1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những vấn đề của môi trường thế giới

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Oshin, 29/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oilman

    oilman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đang thảo luận một đề tài hay. Sau khi Nga đã đồng ý tham gia nghị định Kyoto, thì đã có đủ số quốc gia cần thiết để tiến hành mà không cần sự tham gia của Mỹ. Tuy nhiên, con đường phía trước chưa hẳn đã dễ dàng vì còn rất nhiều vấn đề: mua bán khí thải và khả năng chế tài đối với các quốc gia phát triễn không tham gia nghị định như Mỹ và Úc. Về những mặt chính sách này, người ta sử dụng những mô hình kinh tế vĩ mô để đánh giá: giá nhiên liệu, giá sản xuất, v.v.. để thấy được ảnh hưởng kinh tế xã hội.
    Chia sẻ thêm với các bạn về mặt kỹ thuật. Một trong những cách rẻ tiền và giảm được lượng lớn CO2 hiện nay là bơm khí CO2 vào những vỉa nước, khí hay dầu đã khai thác hoặc mỏ than nằm sâu trong lòng đất. Khí CO2 sẽ bị giữ lại trong lòng đất một thời gian rất dài cả ngàn hoặc triệu năm. Hiện nay phương pháp này đã được tiến hành ở một số nơi, đặc biệt là Na Uy. Na Uy đã đi trước cả Kyoto protocol, áp dụng mức thuế (nhưng cũng có thể gọi là phạt) US$40/ tấn CO2 thải ra từ những mỏ dầu khí ngoài khơi North Sea. Công ty StatOil đã bơm khí thải CO2 (thông thường đi kềm với ga và dầu từ lòng đất) xuống lòng đất để tiết kiệm rất nhiều tiền và bảo vệ môi trường. Sắp tới, người ta có thể đưa ra đạo luật phạt 40 Euro/tấn CO2 ở châu Âu.
  2. dot

    dot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Oshin rất nhiều, phần mô tả của bạn đã khá đủ để mình không phải viết tiếp phần "tác động tới hệ thuỷ triều- marine sytems như tăng mực nước biển - sea level rise, tăng nhiệt độ bề mặt nước biển - sea surface temperature, cũng như các tác động khác tới hệ sinh thái biển - marine species composition và hệ sinh thái cũng như đa dạng sinh học của đất liền terrestrial ecosystems and biodiversity".
    Có một điều trong phần trích dẫn của bạn (phần Nguồn cung cấp nước của trái đất đang bi đe doạ) không biết mình hiểu thế này có đúng không:
    Như vậy việc tan các núi băng đóng một vai trò quan trọng đối với con người và hệ sinh thái, trực quan nhất đó là cung cấp phần lớn nguồn nước sạch cho thế giới. Tuy nhiên với tốc độ tan băng quá nhanh sẽ làm cho các núi băng cạn kiệt dần, và đến một thời gian không xa, núi băng không còn nữa, hay ít ra nguồn nước ngọt cung cấp giảm đi nghiêm trọng. Đây chính là điểm mấu chốt cho mọi nghiên cứu giảm tốc độ tan băng nhanh hiện nay.
    Tui chỉ mới nghe nói về nhưng nghiên cứu giảm khí nhà kính nhưng liệu đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến một nguyên nhân khác nữa chưa nhỉ, ví dụ như do biến đổi của các tầng địa chất chẳng hạn?
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế-xã hội cũng là một vấn đề mà mình muốn nghe các bạn thảo luận thêm, và nếu có thể, xin các bạn cho biết những mặt trái của Kyoto?
    Ah, hôm nay vừa đọc được tin 16/2/2005: Nghị định thư Kyoto có hiệu lực http://www.vnn.vn/khoahoc/quocte/2004/11/348301/
    Mình cũng sẽ post bài báo sưu tầm về giải pháp chôn khí CO2 sau nhé.
