1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những vấn đề lịch sử trong môn phái Vovinam .

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi MinhTrinh, 25/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Sai về yếu tố thời gian nên trật tuốt rồi vove ơi . Mà cũng có ai đổ tại chính quyền hồi nào ?
    VVN chỉ được nâng đỡ trước khi có biểu tình rước đuốc từ Sở thú đến Dinh độc lập ; Khi ông Kỳ còn là chủ tịch ủy ban HP TƯ thôi .
    Khi ông Kỳ ngồi uống nước vối với chức vụ Phó TT thì chẳng còn quyền gì nữa mà giúp .
    Mục tiêu của cuộc biểu tình nhằm mục đích đòi hỏi CÔNG BẰNG chứ không có câu người VN học võ VN làm đề tài chính đâu nhé .
    Là vì theo 1 thoả thuận mà chính phủ ký với quân đồng minh, để Đại Hàn đưa quân vào VN ấn định : Võ Taekwondo sẽ ĐỘC QUYỀN huấn luyện cho quân nhân VN tại các quân trường .
    Giả sử là giờ này VN cũng có thoả thuận ấy thì tôi tin là các võ phái cũng sẽ phản đối y như VVN mà thôi .
    Việc tôi viết ở phần đầu là những năm 64-65-66 kìa . Từ 67 trở đi thì VVN đã đào tạo được khá đông HLV rồi .
    Có ai chối cãi việc vận động hậu trường ở đây đâu nào ? Nhưng dứt khoát là VVN không chủ trương làm chính trị .
    Chống tham nhũng thì có, nghĩa là chống chính quyền ông Thiệu, Lúc Hà Thúc Nhơn chống ông Thiệu và tham nhũng, bị bắn ở Nha Trang thì ngay lập tức, VVN Hoa Lư mở hội quán Hà Thúc Nhơn .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 22:48 ngày 26/04/2006
  2. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    1.
    Thì nhà anh đã viết "chạy theo đòi hỏi hay mong muốn của chính quyền", cứ nghe như tại chính quyền thôi !
    Đây là trích đoạn của lịch sử VVN từ www.vovinam.com, hơi dài nhưng có một số chi tiết dính líu đến việc ta vừa bàn, và chuyện môn sinh 19 tuổi đã dám dẫn 1500 đồng môn "dành quyền lợi cho môn phái" . Và có nhắc đến Việt võ đạo nữa. Mọi độc giả có quyền cho kết luận riêng :-)
    <<Năm 1965, Vs. Phùng Mạnh Chữ (tự Mạnh Hoàng), Trưởng Ban Ngoại Vụ của môn phái, đã thành công trong việc đưa Vovinam-Việt Võ Đạo vào chương trình Học Đường Mới của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, khởi đầu là bốn trường Trung Học thí điểm tại Sài Gòn: Chu Văn An, Pétrus Trương Vĩnh Ký, Trưng Vương và Gia Long, và liền sau đó là các trường công lập khác như Nguyễn Trãi, Võ Trường Toản, Lê Văn Duyệt, Trần Lục, Hồ Ngọc Cẩn, Mạc Đỉnh Chi... và cả luôn những học sinh của các trường tư thục tại Sài Gòn - Gia Định. Cũng trong năm này, chương trình huấn luyện mới được bổ túc hoàn chỉnh với hệ thống bài bản rõ ràng từ Nhập Môn tới Chuẩn Hồng Đai. Hệ thống lý thuyết võ đạo được giảng dạy kèm theo chương trình huấn luyện ở các cấp.
    Cũng nhờ tài ngoại giao khéo léo, ngay từ năm 1965, Vs. Mạnh Hoàng đã thu dụng về cho Vovinam-Việt Võ Đạo được hai cơ sở lớn, lập võ đường làm nơi sinh hoạt động đảo của Việt Võ Đạo Sinh cho tới tháng 4-1975, đó là võ đường ở vận động trường Hoa Lư (sau này được Vs. Trần Huy Phong đặt tên là Trung Tâm Sinh Hoạt và Giáo Dục Thanh Niên) số 2 Bis đường Đinh Tiên Hoàng và một võ đường nữa nằm cạnh sân vận động Lam Sơn đường Trần Bình Trọng, đằng sau trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký.
