1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những truyện ngắn Nga

Chủ đề trong 'Văn học' bởi poney207, 15/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. poney207

    poney207 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Những truyện ngắn Nga

    ...những câu chuyện nhàn nhạt , hơi phù phiếm , có khi dở hơi mà ở đó tôi nhìn thấy sự lạc lõng của mình, những tiếc nuối và thật lạ , dường như cả số phận của mình nữa.( Nếu như có topic nào đã đăng chuyện này rồi thi sorry !)
    .
    ANATOLI AFANAXIEV ( Nga )

    Làm quen
    Hãi hùng trước những ý nghĩ của chính mình về cái chết, mệt mỏi bởi cuộc sống gia đình và bệnh tật, kiệt lực vì thường

    xuyên phải quyết định một điều gì đó, đến tuổi tứ tuần tôi nhiễm phải một thói quen tồi tệ là chốc chốc cứ quay đầu nhìn lại,

    hệt như phiá sau có một người nào đó gọi. Đang bước trên đường bỗng quay phắt lại ,đột ngột. Ngồi trong phòng cũng bất

    ngờ ngoái lại nhìn. Chẳng bao lâu những người gần gũi tôi đã nhận ra điều đó. Đầu tiên là vợ tôi:
    -Sao anh cứ quay quay như một con bọ hung thế ? - cô ta hỏi .
    - Chẳng lẽ bọ hung lại quay quay à ?
    -Tâm địa anh không được trong sạch, nên anh mới quay quay như vậy.
    Xasa Petrovxki, ngồi uống bia với tôi ở vườn hoa Ermitaj, thấy tôi suýt nữa thì bị sái cổ khi đột ngột quay lại nhìn về phía

    quầy, liền giải thích:
    -Cậu bị thần kinh đấy, Victor ạ. Đi khám đi.
    Tôi không đi khám. Mạo hiểm . Vẫn tiếp tục quay lại nhìn. Tôi hy vọng rồi tự nó sẽ khỏi . Trước đây cũng đã có lần bị đau

    mạng sườn mất nửa năm. tưởng mình sắp đi chầu ông vải . Nhưng không, nhức nhối ít lâu rồi khỏi.
    Lần này , quay lại nhìn, tôi trông thấy một cô gái với mái tóc rối bù; cô ta đang khóc.

    Cô bước thất thểu , đầu cúi gằm đi ngay sau lưng tôi; và khi tôi dừng lại, suýt nữa cô xô vào tôi. Rất trẻ , chừng hai mươi

    tuổi, quần jean, những tia nắng mặt trời chiếu qua lần vải bị khúc xạ một cách lạ lùng.
    -Ôi,ôi!- tôi kêu lên.- Lớn thế rồi mà còn vừa đi vừa nhè. Ai trêu em thế ?
    Cô gái không đáp, ngạc nhiên nhìn tôi. Tôi cũng nhìn mình bằng cặp mắt của cô ta và không cảm thấy vui vẻ lắm.
    - Có việc gì thế? tôi hỏi- Ngày nắng đẹp, chim hót líu lo thế kia mà tại sao em lại khóc? Hoàn toàn không thể có lý do nào để

    khóc cả.
    Cô gái mỉm cưồi, lấy ống tay áo dài lau hai má. Những cử động rất duyên dáng, hệt như cánh chim vẫy sắp bay lên.
    -Chim nào hót? Em không nghe thấy .
    -Đấy là anh nói một cách hình ảnh . Ở đây thì không , nhưng chúng đang hót ở một nơi nào đó.
    -Trong rừng ấy à ?
    -Thì cứ cho là ở trong rừng.
    Cô gái thỏ dài và bắt đầu đi vòng sang phía bên trái tôi. Để đi qua mà không chạm vào người tôi, cô phải bước xuống khỏi vỉa

    hè. " Nếu cô ta bỏ đi mất,- tôi nghĩ, - nếu cô ta bỏ đi mất thì...".
    -Hay là , anh có thể giúp em điều gì được không ? -tôi chợt hoảng hốt vì những lưòi này buột ra khỏi miệng tôi như một tiếng

    kêu.
    -Khó lắm- cô gái đáp- anh khó có thể giúp gì em được...
    Tôi không phải vội đi đâu cả và tôi đuổi theo cô.
    -Anh có thể tiễn em một quãng được không ?
    -Tuỳ.
    -Em đừng nghĩ anh là một thằng nhăng nhít ngoài phố đấy nhé. Nhưng em buồn và cô đơn quá! Hay là anh tưởng tượng ra

    thế ?
    -Không cần đâu,- cô cười khẩy hoàn toàn không như kiểu các cô gái.
    Bây giờ thì tôi đã kịp nhìn kỹ cô. Cô thuộc loại người không phải sợ gì trong cuộc đời. Thiên nhiên đã phú cho cô tất cả

    những gì có thể, không hề keo bẩn với cô.Xung quanh những bước chân cô đi vang lên tiếng chuông êm ái, chúng lập tức làm

    cho tôi ngây ngất. Tất nhiên, cũng đáng công quay lại nhìn một cách thường xuyên để không bỏ qua một cô gái như vậy.
    - A, tiệm kem đây rồi! - tôi sôi nổi hẳn lên.- Ta ghé vào một phút chứ ?
    -Ôi !- cô gái nói.- Cái này thì em biết hết rồi.
    -Nhứng anh lại chưa biêt.
    -Thế thì ai cần giúp đỡ ai: annh giúp đỡ em hay là em giúp đỡ anh?
    -Ta vào ăn mỗi người một suất kem, thế thôi.
    -Còn sau đó?.
    -Chia tay nhau, như những con tàu trên mặt biển.
    -Thôi được , đồng ý . Em là Marina.
    Tôi biết rất rõ rằng nếu như cô bỏ đi mất thì tôi sẽ chết.Đây không phải là quầy kem, mà là tiệm ăn "Sôcôla".
    Từ phòng ăn bánh rán và sữa đặc , tôi kéo cô sang quầy rượu bên cạnh. Ở đây chật chội, ngột ngạt, đầy khói thuốc. Vô số