    DOT ơi, bạn cứ post những phần mà bạn định nói về "tác động tới hệ thuỷ triều- marine sytems như tăng mực nước biển - sea level rise, tăng nhiệt độ bề mặt nước biển - sea surface temperature, cũng như các tác động khác tới hệ sinh thái biển - marine species composition và hệ sinh thái cũng như đa dạng sinh học của đất liền terrestrial ecosystems and biodiversity". Thông tin càng có được từ nhiều nguồn thì topic càng phong phú. Bạn mà không viết tiếp cái này thì uổng quá à.
    Về chuyện các nguồn nước từ băng tan sẽ cạn dần (các núi băng dần dần mất đỉnh) mình cũng hiểu giống như bạn vậy.
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    "Cô lập địa chất" có cô lập được CO2?
    Bạn đã bao giờ nghĩ đến chuyện chôn hàng trăm tấn carbon dioxide xuống lòng đất hay chưa? Các nhà khoa học đã nghĩ đến chuyện này, có điều có giảm được khí nhà kính hay không hay chỉ là hành động "quét rác xuống thảm" thì... hãy đợi đấy!
    Cô lập địa chất
    Hiện nay, Chính phủ Australia và các ngành công nghiệp nhiên liệu khoáng đã sẵn sàng đầu tư hàng triệu đô la cho công tác "cô lập địa chất", nói nôm na là "chôn carbon vào lòng đá". Vì hầu hết carbon dioxide thoát ra từ việc đốt cháy nhiên liệu khoáng đều tích tụ trong khí quyển, việc tìm ra một nơi "dành riêng" cho loại khí này đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng ta nhằm bảo vệ môi trường trái đất.
    Trên thế giới, Australia là nước có tỉ lệ phát tán CO2 bình quân đầu người lớn nhất, chủ yếu là do phần lớn các nhà máy phát điện đều chạy bằng than đá. Hồi tháng 6 năm nay, Chính phủ liên bang Australia đã cho công bố sách trắng Đảm bảo Tương lai Năng lượng Australia (SAEF), trong đó thông rằng các công nghệ chôn carbon có thể cạnh tranh với các ngành năng lượng tái chế để giành khoản đầu tư 500 triệu đô la.
    Người phát ngôn của Bộ Công nghiệp, Du lịch và Tài nguyên Australia cho biết, nói một cách ngắn gọn, than đá vẫn sẽ là nguồn năng lượng chính của Australia, bởi vì đất nước này có thể sử dụng than đá ít nhất là trong 200 năm tới. Hơn nữa, loại nhiên liệu này lại tương đối rẻ.
    Chôn CO2 như thế nào?
    Nếu than đá vẫn tiếp tục chi phối nền kinh tế Australia, vậy chúng ta có cơ hội nào để biến nó thành nguồn năng lượng sạch hay không? Câu trả lời là có, và đấy là "cô lập địa chất" - chôn lượng carbon dioxide dư thừa của chúng ta sâu "dưới ba tấc đất".
    Trước hết, carbon dioxide phải được thu giữ từ nguồn phát sinh ra nó, chủ yếu là từ ống khói của các nhà máy điện. Công việc thu giữ CO2 được thực hiện bằng cách tách thành phần hóa học của chất khí này hoặc hòa tan trong dung môi, qua màng lọc hay làm đông (sử dụng các chất ở nhiệt độ thấp để tách CO2 ra).
    Thu giữ CO2 không phải là công việc đơn giản. Tại Hội nghị Hội đồng Năng lượng Thế giới lần thứ 19 tại Sydney, các nhà khoa học báo cáo rằng các công nghệ thu giữ CO2 hiện nay (chẳng hạn như dùng amin ?" hợp chất có nguồn gốc từ ammoniac ?" lọc ống khói nhà máy điện) sẽ làm giá điện tăng lên gấp đôi. Theo GS Colin Ward, Trưởng khoa Địa chất thuộc ĐH New South Wales, chúng ta không thể thay đổi các nhà máy điện cũ dùng than đá để thu giữ carbon dioxide, và chỉ có các nhà máy mới mới có thể phù hợp với công nghệ tách carbon từ những loại khí và phân tử thoát ra khi đốt than mà thôi.