    Phong trào học sinh theo tập Vovinam-Việt Võ Đạo tiến quá nhanh, quá mạnh, chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm lớp võ đã được khai giảng thu nhận hàng ngàn thanh niên học sinh riêng tại Sài Gòn, chưa kể các tỉnh theo tập, nên thiếu huấn luyện viên một cách trầm trọng, nhiều võ sư, huấn luyện viên phải đứng lớp 10-11 tiếng một ngày suốt tuần, đến nỗi phải trưng dụng luôn cả các môn sinh trình độ Sơ Đẳng Lam Đai để đi dạy, tuy vậy vẫn chưa đủ thỏa mãn, nhu cầu và phải đi đến tình trạng tiêu cực là từ chối ghi danh cũng như mở thêm lớp võ mới.
    Đầu năm 1966, Vs. Mạnh Hoàng cũng thuyết phục được giới chức lãnh đạo trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia, nên Vovinam đã trở thành bộ môn võ thuật chính của ngành. Mở đầu là nhiều khóa liên tiếp đào tạo Huấn Luyện Viên Võ Thuật Cảnh Sát Quốc Gia cho toàn quốc được tổ chức tại Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, rồi đến các lớp Vovinam-Việt Võ Đạo tại Nha Đô Thành và các ty sở Cảnh Sát Quốc Gia địa phương trên toàn quốc. Chính Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng và các Vs. Nguyễn Văn Thông, Phan Quỳnh, Trịnh Ngọc Minh, Lê Công Danh, Trần Văn Bé... đã giảng dạy và điều động các lớp võ này, đồng thời môn phái cũng đã thu được một ngân khoản đáng kể vì các nhân viên cảnh sát thụ huấn đều được ngành trả học phí. Phong trào đang phát triển mạnh và đào tạo được 3 khóa Huấn Luyện Viên thì bị đình chỉ vì có sự thay đổi cấp lãnh đạo của ngành Cảnh Sát.
    Tuy Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia đình chỉ huấn luyện Vovinam-Việt Võ Đạo, nhưng những huấn luyện viên Việt Võ Đạo thuộc ngành Cảnh Sát Quốc Gia sau khi tốt nghiệp đã là những hạt nhân tốt trong việc phát triển môn phái bề rộng, đưa Vovinam-Việt Võ Đạo về địa phương cấp tỉnh, cấp quận tại khắp miền Nam Việt Nam với những lớp võ thuật huấn luyện trong quần chúng thanh thiếu niên nam nữ, học sinh tại địa phương.
    Giữa năm 1966, do sự vận động và ngoại giao của chính phủ Nam Hàn, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ra quyết định đưa môn võ Thái Cực Đạo (Taekwondo) vào độc quyền dạy trong quân đội Việt Nam. Trước quyết định này, Vovinam-Việt Võ Đạo đã nhận định rằng đây là một sự tủi nhục vì Việt Nam vốn có một truyền thống võ học lâu dài, có một nền văn minh trên bốn ngàn năm, thế mà nay lại đưa môn võ khá mới của nước bạn Nam Hàn vào dạy trong quân đội mà không nói gì đến các môn võ Việt Nam.
    Nhân ngày Quốc Hận 20 tháng 7 năm 1966, môn phái đã tổ chức Đại Hội Vovinam-Việt Võ Đạo và cắm trại, đốt lửa trại thức qua đêm không ngủ với hàng ngàn môn sinh tham dự trong khuôn viên Thảo Cầm Viên, Sài Gòn. Các võ sư đã lên diễn đàn phản kháng, đưa kiến nghị yêu cầu Quân Đội Việt Nam không nên chỉ vay mượn các môn võ của nước ngoài mà quên đi những môn võ Việt Nam, vì võ Việt Nam không thua kém bất cứ môn võ nào trên thế giới. Sự kiện này đã được giới truyền thông tiếp tay ủng hộ, cổ võ, đã gây xúc động lớn trong dân chúng cũng như trong quân đội, nhưng một mặt cũng bị Nha An Ninh Quân Đội và Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống (Hai cơ quan anh ninh, tình báo cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa) nghi ngờ, theo dõi điều tra. Chính các Vs. Mạnh Hoàng, Trần Huy Phong, Phan Quỳnh... đã bị chính Đại Tá Thăng, Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, trực tiếp phỏng vấn. Nhưng nhờ tinh thần kiên trì, và khả năng thuyết phục có chính nghĩa của các võ sư, về sau Bộ Tổng Tham Mưu đã ra một quyết định thứ hai cho phép ba môn võ vào dạy trong quân đội là Vovinam-Việt Võ Đạo, Nhu Đạo và Thái Cực Đạo. Bắt đầu từ đó, các đơn vị trong quân đội ưa thích Vovinam-Việt Võ Đạo ngày càng lan rộng và dần dần trở thành một phong trào luyện võ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
    Đầu năm 1967, do vận động móc nối, Vs. Mạnh Hoàng đã liên hệ với Trung Tá Thủy, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Quân Cảnh Quân Đoàn 3 để thành lập và tổ chức những lớp đào tạo huấn luyện viên võ thuật cho Lực Lượng Quân Cảnh tại Biên Hòa. Chương trình này đã đào tạo được một số võ sư, huấn luyện viên Vovinam-Việt Võ Đạo.
