1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Vs tiêu biểu qua các thời kỳ ....

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 10/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    Lục lọi trên kho chứa đồ cũ của TTVNOL cũng có nhiều đồ hay phết ,xem thử ...
    Thuần Chính Thập Nhị Thủ
    Tác giả : Thủy Tiên Công Chúa (1254 - 1329)
    Xuất xứ : Vạn Pháp Quy Nguyên và Đông-A Di Sự (phần Vũ-kinh)
    Dịch, biên tập chú giải : Trần Đại-Sỹ
    Với sự trợ giúp của Võ-sư Trần Huy-Quyền, Lê Như-Bá
    Copyright by Trần Đại-Sỹ ?" Trần Huy-Quyền ?" Lê Như-Bá
    Các soạn giả giữ bản quyền.
    Tout droits réservés.
    All rights reserved.
    1. NGUỒN GỐC
    Năm 1280, quân Mông Cổ chuẩn bị sang xâm lăng Việt Nam. Vua ra lệnh cho các vương hầu, tướng sĩ, võ phái đều được mộ binh, tổ chức huấn luyện. Trong hoàng cung, bà Linh Từ (Vương phi của Trung-vũ đại vương, lĩnh Thái sư Trần Thủ Độ) họp tất cả các phi tần, công chúa, cung nga, quận chúa lại và ban huấn từ :
    "Giặc sắp đến, các người phải luyện tập võ nghệ để có thể xuất trận chống xâm lăng. Nếu võ không tinh thì ít ra cũng tự bảo vệ được bản thân, không làm bận đến tướng sĩ để bảo vệ"
    Bà chỉ định : Khâm Từ hoàng hậu, Thiên Thụy công chúa (vương phi Hưng Võ Vương, con Hưng Đạo Vương) và Thủy Tiên Công-chúa dạy các cung phi, cung nga. Còn công chúa, quận chúa thì đích thân bà dạy.
    Khi dạy võ, Thủy Tiên Công-chúa thấy dạy cương quyền cho phái nữ để chuẩn bị chống với binh sĩ Mông Cổ là loại người to lớn, dũng mãnh, thì khó mà bảo toàn thân thể. Vì vậy bà mới tìm ra tất cả thế nhu, chống lại đủ hình thức tấn công của đối thủ. Sau khi thắng Mông Cổ, bà chép lại thành bộ "Thuần Chính Thập Nhị Thủ" là những phương pháp hiền hậu để tỏ ra mình là người trinh tĩnh, tiết hạnh.
    Năm Xương Phù thứ 11 (1387) Thái-sư Trần Nguyên Đán chép vào bộ Đông A Di Sự, chú thích, vẽ đồ hình đầy đủ, và cho khắc bản in. Nay còn lưu truyền.
    2. TIỂU SỬ TÁC GIẢ
    Thủy Tiên Công Chúa là dưỡng nữ Hưng Đạo Vương. Không rõ bà xuất thân từ đâu, cha mẹ là ai. Chỉ biết bà được Hưng Đạo Vương yêu thương nhận làm con nuôi. Bà sinh niên hiệu Nguyên Phong thứ tư (1254) đời vua Trần Thái Tông. Lên sáu tuổi bắt đầu học võ với Hưng Đạo Vương. Sau này bà học với Khâm Từ hoàng hậu (vợ vua Nhân Tông, và là con đẻ Hưng Đạo Vương). Nhưng sự thực tất cả võ công và nội công của bà do Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng và Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản dạy. Hưng Đạo Vương gả bà cho danh tướng Phạm Ngũ Lão. Dã sử tương truyền trình độ võ học của bà được liệt vào hàng thứ 15 đời Trần, trong khi Phạm Ngũ Lão đứng hạng thứ 17, tức võ nghệ thua bà hai bậc. Bà có công huấn luyện võ thuật cho toàn thể cung phi, cung nga đời Trần. Chính vì vậy, khi mà quân Mông Cổ chiếm Thăng Long, các cung phi, cung nga tự bảo vệ, di tản an toàn, không cần hộ tống.
