1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những vụ án, kiện thú vị ( Đặc biệt : Vụ án Trịnh Vĩnh Bình )

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 28/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Vụ án "Khối Kiểm Sát" này cũng có "thú vị" đấy chứ.
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Các TV trong này lớn cả rồi .
    Chắc Fnguyen và Khoiks cũng tự giác mà .
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Chủ nhật tuần rồi ngày 19 tháng 11 năm 2006. có 1 "phụ nữ" Bị Công an biên phòng tạm giữ vì ngọai hình không khớp với ảnh hộ chiếu. vụ việc làm rất rình rang. các cơ quan họp đột xuất và được cô gái lý giải rằng, do cô ta đi giải phẩu giới tính ở Tháiland, nên hình trên hộ chiếu là 1 anh trai trẻ , còn bên ngòai là 1 cô gái khá xinh.
    Cuối cùng cô gái phải bị tạm ngồi uống chè gần 1 ngày tại trụ sở Biên Phòng Mộc Bài Tây Ninh. Cô gái rất dữ dằn. Nghiệp vụ các chiến sĩ biên phòng chưa đủ khả năng nhận dạng có phải thuộc đối tượng tuy nã không.
    Vụ này đã có tiền lệ ở sân bay TSN, với nhà cho thuê đồ cưới TT.
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Em bổ sung thêm ý của bác Minh :
    Thời đại dân chủ, phải cho người ta cãi nhau toạc móng lợn ra mới thấy được vấn đề chứ ...

    Với lại, trong những cuộc cãi nhau ác liệt như vậy, người ta mới nhận ra mình, nhận ra người và giác ngộ.

  5. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0

    Được nguyenbalocvn sửa chữa / chuyển vào 20:34 ngày 21/11/2006
  6. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thôi thì đề nghị chấm dứt " cãi cọ " ... chúng ta ở đây vui là chính, tranh cãi để sáng tỏ vấn đề chứ hơn thua làm gì !
    ===========
    Dưới đây không phải là các vụ án, kiện thú vị nhưng chắc chắn sẽ đưa đến những vụ án thú vị đấy .
    Thế nào là ép vợ quan hệ ? Bằng chứng như thế nào là xác đáng nếu có bà vợ thích bạo dâm ? Khối bà có máu chỉ thoả mãn khi có cảm giác bị hiếp !!!!
    VN chưa có *** shop nhưng có khối bà bảo chồng đi Mộc Hoá tìm mua các dụng cụ có tính bạo hành trong ******** rồi đấy, giả sử bằng chứng lại là mấy cái này thì toà xử sao ?
    ===========
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/11/3B9F0347/
    Ép vợ ''quan hệ'' sẽ bị xử phạt
    Cưỡng ép quan hệ hoặc xâm phạm đời sống ******** sẽ bị coi là hành vi bạo lực và xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định này trong dự luật Phòng chống bạo lực gia đình đã nhận được những ý kiến trái chiều tại nghị trường Quốc hội hôm nay.
    Đa số đại biểu phát biểu sáng nay đều khẳng định sự cấp thiết của việc ban hành dự luật. "Chúng ta không thể mãi vô cảm với nạn bạo lực gia đình, vốn rất phổ biến ở cả nông thôn và thành thị, cả nông dân và trí thức. Để chị em bị đánh là điều cay đắng của xã hội", nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói.
    Luật có nên can thiệp chuyện phòng the?
    Bảo vệ việc dự luật quy định cả bạo lực ********, bên cạnh bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần và bạo lực kinh tế, Ủy ban Các vấn đề xã hội, cho rằng trong thể né tránh khi hành vi này diễn ra phổ biến. Kết quả khảo sát hằng năm cho thấy, 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ ********. Các nạn nhân, đa phần là phụ nữ, bức xúc vì bị cưỡng ép quan hệ hơn cả bị đánh đập, chửi mắng, vì nó gây tổn thương đến sức khỏe, tình cảm vợ chồng.
    Ủng hộ lập luận trên, đại biểu Lương Thị Hoa nói: "Việc chồng cưỡng ép quan hệ ******** với vợ là vấn đề không mới, nhưng vì lý do tế nhị, chuyện phòng the nên lâu nay ta cứ né tránh. Nhưng đã đến lúc không thể cứ e ngại mãi". Bà Hoa cho rằng, việc điều chỉnh cả hành vi bạo lực ******** là một bước đột phá, thể hiện tính nhân văn của dự luật. "Tôi phản đối ý kiến cho rằng, quy định bạo lực ******** sẽ làm tăng nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình", bà nhấn mạnh.

    Đại biểu phát biểu tại hội trường. Ảnh: TTXVN.
    Trái ngược với lập luận trên, nữ đại biểu Nguyễn Thị Loan phản đối việc đưa hành vi bạo lực ******** vào dự luật. "Đó là vấn đề thầm kín, tế nhị, là chuyện riêng của mỗi gia đình. Mặt khác, thực tế nếu vợ chồng mâu thuẫn tới mức không giải quyết được thì đã ly thân, không thể thực hiện hành vi cưỡng ép quan hệ", bà Loan lập luận.
    Thẩm tra dự luật này, Ủy ban Pháp luật đề nghị bỏ hành vi cưỡng ép quan hệ ******** và có hành vi khác xâm phạm đến đời sống ********. Cơ quan này thừa nhận, hành vi cưỡng ép ******** có xảy ra, nhưng lại được coi là chuyện riêng trong mỗi gia đình. Cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm cũng không thể biết để xem xét, xử lý. Hơn nữa, cũng rất khó thu nhập căn cứ để xác định một người có hành vi bạo lực ******** trong gia đình.