    Một khi CO2 đã bị thu giữ và tách ra, chúng sẽ bị nén lại và chuyển tới địa điểm chôn. Khí CO2 nén sẽ được nén thêm một lần nữa thành CO2 dạng lỏng, sau đó được bơm vào lòng đất tại độ sâu trên 800m để không bao giờ trở thành dạng khí nữa. Khi đến "nơi an nghỉ cuối cùng", dù là đoạn nứt gãy trong lớp đất đá hay vùng nước mặn, CO2 sẽ bị "nhốt" lại, thường là bằng một lớp đất sét dày để tránh rò rỉ. Theo cách này, carbon dioxide có thể được chôn trong các giếng gas hoặc dầu bỏ hoang, các khe đá tự nhiên trong lòng đất, vùng nước mặn như lòng chảo Đại Giếng phun, hoặc nước trầm tích trên thềm đại dương.
    Một trong những phương pháp "phong tỏa" CO2 rẻ tiền nhất là đưa thẳng nó vào lòng đất qua đường giếng dầu hoặc giếng gas bỏ hoang, đồng thời hút phần gas hoặc dầu còn lại ra ngoài. Dự án cô lập GEODISC đã xác định được một số địa điểm chôn CO2 thích hợp, vừa đảm bảo tính bền vững cho môi trường lại vừa đủ gần các nhà máy điện cũng như giếng gas/dầu, có thể giữ được khoảng 25% lượng khí CO2 mà chúng ta đang thải vào bầu khí quyển.
    Khả thi hay không?
    Nên tạo ra CO2 để chôn, hay dùng năng lượng sạch để tự bảo vệ mình?
    Một trong những mối lo ngại về dự án "cô lập địa chất" hiện nay là độ an toàn đối với môi trường khi CO2 đã nằm trong lòng đất. Dư luận cho rằng chất này có khả năng sẽ bị rò rỉ hoặc trở nên bất ổn định. Các công ty tham gia đầu tư vào dự án chôn CO2 đảm bảo rằng, chất này sẽ liên tục bị kiểm soát theo địa chấn: những thay đổi tần số truyền qua đá sẽ được đo bằng một thiết bị đo địa chấn, cho biết về mẫu đá và trầm tích dưới lòng đất, cũng như tình trạng CO2. Ngoài ra, họ còn tiến hành theo dõi trực tiếp bằng cách quan sát.
    Các chuyên gia "cô lập địa chất" tự tin rằng, một khi đã bị chôn CO2 sẽ không còn trở lại để phá hại môi trường được nữa. Hơn nữa, những "ngôi mộ" tự nhiên này đã chôn giữ dầu và khí gas hàng triệu năm nay, vì thế sẽ không có vấn đề gì với số CO2 đem chôn cả.
    Tuy nhiên, không phải ai cũng tin vào độ an toàn của phương pháp này. Riedy cho biết: "Công nghệ cô lập địa chất tại các nhà máy điện chưa hề qua thử nghiệm. Lúc nào chúng ta cũng phải đối mặt với nguy cơ mà các công nghệ mới tạo ra - CO2 có thể rò rỉ, dù là rất chậm theo thời gian hoặc đột ngột bùng ra do địa chấn". Còn TS Ben McNeil thuộc Trung tâm Dự báo và Lập mô hình Môi trường, ĐH New South Wales, cho rằng: "Cô lập địa chất không phải là giải pháp đối với vấn đề thải khí CO2, bởi vì nếu phát huy tối đa công suất, đến năm 2020, công nghệ này cũng chỉ giảm thải khí CO2 được 7% mà thôi. Trong khi đó, lượng khí CO2 thải ra ở Australia lại có khả năng lên tới 40%."
    (Trích) Khánh Hà (Tổng hợp)
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

    Theo kết quả nghiên cứu mới nhất công bố trên tạp chí Nature vào những tháng đầu năm 2004, sự thay đổi khí hậu theo "chiều dương" sẽ tiêu diệt khoảng một triệu loài sinh vật trong vòng 50 năm tới. Kết quả bi quan tương tự cũng thu được sau khi nghiên cứu môi trường sinh thái tại 6 khu vực trên thế giới, vốn rất khác nhau về đa dạng sinh học và chiếm tới 20% diện tích đất liền trên hành tinh.
