1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những vụ án, kiện thú vị ( Đặc biệt : Vụ án Trịnh Vĩnh Bình )

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 28/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Các cụ nhà ta đang nín thở Vụ Trịnh Vĩnh Bình.
    Vụ Trần Trường cũng thú vị không kém, Trường người đã được báo chí trong nước bốc tận mây do hành vi dũng cảm đã treo cờ đỏ sao vàng và hình bác Hồ vô cùng kính yêu của các cháu nhi đồng tại cái gọi là thủ phủ người Việt tị nạn, khu Bolsa, thuộc TP. Westminster. Sau vụ này, ông ôm tiền về VN theo tiếng gọi của nghị quyết .... hình như 36.
    RFA
    Lâu nay có số người Việt định cư tại nước ngoài khi về nước làm ăn gặp trở ngại. Một số vụ kiện cáo trở thành đề tài của báo chí cả trong lẫn ngoài nước như vụ Trịnh Vĩnh Bình vẫn chưa được giải quyết. Gần đây lại nổi lên vụ kiện ông Trần Văn Trường tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Và phiên xử sơ thẩm vừa diễn ra tại Đồng Tháp hôm ngày 21 tháng 3 vừa qua.
    Báo Tiền Phong Online có bài với phần mở đầu là ?~chưa kịp bán cá để trả nợ tiền cám, ông Trường đã bị một số người can thiệp vào món nợ dù chưa đến hạn, sau đó bị cơ quan tỉnh Đồng Tháp phong toả tài sản.
    Tờ báo thuật lại từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2005, ông Trần Văn Trường hợp đồng mua thức ăn với ông Nguyễn Văn Dợn ngụ cùng địa phương với tổng số tiền trên 1,3 tỷ.
    Ông Trường đã thanh toán cho ông Dợn 405 triệu đồng. Sốnợ còn lại, ông Trường cam kết sẽ thanh toán cho ông Dợn đến hết này 30 tháng 12 năm 2006, sau khi thu hoạch hai hồ cá.
    Đầu tháng 12 khi chưa đến hạn trả nợ một số người có quyền lực xuất hiện và hành động để can thiệp.
    Ngày 29 tháng 12 năm 2005 ông Trường bán đuợc cá cho DNTN Vạn An ở Hậu Giang. Đơn vị này hẹn ngày 13 tháng 1 giao tiền.
    Ngày 3/1 năm 2006 ông Dợn nộp đơn lên TAND tỉnh Đồng Tháp khởi kiện đòi ông Trường trả nợ.
    Ngày 6 tháng 1 năm 2006, TAND tỉnh Đồng Tháp ra thông báo thụ lý vụ án dân sự do Thẩm phán Lê Thị Kim Chung ký, yêu cầu 15 ngày sau khi nhận đuợc thông báo, DNTN Tân Trường Khanh của ông Trường phải có ý kiến cho TAND tỉnh Đồng Tháp. Sáu ngày sau thẩm phán Lê thị Kim Chung lại ký quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với DNTN Tân Trường Khanh.
    Ngày 13 tháng 1 năm 2006 đúng ngày DNTN Vạn An thanh toán tiền cho Tân Trường Khanh thì cán bộ thi hành án tỉnh Đồng Tháp triển khai quyết định 37/QĐ-CD-THA kê biên khẩn cấp tạm thời tài sản đối với ông Trần Văn Trường.
    Báo Tiền Phong Online không ghi rõ chi tiết là hợp đồng mua cám giữa doanh nghiệp của ông Trần Văn Trường và người cùng địa phương là ông Nguyễn Văn Dợn như thế nào? Nhưng luật sư Nguyễn Thắng Cảnh, phó ban chính trị xã hội thuộc Hội Liên lạc với người Việt ở nước ngoài cho biết: ?oHọ chỉ có hợp đồng miệng mà thôi.?
    Sau khi toà sơ phẩm tuyên án thì bản thân bị đơn Trần Văn Trường có ý kiến về phiên xử đó: ?oXử không công bằng.?
    Những điều mà ông Trần Văn Trường vừa trình bày trước đó được Tiền Phong Online ghi rõ và theo báo này thì việc làm của một số cán bộ thừa hành pháp luật vô tình làm vẫn đục môi trường đầu tư, trong khi nhà nước có chủ trương kêu gọi Việt Kiều về xây dựng đất nước.
    Cơ quan bảo vệ kiều bào cũng sắp cử người về Đồng Tháp để xem xét vụ việc như lời luật sư Nguyễn Thắng Cảnh cho biết: ?oNgày 5 tháng 4 này sẽ về Đồng Tháp.?
    Bản thân ông Trần Văn Trường đã làm đơn kháng án. Tuy vậy, các cơ quan chức năng từ trung ương sẽ vào cuộc ra sao là điều mà bản thân ông Trần Văn Trường, cũng như nhiều người quan tâm đang mong đợi?
    Tiền phong
    TP - Chưa kịp bán cá để trả nợ tiền cám, ông Trường đã bị một số người can thiệp vào món nợ dù chưa đến hạn trả, sau đó bị cơ quan thi hành án tỉnh Đồng Tháp phong tỏa tài sản...