    Để tránh bỏ sót hành vi cưỡng ép quan hệ ********, Ủy ban Pháp luật đề nghị nên coi đó là một hình thức bạo lực về thể chất và tinh thần.
    Cách ly người bạo hành - khó khả thi
    Dự luật quy định trong trường hợp khẩn cấp và theo yêu cầu của nạn nhân, chủ tịch UBND xã phường có quyền cấm tiếp xúc trong thời hạn 3 ngày giữa người có hành vi bạo lực gia đình với nạn nhân, buộc họ rời khỏi nơi ở chung với nạn nhân. Trong quá trình thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân và người gây bạo lực gia đình, tòa án có thẩm quyền ra quyết định cấm người có hành vi bạo lực tiếp xúc với nạn nhân trong thời hạn không quá 4 tháng.
    Bảo vệ cho các quy định này, Ủy ban Các vấn đề xã hội viện dẫn từ khảo sát thực tế, rất nhiều cán bộ tòa án cho rằng "giá như có biện pháp bảo vệ nạn nhân thì sẽ không có hiện tượng bạo lực leo thang", rất nhiều nạn nhân muốn có biện pháp pháp lý làm hàng rào bảo vệ. Ủy ban này xét thấy quy định cách ly 3 ngày là để hai bên có đủ thời gian trấn tĩnh, nạn nhân được an toàn trước khi hòa hợp với gia đình.
    Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Đặng Thị Kim Chi dẫn ra thực tế: "Nhiều anh bình thường thì hiền lắm, nhưng khi uống rượu vào thì hung dữ, đe dọa cả những người cưu mang vợ, con mình". Bà Chi cho rằng nếu không cấm tiếp xúc thì sẽ gia tăng vụ án dân sự.
    Hoàn toàn thông cảm với nỗi đau của nạn nhân bạo lực gia đình, đại biểu Nguyễn Thị Loan cho rằng quy định cấm tiếp xúc là cần thiết, nhưng cần rạch ròi. Vợ chồng đánh nhau phải quy định cụ thể đánh bao nhiêu lần, tỷ lệ thương tật là bao nhiêu thì có thể bị cách ly. "Có vợ chồng đánh chửi nhau, nhưng rồi lại quay về ở với nhau. Nếu quy định không cẩn thận có thể làm tăng mâu thuẫn gia đình, trong khi luật này là để bảo vệ hạnh phúc gia đình", bà Loan lo lắng nói.
    Xét đến khả năng thực thi của quy định này, đại biểu Nguyễn Xuân Thiết nêu vấn đề: "Cách ly thì người có hành vi bạo lực gia đình ở đâu, ai sẽ quản lý họ?". Nguyên bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc thì thẳng thắn việc cấm tiếp xúc là không thể thực hiện. Ông hài hước, chủ tịch xã không thể theo sát người có hành vi bạo lực, cấm được ban ngày thì họ mò đến nhà nạn nhân ban đêm và ngược lại.
    Ủy ban Pháp luật đặt ra tình huống người có hành vi bạo lực gia đình là chủ sở hữu ngôi nhà thì không thể đưa họ ra khỏi nhà vì phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp của họ. "Việc cách ly liên quan đến quyền cơ bản của công dân. Cơ quan nào tổ chức thực hiện, giám sát? Nếu người có hành vi bạo lực gia đình vẫn tiếp xúc với nạn nhân thì xử lý thế nào? Nếu họ không đồng ý cách ly thì có quyền khiếu nại không? Ai giải quyết? Cách ly có phải là quyết định xử lý vi phạm hành chính?", hàng loạt câu hỏi được Ủy ban Pháp luật đặt ra.
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Vụ này sắp sửa thú vị và chua cay đây :
    http://www.thanhnien.com.vn/Phapluat/2005/5/23/110633.tno
    Giải quyết ra sao vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện đòi bồi thường hàng trăm triệu USD?
    09:59:00, 23/05/2005


    Một số bài báo về vụ án Trịnh Vĩnh Bình vào năm 1998
    Trịnh Vĩnh Bình - một người Hà Lan gốc Việt, trước đây đã từng bị kết án tù hình sự và bị tịch thu tài sản tại VN đã tiến hành khởi kiện nhà nước VN tại nước ngoài, đòi bồi thường thiệt hại với số tiền lên tới hàng trăm triệu USD. Đây là một vụ kiện hy hữu chưa từng có với nhiều tình tiết pháp lý phức tạp. Luật sư Mai Lương Việt, người đã nhiều năm hành nghề tư vấn tại các công ty luật nước ngoài tại VN đã cho biết một số vấn đề xung quanh vụ kiện này.
    Cá nhân nhà đầu tư được kiện nhà nước?
    * Ông đánh giá thế nào về vụ kiện này?
    - Luật sư Mai Lương Việt: Ông Bình đã khởi kiện với tư cách là một nhà đầu tư nước ngoài bị mất tài sản tại Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, kêu gọi sự đóng góp xây dựng đất nước của người Việt Nam ở nước ngoài cũng như tăng cường nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật và tiến hành cải cách tư pháp phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế. Diễn biến và kết quả của vụ kiện này chắc chắn sẽ được sự quan tâm đặc biệt, nhất là từ phía các nhà đầu tư nước ngoài và từ nhà đầu tư có nguồn gốc Việt Nam.
