặc dầu lòng cô rất yêu cậu Trùn. Khi cô Chiếu vừa quyết định xong chưa kịp tuyên bố, thì có kẻ đã mách trước với cậu Trùn. Cậu Trùn nghe tin cố Chiếu xinh đẹp không bằng lòng kết hôn với mình, ban đầu cậu rất đau khổ. Cậu thất vọng tưởng chừng như có thể chết ngay được. Cậu quằn quại dưới đất,nước mắt chảy ướt cả một gian phòng cậu đang xây.
    Nếu không cưới được cô Chiếu thì nhà to cửa lớn đối với cậu cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa! Cậu còn xây dựng làm gì và để cho ai ở chứ! Cậu như người mất hồn, không còn thiết tha đến làm việc hay ăn uống đến mấy ngàỵ Trong lúc nằm lịm đi trong đau thương, cậu suy nghĩ và dần dần nhớ đến những lời các bạn đã nói về cô Chiếu. Cậu nghĩ thầm:
    Thật ra thì mình chỉ có một cái xác nhà không chứ làm gì có tiền để mua cho cô ấy hàng nghìn đôi giầy kia chứ! Mình trần thân trụi như mình mà dám cưới cô ấy thì cũng . . . mạo hiểm thực!
    Chiếm được một người không khó, cái khó là làm sao giữ được tâm hồn người ấy, làm sao cho người ấy yêu mình trung thành và vĩnh viễn. . . cậu thấy ngay một sự thật phủ phàng là cậu không đủ điều kiện để làm chồng một cô Chiếu xinh đẹp và xa hoa!
    Cậu tưởng tượng nếu cô Chiếu bằng lòng lấy cậu thì cuộc sống mai đây sẽ như thế nào . Sự sung sướng được sống chung với người yêu có bù được cái khổ của người yêu đem đến không. Người yêu sẽ gây hạnh phúc cho cậu hay làm khổ cậu. Một kẻ nghèo nàn như cậu liệu sắm được bao nhiêu đôi giầy cho vợ! . . .
    Nghĩ đến đấy, cậu tỉnh hẳn người, và thử làm một bài toán giá tiền 500 đôi giầy thường. Chỉ mới tính tiền giầy đi thường thôi cậu đã phát hoảng lên, cuộn tròn cả người lạI . Lúc cậu tính đến số tiền 500 đôi giầy da rắn để cô Chiếu đi dự tiệc, cậu gần chết ngất đi. Cậu vặn người kêu lên:
    - Trời đất ơi! Hàng nghìn đôi giầy thì chỗ đâu mà để!
    Lại còn lúc cô Chiếu mang 500 đôi guốc đi lại trong nhà làm việc thì gian nhà sẽ như thế nào ? Cậu điếc tai lên mà chết. Cậu đã quen sống yên tĩnh, làm việc một cách âm thầm dưới đất, cậu không chịu được một tiếng động ầm ỹ nào . . . Lại còn những chủ tiệm giầy suốt ngày ra vào tấp nập, nào là đo chân, thử giầy, mang giầy đến, đòi tiền giầy v. v. . . và nếu cô Chiếu có bà con hay bè bạn đến chơi nữa thì ôi thôi ! Hàng mấy nghìn đôi giầy, dép, guốc kéo lẹt xẹt, lóc cóc, lách cách vang dội ầm ỹ, lâu đài của cậu sẽ giống như một cái chợ cá tôm . . .
    Mới nghĩ đến đây cậu đã thấy mình là một người đáng thương nhất trên đời! Nhưng may mà cậu chưa cưới cô Chiếu về làm vợ! Cậu sực nhớ ra mình vẫn còn được quyền sống yên tĩnh như mọi bạn Trùn khác, cậu thở dài một cái, nhẹ hẳn người. Sung sướng như vừa trải qua một cơn ác mộng, cậu vội vàng viết cho cô Chiếu một bức thư từ hôn.
    Mối tình đầu của đôi trẻ thế là tan vỡ! Cả hai lại tiếp tục sống theo sở thích của mình. Cậu Trùn vẫn ở trong tòa lâu đài mênh mông, vẫn yêu âm thầm, vẫn cô độc.
    Cô Chiếu vẫn an nhàn sống duới hang đá lạnh lẽo, ngày ngày ngắm những bàn chân bé nhỏ xinh xắn của mình để giải trí. Thỉnh thoảng nhớ đến cậu Trùn, cô không biết nên mừng hay tiếc cho mối tình dở dang. . .
    Thực ra cậu Trùn không hiểu rằng mặt dầu cô Chiếu có đến hàng ngàn bàn chân, nhưng cô chỉ đi chân không, chẳng bao giờ phải cần đến giầy cả. Và cô Chiếu cũng không hề biết rằng tuy cậu Trùn làm việc suốt ngày dưới đất, cậu chỉ mặc độc một bộ áo da và suốt đời không hề bẩn.
    Cũng như những người nông nổi nhẹ dạ chỉ nhắm mắt tin theo lời phê bình vô tội vạ của kẻ khác, họ đã để lỡ mất hạnh phúc suốt đời của mình, nhưng vẫn không biết đã mất mát những gì để mà tiếc thương !