    Tuy nhiên, bà không hoàn toàn đi theo hoàng cung. Bà theo sát phu quân là danh tướng Phạm Ngũ Lão đánh trận Chương Dương, Nội Bàng, sau này cũng chính bà theo phu quân chinh phạt Ai Lao (Lào) và Chiêm Thành.
    Sách Đông A Di Sự, Thủy Tiên Công Chúa liệt truyện chép :
    "Công chúa mặt đẹp như ngọc, dáng người thanh nhã, tiếng nói khoan thai, lòng đầy nhân ái, nhưng khi xung trận thì dũng mãnh phi thường".
    Bộ Mông Thát Cáo Lục chép :
    "Vợ tướng họ Phạm là con gái của Hưng Đạo Vương, không biết tên là gì, tước phong Thủy Tiên Công Chúa. Thủy Tiên dáng người thanh thoát, mặt đẹp ; nói thông thạo tiếng Mông Cổ âm Hoa Lâm, tiếng Hán âm Lâm An. Khi lâm trận đối đáp với tướng Mông Cổ bằng ngôn từ nhẹ nhàng, nhưng khi giao tranh thì dũng mãnh phi thường. Nhiều tướng Mông Cổ không đề phòng, bị Thủy Tiên giết. Tướng Nguyễn Linh Nhan bị Thủy Tiên bắt sống".
    Lưu ý độc giả, trong tất cả các sách của Trung-quốc viết về cuộc chiến Mông-Việt, họ gọi thẳng tên các vua Trần. Như vua Trần Thái Tông họ gọi là Trần Cảnh, trong khi họ gọi Trần Quốc Tuấn bằng tước Hưng Đạo Vương, để tỏ lòng kính trọng.
    Công-chúa hoăng vào niên hiệu Khai Thái năm thứ sáu đời Trần Minh Tông (1329), thọ 75 tuổi. Huyền sử Việt Nam kể rằng sau khi mất bà hiển thánh. Cho nên ngày nay tại tất cả các đền thờ Hưng Đạo Vương trên toàn Việt Nam đều có tượng thờ bà. Tại đền thờ nói đến Tứ vị vương tử, nhị vị vương cô, bà là một trong nhị vương cô. Chính bà đã dùng một chiêu trong Thuần Chính Thập Nhị Thủ bắt một danh tướng Mông Cổ là Nguyễn Linh Nhan, cho nên ngày nay mỗi khi về đồng bà, người ta còn diễn lại tích này.
    Về võ học, bà có để lại các phát minh sau :
    Thuần Chính Thập Nhị Thủ
    Thủy Tiên Liên Hoa quyền,
    Thủy Tiên Trường Xuân Công,
    Thủy Tiên Trị Liệu Thủ (phương pháp dùng chỉ lực chữa bệnh)(Thất truyền)
    3. PHÂN TÍCH CÁC THỦ
    Thủ nghĩa đen là tay. Mỗi thủ có một tên, 12 thủ có 12 tên nguyên thủy do công chúa đặt ra. Nhưng khi chép vào bộ Đông A Di Sự, Thái-sư Trần Nguyên Đán lại đổi tên đi để cho hợp với các hoạt động cơ thể.
    Đệ nhất: Việt nữ chính thủ, gồm 12 chiêu phá các thế nắm tay,
    Đệ nhị: Việt nữ phản thủ, gồm 12 chiêu chống lại bóp cổ,
    Đệ tam: Việt nữ tịch tà, gồm 12 chiêu khóa tay chân,
    Đệ tứ: Việt nữ bảo tiết, gồm 12 chiêu nằm tự vệ,
    Đệ ngũ: Việt nữ phản chế, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị nắm áo,
    Đệ lục: Thiên cẩu nhập nội, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị nắm tóc,
    Đệ thất: Việt nữ phục hổ, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị tấn công bằng thủ pháp,
    Đệ bát: Anh thư bảo quốc, gồm 12 chiêu thức tuyệt diệu của nhu quyền,
    Đệ cửu: Việt nữ thuần chính, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị ôm,
    Đệ thập: Ô nha phạm cảnh, gồm 12 chiêu tự vệ chống cước,
    Đệ thập nhất: Việt điểu nam phi, gồm 12 chiêu tự vệ chống dao,
    Đệ thập nhị: Nam thiên anh kiệt, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị trói,
    Ngoại trừ thủ thứ 11 và 12, các thủ đều nằm trong tư thế chống lại các loại quyền cước. Khi luyện tập Thuần Chính Thập Nhị Thủ phải nhớ các nguyên tắc sau :
    ?" MỘT LÀ, đọc, nhớ kỹ danh hiệu các chiêu thức. Mỗi chiêu thức có một tên, tên đó nhắc nhở cho biết nội dung động tác.