    con trai , con gái ngồi chật ních, đang mê mải trên những chiếc cốc lớn twongf của mình, với vẻ mặt siêu thoát vừa hút cần

    vừa trao đổi với nhau những câu ngắn. Tóm lại là họ đang say sưa, vui vẻ. Tôi lập tức cảm thấy mình bị lạc lõng; còn Marina,

    ngược lại, sôi nổi, hoạt bát hẳn lên. Ánh mắt của những cậu con trai bờm dài cứ bám chặt lấy cô như những vòi móc. Tôi

    cảm thấy tiếc là đầu tóc tôi lại cắt ngắn theo mốt cũ, và không có cả râu lẫn ria. Mà tất cả những cái đó cộng lại với nhau đã

    gần như là bề ngoài của một con người.
  2. poney207

    poney207 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Một cậu con trai- không hiểu là vô tình hay cố ý - thúc vào khuỷu tay tôi, và tôi suýt nữa làm đổ mất vại ****tail. Tôi không nói
    gì, làm như không nhận thấy. Ở bên quầy ăn, tôi với Marina nói chuyện với nhau thật thoải mái, còn ở đây thì không thể nào
    nói được. Với một sự căng thẳng và hồi hộp, tôi lo lắng nhìn cô hút cái chất lỏng mầu xanh nhạt qua cần hút, mắt cô lơ đãng
    lướt phía trên đầu mọi người. Thỉnh thoảng, ánh mắt của chúng tôi gặp nhau, và Marina mỉm cười thân mật, an ủi... Cậu con
    trai bên cạnh tôi lại hích vào người tôi và cười hô hố.
    -Thế nào, anh cố ý thúc vào người tôi đấy à?- tôi hỏi.
    Cậu ta không phải một mình- họ gồm ba tay thanh niên lực lưỡng, và cả bọn trố mắt nhìn tôi như nhìn một thằng điên.
    -Bố già ạ, bố ngồi choán hết chỗ như một đức ông ấy,- cậu ta đáp.- Bố dịch sang một tý.
    -Tôi còn dịch vào đâu nưa?- Mà quả thật, tôi không thể dịch đi đâu được; hoạ chăng là lên đầu gối của Marina.
    -Cái bố già này đi đâu thế này nhỉ?- cậu thanh niên thứ hai nói to vẻ trầm ngâm.-Họ đáng ra phải nằm trước ti vi mà đọc báo,
    đằng này lại cứ đi khắp nơi, tranh hết lũ con gái trẻ của bọn này. Thật quá quất.
    -Tôi không tranh các cô gái của các anh.
    -Ta đi thôi!- Không uống hết, đặt cốc xuống bàn, Marina gọi. Tôi bỏ ống hút sang một bên, uống một hơi cạn cốc của
    mình.Đám thanh niên tiễn tôi bằng một tràng cười hi hí.
    -Anh thấy chưa?- Marina nói- anh làm vệ sĩ thế nào được? Sợ cả bọn trẻ ranh.
    -Anh có sợ đâu.
    -Ra thế?- giọng cô hơi có vẻ khinh thường. Tôi nghe một chiếc răng bắt đầu nhức buốt, chiếc răng mà tháng trước vừa bị troc
    smất miếng hàn.
    -Thực ra mà nói, anh không thích những chuyện cãi lộn, đặc biệt là ở nơi công cộng. Marina ạ, em hiểu không., anh không
    sợ, nhưng cố tránh chúng . Không gì thì thần kinh mọi người cũng căng thẳng lắm rồi, hành hạ mình vô ích làm gì nữa. Bởi vì
    có chứng minh được gì cho ai đâu.Không cho ai cả.
    Cô tỏ vẻ nghi ngờ :
    -Có thật là không chứng minh được cho ai khong ?
    -Con người bây giờ không còn biết nghe nhau nữa. Mỗi người cứ phán theo ý của mình.
    -Một thứ triết lý của ông già.
    -Đó là kết quả của những quan sát đáng buồn,- tôi nói.Chúng ta đã đến bến đỗ tàu điện ngầm.
    -Thôi, em phải đi đây, chào đồng chí bi quan, - cô chìa bàn tay ra cho tôi. " Nếu cô ấy bỏ đi mất ..." -tôi nghĩ thầm.
    -Hay là ta đi dạo thêm một lát nữa?
    -Em phải đi đến chỗ bà.
    -Thì anh đi cùng em.
    Marina bối rối, tối thấy là cô rất bối rối. Cô không muốn làm tôi giận. Khoảng cách về tuổi tác, giọng nói lịch sự của tôi, và
    nhiều điều khác nữa ,- tôi thấy hết.
    -Chẳng lẽ anh không vội về nhà sao? Anh không có vợ à?
    -Có chứ. Một vợ, hai con. Nhưng họ không đợi anh.
    -Tại sao?
    -Đó là một vấn đề phức tạp.
    Tôi đã nói dối. Mọi người ở nhà rất đợi tôi là khác. Tôi cần phải mua bánh mì và sữa về trước bữa tối...
    -Thôi được,- cô gái gật đầu- Thì ta đi thôi. Bà sẽ cho chúng ta uống trà. Không xa đâu, ở đại lộ Hoà Bình.
    Bà của cô gái đã một trăm tuổi. Làm sao bà có thể sống, xoay xở được một mình? Khi chúng tôi bước vào, bà nằm trên
    giường, quấn kín chăn, trông giống như một chiếc kén có sọc. Nhìn thấy chúng tôi, bà phát ra tiếng rít sung sướng và nhỏm
    lến đón gặp chúng tôi, tiêu phí cả một khối năng lượng để ngồi dậy. Marina ôm hôn bà rồi ấn bà nằm lại xuống giường.
    Ai đấy?- bà già hỏi, cặp mắt cận thị nhoe nheo nhìn về phía tôi.
    -Người quen của cháu bà ạ. Một người rất tốt bụng.
    -chúng ta thì ai mà chẳng tốt bụng...Ten là gì?
    -Cháu là Victor Petrovit ạ.
    -Cháu là con nhà ai, hở Victor Petrovit ? Có phải là cháu của nhà Xamokhin không đấy ?
    -Không ạ.
    -Mặt trông có vẻ giông giống . Thế cháu định làm gì với Marina của già đấy?
    Marina khoái trá phá ra cười, cô rất thích câu hỏi của bà lão.
    -Anh ấy chẳng làm gì với con đâu, bà ạ. Anh ấy uống trà rồi đi thôi.
    Nhưng bà lão hình như nghi ngại tôi một điều gì đó không giải thích nổi, và trong khi ngồi uống trà mỗi lần tôi chìa tay ra để lấy
    đường hay bánh qui là bà lại sợ hãi né người sang bên. Marina cười đến đứt hơi, thậm chí toát cả mồ hôi, Tôi cảm thấy như
    đã quen biết cô từ lâu, và có cảm tưởng rằng mình đã có lần ngồi trong căn phòng với những bức tường dán giấy mầu hồng
    nhạt này. Chỉ có không nhớ là bao giờ và với lý do gì. Những chuyện như thế cũng đã từng xảy ra với tôi trước đây. Nếu như
    tôi được ấm áp và yên tĩnh, thì tôi lại có cảm giác như đấy là sự lặp lại một điều gì trước đó, còn nếu như gặp phải chuyện
    rủi ro , mêt mỏi, thì bao giờ tôi cũng nghĩ rằng đấy là lần đầu xảy ra và khó lòng có thể tồi tệ hơn...
  3. poney207