  10. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Phố lá
    Quyen_my
    Lá xoay tròn như múa, lá dập dềnh như sóng. Lá ngả nghiêng như say với gió. Em thích đi về trên phố ấy. Phố lá.
    Không có ai đủ vu vơ để thích cái trò lãng mạn của em.
    Gió se se lạnh mơ màng hát những lời hoang dã, trong trẻo đến độ em cảm thấydù phố xá có ồn ào và bụi bặm đến mấy thì gió và lá vẫn đẹp tinh khôi như cổ tích của mùa. Hàng xà cừ nghiêng đầu về bên trong, lắc mình trút xuống hàng vạn chiếc lá, rải ngập lúc lối đi. Phía ngoài là dòng thác người, và xe cộ, và bụi bặm.
    Lá neo lại trên vai và tóc em, vàng như những chiếc nơ kì diệu.
    Bất chợt em nhìn thấy Hoàng đang cưỡi trên chiếc xe cao ngồng, khuôn mặt lãng tử và từng trải hôm nay đột ngột ngoan hiền như một chú mèo con. Vì quá bất ngờ nên em cứ tròn mắt nhìn Hoàng thật lâu. Hoàng đạp xe đều đều, chậm và vu vơ như không đi đến đâu cả - như vậy. Trên lớp, mỗi lần em và Hoàng chạm mặt nhau, hai đứa chỉ cười xoè với nhau một cái cho phải phrps bạn cùng lớp rồi Hoàng lại cuốn đi theo đám bạn ăn chơi như một cơn lốc, cònem thì chẳng phải bận tâm gì cả. Em gnhĩ, Hoàng sốnhg ào ào, hời hợt như đa số bọn con trai chứ chẳng sâu sắc gì đâu.
    Em đi nép mình về phía hàng cau - để nghe tiếng xạc xào của lá được rõ hơn. Hoàng đi tít ra rìa phố Lá. Hình như cả hai đang cô không nhận ra nhau, hay có lẽ hai đứa không muốn ai phá vỡ khoảng riêng tĩnh lặngcảu mình. Tay ăn chời và trải đời số một cảu lớp ấy cunũg thích vu vơ đạp xe một mình trên phố Lá của em ư?
    Lớp có sinh nhật Lan, Lớp phó đời sống ôm hoa và quà lên tặng. Trong tiếng vỗ tay của cả lớp có tiếng huỳnh huỵch. Là Hoàng. Hoàng nhảy phốc qua bàn rồi vọt ra cửa lớp. Sau năm phú, Hoàng bay vào lớp với ôm hoa dại tím biếc trên tay, lừng lững tiến đến bên Lan, nói một cau ngắn ngủn: "tặng và chúc vui". Cả lớp vỗ tay ầm ỹ. Hoàng lại nhảy về chỗ thản nhiên như không có gì. Gã ăn chơi ngồi cạnh Hoàng, ngay bàn sau, lôi tóc em cợt nhả: "Còn bé, sắp sinh nhật rồi, bé thích gì anh sẵn sàng tìm kiếm, dẫu có phải nhảy xuống vũng nước hay treo lên ổ đất?". Em chưa kịp phản ứng đã thấy tiếng Hoàng nạt nộ: "Mai là con ?" nhà ?" lành, mày làm ơn xê ra được không?" gã kia cười lép vế. Hoàng được bọn gã nể phục như một tay anh chị. Em vừa sợ hãi cách ăn nói ra át gồ ghề rất đời của Hoàng vừa thích thú vẻ phớt bụi và ngang tàng, nhưng đôi khi em xem thường lối sống thác lũ buông thả vô nghĩa của Hoàng.
    Bất ngờ phố Lá mọc lên một quán café mênh mang lá và cỏ. Cả những thân cây gầy guộc được uốn thành những hình thù kỳ dị, quằn quại như bộ mặt của sự đớn đau. Một chốn dừng chân tuyệt vời! Em chọn cho mình một chỗ gần như hoang dã nhất, đầy ắp lá và cỏ, bên cạnh một thân cây hình chú ngựa đang oằn mình tung lên phía trước. Ly café đen đặc vơi dần và sự thanh thản dâng đầy. Khánh Ly đang hát - giọng hát như sự thoát xác của hồn, vừa đau đớn khắc khoải, vưad thánh thiện trác tuyệt, như bay lên mmột thế giới đoạn tuyệt với những bụi bặm toan tiníh đời thường. Một sự tĩnh tại đến thiêng liêng.