    Ông Trần Văn Trường, sinh sống tại Mỹ 20 năm, là người đã góp phần làm dấy lên tinh thần yêu nước của người Việt trên đất Mỹ bằng việc lập bàn thờ Bác Hồ trong nhà, treo cờ Tổ quốc cho dù bị nhiều kẻ phản đối, đánh đập...
    Đầu năm 2005, ông bán tài sản trên đất Mỹ cùng vợ và 2 con trở về Việt Nam làm ăn. Cứ đinh ninh công việc sẽ thuận lợi, nào ngờ...
    Ông Trần Văn Trường sinh năm 1961 về quê tại ấp Hòa Tân, xã Tân Hòa (Lai Vung, Đồng Tháp) thành lập DNTN Tân Trường Khanh chuyên nuôi trồng thủy sản với số vốn lên tới 7 tỷ đồng.
    Từ tháng 5 đến 10/2005, ông Trường hợp đồng mua thức ăn nuôi cá với ông Nguyễn Văn Dợn ngụ cùng địa phương với tổng số tiền trên 1,3 tỷ đồng.
    Ông Trường đã thanh toán cho ông Dợn 409 triệu đồng. Số nợ còn lại, ông Trường cam kết sẽ thanh toán cho ông Dợn đến hết ngày 30/12/2005, sau khi thu hoạch 2 hồ cá.
    Tuy nhiên, không hiểu sao chuyện nợ nần của doanh nghiệp Tân Trường Khanh đột nhiên lọt vào ?otầm ngắm? của một số cán bộ bảo vệ pháp luật ở địa phương.
    Đầu tháng 11/2005 (khi chưa đến hạn trả nợ) một số người có quyền lực xuất hiện và hành động hết sức ?onhiệt tình? để can thiệp vào món nợ.
    Ông Trường kể: ?oLẽ ra tôi đã có thể trả món nợ nói trên cho ông Dợn theo đúng cam kết nhưng do sự can thiệp của một số người mà hợp đồng mua bán cá của tôi với Xí nghiệp XNK Sa Đéc (DOCIFISH) đã bị đơn vị này từ chối (hợp đồng ký ngày 3/11/2005, DOCIFISH sẽ bắt cá ngày 12/12/2005).
    Yêu cầu xem xét tư cách của một số cán bộ
    Ông Trường còn có đơn yêu cầu cơ quan chức năng xem xét động cơ tích cực một cách ?okhông bình thường? của ông Võ Văn Chức, Đội trưởng đội CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, CA huyện Lai Vung và ông Đào Hồng Hải, Chánh án TAND huyện Lai Vung.
    Hội thân nhân kiều bào tỉnh Đồng Tháp cũng đã có nhiều văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cùng các cơ quan chức năng phản đối việc làm của một số cán bộ trong vụ này.

