1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những vấn đề của môi trường thế giới

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Oshin, 29/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Hay lắm, các bạn tiếp tục nhé!
    Ah, trang này của bạn mình giới thiệu cũng khá hay và đầy đủ về Climate Change
    http://www.grida.no/climate/ipcc_tar/index.htm
    Mình thì bận quá, hic lại đau đầu với câu hỏi COD của em Net rồi, hic hic hic, hu hu hu, hình như mình sai chỗ nào rồi. Aida, aida...
  2. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Bài của tác giả Minh Sơn - VNN
    Với chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm nay (5/6/2004): "Chúng ta muốn biển và đại dương sống hay chết?", LHQ đã gióng lên hồi chuông báo động về sức khoẻ của các đại dương trên trái đất.
    Nhạy cảm san hô: Lời kêu cứu từ biển
    Các rạn san hô tuyệt vời của thế giới, "rừng nhiệt đới dưới biển" đang có nguy cơ biến mất do các hoạt động của con người cùng sự ấm hoá toàn cầu.
    1.Rừng nhiệt đới dưới biển
    [​IMG]

    Các rạn san hô được tìm thấy tại hơn 100 quốc gia và bao phủ chừng 285.400km2 trên toàn thế giới. Chúng là hệ sinh thái đa dạng nhất của đại dương, với đối thủ duy nhất chỉ có thể là rừng mưa nhiệt đới trên cạn. 25% tổng số các loài động vật biển, gồm hàng nghìn loài cá tuyệt vời, động vật thân mềm, nhím biển, v.v... đang sống trong đó. Trên thực tế, bản thân san hô cũng là các động vật biển. Có gần một nghìn loài san hô hiện tồn tại dưới nhiều hình thù dị thường: từ hình nấm, gạc nai sừng tấm, cải bắp, mặt bàn, sợi dây, não cho tới hình trụ có rãnh. Một số san hô trông giống cây, có thể cao tới 10m và có tuổi thọ gần 2.000 năm.
    [​IMG]
    Với đa phần nhân loại đang sống ở các vùng ven biển, nhiều người phụ thuộc vào các dải san hô ngầm để kiếm thức ăn, thu nhập từ dịch vụ du lịch, nghiên cứu y học. Dải đá ngầm san hô còn có tác dụng chống xói mòn bờ biển cũng như các con sóng cồn trong giông bão. Theo Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên hoang dã (WWF), san hô đóng góp khỏang 25% tổng lượng cá đánh bắt tại các nước đang phát triển, cung cấp thực phẩm cho một tỷ người ở châu Á. Khu vực bình yên hơn đằng sau một dải đá ngầm là các dải rong biển và rừng đước - cái nôi quan trọng của bọn sơ sinh của nhiều loài cá và động vật có vỏ.
    Từ lâu, các nhà khoa học đã biết tới san hô, bọt biển tồn tại ở các vùng biển nông, nhiệt đới, rồi phát hiện san hô biển sâu vào những năm 1800. Tuy nhiên, mãi cho tới gần đây họ mới biết các dải đá ngầm san hô và bọt biển phổ biến ở các vùng biển sâu và lạnh. Nhiều dải tập trung dọc các thềm lục địa ở Nhật Bản, Tasmania, New Zealand, Alaska, British Columbia, California, Nova Scotia, Maine, Bắc Carolina, Florida, Colombia, Brazil. Na Uy, Thuỵ Điển, Anh, Ailen và Mauritania.
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    2.Nguy cơ từ hoạt động đánh cá
    Do hoạt động đánh bắt cá quá mức, lượng cá tại các dải đá ngầm san hô đã bị giảm mạnh ở một số khu vực trên thế giới. Điều này đã làm cho hệ sinh thái san hô mất cân bằng, tạo điều kiện cho các sinh vật khác như tảo biển phát triển. Kết quả là tảo biển, đã từng được cá kiểm soát, trở nên lấn át trên các dải đá ngầm tại nhiều khu vực.
    [​IMG]
    San hô rất nhạy cảm với hoạt động đánh bắt cá.