    Cuối năm 1967, Vs. Mạnh Hoàng đột ngột qua đời vì bị thương hàn nhập lý và bị bệnh tiểu đường cấp tính. Vs. Mạnh Hoàng mất đi lúc chưa tròn 30 tuổi đời nhưng đã để lại một sự nghiệp lớn trong môn phái.
    Từ năm 1968, cao trào Việt Võ Đạo Hóa đến Quân Binh Chủng được phát động tại Bộ Tổng Tham Mưu, Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Quân Cảnh Quân Đoàn III, trường Không Quân và Hải Quân Nha Trang, Quân Đoàn IV, Tiếp Vận IV, Thiết Đoàn 16, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, các Tiểu Khu và Chi Khu, Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 9, Hải Quân Long Xuyên, Hải Quân Bình Thủy, Sư Đoàn 3 Bộ Binh... Cùng năm này, cao trào Việt Võ Đạo Hóa Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn được phát động với hàng chục ngàn Cán Bộ Nông Thôn tham dự tại Sài Gòn và tại các Tỉnh Đoàn và Quân Đoàn.
    Đầu năm 1968, ngay khi biến cố Tết Mậu Thân đang diễn ra, môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo đã tổ chức cứu trợ đồng bào nạn nhân chiến cuộc, tổ chức các trung tâm tiếp cư tại các trường học tại Sài Gòn như: trường Phạm Đình Hổ, Minh Phụng, Khải Tú, Hồng Bàng, Bình Tây... để giúp đỡ hàng chục ngàn đồng bào tị nạn hay cháy nhà có được chổ ăn chổ ở, và các nhu cầu hằng ngày của các gia đình trong cơn ly loạn, thất cơ khổ cực. Công tác này đã gây được một tiếng vang lớn trong dân chúng toàn quốc.
    Cũng trong năm 1968, Tổng Cục Huấn Luyện được thành lập và đặt tại số 30 Trần Hoàng Quân (nay là số 31 Sư Vạn Hạnh), song song với việc thành lập Tổng Hội Việt Võ Đạo và Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo được đặt tại số 2 Bis Đinh Tiên Hoàng. Võ Sư Chưởng Môn đã chỉ định Vs. Trần Huy Phong đảm nhiệm chức vụ Tổng Đoàn Trưởng Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo.
    >>
    2. Anh ơi, hay là VVN biểu tình tổ chức chống tham nhũng PMU18 đi, các ông đời xưa tham nhũng nhầm nhè, thấm vào đâu so với ngày nay. Anh cũng phải viết rõ ràng tách bạch ra một tí nhá, chứ đổ đồng như thế thì đời sau sẽ có em bé chưởi "thằng Thiệu đem 16 tấn vàng ra nước ngoài" đó. Mà dư luận có vẻ khắc khe với chính quyền ông ấy quá, nhưng không lại nhìn vào công tử Trịnh Minh và nhiều người khác học hành đến nơi đến chốn, chổ ăn chổ ỡ không đến nỗi nào. Nói ra khí không phải, chứ anh TM ở HN vào những năm đó, còn ...cao hơn nữa đó, khà khà .