    Cán bộ địa phương mời tôi lên trụ sở làm việc nhiều lần, chất vấn đủ điều, còn can thiệp vào các hợp đồng mua bán của tôi.
    Ngày 29/12/2005 tôi mới bán được cá cho DNTN Vạn An ở tỉnh Hậu Giang. Đơn vị này hẹn ngày 13/1/2006 giao tiền?.
    Ngày 3/1/2006, ông Dợn nộp đơn lên TAND tỉnh Đồng Tháp khởi kiện đòi nợ ông Trường.
    Ngày 6/1/2006, TAND tỉnh Đồng Tháp ra thông báo thụ lý vụ án dân sự do Thẩm phán Lê Thị Kim Chung ký, yêu cầu 15 ngày sau khi nhận được thông báo DNTN Tân Trường Khanh phải có ý kiến của mình cho TAND tỉnh Đồng Tháp.
    Tuy nhiên chỉ 6 ngày sau, ngày 12/1/2006, thẩm phán Lê Thị Kim Chung lại ký quyết định ?oáp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời? đối với DNTN Tân Trường Khanh.
    Và rất nhanh, ngày 13/1/2006 (đúng vào ngày DNTN Vạn An thanh toán tiền) thì cán bộ Thi hành án tỉnh Đồng Tháp đột ngột xuất hiện triển khai quyết định 37/QĐ-CD-THA kê biên khẩn cấp tạm thời tài sản đối với ông Trường.
    Cơ quan thi hành án tỉnh đã phong tỏa tài sản của doanh nghiệp Tân Trường Khanh và giữ số tiền vừa bán cá là 1.054.490.000 đồng.
    Ông Trường bức xúc: ?oTòa án và cơ quan thi hành án không gửi quyết định kê biên tạm thời cho chúng tôi mà chỉ gửi cho ông Dợn. Khi phong tỏa tài sản chúng tôi không được mời dự.
    Thời điểm phong tỏa chỉ còn 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán. (Theo qui định của Cục Quản lý thi hành án thì từ ngày 10 tháng Chạp đến hết ngày 15 tháng Giêng không được tổ chức cưỡng chế).
    Vì việc làm đó mà rất nhiều đối tác làm ăn với tôi đã quay lưng, trong khi sản lượng cá dưới ao đang còn trị giá khoảng 4 tỷ đồng?.
    Ông Võ Hưng Thông - Chủ tịch Hội thân nhân kiều bào tỉnh Đồng Tháp nói: ?oViệc phong tỏa tài sản khẩn cấp đối với ông Trường là không cần thiết, vì ông này đang làm ăn bình thường, không có dấu hiệu bỏ trốn, lừa đảo...
    Việc làm trên của một số cán bộ thừa hành pháp luật vô tình làm vẩn đục môi trường đầu tư, trong khi Đảng và Nhà nước đang ra sức kêu gọi Việt kiều về đầu tư, xây dựng đất nước?.
    Hồng Lĩnh
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=40528&ChannelID=2
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cũng nên nói thêm về ông Trần Trường này một chút .
    Ông có tinh thần yêu Bác và đảng đến mức có thể hy sinh mọi thứ trên đời .
    Năm 1999, ông treo hình Bác ngay của tiệm Video và gặp sự phản đối của dân chúng trong vùng . Vụ việc được đưa ra toà, toà án tạm thời ra lệnh cho ông ngưng treo và trong phiên toà chính thức sau đó, toà án đã tuyên bố ông Trần Trường có quyền tự do treo hình Bác tại nơi kinh doanh .
    Cảnh sát quận Cam ở Cali phải hộ tống rất vất vả để ông Trần Trường được thực hiện quyền tự do này . Rất tiếc, Cảnh sát cũng không che chở được cho ông hoàn toàn nên ông đã bị khối kẻ quá khích đấm đá sùi bọt mép, phải vào nhà thương .
    Tình trạng hỗn loạn vẫn tiếp tục gây tê liệt cả 1 vùng thương mại, Cảnh sát cũng chả biết làm sao để đối phó vì 1 bên là quyền tự do cá nhân đã được luật pháp HK bảo vệ, 1 bên là cả 1 cộng đồng ... nổi giận ... ; Chợt đâu cảnh sát khám phá ra ông có đến trên 147 máy thu băng và khoảng 17 ngàn cuộc băng sang lậu, thế là cảnh sát quận Cam tìm được chiếu đũa thần để khảy ra tội : Thu chép băng lậu .
    Với tội này, toà án quận Cam tặng ông 3 tháng bóc lịch, mất quyền công dân HK nghĩa là mất quyền tự do ngôn luận .... để vãn hồi trật tự tại quận Cam .
    Ra khỏi tù, ông đa đi kiện chính quyền HK về việc không bảo vệ ông đầy đủ trong việc thể hiện quyền tự do ngôn luận .
    Dưới đây là thông tin từ báo chí HK :
    * Judge Backs Westminster in Video Store Suit - Courts: Owner who displayed Viet
    flag, Ho Chi Minh portrait claimed his free-speech rights were violated.
    By DAVID HALDANE, Times Staff Writer, 25/5/01
    A former Westminster video-store owner who prompted massive demonstrations by
    displaying a Vietnamese flag and a portrait of communist leader Ho Chi Minh in
    his shop two years ago has lost a legal challenge of the city''s response.
    U.S. District Court Judge Carlos R. Moreno this week granted the city''s motion
    to quash the lawsuit filed last year by Truong Van Tran. The court concluded
    that Tran''s constitutional rights were not violated, the judge wrote in an
    11-page decision released Thursday.
    Neither Tran nor his lawyer could be reached for comment.
    The former Little Saigon shopkeeper became the center of controversy in early
    1999 when a display of the Vietnamese flag and poster of Ho inside his shop
    sparked 53 days of protests by crowds numbering as many as 15,000, mostly
    Vietnamese refugees angry over deaths, imprisonments and family separations
    caused by the communist takeover of South Vietnam. Police, sometimes in riot
    gear, made 52 arrests over seven weeks and racked up more than $200,000 in
    overtime.
    The saga ended in March when Westminster police entered Tran''s shop to
    investigate theft of the communist items and discovered 15,000 illegally
    duplicated videotapes and more than 100 videocassette recorders. Tran, who
    eventually lost his business, was later convicted of video piracy and sentenced
    to 90 days in jail.
    In his lawsuit, filed a year later, Tran accused the city of Westminster and
    Police Chief James Cook, among others, of violating his constitutional right to
    free speech by failing to protect him adequately from the protesters.
    Moreno wrote in his ruling that the evidence, "even when interpreted generously,
    hardly permits the conclusion that the officers were negligent let alone
    reckless or deliberately indifferent."
    ======
    TIN NAM CALIFORNIA - Quyền tự do ngôn luận của Trần Văn Trường
    không hề bị xâm phạm. Đây là phán quyết của tòa án liên bang
    trong một vụ xử liên hệ đến cựu chủ nhân tiệm video Hi-Tek.
    Trần Văn Trường đã kiện thành phố Westminster và cho rằng
    quyền tự do ngôn luận của ông đã bị xâm phạm. Hai năm trước
    đây Trần Văn Trường đã treo cờ C S Việt Nam và hình
    lãnh tu. Hồ trong tiệm video của ông ta. Hành động này đã đưa
    đến một cuộc biểu tình chống đối kéo dài 53 ngày trong khu
    phố Bolsa. Đến khi cảnh sát tìm thấy băng video lậu trong tiệm
    Hi-Tek thì cuộc biểu tình mới kết thúc. Cảnh sát đã tịch thu
    15,000 băng lậu và trên 100 đầu máy được dùng để sang băng
    video. Trần Văn Trường đã dẹp tiệm và bị ở tù 90 ngày vì tội
    sang băng lậu.
    Trong một hồ sơ kiện một năm sau đó, Trần Văn Trường đã tố
    cáo thành phố Westminster và trưởng ty cảnh sát tội vi phạm quyền
    tự do ngôn luận của ông ta. Cựu chủ tiệm cho rằng nhà chức
    trách đã không bảo vệ ông đầy đủ trước những đám đông
    biểu tình. Theo tin của nhật báo Los Angeles Times, trong phán quyết
    được đưa ra trong tuần này, chánh án Carlos Moreno đã cho rằng
    quyền tự do ngôn luận của Trần Văn Trường không hề bị xâm
    phạm. Ông Moreno đã viết thêm rằng cho dù những chứng cớ
    được diễn dịch một cách rộng rãi nhất, người ta cũng không
    thể kết luận rằng cảnh sát đã vô tâm hoặc cố tình để cho
    Trần Văn Trường bị đám đông uy hiếp. Phán quyết dài 11 trang
    đã được công bố vào ngày hôm qua. Cựu chủ tiệm cũng như
    luật sư của ông ta hiện chưa lên tiếng về phán quyết này.
    ===========
    Phải chăng đó là lý do ông Trần Trường hồi hương lập nghiệp .
    Được Minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 09:13 ngày 24/11/2006
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    hồi hương là đúng
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Nội dung bài báo mà bác Minh dẫn mang tính sự kiện, mọi người có thể tham khảo thêm bài viết sau của bác Lê Nết về khía cạnh pháp lý nói chung của vấn đề này tại :
    http://www.vietnamese-law-consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=shownews&id=37&topicid=1119.
    Cụ thể :
    ICSID còn gay hơn cả kiện bán phá giá
    --------------------------------------------------------------------------------

