1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những ưu việt và hạn chế của tên lửa có cánh

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Peace_do, 31/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Peace_do

    Peace_do Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    1.899
    Đã được thích:
    0
    Những ưu việt và hạn chế của tên lửa có cánh

    Các nhà quân sự Mỹ nhận định: Bất chấp mọi điều kiện thời tiết như: mưa, bão, tuyết và mây mù kể cả khi đối phương tạo khói mù giả thì tên lửa có cánh vẫn bắn trúng mục tiêu. So với tên lửa có cánh thì máy bay ném bom ?otrong mọi điều kiện thời tiết? F-111F vẫn có 8,4% chuyến bay không thực hiện được hoặc không thể ném bom la-de được vì thời tiết xấu. So với máy bay thì tên lửa có cánh nhỏ hơn nhiều, lại bay thấp vì thế chúng khó bị phát hiện và bắn hạ như máy bay. Trong nhiều tình huống địa hình phức tạp, mục tiêu được che chắn, thế nhưng tên lửa có cánh vẫn có thể sử dụng tốt và hiệu quả.

    Sử dụng tên lửa có cánh đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với việc dùng máy bay ném bom. Nếu dùng máy bay ném bom thì các máy bay này muốn đến gần các mục tiêu để ném bom phải bay luồn qua lưới lửa phòng không của đối phương rất nguy hiểm hoặc phải triển khai các máy bay xuống các sân bay gần đó để chờ thời cơ cất cánh oanh kích. Còn tên lửa có cánh có thể phóng từ các tàu chiến, tàu ngầm hay hạm đội neo đậu ngoài biển khơi hoặc từ các căn cứ không quân ngoài đảo xa.

    Khi sử dụng máy bay để ném bom tất nhiên phải có nhiều phương tiện khác để yểm trợ giúp sức như: Máy bay tiếp nhiên liệu, máy bay gây nhiễu, máy bay cường kích, máy bay tiêm kích hộ tống và máy bay chỉ huy dẫn đường. Nếu dùng tên lửa có cánh để tấn công thì không phải sử dụng các phương tiện trợ giúp đó. Năm 1993 bốn tàu chiến của Mỹ ngoài biển khơi đã bắn 42 quả tên lửa có cánh trúng vào các căn cứ quân sự của I-rắc. Nếu dùng máy bay thì Mỹ phải sử dụng 40 máy bay hiện đại mới có thể thực hiện được nhiệm vụ đó. Tuy vậy, tên lửa có cánh vẫn còn một vài hạn chế: Một trong những hạn chế cơ bản nhất đó là hệ thống dẫn đường của tên lửa khi gặp địa hình phức tạp sẽ phải mất nhiều thời gian chuẩn bị để phóng. Trong chiến dịch ?oBão táp sa mạc? năm 1991, để đưa tên lửa có cánh TLAM-C Block-2 tham gia chiến đấu phải mất 80 giờ để tính toán, lập trình, vẽ địa hình dẫn đường cho tên lửa bay trúng đích. Tuy đã hiện đại hoá các hệ thống lập trình bay cho các tên lửa có cánh thế nhưng thời gian chuẩn bị cho các máy bay được trang bị tên lửa có cánh ?okhông đối đất? có thể phóng được cũng mất 24 giờ.

    Tên lửa có cánh vẫn còn nhiều điểm hạn chế như tác chiến kém hiệu quả trước các mục tiêu di động như xe tăng hay các giàn phóng tên lửa đạn đạo tự hành và các mục tiêu xuất hiện bất ngờ khác. Ngoài ra tên lửa có cánh thường có đầu đạn nhỏ, nhiên liệu phóng còn ít, vì thế tầm bắn xa bị hạn chế (tầm bắn lý tưởng 1.600 km), sức công phá nhỏ hơn nhiều so với sức công phá của bom được ném từ trên máy bay đặc biệt là khi tấn công các mục tiêu kiên cố ở dưới đất.

    Nếu một tấn bom trị giá 60 nghìn USD thì giá của một quả tên lửa có cánh Tô-ma-hốc khoảng 1,4 triệu USD, vì thế khi các mục tiêu có thể dùng máy bay ném bom mà ít gây tổn thất cho máy bay và phi công thì phương án dùng máy bay ném bom là phương án kinh tế và tối ưu nhất. Khi đất nước hoà bình thì tên lửa có cánh luôn được cất giữ ở trong kho và hầu như không phải cấp nhiều kinh phí bảo dưỡng hàng ngày. Ngược lại thì máy bay thường xuyên phải cấp nhiều kinh phí để bay tập, bảo dưỡng và sửa chữa. Chi phí một giờ bay cho một máy bay tiêm kích hiện đại (loại máy bay trị giá khoảng 40 triệu USD) hết khoảng 40 nghìn USD/giờ. Theo quy định hàng năm một phi công thực thụ phải bay hơn 200 giờ, vì thế lực lượng không quân của hải quân Mỹ hàng năm phải chi phí 1,5 tỷ USD cho các hoạt động bay tập tác chiến.