    poney207 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Khi chúng tôi đã uống hết hai chén chè hương, bà lão bỗng sực nhớ ra:
    - Marina, thế cháu có mang thuốc đến không?
    - Ôi, cháu quên mất rồi, bà ạ. Trí nhớ cháu tồi tệ quá chừng. Nhưng anh Victor sẽ chạy đi mua giúp ngay bây giờ mà. Được
    không anh Victor? Hiệu thuốc ở gần đây thôi. Anh đi hộ nhé? - ánh mắt vừa thật thà vừa tinh nghịch, cặp lôngmày nhướn cao
    tin cậy. Tôi cầm lấy đơn và đi tìm hiệu thuốc.
    Tôi vào trạm điện thoại tự động, gọi về cho vợ thông báo rằng sẽ về nhà không sớm hơn sau hai ba tiếng đồng hồ nữa.
    - Lại say sưa rồi! - tiếng vợ tôi hét lên độc địa xuyên qua suốt cả thành phố.
    - Không, anh không say sưa đâu, - tôi trịnh trọng đáp và treo ống nghe lên. Tôi không say sưa thật, nhưng lại say một cơn
    say giống như giấc mơ. Và ở một nơi nào đó rất sâu trong thâm tâm của tôi đang cựa quậy nỗi sợ hãi và xấu hổ, nhưng tôi
    không muốn tỉnh giấc. Tại quầy thuốc, bà dược sỹ xem xét tờ đơn thuốc của tôi rất lâu rồi bất ngờ hỏi:
    - Họ tên?
    - Họ tên của ai? Của tôi ấy à ?
    - Của người dùng thuốc.
    Bà dược sỹ nhìn tôi vẻ giễu cợt không che giấu, còn trong hàng có người nào đó hầnm hừ khô khốc.
    - anh nhặt được tờ đơn này ở đâu à ? Anh có biết thuốc gì đây không?
    - Thuốc tim, - tôi đáp, cố giữ vẻ bình thản. Tôi biết rằng mình có thể rơi vào chuỗi những chuyện rủi ro mà để thoát ra không
    đơn giản, nhanh chóng. Nhưng may sao không phải là hôm nay. Tốt nhất là không phải hôm nay.
    - Một bà hàng xóm già và đau ốm nhờ tôi đi mua mà.
    Bà dược sỹ, không ngẩng nhìn lên, khẽ lắc đầu vối vẻ trách móc, im lằng dùng bút chì gạch lên tờ đơn.
    - Nhưng sao lại thế...
    - Anh lại quầy trả tiền...
    Tôi trả năm rúp bốn mươi côpếch, nhận được ba hộp nhỏ rất đẹp và nói: " Cám ơn chị ".
    Bước ra đến phố cạnh hiệu thuốc, tôi bắt đầu tỉnh lại. Bất ngờ như tuyết lở trên núi xuống, tôi trông thấy mình như một kẻ khác, với những gói thuốc thảm hại , người ngợm cũng thảm hại, vô nghĩa, bám lấy cô gái chưa quen biết, không biết, không hiểu để làm gì. Tôi trông thấy khuôn mặt nhợt nhạt, ủ rũ của mình trong bóng tối. Và tôi còn nhớ lại vô số những hành động nhục nhã và vô nghĩa của tôi vừa xảy ra mới đây; trong số đó thì cái hành động hôm nay của tôi còn lâu mới là thảm hại và vô nghĩa nhất. Và không hiểu bằng cách nào đó trong một khoảnh khắc tôi kịp nhìn thoáng thấy tất cả những năm tháng trống rỗng đang đợi tôi ở phía trước, còn ở cuối là cái điểm chót khủng khiếp khi tôi một lần trút hơi thở nhắm mắt vĩnh viễn - ôi, làm sao có thể diễn đạt bằng lời cái nỗi buồn xâm chiếm lòng tôi và đè gục tôi xuống đất! Đôi chân trở nên mềm nhũn, dường như chúng đã bị rút hết xương cốt, và tôi buộc phải lê đến bên một chiếc ghế dài ngồi xuống. " Cái gì thế này nhỉ. - toi nghĩ, lắc mạnh đầu, như một con ngựa xua bầy mòng bâu quanh.- Lú lấp mất rồi. Bà lão tội nghiệp đang đợi thuốc mà mày,...đồ hèn".
    Tôi đứng dậy và bước đi.
  4. poney207