    08-09-2006

    Một thách thức khác, ngoài các vụ kiện bán phá giá, mà Việt Nam phải đương đầu khi hội nhập với thế giới bên ngoài là khả năng Chính phủ bị nhà đầu tư nước ngoài kiện trong các tranh chấp liên quan đến đầu tư, thông qua cơ chế Trung tâm Giải quyết tranh chấp quốc tế về đầu tư (International Centre for Settlement of Investment Disputes - gọi tắt là ICSID).

    ICSID là một định chế trọng tài do Ngân hàng Thế giới (World Bank) thành lập nhằm giải quyết tranh chấp giữa một quốc gia thành viên Công ước ICSID và nhà đầu tư của một quốc gia thành viên khác. Theo Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, Việt Nam cam kết sẽ tích cực chuẩn bị tham gia Công ước ICSID. Sau khi gia nhập, có nguy cơ là các vụ tranh chấp đầu tư liên quan đến Chính phủ Việt Nam như vụ Trịnh Vĩnh Bình (đầu tư trồng rừng ở Vũng Tàu) có thể bị đưa ra giải quyết tranh chấp tại ICSID. Nếu thua kiện, Chính phủ, hay nói khác đi là người dân đóng thuế, có thể phải gánh chịu các khoản bồi thường thiệt hại hàng trăm triệu đô la. Ngoài ra, khái niệm ?ođầu tư? trong các hiệp định thương mại là rất rộng, đủ để các nhà đầu tư có thể khiếu kiện bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Trong Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, ?ođầu tư? được hiểu bao gồm cả sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, hay đấu thầu xây lắp, mua sắm của Chính phủ, nông sản... Đây là điều chúng ta nên thấy trước để phòng hay chuẩn bị.

    Trên thực tế, trong năm năm trở lại đây, ICSID là kinh nghiệm cay đắng của nhiều quốc gia đang phát triển. Pakistan hiện đang bị ba nhà đầu tư nước ngoài kiện tại ICSID, với mức yêu cầu bồi thường lên tới 1 tỉ đô la. Vụ thứ nhất là của Công ty Kiểm định Thụy Sỹ SGS đòi Pakistan bồi thường hơn 120 triệu đô la do chấm dứt trước thời hạn hợp đồng dịch vụ kiểm định tàu thủy, một hành vi bị coi như vi phạm Hiệp định Thương mại (HĐTM) Pakistan-Thụy Sỹ 1996. Vụ thứ hai là của Công ty Xây dựng Italia Impregilo, tham gia xây dựng đập thủy điện Ghazi Barotha, đòi bồi thường 450 triệu đô la. Dựa vào HĐTM Pakistan-Italia, Impregilo cho rằng Cơ quan Phát triển nước và năng lượng Pakistan đã vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ hợp đồng. Công ty Thổ Nhĩ Kỳ Bayinder cũng có khiếu kiện tương tự về gian lận trong đấu thầu xây dựng xa lộ. Tháng 3 vừa qua, trong một vụ trọng tài tranh chấp về đầu tư, chính phủ Cộng hòa Séc đã bị buộc phải bồi thường 353 triệu đô la cho tập đoàn Central European Media (CME) của Hà Lan, do vi phạm HĐTM Hà Lan-Séc. CME cho rằng Ủy ban Truyền hình Séc đã tước đoạt quyền đầu tư của CME vào Đài Truyền hình TV Nova của Cộng hòa Séc, đối xử bất bình đẳng và không bảo vệ quyền đầu tư của CME. Trên đà thắng lợi của vụ kiện CME, Saluka Investments, một công ty con của tập đoàn tài chính Nomura của Nhật Bản, đã đưa Cộng hòa Séc ra trọng tài ICSID, đòi bồi thường 1 tỉ đô la, do bị phân biệt đối xử trong đầu tư vào ngân hàng quốc doanh đã cổ phần hóa IPB. Nhiều công ty khác cũng toan tính khởi kiện như vậy.