    Do sản lượng đánh bắt giảm, ngư dân buộc phải thay đổi phương pháp để bắt đủ cá nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. Trong một số khu vực, các bẫy cá có đường kính mắt lưới nhỏ hơn giúp ngư dân bắt cả những con cá chưa trưởng thành. Tại nhiều khu vực khác, việc sử dụng thuốc nổ và chất độc trở nên phổ biến. Những biện pháp này không chỉ huỷ diệt mọi loài cá tại khu vực bị ảnh hưởng mà còn gây hại nghiêm trọng đối với san hô.
    Vào tháng 2/2004, hơn 1.100 nhà hải dương học đã ký vào một tuyên bố kêu gọi Liên Hiệp Quốc và các chính phủ trên thế giới ngăn chặn tình trạng huỷ hoại san hô ở biển sâu. Họ muốn có một lệnh cấm toàn cấu đối với việc sử dụng lưới rà sục sạo san hô và hải miên ở đáy biển để tìm kiếm những loài cá có giá trị kinh tế cao. Tiến sĩ Elliot Norse, giám đốc Viện Sinh học Bảo vệ Biển của Mỹ, đã ví lưới rà giống như việc đánh bắt cá bằng... xe ủi. Lợi thế duy nhất của lưới rà là giúp bắt cá dễ dàng song lại phá huỷ mọi thứ trên đường đi của chúng. Ở độ sâu 1-2km, tốc độ tăng trưởng của mọi sinh vật đã vì vậy mà chậm lại đáng kể, và cả dải san hô cũng có ít cơ hội để tự phục hồi.
    Cho tới nay, các dải đá ngầm san hô được cho là mau phục hồi trước những tác động của các ngư dân sử dụng phương pháp đánh cá truyền thống như xiên, móc và dây câu. Chỉ có hoạt động đánh cá quy mô lớn hơn mới đe doạ tới chúng. Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học Anh do Tiến sĩ Nick Polunin thuộc ĐH Newcastle cho biết đánh cá nhỏ lẻ cũng có tác động tới dải đá ngầm san hô gần quần đảo Fiji ở Thái Bình dương.
    Sau khi nghiên cứu các dải đá ngầm gần 13 đảo ở Fiji trong hai năm để theo dõi số lượng sao biển ăn san hô, kết quả được công bố vào đầu tháng 5/2004 cho thấy: Việc đánh bắt các động vật săn sao biển ở cường độ thấp làm cho số lượng loài này tăng lên và huỷ hoại san hô. Ở một khu vực ngư dân đánh bắt nhiều cá, nhóm nghiên cứu phát hiện khi động vật săn sao biển giảm gần 60%, lượng sao biển tăng mạnh từ mười con lên hàng trăm nghìn con trên một km2. Cùng lúc đó, diện tích san hô giảm 30%. Trong vài chục năm gần đây, số lượng sao biển cũng đang tăng nhanh tại dải đá ngầm san hô lớn nhất thế giới Great Barrier của Australia. Nghiên cứu trên cho thấy các hệ sinh thái đá ngầm san hô rất mong manh và hoạt động đánh cá quy mô nhỏ cũng gây ra tác động lớn.
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    3. Ấm hoá toàn cầu và hiện tượng "tẩy trắng"
    Khi dân số loài người tăng và các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển theo, lượng nước thải đổ ra biển cũng tăng lên. Nước thải có thể mang theo lượng lớn trầm tích từ các khu vực đất đai bị phát quang, chất dinh dưỡng từ các khu vực nông nghiệp, chất ô nhiễm như các sản phẩm xăng dầu và thuốc trừ sâu. Tất cả những chất thải này làm tăng độ đục của nước biển, giảm lượng ánh sáng tới được chỗ san hô, do đó gây ra nạn tẩy trắng san hô.