    ?" HAI LÀ, thuộc các nguyên lý võ học.
    ?" BA LÀ, luyện tập theo thứ tự từ chiêu thứ 1 đến chiêu thứ 12.
    ?" BỐN LÀ, trước khi luyện, phải luyện Nội-công, Khí-công chỉ định. Sau khi thuần-nhuyễn Nội-công, Khí-công mới luyện các chiêu.
    ?" NĂM LÀ, phải luyện theo thứ tự, từ thủ thứ nhất, đến thủ thứ nhì...
    Vì là loại nhu quyền, nên tuyệt đối tránh dùng cương giải quyết, không được xử dụng những đòn, thế của cương quyền. Luôn luôn nhớ rằng : người xử dụng nhỏ bé, không biết võ, chống lại người to lớn khỏe mạnh.
    Mỗi chiêu thức bao giờ cũng có ba phần, đó là một nguyên lý căn bản của Võ Việt đời Trần, để phân biệt với các võ khác. Đó là : Công, Nghinh, Thủ.
    Nhiều võ phái khác, mỗi chiêu thức của họ chỉ CÔNG không, hoặc NGHINH không, hoặc THỦ không. Nhưng môn võ này là võ Trấn Bắc Bình Nam nghĩa là bảo vệ quốc gia, cho nên :
    ?" Trong thế CÔNG bao giờ cũng kín đáo, không để hở cho địch tấn công vào, như thế là trong thế công có thế thủ.
    ?" Trong thế THỦ bao giờ cũng dự trù một thức phản công, như thế là trong thế thủ có thế công.
    ?" Trong một chiêu, mà chúng ta xuất phát, không bao giờ tấn công trước. Đợi đối thủ xuất chiêu rồi nhân đó phản công. Thế là trong thế công bao hàm chống đỡ, đó là NGHINH.
    4. NỘI CÔNG, KHÍ CÔNG XỬ DỤNG
    Cũng như hầu hết các pho võ thuật tối cổ của tộc Việt: Mỗi pho đều đính kèm phần Nội-công, Khí-công áp dụng. Trong Thuần Chính Thập Nhị Thủ, Công-chúa Thủy Tiên có đính kèm:
    ?" Mỗi Thủ đều có phần Nội-công bắt buộc người luyện phải tập, để có thể sử dụng những chiêu thức sao cho linh hoạt, dẻo dai, thăng bằng và có lực.
    ?" Một phần Khí-công bắt buộc phải luyện mới có thể phát lực. Hơn nữa sau mỗi buổi tập, sao cho cơ thể không mệt mỏi, cùng quy tụ chân khí.
    ?" Muốn luyện Nội-công, Khí-công của Thuần Chính Thập Nhị Thủ phải hội đủ các điều kiện sau:
    · Một là, phải hiểu thấu đáo một trong các kinh Kim-cương, Lăng-già hay Bát-nhã, sau buổi tập dùng quy liễm chân khí. Theo quan niệm các võ học danh gia thời Đông-a (Trần) thì khi luyện võ trong tâm đều nảy sinh ra ác nghiệp: muốn giết, muốn đánh đối thủ. Cái ác tâm đó dần dần tích tụ sẽ sinh ra những phản ứng tai hại trong cơ thể. Sau này được gọi là nhập ma chướng. Cho nên khi luyện Thuần-chính Thập Nhị Thủ phải dùng tinh hoa của ba kinh Kim-cương, Lăng-già và Bát-nhã hóa giải.
    · Hai là, phải biết dẫn khí.
    · Ba là, phải biết điều khí thông qua 12 chính kinh, Kỳ kinh bát mạch, vòng Tiểu Chu-thiên, vòng Đại Chu-thiên.