    Từ những kinh nghiệm thu được trong chiến tranh, Bộ Quốc phòng Mỹ đã khẳng định: Trong các cuộc chiến tranh mới và hiện đại ngày nay thì tên lửa có cánh được phóng từ các máy bay, tàu chiến và tàu ngầm? là một trong những hoả lực chủ yếu và trong tương lai gần tên lửa có cánh sẽ được trang bị cho các pháo đài bay không người lái tự động điều khiển cự ly bay hoặc tự hành động.

    Do được lắp đặt các thiết bị do thám, thông tin, điều khiển hiện đại mà tên lửa có cánh có thể tự lựa chọn mục tiêu và trao đổi thông tin bí mật với các máy bay, tàu chiến và các hệ thống điều khiển dẫn dường từ khoảng không vũ trụ để tên lửa có cánh có thể tự động ngắt hay thay đổi theo mệnh lệnh từ các sở chỉ huy trên không và dưới đất.

    Giới quân sự Mỹ hoàn toàn tin tưởng rằng: khi công nghệ tên lửa có cánh và các pháo đài bay không người lái tự động điều khiển đạt đến trình độ cao thì nó có thể thay thế các máy bay (có phi công) giải quyết các nhiệm vụ tác chiến quan trọng. So với tên lửa đạn đạo thì tên lửa có cánh có độ bắn chính xác hơn và có giá thành rẻ hơn. Nếu chiến tranh hoá học xảy ra sẽ không có một loại vũ khí nào có thể tốt hơn tên lửa có cánh dùng để phóng các đầu đạn hoá học xuống các mục tiêu ở xa và rộng khắp. Do có nhiều ưu việt nên tên lửa có cánh vẫn là một trong những hoả lực chủ yếu, quan trọng, có ý nghia chiiến lược của quân đội Mỹ.





    Thương vợ nhớ con thèm thịt chó
    Vợ thì chưa có, chó chưa nuôi
  2. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu thì tên lửa có cánh là đồ chơi của con nhà giàu. Ngoài cái giá 1,4-1,5 triệu đô của bản thân nó ra thì chi phi cho nó vô cùng tốn kém. Đặc tính của tên lửa hành trình (cruise) là bay thấp luồn qua địa hình địa vật để tạo yếu tố bất ngờ đánh vào mục tiêu. Nó cần được nạp bản đồ địa hình và đường bay người ta vạch sẵn cho nó để bay theo chương trình. Để làm được bản đồ này và vẽ đường bay, cần trình dộ công nghệ điện toán cực cao và hệ thống vệ tinh trinh sát. Chi phí cho nó gồm cả hệ thống này. Thiếu những thứ này tên lửa có cánh chỉ là đồ chơi. Hiện duy nhất chỉ có Mỹ có khả năng sản xuất và sử dụng tên lửa có cánh. Siêu cường tên lửa như Nga cũng không có. Còn mấy newbie tên lửa khác đang nổi thì vẫn còn phải đang hoàn thiện những thứ như Scut...và chủ yếy là khoe khoang về tầm bắn ( thế là đủ hù dọa rồi).
    Cũng giống như mọi thứ bay được nó cũng có tuổi thọ của nó. Khác với máy bay được sử dụng nhiều lần. Còn tên lửa được phóng lên rồi...Uỳnh. Phần lớn thời gian tồn tại của tên lửa là bảo quản trong kho, khi đem ra diễn tập, trực chiến thì không còn đường về kho nữa. Nên chi phí duy trì có ít hơn, Nhưng chi phí cho vệ tinh, hệ thống điện toán chỉ huy nó thì không giảm đi tí nào.
    Hiệu quả của nó thì rõ ràng. Máy bay thường phải hoạt động trong tầm hỏa lực của đối phương còn dùng tên lửa có cánh bị đánh chặn cũng vẫn bảo toàn được lực lượng. So với kiểu phi đội Thần phong trong WW2 thì tên lửa có cánh văn minh hơn hẳn. Chỉ có điều những nước nghèo không mơ được đến loại đồ chơi này.
  3. embechienbinh

    embechienbinh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/04/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    . Còn nữa á , mấy cái tên lửa "cruise " thường bay thấp và tốc độ chậm để bám sát địa hình , nên nhiều khi dễ dàng bị đánh chặn bởi những loại vũ khí rất thô sơ , hơn nữa chúng rất dễ bị đánh lừa bởi những mục tiêu giả do đối phương tạo ra .

Chia sẻ trang này