    [​IMG]

    Hiện tượng tẩy trắng san hô. (Coral Bleaching)
    Tẩy trắng san hô là hiện tượng phá vỡ mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo đơn bào (zooxanthellae). Tảo đơn bào sống trong các mô của san hô, biến ánh sáng mặt trời thành năng lượng nhờ diệp lục và duy trì màu sắc khoẻ mạnh bình thường cho san hô. Hiện tượng tẩy trắng san hô làm mất dần màu sắc khi zooxanthellae bị mất khỏi mô san hô, để lộ bộ xương trắng.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Zooxanthellae - single-celled plants that convert sunlight into energy for the corals. These tiny plants impart rich hues of oranges, reds, purples and yellows to corals and help them build reef structures.
    Dải đá ngầm san hô lớn Great Barrier của Australia là một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới, gồm hơn 3.000 dải đá ngầm riêng lẻ và bao phủ một diện tích gần 300.000km2 ngoài khơi bờ biển phía Đông Australia. Great Barrier đã trải qua hai đợt tẩy trắng hàng loạt trong sáu năm qua: mùa hè năm 1998 và 2002. Đợt tẩy trắng năm 2002 ảnh hưởng tới 60-95% san hô ở Công viên Biển này và cũng là đợt tẩy trắng tồi tệ nhất.
    Các điều kiện môi trường căng thẳng như nhiệt độ nước biển cao cũng gây ra nạn tẩy trắng san hô. Mối liên hệ này đã dẫn tới gợi ý rằng các dải đá ngầm san hô đang bị căng thẳng do hiện tượng ấm hoá toàn cầu (ấm hoá toàn cầu do các loại khí nhà kính gây ra). San hô có thể chịu được nhiệt độ từ 25-29 độ C, phụ thuộc vào địa điểm. Các thí nghiệm cho thấy san hô bắt đầu tẩy trắng khi nước biển đạt tới nhiệt độ 32 độ C.
    Tháng 2/2004, Trung tâm Nghiên cứu Hải dương học của trường Đại học Queensland (Australia) đã cảnh báo sự gia tăng nhiệt độ nước biển ở Thái Bình dương sẽ huỷ hoại phần lớn san hô tại Great Barrier vào năm 2050. Thái Bình dương đang ấm lên quá nhanh để dải đá ngầm san hô này có thể tồn tại. Các nghiên cứu cho thấy nước biển gia tăng 1,8 độ F liên quan trực tiếp tới nạn tẩy trắng và chết của san hô. Các nhà phân tích cũng dự báo nhiệt độ nước biển sẽ tăng thêm 3,6-10,8 độ F trong thế kỷ này. Có ít bằng chứng cho thấy san hô có thể thích ứng đủ nhanh để chịu được sự gia tăng nhiệt độ đó.
    Chính phủ của Thủ tướng Úc John Howard đã nỗ lực bảo vệ dải đá ngầm này bằng cách tăng diện tích các vùng được bảo vệ cao từ 4,5% lên 33% tổng diện tích Great Barrier. Trong những vùng này, hoạt động đánh cá bị cấm và chỉ có du lịch mà thôi. Tuy nhiên, cùng với Nga và Mỹ, Australia đã từ chối ký Nghị định thư Kyoto về ngăn chặn nạn ấm hóa toàn cầu! Trong khi đó, báo cáo của ĐH Queensland khuyến cáo rằng dải đá ngầm bị huỷ hoại sẽ làm cho nền kinh tế Australia tổn thất 6,3 tỷ USD và mất đi 12.000 việc làm vào năm 2020.
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 03:59 ngày 14/11/2004
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    4.Khai thác và vận tải cũng hủy diệt san hô
    San hô cũng là vật trang trí được con người ưa thích. Thường khi đi nghỉ tại các vùng biển nhiệt đới có những rạn san hô đẹp, một số người muốn mua một số đồ lưu niệm bằng san hô mang về nhà. Để thoả mãn nhu cầu của du khách, dân địa phương đã khai thác san hô với quy mô thương mại và chọn san hô sao cho có thể kiếm được nhiều tiền nhất. Tình hình này cũng diễn ra ở Việt Nam.