    Các vụ tranh chấp trọng tài tại ICSID thường được giữ bí mật giữa các bên. Công chúng không được biết thông tin chi tiết cũng như các bằng chứng. Vì thế, rất khó biết các tranh chấp đã được quyết định như thế nào và chính phủ nên rút kinh nghiệm gì cho những lần sau. Các nhà đầu tư lại thường không sẵn sàng thương lượng với chính phủ, vì khả năng thắng kiện tại ICSID rất cao, do các thành viên hội đồng trọng tài ICSID chủ yếu từ các nước phát triển và không phải hoàn toàn vô tư. Trong năm 2005, chỉ có 20 trong số 68 trọng tài viên được bổ nhiệm là từ các nước đang phát triển. Vì vậy, nhiều khi chính phủ các nước đang phát triển đã chi rất nhiều tiền cho luật sư mà vẫn ?otiền mất tật mang?. Chính phủ Cộng hòa Séc, hay nói đúng hơn là người dân Séc, đã chi hơn 10 triệu đô la phí luật sư trong vụ kiện CME.

    Để tránh ?oquả búa tạ? ICSID, việc đầu tiên là phải phòng thủ từ xa ngay từ khi ký các HĐTM, đừng nên để những cái bẫy không đáng có, đến khi vào thực tế, Chính phủ mới ?ongã ngửa?. Để làm điều này, nên để ý định nghĩa của từ ?ođầu tư? trong các HĐTM sao cho chúng không quá rộng. Thứ hai là phải rất giỏi về luật và nắm vững nội dung các HĐTM khi chấp thuận hay từ chối một dự án đầu tư, đấu thầu hay chuyển giao công nghệ, vì một dự án khi đã chấp thuận rất khó rút lại, hay một hợp đồng đã ký kết hay ?ođược coi như đã ký? rất khó chấm dứt. Thứ ba là cần cải cách hành chính theo hướng minh bạch và công bằng ở mọi ngành, mọi cấp, vì không ai có thể biết được lúc nào Chính phủ sẽ bị vạ lây (do bị khởi kiện ra ICSID) từ hành vi của một cơ quan nhà nước. Thứ tư là khi xảy ra tranh chấp, Chính phủ phải lôi kéo về phía mình một số tập đoàn đa quốc gia làm ?ođồng minh?, vì họ sẽ là những tiếng nói có trọng lượng chống lại phía khiếu kiện - là những tập đoàn đa quốc gia khác. Các tập đoàn đa quốc gia không phải lúc nào cũng có lợi ích giống nhau. Việc khai thác mâu thuẫn hay tìm điểm tương đồng về lợi ích là một trong những kỹ năng mà các chuyên viên của Chính phủ cần có. Cuối cùng, nên quan tâm đến vai trò của luật sư trong các phiên hòa giải và tranh chấp. Thật ra, luật sư không chỉ là những người cung cấp tri thức về luật, mà còn là những ?oquân sư? hoạch định chiến lược và những ?ocầu nối văn hóa? khi hai bên chưa hiểu nhau. Nhiều khi tranh chấp phát sinh do nhà đầu tư chưa hiểu về văn hóa Việt Nam, hơn là do khó khăn từ phía Nhà nước Việt Nam.
    TS. Lê Nết
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Như vậy, về vụ Trịnh Vĩnh Bình, có thể nhận thấy rằng, Việt Nam chưa chơi với ICSID, nên cũng khó mà cụ Trịnh đó có thể đòi được tiền lại. Hơn nữa, cũng phải lưu ý rằng ngay khi VN gia nhập vào ICSID thì có lẽ VN cũng không chơi cái vụ hồi tố ...