    Gần đây, một công trình nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới cho biết hằng năm, trên thế giới có 2-3 triệu ca bệnh ung thư da, trong đó có khoảng 130.000 ca ung thư ác tính do tắm nắng. Hằng năm có tới 66.000 người bị chết vì ung thư da, có khoảng 12-15 triệu người bị mù do các thảm họa tự nhiên, trong đó có tới 20% trường hợp bị mù do ánh nắng mặt trời. Nếu tầng ozon trong vòng vài thập niên tới tiếp tục mỏng dần, thì những chỉ số trên đây có thể còn tăng lên.
    Sau khi tiến hành hàng loạt công trình phân tích các lớp băng ở Bắc cực, các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Thiên văn học ở Thụy Sĩ đã tìm ra sự liên quan của nhiều thảm họa khác nhau xảy ra trên trái đất với sự ấm lên toàn cầu. Họ cho rằng đến thời điểm này, lần đầu tiên sau 1.000 năm, hoạt động của mặt trời mạnh đến mức chưa từng có. Các nhà thiên văn học cho rằng trong 100 năm qua, các vết đen trên mặt trời tăng lên đột ngột. Theo nhận xét của các nhà khoa học Đức, chính hoạt lực của mặt trời có ảnh hưởng quyết định đến sự thay đổi khí hậu trên trái đất. Thậm chí, họ còn dự báo rằng trong thời gian tới, loài người trên trái đất có thể phải sống trong điều kiện giống như trong lòng chảo bị nung nóng. Vì thế, ngay từ bây giờ, các nhà khoa học đã phải đề ra các phương án đối phó với nguy cơ này.
    Giải pháp che ô cho trái đất
    Tình trạng nóng lên trên toàn cầu đang gây ra nhiều thảm họa đối với hành tinh xanh của chúng ta. Và để "che chở" cho trái đất, các nhà khoa học đã đề xuất hai phương án táo bạo: "Ô vũ trụ" và những đám mây nhân tạo.
    Phương án thứ nhất là ngăn chặn thảm họa đối với trái đất từ bên ngoài, bằng cách lắp đặt những chiếc "ô vũ trụ" để cản bức xạ của mặt trời chiếu xuống trái đất, nhằm góp phần ổn định khí hậu. Vật liệu xây dựng những chiếc ô đó có thể là hàng tỷ tấm kim loại mỏng, các lưới kim loại siêu mịn, hoặc hàng triệu quả bóng không khí bằng kim loại. Chúng sẽ được tung lên quỹ đạo nhờ các tên lửa đặc biệt. Trong vòng 5 năm, chiếc "ô vũ trụ" đó sẽ đóng vai trò lá chắn chống lại bức xạ mặt trời rọi xuống trái đất. Sau khi hết thời hạn sử dụng, "ô vũ trụ" có thể được thay mới.
    Phương án thứ 2 nhằm bảo vệ trái đất từ bên trong. Theo phương án này, trên bề mặt các đại dương sẽ lắp đặt hệ thống các cấu trúc nổi, có tác dụng tạo ra những đám mây, còn dưới lòng đại dương sẽ nuôi cấy các đồn điền rong tảo có tác dụng hấp thụ các loại khí gây nên hiệu ứng nhà kính từ khí quyển.
    Ngoài ra, các nhà khoa học dự kiến xây dựng các kho chứa nước khổng lồ để hạn chế mức tăng của nước biển do sự tan băng từ các địa cực. Mặc dù những kế hoạch đó có tính viễn tưởng nhưng công nghệ hiện đại đã mở ra khả năng thực thi trong vài thập niên tới.
    KH&ĐS (theo Utro)
  6. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Kế hoạch chống HƯNK của Pháp
    Ngày 22-8, Bộ trưởng Bộ Sinh thái Pháp, Serge Lepeltier, vừa công bố "Kế họach khí hậu 2004", tiêu tốn khoảng 90 triệu euro vào 60 tiêu chuẩn đo lường ô nhiễm khí nhà kính.