    Phần này chúng tôi không dịch, không chú giải, vì quá dài. Nếu² biên tập hết, chẳng hóa ra phải soạn một pho Võ-học toàn thư ư? Chúng tôi không có thời gian để làm công việc này. Vì cuộc đời tôi đã dành để viết về năm thời đại oanh liệt của tộc Việt trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Xin độc giả niệm thứ. Tôi hứa sau khi hoàn thành:
    ?" Thời đại Lĩnh Nam
    Thuật vua Trưng cùng 162 tướng khởi binh lập nền tự chủ.
    ?" Thời đại Tiêu Sơn
    Thuật cuộc đánh Tống, bình Chiêm của triều Lý.
    ?" Thời đại Đông A
    Thuật cuộc bình Mông, đời Trần.
    ?" Thời đại Lam Sơn
    Thuật cuộc khởi nghĩa của vua Lê.
    ?" Thời đại Tây Sơn
    Thuật cuộc khởi nghĩa của Tây-sơn và đánh giặc Thanh.
    Bấy giờ tôi sẽ biên tập, dịch bộ Vạn Pháp Quy Nguyên.
    5. HUẤN THỊ TỔNG QUÁT
    Đây chỉ là một võ học bậc trung, không phải là loại tuyệt học, tức võ học tối cao. Tuy nhiên trong cũng có 40% là những có khả năng giết người trong chớp mắt. Nhất là những chiêu điểm huyệt. Các võ sư, huấn luyện viên, giáo sư không nên dạy cho võ sinh cấp nhỏ học. Vì muốn điểm huyệt phải :
    ?" Hiểu rõ 12 kinh mạch, Nhâm, Đốc. Hơn nữa phải học nội công biết phát lực đã.
    ?" Điểm huyệt không trúng, thì rất nguy hiểm cho bản thân.
    ?" Điểm mạnh quá làm đối thủ chết hoặc thành phế tật, thiếu nhân đạo. Dầu đối với kẻ thù.
    ?" Điểm trúng rồi làm sao giải huyệt ?
    Sàigòn, ngày 6 tháng 8 năm 1970
    Trần Đại Sỹ
    ?????????????
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Hì hì!!! Lâu lâu chọc ghẹo ông Vove chơi cho vui.
    Những cái tên như Trần Đại Sỹ, Trương Thái Du là những cái tên mà tui rất ngưỡng mộ. Đọc tác phẩm của các ngài, tui tan biến hết niềm tự ti dân tộc. Cảm thấy tự hào lắm lắm...
  3. hochoima

    hochoima Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    ngày xưa hồi mình còn học võ tại nhà của thầy Trần đình tùng,trưởng bộ môn võ thuật của tổng cục thể dục thể thao, cũng có gặp võ sư Trần công đến chơi vài lần, nhưng mà o thấy biểu diễn lần nào, nhưng mà cả 2 đều biển diễn cho bác Hồ xem là có thật, vì mình đã nhìn thấy tận mắt, ảnh chụp lúc biểu diễn cho bác xem,bạn nào muốn biết thêm thì có thể đến nhà võ sư Trần đình tùng, ở gần chợ kim liên...
  4. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Dạo này bận quá nên ít khi đọc hết chuyện con tò vò ... nhưng đọc đến bài này thì thấy có gì đâu mà phải ầm ĩ nhỉ ? cái kim no to bằng cái ... lao thì 50m chỉ là chuyện bình thường, cả cái kiếm múa cong queo lại thì cũng còn được giảm xuống thành con dao và vì không có hiệu nên không phải vũ khí thì cái lao bé xuống bằng cái kim cũng dzậy mà thôi .
  5. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    2 lần biểu diễn cho bác Hồ xem không phải là chuyện lạ, thời đó nhiều võ sư cũng biểu diễn cho bác Hồ xem (nhưng rút cục vị võ sư mà bác mời đến ở cùng và dạy võ cho bác lại là một vị võ sư từ Trung Quốc sang)
    cái mọi người đang thắc mắc là bài báo viết về khả năng phóng ám khí của võ sư Trần Công kia, bạn có quen thầy Tùng thì thử đến hỏi thầy xem thực hư chuyện này thế nào.
  6. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Cù lét gì mà hổng có nhột, cù nữa đi.