    Àh, mà có ai đó bẩu là áp dụng theo Hiệp định song phương giữa Việt Nam và Hà Lan về bảo hộ thương mại và đầu tư, trong đó có nội dung lôi nhau ra ICSID phân xử. Về căn cứ này, có 2 vấn đề :
    - VN chưa là thành viên của công ước ICSID nên vấn đề thẩm quyền sẽ được chính ISCID cân nhắc rất kỹ và đương nhiêu, họ sẽ đặt vấn đề và tham khảo ý kiến xem NN VN có đồng ý thẩm quyền của họ hay không ?
    Trong trường hợp NN ta cóc sợ và ta đang hướng theo con đường tiếp nhận đầu tư có chọn lọc thì ... việc từ chối thẩm quyền là đương nhiên.
    - Trịnh Vĩnh Bình vẫn còn quốc tịch VN và việc đầu tư này được thực hiện thông qua dưới hình thức đầu tư trong nước (không phải là đầu tư nước ngoài) và còn đầu tư thông qua trung gian là người thân.
    Lưu ý là vào thời điểm đó, theo luật, Trịnh có quyền lựa chọn hình thức đầu tư và không cần đầu tư qua trong gian.
    Bên cạnh 2 vấn đề trêm, vấn đề cuối trong vụ này là yếu tố phân biệt đối xử hay chính sách hạn chế đầu tư theo chiều dọc (phân biệt theo nguồn gốc) có mâu thuẫn với cam kết quốc tế của chính phủ không thì Trịnh chưa chứng minh được trong khi NN VN có thể dễ dàng hơn trong chứng minh những hạn chế này ngay cả với đối tượng nhà đầu tư trong nước tại thời điểm đó.
    Cuối cùng, kết luận là cụ Trịnh đó chưa đủ căn cứ để phang lại NN đâu.

  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay vấn đề không phải chỉ là tiềnn bạc mà là sự cân nhắc giữa tiền triệu với danh dự và thiệt hại về những khả năng kêu gọi đầu tư .
    1 khi đã có phán quyết bất lợi, dù là VN cứ ỳ ra và cho là không ai có thể chế tài thì các thiệt hại về kêu gọi đầu tư không phải là nhỏ đâu, có khi chung cuộc lại còn gấp nhiều lần trăm triệu USD .
  7. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Đằng sau pháp luật còn là chính trị nữa mà bạn. Mỹ mạnh thì phải xử vậy thôi nếu không thì tôi "cắt viện trợ, rút chuyên gia" gây những ép chính trị lên VN như PNTR. Phía VN cân nhắc kĩ chán sao cho phù hợp với mục tiêu của họ trước khi đưa ra phán quyết rồi. Chân lí vẫn luôn thuộc về kẻ mạnh mà nên ở VN mà nói luật pháp chi phối XH thì e rằng nó như bảo Mặt trời xoay quanh Trái đất vậy.
    @ Fnguyen1: Về an toàn giao thông, anh phải hiểu nó là lỗi của cả hệ thống chính trị như lời ông Bộ trưởng HN Dũng nói. Trên bảo, dưới không nghe làm gì được khi mà dường như những quan hệ yêu ghét (càng lên cao càng mạnh) chi phối tất cả tạo thành thứ "Bộ Luật tố tụng Yêu Ghét". Bộ trưởng GT muốn nhưng Sở Giao Thông Công Chính tỉnh, Tp hay Công an tỉnh không thi hành thì còn nói làm gì.
    u?c fsai s?a vo 08:35 ngy 27/11/2006
  8. nguocdoi06

    nguocdoi06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    HOUSTON (NN) ?" Trước khi phiên toà quốc tế họp tại thủ đô Thụy Điển để xử vụ nhà đầu tư Hòa Lan gốc Việt Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam đòi bồi thường cả trăm triệu Mỹ Kim, Hà Nội đã nhượng bộ và đồng ý giải quyết vấn đề bên ngoài tòa án.
    Đáng lẽ phiên tòa, dưới sự chủ tọa của một thẩm phán Thụy Điển và hai thẩm phán khác, một người Pháp và một người Mỹ khởi sự hôm 4 tháng 12 và dự trù kết thúc vào ngày 12-12 đã không khai mạc vì ?ohai bên đồng ý dàn xếp kín?, theo nguồn tin riêng của Ngày Nay bên cạnh vụ án. Nguồn tin cho biết thêm là tòa tạm ngừng để hai bên dàn xếp mà không tiết lộ thêm các chi tiết điều đình.
    Cũng cần biết là vẫn theo nguồn tin trên, phía luật sư Mỹ của ông Bình trước khi tòa xử đã đòi phía Việt Nam phải bồi thường thiệt hại với số ?otiền lên tới vài trăm triệu MK?, nghĩa là lớn hơn con số 150 triệu đưa ra trước đây vì những định giá mới. Con số tiền đòi bồi thường bao gồm tài sản bị tịch thu của ông Bình khoảng 30 triệu cách đây hai năm và ?omột triệu MK cho mỗi tháng ông bị giam giữ?. Ông Bình bị giam 18 tháng trước khi ông được thả để hầu tòa và sau đó trốn thoát được khỏi VN. Ngày Nay không thể tiết lộ thêm chi tiết dàn xếp theo yêu cầu của nguồn tin vì ?othủ tục đang tiến hành?
    (Nguồn: Báo Ngày nay, Houston)
    Ơ buồn cười nhỉ, sao báo ANTG của VN vừa nói là ông Bình vi phạm pháp luật VN, thế mà bây giờ nhà nước ta lại đồng ý "đi đêm" thế này? Nếu ta đúng thì cứ để toà nó xử cho minh bạch chứ nhỉ. Bạn nào biết giải thích giùm với.
  9. nhahoanghoa

    nhahoanghoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Mời các bác bình luận
    Báo Thanh Niên: http://www2.thanhnien.com.vn:200/Phapluat/2007/1/24/179224.tno
    Bà Nguyễn Thị Thanh Tao - một cán bộ lão thành cách mạng 90 tuổi - đang sắp phải rời khỏi căn biệt thự số 36 Nguyễn Thị Diệu (P.6, Q.3, TP.HCM) cùng 20 người nữa trong gia đình để cơ quan chức năng giao nhà cho người mua trúng đấu giá. Trong khi đó, sau khi có phán quyết của tòa án, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14), Bộ Công an đã vào cuộc theo đơn tố cáo của các đương sự?
    Căn biệt thự số 36 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3, TP.HCM có diện tích 533m2 thuộc sở hữu nhà nước, được giao cho bà Nguyễn Thị Thanh Tao và các con cháu bà ở. Việc mua bán căn nhà này trong thời gian thuê diễn biến lòng vòng, kéo dài nhiều năm, nhưng có thể tóm tắt như sau:
    Ngày 15.9.1999, bà Tao bán căn biệt thự này cho bà D. với giá 1.600 lượng vàng SJC, tiền hóa giá nhà bà Tao chịu. Bà D. đã đặt cọc 390 lượng vàng. Đến hẹn thanh toán số vàng còn lại, bà D. không đủ tiền trả nên vào ngày 27.8.2000, bà D. và ông P. làm một hợp đồng (HĐ) bán căn nhà này cho ông P. Ngày hôm sau (28.8), bà D. đưa bà Tao đến nhà ông P., tại đây bà Tao đã ký vào HĐ trên, bán nhà cho ông P. với giá 900 lượng vàng SJC, ông P. đã giao 800 lượng vàng, còn nợ lại 100 lượng trả sau khi hoàn tất việc mua bán, thủ tục mua hóa giá nhà do ông P. thực hiện.
    Theo hồ sơ từ vụ mua bán căn nhà này, mục đích của HĐ trên là để bà D. vay tiền ông P. trả nợ đợt 2 cho bà Tao. Lãi suất vay được thỏa thuận là 3%/tháng. Các bước thủ tục mua bán nhà giữa các bên sau đó còn diễn ra nhiều lần, có sự chứng kiến của luật sư Nguyễn Thị Chinh (Đoàn luật sư TP.HCM). Trên thực tế, ông P. đã tiến hành các bước thủ tục xin hóa giá căn nhà, và đầu năm 2003, UBND TP.HCM đã chính thức ký, cấp "Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở" cho bà Tao.
    Tuy nhiên, việc mua bán bất thành do có mâu thuẫn trong nội bộ gia đình bà Tao. Con bà Tao là Lê Sơn Hải không đồng ý để mẹ bán nhà cho bất kỳ ai khi nhà chưa hóa giá. Cho rằng bà Tao không thực hiện HĐ bán nhà (ngày 27.8.2000), nên ông P. khởi kiện bà Tao ra TAND Q.3. Trong khi đó, bà Tao lại khởi kiện bà D. và con gái bà D. là N.T.C.H (Việt kiều Úc) tại TAND TP.HCM. Do có yếu tố nước ngoài nên TAND TP.HCM thụ lý giải quyết chung.
    Tại các bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm, Hội đồng xét xử cũng xác định các HĐ mua bán giữa các bên đều là HĐ vô hiệu. Tại bản án phúc thẩm ngày 20.5.2005, TAND tối cao tại TP.HCM phán quyết: "Rõ ràng, bà Tao chưa được công nhận quyền sở hữu căn nhà nói trên, gian dối đứng tên một mình mua bán nhà theo Nghị định 61/CP của Chính phủ, sau đó bà đã đem bán cho bà D., ông P. là trái pháp luật". Tòa tuyên các HĐ ngày 2.9.1999, 15.9.1999 và 27.8.2000 là vô hiệu, phải hủy bỏ.
    Tuy nhiên, bản án cho rằng trong HĐ giữa bà Tao và ông P. ngày 27.8.2000, bà Tao đã "thay đổi ý chí", không chịu bán nhà cho ông P. trong khi ông đã thực hiện đầy đủ các bước thủ tục như trong HĐ. Các bên đã tiến hành giao dịch mua bán nhà, sang nhượng lại HĐ mua bán nhà, đã nhận vàng từ vợ chồng ông P. Cụ thể, bà Tao đã nhận 800 lượng vàng SJC của ông P. (chiếm tỷ lệ 89% trị giá bán căn nhà), bà Tao đã thanh toán lại tiền mà bà đã nhận trước đó của bà D..
    Theo Hội đồng định giá nhà ngày 24.6.2004, căn nhà này trị giá 3.780,37 lượng vàng SJC (chênh lệch so với giá bán theo HĐ ngày 27.8.2000 là 2.880,37 lượng vàng SJC). Vì những lẽ đó, tòa phán quyết: Ông P. không có lỗi. Phần lỗi hoàn toàn thuộc về bà Tao nên bà phải bồi thường thiệt hại cho ông P. tổng cộng là 3.611,69 lượng vàng SJC. Bao gồm: Trả lại cho vợ chồng ông P. 800 lượng vàng là tiền mua nhà; bồi hoàn chi phí cho ông P. tiền đóng thuế sử dụng đất và lệ phí trước bạ tổng cộng là hơn 248 lượng vàng SJC. Đặc biệt, bà Tao phải "bồi thường thiệt hại" do chênh lệch theo thời giá trị giá căn nhà, cho số vàng mà ông P. đã bỏ ra mua từ tháng 8.2000 đến tháng 6.2004 là (2.880,37 lượng x 89%) = 2.563,53 lượng. Nếu trừ đi 800 lượng vàng đã nhận của ông P., bà Tao còn nợ ông P. tổng số vàng là hơn 2.811 lượng, chưa kể khoản án phí gần 50 triệu đồng mà bà Tao phải chịu về hậu quả pháp lý của bản HĐ vô hiệu nói trên.
