1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những vụ án, kiện thú vị ( Đặc biệt : Vụ án Trịnh Vĩnh Bình )

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 28/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Bài của bác thaihonganh đăng có ghi rõ là trích từ "Đêm Giữa Ban Ngày" của Vũ Thư Hiên. Có lẽ điều này khiến cho một số người ngứa mắt. Tuy đây là truyện nhưng đa số tình tiết, chi tiết bên trong dựa theo sự thật từng xảy ra trong lịch sử VN. Chẳng hạn như chuyện bào chữa viên (bây giờ là luật sư đấy!) không cãi cho bị can (bây giờ là thân chủ đấy!) mà khẳng định tội như viện kiểm sát đã truy tố rồi sau đó xin toà khoan hồng ... là chuyện có thật. Mà chẳng phải lâu lắc gì, trước thời đổi mới vẫn còn xảy ra cảnh này.
    Ngoài ra còn có chuyện "vốn tiếng Việt quan toà nghèo" nữa kia. Nếu ai từng theo dõi các phiên toà xử vụ Năm Cam chắc còn nhớ tới một vụ quan toà không hiểu rành tiếng Việt như bị cáo vốn là một người Việt gốc Hoa. Chuyện này có đăng báo hẳn hoi. Chuyện là bị cáo có nhà nhưng nhà đó bị bọn Năm Cam dùng làm chỗ chứa bài, cờ bạc. Bị cáo bị truy tố tội chứa bài lấy xâu. Tuy nhiên, bị cáo nói là nhà đó cho mượn, chứ không phải cho mướn. Toà mới gắt lên mà hỏi "mượn với mướn có khác nhau gì đâu?". Bị cáo trả lời giọng lơ lớ "Dạ, có chớ! Cho mượn thì hông có lấy tiền, còn cho mướn thì lấy tiền".
  2. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    - Vẫn biết có một thực tế về tình trạng chủ quan của các cơ quan TT trong giai đoạn như đã nói. Điều này tôi đồng tình và không phản bác, nhưng tựu chung câu chuyện được trích dẫn không lột tả hoàn cảnh theo một cái nhìn thông thường của nhà văn. Tôi chỉ đề nghị Mod "chú ý" và giới hạn đến mức cần thiết nhằm tránh dây dưa vào vấn đề "nhạy cảm". Mời đọc kỹ lại nhé, có dòng nào kêu gọi xóa, hay xử lý TV đâu... (?!)
    - Ra toà không ai gọi là "bào chữa cho bị can" cả!
    - Mà nghĩ cũng lạ, tay thuỷ thủ người Hoa đi mua báo Tiếng Việt về để làm gì nhỉ? Đã hư cấu thì cũng nên sáng tác nốt phần còn lại, để đọc giả khỏi suy đoán lung tung.
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    À, thời buổi này thì Pháp lý tại VN đã tiến bộ và nhanh quá cho nên rất nhiều chuyện của quá khứ bị thế hệ trẻ nghĩ chỉ là hư cấu sự việc , bôi bác .... và tùy theo mỗi người, họ đánh giá khác nhau .
    Chỉ cần đi sâu vào những bài " Đêm trước đổi mới " thì cũng hình dung ra được là trước kia, Pháp lý và toà án làm việc như thế nào !
    Tôi đã tham dự 1 phiên toà ( hic hic, gọi là phiên toà cho oai ) thực tế chỉ là 1 tầng trong 1 cơ sở sản xuất và quận cử 1 người xuống trong cương vị quan toà .
    Đây là một vụ án mất hàng nếu tính vào thời điểm này thì chả là bao nhưng với thời kỳ 79 thì trị giá bằng khoảng 200 tháng lương của 1 công nhân .
    Và mọi việc việc thì đều do quận ủy quyết định ngay từ trưóc khi xử đấy .
  4. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Bác Minh Trinh mở cái topic này để các bác post các vụ án thú vị; nó không chỉ là những vụ án của các nuớc khác mà ta cho rằng .. thú vị, dù rằng đối với họ là những vụ kiện nghiêm túc. Còn của ta? những vụ án thú vị cũng có thể là những vụ án mà trước đây được xem là cực kỳ nghiêm túc, cực kỳ sáng tạo, cực kỳ vân vân và vân vân thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo từ trên xuống dưới, dừ dưới lên trên. Những bản án ấy, như truyện của bác thaihonganh post, lột tả một thời ... mà bây giờ có những người không biết, dị ứng gọi là ... thiếu tư duy pháp lý.