    * Được biết trước đây ông Bình đã bị kết án do phạm tội hình sự và tài sản của ông ta cũng bị tịch thu vì lý do đó, nay căn cứ vào đâu ông ta có thể khởi kiện nhà nước Việt Nam ra tòa án trọng tài để đòi bồi thường?
    - Tôi chưa được đọc hồ sơ của vụ kiện nhưng được biết ông Bình, với tư cách là một nhà đầu tư có quốc tịch Hà Lan, đã viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994 để tiến hành khởi kiện. Như vậy, có khả năng cái đích mà ông Bình đang nhắm tới là có được phán quyết trọng tài cho rằng bản án hình sự chống lại ông ta tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu đối với tài sản của ông ta, tức là theo ông Bình, Chính phủ Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận tại hiệp định nêu trên và phải bồi thường cho ông ta.
    Trọng tài nào sẽ xử?
    Vào đầu thập niên 1990, ông Bình (khi đó đã có quốc tịch Hà Lan) về nước đầu tư vào nhiều dự án tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, thông qua 2 công ty trong nước. Sau đó, vào năm 1998, ông Bình bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết án tù về tội đưa hối lộ và vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai, bị phạt tiền, đồng thời tịch thu toàn bộ tài sản có tại Việt Nam. Sau khi rời khỏi Việt Nam, ông Bình đã nhiều năm tiến hành khiếu nại, yêu cầu Nhà nước Việt Nam bồi thường thiệt hại. Luật sư của ông Bình đã chính thức nêu vấn đề từ cuối năm 2003 nhưng các cuộc thương lượng giữa 2 bên đã không đạt được kết quả.
    Phiên tòa quốc tế nhằm giải quyết vụ tranh chấp này sẽ khởi sự vào tháng 12/2005 tại Stockholm (Thụy Điển). Vụ xét xử này, dự kiến sẽ kéo dài cả năm và số tiền tốn kém về án phí có thể lên tới hàng trăm triệu USD.

    * Nơi nào sẽ xét xử vụ này, thưa ông?
    - Ông Bình đã tiến hành khởi kiện theo thủ tục tố tụng trọng tài và thông tin có được cho thấy nơi tiến hành xét xử là Stockholm (Thụy Điển).
    * Ông có biết tòa án trọng tài trong vụ này là thuộc tổ chức nào và trọng tài sẽ tiến hành xét xử theo quy chế nào?
    - Tôi chưa được biết chi tiết hơn. Có thể biết được về cơ chế lựa chọn trọng tài và nguyên tắc xét xử vụ này khi xem quy chế giải quyết tranh chấp tại Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan.
    Tuy nhiên, đa phần các hiệp định về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với nước ngoài đều quy định một trong hai hình thức xét xử trọng tài là trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc) hoặc trọng tài thường trực. Trọng tài thường trực được lựa chọn thường là của Trung tâm Quốc tế giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư (viết tắt bằng tiếng Anh là ICSID), là tổ chức có liên hệ mật thiết với Ngân hàng thế giới, được thành lập và hoạt động theo Công ước về giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư giữa các quốc gia và kiều dân của các quốc gia khác (hay còn gọi là Công ước Washington năm 1965). Điều kiện để đưa tranh chấp ra giải quyết tại trung tâm này là cả 2 quốc gia có liên quan phải là thành viên của Công ước. Tuy nhiên, trung tâm cũng có thể tham gia giải quyết tranh chấp trong trường hợp có một quốc gia không phải thành viên Công ước thông qua việc sử dụng quy tắc bổ sung của trung tâm được thông qua vào năm 1978. Việt Nam hiện chưa tham gia Công ước Washington, vì vậy nếu trung tâm nêu trên hiện đang giải quyết vụ việc này thì sẽ phải áp dụng quy tắc bổ sung. Trụ sở chính của ICSID được đặt tại Washington D.C nhưng các bên tham gia vụ kiện có thể thỏa thuận chọn địa điểm tiến hành xét xử tại bất kỳ nơi nào khác.
    * Vậy còn trọng tài Ad-hoc thì sao?
    - Trong trường hợp này, thông thường các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư quy định việc giải quyết bằng trọng tài theo quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL).
    Việt Nam nên dự hay không?
    * Theo quan điểm của ông, nhà nước Việt Nam có bắt buộc phải tham gia vụ kiện không khi cho rằng tòa án Việt Nam đã có quyết định chính xác trường hợp của ông Bình?
    - Tôi nghĩ rằng trong trường hợp này, Chính phủ Việt Nam cần tập trung mọi nguồn lực để giải quyết vụ việc một cách thận trọng nhất. Không nên nghĩ rằng trọng tài quốc tế hay tòa án nước ngoài là "cái gì đó" rất xa vời, rằng phán quyết của trọng tài hay bản án của tòa án nước ngoài khó có thể đem thi hành đối với cơ quan hay tổ chức của Việt Nam.
    Thực tế cho thấy kể cả trường hợp tin chắc là mình đúng cũng phải tham gia để chứng minh và cung cấp chứng cứ nếu không muốn rằng đối thủ sẽ tìm cách đơn phương chứng minh là họ đúng và tòa án hay trọng tài sẽ xem xét, ra phán quyết vắng mặt bị đơn.