    poney207 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Marina ra mở cửa , cô cười với tôi. Gương mặt cô, với những lúm đồng tiền dịu dàng trên má, đôi mắt cháy bỏng, trong
    sáng, - cô xinh đẹp hơn tất cả những gì tôi đã gặp trên đời.
    - Thuốc đây, - tôi chìa mấy chiếc hộp ra.
    - Anh vào nhà đi chứ!
    - Anh phải đi đây, xin lỗi em.
    Cô ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên của cô gợi cho tôi nhớ đến một điều gì đó đã bị mất đi của tuổi thơ, một điều gì đã rất quý giá,
    không trở thành hiện thực.Buổi chiều hôm nay tôi trải qua những sự thay đổi tâm trạng rất nhanh chóng. Vào đúng cái
    khoảnh khắc khi tôi trông thấy gương mặt cô cùng với nụ cười và sự ngạc nhiên của cô, lập tức tất cả những gì đen đủi,
    những gì rỉ độc trong ngực tôi liền tan biến, tâm hồn nghe vừa ấm nồng vừa rạng rỡ. Cớ gì mà rên rỉ, tuổi tác của ta thì có làm
    sao, bao nhiêu điều còn có thể xảy ra và lấp lánh huy hoàng đầy mới mẻ.
    Được poney207 sửa chữa / chuyển vào 22:46 ngày 18/03/2005
    Được poney207 sửa chữa / chuyển vào 12:56 ngày 19/03/2005
  5. poney207

    poney207 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    - Anh kỳ cục thế nào ấy , - Marina trầm ngâm nói.- Sao lại thế? Bây giờ chúng ta sẽ chào bà rồi đi về cùng nhau.
    - Thế em có muốn cùng nhau không?
    - Muốn, - cô không bối rối. Sự chân thành của cô như một cái tát...
    ...- Bà già yếu như vậy , làm sao có thể sống một mình được ? - tôi hỏi. Chúng tôi bước trên đường phố chạy dọc theo bờ
    sông lộng gió chiều ẩm ướt, nhưng tôi không dám đưa chiếc áo vét của mình cho cô.
    - Sống như thế đấy. Bà gàn lắm. Không chịu đi khỏi ngôi nhà ấy. Ông vừa mới mất mùa xuân năm ngoái. Bà cũng muốn
    được chết ở trong căn nhà này, anh hiểu không?
    Điều đó thì tôi hiểu.
    - Nhưng dù sao...
    - Em thường ngủ lại với bà, nhiều khi sống ở đó cả tuần lễ. Chỉ có bây giờ em đang bận thi.
    - Em thi trường nào?
    - Trường y. Thi lần thứ tư. Hôm nay vớ phải điểm ba. Có lẽ lại trượt lần nữa. Thật không may, bực muốn chết.
    - Vì vậy mà em khóc đấy à ?
    - Vâng.
    Tôi khẽ húng hắng vẻ giễu cợt.
    - Thế nghĩa là thế nào? - Marina nghiêm khắc hỏi.
    - Anh cho là kì cục. Chỉ một điểm ba vớ vẩn nào đó mà cũng nước mắt, cũng đau khổ! Bao nhiêu chuyện vặt vãnh cứ hành hạ,không cho ta sống. Đến lúc nhìn lại - hừ, quỷ quái thật. - Vì cái gì mà ta vật vã, tiêu phí mình! Trong lúc đó cuộc đời cứ trôi qua lặng lẽ, không nhận thấy. Nhưng về điều đó thì không hiểu sao chúng ta lại không ai khóc cả.Trong chuyện này không hiểu sao chúng ta lại thản nhiên một cách đần độn.
    - Anh bao nhiêu tuổi rồi, anh Victor ?
    - Gần bốn mươi. Hết thời rồi. Giai đoạn khủng hoảng của người vượn Neandertan.
    - Anh nói như một ông già.
    - Thì anh đúng là một ông già mà. Chỉ có điều còn ít nhiều hiếu động.
    Tôi bỗng cảm thấy thương hại bản thân mình, thương hại đến mức không thể nào thương hại hơn được nữa. Không biết đã là lần thứ mấy tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt trong cạm cò ke, nó cứ kéo lê theo sau tôi trên mặt phố nhựa và khua ầm ĩ.
    "Marina không phải là lối thoát, - tôi nghĩ, - đây là một ảo tưởng mới. Thế còn lối thoát ở đâu? Lối thoát từ cái gì? Tôi cởi áo vét và khoác lên vai cô. Marina co rúm người lại và nói:"Merci". Không bỏ tay ra, tôi kéo cô lại gần mình và hôn lên một nơi nào đó cạnh mũi.
    - Táo tợn gớm! - cô nói - rất theo kiểu đàn ông.
    - Suốt đời anh mơ ước được hôn một cô gái như thế.
    - Anh đã hôn rồi đáy. Bây giờ thì sao?
    Không hiểu được là cô có giận hay không? Ít ra thì cô không có ý muốn hôn hít với tôi. Tôi cũng không có ý muốn hôn cô. Chỉ là không chủ tâm vậy thôi.
    - Bây giờ có lẽ đã đến lúc phải về nhà. Gần mười hai giờ rồi.
  6. poney207