    Trở lại số phận của căn biệt thự 36 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3 (được rất nhiều người biết đến với cái tên "quán Bảy Nị"), sau khi đưa ra đấu giá, một nguồn tin cho hay, ông H.N.T - sinh 1963, ngụ P.15, Q.10, là anh em cột chèo với ông P. - đã trúng đấu giá căn nhà này với mức giá 3.505 lượng vàng. Nếu không có gì thay đổi, căn nhà này sẽ thuộc về ông H.N.T.
    Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đề nghị tạm hoãn thi hành án
    * Dời việc cưỡng chế trục xuất đến ngày 15.3.2007
    Cho rằng tòa xử bất công, bà Tao đã làm đơn gửi đến các cơ quan bảo vệ pháp luật tố cáo ông P. "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ngày 2.11.2005, sau khi nhận đơn, trung tướng Nguyễn Việt Thành - lúc này là Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an - đã chỉ đạo Cục Cảnh sát hình sự phía Nam tiến hành thẩm tra, xác minh làm rõ các nội dung trong đơn thư tố cáo. Trưng cầu giám định CD quay cảnh ông P. giao vàng cho bà Tao, cơ quan chức năng kết luận: "Đĩa CD-R 52X/700 MB hiệu Dylan gửi tới giám định có nội dung không liên tục, bị gián đoạn. Trong đó có một số đoạn có khả năng bị gián đoạn do chuyển cảnh và một số đoạn có dấu hiệu bị cắt bớt nội dung (cả hình lẫn tiếng)" (nguyên văn bút lục 60). Một chi tiết không bình thường khác: Ông P. đã ký HĐ mua nhà của bà Tao ngày 27.8.2000, sao lại ký thỏa thuận với bà D. là trong vòng 3 tháng không được bán căn nhà này? Và để bảo toàn vốn, ông P. đã quy vàng thành tiền rồi chuyển ra USD để tính lãi suất 3%/ tháng với bà D. Từ đó cơ quan điều tra đánh giá ông P. "có dấu hiệu cho vay có lãi suất". Tại cơ quan điều tra, luật sư Nguyễn Thị Chinh là người nhiều lần làm chứng cho các giao dịch giữa ông P. với bà Tao và bà D., cũng khẳng định: "HĐ ngày 27.8.2000 bán nhà cho ông P. là hợp đồng giả cách để cho bà D. vay tiền" của ông P., vì chính luật sư Chinh đã trực tiếp chứng kiến 3 lần việc bà D. xin ông P. giảm lãi suất cho vay. Cũng theo cơ quan điều tra, nếu cho rằng bà Tao đồng ý bán nhà cho ông P. thì tại sao ngày 30.12.2000 bà Tao lại nhận của cô C.H con bà D. 12.000 đôla Úc? Một chi tiết khác cũng đáng chú ý, luật sư Chinh là người làm chứng nhiều lần việc mua bán giữa các bên nhưng tại cơ quan điều tra, bà Chinh cho biết: "Tôi (Chinh), không được tòa án triệu tập ra trước tòa để làm chứng" (nguyên văn bản ghi lời khai)...
    Vì những cơ sở điều tra nêu trên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có văn bản gửi Chánh tòa dân sự TAND tối cao và Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đề nghị tạm hoãn thi hành bản án.
    * Sáng 24.1.2006, Cơ quan Thi hành án dân sự TP.HCM đã huy động một lực lượng lên đến hơn 100 người đến hiện trường để cưỡng chế trục xuất những người ở trong căn biệt thự số 36 Nguyễn Thị Diệu để giao cho phía mua trúng đấu giá. Tuy nhiên, sau gần 4 giờ đồng hồ căng thẳng, với sự chứng kiến của hàng trăm người dân hiếu kỳ tụ tập hai bên đường, lực lượng cưỡng chế đã phải rút lui khỏi hiện trường. Các bên đã ký biên bản, thống nhất sẽ dời việc cưỡng chế đến ngày 15.3.2007.
    N.T

  10. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Chuyện thật buồn cười ! chỉ có thể xảy ra ở VN !
    Từ đầu đến cuối vụ tranh chấp, không thấy nói đến người chủ thật sự, người đã mua hay xây tài sản trên bằng sức lao động, mồ hôi, nước mắt của mình .

Chia sẻ trang này