    Tôi được biết, Chính phủ Việt Nam đã thuê một trong những hãng luật lớn nhất của Pháp tư vấn và giúp trong quá trình tranh tụng. Đây là một quyết định đúng đắn và kịp thời, nhất là khi phía nguyên đơn cũng đã thuê hãng luật Covington & Burling nổi tiếng của Mỹ.
    * Thưa ông, đặt giả thiết phán quyết lần này bất lợi cho phía Việt Nam thì việc thi hành phán quyết đó sẽ như thế nào?
    - Thông thường phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm được thông báo và luật pháp quốc tế cũng như quốc gia của đa số các nước không cho phép kháng án một phán quyết trọng tài như trên, trừ một số trường hợp ngoại lệ rất hạn chế. Ví dụ trong trường hợp trọng tài không có thẩm quyền xét xử, việc chỉ định hoặc thành phần trọng tài không hợp lệ, vi phạm quyền của các bên được giải trình, có sự đối xử thiếu bình đẳng hoặc có sự không phù hợp với trật tự công cộng.
    Trong trường hợp một bên từ chối thi hành phán quyết trọng tài, bên kia có thể tiến hành thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết theo quy định tại Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Bên muốn thi hành phán quyết có quyền tiến hành thủ tục yêu cầu thi hành không chỉ ở nước của bên kia mà còn ở tại tất cả các nước đã tham gia Công ước New York 1958. Hiện nay, số nước thành viên Công ước đã lên tới hơn 130 nước, trong đó bao gồm cả Việt Nam.
    * Cuối cùng, ông có điều gì muốn nhắn nhủ đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhân vụ kiện hy hữu này không?
    - Vụ kiện này một lần nữa cho thấy Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giớ và quá trình hội nhập này sẽ làm phát sinh nhiều tình huống phức tạp. Việc kiện tụng, nhất là kiện liên quan tới tranh chấp về thương mại sẽ xảy ra ngày càng nhiều cùng với tốc độ hội nhập quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi không chỉ các doanh nghiệp mà cả Chính phủ và các cơ quan nhà nước phải có được sự chuẩn bị kỹ càng để đối phó với các tình huống phức tạp đó và bảo vệ quyền lợi của mình.
    Xin cám ơn ông.

    ===========
    Có quyền miễn trừ xét xử?
    Trong nhiều trường hợp, một quốc gia có quyền viện dẫn quyền miễn trừ xét xử trước một cơ quan tài phán nước ngoài. Về vấn đề này, trên thế giới có 2 học thuyết chủ yếu là miễn trừ tuyệt đối và miễn trừ hạn chế. Theo thuyết miễn trừ tuyệt đối, nhà nước (hay chính phủ) một nước sẽ có quyền miễn trừ khỏi bị một tòa án nước ngoài xét xử trong mọi trường hợp. Còn theo thuyết miễn trừ hạn chế, một nhà nước vẫn có thể bị xét xử trong một số trường hợp cụ thể.
    Kể từ khi bắt đầu quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký khá nhiều hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với nước ngoài. Tại hầu hết các hiệp định đó đều có các điều khoản liên quan tới thủ tục giải quyết các tranh chấp có liên quan tới đầu tư, kể cả tranh chấp giữa nhà đầu tư là công dân một nước ký kết với nước ký kết kia. Theo đó, các nước ký kết đã đồng ý việc có thể phải tham gia quá trình giải quyết tranh chấp với tư cách là một bên tranh tụng, tức là đã đồng ý từ bỏ quyền miễn trừ xét xử của mình trong trường hợp này. Tôi chưa xem chi tiết nội dung của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu từ giữa Việt Nam và Hà Lan nhưng có nghe nói là ông Bình đã viện dẫn quy định tại Điều 9 của hiệp định này để đưa vụ việc ra giải quyết tại trọng tài.






    Theo báo Pháp luật TP.HCM
    =============
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Nguồn khác được đưa lên để anh em có đủ thông tin tham khảo và bàn luận .
    ==============
    Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam
    Trọng Kim
    Đúng vào dịp Việt Nam vừa được nhận vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam trước tòa án quốc tế về đầu tư đòi bồi thường nhiều trăm triệu Mỹ kim (MK) sẽ duợc đem ra xét xử tại thủ đô Thụy Điển vào đầu tháng 12 tới, có thể gây nhiều bối rối cho Hà Nội nếu bị thất bại như đã từng thua kiện trong vụ Vietnam Airlines trước đây tại Paris.

    Trịnh Vĩnh Bình
    Nguồn: thanhnien.com.vn
    --------------------------------------------------------------------------------

    Ông Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hòa Lan gốc Việt, đã đem tiền về đầu tư ở Việt Nam, rất thành công nhưng sau đó đã bị thế lực công an hãm hại, bị án tù 11 năm và tịch thu hết tài sản trị giá khoảng 30 triệu MK. Thoát ra được ngoại quốc, ông đã thuê luật sư Mỹ đệ nạp đơn kiện Việt Nam chiếu theo điều khoản của Hiệp ước Song phương về đầu tư giữa Việt Nam và Hoà Lan (Nethreland) ký năm 1994. Đơn kiện đã được cứu xét tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển căn cứ theo những qui luật trọng tài của Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc về Luật Mậu Dịch Quốc Tế.
    Theo thông tin mà Ngày Nay được biết, thì phiên tòa quốc tế này sẽ họp từ 4 tới 12 tháng 12 để xét xử vụ trên và sẽ do ba thẩm phán điều hành gồm một thẩm phán người Thụy Điển, một thẩm phán gốc Mỹ và một gốc Pháp.
