1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những tư tưởng gây CHẤN ĐỘNG tâm lý (Những người theo chủ nghĩa nhân văn cấm đọc)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi trietgia2006, 12/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    "Khoa nội trợ là đức tính chủ yếu của người phụ nữ; đức tính đó ta phải tìm trước mọi đức tính khác; đừng tin vào sự dịu dàng được phô ra của họ! Nội trợ giỏi là dự tặng duy nhất để cứu vãn gia đình chúng ta"
    _ Montaigne
  2. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0

    "Một đứa con trai còn rắc rối hơn một tá con gái"
    _Tục ngữ Anh
    "One boy is more trouble than a dozen girls"
    - English Proverb
  3. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    "Hôn nhân là một cuốn tiểu thuyết mà nhân vật chính chết ngay ở chương đầu"
    _H.L.Menkel
    "Dù anh có lấy vợ hay không; đằng nào rồi cũng phải hối hận
    _Socrates
    "Kẻ cướp đòi tiền hoặc mạng sống của ta ;còn phụ nữ thì đòi cả hai"
    _Samuel Batler
    "Đối với kẻ đã cướp vợ của anh thì không còn cách trả thù nào thâm thuý hơn là hãy nhường con đàn bà bạc tình ấy cho hắn luôn"
    _J.P.Sactrel
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    nghe thì có hay, nhưng ... chả nói lên cái gì cả. Anh nghĩ chú nên thận trọng hơn khi đưanhững câu này lên đây. ở đây có nhiều người tính cách khác nhau và cả lứa tuổi khác nhau tham gia, nếu để một vài người vì những cái câu "chửi đời" này mà ảnh hưởng đến "Tâm lý" thì e là không hay lắm đâu
  5. __LeaFArT__

