1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những từ "cái", "con", "chiếc", "quyển", "tờ", "bức" .v.v được gọi là từ loại gì trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi imnao, 23/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Dùng "đại từ" để qui chiếu về 1 "tiểu chức năng" e không tương xứng lắm.
    Trường hợp tổng quát thì "thằng, cái, con..." đúng là chỉ 1 loại nào đó, chưa xác định - 1 thằng con trai - 1 đứa con gái - Thế thằng nào và đứa nào? Thế nên tôi mới nói là cũng đúng nhưng chưa ...đúng lắm. Vì người ta chỉ dùng chúng sau khi chúng đã được xác định.
    Như ví dụ đã nêu - bức tranh, quyển vở - những cụm từ này cũng chỉ có ở trong câu hoàn chỉnh, không thể đứng riêng lẻ như thế. Bức tranh - bức tranh nào? Quyển vở - quyển vở nào ? Phải là - các bức tranh ở 1 triễn lãm - hoặc - những quyển vở học sinh cấp I.
    Ta xét 1 ví dụ nữa để xem từ nào - chỉ loại hay xác định - được ưu tiên hơn.
    - Anh xem cửa hàng kia bán gì ?
    Tất nhiên cửa hàng đó bán 1 loại hàng. Vậy thì ta cần phải biết, tức phải xác định loại hàng đó.
    - Cửa hàng đó bán tranh ạ.
    - Thế khoảng bao nhiêu 1 bức?
    "Tranh" nên được hiểu là 1 loại hàng nào đó hay "tranh" là 1 k''niệm ? Cái nào chính xác hơn ? Một "loại hàng" có khi người ta cũng chẳng biết tranh là gì. Mà không biết tranh là gì thì làm sao họ có thể hỏi về giá.
  2. rongdenvn

    rongdenvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    nhóm cụm từ này gọi là "từ chỉ số lượng", tiếng Thái cũng có loại từ này, cách dùng chắc cũng tương đương
  3. 2000tuoi

    2000tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    2.757
    Đã được thích:
    1
    Theo kiểu Tàu thì gọi là lượng từ.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ba phải, không chính kiến.
    Thái theo Tàu thì Việt theo Anh vậy.Gọi là "mạo từ". Thế nhé. Ừ !
  5. 2000tuoi

    2000tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    2.757
    Đã được thích:
    1
    Ô hay! cái bác này. Người ta hỏi thì kiến thức tớ thế nào (đã từng được học thế) thì trả lời thế. Thế bác bảo tôi phải biến tấu ra cái gì khác thì mới được gọi là 2 phải 1 phải à? Ô hay! cái bác này.
  6. boica84

    boica84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2006
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    mạo từ là cách nói của ngữ pháp tiếng Anh, lượng từ là cách nói của ngữ pháp tiếng Trung. Còn trong ngữ pháp Việt Nam, nó có tên gọi là " Danh từ chỉ loại". Theo sách Ngữ Pháp Tiếng Việt đấy bác nhé.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thế mới khó ở. Bụt nhà không thiêng.
    "Danh từ chỉ loại" vừa sai ngữ nghĩa vừa dài, khó mua, khó nhớ, khó xài.
    Đã thế như ông "yeungon" - cứ dùng thoải mái - như hàng đại khuyến mãi, đại hạ giá.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Về qui tắc dùng thì cũng phải theo k''niệm về đối tượng mà ta muốn ám chỉ. Xin khái quát như sau:
    - Vật vô định hình và có hình khối - cục.
    - Vật được định hình 1 cách tự nhiên - con, cái, củ, quả, trái.
    - Vật hình khối và được định hình nhân tạo - chiếc.
    - Vật hình học 2chiều, có tính chất tinh xảo - bức, bài, bản, quyển, tờ, biển.
    Tuy nhiên, 1số trường hợp người ta cũng có thể dùng tuỳ tiện, mang tính mỉa mai vì sai lệch về mặt k''niệm và sử dụng - 1 cục tranh - 1 kí nhạc - 1 con xe.
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.199
    Đã được thích:
    46
    (*) Khác với tiếng Pháp Hay anh chỉ có Mạo Từ (Articles)
    (*) Các Tiếng trong ngôn ngữ Á Đông, bao gồm các tiếng Việt, Trung Quốc, Nhật đó là ~ loại từ
    . Thí dụ trong tiếng Việt, danh từ "áo" đi kèm với loại từ "chiếc" khi nào muốn thêm vào số từ ("hai chiếc áo") hoặc từ chỉ định ("chiếc áo này").
    Có Gì sơ suất xin chỉ báo thêm.

Chia sẻ trang này