    Anh nhắc về Hà THúc Nhơn, xin trích vài đoạn ...
    a. Đoạn nầy đọc vui vui, từ http://www.vietbang.com/index.php?c=article&p=633&PHPSESSID=93b1215597562f7706c54229ba7d6deb,
    Trực ở Bệnh Vien Bình Dân chúng tôi không sợ mấy vì phòng trực rất đông sinh viên. Tôi còn nhỏ, hồi đó có anh Hà Thúc Nhơn làm nội trú ở benh viện. Anh có tánh cuơng trực, nhưng anh hay đánh nguời . Mà toàn những nguời hiền lành. Anh không bắng lòng điều gi, anh dùng khóa xe đạp vut nhiều khi rất dau. Chúng tôi sợ anh lắm, ngay cả thầy (giáo sư Nguyễn Văn Út) anh cũng đánh 1 bạt tai vi sửa luận án cho anh mà để quá lâu. Giáo sư Út có mách thày khoa truởng Phạm Biểu Tâm và đề nghị đuổi anh. Nhưng vi anh đã học đuợc 6 năm nên thầy Tâm cũng nể, không nỡ đuổii, chỉ phạt nhẹ hơn. Sau có anh Trần Thăng T. nói với anh Nhon:
    - Tao thấy mày hay hành hung toàn những thằng yếu. Nay mày dánh nhau với tao đi!
    Hai nguời thỏa thuận với nhau nếu đánh nhau ngay, các sinh viên khác sẽ can, vậy đế đến tối khi tụi nó về hết để đánh, sau khi đã ký giấy để trên bàn dù chết thôi, không kiện gi cả. Anh Nhơn co judo đai đen, anh T. là 1 tay boxing có hạng.
    Ðêm hôm đó, hai nguời đã đánh nhau trên phòng trực ra sao chúng tôi không biết. Chỉ biết sáng hôm sau vào nhà thuòng, chúng tôi thấy mỗi anh nằm ở 1 góc phòng, còn thoi thóp thở..
    Sau này anh chống tham nhũng ở miền Trung và bị bắn chết.. Anh T. có lẽ vẫn còn sống, nhưng ở đâu tôi không biết.
    b. Anh Minh chắc còn nhớ rõ sự kiện nầy. Anh viết mập mờ, dễ gây ra hiểu lần. Không hẳn chống tham nhũng là chống chính quyền. Trích từ http://www.conong.com/051-10_mg.htm,
    Ðầu năm 1969, một biến cố lớn đã xảy ra tai thị xã Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ðó là vụ Y Sĩ Ðại Uý Hà Thúc Nhơn, trưởng trại 12 Tai, mắt, mũi, họng, thuộc Quân Y Viện Nguyễn Huệ. Vì dám tố cáo Chỉ Huy Trưởng QYV là Thiếu Tá Phùng Quóc Anh, với sĩ quan hành chánh Ðặng Mai,toa rập tham nhũng, ăn xén tiền ẩm thực của thương bệnh binh, cũng như mờ ám trong các vụ cứu xét , phân loại trợ cấp, miễn dịch. Ðại Uý Nhơn đã cầm đầu các bệnh binh nổi loạn, nên bị Tỉnh trưởng Khánh Hòa lúc đó là Ðại Tá Lý bá Phẩm, nguyên Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 43 Biệt Lập, ra lệnh cho DPQ bắn trọng thương và đã chết khi chở vào cấp cứu tại Cam Ranh.
    Ngày đưa tang người xấu số, cũng là thời điểm Phế Binh Khánh Hòa đứng dậy đòi quyền sống. Taị Sai Gòn, Trung Úy mù BDQ.Ðổ văn Lai, đang cùng một số phế binh nặng, đang dưỡng thương tại Trung Tâm Chỉnh Hình, đường Bà Huyện Thanh Quan, cũng biểu tình, cắm dùi khắp Ðô Thành, đòi Chính Phủ phải cứu xét lại quyền lợi của họ, trước vật giá leo thang đắc đỏ, do sự hiện diện của Mỹ và Ðồng Minh, vung đô la xanh đỏ qua cửa sổ như khói thuốc. Phong trào tranh đấu bùng nổ khắp nước, làm cho chính quyền trung ướng cũng như tại các tỉnh bối rối, vì không thể dùng bạo lực để chèn ép hay khóa miệng, bởi phế binh cũng là lính, nên ai nỡ xuống tay .
    Rồi Tổng Hội Thương Phế Binh ra đời tại Sài Gòn, bầu PB Nguyễn Ðinh làm Hội Trưởng, PB Nguyễn Bính Thịnh, tức nhà văn An Khê, làm phó và PB Ðinh Trung Thu, tổng thư ký. Ngoài ra còn có một Hôi Ái Hữu Thương Phế Binh, do cựu Thiếu Tá Nguyễn Văn Hàng thành lập.