    Các vụ tràn dầu, rò rỉ dầu vào nước biển, mỏ neo của tàu thuyền cũng như việc các con tàu đi biển cỡ lớn bị mắc cạn cũng tàn phá một phần lớn các dải đá ngầm san hô. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng sơn được phủ lên đáy nhiều con tàu cũng đóng góp vào quá trình hình thành độc tố thiếc Tributyl, cùng các hoá chất khác có hại cho san hô.
    [​IMG] [​IMG]
    Ngày 26/3/2004, tàu chở dầu và bauxite Eastwind, quốc tịch Hy Lạp, đã huỷ hoại hàng nghìn mét vuông của một dải đá ngầm san hô ngoài khơi Fort Lauderdale, Florida (Mỹ ). Đây là vụ mắc cạn mới nhất trong một loạt các vụ mắc cạn tàn phá các dải đá ngầm ở phía Bắc cảng Everglades. Kể từ năm 1998, đã có ít nhất năm tàu chở hàng mắc cạn trên các dải đá ngầm nơi đây. Theo các chuyên gia, các hệ sinh thái nhạy cảm này có thể phải mất hàng thập kỷ mới có thể phục hồi. Walt Jaap, thuộc Viện Nghiên cứu Hải dương Florida cho biết khu vực này có thể sẽ phải đối mặt với thảm hoạ tràn dầu hoặc các hoá chất độc hại. Ông nói: ''''Chúng tôi cảm thấy cần phải làm một điều gì đó. Có quá nhiều sự cố xảy ra ở đó và chúng đang huỷ hoại san hô''''.
    Minh Sơn
  6. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Cái gì đã phá hủy san hô?
    Đánh bắt cá
    Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thì ngay cả những phương pháp đánh bắt truyền thống cũng có thể làm biến động hệ sinh thái và hủy diệt những rạn san hô ngầm đẹp nhất thế giới.
    Người ta thường nghĩ rằng chỉ có việc đánh bắt cá một cách chuyên nghiệp mới gây nên những mối nguy hiểm lớn cho san hô, nhưng theo một nhóm các nhà khoa học của Anh thì ngay cả việc đánh bắt cá hàng ngày cũng có những ảnh hưởng đến những đá ngầm gần đảo Fiiian ở Thái Bình Dương.
    Cho đến nay, những rạn san hô ngầm vẫn được cho là sẽ phục hồi nhanh trước những ảnh hưởng của những ngư phủ khi họ sử dụng những phương pháp đánh bắt cá truyền thống như bằng cách xiên, câu bằng lưỡi câu hoặc đánh lưới. Nhưng theo nghiên cứu này thì không chỉ những trường hợp này mà ngay cả việc đánh bắt cá ở mức độ thấp hơn cũng gây nên mất cân bằng hệ sinh thái.
    Sao biển có gai nhọn
    Theo đó, nhóm nghiên cứu này đã tiến hành nghiên cứu những san hô ngầm gần 13 đảo Fijian trong vòng hai năm. Họ đã theo dõi số lượng sao biển có gai nhọn phá hủy san hô và tìm thấy rằng việc đánh bắt những động vật ăn sao biển với cường độ mạnh làm cho sao biển tăng lên và hủy diệt san hô.
    Trong một vùng bị đánh bắt nhiều, các nhà khoa học đã thấy rằng khi những động vật ăn sao biển bị hủy diệt gần 2/3 thì số lượng của sao biển từ 10/km đã "nhảy" lên đến hàng trăm/km và theo đó san hô cũng bị hủy diệt khoảng 1/3.
    Tuy nhiên các nhà khoa học cũng cho rằng những rạn san hô có cấu trúc cứng được tạo thành từ đá vôi có thể chống đỡ được 25% sự hủy hoại của các loài sinh vật biển, nhưng điều này cũng gây nên cuộc tranh luận vì ngoài việc đánh bắt cũng còn có nhiều nhân tố khác.
    Lốc xoáy - bão
    [​IMG]
    Theo các nhà khoa học, phần lớn những rạn san hô ngầm ở miền tây bắc nước Úc bị gãy là do những đợt lốc xoáy với tốc độ mạnh.