  7. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    lạ chưa chắc đã là hay
  8. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Từ trước đến nay ở Việt Nam đã có hàng cơ số bài báo viết về Cụ Võ sư Trần Công, theo thống kê riêng của tôi nếu lùa hết các tác giả nhà báo đã từng viết về Cụ vào sân vận động Mỹ Đình có thể đủ 22 cầu thủ cho một trận đấu bóng đá đỉnh cao, thậm chí có thể đủ cả ban trọng tài.Trong bài báo trước viết về Cụ Trần Công, những ai đủ kiên nhẫn đọc đến cuối chắc hẳn đều thấy ghi ?ocòn nữa?,vậy nay xin được đưa lên tiếp tục cái còn nữa này qua bài viết trên báo Gia đình và xã hội ngày thứ bảy 22/9/2007.Như đã viết trong bài viết trước,báo Gia đình và Xã hội vốn là tờ báo của Bộ Y Tế,tuy tên gọi hoành tráng bao trùm mọi vấn đề ai cũng quan tâm nhưng phương hướng ban đầu của tờ báo chỉ tập trung vào vấn đề sức khoẻ cộng đồng.Nhưng gặp phải dân Việt Nam vốn nổi tiếng thế giới là không có ý thức quan tâm đến sức khoẻ bản thân nên tờ báo nhanh chóng đi vào ngõ gần cụt , đi tí nữa thì cụt.May mà ông (hay bà ) tổng biên tập đã sáng suốt tìm được ngách ra, đó là nên đi theo đúng tên gọi tờ báo tức là tạp pí lù,trong đó đương nhiên phải có bài về Võ,nhờ đó mà tôi mới có cơ duyên đọc được loạt bài viết đi tìm cao thủ đệ nhất võ Việt.Nhưng để buôn thêm chút nữa là cá nhân tôi phải đọc tờ báo này là do hoàn cảnh xô đẩy,trong lúc ngồi đợi ở chỗ rửa xe chủ nhật hàng tuần.Chỗ tôi hay rửa xe là 1 quán gần khu phố cổ Hà nội ,giá cả hợp lí,service tuyệt vời chỉ mỗi tội bọn thợ rửa cực lề mề lại thêm tỉ mẩn nữa.Tay chủ quán hình như là nạn nhân của món bia hơi kèm lạc rang thời bao cấp nên láu cá vặt nghĩ ra trò để vợ ngồi bán báo ngay sát chỗ rửa xe.Vì không ai muốn lơ láo nhìn ngang ngó dọc soi nhau trong lúc ngồi đợi nên hầu hết khách đều mua báo ngay của vợ gã,giá đắt gấp rưỡi so với của bọn trẻ con bán báo ngoài đường.Trong các báo tôi chọn tờ Gia đình và Xã hội cho nó quần chúng nhân dân,nếu mua mấy tờ Văn Nghệ hay Nhân Dân ngồi đọc dễ bị mấy thằng rỗi hơi gậy sự cà khịa rách việc,hôm sau lại phải lên Box Võ lập mục Làm sao để tránh va chạm trong lúc ngồi đọc báo.Lan man đến đây cũng đủ,nói tiếp chắc đến sáng mai ,xin được scan đưa ngay lên tiếp bài báo cho các bác nhất định không chịu bỏ tiền mua báo tham khảo và đóng góp ý kiến.
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Võ sư, võ sự tiêu biểu:
    - VXDTA: giỏi mãi võ (mồm).
    - Vove: yêu nước (1 yêu gái 10).
    - MinhTrinh: ham chơi nhưng không quên nhiệm vụ.
    - Viên Anh: nhiệt huyết.
    - 1 đi: nhiều sáng (tối - maybe) tạo, ặc.
    - DHLV: nhân cách đặc dị.
    - tvtt: có niềm tin sắt đá rằng: cái gì tôi đã thân chứng thì duy nhất đúng.
    - TLVN: nhiệt tình.
  10. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Anh agui hay vào mạng khuya quá ,tầm giờ này em nghe nói hình như các Võ sư hay ngồi trong phòng kín tập nội công bí truyền chứ ít thấy ai lên mạng.

Chia sẻ trang này