    Vụ án đã gây sôi nổi dư luận khắp nơi, nhất là ở Việt Nam dịp thủ tướng Phan Văn Khải sang viếng thăm Hoa Kỳ hồi tháng 6, 2005 kêu gọi người Việt hải ngoại đầu tư vào Việt Nam (VN) thì, ngoài tờ Ngày Nay đã đưa vấn đề ông Bình ra trước dư luận từ tám năm nay, ba đài quốc tế lớn có chương trình Việt ngữ là RFA (Mỹ), RFI (Pháp) và BBC (Anh) đều có những chương trình dài phỏng vấn ông Bình và nhà báo Trọng Kim để nêu lên trường hợp ông Bình kiện nhà nước VN đòi bồi thường cả trăm triệu MK thiệt hại cũng như sự bấp bênh không có bảo đảm khi đầu tư vào Việt Nam.
    Ba tuần trước khi vụ án khởi sự ở Thụy Điển, theo nguồn tin riêng của Ngày Nay cạnh vụ án thì số tiền tổ hợp Luật sư Mỹ của ông Bình ở Hoa Thịnh Đốn đưa ra trước tòa để đòi bồi thường đã lên tới con số gấp hai, ba con số được đưa ra hồi năm ngoái. Nguồn tin của Ngày Nay chỉ cho biết ?oít lắm là 150 triệu MK trở lên? vì dựa trên những định giá mới của phía luật sư Mỹ đại diện cho ông Bình.
    Theo chỗ tìm hiểu của Ngày Nay thì phán quyết của tòa án ở Thụy Điển trong vụ xử ông bình kiện nhà nước VN là chung thẩm dựa theo luật đầu tư ký kết giữa hai nước Hòa Lan và Việt Nam.
    Cũng cần nhắc lại hồi đầu năm nay dư luận xôn xao vì vụ VN thua trước tòa Paris vụ ông Manizio Liberato một luật sư Ý, đã kiện Vietnam Airlines. Phía VN phải bồi thường tới 6.5 triệu MK nếu không thì toàn bộ tài sản của VN Airlines sẽ bị phong tỏa tại các nước thuộc khối Liên Hiệp Âu Châu (EU). Nguồn tin pháp lý quốc tế cho rằng nếu so sánh vụ Vietnam Airlines và vụ ông Bình thì phía ông Bình vững về pháp lý hơn. Ông Bình là người Hòa Lan, về đầu tư ở VN theo luật đầu tư ký giữa hai nước.
    Cũng cần nhắc lại, vào giữa năm ngoái, khi Ngày Nay đưa ra vụ ông Bình đứng kiện Việt Nam trước toà án quốc tế, tổ hợp luật sư nổi tiếng của Mỹ Covington Burling ở Hoa Thịnh Đốn (Washington) đã đảm nhận việc này. Tổ hợp luật trên đã chính thức đưa vấn đề ra từ cuối năm 2003 nhưng mọi dàn xếp với phía VN không đạt kết quả nên phía ông Bình mới chính thức nộp đơn kiện vào hồi tháng 5, 2004 trước tòa án trọng tài quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc chuyên giải quyết vấn đề tranh chấp liên hệ tới các đầu tư quốc tế. Phía chính quyền Việt Nam thì đã thuê tổ hợp luật sư có tiếng của Pháp Glide Loyrette Rouel ở Paris, có văn phòng ở Hà Nội, đại diện. Đặc phái viên Ngày Nay, ông Nguyễn Văn Huy ở Paris có tiếp xúc với tổ hợp trên nhưng họ đã không chịu nói gì về các vấn đề liên hệ tới vụ án, theo yêu cầu của phía Hà Nội.
    Điểm căn bản trong vụ ông Bình là ông đã đem tiền về Việt Nam đầu tư theo sự khuyến khích của chính phủ Hòa Lan sau khi nước này và Việt Nam ký kết một thương ước về đầu tư. Tổ hợp Luật sư Mỹ đã đại diện ông Bình dựa trên điều 9 của bản Hiệp ước giữa Hòa Lan và Việt Nam liên hệ tới việc ?ophát huy và bảo vệ đầu tư? ký kết vào năm 1994. Đại diện phía VN ký vào hiệp ước trên lúc đó là ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm.
    Kẹt giữa hai làn đạn
    Vấn đề của ông Trịnh Vĩnh Bình, qua sự điều tra và theo dõi của Ngày Nay từ gần 10 năm qua là điển hình cho trường hợp các nhà đầu tư về Việt Nam bị kẹt giữa lằn đạn của hai phe bảo thủ và đổi mới dù chỉ là đổi mới kinh tế. Chính Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 5-1998 cũng đành bó tay trước áp lực của phía Công an lên tới bộ Chính trị để triệt hạ ông Bình sau khi thấy ông thành công lớn trong địa hạt xuất cảng thủy sản và địa ốc mặc dù ông Khải biết rõ là đụng tới ông Bình là trực tiếp va chạm tới chính phủ Hòa Lan, một nước đang có nhiều hỗ trợ và viện trợ cho Việt Nam.