    Các nhà nghiên cứu về biển thuộc Viện nghiên cứu Úc cho biết rạn san hô Scott ở Ấn Độ Dương phải hứng chịu một đợt hủy diệt lớn khi cơn lốc xoáy nổi lên dữ dội vào cuối tháng 3 vừa qua. Mức độ tàn phá của đợt lốc xoáy được quan sát tại đây cho thấy cực kỳ nguy hiểm.
    Các nhà khoa học chỉ phát hiện ra điều này khi họ quan sát rạn san hô trong tháng này để tìm hiểu về sự phát triển trở lại của san hô sau sự kiện tẩy trắng (một quá trình có liên quan đến sự nóng lên của địa cầu làm một lọat san hô bị chết và sau đó còn lại những bộ khung màu trắng) đã tàn phá san hô vào năm 1998.
    Rạn san hô Scott là một trong những nạn nhân bị tác động mạnh nhất với 80% san hô đã biến mất.
    Đ.TÂM (Theo AFP và Reuters)
  7. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Các rạn san hô - hệ sinh thái đa dạng nhất của đại dương
    Rạn san hô hiện diện tại hơn 100 quốc gia khác nhau. Trên phạm vi toàn cầu, chúng là môi trường sống cho hơn 4.000 loài cá, 700 loài san hô, hàng ngàn loài động vật và thực vật khác. Rạn san hô được ví như là kho báu dưới đáy đại dương đối với các nhà nghiên cứu y học, đê chắn sóng sống che chở cho các vùng duyên hải, và là nguồn thức ăn dồi dào cho hàng triệu người.
    Nhưng các mối nguy đe doạ đối với san hô cũng nhiều không kém những lợi ích mà nó mang lại: đánh bắt tràn lan, xây dựng bờ biển, rác thải không qua xử lý, chất thải nông nghiệp, và trên hết là Trái đất ấm lên. 11% rạn san hô trên thế giới đã bị huỷ hoại hoàn toàn, 20% đang bị huỷ hoại nghiêm trọng. Giới khoa học đánh giá rằng, trong thời gian 30 năm tới, thêm 32% rạn san hô sẽ tiếp tục biến mất nếu như con người không giảm bớt những hoạt động phá hoại của mình.
    Bảo vệ các rạn san hô còn lại chính là mục tiêu phấn đấu của pháp chế mới mà Australia vừa ban hành.
    [​IMG]
    Kì quan thế giới Great Barrier (tranh vẽ) ​
    Great Barrier - một quần thể khổng lồ các mô san hô tiết ra đá vôi dài 2.300km ngoài khơi vùng biển miền Đông Australia. Công viên quốc gia bao quanh rạn san hô này có diện tích 334.000 km2 mặt biển, tương đương với diện tích của cả Nhật Bản.
    Rạn san hô Great Barrier là nơi trú ngụ của hàng ngàn loài cá; nơi sinh sản của cá voi, chim biển, rùa; và là nơi đùa giỡn của cá heo. Vào ngày 1/7/2004, pháp chế mới sẽ cấm tất cả mọi loại hình khai thác trên một phần ba diện tích công viên, biến nơi đây trở thành dải đại dương được bảo vệ lớn nhất trên thế giới. Trước đây, phần lớn Công viên biển này mở cửa thoải mái cho ngư dân thương mại, kể cả tàu lưới quét -thủ phạm huỷ hoại tất cả mọi thứ gặp trên đường.
    (Trích) Khánh Hà
    50 năm nữa Ấn Độ Dương sẽ không còn san hô

    [​IMG]
    Aldabra, rặng san hô nhân tạo lớn nhất thế giới trên Ấn Độ Dương
    Trong vòng 50 năm nữa, phần lớn những đảo san hô ở Ấn Độ Dương sẽ biến mất vì nhiệt độ trái đất ngày càng tăng lên.
    Vào năm 1998, hiện tượng trái đất nóng dần lên là nguyên nhân làm chết từ 55 ?" 98 % những rặng san hô trải dài từ Bắc Mozambique tới Eritrea và Indonesia.