    poney207 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Cô gật đầu , không nhìn tôi. Có thể cô nghĩ rằng tôi sẽ chạy bổ đi tìm taxi, nhưng tôi không còn tiền. Bằng tàu điện ngầm và ô
    tô buýt, chúng tôi đã đi đến được nhà cô sau bốn mươi phút, trong suốt bốn mươi phút đó chúng tôi đồng lòng im lặng. Sự
    im lặng không làm cho tôi cảm thấy nặng nề, tôi nghĩ rằng thế là lại thêm một ngày mữa đã qua, đã rơi vào dòng quên lãng, và
    nếu nó để lại được dù chỉ là một mẩu hồi ức cỏn con thì cũng đã là tốt lắm rồi.Nghĩ về điều đó tôi không buồn lắm, vì có
    Marina ngồi bên cạnh. Cô nhíu mày, thỉnh thoảng lại liếc nhìn sang tôi, dường như muốn hỏi một điều gì đó. " Nào ,cứ hỏi đi,
    xin mời. Hỏi điều gì cũng được". Trong lòng tôi âm ỉ một cảm giác, rằng giữa chúng tôi đã xảy ra một điều gì đấy khác
    thường, có những sợi dây xiềng ngọt ngào nào xích buộc chúng tôi lại với nhau, nhưng chúng tôi phải vĩnh viễn chia lìa nhau
    vì quyền lực của những hoàn cảnh ác nghiệt.
    - Kia kìa, cửa sổ của phòng em trên tầng mười hai ấy, - Marina chỉ tay lên trời. - Anh thấy không ?
    - Đâu, ở đâu?
    - Ô cửa thứ chín tính từ bên trái.
    - À, thấy rồi. Cao quá.
    Tôi cố sức vươn dài cổ ra, tỏ ra rằng hoàn toàn ý thức được tầm quan trọng của thời điểm hiện tại. Tất cả các cửa sổ, có
    đèn và không có đèn, hoà vào nhau thành một tấm tranh ghép mảnh lồi lõm khó chịu. Chúng như chọc vào mắt tôi.
    " Tại sao Marina không xuống xe đi? - tôi bối rối.- Cô ấy còn cần gì nữa?"
    - Thôi tạm biệt anh nhé, ông già!- cô chào tôi.
    - Em chuẩn bị tốt cho môn thi sau nhé. Nhưng đừng quá sức đấy,- tôi khuyên.
    - Anh có muốn em cho số điện thoại không?
    - Emcho anh đi! - tôi vui mừng đáp.
    Cô đọc bảy chữ số, nhưng chúng lập tức nhảy khỏi đầu tôi.
    - Anh không quên chứ?
    - Thà chết còn hơn.
    Và lúc đó Marina làm cái việc mà đáng ra không nên làm: cô đứng nhón chân và khẽ lướt đôi môi của mình vào môi tôi.
  7. poney207

    poney207 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Bà vợ của tôi, Galina Grigorievna, từ lâu đã tạo ra một tục lệ không đẹp lắm : hễ tôi về muộn là cô ta khoá trái cửa lại, đứng ngoài không thể nào mở được. Cô ta hãm tôi ở trước cánh cửa đóng kín không ít hơn mười- mười lăm phút. Và lần này cũng vậy. Nhờ ơn trời là đêm đã khuya nên không ai bắt gặp tôi trong tình trạng nhục nhã đó. Tôi liên tục bấm chuông, cách từng quãng ngắn, và hình dung ra rất rõ cảnh Galina nằm trên giường, đọc sách và cười khẩy một cách độc địa. " Cô ta làm như vậy để làm gì nhỉ ?" - tôi nghĩ thầm, hoảng hốt lắng nghe từng tiếng động nhỏ ngaòi cầu thang. Lũ trẻ suốt ngày chạy nhảy chắc đã ngủ như chết. Cuối cùng , tôi nghe thấy tiếng bước chân cô ta lười biếng kéo lê trên sàn nhà.
    - Ai đấy?
    - Mở cửa ra, Galina.
    - Nhà này mội người đều ở nhà cả.
    Thêm một phút - và tôi được vào ở trong căn nhà của chính tôi.
    - Chơi bời chán chưa ! - Galina thì thầm rít lên. Trên người cô ta khoác một chiếc áo váy cũ đã sờn ở khuỷu tay, từ phía trong lộ ra tấm áo ngủ trắng nhàu nát. Khuôn mặt sưng nặng, mệt mỏ, với những quầng thâm dưới mắt. Tôi nhìn cô ta với vẻ mặt của một người không có lỗi mà phải chịu đau khổ- đấy là vợ tôi, mẹ của những đứa con tôi, một người vừa ruột thịt, đồng thời vĩnh viễn xa lạ. Tôi thương vợ tôi đến chảy nước mắt, và tôi vẫn yêu cô như xưa. Tất cả những biến đổi thay da đổi tóc xảy ra với tôi thì cũng xảy ra với cô. Sau nhiều năm dài cô đã trở thành một phần bản chất của tôi, đôi khi đáng ghét, đôi khi cần thiết như một hớp nước...
    Được poney207 sửa chữa / chuyển vào 12:54 ngày 19/03/2005
  8. poney207