    Hiiii góp vui với bác Minh Trinh, ông bô em truớc đây thuộc thành phần có tội với nhân dân, với Đ nên đã trót theo bọn Mỹ Ngụy tay sai. Sau năm 1975, ông được sự khoan hồng của CM nên đã được đi học tập. Vì ông là bác sỹ của bọn Nguỵ nên cái hứng thú học của ông lại làm khổ ông. Số là trong trại học tập, ông thèm được đọc .. tiếng anh lắm, nên cứ mỗi khi mẹ em đi thăm ông, bà ấy bọc từng trái chuối, gói kẹo hay bịch .. mắm tôm bằng những trang của cuốn tự điển Cambridge để ông học.Khi quà gửi vào, các chú ấy không để ý nên trót lọt . Thế là bố em có cơ hội đuợc đọc. Nhưng rõ khổ ông bô, đáng lý ra đọc xong thì dùng tờ giấy ấy để hoàn tất chức năng mỗi sáng của con nguời, thì đằng này ông lại gói ghém lại thành cuốn . Một ngày đẹp trời cán bộ kiểm trại.... chuyện trời gầm của bố em bị phát giác, thế là một phiên tòa, đại lọai như bác thaihonganh miêu tả nghi ngờ ông ý là ...... chứng cứ là những "tài liệu mật" bằng ngôn ngữ không phải tiếng Việt. Cũng may, sau khi ông được di lý lên tòa cấp cao hơn xử, họ khám phá ra hổng phải, và ông chỉ bị kỷ luật do vi phạm nội quy trại thui.
    Bây giờ, nghĩ lại thấy vô lý thật. Nhưng thời ý, những vụ như thế diễn ra thuờng ngày ở huyện.
  5. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Khoiks,
    Không phải đợi bạn khuyên, tôi cũng đã tự đánh giá nhận thức pháp lý của mình từ lâu rồi. Nói chung, có thể như bạn đã nghĩ, nhận thức pháp lý của tôi rất kém.
    Tôi đã bị sinh trưởng trong một chế độ mà công dân (của nó) thực chất là phải tuân theo lệnh (có khi bằng miệng) của những kẻ cầm đầu chế độ là chính, chứ không phải tuân theo pháp luật. Lý do là những kẻ cầm đầu chế độ ngồi lên trên pháp luật. Vì sự tồn vong của chế độ, những kẻ cầm đầu không muốn công dân hiểu rõ về các nguyên tắc (cơ bản) của khoa học pháp lý. Lẽ tự nhiên, người ta càng hiểu biết về pháp lý thì càng muốn lý sự; nói ngắn gọn là càng trở nên ?okhó trị? (trong một chế độ mà kẻ cầm quyền ngồi trên luật pháp). Nếu càng nhiều người thấy được sự vô lý của cái hệ thống ?opháp lý? của chế độ ấy thì chế độ càng dễ bị lung lay. Sinh trưởng trong một chế độ như vậy thì nhận thức pháp lý của tôi yếu kém là tất nhiên.
    Tôi xin kể thêm vài chuyện về hệ thống pháp lý của chế độ để bạn thấy ở đời có những điều tưởng chừng như vô lý mà lại có thật.
    -Để có thể bỏ tù những công dân mà chế độ không ?othích? và không cần phải mất công (hoặc không dám) xét xử, chế độ ?ophát minh? ra cái gọi là ?olệnh tạm giam?. Thời gian của cái lệnh này khoảng chừng?3 năm; nếu hết hạn thì kẻ bị ?otạm giam? có thể nhận thêm cái lệnh mới?3 năm nữa. Rồi cứ thế, chế độ có thể ?otạm giam? công dân của nó (có khi)?cả đời. Ngoài ra, chế độ còn ?osáng kiến cải tiến? thêm, áp dụng chính sách ?odu học? trên?thượng du. Chế độ gửi hàng trăm ngàn kẻ hiếu học (trong đó có nhiều người từng là bác sĩ, kỹ sư, thấy giáo, luật sư?) đi du học trên các miền thượng du với tinh thần ?ohọc, học nữa, học mãi?? của một triết gia nào đó. Những kẻ hiếu học đó không hề được đưa ra một tòa án nào cả để thẩm định ?otrình độ nặng nhẹ? ra sao (đối với ?onhân dân?) mà sắp đặt lịch trình học tập cho họ. Những kẻ đó đã du học vài ba năm cho đến mười mấy hai chục năm. Thậm chí nhiều người đã mãi mãi không trở về.
    -Có nhiều vị thẩm phán mà trình độ mới chỉ biết đọc biết viết. Không ít trong số họ thuở thiếu thời là cowboy (nghĩa là coi bò; nói nôm na là ?.đi giữ trâu (?ogia truyền?). Sau đó, họ cởi áo cowboy lên rừng làm Tarzan. Để rồi khi được ban cho cái chức thẩm phán, họ xử án bằng luật rừng hoặc theo lệnh của những kẻ cầm đầu chế độ.