    Thời Ðệ Nhị Cộng Hòa (1967-1975), nếu TT Thiệu có chính sách ?~ Người cầy có ruộng ?~, thì Phó TT. Nguyễn Cao Kỳ, cũng chủ trương ?~ Phế Binh có nhà?T. Nói chung bắt đầu năm 1969 trở về sau, quyền lợi của Phế binh, cô nhi quả phụ càng ngay càng được cải tổ, chăm sóc và dễ thở hơn trước. Nạn chèn ép, dìm sổ trợ cấp để làm tiền cũng chấm dứt, kể từ năm 1972, chính phủ cho thành lập Ty Cựu Chiến Binh tai các Tỉnh, có quyền hạn rất rộng rải, ngoại trừ, sổ trợ cấp đầu tiên được ký cấp từ Bộ. Cũng từ đó, nguời cô nhi, quả phụ và thương phế VNCH, được sống an nhàn hơn buổi trước, với các quyền lợi thiết thực, tương xứng, từ trợ cấp, xin việc làm, y tế, cho tới các kỳ thi, tất cả đều ưu tiên cho họ.
    Được vove sửa chữa / chuyển vào 00:21 ngày 27/04/2006
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    VS Phan Quỳnh viết sai năm trong phần lịch sử này, tôi đã nhiều lần yêu cầu sửa lại nhưng các bạn Vovinam.com quên mãi .
    Ngày biểu tình rước đuốc là ngày 20-7-1967 .
    Tôi là người đứng ra tổ chức tổng quát với công đóng góp của rất nhiều môn sinh Hoa Lư nên không thể quên được , Thời gian và quyết định lúc ấy rất khẩn, chỉ có 48 giờ để chuẩn bị ( Nhóm của VS Chiếu và anh em Hưng đạo, kỹ thuật Cao Thắng thì lãnh nhiệm vụ đóng đài để biểu diễn ngay trong Sở Thú )
    Thêm 1 yếu tố lịch sử nữa là lúc biểu tình nhắm vào Tổng Thống Thiệu ( 1967 ) chứ không phải Trung tướng Thiệu, Chủ tịch ủy ban lãnh đạo quốc gia ( 1966 ) ; Năm 66 chưa có hiến pháp đệ nhị cộng hoà, ông Thiệu chưa là tổng thống và ở dinh Gia Long chứ không phải ở Dinh Độc Lập .
    Và 1 mốc thời gian là tình cảm : Nhờ có ngày này, Nữ môn sinh Khúc thị Ngọc Hậu ( Gia Long-Hoa Lư ) đã gặp môn sinh Phạm Ngọc Danh ( Người đánh cặp với VS Chiếu tại Hưng Đạo ) , yêu nhau và hai người sông bên nhau đến nay đã có cháu nội, ngoại ( Hiện ở Vancouver, Canada ) nên họ chẳng thể quên ngày kỷ niệm quen nhau. Năm 66 thì Ngọc Hậu chưa tập Vovinam , chỉ có chị của Hậu là học cùng thời với tôi .
    Về đoạn có VS Phan Quỳnh ghi tên vào đây cũng chỉ là thêm thắt .... Nói thật là VS Phan Quỳnh rất ngại đưa mặt ra vì không muốn bị hỏi giấy hợp lệ quân dịch đâu !!!
    Tất cả việc tổ chức trong ngày ấy hiện còn nhiều nhân chứng, Tại Hoa Kỳ có : Bùi thị Ngọc Hoa ( Gia Long ) Là người tôi đưa tiền thu mua rất nhiều vải ở chợ để vẽ biểu ngữ ( Trí là ngừoi vẽ phác và có đến vài chục môn sinh tô vẽ suốt đêm ), Trịnh Công Đoàn ( SV KH ) , Đặng Minh Nhật ( Đức Minh ) , Canada có Khúc thị Ngọc Hậu ( Gia Long ) VN thì đông vô kể . Tôi cũng còn nhớ là Thày Mạnh Hoàng đưa cho số tiền 18.600 $ ( Bằng gần 4 lần lương tháng 1 sĩ quan để chi tiêu vào những khoản này )
    Và năm 2001, chính VS CM cũng còn ngồi ôn lại với tôi về những gì xảy ra vào ngày ấy .
