1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những vấn đề về hạt photon

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi nguulang9x, 28/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    ko trả lời bác lại thấy áy náy
    cái phần màu vàng ở trên nó chẳng nói lên được ánh sáng có khối lượng
    bác cho rằng "gravity must affect a light wave''''''''s frequency and wavelength", chứ trực tiếp (ánh sáng có khối lượng và đường đi của nó bị bẻ cong) hay gián tiếp (qua không gian bị uốn cong) thì người ta vẫn đang làm thí nghiệm (bài báo lần trước em cho bác xem) còn bác thì đã khẳng định rồi
    VD thế này: bác đi trên một con đường thẳng, qua 1 cái cây, như thế là bác không bị cái cây hút, em bảo bác không có khối lượng. Còn bây giờ con đường nó cong vòng qua cái cây, em bảo bác có khối lượng vì bác chuyển động cong qua cái cây , thế cũng thú vị chứ
    em không bảo ánh sáng không, hay có khối lượng , em chỉ cho rằng chưa đủ chứng cứ để nói như cái kiểu của bác "ánh sáng có khối lượng nhưng tớ không biết nó bằng bao nhiêu, hay đại loại như ánh sáng có khối lượng nhưng không có kích thước "
    nghề em làm nó có 2 chữ vật lý, chứ chưa dám gọi là cuộc đời vật lý , được cái em luôn dùng đến tiên đề c là lớn nhất và m photon = 0
    xin hết bác ạ
  2. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Cái bài báo cậu đưa tớ chỉ nói về con quay hồi chuyển chứ có nói về photon đâu. Về mô hình toán không gian cong cậu chưa hiểu thì đừng dùng nó, những người biết dùng nó thì đã thừa nhận cái công thức E=mc2 rồi. Điều đó nghĩa là họ thừa nhận m=hf/c2 là khối lượng của photon !
    Trong đường link dưới đây có đoạn nói về khối lượng của photon đấy, rằng photon không có khối lượng nghỉ nhưng có khối lượng tuơng đối m=E/c2. Hệ 2 photon chuyển động ngược hướng (sao cho tổng động năng bằng không) có khối lượng m=E/c2
    http://en.wikipedia.org/wiki/E=mc%C2%B2
    Được dongda sửa chữa / chuyển vào 00:19 ngày 17/07/2007
  3. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    www.usatoday.com/weather/resources/basics/wonderquest/photonmass.htm
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được tungsin_tpg sửa chữa / chuyển vào 12:04 ngày 17/07/2007
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.183
    Đã được thích:
    5.579
    Bạn sin chơi toàn tiếng Tây thì mấy ai hỉu, để bạn werty dịch cho nha:
    Các hột quang cân không có nặng bị dzì tụi nó bay nhanh lắm không bỏ dzô cái cân để cân được.
    Các hột quang bay hông thẳng khi ngang qua mấy ông sao bự là bị dzì mấy ông sao bẻ cong đường bay của hột quang chứ hông phải dzì ông sao hút hột quang.
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Hình như tất cả đều nằm vào quan niệm?
  6. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Lần sau khi đưa đường link lên thì dịch tóm tắt ý chính cho bà con đọc nha, như thế là thêm phần thể hiện văn hoá (như quảng cáo) đấy.
    Cái trang báo USA ngày nay của cậu chả có tính khoa học chút nào, ai đời lấy tin chuyên sâu ở trang web có các mục tin như tin tức,tiền tệ, thể thao, đời sống, thời tiết....
    Cả bài báo chả đưa được ra công thức nào toàn mô tả bằng lời nói, lại còn dẫn lời cái ông Paul Hewitt gì gì đó mà ông này lại nói là cái không thời gían 4 chiều là cực kỳ khó hiểu...Thà dẫn lời tungsin_tpg mod box vật lý ttvnol độ tin cậy còn cao hơn !
    Có mỗi cái số liệu đo đạc khối lượng photon là có vẻ có giá trị. Rằng tầu vũ trụ đo thấy khối lượng photon của từ trường trái đất nhỏ hơn 0.00000000000000000000039 lần khối lượng của electron và rằng con số này rất gần 0. Giọng điệu chả có tính khoa học tí nào !
    Khối lượng photon m=hf/c2 , từ trường trái đất có tần số gần như bằng không thì bảo sao đo khó, sao không đo khối lượng ánh sáng nhìn thấy được đi. Với các photon trong tia vũ trụ tới trái đất trong hiện tượng sinh cặp hv -> electron + pozitron , khối lượng của photon khi đó gấp đôi electron luôn.
    Tin theo bài báo này thì thà tin theo tungsin_tpg mod box vật lý ttvnol còn hơn !
    Nghe thì nên nghe theo những quan điểm cụ thể của Einstein thông qua những công thức chứ đừng nghe người khác diễn giải bằng lời, chắc gì họ đã hiểu !
    Được dongda sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 17/07/2007
  7. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    thua
    em té vậy
  8. Jaster

    Jaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, tôi nghĩ có thể giúp được các bạn vấn đề này. Thật ra không khó đến mức phải dùng thuyết tương đối rộng đâu, chỉ cần biết các ý sau là được:
    1. Phân biệt rõ khối lượng nghỉ mo và khối lượng tương đối m.
    2. Các công thức: E=hf (1) ( công thức do Planck đề suất, trong đó h là hằng số Planck, f là tần số sóng), m= mo / (1-v2/c2)^1/2 (2).

    Einstein mở rộng thuyết lượng tử Planck, xem ánh sáng là chùm hạt photon, mỗi hạt có năng lượng E=hf. Mặc khác lại có E=m.c2, vậy suy ra m=hf/c2, lưu ý m là khối lượng tương đối. Kết luận 1: mỗi hạt photon có khối lượng theo công thức trên. Rõ ràng m phụ thuộc tần số ánh sáng nên photon "đỏ" có khối lượng khác photon "tím". Các bạn tính thử xem nhé.
    Vấn đề làm nhiều bạn "bối rối" là: photon có vận tốc v trong công thức (2) bằng c, vận tốc ánh sáng, dẫn đến mẫu số của biểu thức bằng không. Vậy nếu mo (khối lượng nghỉ) khác 0 thì m (khối lượng tương đối) tiến ra vô cùng, mâu thuẫn kết luận 1. Vậy để có nghĩa thì mo phải bằng không. Chú ý ta có kết luận 2 như sau: không có hạt photon đứng yên ( vì đứng yên thì khối lượng nghỉ mo bằng không, năng lượng nghỉ tương ứng Eo=mo.c2=0, nó có tồn tại mới là lạ).
    Tóm lại kết luận 1 suy ra từ thuyết lượng tử của Planck và công thức năng lượng khối lượng của Einstein. Kết luận 2 suy ra từ công thức (2). Nếu ai đó hỏi photon có khối lượng không ta trả lời là
    có. Còn khối lượng nghỉ của photon =0 nhằm mục đích nhấn mạnh không có photon đứng yên chứ không dùng trả lời câu hỏi có không ở trên.
    Vậy nhé. Rất mong nhận ý kiến đóng góp của các bạn.
    Được Jaster sửa chữa / chuyển vào 23:06 ngày 28/07/2007
    Được Jaster sửa chữa / chuyển vào 23:07 ngày 28/07/2007
  9. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề là AS tồn tại cùng với chuyển động. Khi AS dừng, nó không còn là AS nữa. Vậy khái niệm khối lượng nghỉ của AS không tương thích với thuyết tương đối...
    Nên nói khối lượng nghỉ của AS: Mo = O, thật sự rất khó hiểu vì lúc đó không còn AS.
    Điều này đã bàn với Sin nhiều rồi...
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ta không gọi là "loại ánh sáng" mà gọi là "dải sóng ánh sáng". Như dải ánh sáng đỏ, dải ánh sáng xanh, lục...Mỗi dải gồm 1 vô số các sóng ánh sáng...Chưa thể tách riêng ra 1 sóng ánh sáng xác định vì nó chỉ chứa 1 photon...Chỉ có thể khếch đại 1 tần số ánh sáng nào đó (với vô số photon) trong kỹ thuật laze...
    Còn 1 minh chứng cho khối lượng của ánh sáng. Ánh sáng tạo ra áp suất....

Chia sẻ trang này