    Nếu câu chuyện ?ogián điệp? mà tôi trích dẫn ở trên khiến bạn nghi ngờ không đúng sự thật thì tôi xin kể sơ thêm một vụ án ?ogián điệp? khác còn?vô lý hơn nữa nhưng lại đúng sự thật trăm phần trăm. Có anh chàng bác sĩ nọ biết được hai thứ tiếng. Anh lấy một tài liệu nào đó được đăng trên internet xuống, dịch sang thứ tiếng khác, và phát tán trở lại trên internet. Anh đã bị kết án (khoảng 10 năm tù) với tội danh là làm gián điệp. Còn nhiều vụ ?ogián điệp? tương tự như vụ của anh bác sĩ kia nhưng tôi không muốn kể thêm vì sợ dài dòng quá.
    Bạn Khoiks có ý cho tôi yếu kém về nhân thức pháp lý thì tôi đã tự nhận ở trên. Tuy nhiên tôi hơi thắc mắc là làm sao chỉ căn cứ vào một số từ ngữ trong đoạn văn tôi trích từ cuốn hồi ký của nhà văn Vũ Thư Hiên mà bạn Khoiks có thể nhận xét chính xác về nhận thức pháp lý của tôi như vậy được? Khuya hôm qua, đọc bài của bạn, tôi tinh viết bài hỏi ngay để nhờ bạn giải thích giùm nhưng lúc ấy buồn ngủ quá, cứ ngáp lên ngáp xuống. Thành ra, đến bây giờ tôi mới viết. Tôi hy vọng sẽ được bạn Khoiks giải thích rõ ràng vì tôi không tin sự chính xác của lời nhận xét ấy của bạn chẳng qua là may rủi.
    THÁI HỒNG ANH.
    Được thaihonganh sửa chữa / chuyển vào 12:39 ngày 18/10/2006
  6. fromantoan

    fromantoan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2003
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    1
    Nói thật tôi có cảm tưởng bác khois đang sa đà dần vào con đường bồi bút đó. Có thể do cách diễn đạt chưa hay chứ những câu chuyện kiểu như anh hoa kiều đó thực sự là có diễn ra trong xã hội mình những giai đoạn trước, nhiều chuyện còn vô lý hơn nữa chứ. Chúng ta có lẽ nên biết về nó như 1 vấn đề của lịch sử , nhìn thẳng vào sự thật để rút kinh nghiệm cho hiện tại thì có sao đâu.
    Ngoài ra, tôi cũng thấy bác khois hơi bị tự kiêu về kiến thức và tư tưởng chính trị của mình thì phải. Trong box này tôi thấy 2 bác kevin mitnick và bác fsai rất được, tư tưởng rất nhân văn và không cứng nhắc, có tính xây dựng cao.
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Nếu gọi là "những vụ án, kiện thú vị " thì VA được trích dẫn chẳng có gì gọi là thoả mãn tiêu chí mà Toppic đã đề ra cả. Một câu chuyện mang đầy tính "pháp lý" như thế mà không lấy nỗi 1 căn cứ nào, con người nào cụ thể. Câu chuyện được bắt đầu bằng: "Số là....". Và để thêm phần lâm ly như các tiểu thuyết, họ cho vào nhân vật một ít cái tên nghe kêu hơn: "Dịp Pún Mắm" chẳng hạn...
    Xin thưa, các bác đường lên lớp tôi về chuyện ngày trước; và cùng với tư tưởng "Tóc ai bạc, kẻ ấy khôn hơn" để giáo húân những người sinh sau mình. Có thể có người hơn tôi dăm ba tuổi, nhưng ngoài vấn đề tuổi tác ra chắc gì người ấy có khía cạnh nào hơn. Các bác cứ đọc hết đi, ngay trong diễn đàn này, của một số "Cụ thông thái". Đáng lý ra tôi muốn viết nhiều, nhiều lắm, với mục đích trao đổi . Nhưng phần vì thời gian klhông cho phép, phần vì một số người tự xưng tóc bạc để cho rằng, nghĩ rằng mình đúng hơn... Mà với cái luận điệu như đã nói, thì tốt hơn hết là cứ để họ nghĩ như vậy.
    Trở về vấn đề chính, câu chuyện chẳng có thời gian cụ thể, cũng chẳng nói ở giai đoạn nào. Chỉ với một cách rất... Văn Chương: "Đêm giữa ban ngày". mà Đêm giữa ngày chỉ có thể trong tiểu thuyết; trong truyện cổ tích hoặc trong lúc Nhật thực toàn phần mà thôi. Cứ thế, người ta cho là thật, và với ai nghi ngờ thì gán cho là .. bọn trẻ, không biết chuyện ngày xưa(?!) Mà thiết nghĩ cũng nên xem lại quan niệm này, bọn trẻ ngày nay không lắm đấy, chúng chắc chắn sẽ khôn hơn tôi, hơn các bác lúc cùng tuổi ấy chứ!