    poney207 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Tôi xuống bếp, bật bếp hơi, đặt chảo khoai tây và thịt băm viên lên hâm lại cho nóng. Galina bám gót theo sau:
    - Thế nào, người ta chưa cho ăn à ?
    Tôi im
    - Anh không muốn trả lời? Anh muốn ăn ?! Còn phải nói, quan lớn trở về nhà mà. Mau mau dọn cho quan lớn ăn! Còn tôi, luôn
    tay luôn chân, suốt ngày ở cơ quan, về nhà con cái cơm nước, - thì điều đó chẳng liên quan gì đến ai cả...Làm sao mà cái số
    tôi nó thế, hả đồ ác ôn hung bạo? Chẳng lẽ anh không có gia đình sao? Trả lời đi ! Đừng có mà ngậm mồm thế kia !
    - Galina, em lấy đâu ra những từ như thế ? " Ác ôn" , " hung bạo". Galina, ôi, Galina !
    Quá muộn . Cô ta đã rú rít lên, cơn nức nở đã lay chuyển cả người cô ta như một chập động kinh, tay cô ta đã múa lên sát
    mũi tôi.
    - Hu hu, nah đã làm hại cả đời tôi. Tôi đã tiêu phí cuộc đời cho ai ! Anh thử nhìn vào gương xem mình giống ai. Những người
    khác vào cái tuổi của anh...
    Nói chung là toàn bộ chương tình thường diễn. Những lời buộc tội - nào là ích kỷ, nào là nghiện ngập, nào là sa đoạ... tất cả
    những tội lỗi tồn tại trên đời. Quan những lời hừng hực lẫn lộn nước mắt của Galina hiện ra hình ảnh một kẻ đểu giả bất trị
    với những tư chất xấu xa của một gã ngông cuồng nhục dục. Đó là tôi. Cái chính là cô ta hét to đến nỗi tất cả láng giềng hai
    bên đều nghe thấy và lũ trẻ phải thức dậy. Khuyên ngăn cô ta là vô ích, mỗi lời của tôi lúc này chẳng khác gì một khúc gỗ khô
    ném vào đống lửa đang rừng rực cháy. Rầu rĩ vừa gật đầu vừa nhăn mặt, tôi ngồi ăn thịt băm viên với bánh mì, gần như không
    nhai, cứ thế nuốt chửng. Chẳng bao lâu sau, tôi cảm thấy trog cơn cuồng nộ của cô ta đã có sự mệt mỏi, liền ngập ngừng
    nói chen vào:
    - Galina, em biết không, anh muốn bàn cùng em một việc rất quan trọng.
    - Cái gì?
    - Người ta đề nghị anh phụ trách khu vực số 3...em nhớ không, anh đã nói với em rồi đấy. Họ thêm chừng năm chục và công
    việc cũng độc lập.
    - Nói láo ! Bịa một cách trắng trợn!
    - Thật đấy, Galina ạ! - Điều tôi nói quả là sự thật, nhưng không phải tất cả. Khi người ta đề nghị tôi phụ trách khu vực, tôi liền
    lập tức từ chối. Lãnh đạo lãnh điếc cái thá gì tôi. Cứ để cho người khác lãnh đạo tôi cho ra trò cái đã.
    Vợ tôi lập tức nguôi cơn. Hãm lại tức thời hệt như vận động viên chạy đua dừng lại giữa cự li. Nếu cô ta biết được toàn bộ
    sự thật, chắc tôi sẽ phải trả giá. Nhưng điều đó là sau này.
    - Anh Victor, nếu thế thì hay quá.
    - Còn phải nói.
    Trong náh mắt cô ta lộ vẻ phân vân:
    - Nhưng anh có mừng không?
    - Rất mừng. Mặc dù có thể vấp phải những khó khăn không lường trước được...
    - Anh uống trà nhé ?
    - Em đi nằm đi...
    Cô ta ngoan ngoãn khoác áo, hiền lành đi ra.
    Trong phòng trở nên yên lặng, và cảkhu nhà, cả khắp mọi nơi cũng yên lặng. Ấm trà reo sôi ấm cúng. Tiếng nước từ vòi để
    hở nhỏ từng giọt , từng giọt.
    Ngày mai sẽ bắt đầu bằng buổi sáng.
    Tôi ngồi uống trà, gặm bánh mì và nhìn qua khe màn ra ngoài cửa sổ. Tôi thích nhìn Matxcơva đang tỏng giấc ngủ . Nếu nhắm
    mắt lại và cố hết sức lắng nghe, thì có thể cảm thấy được những tiếng thở dài trong đêm nặng nề của thành phố, gần hệt
    như tiếng thở của con người.
    " Ngày mai bắt đàu bằng buổi sáng, - tôi nghĩ .- Cô gái Marina tuyệt vời - nhưng than ôi, không phải dành cho tôi! - sẽ thức
    dậy ,và vợ tôi cũng thức dậy, và các con tôi cũng thức dậy. Sẽ xảy ra những sự kiện nào đó mà tôi sẽ tham dự vào. Tôi sẽ
    làm một cái gì đó, và sẽ có những việc nào đó tôi lại không kịp làm. Không quan trọng. Cần phải sống. Cần phải sống. Đã lập
    gia đình, sinh con đẻ cái - thì hãy sống. Sống vì những ai sẽ thức dậy sáng mai."...
    - Nhiệt độ Michia thế nào? -tôi hỏi ( sáng nay thằng bé ho nhiều. )
    - Bình thường.
    - Tốt lắm. Em có mệt không?
    - Việc gì đến anh. Cám ơn anh đã nhớ tới.
    - Thôi được, Galina, đừng cằn nhằn nữa. Vô tuyến có gì không ?
    - Đủ thứ vớ vẩn.
    - Thế đấy. Chúc em ngủ ngon nhé.
    - Anh thì đêm nào cũng ngủ ngon.
    Trước khi lặn vào vực sâu của giấc ngủ ,tôi cố nhớ lại số điện thoại của Marina. Và đã nhớ ra. Quả thực , tôi đã nhớ ra!
    Năm chữ số đầu tiên là 43456....
  9. Rosebaby

    Rosebaby Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    0
    Truyện đến đây là hết rồi sao? Không có lẽ nào lại như thế
  10. poney207