    Chức năng của chúng vô cùng phong phú: cung cấp thức ăn và là chỗ trú ẩn cho cá, động vật không xương sống đồng thời còn giúp ngăn chặn sự ăn mòn bờ biển.
    Tuy nhiên san hô lại là một loài rất nhạy cảm, chỉ một thay đổi nhỏ trong điều kiện sống (chẳng hạn như nhiệt độ nước biển tăng lên) sẽ làm cho chúng chết.
    (Trích) ANH QUÝ (Theo Reuters)
  8. dot

    dot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Xin viết tiếp bài post ngày 06/11 về hiệu ứng nhà kính đây
    III. Thay đổi nhiệt độ không khí
    Thay đổi nhiệt độ không khí tính trung bình theo năm và theo mùa ở Châu Âu 1850-2002
    Nhiệt độ toàn cầu thay đổi +0,7 độ C sau 100 năm (sai số 0,2 độ C)
    Nhiệt độ không khí ở Châu Âu thay đổi +0,95 độ C, mùa hè: +0,7 độ C, mùa đông: 1,1 độ C.
    Dự kiến mức thay đổi nhiệt độ 1990 đến 2100 là +1,4 đến +5,8 độ C (toàn cầu). +2 đến 6,3 độ C (Châu Âu).
    IV. Thay đổi khí hậu thể hiện qua lượng mưa
    Nghiên cứu của Cơ quan môi trường Châu Âu cho thấy sự thay đổi của lượng mưa không đồng đều giữa Bắc Âu và Nam Âu:
    Ở Bắc Âu, lượng mưa tăng 10-40%; trong khi Nam Âu thì giảm tới 20%.
    Dự kiến, lượng mưa tăng 1-2%/thập kỷ ở vùng Bắc Âu, giảm 1%/thập kỷ ở vùng Nam Âu.
    Sự khắc nghiệt của thay đổi nhiệt độ và lượng mưa có thể mô tả đơn giản bằng hình ảnh ở dưới đây:
  9. dot

    dot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    V. Sông băng, tuyết và băng tuyết
    - Sụt giảm cả về kích thước và khối lượng của 8 trong tổng số 9 sông băng ở khu vực Châu Âu. Ở Dãy An pơ, sông băng đã bị sụt giảm (tan băng) 1/3 về diện tích và 1 nửa khối lượng từ 1850 đến 1980. Từ năm 1980 đến 2000, sụt giảm 20 đến 30% lượng băng còn lại. Rất nhiều khả năng các sông băng sẽ tiếp tục bị sụt giảm.
    - Quy mô bao phủ của tuyết ở bán cầu bắc đã giảm 10% từ năm 1966. Thời kỳ bao phủ của tuyết ngắn lại trung bình khoảng 8,8 ngày/ thập kỷ, ở giai đoạn 1971-1994. Quy mô bao phủ của tuyết dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong thế kỷ 21 này.
    - Băng tuyết ở Bắc cực đã giảm hơn 7% từ 1978 đến 2003, nhất là về mùa hè. Độ dày băng tuyết giảm trung bình 40% trong các thập kỷ từ 1960 đến 1990 ở rất nhiều khu vực lớn. Dự kiến hầu hết băng tuyết ở đại dương vùng bắc cực sẽ tan vào năm 2100.
  10. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Mình xin minh họa thêm cho bài bạn DOT bằng một số bài báo sưu tầm về các "sông băng"
    Các sông băng Nam Cực trượt nhanh ra biển
    Nhiều nhóm nghiên cứu phát hiện: băng đang trôi khỏi lục địa Nam Cực nhanh hơn nhiều so với những năm 1960.
    Trên bán đảo Nam Cực nhô ra từ phía Tây của lục địa, tốc độ trôi ra biển của nhiều sông băng đã tăng 8 lần từ năm 2000 tới năm 2003. Phía dưới bán đảo, các sông băng đang giải phóng 250 tỷ tấn băng vào biển Amundsen mỗi năm, đủ để làm tăng mực nước biển toàn cầu thêm 2mm trong mỗi thập kỷ. Các kết quả nghiên cứu này, dựa trên dữ liệu vệ tinh và máy bay khảo sát độ dày cũng như dòng chảy của sông băng, nêu bật hậu quả của hiện tượng khí hậu ấm lên gần đây tại Nam Cực.