    Mà nhắc lại lần nữa để được biết về cách gọi trong từng giai đoạn tố tụng: ra toà chẳng ai gọi là bị can cả, nếu trích dẫn cũng nên sửa dùm cho tác giả tí. Cái này các anh nhà báo, nhà văn thường mắc phải lắm. Họ không muốn nghiên cứu Tố Tụng, họ chỉ thích "Đêm giữa ban ngày" mà thôi
  8. t618

    t618 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    0
    Ngay thời nay, đố ai đi làm được giấy khai sinh cho con mình tên là HCM đấy, luật không cấm nhưng..thực tiễn không cho phép
  9. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Tui không biết bác khoiks muốn "dạy bảo" người ta điều gì khi nói:
    - "Ra toà không ai gọi là "bào chữa cho bị can" cả!"
    - "ra toà chẳng ai gọi là bị can cả"
    Nếu thiên hạ dùng chữ sai, thì xin bác cho biết cách dùng chữ như thế nào cho đúng đi. Chứ cứ ỡm ờ như thế thì ai mà hiểu bác muốn nói gì.
    Tui thì nghĩ bác khoiks cố chấp, nhỏ nhặt mới bắt bẻ câu chữ như vây, bởi vì tui tra trên net thì thấy hai chữ "bị can" và "bào chữa" vẫn được dùng. Có thể trong phiên tòa thì có cách gọi khác chẳng hạn như nguyên đơn/bị đơn, nguyên cáo/bị cáo, đương sự, thân chủ, biện hộ v.v ... Nhưng báo chí tường thuật thì dùng hai chữ "bị can" là tương đối chính xác.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=167325&ChannelID=6
  10. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ===================
    Buồn mgủ lắm, nhưng đọc xong bài viết lại bật cười. Nếu là ai khác, tôi sẽ nổi sân si và cũng cố mà viết thật nhiều để mà hơn thua. nhưng đối với người vừa không hiểu, vừa cố chấp, lại vừa cho rằng người khác bắt bẻ câu chữ thì... thôi vậy!
    Chẳng phải ưỡm ờ. Cách gọi sao cho đúng ở từng giai đoạn tố tụng thì chú nhóc những năm đầu nghiên cứu TTHS đã hiểu, chỉ những kẻ không hiểu, nhưng thích gán cho người khác cố chấp, nhỏ nhặt mới không chịu hiểu mà thôi. Ông xem, khi có Quyết định đưa VA ra XX thì gọi là gì: Bị can hay Bị cáo nhỉ? Cái này theo nhiều người thì không hề biết là rất quan trong nhé, nó ảnh hưởng nhiều, rất nhiều đến các trình tự PL có liên quan (mà kề ra đây thì hết sức dài dòng...)
    Mà nghĩ cũng lạ, sao lại có người cứ thích nghiên cứu trên NET, xem đó là "Bửu bối" khi tranh luận về một vấn đề pháp lý mà không hề biết nghĩ rằng những bài trên Net giá trị đến đâu, hoặc kiến thức của tác giả đó giá trị ở tầm nào!
    Có lần khi tranh luận (Tôi dùng hai chữ này vì lúc đó còn tôn trọng ý kiến của ông nhé, ông bạn) về vấn đề theo tình tiết thuộc điểm "b" k1 Điều 46, ông còn phân biệt và cho rằng ngưòi nhà khắc phụ hậu quả là không chấp nhận được so với bị can/cáo KPHQ. Khi tôi viện dẫn NQ 01/2006 của HĐTP TANDTC ông lại cho rằng: "Tôi chẳng có lí do gì để đọc, hay tin vào NQ đó cả..." Đến dây tôi hơi bị sượng. Sượng vì mình quá nhiệt tình khi phải cố tìm VB trích dẫn, lại càng sượng hơn khi mình quá nhiệt tình với một người không chịu hiểu căn cứ PL mà chỉ thích phân biệt BC và gia đình BC... Sao ông khôn chịu hiểu đây là vấn đề DS trong VA HS nhỉ? Mà nguyên tắc của DS thì sao nào?
    Về vấn đề báo chí, họ viết thế nào kệ họ vì đấy thuộc phạm trù khác. Chẳng ai muốn tranh luận với anh nhà văn, nhà báo ở diễn đàn KHPL cả. Họ có thể sai nhưng mọi người có thể dễ dàng thông cảm vì biết đây khônng phải lĩnh vực, sân chơi của họ. Chỉ với những người thích trích dẫn cái sai, sai giống mình để cho là mình đúng mới tội nghiệp.
    Chào thân ái!

Chia sẻ trang này