    Ông Trịnh Vĩnh Bình, sinh năm 1947 ở Nam VN một thương gia rất thành công ở Hòa Lan, được báo chí Hòa Lan ca ngợi như một điển hình của sự hội nhập vào mạch chính của người Việt tị nạn. Từ một thuyền nhân (1976) đến Hòa Lan tay trắng ông Bình học lại và tốt nghiệp đại học, nhập tịch Hòa Lan và gia nhập đảng chính trị của Hòa Lan (đảng Dân Chủ Tự Do cầm quyền thời cuối thập niên 80), được báo chí Hòa Lan gọi là ?ovua chả giò?.
    Đầu thập niên 90, ông Bình đã nghe theo chính sách Đổi Mới kinh tế của Hà Nội qua sự vận động của tòa đại sứ VN ở Paris, Pháp và sau khi theo đoàn doanh nghiệp Hòa Lan về thăm VN để thăm dò khả năng đầu tư, ông đã quyết định bán công ty chả giò ở Hòa Lan để đem hơn 3 triệu Mỹ kim (2.328.250 Mỹ kim tiền mặt và 96 ký vàng) về VN đầu tư làm ăn.
    Ông Bình đã thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn Tín Thành xuất cảng nông hải sản tại thành phố Saigon và công ty cổ phần Bình Châu có nhà máy hải sản đông lạnh ở Vũng Tầu, mua một số nhà đất tại tỉnh Bà Rịa ?" Vũng Tầu và thành phố Saigon để phục vụ cho việc đầu tư sản xuất của mình.
    Ông Bình đã sử dụng môt số vốn khá lớn để trồng rừng, nghiên cứu thí nghiệm để nuôi tôm với gần hai trăm mẫu ở Bà Rịa ?" Vũng Tầu và Côn Đảo tạo công ăn việc làm cho trên 500 công nhân; xây dựng cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu với sản lượng chiếm 35% tổng sản lượng đánh bắt của tỉnh Bà Rịa ?" Vũng Tầu; xây dựng khách sạn 10 tầng tại thành phố Sài Gòn và còn nhiều dịch vụ công nghiệp khác.
    Đụng Công An: sạt nghiệp
    Vấn nạn chính của ông Bình cũng như nhiều nhà đầu tư khác bị kẹt ở VN là vấn đề phép vua thua lệ làng. Ông Bình dù được sự khuyến khích, hỗ trợ bởi các nhà lãnh đạo CS VN ?oĐổi Mới? cấp tiến, muốn mở rộng thị trường VN ra trước thế giới nhưng trong việc điều hành hàng ngày, ông đã đụng chạm tới thứ ?oquyền lực đen? như người trong nước thường gọi, của phe công an địa phương. Theo điều tra của Ngày Nay, ông Bình đã bị công an làm khó dễ từ cuối năm 1996. Ông bị giam giữ bởi cơ quan an ninh điều tra PA24. Đến cuối năm 1998 thì việc giam giữ trở thành quản thúc tại gia, sau bị đưa ra tòa lãnh án tù.
    Theo tài liệu Ngày Nay có trong tay, đã có những bằng chứng cho thấy vụ án ông Bình đã được đưa lên tới thượng từng lãnh đạo của nhà nước Cộng Sản Việt Nam lúc bấy giờ. Nhưng với sự bao che của cấp chỉ huy cao cấp nhất của ngành Công An, vụ án đã không được giải quyết theo luật pháp hiện hành ở Việt Nam dù chính thủ tướng Phan Văn Khải đã ra lệnh ?oxem xét lại? trường hợp của ông Bình, nghĩa là không nên đem ra xử trước toà án. Ngày 13/5/1998, sau khi xem hồ sơ vụ án Trịnh Vĩnh Bình, ông Khải đã có bút phê gửi tới Bộ Trưởng Bộ Công An Lê Minh Hương như sau:
    ?oAnh (ông Hương) chỉ đạo Công An Bà Rịa Vũng Tàu xem lại trường hợp anh Trịnh Vĩnh Bình. Thủ tướng Hòa Lan đã đặt vấn đề, tôi đã hỏi trực tiếp một số đồng chí lãnh đạo tỉnh Bà Rịa ?" Vũng Tàu anh Bình không có lỗi đến mức phải xử, do anh dựa vào người trong nước bị họ lừa gạt, làm bậy.?
    Tướng Lê Minh Hương đã chuyển ý Thủ tướng Khải qua ông Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn đề nghị giải quyết theo ý ông Khải... Nhưng ông Nguyễn Khánh Toàn (hiện vẫn là giữ chức Thứ trưởng Bộ Công An) không hiểu vì lý do gì mà tới ngày 20/5/98 lại tổ chức phiên họp Liên Ngành giống như phiên họp 3/5/98 và lần này ông Toàn càng gay gắt với vụ án hơn và quyết tâm xử vụ án cho bằng được...
    Mặt khác, vẫn theo nguồn tin trên, với sự hỗ trợ khác của ông Trần Đình Hoan, Chánh văn phòng Bộ Chính trị để đưa ra văn bản số 822 ngày 23/6/98 mang danh nghĩa chỉ đạo của Bộ Chính trị cho vụ án, nghĩa là quyết xử vụ ông Bình theo chiều hướng định sẵn của phía Công An.
    Kết quả là với hai tội danh được dàn lên và do vu cáo, (hoạt động đầu tư bất hợp pháp và hối lộ viên chức chính quyền), ông Trịnh Vĩnh Bình đã bị xử án 11 năm tù và phạt vạ 480 lượng vàng và 6.2 tỷ đồng. Tất cả tài sản của ông Bình dầu tư ở VN bị tịch thu.