    Bộ trưởng Lepeltier cho biết, kế họach này có thể cắt giảm vượt chỉ tiêu 54 triệu tấn khí nhà kính vào năm 2010, do LHQ đưa ra. Kế họach bao gồm các điểm chính sau đây:
    +Cung cấp những đặc quyền cho xăng dầu ít ô nhiễm như diesel và các loại nhiên liệu sinh thái.
    +Giảm thuế cho các hàng gia dụng nội địa tiết kiệm nhiên liệu và sử dụng năng lượng mặt trời.
    +Mở rộng việc dán các thẻ phân loại năng lượng (xác định chỉ số tiêu thụ năng lượng của các dụng cụ ) đối với máy lạnh, xe hơi, nhà ở và văn pḥng (trước đây chỉ áp dụng cho TV và tủ lạnh và một số mặt hàng điện tử ).
    Hai điểm đột phá sau của bản kế hoạch đă bị gạt qua một bên dù bộ trưởng Lepeltier vẫn lên tiếng ủng hộ chúng trong ngày công bố kế hoạch:
    +Đánh thuế từ 400-3000 euro đối với các xe hơi thải nhiều khí CO2.
    +Giảm thuế từ 250-700 euro đối với các xe thải ít khí nhà kính (dựa trên các mức thải khí do luật đặt ra).
    Ngoài ra, một đề nghị khác trong kế hoạch, yêu cầu giảm tốc độ tối đa trên đường cao tốc từ 130km/h xuống còn 120km/h, đă bị gạt bỏ sau 18 tháng tranh căi.
    ANH QUÝ (Theo AFP)
  7. oilman

    oilman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Oshin về các bài posts. Thật ra chỉ cách đây một năm tôi vẫn còn là người trong cuộc của vấn đề Kyoto protocol mà chúng ta đang thảo luận. Tôi đã là nghiên cứu sinh trong chương trình GEODISC mà bài ""Cô lập địa chất" có cô lập được CO2?" đã nhắc tới. Một năm cuối cử nhân và 2 năm thạc sĩ tại đại học New South Wales. Tôi cũng đã tham gia và phát biểu tại hội nghị quốc tế về kỹ thuật kiểm soát khí nhà kính ở Kyoto năm 2002. Nói ra như vậy cũng để giải thích một vài gút mắt trong bài viết mà tác giả Khánh Hà đã tổng hợp. Khánh Hà không nói sai vì chỉ dịch lại bài viết tiếng Anh của đài ABC và các báo khác. Tuy nhiên, có những sai lầm trong sự phát biểu của ông Collin Ward (người tôi biết rõ nhưng không làm chung) và ông Ben McNeil. GEODIC, sau này là CO2CRC (website: http://www.co2crc.com.au), không đồng tình với những phát biểu trên.
    1. "Theo GS Colin Ward, Trưởng khoa Địa chất thuộc ĐH New South Wales, chúng ta không thể thay đổi các nhà máy điện cũ dùng than đá để thu giữ carbon dioxide, và chỉ có các nhà máy mới mới có thể phù hợp với công nghệ tách carbon từ những loại khí và phân tử thoát ra khi đốt than mà thôi."
    Ông Collin là một nhà địa chất học chứ không phải nhà hoá học. Phát biểu trên chỉ đúng phân nửa. Đúng là các nhà máy điện tại Úc cũ không được thiết kế để tách khí CO2 (trước đây có ai nghĩ tới!). Tuy nhiên, người ta có thể lắp ráp thêm nhà máy phụ để làm điều đó. Câu phát biểu này làm các làm chính trị gia Úc nản lòng vì chẳng nhẽ phá bỏ nhà máy cũ để xây nhà máy mới, hoặc đành bó tay?
    2. "Còn TS Ben McNeil thuộc Trung tâm Dự báo và Lập mô hình Môi trường, ĐH New South Wales, cho rằng: "Cô lập địa chất không phải là giải pháp đối với vấn đề thải khí CO2, bởi vì nếu phát huy tối đa công suất, đến năm 2020, công nghệ này cũng chỉ giảm thải khí CO2 được 7% mà thôi. Trong khi đó, lượng khí CO2 thải ra ở Australia lại có khả năng lên tới 40%.""