    Ai đó chạm vào tóc em , rất nhẹ. Thảng thốt ngước lên, nhận ra Hoàng. "Hoàng thấy chiếc lá đậu trên tóc Mai đẹp quá. Hoàng xin về để ép plastic. OK?". Hoàng ngồi phụt xuống, chẳng cần biết em sẽ giật mình. "Mai thấy Hoàng dị lắm phải không?". "Ừ, Hoàng mà cũng thích đến đây à?" - Em dò xét. Hoàng cười phá lên làm lá cỏ như rung rinh "Ồ, thế thì Mai chưa nhận biết hết về một con người rồi". Rồi Hoàng nhìn như thôi miên vào con ngựa gầy guộc và thảm lá khô cong dưới chân. "Mai cứ tìm hiểu kỹ quán này, sẽ hiểu hết về Hoàng". Sau đó, cả hai cứ ngồi yên lặng, không nói thêm với nhau câu gì. Đến lúc em phải ra về. Hoàng không nhúc nhích. Khói thuốc bay vòng vèo. Em nghe tiếng Hoàng xào xạc như tiếng lá: "Ra ngoài kia ồn ào và bụi bặm lắm. Chợ đời mà. Mai đi trong phố lá ấy, đừng đi ra ngoài:. ". Hoàng không hề biết là em đang rất xúc động.
    Những ngày sau, ở trên lớp, Hoàng vẫn là một tay chọc phá cừ khôi, Hoàng đi muộn về sớm. Hoàng cười đùa ầm ĩ, cợt nhả với tất cả con gái trong lớp. Hoàng chơi bài, cá cược, nói chuyện với lũ đàn em với thứ ngôn ngữ chợ búa ghe người. Hoàng phóng xe bạt mạng với một cô bạn gái tóc ngắn trên phố. Chỉ khi chiều xuống, khoảng khắc hàng cây nghiêng mình trút lá nhiều nhất, Hoàng lại đạp xe bên em, lặng lẽ như một chú ngựa đã mỏi gối chồn chân. Những chiếc lá đậu lên đôi vai áo thủng lỗ chỗ bụi bặm và đậu lên chiếc đầu trọc lóc "gấu" không thể tả của Hoàng ?" như một sự đối lập.
    Lần này là lần thứ tư Hoàng đến ngồi cạnh em, gục đầu xuống ủ rũ. Hình như mỗi khi "có chuyện", Hoàng lại tìm đến bên em - giữa em và Hoàng chỉ có thể tâm sự bằng cây bút. Hoàng xé giấy xoàn xoạt, cắm cúi viết ?""Sao con người ta biết rằng mình đang sống giả dối là không nên. Vậy mà cứ tiếp tục giả dối hả Mai?". Em vừa đọc xong, Hoàng lại rút ngay giấy, viết tiếp "Tẻ nhạt quá! Trên đời này chẳng có gì mới mẻ. Chán". "Hoàng là con ngựa hoang không chịu sự ràng buộc của đôi bánh xe tù túng và cái dây cương của người đời. Chính vì thế mà đời đã quất cho Hoàng những vết roi đích đáng. Đau đớn lắm Mai ạ!". "Chiều nay, nhớ đợi Hoàng cùng về trên phố Lá, Mai nhé". Cái đầu trọc lóc gối bất động trên đôi bàn tay trắng như bột. Trước mắt em là một Hoàng hiền lành ngoan ngoãn đến tội nghiệp. Em sẽ viết gì cho Hoàng? "Hoàng ơi, cuộc sống không hề tẻ nhạt! Có điều chúng ta tự làm cuộc sống tẻ nhạt mà thôi. Hoàng và Mai còn rất trẻ. Cuộc sống có rất nhiều điều lý thú. Chiều, Mai sẽ cùng Hoàng về trên phố Lá. Hãy tin rằng Mai luôn là bạn Hoàng"
    Hình như Hoàng đang thổn thức.
    Phố Lá hôm nay hình như xào xạc hơn vì có tiếng hát của Hoàng. Hoàng vừa đi vừa hát, rồivào quán café, Hoàng lại hát cho em nghe rất lâu những ca khúc Trịnh Công Sơn đẹp như huyền thoại về một giấc mơ về một tình yêu đau đớn khắc khoải. Sau đó, cả hai cùng nghe nhạc cổ điển. Lại thêm một bất ngờ nữa là Hoàng thuộc tên và tác giả của từng bản nhạc. Chiếc lá hôm nào Hoàng nhặt trên tóc em, em ngớ nó bị cuốn tung theo từng bước chân của Hoàng rồi. Nhưng không ,nó đã được ép plastic cẩn thận với dòng chữ xanh biếc "Cuộc sống không hề tẻ nhạt!". Hoàng đưa cho em, cười tâm đắc và gật gật đầu như hỏi "Có phải vậy không?"
    Giờ, thỉnh thoảng Hoàng vẫn phóng xe vùn vụt trên phố cùng cô bạn tóc ngắn và túm tụm phá phách cùng đám tay chơi trên lớp. Đó là lúc Hoàng đang giả dối.
    Chỉ có phố Lá là vẫn âm thầm. Lá xoay xoay như múa. Lá dập dềnh như sóng. Lá ngả nghiêng trên vai người yêu lá. Gió hát những lời trong trẻo sâu lắng đến độ dù phố xá có ồn ào bụi bặm đến mấy thì gió và lá vẫn đẹp tinh khôi như cổ tích của mùa.
    Em thích đạp xe trên phố ấy - Phố Lá có quán café hoang dã và có con ngựa hoang - mỗi lần mỏi gối chồn chân lại tìm đến bên em gỡ mối tâm tư như hai người tri kỷ.

Chia sẻ trang này