    Dải băng dày bao trùm Tây Nam Cực là tâm điểm của những lo ngại về hiệu ứng thay đổi khí hậu đối với lục địa băng giá. Dải băng này dễ bị ảnh hưởng bởi nó nằm trên khối đất ngập dưới mực nước biển. Có nguy cơ là nếu các khối băng bao quanh tan vỡ, toàn bộ dải băng có thể trượt xuống biển. Nếu điều này xảy ra, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng thêm 5m. David Vaughan thuộc chương trình khảo sát Nam Cực của Anh cho biết: ''''Mực nước biển tăng cao sẽ gây thiệt hại lớn cho các nước phát triển có các thành phố ven biển''''.
    Sử dụng dữ liệu từ vệ tinh và các chuyến bay, Robert Thomas thuộc Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA cùng đồng nghiệp tại Mỹ và Chile đã theo dõi các sông băng đang đổ ra biển Amundsen ngoài khơi Tây Nam Cực. Họ phát hiện các sông băng ngày càng mỏng hơn bởi lượng băng tan vào đại dương cao hơn 60% lượng tuyết rơi mới trên lục địa.
    Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân là do băng ở rìa của lục địa mỏng hơn, làm cho nó tách khỏi nền đá bên dưới. Không còn bám vào đá, những cánh đồng băng bao quanh này ít có khả năng cản các sông băng đang lao ra biển. Một trong các sông băng đó là Pine Island. Tốc độ trượt ra biển của nó tăng 25% trong vòng 30 năm qua. Theo các chuyên gia, nếu tốc độ tan chảy như hiện nay, phần lớn cánh đồng băng này sẽ rời khỏi nền của nó trong vòng 5 năm tới. Những sông băng ở biển Amundsen chứa đủ băng để làm tăng mực nước biển thêm 1,3m.
    Trên bán đảo Nam Cực cũng xảy ra tình trạng tương tự. Một nhóm nghiên cứu do Eric Rignot và Ted Scambos đứng đầu đã phát hiện ra rằng, một số sông băng ở đó đang chảy nhanh hơn nhiều lần so với cách đây 3-4 năm.
    Khu vực này cũng là tâm điểm của sự lo ngại. Trong năm 2002, một trong những khối băng nổi tên là Larsen B đã tan vỡ do nhiệt độ ở Nam Cực tăng thêm 2,5 độ C trong vòng 50 năm qua. Kết quả nghiên cứu mới cho thấy hậu quả của sự tan vỡ là rất nghiêm trọng. Không có các đai băng kìm hãm, nhiều sông băng đang lao ra biển với tốc độ nhanh hơn.
    (Minh Sơn - Theo Nature)
    ******​
    Bắc cực nóng nhanh gấp đôi tốc độ trái đất
    Mũ băng ở cực Bắc giờ đây đang tan chảy dưới sức nóng của bầu khí quyển, nhanh gấp đôi tốc độ trung bình của thế giới và có thể kéo theo những hậu quả nghiêm trọng. Một báo cáo khoa học toàn diện nhất vừa cảnh báo như vậy.
    Báo cáo cũng đưa ra mức tăng tiềm năng của mực nước biển và tính dữ dội của quá trình trái đất ấm lên thông qua một cơ chế phản hồi tích cực. Công trình do một nhóm 300 nhà nghiên cứu quốc tế của Hội đồng Bắc cực thực hiện trong 4 năm qua.
    "Dự đoán tương lai cho thấy hiện tượng ấm lên ở đây cao gấp 2-3 lần so với phần còn lại của thế giới. Điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường cho hệ sinh thái, vật chất và con người", Pål Prestrud, Phó chủ tịch Ủy ban điều khiển Nhóm đánh giá ảnh hưởng khí hậu Bắc cực (ACIA), thông báo.