    Ông Ben và một đồng nghiệp xây dựng mô hình trên trong thời gian rất ngắn (vài tháng) và không có kiến thức về địa chất. Phát biểu trên một lần nữa gây tranh cãi vì nếu đúng như ông nói thì nước Úc phải bó tay. Trong khi đó, GEODISC đã nghiên cứu được 3 năm, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu của Úc trong các lĩnh vực như địa chất, dầu khí, kinh tế. Xem cùng bài viết về nhận định của GEODISC:
    "Dự án cô lập GEODISC đã xác định được một số địa điểm chôn CO2 thích hợp, vừa đảm bảo tính bền vững cho môi trường lại vừa đủ gần các nhà máy điện cũng như giếng gas/dầu, có thể giữ được khoảng 25% lượng khí CO2 mà chúng ta đang thải vào bầu khí quyển."
    Chỉ cần chôn khí CO2, nước Úc có thể đạt được Kyoto target. Một cái giá phải trả, đó là điều làm cho Úc còn do dự.
    Được oilman sửa chữa / chuyển vào 19:14 ngày 22/11/2004
  8. oilman

    oilman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Về ảnh hưởng kinh tế xã hội của Kyoto protocol, tôi không có những số liệu hay kiến thức nghiên cứu để chia sẻ với các bạn. Tuy nhiên, rất dễ thấy rằng, giá năng lượng sẽ tăng (tăng bao nhiêu, tôi không rõ) khi một quốc gia phát triễn như Úc tham gia Kyoto protocol. Giá năng lượng tăng thì giá sản xuất tăng và người dân phải gánh chịu cái giá đó: giá sinh hoạt tăng, thất nghiệp do các nhà máy giảm biên chế, và hàng hoá kém khả năng cạnh tranh. Tất nhiên, họ có những biện pháp chế tài nhắm vào các quốc gia đứng ngoài: tăng thuế nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia này thậm chí tẩy chay.
    Chia sẽ thêm với các bạn về chôn khí CO2.
    Các nhân tố con người gây ra lượng khí thải CO2 được chia như sau:
    Trong số này, phần thải CO2 của Electrical (tức power stations) và Industry (bao gồm công nghiệp dầu khí, nhà máy sản xuất thép,..) hứa hẹn nhất trong việc áp dụng công nghệ chôn khí CO2. Chôn được bao nhiêu, tốn bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào từng nhà máy, từng khu vực địa chất và quốc gia đó. Để đạt Kyoto target, chôn khí CO2 là công nghệ hàng đầu.
    Nói thêm về các nhà máy phát điện chạy than, ga hay dầu:
    Bạn có thể thấy một chu trình chôn CO2 mà hình này minh hoạ. Không có vấn đề lớn gì đối với các nhà máy điện cũ. Cần nhất là phải đầu tư thêm nhà máy tách CO2 và hệ thống ống dẫn CO2 đến nơi cần chôn. Tại Mỹ và Canada, người ta đã làm chuyện này mấy chục năm trước. Khí CO2 được bơm vào vỉa dầu để tăng lượng dầu khai thác. Công nghệ chôn CO2 cũng tương tự.
    Vấn đề CO2 có chịu nằm đó hàng ngàn hay triệu năm hay không là mấu chốt để thuyết phục công chúng. Đã từng xảy ra ở châu Phi, một trận động đất đã làm cho một lượng khí CO2 tồn tại tự nhiên trong lòng đất, phun trào xuống một thung lũnng (CO2 nặng hơn không khí) và giết chết toàn bộ số người sống ở đó. Tuy nhiên, chúng ta biết là CO2 cũng tồn tại tự nhiên trong lòng đất hàng triệu năm mà không có biến cố rò rỉ lên trên mặt đất. Yên tâm, khả năng rò rỉ là rất thấp, nếu có chỉ ở tốc độ cho phép, hoặc sau hàng ngàn hay triệu năm. Hoặc giả, nếu vì lý do nào đó trái đất lạnh dần, có lẽ sẽ cần release số CO2 mà ta đã chôn xuống. Một lý thuyết đùa nhưng mọi thứ đều có thể.
    Được oilman sửa chữa / chuyển vào 18:22 ngày 22/11/2004

Chia sẻ trang này