    Theo các chi tiết của luật sư đại diện ông Bình đưa ra trong vụ kiện trước toà quốc tế thì ?ocăn cứ trên lời vu cáo của một người tên Trịnh Hiền Thanh ngày 4 tháng Mười hai năm 1996, và mặc dầu vu cáo này sau đó đã được y cải chính rồi rút lại, ông Trịnh Vĩnh Bình đã bị giam giữ và bị cáo buộc ba tội trạng có liên hệ đến hoạt động đầu tư của ông.? Luật sư của ông Bình cũng nêu lên qua lá thư gửi nhà cầm quyền VN hồi cuối năm 2003 thì:
    ?oThật sự, sự vô tội của ông Trịnh Vĩnh Bình bây giờ có thể được chứng minh một cách dứt khoát. Ngày 24 tháng Sáu năm 2002, tên Trịnh Hiền Thanh đã thú nhận bằng văn bản với nhà chức trách Việt Nam là y đã vu khống tố cáo ông Trịnh Vĩnh Bình về những hành động mà do đó ông bị xét xử. (Ngày Nay được biết ông Thanh, mới chết cách đây hai năm vì những biến chứng của bệnh tiểu đường).
    Trong việc kiện nhà nước Việt Nam trước tòa án quốc tế về đầu tư, ông Bình, qua luật sư của ông thì ông đã ?othực thi quyền lợi của mình như một nhà đầu tư Hòa Lan tại nước VN Cộng Hòa XHCN dựa theo Hiệp ước đầu tư giữa Hòa Lan và Việt Nam?.
    Không có bảo đảm đầu tư
    Theo giới quan sát chính trị những sự kiện được đưa ra trong việc ông Bình kiện nhà nước VN trước tòa án quốc tế đã cho thấy không có một bảo đảm nào cho việc đầu tư dài hạn vào VN. Một số nhà đầu tư người Việt ở Mỹ từng ra vào VN đều cho hay trường hợp bị trắng tay như ông Bình không phải là hiếm nhưng trên các qui mô nhỏ hơn và thường không được bảo vệ bằng các luật lệ ký giữa hai nước như ông Bình. Mặt khác không phải ai cũng có khả năng tài chánh để đưa nhà nước VN ra tòa quốc tế. Người thay thế ông Khải là thủ tướng ***************, theo một nguồn tin đặc biệt của Ngày Nay từ trong nước, khi còn trong chức vụ Phó thủ tướng, ngay sau phiên xét xử sơ thẩm vụ ông Bình tại Vũng Tầu cho tới gần đây, đã nhiều lần đưa ra phản ứng kể cả ở trong Bộ Chính Trị, là cần xem xét lại vụ Trịnh Vĩnh Bình vì ông cho là trong vụ này đã không có công bằng.
    Vụ án Trịnh Vĩnh Bình trước tòa quốc tế là một bài học lớn và qúy giá cho những nhà đầu tư gốc Việt vào Việt Nam.
    Houston, tháng 11/2006
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thông tin từ anninhthegioi :
    =================
    Vi phạm pháp luật Việt Nam lại cố tình la lối
    Vừa qua, Trịnh Vĩnh Bình, một bị án bỏ trốn vừa gửi đơn kiện UBND tỉnh Bà Ria - Vũng Tàu (nói cách khác là Chính phủ Việt Nam) ra trước Tòa án quốc tế, đòi bồi thường...100 triệu USD. Vậy, thực chất của vụ kiện này là gì?
    Sinh năm 1947 tại Sóc Trăng, Trịnh Vĩnh Bình cùng vợ con vượt biên năm 1976 rồi định cư tại Hà Lan. Từ năm 1981 đến tháng 8/1998, Bình nhập cảnh Việt Nam 63 lần và cứ mỗi lần như thế, Trịnh Vĩnh Bình lại đem theo vàng, đôla Mỹ. Tổng cộng, số tài sản mà Bình mang vào là 2.338.250 USD cùng 96 ký vàng.
    Tại thời điểm này, luật pháp Việt Nam chưa cho phép Việt kiều được mua bán, sở hữu, đứng tên nhà cửa, đất đai. Trịnh Vĩnh Bình đã bỏ ra toàn bộ vốn pháp định để thành lập Công ty Tín Thành, chuyên mua bán nông, thủy hải sản và nhờ Trịnh Hiền Thanh làm hộ khẩu giả cho mẹ vợ là bà Nguyễn Thị Thi, cho các em vợ là Phạm Thị Huệ, Phạm Thị Bé, Phạm Thị Tuyết Hằng. Tất cả những người này đã có hộ khẩu thường trú tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp nhưng lại có thêm hai hộ khẩu nữa ở Tp. HCM và huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
    Bên cạnh đó, vợ chồng cháu gái của Trịnh Vĩnh Bình là Trịnh Mộng Kiều, Triệu Văn Dữ và ngay như Trịnh Hiền Thanh, ngoài hộ khẩu chính thức ở Tp. HCM, vẫn được Trịnh Vĩnh Bình chỉ đạo làm thêm hộ khẩu ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Tất cả những việc này không ngoài mục đích để họ có thể đứng tên, sở hữu nhà cửa, đất đai dưới hình thức mua bán, và xin nhận đất trồng rừng theo chương trình 327.