    Lẽ ra tôi cũng không nói ở đây, Chẳng có đại tá Thăng nào nghi ngờ, theo dõi điều tra mà sự thực là chính đại tá Thăng ủng hộ bên trong, có thể nói là được bật đèn xanh ngầm với bằng chứng là Tướng Loan cho khoảng 1000 cảnh sát đang học VVN mặc thường phục gia nhập theo đoàn biểu tình vì nếu không thì chỉ có thiếu niên và trẻ con đi !!! Tôi thuộc đám lớn tuổi nhất mới chỉ 19, VS Chiều lúc ấy mới 16,17 tuổi ... Nên nhớ là thời kỳ ấy, trên 20 tuổi rất khó mà hợp lệ quân dịch ( Tuổi động viên là 18, học lên đại học thì được hoãn nhưng rớt 1 năm là phải đi lính ngay ) để đi biểu tình và đại tá Thăng mà nghi thì tướng Loan sẽ chẳng thể hỗ trợ số người đông đảo như thế . Hơn thế nữa, không có đèn xanh ngầm thì chẳng thể nào chiếm lĩnh Thảo cầm viên suốt 2 ngày đêm, lại còn đóng cả võ đài trong ấy . ... Đoạn này, sẽ được tường thuật chi tiết hơn theo yêu cầu của VS Trần Nguyên Đạo trong 1 tài liệu về VVN sẽ phổ biến .
    Là 1 nhân chứng chủ chốt trong vụ này và ghét hư cấu, vẽ vời hoa lá cành , Trong cương vị trưởng lớp đầu tiên của Hoa Lư ( Chính thức thì là phó chủ tịch liên trường Võ đường Hoa Lư ( Gồm võ sinh tất cả các trường trung học tại SG ) ; Tiền thân của Tổng đoàn thanh niên Việt võ đạo ) tôi khẳng định như thế .
    Nếu Thái Nhật Lĩnh có vào đọc lần này thì làm ơn sửa lại ngày tháng năm cho đúng .
    Các ý kiến khác, Vove leo rào ra khỏi vấn đề võ thuật rồi nên tôi không thể trả lời tại đây .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 06:09 ngày 27/04/2006
  4. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Anh Minh, em nghĩ chủ đề này của anh không có đối tượng cần nhắm tới nên có lẽ nội dung chưa phù hợp, chỉ có tính "ôn nghèo kể khổ">
    Những người quan tâm đên VVN bây giờ là những người Trẻ, vậy nên cái quan trọng cần cho họ hiểu là:
    - Các giai đoạn lịch sử và Bản Chất , Mục Đích phát triển VVN trong các giai đoạn đó
    - Hệ thống kỹ thuật, bài bản, võ lý, võ đạo có phù hợp không, có xứng đáng để mang ra tầm thế giới với danh nghĩa là môn võ thuật mang đậm chất dân tộc Việt không ?
    Như anh nói rằng sự thật không được phép bẻ cong nên khi tham gia quảng bá VVN, các bạn trẻ cũng cần hiểu rõ mình đang làm cái gì.
    Rất tiếc, có thể vài ba năm nữa VVN ra thế giới với tư cách là môn võ đại diện cho Việt Nam nhưng đó cũng là ngày mà mọi tinh thần có ý nghĩa của VVN sẽ biến mất, sẽ chỉ còn những cú đấm, đá, vật ngã như bao môn võ khác và những con người du`ng VVN như phương tiện để tiến thân, để kiếm cơm thôi.
  5. vejita

    vejita Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    843
    Đã được thích:
    0
    Câu này nghĩa là gì
  6. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Anh viết lung tung quá, mà còn trách người ta leo rào, hehehe.
    Vắn tắt là ở các điểm nầy,
    1. Anh bảo "hạy theo đòi hỏi hay mong muốn của chính quyền, không kịp chuẩn bị nhân sự ". Nhà em đáp lời rằng "đừng đổ thừa chính quyền" và trong bài trích từ www.vovinam.com, có đoạn
    "Cũng nhờ tài ngoại giao khéo léo, ngay từ năm 1965, Vs. Mạnh Hoàng đã thu dụng về cho Vovinam-Việt Võ Đạo được hai cơ sở lớn, lập võ đường làm nơi sinh hoạt động đảo của Việt Võ Đạo Sinh cho tới tháng 4-1975, đó là võ đường ở vận động trường Hoa Lư (sau này được Vs. Trần Huy Phong đặt tên là Trung Tâm Sinh Hoạt và Giáo Dục Thanh Niên) số 2 Bis đường Đinh Tiên Hoàng và một võ đường nữa nằm cạnh sân vận động Lam Sơn đường Trần Bình Trọng, đằng sau trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký.