    poney207 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    V.RAXPUTIN
    RUĐÔNPHIÔ
    Lần đầu tiên hai người gặp nhau trên một chuyến tàu điện. Cô gái chạm vào vai anh, và khi anh mở mắt ra, cô gái chỉ vào cửa
    sổ mà bảo :
    - Anh phải xuống rồi đấy.
    Tàu đã dừng lại, anh len lỏi ra cửa rồi nhảy xuống theo cô. Cô gái còn rất trẻ con, tuổi chừng mười lăm, mười sáu, không
    hơn, điều đó anh nhận ra ngay lập tức khi nhìn thấy khuôn mặt bầu bĩnh mà cô hướng về phía anh chờ được cám ơn.
    - Cám ơn em. - Anh nói - suýt nữa anh đi quá bến.
    Anh cảm thấy nói thế với cô chưa đủ, liền thêm:
    - Ngày hôm nay kinh khủng thật. Anh mệt quá. Thế mà đến tám giờ lại có người hẹn gọi điện nữa chứ. Em cứu anh thoát
    nạn đấy.
    Có lẽ là cô gái mừng rỡ, và hai người cùng chạy sang đường, cùng ngoái lại nhìn một cái ô tô vút qua. Tuyết vẫn rơi và anh
    nhìn thấy cái gạt nước đang " quét tuyết " trên kính chắn gió. Hễ khi nào có tuyết, cái thứ tuyết mềm mại, bông bông, tựa
    như đâu đó trên đầu mình có người đang rắc rắc cho tung ra những cánh chim tuyết dị thường- thì mọi người như không
    muốn về nhà ngay. " Mình nghe điện thoại rồi lại ra đường". Anh nghĩ thế rồi quay sang cô, phân vân không biết nói câu gì, bởi
    lẽ im lặng quá lâu là điều bất tiện. Nhưng anh chẳng hề có ý niệm là với cô thì nên nói gì, không nên nói gì, cho nên anh cứ
    suy đi tính lại mãi, cuối cùng, cô gái nói trước:
    - Em biết anh rồi !
    - Em biết anh cơ à ? - Anh ngạc nhiên - làm sao biết được ?
    - Anh ở nhà số một trăm mười hai, còn em ở nhà một trăm mười bốn. Trung bình cứ mỗi tuần hai lần chúng ta cùng đi chung một tàu điện. Có điều là anh không để ý đến em thôi.
    - Hay đấy.
    - Có gì mà hay ? Chẳng có gì hay cả. Người lớn các anh thì chỉ chú ý đến người lớn, tất cả bọn anh đều ích kỷ thượng hạng.
    Anh nói xem có phải thế không?
    Cô quay đầu sang phải để liếc chéo sang bên trái từ phía dưới lên mà nhìn anh. Anh e hèm một tiếng, không nói câu gì, bởi vì
    anh vẫn chưa hiểu nên nói thế nào với cô, có thể nói gì và không thể nói gì.
    Họ đi mấy phút im lặng, cô gái nhìn thẳng trước mặt, rồi cứ nhìn thẳng như thế, cô nói một câu tỉnh khô.
    - Anh chưa xưng tên đấy nhé.
    - Em cần biết làm gì?
    - Cần chứ. Mà có gì đặc biệt đâu? Không hiểu sao một số người cho rằng em muốn biết tên một người thì em thành ra không đứng đắn với người đó.
    - Được thôi, - anh nói. - anh hiểu rôi. Nếu em cần thì anh nói, tên anh là Ruđônphơ.
    - Là gì cơ ?
    - Ruđônphơ ? - Cô phá lên cười.
    - Sao thế ?
    Cô gái cười to khiến anh phải dừng bước nhìn sang.
    - Ruđônphơ. - Cô gái chụm môi lại nói, rồi lại cười như nắc nẻ- Ruđônphơ. Em nghe cứ như tên voi trong chuồng thú ấy.
    - Cái gì ?
    - Anh đừng giận. - Cô đập tay vào tay áo anh - Nhưng , nói thật đấy, tên anh nghe buồn cười lắm. Làm sao mà không cười
    được?
    - Em trẻ con quá.- Anh bực bội nói.
    - Tất nhiên là trẻ con rồi, còn anh thì rõ là người lớn.
    - Em bao nhiêu tuổi ?
    - Mười sáu.
    - Còn anh hai tám.
    - Thì em đã nói rồi: anh là người lớn, tên anh là Ruđônphơ.
    Cô gái lại cười thành tiếng, vừa cười vừa thích chí ngước mắt từ trái sang nhìn anh.
    - Còn tên em là gì?- Anh hỏi.
    - Tên em à ? Anh không đoán được đâu.
    - Anh chẳng dại gì mà đoán.
    - Mà có đoán cũng chẳng trúng. Tên em là Iô.
    - Gì cơ?
    - Iô.
    - Anh không hiểu được.
    - Iô. Có gì đâu. I có chấm . Ô có mũ ấy mà. Iô.
    Ruđônphơ ngỡ ngàng đến đột ngột. Không kìm được, anh cười phá lên, người chao hết ra phía trước lại ra đằng sau như
    một quả chuông rung. Chỉ cần nhìn vào mặt cô là anh lại cười vang to hơn nữa.
    - Iô. - Anh nói từ trong cuống họng- Iô.
    Cô gái nhìn quanh chờ đợi. Đến chừng anh thôi cười cô mới giận dỗi:
    - Buồn cười hả anh? Có gì mà buồn cười, Iô - Một cái tên bình thường như những cái tên khác.
    - Xin lỗi em. - Anh nghiêng đầu sang phía cô, mỉm cười- anh thấy buồn cười thật. Thôi, thế là hoà nhé.
    Cô gái gật đầu.
    Nhà cô gái hiện ra trước, nhà anh ở phía sau. Đến cửa vào, cô hỏi:
    - Điện thoại nhà anh số bao nhiêu ?
    - Em biết mà làm gì? - Anh nói.
    - Anh sợ à ?
    - Đâu phải thế ?
    - Người lớn sợ hết mọi thứ trên đời.
    - Đúng vậy. - Anh đồng ý.
    Cô gái rút găng tay để lộ bàn tay thon thả đưa về phía anh. Bàn tay dịu dàng, lành lạnh. Anh nắm tay cô.
    - Thôi, chạy vào nhà đi, Iô.
    Anh lại cười thành tiếng.
    Chạy đến cửa, cô dừng lại.
    - Bây giờ lên tàu anh có nhậm ra em không ?
    - Còn phải nói, nhận ra ngay ý chứ.
    - Chào anh, hẹn chuyến tàu tới...- Cô giơ tay lên quá đầu.
    - ...Chuyến tàu chúng ta cùng đi.- Anh thêm.
    Hai ngày sau anh đi công tác lên mạn Bắc, hai tuần sau nữa mới về. Vào thành phố, anh đã thấy cái hương vị say nồng khi