    Từ đó cho đến ngày vụ án bị Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố, thông qua những người thân, Trịnh Vĩnh Bình đã nắm trong tay 11 căn nhà, 114 nền nhà và 2.847.745m2 đất. Bên cạnh đó, Bình thành lập Liên doanh trồng rừng Bình Châu rồi chỉ đạo nhân viên, đưa hối lộ 510 triệu đồng cho Tạ Quang Luyện, là cán bộ Công ty Phát triển nhà tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời điểm năm 1992, và Nguyễn Văn Huế, cán bộ Chi nhánh Phát triển kinh tế nông thôn phía Nam (cũng vào thời điểm ấy), để mẹ vợ cùng các em vợ Trịnh Vĩnh Bình được nhận 216 hécta đất trồng rừng.
    Tuy nhiên, mục đích của Trịnh Vĩnh Bình là nhằm đầu cơ đất đai nên 216 hécta này, Bình chỉ trồng rừng cho có. Khi UBND huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiến hành kiểm tra, số đất ấy hầu như vẫn giữ nguyên hiện trạng khi giao cho mẹ vợ Trịnh Vĩnh Bình.
    Hợp thức hóa các thủ tục xong xuôi, Trịnh Vĩnh Bình bắt đầu bán nhà, bán đất để thu lợi mà Bình gọi là ?ochuyển nhượng thành quả lao động?. Cho đến ngày vụ án bị khởi tố, Bình đã kiếm được từ việc ?ochuyển nhượng thành quả lao động? 19.806.500.000 đồng. Trước những chứng cứ cụ thể, ngày 11/12/1998, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tuyên phạt Trịnh Vĩnh Bình 13 năm tù giam, nhưng vẫn cho Bình được tại ngoại.
    Bình làm đơn kháng án. Gần một năm sau, khi Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại Tp. HCM mở phiên xét xử, thì Trịnh Vĩnh Bình chạy vào Bệnh viện Chợ Rẫy xin... cấp cứu với lý do lên cơn cao huyết áp. Khi bác sĩ thông báo cho cán bộ Toà án rằng Trịnh Vĩnh Bình hoàn toàn khỏe mạnh thì Bình mới chịu lên xe.
    Qua xem xét một số tình tiết, Tòa phúc thẩm tuyên phạt Trịnh Vĩnh Bình 11 năm tù giam, đồng thời tịch thu những tài sản phạm pháp, tổng cộng 6,1 tỉ đồng và 480 lượng vàng.
    Lợi dụng việc vẫn còn được cho tại ngoại, Trịnh Vĩnh Bình bỏ trốn.
    Đến đầu tháng 4/2005, Bình chính thức gửi đơn tới Trung tâm Trọng tài quốc tế về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư, trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, đồng thời nhờ tổ hợp luật sư đa quốc gia Covington Burling, London, Anh và Washington, Mỹ, kiện Chính phủ Việt Nam, đòi bồi thường thiệt hại 100 triệu USD. Một luật sư của Tổ hợp Covington Burling cho biết: ?oÔng Bình không đích danh khởi kiện Chính phủ Việt Nam nhưng trong trường hợp này, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là bị đơn và khi đã đưa ra Tòa án quốc tế thì Chính phủ Việt Nam là đại diện?.
    Riêng Trịnh Vĩnh Bình tuyên bố: ?oVụ kiện sẽ là điều bất lợi cho Việt Nam khi kêu gọi đầu tư nước ngoài, đặc biệt là kêu gọi người Việt hải ngoại. Vụ kiện sẽ cho người ta một chứng cứ là chuyện đầu tư ở Việt Nam hết sức rủi ro...?.
    Qua những lời ấy, có thể thấy mục đích của Trịnh Vĩnh Bình không đơn thuần là chuyện kiện tụng, mà còn cố tình dựng lên một bức tranh đen tối về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, nhằm gây hoang mang cho những người đã, đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam.
    Luật sư Phan Văn Thành, làm việc trong Công ty luật Nam Cali, phát biểu: ?oTôi không tin rằng chuyện đầu tư ở Việt Nam hết sức rủi ro như lời ông Trịnh Vĩnh Bình. Nếu rủi ro thì các công ty Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Đức... đã không ào ạt đổ tiền đổ của vào đây. Ngay tại Nam Cali, theo tôi biết đã có ít nhất 200 doanh nhân người Việt về Việt Nam làm ăn, có người đem về hàng triệu đôla, kể cả giới luật sư chúng tôi, cũng đã có người về mở văn phòng đại diện?.
    Luật sư Nguyễn Đức, ở Dallas, Texas nhận định: ?oTôi chưa được đọc chi tiết về vụ việc này nhưng theo tôi, nếu về Việt Nam làm ăn và vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam, và mọi hành động vi phạm pháp luật xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, thì bị xử lý là chuyện hiển nhiên, kiện thế nào được?.
    Theo luật sư Trương Xuân Tám, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Xuân Tám, trụ sở đặt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: ?oBản án đã không bị Tòa tối cao xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nên nó đã có hiệu lực pháp luật. Không một quốc gia nào hoặc một tổ chức trọng tài nào có quyền bác bỏ bản án hình sự này. Như vậy, Trịnh Vĩnh Bình phải có nghĩa vụ chấp hành hình phạt nhưng ông ta đã bỏ trốn. Về mặt pháp lý, Việt Nam cần phát lệnh truy nã và làm việc với quốc gia mà Trịnh Vĩnh Bình đang cư trú, để tiến hành dẫn độ ông ta về nhằm đảm bảo việc thi hành án?
    Vũ Cao
    Nguồn: Báo AnNinhTheGioi

Chia sẻ trang này