    Phong trào học sinh theo tập Vovinam-Việt Võ Đạo tiến quá nhanh, quá mạnh, chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm lớp võ đã được khai giảng thu nhận hàng ngàn thanh niên học sinh riêng tại Sài Gòn, chưa kể các tỉnh theo tập, nên thiếu huấn luyện viên một cách trầm trọng, nhiều võ sư, huấn luyện viên phải đứng lớp 10-11 tiếng một ngày suốt tuần, đến nỗi phải trưng dụng luôn cả các môn sinh trình độ Sơ Đẳng Lam Đai để đi dạy, tuy vậy vẫn chưa đủ thỏa mãn, nhu cầu và phải đi đến tình trạng tiêu cực là từ chối ghi danh cũng như mở thêm lớp võ mới."
    2. Anh cũng đề cập bằng cách tô đỏ chữ Võ Việt Nam, "Giữa năm 1966, do sự vận động và ngoại giao của chính phủ Nam Hàn, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ra quyết định đưa môn võ Thái Cực Đạo (Taekwondo) vào độc quyền dạy trong quân đội Việt Nam. Trước quyết định này, Vovinam-Việt Võ Đạo đã nhận định rằng đây là một sự tủi nhục vì Việt Nam vốn có một truyền thống võ học lâu dài, có một nền văn minh trên bốn ngàn năm, thế mà nay lại đưa môn võ khá mới của nước bạn Nam Hàn vào dạy trong quân đội mà không nói gì đến các môn võ Việt Nam."
    Nhưng, đây là đoạn tiếp " Nhưng nhờ tinh thần kiên trì, và khả năng thuyết phục có chính nghĩa của các võ sư, về sau Bộ Tổng Tham Mưu đã ra một quyết định thứ hai cho phép ba môn võ vào dạy trong quân đội là Vovinam-Việt Võ Đạo, Nhu Đạo và Thái Cực Đạo"
    Hì hì, mấy môn võ VN kia đâu rồi cà? Nói thật ra, em không có vấn đề gì đối với VVN đâu. Có dạo chị Bảy Miệt Vườn còn tưởng nhà em là dân VVN vì em không đồng ý lối chỉ trích của chỉ. Nhưng em không khoái cái màn lập lờ, anh hiểu dùm cho.
    3. Vì anh nêu danh ông Hà thúc Nhơn và bảo "Chống tham nhũng thì có, nghĩa là chống chính quyền ông Thiệu, Lúc Hà Thúc Nhơn chống ông Thiệu và tham nhũng, bị bắn ở Nha Trang thì ngay lập tức, VVN Hoa Lư mở hội quán Hà Thúc Nhơn ", em chỉ muốn nhắc lại rõ ràng chi tiết (đồng thời, cho thấy bên cạnh VVN còn những nhân tố quan trọng khác), và nhắc khéo cho anh biết, chống tham nhũng không phải nhất thiết phải chống chính quyền. Tham nhũng là tệ nạn, ta cần phải giúp chính quyền đó anh Minh à. Hay là anh bàn với anh em VVN làm một cú biểu tình chống tham nhũng PMU18 đi (vụ nầy lớn hơn vụ ngày xưa xa). Như em đã nói, hành động nầy hoàn toàn không phải là chống đối chính quyền :-)
    Theo nhà em thấy, nhà em chẳng có vượt rào ạ. Chỉ đáp lại lời anh thôi. Và nhà em mong anh nên cẩn trọng với những gì liên quan đến lịch sử. Cần phải chính xác !