    __LeaFArT__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    .Rồi người đó cũng sẽ được sinh ra.
  6. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Trước khi Stop Topic chúng ta chốt lại vấn đề
    Trong cuộc sống của mỗi người hay trong chính mỗi con người đều tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực ; 2 nguồn năng lượng này chuyển hóa lẫn nhau và thay nhau ngự trị trong tâm hồn và suy nghĩ của mỗi người
    Khi nguồn năng lượng tích cực hoạt động chúng ta thấy yêu đời ; mọi thứ dường như đều suôn sẻ. Khi nguồn năng lượng tiêu cực hoạt động, chúng ta chỉ thấy màu đen.
    Bàn về bản chất con người ;thời xưa ít nhất đã có 5 thuyết:
    1)Thuyết tính thiện của Mạnh Tử
    2)Thuyết tính ác của Tuân Tử
    3)Thuyết có tính thiện có tính bất thiện (của Thế Thạc)
    4)Thuyết có thể trở thành thiện ;hoặc bất thiện (không rõ của ai)
    5)Thuyết tính người không thiện cũng không bất thiện (của Cáo Tử)
    ....Socrates ;người được Thần Apollong đánh giá là người Hy Lạp có trí tuệ cao nhất đã từng phân tích tâm lý về sự thất vọng của con người với cuộc đời; ông xác nhận rằng:
    "Cũng giống như sau khi mất hết niềm tin ở người mà ta kính trọng, và cứ như thế nhiều lần, va chạm mãi, cuối cùng người đó đi đến chỗ "ghét bỏ tất cả những gì là con người", và trở thành "kẻ ghét người".
    ...Trong tâm thức của người Trung Hoa vốn không có sự tách biệt giữa tốt và xấu giữa tích cực và tiêu cực ;thậm chí thay vì tách biệt những đối lập ra để cái này chống lại cái kia "thiện chống ác" ;"tích cực chống tiêu cực" thì họ lại làm một chiến lược ngược lại ; tức là làm cho các mặt đối lập "thông liên"với nhau bằng cách nối liền sự tách biệt ;đối với họ hai mặt của một vấn đề luôn bù trừ cho nhau để vận hành và không thể thiếu mặt nào
    Nếu ai cũng lương thiện thì cái thiện trở thành bình thường và do đó cũng biến mất đi
    Còn ở Phương Tây ngược lại đề cao sự tách biệt và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập; đối với Phương Tây thì tư duy Trung Hoa là cả một sự nhập nhằng.Vào thời các Bậc Thầy của chân lý ;thời của thầy pháp,của người hát rong ,của thầy bói , quyền lực của thuật bói toán chẳng phải được thực hiện mà không có một phần lừa bịp, nhà vua phán xử đồng thời là một vị thánh-thần bí. Apollon được gọi là Người Sáng Rực, nhưng đôi khi cũng được gọi là Người Tối Tăm; có thể gọi ông là "thẳng", nhưng cũng có thể gọi ông là "Người Nghiêng".Trong cái thế giới của huyền thoại cổ ,cái này liên tục trộn lẫn vào cái kia, mọi thứ đều tự nhân đôi hay tự "viền" mình bằng cái trái nghịch với mình.
    Song tình trạng đó không kéo dài được lâu!
    Với sự phát triển của tư duy, tính đôi chiều đó dần dần bị coi là một sự nhập nhằng (và ngay từ Hésiode) về sau ngày càng bị coi là không thể chấp nhận được:từ đó, để kéo cái chân và cái giả ra khỏi đám rối mù ấy, triết học đã ra đời.Khơi mào ở Parménide rồi được Aristote lý thuyết hóa, và thiết lập một khoa lô-gích đồng nhất, nguyên lý về mâu thuẫn cắt đứt với tính nước đôi theo đó một vật vừa có tính chất này vừa có tính chất ngược với nó; những cái ngược nhau trở thành mâu thuẫn và tư duy trở thành chuyên nhất - hoặc là đúng hoặc là sai; hoặc thiện hoặc ác;một thế giới ổn định và dứt khoát; tương phản trong đó lý tính châu Âu đã phát đạt
    Tất nhiên không phải không có ngoại lệ và ngập ngừng - bằng chứng là Héraclite .Khẳng định rằng "mọi vật đều là một" , ngay cả những đối lập, hẳn Héraclite phải đứng riêng ra một mình trong lịch sử triết học.Bởi thay vì tách các đối lập ra cái này chống lại cái kia, ông chỉ ra rằng không thể có cái này mà không có cái kia: cái đẹp mà không có cái xấu, cái công bằng mà không có cái bất công ,..v...v
    Tuy nhiên Heraclite vẫn là nhà triết học chứ không phải một bậc minh triết (nhà triết học của mâu thuẫn) bởi vẫn có ngoại lệ trong tính bổ sung của các đối lập: Cái đúng không đi đôi với cái sai: mọi thứ đều là một, nhưng diễn từ (hay mệnh đề) đúng luôn đúng và không chứa cái sai. Bởi vì với điều kiện đó thì một diễn từ mới "khả dĩ"
    ...Ngược lại với một bậc minh triết; thì tính thống nhất và bổ sung của các mặt đối lập chẳng hề thành vấn đề ;với ông nó hiển nhiên, luôn luôn phải có 2 cực âm và dương
    "Ai cũng cho cái đẹp là cái đẹp, do đó mà phát sinh quan niệm về cái xấu; ai cũng cho điều thiện là điều thiện, do đó mà phát sinh quan niệm về cái ác"
    Vì các đối lập về thực chất là bổ sung cho nhau nên tư duy Trung Hoa chẳng cần đến cái dứt khoát của chân lý.Cũng chẳng cần loại trừ mâu thuẫn logic. Trong khi triết học tư duy theo kiểu loại trừ (đúng/ sai; thiện/ác ; tồn tại/ không tồn tại) thì minh triết tư duy theo kiểu chấp nhận như nhau (coi trọng cái này ngang bằng cái kia (x."Bàn về sự bình đẳng của các sự vật và diễn từ" -Nam Hoa Kinh)
    Cho nên vấn đề thiện ác ;tích cực hay tiêu cực là một bài học dài của nhân loại ;đòi hỏi rất nhiều ở trí tuệ và tình cảm của chúng ta mới mong tìm ra được đáp án Thấu Tình; Đạt Lý

    -------------------------------------------Hết----------------------------------------------
  7. Mrboy1989

    Mrboy1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    tui thì nghĩ ngược lại
  8. leviethungcompany

    leviethungcompany Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Nói thì đẽ làm thì khó.
    Chạy trốn tình yêu khó lắm. Thay đổi số điện thoại này, thay đổi chỗ ở này, và còn có gắng thay đổi những suy nghĩ về người ấy...
    Eo ơi!
  9. Pagan

    Pagan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    3.118
    Đã được thích:
    1
    Hôn nhân là một cuốn sách mà chương đầu được viết bằng thơ, chương sau bằng văn tế - Beverly Nichols.

Chia sẻ trang này