    mùa xuân đến, cái mùa xuân gột bỏ cho anh như luồng gió ấm thổi bay tro bụi, cái mơ hồ mờ mịt của mùa đông. Sau những ngày đầy sương phương Bắc anh về đây thấy cái gì cũng trong sáng hơn, âm vang hơn, đến cái tàu điện cũng vậy.
    Thấy anh về, vợ anh bảo ngay:
    - Ở nhà ngày nào cũng có một cô bé gọi điện đến đấy.
    - Cô bé nào ? - Anh thờ ơ và mệt mỏi hỏi.
    - Biết đâu được? Em tưởng anh biết chứ.
    - Chịu.
    - Cô ấy làm em phát ớn.
    - Tào lao ấy mà. - Anh gượng cười.
    Anh đang tắm thì chuông điện thoại réo gọi. Vọng qua cửa là tiếng vợ anh trả lời: " Về rồi, đang tắm, vâng, lát nữa nhé". Đến
    lúc anh sắp đi nằm lại thấy réo chuông.
    - Tôi đây!- Anh đáp.
    - Ruđich, thế là anh đã về rồi đấy à, chào anh! - Một giọng sung sướng vang lên.
    - Xin chào. - Anh thận trọng đáp - Nhưng chị là ai đấy?
    - Anh không nhận ra giọng em à ? Chán quá, Ruđich...Em đấy, Iô.
    - Iô.- Anh nhớ và bất giác cười to - Xin chào Iô. Em đặt cho anh cái tên hay quá.
    - Hay chứ. Anh có thích không?
    - Ngày xưa, hồi anh bằng tuổi em bây giờ, người ta cũng gọi anh bằng cái tên ấy.
    - Đừng có lên mặt đi anh.
    - Đâu có, cái cô này...
    Hai người cùng im, một lát, không đừng được, anh hỏi:
    - Có chuyện gì thế Iô?
    - Ruđich, cái chị ấy là ai thế, vợ anh à ?
    - Ừ.
    - Sao anh không bảo em rằng anh đã có vợ rồi?
    - Xin lỗi em,- anh nói đùa. - Anh đâu biết rằng chuyện ấy lại quan trọng.
    - Quan trọng chứ. Thế anh có yêu chị ấy không?
    - Yêu chứ. Anh đáp - Iô, em nghe này: đừng gọi điện cho anh nữa nhé.
    - Anh sợ rồi, cô gái dài giọng, - Ruđich, anh đừng nghĩ gì nhé. Tất nhiên anh cứ sống với chị ấy, nếu anh muốn, em sẽ không
    phản đối. Nhưng bảo em không gọi điện thoại thì cũng không nên. Biết đâu em có việc thì sao.
    - Việc gì? - Anh vừa cười vừa hỏi.
    - Việc gì à ? Ờ ...ờ...thí dụ, có một bài toán tháo nước từ bể này sang bể kia mà em không làm được chẳng hạn. - Cô chống
    chế. Như thế được chứ ?
    - Anh chả biết.
    - Tất nhiên là được. Còn chị ấy thì anh đừng sợ, Ruđich, chúng mình là hai người mà chị ấy chỉ có một.
    - Sợ ai ? - Anh không hiểu.
    - Vợ anh ấy.
    - Tạm biệt nhé, Iô.
    - Anh mệt à ?
    - Ừ.
    - Thôi vậy, " bắt chân" em rồi ngủ nhe.
    - Ừ, " bắt chân " em.
    - Ngủ ngay đi, đừng nói chuyện với chị ấy nữa.
    - Được rồi. - Anh cười to - Không nói chuyện đâu. Chưa thôi cười, anh quay sang chỗ vợ.
    - Đấy là cô Iô. - Anh nói - tên cô ấy thế đấy. Hay nhỉ ?
    - Hay thật. - Vợ anh đáp, vẻ chờ đợi.
    - Cô ấy không giải được bài toán có hai bể nước. Cô bé học lớp bảy lớp tám gì đó, anh cũng chẳng nhớ.
    - Anh giải cho cô ấy à ?
    - Không. - Anh đáp - Anh quên hết rồi, mà bài toán hai bể nước là loại bài toán cực khó.
    Mới sáng chuông điện thoại đã réo. Gọi là sáng nhưng đã có tý ánh sáng nào đâu, cả thành phố còn say giấc mơ cuối cùng
    trước lúc rạng sáng. Ruđônphơ ngồi dậy nhìn ngôi nhà phía trước, - chưa một ô cửa nào có chút ánh sáng, chỉ có dãy cổng
    như một chiếc kèm môi kim loại lấp lánh sáng bốn hàng thẳng tắp. Bước râmý, Ruđônphơ nhìn đồng hồ: mới có năm rưỡi.
    - Tôi nghe đây. - Anh cáu kỉnh nói.
    - Ruđich, Ruđich...
    Anh rít lên:
    - Iô, quỷ thật, sao em gọi sớm thế hả ?
    - Ruđich, - cô cắt lời anh - anh nghe đây, đừng giận, anh chưa biết có chuyện gì đâu.
    - Chuyện gì? - Anh đứng lặng, hỏi.
    - Ruđich, bây giờ anh không còn là Ruđich nữa, anh là Ruđônphiô rồi...- Cô trang trọng tuyên bố - Ruđônphiô ! Hay quá phải không? Em vừa mới nghĩ ra đấy. Ruđônphơ và Iô cộng lại thành Ruđônphiô, nghe như người Italia ấy, anh nhắc lại đi xem
    nào.
    - Ruđônphiô. - Giọng nói của anh vừa buồn vừa bực.
    - Đúng rồi. Bây giờ anh và em có chung một tên. - Chúng mình không tách rời khỏi nhau, như Rômêô và Juliét ấy. Anh là
    Ruđônphiô, em cũng là Ruđônphiô.
    - Nghe này. - Anh nói khi đã bình tĩnh trở lại. - Chẳng lẽ em không thể gọi vào một giờ hợp lý hơn được sao?
    - Sao anh không hiểu rằng em không thể chờ đợi được. Thế đấy. Lát nữa, đằng nào anh chả dậy. Ruđônphiô, anh nhớ nhé,
    đến bảy rưỡi em chờ anh ở bến tàu điện.
    - Hôm nay anh không đi tàu điện.
    - Sao vậy ?
    - Anh được nghỉ bù.
    - Nghỉ bù là thế nào ?
    - Nghỉ bù ấy mà, một ngày nghỉ ngơi ngoại lệ, anh không phải đến cơ quan.
    - À, ra thế . - Cô nói - Vậy em làm thế nào ?
    - Anh biết sao được. Em cứ đi học, thế thôi.
    - Thế vợ anh cũng nghỉ à ?
    - Không.
    - Thôi vậy, chẳng sao. Nhưng anh đừng quên: bây giờ chúng ta là Ruđônphiô.
    - Rất hân hạnh!
    Anh đặt máy, xì một tiếng rồi đi đặt ấm nước. Bây giờ có đi nằm cũng không ngủ lại được. Hơn nữa ngôi nhà trước mặt đã
    có ba ô cửa sổ bật đèn.

Chia sẻ trang này