    Kính

  7. haidangtim

    haidangtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Lại nói chuyện ông Hà Thúc Nhơn - một quân y sĩ rất có tài Ngoại Khoa nhưng đã gây một số liên lụy cho đồng nghiệp & gia đình của họ sau khi tử nạn. Người ta kể rằng ổng có thể ra tay cắt a-mi-đan chớp mắt trong 30 giây kể từ khi gây mê; tính tình lại nóng như lửa, trực tính nhưng hay gây hấn... sau khi nổ súng hạ thủ ông Nhơn thì chính quyền ô.Thiệu còn bức tử thêm vài cộng sự gần gũi với ổng để xoá dấu vết, tạo nên một nghi án cho tất cả thân nhân của những người đã mất mạng oan uổng. Thậm chí còn chèn ép, hăm dọa, theo dõi những người có họ Hà Thúc (mặc dù chẳng có liên quan họ hàng gì với ông Nhơn). Phải công nhận một điều rằng giới trí thức như giáo sư, luật sư, y bác sĩ , học sinh sinh viên thời đó có cảm tình đăc biệt với Vovinam; kể cả những cao thủ những môn phái khác như Judo, Bình định, Không thủ, Thái cực .... Nhà của tôi cũng còn lưu giữ một chiêc bình gốm cao 6 tấc kỷ niệm của này thành lập thứ xx (không nhớ rõ) Vovinam làm quà cho một người bác, trên đó có hình hai tráng sĩ tung song phi cước khá đẹp & mềm mại trên nền hoa đào, hoa mai rất đẹp. Đây là dấu ấn chứng tỏ cho một thời oanh liệt của Vovinam tại miền Nam; cùng với tinh thần giao lưu quảng đại & thân ái của Vovinam với các môn phái bạn bè. Tóm lại lúc đó Vovinam đã nêu cao võ Đạo; tập hợp được một lớp thanh niên có chủ trương dân tộc biết đồng tâm với sự nghiệp Vovinam ; đào tạo được một lớp võ sinh , võ sư thực tài năng ... chứ không giống như bây giờ: Võ đạo thì ít, Võ biền thì nhiều. Hic, thời oanh liệt nay phải...chờ thôi !!!
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Không hẳn là ôn nghèo kể khổ đâu . Nó chỉ là phần mở đầu và hướng của tiết mục này sẽ là vấn đề thế hệ kế thừa .
    Mục đích khơi lại chuyện xưa là vì lịch sử môn phái bị hư cấu quá nhiều và càng ngày càng mang vẻ " thần giáo " ca ngợi lãnh tụ hơn là một môn võ được gây dựng ra bởi VS Nguyễn Lộc nhằm mục đích tranh đấu cho độc lập và sự ổn định , trật tự , đào tạo 1 thế hệ thanh niện khoẻ để phụng sự cho xã hội .
    Phần cuôi của bạn tôi đồng ý là có thể xảy ra trong tương lai nhưng tôi nghĩ vẫn còn các môn sinh thuần thành bên cạnh các thày lãnh đạo để bổ túc cho mọi thiếu sót néu có .
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi trách bạn leo rào là vì bạn hay chuyển hướng qua vấn đề chính trị và đề nghị VVN làm những việc KHÔNG THỂ và KHÔNG NÊN làm trong giai đoạn hiện nay .
    Tồn tại trước đã .
    Thêm 1 yếu tố lịch sử quanh vụ HTN .
    Khi Hội quán Hoa Lư đổi danh thành hội quán HTN thì gặp rất nhiều sứa ép của chính quyền và VS CM .
    Năm 1970, 1 buổi gặp gỡ giữa các thày lãnh đạo tại Nha Trang ( VS Chiếu có tham dự , tôi chỉ được nghe kể lại ) , hội quán HTN đã bị xoá bỏ tên này và đổi là : Hội quán cây tre , là nơi để những người yêu văn nghệ tụ tập sinh hoạt đối diện với võ đường , có lúc cũng được giao cho Khánh Ly khai thác .
    Giỗ tổ 1971, trong 1 diiẽn văn, VS Trần Huy Phong đã nhấn mạnh :
    Môn phái không làm chính trị nhưng không cấm các môn sinh sinh hoạt chính trị .
    1973, Tổng Thống Thiệu đến Hoa Lư, đề nghị Thày THP nhận lãnh 1 chức vụ trong chính quyền, liên hệ đến thanh niên và thày THP đã từ chối việc này .
    Sở dĩ tôi biết được như thế là vì thời gian này, tôi phải chuẩn bị cho luận văn tốt nghiệp QGHC và thường xuyên đến Hoa Lư gặp thày THP ( Thày THP đỡ đầu cho tôi với đề tà ) i : Một đoàn thể sinh hoạt xã hội và thanh niên: Môn phái Vovinam .
    Tiếc là đang viết dở dang thì không còn cơ hội trình luận văn này .
    Không ai đỏ tội hay trách cứ chính quyền như Vove đã hiểu, việc phát triển thật vội vã để đáp ứng mong muốn của chính quyền không có nghĩa như thế .
    Ghi nhận ý kiến của bạn là : Chống tham nhũng là giúp CHÍNH quyền ... nếu Chính quyền " biết " chính . Còn " bất " chính thì lại khác nhé .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 15:33 ngày 27/04/2006
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Anh minhtrinh so sánh khéo thật đấy!!!

Chia sẻ trang này