    "Việc tan chảy trên quy mô lớn đã bắt đầu", Jennifer Morgan, Giám đốc Ủy ban biến đổi khí hậu của tổ chức WWF, nhận định. "Các quốc gia công nghiệp đang tiến hành một thí nghiệm không kiểm soát được nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu và Bắc cực là con lợn béo đầu tiên của họ. Điều này là vô đạo đức và sai lầm. Họ phải cắt giảm phát thải CO2 ngay bây giờ".
    Nhóm nghiên cứu đã chạy 5 mô hình khí hậu, cho kết quả trung bình là Bắc cực sẽ bị mất 50-60% lượng băng của nó vào năm 2100. Thậm chí, một trong 5 mô hình còn dự báo rằng đến năm 2070, Bắc cực sẽ nóng đến nỗi mùa hè ở đó hoàn toàn thiếu vắng băng.
    Các mô hình được lập ra dự trên "kịch bản trung bình" của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu. Theo đó sự phát thải khí nhà kính ở mức gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong kịch bản này, mực nước biển sẽ tăng từ 10 đến 90 centimét trong thế kỷ 21.
    Bắc cực từng được dự báo là điểm sẽ chịu tác động trước tiên của quá trình trái đất ấm lên, chủ yếu là vì nơi đây xảy ra hiện tượng phản hồi tích cực. Băng và tuyết phản xạ 80 - 90% lượng bức xạ mặt trời vào vũ trụ. Nhưng khi lớp bề mặt màu trắng này biến mất, phần đất hoặc biển nằm dưới sẽ hấp thụ nhiều bức xạ hơn dưới dạng nhiệt, và lượng nhiệt đó, đến lượt nó lại làm băng tuyết tan chảy.
    Một Bắc cực ấm hơn sẽ kéo theo vô số hậu quả. "Ngành công nghiệp dầu có thể được lợi nếu băng biến mất, vì người ta có thể dễ dàng tiếp cận với những nguồn dầu và khí", Prestrud nói. Ông cho biết khoảng 25% các mỏ dầu còn lại trên trái đất tập trung ở Bắc cực. Nhưng việc băng tan chảy và tuyết tan trên các đồng rêu sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự sống hoang dã. Prestrud dự báo các loài biểu tượng của vùng đất này, như gấu Bắc cực và hàng nghìn loài khác sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
    Thuận An (theo NewScientist)
    ******​
    Nguồn cung cấp nước cho trái đất đang bị đe dọa
    Núi băng Kilimanjaro có thể sẽ mất đỉnh vào năm 2020
    Sự tan chảy ngày càng nhanh của các núi băng đang tác động đến việc cung cấp nguồn nước của thế giới, đe dọa đến cuộc sống của hàng triệu người và ảnh hưởng đến tương lai của tất cả các loài động thực vật.
    Băng tan cung cấp khoảng 75% lượng nước sạch trên thế giới, nước từ các khu vực trên núi theo các cơn mưa lớn và tuyết rơi đổ vào vào hệ thống sông ngòi trong suốt mùa hè và những tháng mùa khô.
    Ở những những nước khô hạn, núi băng tan chảy cung cấp khoảng 95% khối lượng nước trong hệ thống sông ngòi, thậm chí ở những vùng đất thấp như Đức cũng nhận được khoảng 40% lượng nước từ núi băng tan chảy.
    Nhưng vì những nhân tố như sự nóng lên của trái đất và ô nhiễm không khí đã làm làm các núi băng ngày càng trở nên nhỏ hơn. Một nghiên cứu đã cho thấy, đỉnh cao nhất của châu Phi - Mount Kilimanjaro ở Tanzania có thể sẽ mất đỉnh băng vào năm 2020 trong khi công viên băng quốc gia ở phía bắc Mỹ có thể sẽ được "đặt tên mới" vào năm 2030.
    Chính vì vậy, trong tương lai, một nguồn cung cấp nước cho trái đất đã bị mất đi và đe dọa đến cuộc sống của cả hành tinh.
    Đ.TÂM (Theo Reuters)

Chia sẻ trang này